Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thuế tiêu thụ đặc biệt và kế toán thuế ttđb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.03 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
----------------------------------

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022
Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết của mình về thuế tiêu thụ
đặc biệt và kế tốn thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, anh
(chị) hãy liên hệ thực tế về phương pháp kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt tại một
doanh nghiệp cụ thể và đưa ra nhận xét.

Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT........................................................................
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ KẾ TOÁN
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG DOANH NGHIỆP................................1
1.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt...................................................................................1
1.1.1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt...............................................................1
1.1.2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt........................................................1
1.1.3. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.........................................................1
1.1.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt...................................2
1.2. Kế tốn thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp....................................3
1.2.1. Chứng từ sử dụng......................................................................................3
1.2.2. Tài khoản sử dụng.....................................................................................4


1.2.3. Phương pháp kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt..............................................4
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TỐN THUẾ TIÊU
THỤ ĐẶC BIỆT TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN RƯỢU VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT
HÀ NỘI.................................................................................................................... 7
2.1. Giới thiệu khái qt về cơng ty....................................................................7
2.1.1. Lịch sử hình thành....................................................................................7
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh............................................................................9
2.1.3. Chính sách kế tốn áp dụng......................................................................9
2.2. Thực trạng kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt tại Công ty cổ phần Rượu và
Nước giải khát Hà Nội.......................................................................................10
2.3. Nhận xét.......................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................16


DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Từ viết tắt
BVMT
CTCP

DV
GTGT
HH
KD
NN
NSNN
TK
TTĐB

Diễn giải
Bảo vệ mơi trường
Cơng ty cổ phần
Dịch vụ
Giá trị gia tăng
Hàng hóa
Kinh doanh
Nhà nước
Ngân sách nhà nước
Tài khoản
Tiêu thụ đặc biệt


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ KẾ
TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
1.1.1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào một số hàng hóa và dịch vụ đặc biệt,
nhằm điều tiết hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.
Các mặt hàng chịu thuế TTĐB thường thuộc mặt hàng không thuộc nhu cầu thiết
yếu mà mang tính tiêu dùng cao cấp, xa xỉ....

1.1.2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Các hàng hóa chịu thuế TTĐB bao gồm thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm
khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia; xe ơ tơ dưới 24
chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có
thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; xe mô tô
hai bánh, xe mơ tơ ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm 3; tàu bay, du thuyền;
xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các
chế phẩm khác để pha chế xăng; điều hồ nhiệt độ cơng suất từ 90.000 BTU trở
xuống; bài lá; vàng mã, hàng mã.
- Các dịch vụ chịu thuế TTĐB bao gồm kinh doanh vũ trường; kinh doanh
mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); kinh doanh ca-si-nô (casino); trị chơi điện
tử có thưởng bao gồm trị chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các
loại máy tương tự; kinh doanh đặt cược; kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội
viên, vé chơi gôn; kinh doanh xổ số.
1.1.3. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối tượng nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng
hố thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất

1


khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu
là người nộp thuế TTĐB.
1.1.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB của HH, dịch vụ đó.
* Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó:
- Giá tính thuế TTĐB được tính dựa theo các trường hợp sau:
+ Đối với hàng hoá sản xuất trong nước: Giá tính thuế TTĐB là giá bán của
cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế BVMT.

Giá tính thuế TTĐB

Giá bán chưa có thuế GTGT - thuế BVMT nếu có
1 + Thuế suất thuế TTĐB

=

+ Đối với hàng hố nhập khẩu:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Trường hợp cơ sở sản xuất HH chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu chịu thuế
TTĐB thì sẽ được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng
từ hợp pháp.
+ Đối với hàng hố chịu thuế TTĐB: giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế
GTGT, thuế bảo vệ mơi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB và khơng loại trừ
giá trị vỏ bao bì.
+ Đối với hàng hố gia cơng: giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng
hố bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương
đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ mơi trường
(nếu có) và chưa có thuế TTĐB.

2


+ Đối với HH sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh: giá tính thuế

TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ mơi trường (nếu có) của cơ
sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hố, cơng nghệ sản xuất.
+ Đối với hàng hố bán theo phương thức trả góp, trả chậm: giá tính thuế
TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ mơi trường (nếu có) và chưa có
thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, khơng bao gồm
khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng,
cho, khuyến mại: giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa,
dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
+ Đối với cơ sở KD xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất
để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước: giá tính thuế TTĐB là bán
chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ mơi trường (nếu có) và chưa có thuế GTGT.
+ Đối với dịch vụ: giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở
kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB.

Giá tính thuế TTĐB

Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT
1 + Thuế suất thuế TTĐB

=

- Thuế suất thuế TTĐB được quy định tại điều 7, luật thuế tiêu thụ đặc biệt
số 27/2008/QH12 ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008.
1.2. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp.
1.2.1. Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sử dụng trong kế tốn thuế TTĐB trong doanh nghiệp bao
gồm:
+ Hóa đơn bán hàng
+ Bộ tờ khai hải quan hàng nhập khẩu

+ Bộ tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
+ Phiếu thu, phiếu chi
3


+ Giấy báo nợ, Giấy báo có...
1.2.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng cho thuế TTĐB là Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc
biệt, với kết cấu tài khoản như sau:
- Bên Nợ:
+ Số thuế TTĐB đã nộp vào ngân sách nhà nước.
+ Số thuế TTĐB được miễn giảm hoặc được hồn.
- Bên Có:
+ Số thuế TTĐB phải nộp vào NSNN.
- Số dư Có cuối kì: Số thuế TTĐB cịn phải nộp vào NSNN.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều tài khoản liên quan khác được dùng trong kế toán
thuế TTĐB như TK 111, TK 112, TK 711, TK 138…
1.2.3. Phương pháp kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt
a. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ sản xuất kinh doanh
trong nước.
- NV 1: Khi bán HH, cung cấp DV thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và đồng thời
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì:
+ Nếu tách ngay được thuế TTĐB phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh,
kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế tiêu
thụ đặc biệt, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131: tổng giá thanh tốn
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Trường hợp không tách ngay được thuế TTĐB phải nộp tại thời điểm giao

dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm
cả thuế TTĐB. Định kỳ khi xác định số thuế TTĐB phải nộp, kế toán ghi giảm
doanh thu, ghi:
4


Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Trường hợp DN nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, doanh thu phải ghi
nhận bằng giá bán có thuế GTGT và thuế TTĐB. Cuối kì, xác định số thuế TTĐB
phải nộp thì ghi giảm doanh thu và tăng số thuế TTĐB phải nộp:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- NV 2: Kế toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ
nhưng sau đó được giảm, được hồn thuế TTĐB thì căn cứ vào quyết định của các
cấp có thẩm quyền về số thuế TTĐB được giảm, được hoàn, ghi:
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 711 – Thu nhập khác.
- NV 3: Căn cứ vào quyết định về hồn thuế TTĐB của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, ghi:
Nợ TK 138 – Số thuế TTĐB được hồn
Có 711:
+ Khi được trả được lại số thuế được hoàn:
Nợ TK 111, 112:
Có TK 138: Số thuế TTĐB được hồn.
- NV 4: Khi bị truy thu thuế TTĐB khi quyết tốn thì căn cứ vào quyết định truy
thu, kế tốn ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- NV 5: Khi DN nộp thuế vào NSNN:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thuế TTĐB nộp vào NSNN
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
b. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trường hợp hàng nhập khẩu.

5


- NV 1: Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, kế toán căn cứ
vào tờ khai hải quan, hố đơn mua hàng nhập khẩu và thơng báo số thuế TTĐB phải
nộp của cơ quan có thẩm quyền, xác định số thuế tiêu TTĐB phải nộp của hàng
nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 152, 156, 211, 611…
Có TK 3332 – Số thuế TTĐB phải nộp.
- NV 2: Khi hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi xuất khẩu được hoàn lại
thuế TTĐB tương ứng với số hàng tái xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112…
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 632: Nếu trong kì thuế TTĐB đã kết chuyển thành giá vốn
Có TK 711: Nếu trong kì thuế TTĐB chưa kết chuyển thành giá vốn
- NV 3: Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng vì một lí do nào đó
mà phải xuất trả lại nước ngồi thì số thuế TTĐB cũng được hồn lại, kế tốn ghi:
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 152, 156…
- NV 4: Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
+ Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế TTĐB từ bên nhận ủy thác,
bên giao ủy thác ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611…
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên
giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế
TTĐB cho bên nhận ủy thác)

6


Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy
thác để nộp thuế TTĐB).
+ Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp như
bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112.
- NV 5: Khi DN nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thuế TTĐB nộp vào NSNN
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN THUẾ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU VÀ NƯỚC
GIẢI KHÁT HÀ NỘI.
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty.
2.1.1. Lịch sử hình thành
- Tên cơng ty: Cơng Ty Cổ Phần Rượu Và Nước Giải Khát Hà Nội.
- Tên quốc tế: HANOI LIQUOR AND BEVERAGE JOINT STOCK
COMPANY
- Mã số thuế: 0100102245
- Địa chỉ: 94 Lị Đúc - Phường Phạm Đình Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà
Nội.

- Người đại diện: Trần Hậu Cường – Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Vốn điều lệ: 200.000.000.000 đồng.
- Hoạt động kinh doanh chủ yếu:
CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (gọi tắt là HALICO) tiền thân là nhà
máy rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898, đây là

7


nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được xây dựng ở khu vực Đông Dương và được
vận hành bởi người Pháp vào thời gian đó.
Năm 2004, Nhà máy Rượu Hà Nội chuyển thành Công ty TNHH nhà nước
MTV Rượu Hà Nội theo Quyết định số: 172/2004/QĐ-BCN ngày 20/12/2004 của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Năm 2006, Công ty TNHH nhà nước MTV Rượu Hà Nội chuyển thành
CTCP cồn Rượu Hà Nội theo Quyết định số 2920/QĐ-BCN ngày 20/10/2006 của
Bộ trưởng Bộ Cơng nghiệp. Cơng ty chính thức hoạt động dưới hình thức cổ phần
từ ngày 06/12/2006 với vốn diều lệ ban đầu là 48.500.000.000 đồng.
Năm 2007, CTCP cồn rượu Hà Nội thực hiện đăng ký công ty đại chúng với
ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Năm 2012, do số lượng cồ đông của Công ty giảm
xuống dưới 100 nhà đầu tư nên ngày 19/09/2012, ủy ban Chứng khốn Nhà nước đã
có Văn bản số 3373/UBCK- QLPH về việc chấp thuận chấm dứt tư cách công ty đại
chúng của CTCP cồn rượu Hà Nội kể từ ngày 19/09/2012.
Tháng 01/2018, do số lượng cổ đơng của Cơng ty có hơn 100 nhà đầu tư và
đủ điều kiện là công ty đại chúng, Công ty đã thực hiện nộp lại hồ sơ đăng ký cơng
ty đại chúng. Ngày 16/04/2018, ùy ban chứng khốn Nhà nước (ƯBCKNN) đã có
Cơng văn số 2352/UBCK-GSĐC chấp thuận việc trở thành Công ty đại chúng của
CTCP Cồn Rượu Hà Nội.
Đến năm 2020, CTCP Cồn Rượu Hà Nội được đổi tên thành CTCP Rượu và
Nước giải khát Hà Nội theo giấy phép đăng kí kinh doanh đăng kí thay đổi lần thứ

13 vào ngày 7 tháng 7 năm 2020.
Qua 120 năm hình thành, xây dựng và phát triển, HALICO ngày nay là
doanh nghiệp sản xuất rượu uy tín, lớn nhất Việt Nam với các nhãn rượu nổi tiếng
được nhiều người tiêu dùng trong nước và quốc tế yêu thích như: Lúa mới, Nếp
mới, Vodka Hà Nội, Vina Vodka, Vodka 94 Lị Đúc, Ba Kích Sealion,…Hiện tại,
với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo; cùng
dây chuyền sản xuất rượu và hệ thống chưng cất cồn hiện đại nhất khu vực và một
hệ thống Nhà phân phối, đại lý phủ khắp, các sản phẩm của Halico đến với mọi
8


miền đất nước và nhiều nước trên thế giới: Đông Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan…. Sản phẩm của Công ty có thể đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe của thị
trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Các hoạt động kinh doanh chính của cơng ty bao gồm:
+ Sản xuất cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, khơng có cồn.
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, khơng
có cồn, thiết bị vật tư, ngun liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các mặt hàng
tiêu dùng, công nghiệp, thực phẩm.
+ Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây truyền sản xuất rượu
cồn.
+ Sản xuất kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực, thực
phẩm
+ Kinh doanh vận tải hàng hóa.
+ Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho th nhà ở, văn phịng, cửa
hàng (khơng bao gồm kinh doanh qn bar, phịng hát karaoke, vũ trường).
2.1.3. Chính sách kế toán áp dụng.
- Chế độ kế toán áp dụng: Cơng ty đang áp dụng chế độ kế tốn cho doanh
nghiệp theo Thơng tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22

tháng 12 năm 2014.
- Kỳ kế toán năm của HALICO bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
- Cơng ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các loại thuế khác
tính theo quy định hiện hành.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
+ Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
9


- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được ghi
nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo
nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị cịn lại. Khấu hao được trích theo phương
pháp đường thẳng.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận giá vốn: Giá vốn hàng bán phản ánh
trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ.
2.2. Thực trạng kế tốn thuế tiêu thụ đặc biệt tại Cơng ty cổ phần Rượu và
Nước giải khát Hà Nội.
Trong tháng 11 năm 2021, HALICO đã có một số nghiệp vụ kinh tế phát
sinh liên quan đến việc tính thuế TTĐB và nộp thuế TTĐB như sau:
- NV 1. Công ty nhập khẩu 500 chai rượu 40 độ, giá CIF là 20$/ chai. Hàng đã nhập
kho đầy đủ. Biết rằng thuế suất thuế NK rượu 40 độ là 65%, thuế suất thuế TTĐB
rượu 40 độ là 65%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%. Tỉ giá 1$ = 22.500 đồng.
- Chứng từ được sử dụng trong NV1 bao gồm tờ khai hải quan, hóa đơn
thương mại và phiếu nhập kho.
- Xác định số thuế TTĐB phải nộp:
+ Số thuế NK phải nộp = Giá tính thuế NK × thuế suất thuế NK
= (500 × 20$ × 22.500) × 65% = 146.250.000 đồng.

+ Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + thuế NK
= (500 × 20$ × 22.500) + 146.250.000
= 371.250.000 đồng.
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × thuế suất thuế TTĐB
= 371.250.000 × 65% = 241.312.500 đồng
- Định khoản số thuế TTĐB phải nộp.
Nợ TK 152_Rượu 40 độ: 241.312.500
Có TK 3332: 241.312.500

10


- NV 2. Công ty xuất bán một lô thành phẩm rượu 20 độ thuộc đối tượng chịu thuế
TTĐB với thuế suất 35% có trị giá xuất kho 200.000.000 đồng, giá bán chưa có
thuế GTGT 10% là 337.500.000 đồng, khách hàng đã trả đủ tiền bằng chuyển
khoản.
- Chứng từ sử dụng trong NV 2 gồm có hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho và
giấy báo Có của ngân hàng.
- Xác định số thuế TTĐB phải nộp:
+ Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa thuế GTGT/ (1+thuế suất thuế TTĐB)
= 337.500.000/ (1+35%) = 250.000.000 đồng
Thuế TTĐB phải nộp = 250.000.000 × 35% = 87.500.000 đồng
- Định khoản thuế TTĐB phải nộp:
Nợ TK 112: 87.500.000
Có TK 3332: 87.500.000
- NV 3. Công ty xuất bán một lô thành phẩm rượu 30 độ thuộc đối tượng chịu thuế
TTĐB với thuế suất 65% có trị giá xuất kho 500.000.000 đồng, giá bán chưa có
thuế GTGT 10% là 825.000.000 đồng, khách hàng chưa thanh tốn.

- Chứng từ sử dụng trong NV3 gồm có hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho.
- Xác định số thuế TTĐB phải nộp:
+ Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa thuế GTGT/ (1+thuế suất thuế TTĐB)
= 825.000.000 / (1+65%) = 500.000.000 đồng
Thuế TTĐB phải nộp = 500.000.000 × 65% = 325.000.000 đồng
- Định khoản số thuế TTĐB phải nộp:
Nợ TK 112: 325.500.000
Có TK 3332: 325.000.000
- NV 4. Công ty xuất kho bán mặt hàng rượu đóng chai với số lượng 2.800 chai.
Gía trị vỏ chai được khấu trừ là 5.000 đồng/chai. Gía bán chưa có thuế GTGT là

11


405.000 đồng/ chai, thuế suất thuế TTĐB là 35%. Khách hàng đã thanh toán bằng
chuyển khoản.
- Chứng từ sử dụng trong NV 4 gồm có hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho và
giấy báo Có của ngân hàng.
- Xác định số thuế TTĐB phải nộp:

Giá tính thuế TTĐB đơn vị

Giá tính thuế TTĐB đơn vị

Giá bán chưa có thuế GTGT – giá trị vỏ chai
1 + Thuế suất thuế TTĐB
405.000 – 5.000
1 + 35%


=

= = 307.692,31 đồng

Thuế TTĐB phải nộp = SL HH × Giá tính thuế đơn vị × thuế suất thuế TTĐB.
= 2.800 × 307.692,31 × 35%
= 301.538.463,8
- Định khoản số thuế TTĐB phải nộp:
Nợ TK 112: 301.538.463,8
Có TK 3332: 301.538.463,8
- NV 5. Công ty bán cho 1.000 chai rượu 15 độ cho doanh nghiệp Phú Mĩ với tổng
giá bán chưa thuế GTGT 10% là 94.500.000 đồng. Biết thuế suất thuế TTĐB rượu
15 độ là 35%. Khách hàng đã chuyển khoản đủ tiền.
- Chứng từ sử dụng trong NV 5 gồm có hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho và
giấy báo Có của ngân hàng.
- Xác định số thuế TTĐB phải nộp:
+ Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa thuế GTGT/ (1+thuế suất thuế TTĐB)
= 94.500.000 / (1+35%) = 70.000.000 đồng
Thuế TTĐB phải nộp = 70.000.000 × 35% = 24.500.000 đồng
- Định khoản số thuế TTĐB phải nộp:
Nợ TK 112: 24.500.000
12


Có TK 3332: 24.500.000
- NV 6. Cơng ty nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế TTĐB từ bên nhận ủy
thác nhập khẩu với số thuế TTĐB là 30.000.000 đồng. Công ty đã chuyển khoản
cho bên nhận ủy thác.
- Chứng từ sử dụng trong NV 6 gồm có giấy thông báo về nghĩa vụ nộp thuế

TTĐB và giấy báo Nợ của ngân hàng.
- Định khoản:
+ Ghi nhận số thuế TTĐN phải nộp:
Nợ TK 211: 30.000.000
Có TK 3332: 30.000.000
+ Khi nộp thuế TTĐB cho bên nhận ủy thác;
Nợ TK 3332: 30.000.000
Có TK 112: 30.000.000
- NV 7. Cơng ty nhận được quyết định giảm 30% trên tổng thuế TTĐB phải nộp ở
NV5 từ cơ quan thuế.
- Chứng từ sử dụng ở NV 7 là quyết định giảm thuế TTĐB từ cơ quan thuế.
- Xác định số thuế TTĐB được giảm:
Số thuế TTĐB được giảm = 24.500.000 × 30% = 7.350.000
- Định khoản số thuế TTĐB được giảm:
Nợ TK 3332: 7.350.000
Có TK 711: 7.350.000
- NV 8. Cơng ty xuất kho 1000 lít rượu 40 độ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB để
bán cho đại lý Thu Minh với tổng giá bán chưa thuế GTGT 10% là 198.000.000
đồng. Biết thuế suất thuế TTĐB rượu 40 độ là 65%. Khách hàng đã thanh toán bằng
chuyển khoản.
- Chứng từ sử dụng trong NV 8 gồm có hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, giấy
báo Có của ngân hàng.

13


- Xác định số thuế TTĐB phải nộp:
+ Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa thuế GTGT/ (1+thuế suất thuế TTĐB)
= 198.000.000 / (1+65%) = 120.000.000 đồng

Thuế TTĐB phải nộp = 120.000.000 × 65% = 78.000.000 đồng
- Định khoản sô thuế TTĐB phải nộp:
Nợ TK 112: 78.000.000
Có TK 3332: 78.000.000
- N V 9. Xuất kho bán cho khách lẻ 50 chai rượu Volka có thuế TTĐB là 35%. Gía
bán chưa thuế GTGT 10% là 270.000.000 đồng. Khách hàng chưa thanh toán.
- Chứng từ sử dụng gồm có hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho.
- Xác định số thuế TTĐB phải nộp:
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa thuế GTGT/ (1+thuế suất thuế TTĐB)
= 270.000.000 / (1+35%) = 200.000.000 đồng
Thuế TTĐB phải nộp = 200.000.000 × 35% = 70.000.000 đồng
- Định khoản số thuế TTĐB phải nộp:
Nợ TK 112: 70.000.000
Có TK 3332: 70.000.000
- NV 10. Nhận được thông báo nộp thuế TTĐB phát sinh trong tháng 11 từ cơ quan
thuế và công ty đã tiến hành nộp thuế cho nhà nước bằng chuyển khoản.
- Chứng từ sử dụng ở NV10 gồm có thơng báo nộp thuế TTĐB và giấy báo
Có của ngân hàng.
- Xác định tổng số thuế TTĐB phải nộp trong tháng.
+ Tổng số thuế TTĐB phải nộp
= Tổng số TTĐB phát sinh phải nộp – số thuế TTĐB được giảm, được hoàn.
= (241.312.500 + 87.500.000 + 325.000.000 + 301.538.463,8 + 30.000.000 –
30.000.000 + 24.500.000 + 78.000.000 + 70.000.000) - 7.350.000

14


= 1.127.850.963,8 - 7.350.000 = 1.120.500.963,8 đồng
- Định khoản số thuế TTĐB nộp cho nhà nước:

Nợ TK 3332: 1.120.500.963,8
Có TK 112: 1.120.500.963,8
2.3. Nhận xét.
Cơng ty thực hiện kế tốn thuế TTĐB đúng theo những quy định trong Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
Công ty đã tổ chức thực hiện hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh liên quan đến thuế TTĐB phải nộp. Bộ máy kế tốn của cơng ty có trình độ
cao, thành thạo các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu và tiêu thụ các mặt hàng chịu thuế
TTĐB. Công ty cũng chủ động trong việc tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp để
doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước. Công ty đã tổ
chức thực hiện đầy đủ chứng từ kế toán về kế toán thuế TTĐB như bảng kê hoá đơn
chứng từ của dịch vụ hàng hoá mua vào, bảng kê hoá đơn chứng từ của dịch vụ
hàng hoá bán ra, kê khai đầy đủ các mục trên tờ kê khai thuế TTĐB, chứng từ luân
chuyển kịp thời. Nhờ đó, CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội có cơng tác kế tốn
TTĐB khá tốt, cơng ty cần phát tiếp tục phát huy hơn nữa những ưu điểm này trong
tương lai để giúp cho công tác kế tốn TTĐB ngày càng hồn thiện hơn.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương 4, bài giảng Thuế và Kế toán thuế, Đại học Tài Nguyên và Môi Trường
Hà Nội.
2. Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội (2021), Báo cáo tài chính năm
quý 3 năm 2021.
3. Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội, />4. Cafef, />5. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, ngày 14 tháng 11 năm 2008.

16




×