Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thuế tndn và kế toán thuế tndn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.4 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
----------------------------------

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022
Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết về thuế thu nhập doanh
nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó, hãy liên hệ thực tế về phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại
một doanh nghiệp cụ thể và đưa ra nhận xét.

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ KẾ
TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP......1
1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp.......................................................................1
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp.....................................................1
1.1.2. Đối tượng nộp thuế thu nhâp doanh nghiệp..............................................1
1.1.3. Thu nhập chịu thuế...................................................................................2
1.1.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp........................3
1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................................3
1.2.1. Tài khoản sử dụng.....................................................................................3
1.2.2. Chứng từ sử dụng......................................................................................4


1.2.3. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp...................................5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI.....................................6
2.1. Giới thiệu khái quát về cơng ty....................................................................6
2.1.1. Lịch sử hình thành....................................................................................6
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh............................................................................7
2.1.3. Chính sách kế tốn áp dụng......................................................................7
2.2. Thực trạng cơng tác kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cơng ty
cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội........................................................................8
2.3. Nhận xét.......................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Từ viết tắt
CTCP
CL
DN
TNDN
TK
GTGT

SP

Diễn giải
Công ty cổ phần
Chênh lệch
Doanh nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản
Giá trị gia tăng
Sản phẩm


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG DOANH
NGHIỆP.
1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế
của các tổ chức cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu
nhập chịu thuế.
1.1.2. Đối tượng nộp thuế thu nhâp doanh nghiệp
- Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật số
14/2008/QH12 về thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau
đây gọi là doanh nghiệp nước ngồi) có cơ sở thường trú hoặc khơng có cơ sở
thường trú tại Việt Nam;
+ Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
+ Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
- Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Ðiều 3 của luật này phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp
thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát
sinh ngoài Việt Nam;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối
với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài
Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;

1


+ Doanh nghiệp nước ngồi có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối
với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên
quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
+ Doanh nghiệp nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp
thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
- Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà
thơng qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngồi tiến hành một phần hoặc toàn bộ
hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phịng điều hành, nhà máy, cơng xưởng, phương tiện vận
tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại
Việt Nam;
+ Ðịa điểm xây dựng, cơng trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm
công hay một tổ chức, cá nhân khác;
+ Ðại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
+ Ðại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện khơng có thẩm quyền ký

kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện
việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
1.1.3. Thu nhập chịu thuế
Là các khoản thu nhập hợp pháp của DN gồm:
+ Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác của các
tổ chức kinh doanh.
+ Thu nhập khác bao gồm;
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản
+ Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
+ Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản
+ Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ
2


+ Hồn nhập các khoản dự phịng
+ Thu khoản nợ khó địi đã xóa nay địi được, thu khoản nợ phải trả không
xác định được chủ.
1.1.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ tính thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Số tiền thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất
Trong đó:
+ Thu nhập tính thuế = TNCT – TN được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết
chuyển từ các năm trước theo quy định
+ TN chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Khoản TN khác
1.2. Kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1. Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 3334 – thuế TNDN phải nộp.

- Bên nợ:
+ Số thuế TNDN đã nộp vào NSNN trong kỳ.
+ Số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
- Bên có: Số thuế TNDN phải nộp.
- Tài khoản 3334 có số dư bên Có phản ánh số thuế TNDN cịn phải nộp vào
Ngân sách Nhà nước.
* Tài khoản 821 – Chi phí TNDN
- Bên nợ:
+ Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm;

3


+ Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện
sai sót khơng trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện
hành của năm hiện tại.
+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế
TNDN phải trả.
+ Ghi nhận chi phí thuế TNDN hỗn lại.
+ Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát
sinh bên Nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911.
- Bên có:
+ Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế
TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã
ghi nhận trong năm;
+ Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng
yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện
tại;
+ Ghi giảm chi phí thuế TNDN hỗn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập
hỗn lại.

+ Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại.
+ Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh
trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm
vào tài khoản 911.
+ Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số
phát sinh bên Có TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911.
- Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” khơng có số dư cuối
kỳ.
1.2.2. Chứng từ sử dụng
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính
- Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN

4


- Tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Giấy nộp tiền vào nhà nước
- Các chứng từ khác có liên quan
1.2.3. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- NV1: Hàng quý khi xác định số thuế TNDN phải nộp, kế toán tiến hành nộp thuế
vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334: Thuế TNDN
Có TK 111,112: Số thuế TNDN nộp vào NSNN
+ Ghi nhận chi phí tạm nộp:
Nợ TK 821: chi phí tạm nộp
Có TK 3334: thuế TNDN
- NV 2: Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp, kế toán
ghi:
+ Trong trường hợp số thuế TNDN thực tế > số thuế TNDN tạm nộp, kế toán
ghi nhận nộp thêm thuế TNDN:

Nợ TK 821: Số tiền phải nộp thêm
Có TK 3334: thuế TNDN
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 3334: số thuế TNDN phải nộp thêm
Có TK 111, 112: số tiền nộp thuế TNDN
+ Trong trường hợp số thuế TNDN thực tế < sơ thuế TNDN tạm nộp, kế tốn
ghi nhận nộp thêm thuế TNDN:
Nợ TK 3334: Số thuế nộp thừa.
Có TK 821: Chi phí thuế TNDN
- NV 3: Cuối năm kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành:
+ Trong trường hợp, TK 8211 có Phát sinh Nợ > Phát sinh Có, kế tốn tiến
hành ghi nhận số chênh lệch là:

5


Nợ TK 911: Số CL giữa phát sinh nợ và phát sinh có của TK 8211
Có TK 821: chi phí thuế TNDN
+ Trong trường hợp, TK 8211 có Phát sinh Nợ < Phát sinh Có, kế tốn tiến
hành ghi nhận số chênh lệch là:
Nợ TK 821: chi phí thuế TNDN
Có TK 911: Số CL giữa phát sinh nợ và phát sinh có của TK
8211.
- NV 4: Trường hợp được nhà nước miễn giảm thuế TNDN:
Nợ TK 3334: Số thuế được miễ, giảm
Có TK 821: chi phí thuế TNDN

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI.
2.1. Giới thiệu khái qt về cơng ty

2.1.1. Lịch sử hình thành
- Tên Tiếng Việt: Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội
- Tên viết tắt: Hanobaco
- Mã số thuế: 0100103601
- Người đại diện: TRẦN THANH SƠN
- Địa chỉ: 54A Bà Triệu - Phường Hàng Bài - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Quản lý bởi: Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp Bánh mứt kẹo
Hà Nội được thành lập từ tháng 8 năm 1964. Ngày 16/12/1992 Xí nghiệp đã được
cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp theo thông báo số 1199/CNN - TCND của Bộ
Công nghiệp nhẹ với Giấy phép Kinh doanh số 105871 được cấp ngày 06/01/1993.
Tháng 10/2004, tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra cơng
chúng tại Cơng ty cổ phần chứng khốn Bảo Việt với tổng số cổ phần chào bán
thành công là 15.237 cổ phần và giá đấu thành cơng bình qn là 100.000 đồng/cổ
phần.
6


Ngày 10/12/2004 Xí nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội chính thức chuyển đổi
thành Công ty Cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 01030006172 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp lần đầu ngày 10/12/2004 với
số vốn điều lệ là 17.500.000.000 đồng.
Ngày 07/05/2018, Công ty cổ phần Bánh Mứt kẹo Hà Nội đã được Trung
tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cấp Giấy chứng nhận Đăng ký chứng
khoán số 29/2018/GCNCP-VSD, với tổng số lượng cổ phiếu đăng ký là 1.750.000
cổ phiếu.
Hiện nay, Công ty vẫn định hướng tập trung phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh cốt lõi là sản xuất các loại bánh, mứt kẹo, giữ vững mối quan hệ với các
khách hàng truyền thống và từng bước mở rộng thị trường, khách hàng mới.
Với 50 năm xây dựng và trưởng thành, CTCP Bánh Mứt Kẹo Hà Nội tự hào

là đơn vị sản xuất thực phẩm có uy tín và lâu năm nhất tại Thủ đơ. Ln trân trọng
những gì đã quen thuộc và gắn bó với nhiều thế hệ người tiêu dùng, mỗi thành viên
của CTCP Bánh Mứt Kẹo Hà Nội đều nhận thức rất rõ công việc của mình đang
góp phần gìn giữ, vinh danh hương vị đất Hà thành, vốn nổi tiếng về sự thanh lịch
và tinh tế.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất ca cao, socola và mứt kẹo
- Sản suất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
- Kinh doanh các loại bánh mứt kẹo
- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyển doanh
- Các ngành nghề khác
2.1.3. Chính sách kế tốn áp dụng
- Cơng ty áp dụng các chuẩn mực kế toán, chế độ kế tốn doanh nghiệp Việt
Nam được ban hành theo Thơng tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm
2014 và các thơng tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế tốn của Bộ Tài chính
trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

7


- Năm tài chính của Cơng ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng lập báo báo: Việt Nam đồng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả hiện
tại và số thuế hoãn lại. Việc xác định thuế thu nhập của Công ty căn cứ vào các quy
định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ
và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tủy thuộc vào kết quả
kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.
- Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam.
- Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị

thuần có thể thực hiện được. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương
pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng
giá bán ước tính trừ các chi phí ước tính để hồn thành sản phẩm cùng chi phí tiếp
thị, bán hàng và phân phối phát sinh.
- Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn
lũy kế. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa
trên thời gian hữu dụng ước tính.
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm 5
điều kiện sau:
+ Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
+ Cơng ty khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm sốt hàng hóa.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn,
+ Cơng ty sẽ thu được lợi ích kinh tế tử giao dịch bán hàng.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

8


2.2. Thực trạng cơng tác kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty cổ
phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội.
Trong năm 2021, CTCP Bánh Mứt Kẹo Hà Nội đã có một số nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến doanh thu, chi phí và việc nộp thuế TNDN của công ty
như sau: (đơn vị: VNĐ).
- NV 1: Công ty mua 1 lơ hàng hóa để bán với tổng giá mua bao gồm cả thuế
GTGT 10% là 330.000, chưa thanh tốn cho nhà cung cấp. Cơng ty khơng nhập kho
mà bán trực tiếp cho KH với giá bán chưa thuế là 400.000. KH đã thanh toán 50%
bằng tiền mặt, phần còn lại khách hàng hẹn 10 ngày sau trả nốt.
- Chứng từ được sử dụng trong NV1 bao gồm hóa đơn mua hàng, hóa đơn

thuế GTGT, giấy báo Có của ngân hàng.
- Định khoản:
+ Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 300.000
Nợ 1331: 30.000
Có TK 331: 330.000
+ Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111: 220.000
Nợ TK 131: 220.000
Có TK 511: 400.000
Có TK 3331: 40.000
- NV 2: Xuất kho 5.000 SP bánh xốp A12 và 5.000 SP bánh bông lan mã
A13 bán trực tiếp cho CTCP Long Giang Vina với giá bán chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 30/1 gói bánh xốp và 32/1 gói bánh bơng lan. Giá vốn xuất kho đơn
vị của SP A12 và A13 lần lượt là 20 và 22. KH đã thanh toán hết bằng chuyển
khoản (đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng).
- Chứng từ sử dụng trong NV2 bao gồm phiếc xuất kho, hóa đơn GTGT và
giấy báo Có của ngân hàng.
9


- Định khoản:
+ Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 210.000
Có TK 155_A12: 100.000
Có TK 155_A13: 110.000
+ Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 112: 341.000
Có TK 511: 310.000
Có TK 3331: 31.000

- NV 3: CTCP Long Giang Vina trả lại 100 SP A12 bán ngày 5/10/2021 do
chất lượng không đảm bảo, công ty đã kiểm nhận và nhập kho đầy đủ. Công ty đã
xuất quỹ tiền mặt trả lại tiền cho công ty Long Giang.
- Chứng từ sử dụng của NV3 bao gồm hóa đơn GTGT hàng bán trả lại, phiếu
nhập kho và phiếu chi.
- Định khoản:
+ Ghi giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 155_A12: 2.000
Có TK 632: 2.000
+ Ghi nhận khoản giảm trừ doanh trừ do hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 5212: 3.000
Nợ TK 3331: 300
Có TK 111: 3.300
- NV 4: Công ty xuất kho 600 SP kẹo jelly chip mã B1 gửi bán đại lý Minh
Khai. Đơn giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 25/1 sản phẩm. Trị giá vốn xuất kho
là 15/1 sản phẩm. Đại lý hưởng hoa hồng 5% trên giá bán chưa thuế, thuế suất thuế
GTGT của hoa hồng là 10%.

10


- Chứng từ kế toán sử dụng cho NV4 bao gồm phiếu xuất kho, hợp đồng bán
hàng gửi đại lí, hóa đơn gửi hàng bán đại lý.
- Định khoản:
Nợ TK 157: 9.000
Có TK 155_B1: 9.000
- NV 5: Nhận được thơng báo của đại lý Minh Khai đã tiêu thụ được 80% số
lô hàng công ty gửi bán. Sau khi trừ tiền hoa hồng cho bên đại lý, đại lý Minh Khai
chuyển khoản cho công ty tiền hàng đã bán (đã nhận được giấy báo Có của ngân
hàng).

- Chứng từ sử dụng ở NV5 bao gồm bảng kê hàng hóa đã bán được do đại lý
gửi, hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn hoa hồng đại lý, giấy báo Có của ngân hàng.
- Định khoản:
+ Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 7.200
Có TK 157: 7.200
+ Ghi nhận chi phí hoa hồng bán hàng và doanh thu tiêu thụ:
Nợ TK 641: 600 = 5%*12.000
Nợ 1331: 60 = 600*10%
Nợ TK 112: 12.540
Có TK 511: 12.000 = 80%*600*25 (lấy số liệu ở nv4)
Có TK 3331: 1.200 = 12.000*10%
- NV 6: Công ty bán cho CTCP Cẩm Hà 10.000 SP Kẹo chew mã B2 với
tổng tiền đã bao gồm VAT là 110.000, thuế suất thuế GTGT là 10%. Giá vốn lơ
hàng 92.000. Vì là khách hàng thân thiết nên công ty cho khách hàng hưởng 1
khoản chiết khấu thương mại là 5% tính trên giá chưa bao gồm thuế GTGT. CTCP
Cẩm Hà chưa thanh tốn lơ hàng này.
- Chứng từ sử dụng trong NV6 bao gồm phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT.
- Định khoản:
11


+ Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 92.000
Có TK 155_B2: 92.000
+ Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 131_Cẩm Hà: 110.000
Có TK 511: 100.000
Có TK 3331: 10.000
+ Ghi nhận khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng:

Nợ TK 5211: 5.000
Nợ TK 3331: 500
Có TK 131_Cẩm Hà: 5.500
- NV 7: Đại lý Minh Khai thông báo đã bán được nốt 20% số hàng gửi bán
ngày 10/10. Sau khi trừ tiền hoa hồng cho bên đại lý, đại lý Minh Khai chuyển
khoản cho công ty tiền hàng đã bán (đã nhận được giấy báo Có ngân hàng).
- Chứng từ sử dụng ở NV8 bao gồm bảng kê hàng hóa đã bán được do đại lý
gửi, hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn hoa hồng đại lý, giấy báo Có của ngân hàng.
- Định khoản:
+ Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 1.800
Có TK 157: 1.800
+ Ghi nhận chi phí hoa hồng bán hàng và doanh thu tiêu thụ:
Nợ TK 641: 150 = 5%*3.000
Nợ 1331: 15 = 10%*150
Nợ TK 112: 3.135
Có TK 511: 3.000 = 20%*600*25 (vì nv5 bán đc 80% rồi nên
bh cịn 20%)
Có TK 3331: 300 = 3.000 * 10%

12


- NV 8: Nhận được hóa đơn chi phí điện, nước phải trả chưa bao gồm thuế
GTGT 10% của toàn cơng ty là 20.000 (Trong đó: Bộ phận bán hàng 18.000; Bộ
phận quản lý doanh nghiệp 8.000). Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản.
- Chứng từ sử dụng đối với NV9 bao gồm hóa đơn tiền điện nước và giấy
báo Nợ của ngân hàng.
- Định khoản:
Nợ TK 641: 18.000

Nợ TK 642: 8.000
Nợ TK 1331: 2.000
Có TK 112: 22.000
- NV 9: Tính tiền lương phải trả cho người lao động ở bộ phận bán hàng là
16.000, ở bộ phận quản lí doanh nghiệp là 14.000.
- Chứng từ sử dụng ở NV10 bao gồm bảng chấm công và bảng chấm công
làm thêm giờ.
- Định khoản:
Nợ TK 641: 16.000
Nợ TK 642: 14.000
Có TK 334: 30.000
- NV 10. Trích khấu hao tài sản cố định bộ phận bán hàng là 4.000.000 đồng
và bộ phận quản lí doanh nghiệp là 2.000.
- Chứng từ sử dụng ở NV11 là bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố
định.
- Định khoản:
Nợ TK 641: 4.000
Nợ TK 642: 2.000
Có TK 214: 6.000
- NV 11. Kết tốn tiến hành xác định kết quả kinh doanh của công ty.

13


- Chứng từ sử dụng trong NV12 là các hóa đơn GTGT và hóa đơn mua hàng
hóa dịch vụ trong kì.
+ Xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511: 8.000
Có TK 5211: 5.000
Có TK 5212: 3.000

+ Kết chuyển chi phí sang TK Xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911: 671.750
Có TK 632: 300.000+210.000-2.000+7.200+92.000+1.800 =
609.000
Có TK 641: 600+150+18.000+16.000+4.000 = 38.750
Có TK 642: 8.000+14.000+2.000 = 24.000
+ Kết chuyển doanh thu
Nợ TK 511: 400.000+310.000+12.000+100.000+3.000-8.000 = 817.000
Có TK 911: 817.000
Ta thấy cơng ty có Tổng doanh thu thuần > Tổng chi phí (817.000>
671.750), vậy nên trong tháng 11, cơng ty đã kinh doanh có lãi.
+ Hạch tốn số lãi trong tháng:
Nợ TK 911: 145.250
Có TK 421: 145.250
- NV 12: Xác định số thuế TNDN phải nộp trong tháng và tiến hành nộp
thuế vào NSNN bằng chuyển khoản. Biết mức thuế suất thuế TNDN hiện hành là
20% và cơng ty khơng có khoản lỗ nào chuyển sang.
- Chứng từ sử dụng trong NV13 là giấy báo Nợ của ngân hàng.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong tháng 11
= Thu nhập tính thuế × thuế suất
= 145.250 × 20% = 29.050 nghìn đồng

14


+ Hạch toán số thuế TNDN phải nộp trong tháng:
Nợ TK 8211: 29.050
Có TK 3334: 29.050
+ Nộp thuế:
Nợ TK 3334: 29.050

Có TK 112: 29.050
2.3. Nhận xét
Cơng tác kế tốn kế tốn thuế TNDN của cơng ty được thực hiện đúng theo
cở sở lý luận và luật thuế TNDN đã ban hành.
Kế tốn cơng ty thực hiện phản đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh liên quan đến doanh thu, chi phí phát sinh và xác định chính xác số thuế TNDN
phải nộp. Công ty tiến hành nộp thuế TTDN một cách chính xác, đúng hạn cho nhà
nước.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Thuế và kế tốn thuế (2021), Đại học Tài Ngun và Mơi Trường Hà
Nội.
2. Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội (2021), báo cáo tài chính quý 3 năm
2021.
3. Cafef, />4. Thông tư 119/2014/TT - BTC
5. Thông tư 78/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

16



×