Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Lý luận văn hoá việt nam trong bối cảnh đổi mới chuyên đề cấp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.82 KB, 58 trang )

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC
-------------------------------

ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC 2009
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ
MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI

CHUYÊN ĐỀ 4.2

LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI

Thực hiện: TS. Trịnh Hồ Bình
ThS. Thân Trung Dũng

HÀ NÔI, 2009

2


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của chuyên đề .....................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề.........................................................................5
3. Một số khái niệm...........................................................................................................6
3.1. Khái niệm văn hoá.......................................................................................................6
3.2. Cơ cấu văn hoá ..........................................................................................................11
4. Một số cách tiếp cận nghiên cứu văn hoá trong xã hội học..............................23
4.1. Tiếp cận theo thuyết chức năng – cấu trúc (Structural Fontionalisme).............23
4.2. Tiếp cận theo thuyết xung đột...................................................................................26
4.3. Tiếp cận phong cách sinh sống và phong cách văn hóa......................................30
4.4. Xu hướng phân tích văn hóa và xã hội học thấu hiểu của M. Weber.................32


5. Vai trị của văn hố đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đổi
mới ở Việt Nam ...............................................................................................................38
5.1. Những vấn đề nổi cộm trong nghiên cứu văn hoá với phát triển........................38
5.2. Lựa chọn mơ hình văn hố cho sự phát triển ở Việt Nam....................................40
5.3. Văn hoá - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối
cảnh đổi mới ở Việt Nam..................................................................................................48
6. Kết luận và khuyến nghị ..............................................................................................55
6.1. Kết luận .......................................................................................................................55
6.2. Khuyến nghị................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................58

3


CHUYÊN ĐỀ 4.2

LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
1. Tính cấp thiết của chun đề
Văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội. Quan điểm này được hình
thành trên cơ sở coi văn hố là tổng thể các giá trị mà con người đã tạo nên.
Đây là khẳng định mang ý nghĩa tổng kết một cách sáng tạo tiến trình lịch sử
của nhân loại. Ở Việt Nam, chính nền tảng tinh thần của xã hội đã tạo ra sức
mạnh vĩ đại của dân tộc. Vì sao Việt Nam - một nước đất không rộng, người
không đông, kinh tế kém phát triển mà vẫn đứng vững trước hàng ngàn năm đô
hộ của phong kiến Trung Quốc, hàng trăm năm xâm lược của thực dân Pháp và
mấy chục năm xâm lược của đế quốc Mỹ, kẻ hùng mạnh nhất của chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa tư bản? Phải chăng, sự cố kết dân tộc bằng truyền thống văn
hoá lịch sử lâu đời, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại đã tạo ra
sức mạnh đó. Như vậy, văn hố khơng chỉ là những giá trị thuộc về thượng
tầng kiến trúc, không chỉ là sản phẩm của kinh tế và các chế độ kinh tế, mà văn

hoá tạo nên một nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội.
Trước đây, nói đến nền tảng, người ta chỉ chú ý đến cơ sở vật chất, cơ sở
kinh tế (vốn, nguyên liệu, tài nguyên, hệ thống kết cấu hạ tầng) mà chưa chú ý
đến một nền tảng khác, nền tảng văn hoá. Thực tiễn và kinh nghiệm trong quá
trình phát triển của nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra rằng quan điểm đó là hết
sức sai lầm. Thành công về kinh tế không phải bao giờ cũng dẫn đến việc mở
mang văn hoá. Những nước phát triển nhanh trong mấy thập kỷ vừa qua, kể cả
Nhật Bản, Mỹ hiện đang phải đương đầu với hiện tượng suy thoái đạo đức và
sự đổ vỡ những giá trị truyền thống. Trong khi đó, có những nước phát triển
kinh tế chậm hơn lại làm được khá nhiều cho việc xây dựng một mơi trường
văn hố lành mạnh. Như vậy, khơng phải cứ có thu nhập theo đầu người cao là
có văn hố cao. Vì lẽ đó mà Liên Hợp Quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con
người, căn cứ khơng chỉ vào mức thu nhập mà cịn cả tỷ lệ sống sau khi sinh, tỷ

4


lệ biết đọc, biết viết và số năm đi học. Cho đến nay, quan điểm phiến diện
trước đây đã bị đẩy lùi để nhường chỗ cho một quan điểm toàn diện: vừa coi
trọng nền tảng vật chất, vừa coi trọng nền tảng văn hố của xã hội. Văn hố
khơng những là nền tảng tinh thần của xã hội, nền tảng của phát triển mà văn
hóa đã trở thành mục tiêu của sự phát triển kinh tế, hình thành nên quan niệm
mới về phát triển coi trọng các yếu tố nhân văn, xã hội, coi trọng các yếu tố về
văn hoá, con người, vốn xã hội, văn hoá doanh nghiệp, văn hố cơng sở .v...
những thứ đó là nền tảng để tạo ra kinh tế, tạo nên sự phát triển bền vững cho
xã hội.
Như vậy, có thể thấy rõ ràng trong thời đại ngày nay, văn hố khơng thể
tách rời khỏi sự phát triển kinh tế. Những vấn đề về lý luận văn hoá cần được
tiếp tục nghiên cứu và phát triển hơn nữa nhằm xây dựng cơ sở khoa học đề
xuất những giải pháp phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, hoặc dùng

phát triển văn hoá để quản lý tốt xã hội. Trên cơ sở đó cũng giúp chúng ta lựa
chọn cho mình một mơ hình phát triển phù hợp với Việt Nam.
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài: “Cơ sở lý luận và kinh
nghiệm thế giới về mơ hình phát triển xã hội và quản lý xã hội” và những vấn
đề lý luận và thực tiễn trên, việc triển khai nghiên cứu chuyên đề: “Lý luận văn
hoá Việt Nam trong bối cảnh đổi mới” với tính cách là một chuyên đề trong hệ
thống các chuyên đề của đề tài có ý nghĩa hết sức sâu sắc.
2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận văn hố Việt Nam trong bối cảnh đổi
mới.
- Phân tích những vấn đề nổi cộm của văn hoá giai đoạn đổi mới, vị trí,
vai trị của văn hố đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, bước đầu
lựa chọn mơ hình văn hố cho sự phát triển ở Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp xây dựng nền văn hoá Việt Nam phù hợp với sự phát
triển của xã hội.

5


3. Một số khái niệm
3.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một khái niệm đa nghĩa. Cho đến nay văn hố vẫn là một khái
niệm phức tạp và khó xác định.
Về mặt thuật ngữ khoa học, văn hoá được bắt đầu từ chứ La tinh
“Cultus” – nghĩa gốc là gieo trồng thường được dùng ghép với hai từ Agri đất, ruộng đất và Animi – tinh thần. Vậy, Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất”
và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” hay “canh tác tinh thần” tức là “sự
giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”
Cho đến nay, có tới hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Mỗi định
nghĩa đều xuất phát từ những góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề
mà họ quan tâm nghiên cứu.

Trong lịch sử, định nghĩa được ghi nhận một cách rộng rãi đầu tiên là
định nghĩa của E. B. Tylor, trong tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy”, xuất bản
tại Luân Đôn vào năm 1881. Nối tiếp Tylor, người ta đã đưa ra vô số những
định nghĩa khác nhằm chuẩn xác hóa định nghĩa của ơng. Có thể nói hầu như
mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi trường phái, thậm chí là mỗi nhà khoa học đều
có các định nghĩa riêng của mình về văn hóa.
Vào năm 1952, hai nhà nhân học Mỹ là A. L. Kroeber (1876-1960) và C.
Kluckhohn (1905 - 1960) đã dành riêng một cuốn sách có tên là Văn hóa.
Trong cuốn sách nổi tiếng đó, các ông tập hợp được 161 định nghĩa về văn hóa
(trong đó định nghĩa được cơng bố sớm nhất vào năm 1871, muộn nhất là năm
1951). Cho đến nay, số lượng định nghĩa về văn hóa đã tăng lên nhiều lần, sau
Kroeber và Kluckhohn, vẫn có nhiều người tiếp tục sưu tầm, phân loại và phân
tích các định nghĩa về văn hóa với mục đích ngày càng hiểu sâu hơn về bản
chất, chức năng và những biểu hiện vốn đa dạng và sinh động của nó.
Dựa vào cách phân loại của Kroeber và Kluckhohn, cũng như của những
người nối tiếp các ơng sau đó như L. G. Ionin (1996), Đồn Văn Chúc (1997),

6


Hồng Vinh (1999), A. A. Belick (2000), Phạm Khiêm Ích (2001), có thể gộp
các định nghĩa về văn hóa thành 6 nhóm như sau:
Một là, các định nghĩa liệt kê: Đại diện cho nhóm này là định nghĩa của
E. B. Tylor (1832 - 1917): “Từ văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc
người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”(1).
Đây là một định nghĩa chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong truyền
thống các khoa học nghiên cứu về văn hóa, nhất là ở phương Tây. Với định
nghĩa này, lần đầu tiên văn hóa khơng cịn hiểu bó hẹp ở trường nghĩa “vun

trồng cho trí óc” hay “giáo hóa bằng văn” nữa, mà - với các hiện tượng cụ thể
được tác giả liệt kê, văn hóa hiện lên như là kết quả trong các lĩnh vực hoạt
động của con người, bất luận là các hoạt động đó ở trình độ nào trong các bậc
thang tiến hóa. Trên tinh thần đó, định nghĩa của Tylor khơng những đã chỉ ra
sự khác biệt giữa tự nhiên và văn hóa, mà còn tạo ra một cơ sở vững chắc cho
thuyết tương đối văn hóa về sau này – một thuyết cho rằng chỉ có sự khác biệt
giữa các văn hố, chứ khơng coi nền văn hóa nào cao hơn nền văn hóa nào.
Hạn chế có tính lịch sử trong định nghĩa của Tylor là ở chỗ nó chưa nói
được rõ ràng về văn hóa vật chất và cũng chưa làm rõ được mối liên hệ giữa
các yếu tố của văn hóa với tư cách là một chỉnh thể. Mặt khác, ở định nghĩa
này, tác giả chưa có sự phân biệt giữa văn hóa với văn minh - ơng coi hai khái
niệm chỉ là một.
Hai là, các định nghĩa lịch sử: Thuộc nhóm này, có thể viện dẫn định
nghĩa của B. K. Malinowski (1884-1942): “Văn hóa bao gồm các q trình kế
thừa về kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị”. E. Sapir (1884 - 1939 ) có cùng
một quan điểm như vậy: văn hóa là “tổ hợp những phương thức hoạt động và
niềm tin tạo thành trụ cột của cuộc sống chúng ta, được kế thừa về mặt xã
hội”.

(1)

C¸c định nghĩa mà chúng tôi trớch dẫn ở phần này đều được trích lại trong sách của các tác giả trªn.

7


Mặc dầu khắc phục được những hạn chế trong định nghĩa của Tylor,
song các định nghĩa thuộc nhóm này lại dựa trên giả định về sự ổn định của văn
hóa, do đó biến văn hóa thành một mơ hình cứng nhắc và tĩnh tại. Kiểu định
nghĩa này thường bỏ qua tính tích cực của con người trong phát triển và cải

biến văn hóa.
Ba là, các định nghĩa chuẩn mực: Minh họa cho nhóm này, có thể chọn
hai định nghĩa sau làm ví dụ. Định nghĩa thứ nhất của C. W. Wissler: “Lối sống
mà một công xã hay bộ lạc tuân thủ được gọi là văn hóa”. Định nghĩa thứ hai
của W. Thomas (1863-1947), nhà xã hội học Mỹ, là hội viên sáng lập trường
phái Chicago. Ơng coi văn hóa là “các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ
nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, tâm thế, phản ứng cư xử), khơng phụ
thuộc vào việc đó là người man rợ hay là người văn minh”.
Sự đóng góp của các định nghĩa thuộc nhóm chuẩn mực là đã thấy được
tính tương đối của hệ thống giá trị và tơn trọng sự khác biệt của các nền văn
hóa khác nhau. Tuy nhiên, khi quá đề cao các giá trị riêng biệt, các tác giả đã
không quan tâm đúng mức đến các mối quan hệ tương tác cũng như sự biến đổi
tất yếu từ truyền thống đến hiện đại của văn hóa.
Bốn là, các định nghĩa tâm lý học: Đây là nhóm lớn nhất trong tổng số
các nhóm định nghĩa về văn hoá và được xây dựng trên cơ sở của tâm lý học.
Chẳng hạn, W. Sumner (1840-1910) viết: “Tổng thể những sự thích nghi của
con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa”. Cịn R.
Benedict (1887 - 1948) thì hiểu “văn hóa như là hành vi ứng xử có được mà
mỗi thế hệ người cần phải nắm lại từ đầu”.
Nhấn mạnh đến các hành vi ứng xử và sự thích nghi của con người, các
định nghĩa thuộc nhóm tâm lý học đã khẳng định tính chất ổn định của các mơ
hình văn hóa. Nhưng thực ra, trong đời sống xã hội, con người vừa khn theo,
lại vừa khơng theo các khn mẫu văn hóa đã có sẵn. Chính sự “biến dị” đó
làm hình thành các khuôn mẫu và chuẩn mực mới, tạo ra sự đa dạng, tính tương
đối và sự phát triển của văn hóa.

8


Năm là, các định nghĩa cấu trúc: Để có cái nhìn bao qt nguồn tư liệu,

ở nhóm này có thể nêu định nghĩa của Đào Duy Anh, một học giả Việt Nam:
“Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng của loài
người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra
không phải là như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn
hóa, nhưng phàm sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các
phong tục tập quán tầm thường lại không phải ở trong phạm vi văn hóa hay
sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh
hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: “Văn hóa tức là sinh hoạt”.
Định nghĩa văn hoá của Đào Duy Anh được đưa ra trong cuốn Việt Nam
văn hóa sử cương, do Quan Hải Tùng Thư xuất bản tại Huế, năm 1938. Khi tác
giả nói “Văn hóa tức là sinh hoạt” là ơng đã chú trọng tới khía cạnh cơ cấu tổ
chức của văn hóa, đã coi văn hóa như một kiểu thức sinh tồn của xã hội và thấy
được sự gắn bó của nó với các cơ cấu, các thiết chế xã hội khác. Quan điểm của
Đào Duy Anh rất gần với quan điểm của UNESCO trong các định nghĩa về văn
hóa được đưa ra trong những năm gần đây.
Sáu là, các định nghĩa biến sinh: Khác với các nhóm trên, nhóm định
nghĩa biến sinh thường được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn nữa. Dưới đây xin
đơn cử hai trường hợp tiêu biểu. Định nghĩa thứ nhất là của nhà xã hội học P.
Sorokin (1889 – 1968): “Với nghĩa rộng nhất của từ, văn hóa chỉ tổng thể
những gì được tạo ra hay được cải biến bởi hoạt động có ý nghĩa hay vô thức
của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của
nhau”. Định nghĩa thứ hai của nhà triết học W. OstWald: “Chúng tơi gọi
những gì phân biệt con người với động vật là văn hóa”.
Đặc điểm quan trọng của nhóm định nghĩa biến sinh là chú ý tới khía
cạnh nguồn gốc của văn hóa, thấy được văn hóa chính là cái phân biệt giữa con
người và động vật. Hơn thế nữa, các định nghĩa thuộc nhóm này cịn chỉ ra
được sức tác động của văn hóa trong đời sống xã hội. Mặc dầu vậy, với các
định nghĩa thuộc nhóm này chưa làm thoả mãn mối quan tâm của các nhà

9



nghiên cứu, bởi các tác giả của chúng chưa nói rõ sự khu biệt giữa một nền văn
hóa này với các nền văn hóa khác, v.v...
Nhìn chung lại, có thể chia các định nghĩa trên thành hai nhóm lớn: đó là
các định nghĩa liệt kê (như định nghĩa của Tylor) và các định nghĩa thuộc tính
(các định nghĩa cịn lại). Định nghĩa liệt kê thường diễn ra ở chặng đầu của q
trình nhận thức khoa học, ưu điểm của nó là đưa ra được cái nhìn trực tiếp cảm
tính, song thường là dài dịng và có nguy cơ càng kể càng thiếu, vì khó có thể
kể được hết mọi yếu tố của các sự vật hay hiện tượng, nhất là đối với một hiện
tượng rộng lớn như văn hóa. Ở kiểu định nghĩa này, người ta thường phải đặt từ
“vân vân” đằng sau mỗi định nghĩa. Trái lại, định nghĩa thuộc tính thường được
đưa ra ở các chặng sau trong quá trình nhận thức khoa học – khi mà các nguồn
thông tin về sự vật hay hiện tượng đã được tập hợp, phân loại và phân tích.
Cách định nghĩa này phản ánh được các nét bản chất của sự vật, hiện tượng,
song lại dễ làm mất đi các ấn tượng trực quan – cảm tính về chúng, do đó cũng
thường khơng nói lên được sự khu biệt giữa các nền văn hóa khác nhau.
Những phân tích ở trên cho thấy, mặc dầu mỗi nhóm, hay cụ thể hơn là
mỗi định nghĩa về văn hóa đều nắm bắt được một phương diện quan trọng nào
đó của văn hóa, song do tính phức tạp đến vơ tận của nó, nên mỗi nhà nghiên
cứu đều khó có thể đưa ra được một định nghĩa nhất quán về văn hóa, đấy là
chưa nói đến những bất đồng rất cơ bản và đáng kể còn hàm chứa trong chúng.
Người ta chỉ có thể xây dựng một định nghĩa về văn hóa trong một bối cảnh
xác định với tư cách là một khái niệm công cụ để giúp giải quyết một vấn đề cụ
thể được chuẩn xác mà thơi1.
Trong chun đề này, khái niệm văn hố được hiểu theo quan niệm của
F.May-ơ như sau: “Văn hoá là một bộ phần không thể tách rời cuộc sống và
nhận thức - một cách hữu thức cũng như vô thức của các cá nhân và cộng
đồng. Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ
cũng như trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành


1

Trích theo Mai Văn Hai (Chủ biên), Mai Kiệm, Xã hội học văn hoá, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

10


nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định
riêng của một dân tộc. Vì vậy, văn hố nhất định sẽ ghi dấu ấn của mình lên
hoạt động kinh tế của con người và xác định những mặt yếu riêng của các quá
trình sản xuất trong một xã hội2”
Khái niệm này nhấn mạnh vào ba yếu tố cơ bản: Một là, văn hoá là một
bộ phận gắn liền với cuộc sống và nhân thức của cá nhân và cộng đồng người.
Hai là, văn hố là tồn bộ hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Hoạt
động sáng tạo hình thành nên hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu. Hệ
thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu làm nên đặc sắc riêng của một cộng
đồng dân tộc. Ba là, văn hoá để lại dấu ấn trên các hoạt động kinh tế - xã hội
của nhân loại.
Nhìn một cách tổng quát, hệ giá trị chính là cốt lõi của văn hố. Nó
khơng những làm nên bản sắc văn hố của mỗi cộng đồng, mà cịn có vai trị
liên kết xã hội, bằng sức mạnh liên kết đó, hệ giá trị có khả năng chi phối, điều
tiết mọi hành vi ứng xử của các thành viên sống trong cộng đồng xã hội. Vì
vậy, giá trị ln tồn tại như nền tảng tinh thần của một xã hội. Để tìm hiểu rõ
hơn về vấn đề này chúng ta cần phân tích cơ cấu văn hố
3.2. Cơ cấu văn hố
Có nhiều quan niệm khác nhau về cơ cấu văn hoá, tuy nhiên, nhiều nhà
xã hội học thống nhất rằng, cơ cấu văn hoá gồm 4 thành phần cơ bản như sau:
3.2. 1. Giá trị
Khái niệm giá trị được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhiều

chuyên ngành khác nhau... Với mỗi ngành học này, nó hàm chứa những ý nghĩa
khác nhau. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị. Trong xã hội học, năm
1951, CL. Kluckhohn đã nêu một định nghĩa nay đã trở lên kinh điển và cho ta
sự nhất chí cách hiểu khái niệm. Theo đó, "Giá trị là những quan niệm về điều
mong muốn đặc trng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hởng

2

Dẫn theo GS. Nguyễn Hồng Phong, Văn hoá và sự phát triển nội sinh, tr.20. Trong tập: Văn hoá và phát triển và bản sắc văn hoá, Trung
tâm KHXH&NV quốc gia, 1995.

11


tới việc chọn các phơng thức, phơng tiện hoặc mục tiêu của hành động"2. Hay
"giá trị là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hố xác định điều gì
là đáng mong muốn và khơng đáng mong muốn, tốt hay xấu, đẹp hay xấu
(Williams,1970:27)3.
Như vậy, có thể hiểu giá trị là những gì mà con người ta ưa thích, cho là
quan trọng, là đáng có trong cuộc sống, có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các
phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động. Giá trị ảnh hưởng đến
động cơ và hướng dẫn cho hành động của con người, vì thế có thể nhìn người
ta hành động mà đoán đợc giá trị của người ta. Tuy nhiên, trong một một số
trường hợp giá trị và hành động không nhất quán với nhau.
Xã hội nào cũng tồn tại nhiều loại giá trị khác nhau. Nhìn tổng qt, có ,
tương ứng với hai lĩnh vực cơ bản trong đời sống con người: đó là giá trị vật
chất và giá trị tinh thần. Nhưng nếu xem xét vấn đề từ góc độ đáp ứng nhu cầu
xã hội, người ta chia giá trị thành sáu loại: 1- Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên
(sức khỏe, tuổi thọ, môi tường...); 2 – Giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế (giàu có,
sang trọng...); 3 - Giá trị thuộc lĩnh vực tri thức (hiểu biết, học vấn...); 4 – Giá

trị thuộc lĩnh vực tâm linh (tơn giáo, tín ngưỡng...); 5 – Giá trị thuộc lĩnh vực
chính trị (hệ tư tưởng, việc tổ chức cộng đồng...); và 6 – Giá trị thuộc lĩnh vực
đạo đức – thẩm mỹ (cái đẹp, cái thiện, cái tuyệt vời...).
Cũng dựa trên hệ thống các nhu cầu xã hội, có tác giả lại phân chia hệ
thống giá trị theo một trật tự khác: 1 - Giá trị về lẽ sống (quan niệm về thiện và
ác, về hạnh phúc, về mục đích và ý nghĩa của cuộc đời...); 2 - Giá trị hiện sinh
(sự sống, sức khỏe, an toàn cá nhân, phúc lợi, gia đình...); 3 - Giá trị về vị thế
xã hội (lòng yêu lao động, danh tiếng, địa vị xã hội...); 4 – Giá trị về giao tiếp
cá nhân với nhau (thái độ trung thực, vơ tư, có thiện ý...); 5 – Giá trị dân chủ
(các quyền tự do ngơn luận, tín ngưỡng, chủ quyền dân tộc... ); 6 – Giá trị vị lợi
(khát vọng giàu có, thành đạt cá nhân, đầu óc tháo vát...) v.v...

2

Từ điển xã hội học - Gunter thể xếp các giá trị theo hai khu vực lớnEndrweit và Gisela Trommsdorff (Dịch từ
nguyên bản tiếng Đức - NXB Thế Giới, 2002, tr. 156)
3
Xã hội học - Jnhn F. Macionis) - NXB Thống Kê, tr.89

12


Dù được phân chia theo kiểu nào, các giá trị vẫn có sự liên hệ mật thiết
với nền văn hóa, với chế độ xã hội và được sử dụng làm thước đo để đánh giá
về các hiện tượng này hay khác. Theo cách tiếp cận xã hội học, nhờ các thiết
chế xã hội như gia đình, nhà trường, xí nghiệp, bệnh viện, cung văn hóa hay
các cơ quan quyền lực, v.v... mà các loại giá trị khác nhau có thể vận hành
trong đời sống xã hội.
Trong hệ thống xã hội, có giá trị trung tâm, đồng thời cũng có giá trị chỉ
có ý nghĩa phụ thuộc hoặc cục bộ. Giá trị trung tâm là giá trị cần thiết nhất,

quan trọng nhất đối với lợi ích của cá nhân cũng như của cộng đồng, trong khi
đó giá trị phụ thuộc, cục bộ chỉ đại diện cho lợi ích của một vùng lãnh thổ, một
tộc người, một tôn giáo, một giai cấp hay một nhóm nghề nghiệp nào đó. Nhờ
có sự phân cấp như vậy nên mỗi chủ thể xã hội đều có một thang bậc giá trị xác
định. Quan hệ giữa giá trị trung tâm và các giá trị phụ thuộc, cục bộ là quan hệ
biện chứng giữa cái chung và cái riêng, trong đó cái chung giữ vai trị điều
chỉnh và tích hợp đối với cái riêng, cịn cái riêng làm phong phú và kích thích
tính năng động của cái chung.
Nhưng trong xã hội cũng có khi xảy ra tình trạng như có một loạt những
giá trị này mâu thuẫn hay xung đột với một loạt những giá trị khác. Chẳng hạn,
mâu thuẫn hoặc xung đột sẽ xảy ra khi những giá trị của thiết chế giáo dục
không phù hợp với những giá trị của gia đình, hoặc những giá trị kinh tế va
chạm với những giá trị thuộc lĩnh vực đạo đức. Cũng có khi các giá trị xã hội
được thực hiện mà khơng có sự nhất qn về mặt lơgíc. Trong các trường hợp
này, những giá trị quan trọng mà xã hội đề cao và mong đợi, những giá trị được
mọi người cùng chia sẻ đóng vai trị chủ đạo và liên kết xã hội, chúng điều tiết
hoạt động của các thành viên và đem lại sự đồng thuận về xã hội và chính trị.
Quan hệ giữa các giá trị còn thể hiện ở chỗ: trong cùng một không gian
xã hội và ở cùng một thời điểm, bên cạnh các giá trị đương đại cịn có những
giá trị của một thời đã rất xa xưa, những giá trị mới du nhập và cả những giá trị
đang hình thành. Trong khoa học, người ta gọi đó là hiện tượng “cấy văn hóa”.

13


Là một phạm trù lịch sử, giá trị luôn biến động cùng với sự biến đổi của
đời sống xã hội. Vì vậy, trong hệ thống xã hội, ở những thời điểm hoặc thời
đoạn nhất định, bao giờ cũng có một vài loại giá trị nổi lên bao trùm và chi phối
các loại giá trị khác.
Sự vận động, biến đổi giá trị là một hiện tượng rất bình thường của mọi

xã hội. Điều cần ghi nhận ở đây chính là sự vận động, biến đổi của hệ thống giá
trị làm nẩy sinh các vấn đề xã hội, chứ không phải ngược lại.
Trong lịch sử xã hội học, các tác giả lớn như E. Durkheim và M. Weber
đã có sự tranh luận rất nhiều về vai trò của giá trị trong các cơng trình nghiên
cứu. Sau hai ơng, nhiều nhà khoa học khác vẫn tiếp tục nghiên cứu chủ đề này.
Mặc dù vẫn có quan hệ mật thiết với nhau, song vấn đề cần quan tâm ở đây
dường như được tách làm hai phần:
Thứ nhất: Vì bản thân xã hội được cấu tạo thông qua các giá trị, cho nên
trong nghiên cứu xã hội học, về nguyên tắc, không thể bỏ qua việc nghiên cứu
giá trị. Đây là điều dễ dàng nhận được sự tán đồng của các nhà khoa học, dù họ
thuộc bất kỳ khuynh hướng nào.
Thứ hai: Mỗi nhà xã hội học đều có quan niệm riêng về giá trị và chịu sự
chi phối của quan niệm đó, do đó khó giữ được tính trung lập trước các vấn đề
nghiên cứu. Vì vậy, về mặt phương pháp luận, nhà xã hội học cần phải phân
biệt rõ ràng giữa lập trường của nhà khoa học và các kết quả nghiên cứu: một
mặt họ cần làm nổi rõ những vấn đề giá trị trong cơng trình nghiên cứu, mặt
khác cũng phải giữ thái độ vô tư trước đối tượng nghiên cứu, sao cho cái được
phản ánh phải đúng như bản thân chúng đang tồn tại khách quan ngoài xã hội.
3.2.2. Chuẩn mực
Giống như giá trị, khái niệm chuẩn mực được dùng rộng rãi ở nhiều lĩnh
vực khác nhau đạo đức, kinh tế, nghệ thuật học, nhân học, xã hội học .v.v…với
cách tiếp cận ở những lĩnh vực khác nhau thì khái niệm chuẩn mực cũng hàm
chứa những ý nghĩa khác nhau. Trong xã hội học, chuẩn mực xã hội được hiểu
là tổng hợp các quy tắc, những mong đợi, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội được ghi

14


nhận bằng các ký hiệu (chữ viết) hay các biểu trưng cơ bản đối với nhóm cá
nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất,

mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái khơng được phép
(cái mong muốn, cái không mong muốn) hay cái bắt buộc phải thực hiện trong
hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỷ
cương của xã hội. Các chuẩn mực xã hội thường có mối quan hệ qua lại và tạo
thành một hệ thống nhất định. Nhờ có những hệ thống như vậy mà xã hội có
thể vận hành và duy trì tình trạng ổn định của mình.
Với chức năng định hướng cho hành vi ứng xử, chuẩn mực xã hội điều
chỉnh toàn bộ lĩnh vực quan hệ của con người, chỉ ra và quy định mỗi người
cần phải hành động như thế nào trong những tình huống cụ thể. Có thể phân
chia chúng thành hai nhóm lớn: 1 – Chuẩn mực nhân văn có chức năng điều tiết
quan hệ giữa người với người với tư cách là những cá nhân riêng biệt và 2 –
Chuẩn mực chính trị và pháp lý nhằm điều tiết quan hệ giữa các nhóm người,
kể cả quan hệ giữa các cộng đồng.
Summer phân biệt bốn loại chuẩn mực xã hội, đó là: kỹ thuật, lề thói
(Folkways), phong tục và pháp luật. Sự phân biệt của mỗi loại được dựa trên
phản ứng tập thể gây ra khi chuẩn mực bị vi phạm và “phản ứng” ấy có sự tăng
lên về trật tự: trong khi sự vi phạm hai loại chuẩn mực đầu chỉ đơn giản gây
nên những sự phản đối, thì hai loại sau lại dẫn đến sự loại bỏ hay đòi hỏi sửa
chữa (hoặc: đền bù).
Việc mỗi người thực hiện các chuẩn mực xã hội tương tự như công việc
của mỗi diễn viên ra sân khấu: người diễn viên phải thực hiện vai diễn của
mình đúng như những gì mà đạo diễn mong đợi. Nghĩa là anh ta phải tuân theo
một kịch bản đã được chuẩn bị sẵn. Nếu khác đi, người diễn viên sẽ làm hỏng
vai diễn của mình. Cũng như vậy, chuẩn mực xã hội bao giờ cũng gắn bó chặt
chẽ với địa vị và vai trị xã hội của mỗi người. Một cảnh sát khơng mặc đồng
phục khi thi hành công vụ, một giáo viên bỏ giờ lên, tất cả những biểu hiện đó
đều khơng phù hợp với vị trí và vai trị xã hội của họ, tức là vi phạm các chuẩn

15



mực xã hội, do đó khơng đáp ứng được những gì mà xã hội hình dung về họ.
Những hành động vi phạm các chuẩn mực xã hội gọi là sự lệch chuẩn.
Như vậy, khái niệm chuẩn mực có mối liên hệ mật thiết với những gì
thuộc về qui định và kiểm soát xã hội. Vấn đề qui định và kiểm sốt xã hội
được đặt ra chính là ở chỗ: để vận hành, mỗi xã hội đều phải có cách nào đó
làm cho những chuẩn mực của mình có hiệu lực, kể cả khi những chuẩn mực
ấy gây ra cho các thành viên những khó khăn hay khó chịu.
Xét từ góc độ của mỗi thành viên xã hội, chuẩn mực dựa vào sự tán
thành tự nguyện, song cũng vừa có tính chất cưỡng chế và bắt buộc thơng qua
các hình thức khác nhau: từ dư luận cho đến các thiết chế xã hội. Chẳng hạn,
một cộng đồng hay một nhóm xã hội có thể biểu dương một thiếu niên đã dũng
cảm cứu người gặp nạn, đồng thời chê cười hay chế diễu một anh chàng nào đó
tỏ ra thơ thiển và vi phạm những chuẩn mực trong quan hệ với phụ nữ. Ở mức
độ cao hơn, người ta có thể thưởng tiền cho một học sinh nghèo vượt khó và
phạt tù một người bị bắt vì tội ăn cướp trong một cửa hàng vàng bạc.Việc xử lý
các hành vi tuân thủ chuẩn mực xã hội được tiến hành theo hai cách: chính thức
và khơng chính thức. Những xử lý chính thức được áp dụng bởi chính quyền và
thơng qua hệ thống pháp luật. Những xử lý khơng chính thức thường diễn ra
trong các nhóm nhỏ như gia đình, dịng họ, bản làng và dựa trên cơ sở là tình
cảm và đạo lý. Kinh nghiệm cho thấy, công việc xử lý các hành vi tn thủ
chuẩn mực theo cách khơng chính thức diễn ra thường xuyên trong cuộc sống
hàng ngày. Trong khi đó, những xử lý chính thức thường chỉ là biện pháp cuối
cùng, sau khi những xử lý khơng chính thức đã thất bại.
Trong đời sống xã hội, hai từ “giá trị” và “chuẩn mực” thường đi liền với
nhau và nhiều khi ý nghĩa của chúng trùng khớp vào nhau, rất khó tách bạch.
Tuy nhiên, nếu xem xét một cách đầy đủ, thì giá trị và chuẩn mực khơng thể
đồng nhất hóa làm một. Có thể nói, giá trị là mục đích của hành động, cịn
chuẩn mực là những phép tắc hay qui phạm xử sự để đạt mục đích. Nói cách
khác, nếu giá trị có tác dụng định hướng cho hành vi, thì chuẩn mực chính là


16


khuôn mẫu của hành vi. Cố nhiên là, trong những trường hợp đặc biệt, những
phép tắc hay quy phạm của chuẩn mực cũng có thể sẽ khơng phù hợp với các
giá trị của nó. Khi một xã hội có chiến tranh chẳng hạn, để giành được độc lập
và các giá trị duy trì sự sống khác, các tướng lĩnh cầm quân sẽ không thể “thật
thà”, “trung thực” với kẻ thù, mặc dù đó là các giá trị xã hội mà họ hằng theo
đuổi.
Trong hệ thống xã hội luôn tồn tại nhiều kiểu loại chuẩn mực khác nhau.
Có chuẩn mực mang tính phổ biến, có khả năng chi phối hành vi của đại đa số các
thành viên trong toàn xã hội. Có chuẩn mực cục bộ hay bộ phận chỉ được tuân thủ
trong một nhóm người nào đó. Lại cũng có chuẩn mực của nơi này, lúc này nhưng
không phải là chuẩn mực của nơi khác, lúc khác. Rõ ràng là, khơng phải lúc nào
và ở đâu chuẩn mực cũng có ý nghĩa tuyệt đối. Khả năng có thể biến đổi của
chuẩn mực phản ánh khả năng có thể biến đổi xã hội về mặt văn hóa.
Có nhiều nhà xã hội học, trong đó tiêu biểu nhất là Talcott Parsons, đã
gắn chặt khái niệm chuẩn mực với các khái niệm địa vị và vai trị xã hội. Trong
tác phẩm của ơng, các khái niệm này gợi lên những mong muốn không thay đổi
về hành vi cá nhân, về một mơ hình tĩnh của sự tương tác và đồng thuận xã hội.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, trong thời đại ngày nay, khi mà các
quá trình kinh tế – xã hội ngày càng trở nên phức tạp thì các vấn đề về chuẩn
mực và hệ thống chuẩn mực cũng ngày càng trở nên quan trọng không chỉ
trong lý luận mà cả trong đời sống thực tiễn, bởi vì các quá trình kinh tế – xã
hội phức tạp kia sẽ không thể vận hành được nếu con người không xây dựng
được và không tuân thủ theo một hệ thống chuẩn mực thống nhất.
3.2.3. Biểu tượng
Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, tác giả viết rằng: “Thời
đại khơng có biểu tượng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết.

Một nền văn minh khơng cịn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ cịn thuộc về lịch
sử”[Jean Chevalier và cộng sự, 1973: 33].

17


Trước hết, biểu tượng là những hình ảnh của thế giới khách quan, ở bên
ngoài con người. Một màu cờ đỏ búa liềm, cờ đỏ sao vàng năm cánh, một bông
hoa hé nở hay một cách chim bay… tất cả đều là biểu tượng. Nhưng hơn thế
nữa, ngay cả các từ chỉ bộ phận trên cơ thể con người nhiều khi cũng được
dùng làm biểu tượng. Khi chúng ta nói: “Lực lượng cảnh sát là tai, là mắt của
nhân dân”, “đó là cái bắt tay của tình hữu nghị” hay “chặn đường tiếp tế tức là
đã đánh vào cái dạ dày của kẻ địch” thì đấy đã là sự vận dụng biểu tượng một
cách rất phổ biến trong đời sống hàng ngày của nhiều nhóm xã hội khác nhau.
Đâu phải ngẫu nhiên mỗi con người cũng như mỗi cộng đồng đều cần
đến các biểu tượng. Thế giới quanh ta vốn được được đan dệt bởi vơ vàn những
điều có thể tri giác trực tiếp và cả những điều không thể tri giác trực tiếp, hay
nói theo cách nói của Immanuel Kant, là “bất khả tri”. Những điều có thể tri
giác trực tiếp thì con người nhận thức bằng tư duy lý tính. Nhưng bộ cơng cụ
của loại tư duy này là các khái niệm lại khơng đóng được vai trị của chúng
trước những điều khơng nhìn thấy, khơng sờ mó thấy như “thần thánh”, “cơng
lý”, “tình thương”, “lẽ phải”, “ý thức cộng đồng”, v.v… Lúc ấy, người ta đã
phải cầu viện đến các biểu tượng, bằng cách liên kết những ý tưởng phức tạp,
khó hiểu, trừu tượng đó với những từ, những hình ảnh, những hoạt động, tóm
lại là với những hiện tượng cảm tính, cụ thể và đơn giản hơn. Nhờ những cái
cảm tính cụ thể và đơn giản hơn này mà con người tri giác được về những ý
tưởng phức tạp, khó hiểu và trừu tượng kia.
Vậy, biểu tượng là gì? Nói một cách ngắn gọn thì biểu tượng chính là
hình thức “dùng hình này để tỏ nghĩa nọ” hay nói khác đi là “mượn một cái gì
đó để tượng trưng cho một cái gì khác”. Trong tơn giáo Phương Đơng cổ xưa,

pho tượng Phật “nghìn mắt nghìn tay” không chỉ là biểu tượng về sự cứu khổ
cứu nạn, mà qua đó cịn thể hiện ước mơ mở rộng trí tuệ và sức mạnh của con
người tới một hiện thực cao hơn và xa rộng hơn. Còn ngày nay, người ta cũng
có thể dùng hình ảnh một bó mạ trên nền phù điêu làm biểu tượng của các nước
ASEAN có chung một nền văn minh lúa nước.

18


Hệ thống biểu tượng rất đa dạng và phức tạp. Jean Chevalier phân chia
chúng thành các cấp độ: biểu tượng, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, dụ ngơn. Đồn
Văn Chúc thì sắp xếp thành: biểu tượng, biểu trưng, biểu hiệu, phù hiệu, dấu
hiệu… Các kiểu loại biểu tượng được phân chia ở đây, mặc dù có sự đậm nhạt
khác nhau về cường độ, song có điểm chung là đều có hình ảnh và các hình ảnh
đó đều mang vác một giá trị xã hội nào đó, hay nói theo Hegel là nó “chứa
đựng cả nội dung nhận thức về cái mà nó đại diện”.
Biểu tượng là một sản phẩm đặc biệt trong thế giới xã hội. Khi chưa có
biểu tượng, con người chỉ sống với thực tại, nhưng khi đã hình thành nên hệ
thống biểu tượng thì con người sống đồng thời với hai thế giới: thế giới thực tại
và thế giới của các biểu tượng. Trong đời sống xã hội của con người, thế giới
của các biểu tượng luôn có mối liên hệ tinh thần sống động với các sự kiện mà
nó biểu hiện. Trong mối liên hệ biện chứng này, bên cạnh tác dụng mang lại
tính đồng nhất của cộng đồng hay nhóm, thế giới của các biểu tượng cịn là thứ
cơng cụ hữu hiệu để con người có thể cùng chia sẻ với nhau về mặt văn hóa.
Trên ý nghĩa ấy, có nhà nghiên cứu gọi biểu tượng là một bước tiến dài trên
con đường xã hội hố.
Ở mỗi thời đại cũng như ở mỗi nhóm người đều có những biểu tượng
riêng của mình. Chẳng hạn, trước đây ở ta, trong xã hội phong kiến, những sập
gụ, tủ chè hay những đồ vật được “sơn son thiếp vàng” là biểu tượng của các
tầng lớp trên. Trong khi đó, những thân vạc thân cị “lặn lội bờ sơng” hay

những mái “nhà tranh vách đất” lại là biểu tượng chung về cuộc đời khó khăn,
vất vả của những người lao động. Ngày nay, trong cơ chế thị trường với sự biến
đổi khá nhanh chóng và sâu sắc của cơ cấu xã hội nói chung, khi nhắc đến tên
chiếc xe máy “a còng” là lập tức người ta liên tưởng ngay đến một lớp trẻ thành
đạt ở đô thị. Đối với nhóm xã hội này, ban đầu chiếc “a cịng” là một giá trị để
vươn tới, nhưng khi đã có chiếc xe rồi thì cái mác của loại xe đó trở thành biểu
tượng về việc ăn nên, làm ra và sự giầu có của họ. Rõ ràng, các biểu tượng

19


được dẫn ra ở đây có giá trị như những “chỉ báo” quan trọng để nhận biết về
các nhóm người khác nhau trong sự phân tầng xã hội.
Tìm hiểu về biểu tượng cũng cần lưu ý đến sự tác động đa chiều của nó
đối với sự vận động và biến đổi của xã hội. Là một yếu tố quan trọng của văn
hóa, một mặt, các biểu tượng cũng có tính độc lập tương đối và thường thay đổi
chậm hơn so với đời sống xã hội. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhiều
khi trong đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng đã có những biến đổi cơ bản
và sâu sắc, song do các biểu tượng cũ vẫn còn, nên chúng vẫn gây ảnh hưởng
một cách vô thức đến sự phát triển của xã hội.
M. Weber cho rằng những ý niệm, quan niệm, những hình ảnh của thế
giới đa dạng cấu thành cái gọi là biểu tượng hay văn hóa biểu tượng chính là
đối tượng phân tích của Xã hội học. Quan điểm này đã được Weber thể hiện
một cách rất sâu sắc và thuyết phục trong cơng trình nổi tiếng Đạo đức Tin
Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Còn Durkheim, người vẫn cho rằng các
sự kiện xã hội (giống như các sự vật) là ở bên ngoài con người, cũng thừa nhận
sự tồn tại của xã hội như là tổng thể các sự kiện của ý thức, mà thực chất đó là
các biểu tượng đặc thù và các biểu tượng đặc thù đó được con người lĩnh hội
như là đặc tính bắt buộc và không khác nhau ở mỗi cá nhân. Ông gọi đó là các
biểu tượng tập thể. Tư tưởng về biểu tượng tập thể đã trở thành cơ sở cho nhiều

quan điểm xã hội học về sau: quan điểm đồn kết xã hội, quan điểm về vơ tổ
chức, học thuyết về nguồn gốc xã hội của đạo đức và tơn giáo…
Qua các khái niệm biểu tượng và văn hóa biểu tượng, ta thấy tính khách
quan của các sự kiện hay hiện tượng xã hội là hồn tồn khơng đồng nhất với
tính khách quan của các “vật” trong thế giới tự nhiên.
Ý nghĩa lý luận và phương pháp luận được gợi mở ra từ các khái niệm
biểu tượng và văn hóa biểu tượng là rất lớn, và điều này đã được thể hiện rất rõ
nét trong các trước tác của M. Weber, nhất là trong Đạo đức Tin Lành và tinh
thần của chủ nghĩa tư bản. Theo Weber thì “thực chất của bất kỳ hiện tượng
kinh tế – xã hội nào cũng được quyết định không chỉ bởi những mặt khách

20


quan của nó, mà trước hết bởi quan điểm của người nghiên cứu, bởi ý nghĩa
văn hóa được qui cho q trình đó”.
3.2.4. Ngơn ngữ
Khơng chỉ là cơng cụ để tư duy, ngơn ngữ cịn là phương tiện để tiếp
nhận và thông đạt những hiểu biết và suy tư, những phán đoán và cảm xúc, là
để chuyên chở mọi điều tinh tế và phức tạp nhất mà con người với tư cách là
một sinh vật có văn hóa có thể có được. Vì vậy, có thể nói, nếu khơng có ngơn
ngữ thì phần lớn tư tưởng và văn hóa của lồi người cũng khơng thể có được.
Lồi người sử dụng nhiều phương tiện trung gian khác nhau như: ngôn
ngữ, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa,... để biểu hiện văn hóa, nhưng
trong số đó quan trọng nhất vẫn là ngôn ngữ. Ngay cả ngày nay, khi mà điện
ảnh và vơ tuyến truyền hình đang ngày càng có vai trị to lớn hơn trong việc
“khách thể hóa”, “nhìn hóa” văn hóa thì ngơn ngữ dường như vẫn cịn giữ
ngun giá trị của nó.
Nhờ ngơn ngữ con người có thể nhận thức thế giới, có thể bảo tồn và
truyền đạt thơng tin cũng như điều tiết hành vi hay lối ứng xử của cá nhân và

cộng đồng.
Trong đời sống xã hội, ngôn ngữ cũng là một loại biểu tượng và là loại
biểu tượng quan trọng nhất: những âm thanh của tiếng nói là biểu tượng cho ý
nghĩa mà người nói muốn thể hiện, còn các loại mẫu chữ là biểu tượng cho âm
thanh của các ngôn ngữ. Không phải ngẫu nhiên khi bàn về vấn đề này, Lévi
Strauss viết: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống
biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngơn ngữ”.
Hiện tại, trên thế giới có đến hơn 6000 ngơn ngữ khác nhau, trong đó
Châu Mỹ có chừng 900 ngôn ngữ (chiếm 15%); Châu Âu và Trung Đông 270
ngơn ngữ (4%); số ngơn ngữ cịn lại ước khoảng 81% phân bố ở Châu Phi
(1900), Châu á và Châu Đại Dương. Cịn Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc,

21


nhưng số lượng ngôn ngữ - do nhiều lý do khác nhau – chắc chắn là lớn hơn
con số 54 này3.
Ngôn ngữ nào cũng chứa đựng những hiện tượng hay quy tắc mang tính
phổ biến. Tính phổ biến của ngơn ngữ cho phép chúng ta có thể học và dịch từ
một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác và đấy là cơ sở quan trọng cho mọi
sự giao lưu quốc tế. Nhưng mặt khác, cũng không thể bác bỏ được là, trong mỗi
ngơn ngữ lại có những hiện tượng, những quy tắc đặc thù, kể cả trong ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Rất dễ dàng để thấy là người Pháp nói khác
với người Đức, tiếng Nga không giống với tiếng Nhật. Ngay cả hai dân tộc là
Mỹ và Anh cùng dùng tiếng Anh, nhưng cách phát âm tiếng Anh của người Mỹ
cũng khơng hồn tồn trùng khớp với những âm tiếng Anh mà người Anh quen
sử dụng.
Sự khác nhau về ngôn ngữ không đơn thuần là sự khác nhau của cách mã
hóa bằng biểu tượng các âm thanh hay con chữ, đó cịn là sự khác nhau về văn
hóa.

Bàn về vai trị của ngơn ngữ trong văn hóa và xã hội, Edwad Sapir và
Benjamin Lee Whorf còn cho rằng trong một phạm vi khá lớn thế giới thực
được kiến tạo một cách vô thức trên tập qn ngơn ngữ của nhóm người, rằng
những người nói một ngơn ngữ có thể thực sự tư duy về thế giới khác với người
nói một ngơn ngữ khác.
Sự đa dạng của các ngôn ngữ là một trong những biểu hiện về tính đa
dạng của văn hóa. Lévi - Strauss từng nói, đại ý: sẽ thật là khủng khiếp nếu
nhân loại chỉ cịn nói một thứ ngơn ngữ như nhau. Cịn các nhà phổ biến quốc
tế ngữ thì cho rằng họ cổ vũ cho Esperanto là để tạo thuận lợi cho giao tiếp và
cơng việc, chứ khơng phải để đem nó thay thế cho hàng ngàn ngôn ngữ khác
nhau trên hành tinh này.
Nhưng khơng chỉ có sự khác biệt từ nền văn hóa này sang nền văn hóa
khác, ngơn ngữ cịn khác biệt từ nhóm người này đến nhóm người kia trong
3

Nguyễn Văn Lợi, Các ngôn ngữ nguy cấp và việc bảo tồn đa dạng văn hố, ngơn ngữ tộc người ở Việt Nam, tr.52, Tạp chí Ngơn ngữ, số
4/1999.

22


cùng một xã hội – tức những người có chung một nền văn hóa, cùng sử dụng
chung một thứ tiếng nói và chữ viết. Basil Berstein, vào năm 1959, đã tiến hành
một nghiên cứu thực nghiệm để so sánh cách sử dụng ngơn ngữ của các thành
viên thuộc các nhóm xã hội khác nhau. Cuộc nghiên cứu phát hiện rằng những
cư dân có kinh tế thấp ưa dùng “ngơn ngữ đại chúng” – thứ ngôn ngữ thường
gặp trong những tiểu văn hóa tội phạm, nhóm nơng thơn, các lực lượng vũ
trang và các nhóm thanh thiếu niên. Trong khi đó, các cư dân thuộc tầng lớp
trung và thượng lưu lại quen sử dụng thứ “ngơn ngữ chính thức”. So sánh hai
thứ ngôn ngữ này Berstein rút ra kết luận: nếu “ngơn ngữ chính thức” cho phép

sự biểu hiện rộng lớn hơn, có sắc thái tinh vi và sự khái quát hóa mang tính
biểu tượng nhiều hơn, thì “ngơn ngữ đại chúng” – dù ít chính xác và ít trừu
tượng, song lại sinh động và trực tiếp hơn.
Trong xã hội học, người ta cho rằng sự liên hệ giữa con ngừơi là thơng
qua sự tương tác, mà hạt nhân của nó là sự giao tiếp bằng ngơn ngữ. Việc phân
tích ngơn ngữ thường ngày giúp cho nhà xã hội hiểu sâu ý nghĩa sự tương tác
giữa những con người, qua đó hiểu được sự liên kết giữa các cấu trúc và các
mối quan hệ khác nhau trong đời sống xã hội.
4. Một số cách tiếp cận nghiên cứu văn hoá trong xã hội học
4.1. Tiếp cận theo thuyết chức năng – cấu trúc (Structural
Fontionalisme)
G. Spencer và E. Durkheim là hai đại biểu của thuyết chức năng - cấu
trúc. Quan điểm của thuyết chức năng cho rằng, để nghiên cứu một xã hội với
nền văn hóa của nó trước hết cần tìm hiểu các yếu tố hay các bộ phận khác
nhau của nó, nhất là cần phải nắm được sự kết hợp giữa chúng như thế nào để
xã hội có thể vận hành trong không gian và thời gian. Với kỳ vọng muốn thay
thế cho thuyết tiến hóa ở cuối thế kỷ XIX – một học thuyết đã tạo cơ sở cho sự
ra đời của thuyết lấy dân tộc mình là trung tâm – thuyết chức năng đề nghị
nghiên cứu văn hóa của mỗi dân tộc như là một cơ chế toàn vẹn.

23


Nghiên cứu văn hóa xã hội như một cơ chế tồn vẹn nghĩa là chia tách
chỉnh thể (văn hóa) thành ra các bộ phận và vạch ra những mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau giữa chúng. Ở đây, mỗi tế bào nguyên tử của văn hóa đều có
một chức năng xã hội nhất định, mỗi yếu tố riêng lẻ vừa là chính nó, vừa là một
khâu, mà nếu thiếu nó thì văn hóa khơng thể tồn tại như là một cơ chế toàn vẹn.
Thuyết chức năng với những quy tắc khám phá hoặc các giả thuyết nghiên cứu
hướng tới việc làm bộc lộ các cơ chế hành động nhằm tái tạo những cấu trúc xã

hội.
Người có cơng đầu trong việc áp dụng và phát triển cách tiếp cận chức
năng của Spencer và Durkheim trong nghiên cứu văn hóa là nhà nhân học
Bronislaw Malinowski (1884 – 1942), nhà xã hội học người Ba Lan. Chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ quan điểm của Spencer coi xã hội như một tổ chức sinh học
loại biệt, Malinowski phản đối thuyết tiến hóa và triển khai phân tích văn hóa
trên cơ sở những nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, sinh đẻ, nghỉ ngơi
hay các nhu cầu về an sinh như trao đổi kinh tế, giáo dục, kiểm sốt xã hội
v.v... Theo ơng sự khác nhau giữa các nền văn hóa chính là ở cách thức làm
thoả mãn các nhu cầu trên.
Khái niệm chức năng, với Malinowski, giống như một công cụ để khám
phá và giải thích các hiện tượng văn hóa cụ thể. Theo ơng, văn hóa là tổng thể
những đáp ứng đối với các nhu cầu cơ bản và nhu cầu sản xuất của con người
với tư cách là một chỉnh thể, một hệ thống cơng bằng, trong đó mỗi ngun tử
bộ phận đều thực hiện chức năng của nó. Trong cái chỉnh thể đó, nếu triệt tiêu
đi bất cứ một yếu tố nào (như cấm đoán một nghi lễ hay một chuẩn mực đạo
đức) thì tồn bộ hệ thống kinh tế – văn hóa của xã hội sẽ khơng vận hành được,
thậm chí sẽ bị suy thối và hủy diệt. Bởi vậy, ông cho rằng xã hội nào cũng cần
được bảo tồn và mở rộng toàn bộ các yếu tố của hệ thống với các chức năng cụ
thể của chúng. Từ cách nhìn này, Malinowski kịch liệt phê phán việc nghiên
cứu một cách cô lập các hiện tượng riêng lẻ của văn hóa như những yếu tố chết

24


cứng và khơng có sự gắn bó với nhau. Quan điểm của Malinowski có ảnh
hưởng to lớn đến nhiều nhà nhân học và xã hội học về sau này.
Một đại biểu nữa cũng không kém phần quan trọng của thuyết chức năng
trong nghiên cứu văn hóa là A. Radcliff Brown (1881 – 1955), nhà nhân học xã
hội người Anh. Về học thuật, ơng chịu ảnh hưởng và kiên trì với quan điểm của

E. Durkheim, coi văn hoá và xã hội như một cơ thể sống, trong đó mọi bộ phận
đều có quan hệ hữu cơ với nhau. Quan điểm này địi hỏi nhà khoa học cần phải
tìm kiếm lời giải thích về đời sống xã hội ở chính trong xã hội, chứ khơng ở
đâu khác. Và nếu văn hố và xã hội tồn tại như tổng thể các chức năng, thì cần
làm rõ mối quan hệ giữa các thành tố và chỉnh thể, tức làm rõ cấu trúc chung
của chỉnh thể đó. Với Radcliff – Brown, thuyết chức năng đã được phát triển
thành thuyết chức năng – cấu trúc.
Cách tiếp cận chức năng - cấu trúc có ảnh hưởng lớn đối với nhiều nhà
xã hội học. Trong số đó cần phải kể đến Talcott Parsons (1902 – 1979), một
nhà xã hội học Mỹ, chủ nhiệm khoa Quan hệ xã hội ở trường Đại học Harward.
Đối với Parsons, cấu trúc (hay là kết cấu) là tổng thể những liên hệ nội tại
tương đối bền vững của các cá nhân, các thành tố, cịn chức năng là thứ vốn có
của các sự vật, hiện tượng. Theo ơng thì mọi thứ trong thế giới đều có chức
năng của nó và sự phụ thuộc chức năng giữa các sự vật, hiện tượng đem lại
không chỉ tính thống nhất mà cả sự cân bằng cho tổng thể.
Lý thuyết chức năng – cấu trúc đòi hỏi người nghiên cứu phải hiểu các
bộ phận của đối tượng bằng mối quan hệ của nó với tổng thể.
Khác với các nhà nhân học thường hướng sự quan tâm tới các nền văn
hoá nguyên thuỷ, Parsons vận dụng lý thuyết chức năng – cấu trúc để nghiên
cứu văn hoá trong xã hội cơng nghiệp hiện đại. Để duy trì sự ổn định trong sự
vận hành và phát triển xã hội với tư cách là một hệ thống toàn vẹn, Parsons lưu
ý cần phải giữ gìn trạng thái cân bằng của hàng loạt tiểu hệ thống chức năng
(như gia đình, giáo dục, kinh tế.v.v...) trong tổng số tác động qua lại giữa
chúng.

25


Về sau này, do quá nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các giá trị và
chuẩn mực trong đời sống xã hội, cũng như do sự quan tâm của ông nghiêng

dần sang thuyết tiến hố mới, có người cho rằng Parsons đã “nuôi dưỡng chủ
nghĩa tuân thủ” và thứ chủ nghĩa này đã làm hạn chế tính năng động, tích cực
của con người xã hội. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tồn diện thì ơng vẫn
là người có ảnh hưởng trong việc nghiên cứu xã hội và văn hoá vào bậc nhất
của thế kỷ XX, nhất là sự đóng góp của ơng vào thuyết chức năng – cấu trúc.
Ý nghĩa cơ bản nhất của thuyết chức năng – cấu trúc ở chỗ, bất luận là
văn hoá nào cũng cần được nghiên cứu một cách lịch sử – cụ thể các chức năng
của nó. Ở đây, khái niệm chức năng mang hai nghĩa chủ yếu: 1- Vai trò mà một
yếu tố văn hố cụ thể nào đó thực hiện trong mối quan hệ với chỉnh thể và 2Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận, các thành tố của văn hoá với
tư cách một chỉnh thể.
Với những người theo thuyết chức năng – cấu trúc, điều quan trọng nhất
là văn hoá hoạt động tại đây và hiện nay ra sao, nó giải quyết những nhiệm vụ
gì, làm thế nào để tái tạo được các hình thái và động thái của nó, cịn sự biến
đổi lịch sử cũng như những mối liên hệ nhân quả mà các chức năng thực hiện
trong hệ thống chỉnh thể của văn hoá khơng phải là điều họ quan tâm.
Mặc dù cịn có những hạn chế như trên, nhưng như nhiều nhà nghiên cứu
đã khẳng định, thuyết chức năng – cấu trúc vẫn là một khuynh hướng quan
trọng của tư duy xã hội học, nhất là đối với xã hội học văn hoá.
4.2. Tiếp cận theo thuyết xung đột
Là một lý thuyết chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong phân tích xã hội,
thuyết xung đột gắn liền với những tác phẩm của những người có khuynh
hướng chống lại ưu thế của thuyết chức năng – cấu trúc, nhất là từ sau Chiến
tranh thế giới lần thứ hai.
Những người đề xướng lý thuyết xung đột đã dựa trên cơ sở lý luận của
Max Werber (về xung đột quyền lực) và đặc biệt là K. Marx (về xung đột kinh
tế) để xây dựng lý thuyết của mình. Người ta nhận thấy là trong bất cứ xã hội

26



×