Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.53 KB, 14 trang )

Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới nghề luật sư là nghề có từ rất sớm, nó được hình thành từ
nhu cầu bào chữa và trợ giúp pháp lý. Theo nhà cổ học Đa-ghét-xơ thì quyền bào
chữa xuất hiện sớm nhất Châu Âu cùng với cơ quan xét xử (Tòa án): Người biện
hộ ra đời cùng với thẩm phán”. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thừ
nhận. Người biện hộ chính là tiền thân của nghề luật sư ngày nay. Có thể nói
nghề luật sư xuất hiện sớm ở Châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, lúc Tồn
án hình thành thì ngun cáo hay bị cáo thường nhờ người thân thuộc của mình
làm người bào chữa trước Tịa án. Trải qua q trình phát triển của xã hội lồi
người thì nghề biện hộ cũng ngày càng phát triển và trở thành nghề tự do được
các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định. Luật sư là nghề dựa trên sự am
hiểu pháp luật và áp dụng pháp luật. Nghề luật sư luôn gắn liền với sự hình thành
và phát triển của hệ thống pháp luật. Nghề luật sư được điều chỉnh và kiểm soát
rất chặt chẽ bằng những quy định của pháp luật. Ngồi ra những quy định của
pháp luật cịn có những quy tắc nghề nghiệp bổ sưng cho các quy định của pháp
luật. Những quy tắc này trong nhiều trường hợp còn đặt ra yêu cầu cao hơn nhiều
so với yêu cầu của pháp luật. Những quy tắc nghề nghiệp được đưa ra nhằm bảo
vệ khách hàng, phục vụ công lý, bảo vệ những quyền công dân đã được Hiến
pháp và pháp luật quy định.
Nghề luật sư là một nghề có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lĩnh
vực pháp luật của Nhà nước. Các nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực
pháp luật có liên quan mà thơi. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp là đều đặc biệt cần
đối với nghề luật sư. Luật sư là nghề đang được xã hội quan tâm, nhất là trong xã
hội Việt Nam hiện nay, khi mà một số Luật sư đang có vấn đề đạo đức đi xuống.
Nói đến đạo đức của nghề nghiệp luật sư, trước hết phải đề cập đến sứ mệnh
người luật sư phải gánh vác, sau đó nói đến phẩm chất thanh danh của luật sư, kỹ
năng hành nghề và cuối cùng là những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong khi
hành nghề. Thật là một thử thách lớn đối với nghề luật sư, địi hỏi họ phải có bản
lỉnh kiên cường và lập trường vững vàng để không vi phạm pháp luật và quy tắc


chuẩn mực của nghề mình. Nhưng cũng có các luật sư vì lợi ích các nhân đã
tham gia chạy án, lừa dối khách hang, nối xấu đồng nghiệp, bôi nhọ các cơ quan
Nhà nước làm ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh người luật sư.

Học viên: Trần Lê Anh
009

1

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

Mặt khác, các quan hệ trong xã hội như quan hệ giữa các cơ quan Nhà
nước với các công dân, quan hệ giữa các công dân với nhau, quan hệ giữa các
doanh nghiệp với doanh nghiệp, quan hệ có yếu tố nước ngồi... ngày càng nhiều
và phức tạp. Đây chính là yếu tố thúc đẩy nghề luật sư phát huy vai trị của mình,
đồng thời cũng là mối quan hệ ràng buộc giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư
và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Chính vì những vấn đề cịn tồn tại đó mà em chọn đề tài: “Mối quan hệ
giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư” là
tiểu luận môn Luật sư và nghề luật sư.
Do hạn chế về kiến thức nên em khơng thể tránh thiếu xót kính mong
nhận được những nhận xét và góp ý của thầy cơ để em có thể hiểu hết được sự
quan trọng của đạo đức nghề luật sư khi hành nghề luật sư.
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên: Trần Lê Anh
009


2

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp
luật sư
1. Khái niệm luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư
1.1. Khái niệm luật sư
Ở Việt Nam luật sư được hiểu theo quy định của Luật Luật sư là người có
đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ
pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (Điều 2). Điều kiện hành
nghề luật sư là được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật
sư.
Quy định về tiêu chuẩn luật sư là điểm mới của Luật Luật sư so với Pháp
lệnh luật sư năm 2001. Về cơ bản, tiêu chuẩn luật sư quy định tại Luật Luật sư
tương tự như tiêu chuẩn đối với điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán. Quy
định này của Luật Luật sư không những bảo đảm sự thống nhất về tiêu chuẩn đối
với các chức danh tư pháp, mà còn tạo cơ sở để gắn kết quá trình đào tạo nghề và
hoạt động nghề nghiệp của luật sư với các chức danh tư pháp khác. Việc quy
định cụ thể tiêu chuẩn luật sư góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét
cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, cho đăng
ký gia nhập Đoàn luật sư. Mặt khác, quy định cụ thể về tiêu chuẩn luật sư cũng
nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư, tiếp tục phát triển hoạt
động luật sư theo hướng chuyên nghiệp hoá thành một nghề.
Trong các tiêu chuẩn luật sư thì tiêu chuẩn có sức khoẻ bảo đảm hành

nghề luật sư là điểm đặc thù so với các chức danh tư pháp khác. Thực tiễn cho
thấy, nhiều người sau khi nghỉ hưu mới trở thành luật sư và điều kiện sức khoẻ
không bảo đảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hành nghề luật sư. Tuy
nhiên, do pháp luật chưa quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ đối với luật sư,
nên cơ quan nhà nước và Đồn luật sư gặp khó khăn trong khi xem xét cấp
Chứng chỉ hành nghề luật sư và cho gia nhập Đoàn luật sư. Để xác nhận một
người có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì trong hồ sơ có liên quan phải
có Giấy chứng nhận sức khoẻ.
Người có đủ tiêu chuẩn luật sư muốn được hành nghề luật sư phải đáp ứng
đủ hai điều kiện hành nghề luật sư, cụ thể là: phải được Bộ Tư pháp cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đồn luật sư do mình lựa chọn. Điều kiện

Học viên: Trần Lê Anh
009

3

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là u cầu về chun mơn (có bằng cử
nhân luật, đã tốt nghiệp khố đào tạo nghề, đã hồn thành thời gian tập sự hành
nghề luật sư và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư). Đây là
điều kiện cần đối với một người muốn hành nghề luật sư. Điều kiện gia nhập một
Đoàn luật sư là yêu cầu mang tính nghề nghiệp, thể hiện tính chất đặc thù của
nghề luật sư so với các nghề nghiệp khác trong xã hội. Gia nhập một Đoàn luật
sư là điều kiện đủ để được hành nghề luật sư.
Điều kiện hành nghề luật sư quy định tại Luật Luật sư kế thừa Pháp lệnh

luật sư năm 2001. Quy định này phù hợp với thông lệ nghề nghiệp được pháp
luật về luật sư của nhiều nước trên thế giới quy định.
Như vậy, theo Luật Luật sư, một người chỉ được coi là “Luật sư” khi có
đủ hai điều kiện nêu trên. Khi đã trở thành luật sư, người đó có quyền được hành
nghề luật sư (cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng) theo phạm
vi, hình thức hành nghề luật sư quy định tại Luật Luật sư. Cá nhân khơng có đủ
điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì
coi là hành nghề luật sư bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Khái niệm nghề luật sư
Ở Việt Nam lâu nay vẫn sử dụng các cụm từ “nghề luật sư”, “hành nghề
luật sư”. Thực ra như vậy khơng hồn tồn chính xác về mặt ngơn ngữ. Bởi vì
“luật sư” là một danh từ chỉ người, chứ không phải dùng để chỉ một nghề. Vì vậy
trong tiếng Anh người ta dùng Lawyer (luật sư) và practice law (hành nghề luật).
Tuy nhiên, theo chúng tôi việc sử dụng các cụm từ “nghề luật sư” và “hành nghề
luật sư” là phù hợp với thực tiễn của ta, có thể chấp nhận được, vì:
- Nếu dùng cụm từ “nghề luật” thì e rằng theo cách biểu hiện của ngôn
ngữ Việt Nam sẽ quá rộng, không phải chỉ là việc bào chữa, biện hộ trước Tòa án
và làm tư vấn pháp luật (cung cấp dịch vụ pháp lý) của luật sư.
- Theo thói quen sử dụng ngơn ngữ Việt Nam trong văn nói cũng như
trong văn viết thì thuật ngữ “nghề luật sư” có thể được chấp nhận, cũng giống
như nói “kiến trúc sư” và nghề “kiến trúc sư”, “thày thuốc” và “nghề thày thuốc”
v.v...
- Vậy “hành nghề luật sư” là gì? Đó là việc luật sư tham gia hoạt động tố
tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá
nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của
pháp luật.
Học viên: Trần Lê Anh
009

4


Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

- Hành nghề luật sư có những tính chất đặc thù như:
+ Phải chun nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu về kiến thức pháp lý và
kỹ năng hành nghề;
+ Hành nghề chủ yếu bằng trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, chứ
không phải là vốn vật chất;
+ Đối tượng phục vụ là khách hàng. Luật sư cung cấp “dịch vụ pháp lý”
cho khách hàng và nhận thù lao từ khách hàng. Nghề luật sư là một loại “dịch vụ
tư”.
1.3. Khái niệm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư
Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc ứng xử mà luật cư phải
tuân thủ khi hành nghề. Đạo dức nghề nghiệp luật sư phán ánh hai khía cạnh cơ
bản trong địa vị luật sư:
- Thứ nhất: Luật sưu được thuê để vảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
khách hàng;
- Thứ hai: Vai trò xã hội quan trọng của luật sư đó là tuân thủ pháp luật và
bảo vệ cơng lý.
Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp luật sư khuyến khích luật sư chú trọng đến
lợi ích khách hàng và bảo vệ công lý. Luật sư bảo vệ quyền lợi của khách hàng
nhưng khơng vì thế mà đi ngược lại công lý. Nghề luật sư là nghề khơng mang
tính chất kinh doanh thuần túy.
Có thể nói Luật sư là người làm công việc liên quan đến pháp luật, sử
dụng mọi phương tiện, công cụ hành nghề của luật sư là kiến thức pháp luật và
vận dụng kiến thức pháp luật vào từng vụ việc cụ thể. Nghề luật sư rất chú ý đến
vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp, phương thức hoạt động tự do, được quy định

cụ thể tại Điều 5 Luật Luật sư về nguyên tắc hành nghề: “Tuân thủ hành pháp và
pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, độc lập,
trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, sử dụng các biện pháp bảo vệ tốt nhất
quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hoạt động nghề nghiệp của mình”
Như vậy, muốn hàng nghề thì một điều luật sư khơng thể thiếu chính là
đạo đức nghề nghiệp luật sư.
2. Quá trình trở thành luật sư

Học viên: Trần Lê Anh
009

5

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

Người muốn trở thành luật sư và được phép hành nghề luật sư thì phải qua
một quy trình như sau: tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, qua đào tạo nghề
luật sư, tập sự hành nghề luật sư.
2.1. Đào tạo nghề luật sư (Điều 12 của Luật Luật sư)
Đào tạo nghề luật sư là một khâu quan trọng, một yêu cầu bắt buộc của
quy trình trở thành luật sư. Xuất phát từ yêu cầu chuyên nghiệp hoá, chuyên mơn
hố của nghề luật sư, pháp luật u cầu người hành nghề luật sư phải được đào
tạo về nghề. Nội dung, chương trình đào tạo nghề luật sư tập trung chủ yếu vào
những kỹ năng hành nghề cơ bản trong các lĩnh vực hành nghề như tham gia tố
tụng, tư vấn pháp luật; những vấn đề cơ bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
luật sư.

2.2. Tập sự hành nghề luật sư (Điều 14), kiểm tra kết quả tập sự hành nghề
luật sư (Điều 15)
Quy định về việc tập sự hành nghề luật sư là một điểm mới của Luật Luật
sư so với Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư thay chế định “luật sư tập
sự” theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 bằng chế định “người tập sự
hành nghề luật sư”. Theo đó, người đã tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư có
thể lựa chọn một tổ chức hành nghề luật sư (Văn phịng luật sư Việt Nam, Cơng
ty luật Việt Nam, Chi nhánh của Công ty luật Việt Nam, Chi nhánh của tổ chức
hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Cơng ty luật nước ngồi tại Việt
Nam, Chi nhánh của Cơng ty luật nước ngồi tại Việt Nam) để tập sự và phải
đăng ký việc tập sự tại Đoàn luật sư địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư mà
mình tập sự đăng ký hoạt động.
Mục đích của việc tập sự hành nghề luật sư là giúp người tập sự hành
nghề luật sư có điều kiện thực tế để rèn luyện những kỹ năng hành nghề đã được
học trong thời gian đào tạo nghề luật sư. Trong thời gian tập sự, dưới sự hướng
dẫn của luật sư hướng dẫn tập sự, người tập sự hành nghề luật sư có thể tiếp cận
trực tiếp với vụ việc để học cách tự mình giải quyết vụ việc. Ví dụ: trong vụ việc
tư vấn pháp luật, người tập sự hành nghề luật sư có thể cùng luật sư hướng dẫn
tiếp khách hàng, chuẩn bị ý kiến tư vấn cho khách hàng, luật sư hướng dẫn có thể
phân cơng người tập sự hành nghề luật sư thực hiện một số công việc giao dịch,
thu thập thông tin khác. Trong lĩnh vực tham gia tố tụng, người tập sự hành nghề
luật sư có thể cùng luật sư hướng dẫn gặp gỡ đương sự, bị can, bị cáo, cùng
nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị bài bào chữa, ý kiến biện hộ; người tập sự hành nghề
Học viên: Trần Lê Anh
009

6

Lớp: LS11- HN - SBD:



Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

luật sư tham dự phiên toà cùng luật sư hướng dẫn để giúp luật sư hướng dẫn thực
hiện việc bào chữa, bảo vệ cho khách hàng.
Khi hết thời gian tập sự, luật sư hướng dẫn có văn bản nhận xét về kết quả
tập sự của người tập sự hành nghề luật sư gửi Đoàn luật sư nơi người tập sự hành
nghề luật sư đăng ký tập sự. Người đã hồn thành thời gian tập sự thì được tham
dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp phối hợp với Tổ
chức luật sư toàn quốc tổ chức. Những người được miễn thời gian tập sự hành
nghề luật sư thì khơng phải tham dự kỳ kiểm tra.
2.3. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (Điều 17 của Luật Luật sư)
Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là việc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (Bộ Tư pháp) công nhận một người đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chun mơn
(có bằng cử nhân luật, đã qua đào tạo nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư), yêu
cầu về đạo đức và có khả năng hành nghề luật sư.
2.4. Gia nhập Đoàn luật sư (Điều 20 của Luật Luật sư)
Luật Luật sư quy định người được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có
thể gia nhập bất cứ Đoàn luật sư địa phương nào nơi mình dự kiến sẽ hành nghề
thường xun tại đó mà không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu hay nơi
thường xuyên sinh sống của người đó. Quy định này phù hợp với tính chất của
nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư có thể tự do lựa chọn nơi hành nghề
trong phạm vi toàn quốc. Về thực tế, phương án này khắc phục được vướng
mắc trong việc gia nhập Đoàn luật sư theo nơi cư trú quy định tại Pháp lệnh luật
sư năm 2001. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý về luật sư và
hành nghề luật sư, Luật quy định luật sư chỉ được thành lập, tham gia thành lập
tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư
tại địa phương nơi có Đồn luật sư mà mình là thành viên.
II. Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức
nghề nghiệp luật sư

Một luật sư có đạo đức nghề nghiệp khi người luật sư đó biết kết hợp hài
hịa giữa kiến thức chun mơn và thực tiễn hành nghề có văn hóa. Nghề luật sư
là một nghề cực kỳ nhạy cảm với các vấn đề xã hội, khách hàng của luật sư hết
sức đa dạng, tri thức có, người nơng dân có, lao động thuần túy có... và đặc biệt
phần lớn khách hàng của họ là những đối tượng, phần tử xấu của xã hội. Vì vậy
trong điều kiện đó để đứng vững và hành nghề người luật sư phải có đạo đức tốt.
Nói như vậy khơng có nghĩa là những nghề khác khơng cần có đạo đức, nghề nào
Học viên: Trần Lê Anh
009

7

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

cũng cần có đạo đức nhưng ở đây đạo đức nghề luật sư đã được quy định ngay
khi người học nghề có đủ điều kiện gia nhập một đồn luật sư. Nghề luật sư là
một nghề được ví như nghề Bác sỹ, bác sỹ chữa bệnh cứu người, một con người
cụ thể còn luật sư chữa bênh xã hội. Luật sư cứu người nhưng không chỉ cho một
cá nhân con người mà cứu cả tương lai, không chỉ cho người đó mà cịn cho cả
thế hệ sau. Ví dụ như một luật sư giỏi bằng kiến thức, khả năng đạo đức của
mình đã cứu được người bị oan sai điều đó có nghĩa luật sư khơng chỉ cứu người
đó mà cịn cứu cho cả thế hệ sau về danh dự. Bên cạnh đó có những luật sư giởi
về chun mơn nhưng là bảo vệ lợi ích trái pháp luật tạo đã làm mất đi niềm tin
của khách hàng đối với luật sư làm ảnh hưởng xấu đến xã hội.
III. Thực trạng, một số đề xuất nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữa pháp luật
về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư
1. Thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc

đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế thì nghề luật sư ngày càng được đứng vững và khẳng định vai trị
to lớn của mình trong xã hội. Xong nhìn một cách khách quan vẫn cịn tồn tại
một số vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của nghề luật sư, ảnh hưởng
đến đạo đức luật sư. Một số luật sư không tận tụy và thiếu thận trọng trong hành
nghề làm thiệt hại cho khách hàng và gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố
tụng. Phần lớn các luật sư có đạo đức tương tối tốt bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị can, bị cáo nhưng cũng có khơng ít luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý
mà mình cung cấp một cách hình thức qua loa nhất là những vụ án được chỉ định
theo yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng. Có những luật sư khơng đến dự phiên tịa
mà khơng báo trước cho tịa án khiến tịa án phải hỗn xét xử, gây khó khăn cho
hoạt động tịa án và việc giải quyết vụ án tốn kém cho Nhà nước.
Chất lượng tham gia của luật sư trong những vụ án hình sự, dân sự chưa
cao, có luật sư phát biểu chung khơng đi vào phân tích đánh giá, tình tiết chứng
cứ của vụ án, thậm chí có luật sư trong phiên tịa khơng tập trung theo dõi mà
cịn biểu hiện khơng đúng mực ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức luật sư. Luật sư
mới chỉ tham gia nhiều vào những vụ việc có lợi nhuận, lơ là nhiệm vụ trợ giúp
pháp lý, có luật sư cố tình bảo vệ lợi ích bất hợp pháp của bị cáo, khơng phù hợp
với thực tế vụ án, trái pháp luật gây mất long tin vào Hội đồng xét xử và không
được nhân dân tham dự phiên tòa ủng hộ. Hiện tượng này là biểu hiện sự vi
Học viên: Trần Lê Anh
009

8

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư


phạm nghiêm trọng nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan và tuân theo pháp
luật đồng thời đồng thời là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trên thực tế
đã có một số luật sư đã vi phạm và bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Thời gian gần đây tình trạng hoạt động của luật sư và các Đồn luật sư
cịn vi phạm các chuẩn mực đạo đức nghê nghiệp thông thường như:
- Luật sư dùng thủ đoạn trái pháp luật để bảo vệ lợi ích khách hàng;
- Luật sư lừa dối khách hàng, thiếu trách nhiệm với khách hành, hứa hẹn kết
quả công việc để lấy thù lao cao và tự ý bỏ việc nửa chừng mà không trả lại tiền
cho khách hàng;
- Luật sư tự ý bỏ phiên tòa, khơng có mặt để đại diện cho thân chủ khi Tòa
án yêu cầu;
- Luật sư trực tiếp nhận vụ việc mà khơng thơng qua báo cáo với Đồn luật
sư, tự ý nhận thù lao tiền thưởng, quà tặng của khách hàng;
- Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có lợi ích đối lập nhau
là khá phổ biến;
- Luật sư giữ vai trị trung gian, mơ giới hối lộ hoặc lo lót để đạt bằng được
kết quả vụ kiện theo ý của thân chủ;
- Xúc phạm cơ quan đồng nghiệp và cơ quan tiến hàng tố tụng;
- Phát ngơn thiếu lịch sự trước phiên tịa hoặc là bào chữa với lời lẻ thiếu
văn hóa.
Những dạng vi phạm kể trên có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần
đây khi có sự tham gia của nhiều luật sư trong việc biện hộ, bào chữa các vụ án
lớn về dân sự, kinh tế, hình sự. Tuy nhiên việc phát hiện và xử lý những vi phạm
liên quan đến ứng xử nghề nghiệp, đạo đức luật sư là một làm rất khó khăn,
thường gây nhiều lúng túng cho các Đồn luật sư (Theo quy định của pháp luật
hiện hành Đoàn luật sư chỉ được thành lập ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
uơng là tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư có trách nhiệm, giam sát hoạt
động hành nghề luật sư; giám sát kiểm tra việc tuân thủ Điều lệ của Đoàn, xử lý

kỷ luật đối với luật sư theo các hình thức được quy định trong điều lệ của Đoàn).
2. Nguyên nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư của luật sư khi hành
nghề luật sư
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì óc nhiều
xong có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Học viên: Trần Lê Anh
009

9

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

2.1. Nguyên nhân chủ quan
Cá nhân luật sư chưa ý thức đầy đủ về đạo đức nghề nghiệp, ứng xử nghề
nghiệp của luật sư khi hành nghề. Tiểu chuẩn về phẩm chất đạo đức được đặt ra
là một trong những điều kiện trở thành luật sư nhưng chưa được quan tâm đúng
mức khi xem xét kết nạp và khi đã là luật sư thì việc học tập, rèn luyện về đạo
đức nghề nghiệp nhưng lại không được sắp xếp, duy trì trong các chương trình
bồi dưỡng cho luật sư.
Nhiều Đồn luật sư cịn coi nhẹ vấn đề đạo đức nghề nghiệp luật sư, chưa
chú trọng công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cho các thành viên
của mình, chưa giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm túc, dứt điểm các hành vi vi
phạm của luật sư.
Nhiều biểu hiện sai lệch của luật sư trong hành nghề được dư luận, báo chí
phản ánh khơng thuộc phạm vi pháp luật điều chỉnh, xử lý, trong khi chưa có quy
chế đạo đức nghề nghiệp áp dụng thống nhất cho Luật sư trong cả nước.
2.2. Nguyên nhân khách quan

Quan điểm, thái độ chưa đúng của một số bộ phận công chúng, một số cơ
quan, tổ chức đối với luật sư và hoạt động luật sư, đặc biệt đối với các biểu hiện
vi phạm đạo đức của luật sư. Nếu cơng chúng có sự đánh giá đúng mức đối với
những sai phạm của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp thì dư luận sẽ có tác
động đến hiệu quả hoạt động của luật sư, góp phần đinh hướng và nâng cao danh
dự, uy tín nghề này.
Hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động của luật sư Việt Nam
đang trong q trình xây dựng để hồn chỉnh, động bộ trong đó cịn có nhiều sở
hở tạo mơi trường và điều kiện phát sinh những tiêu cực về đạo đức trong hoạt
động của luật sư.
Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ về pháp luật, tư pháp giữa Việt Nam
với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Việt Nam đã
cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài đặt chi nhánh hành nghề tại Việt Nam.
Tình hình đó đặt ra u cầu nhanh chóng đưa chế định luật sư của Việt Nam xích
lại gần với thong lệ quốc tế về nghề luật sư, trong đó cần chú ý đến vấn đề đạo
đức của luật sư.
3. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện đội ngũ luật sư Việt Nam có
đạo đức nghề nghiệp luật sư.
3.1. Đối với Nhà nước
Học viên: Trần Lê Anh
009

10

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

Cần coi trọng hơn nữa vài trò cảu luật sư trong xã hội, tạo điều kiện cho

luật sư được phát huy hết khả năng, tài trí của mình phục vụ đất nước, cho xã hội,
cần có cái nhìn khách quan về vai trò của luật sư trong hệ thống các chức danh tư
pháp: Cán bộ điều tra, Kiểm sát, Thẩm phán… Muốn vậy chúng ta cần hoàn
thiện dần hệ thống pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ của luật sư trong hệ
thống văn bản pháp luật. Có như vậy luật sư mới tự tin và có sự hưng phấn trong
q trình hành nghề luật sư.
Hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của luật sư
Việt Nam một các đồng bộ, hoàn chỉnh để hạn chế việc các luật sư lợi dụng các
sơ hở của pháp luật hành nghề một cách trái đạo đức nghề nghiệp, trái pháp luật.
Bên cạnh hoàn thiện các văn bản pháp luật về Luật sư và hành nghề luật
sư thì cũng cần có hệ thống pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường vật
chất của luật sư khi gây thiệt hại cho khách hàng. Bởi vì chưa bị rang buộc về
trách nhiệm của luật sư với khách hàng mà trong nhiều trường hợp vì lý do nào
đó luật sư khơng có mặt tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp của
khách hàng hoặc không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của Luật sư đã ký kết trong
hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng.
3.2. Đối với Đoàn luật sư và liên Đoàn luật sư Việt Nam
Các đoàn luật sư nên tổ chức các buổi bồi dưỡng chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, đạo đức một cách thường xuyên cho luật sư chứ không nên dừng lại ở
việc tổ chức những buổi giới thiệu về các văn bản pháp luật mới ban hành hoặc
rút kinh nghiệp về luật sư tham gia các vụ án lớn. Bên cạnh đó phải giám sát chặt
chẽ và xử lý nghiêm túc, dứt điểm các hành vi vi phạm thông qua việc xây dựng
cụ thể các điều lệ hoạt động của từng Đoàn Luật sư và liên Đoàn luật sư Việt
Nam.
3.3. Đối với cá nhân mỗi Luật sư
Để giữ gìn đạo đức nghề luật sư mỗi luật sư cần :
- Tự điều chỉnh bằng đạo đức
Lẽ đương nhiên nghề nghiệp đòi hỏi các luật sư phải triệt để tôn trọng và
thực thi pháp luật, nhưng bản thân pháp luật khơng thể can thiệp hiệu quả vì quy
phạm pháp luật vốn mang tính cưỡng chế, quyền lực. Vì vậy, nghề nghiệp địi

hỏi mỗi luật sư phải tự điều chỉnh hành vi của mình và cơ sở của sự tự điều chỉnh
đó chính là đạo đức. Luật sư hành nghề với mục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng
và dựa trên pháp luật thì trước hết phải xuất phát từ nền tảng đạo đức. Như thế,
Học viên: Trần Lê Anh
009

11

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

một bản quy tắc đạo đức do chính giới luật sư cả nước lập nên phải xuất phát từ
quan điểm “đạo đức là gốc của nghề luật sư”.
- Phụng sự công lý, tận tụy với nghề
Luật sư phụng sự công lý và tận tụy với nghề phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
Đầu tiên, Luật sư có thể ứng xử được với mọi tình huống phức tạp khó
lường trước trong nghề nghiệp theo tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Thứ hai, chức năng xã hội của luật sư trong sứ mệnh cao cả là bảo vệ cơng
lý, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, công minh tức là tuân thủ và
trung thành với Hiến pháp và pháp luật, tơn trọng sự thật, góp phần vào việc phát
triển hệ thống pháp luật, tích cực tham gia hoạt động cơng ích.
Thứ ba, luật sư bảo vệ phẩm giá, chuẩn mực ứng xử trong hành nghề luật
sư tức là luật su phải có lịng trung thành và lao động hết mình cho chuẩn mực
nghề nghiệp, phát huy danh dự, độc lập và ngay thẳng, trung thực và tình đồng
nghiệp, cạnh tranh và công bằng, phản kháng với việc hành nghề trái phép.
Và cuối cùng, việc luật sư thực hiện các nghĩa vụ đối với khách hàng. Đó
là lịng tận tâm thực hiện hết khả năng và trách nhiệm với thân chủ trong khn

khổ pháp luật, tn thủ bí mật quốc gia và bí mật thân chủ, ngăn ngừa các thủ
đoạn hành nghề bất lương, tự giác thực hiện các nghĩa vụ trợ giúp pháp lý cho
người nghèo, kẻ cô thế...
- Rèn giũa để tâm trong sáng
Xây dựng, ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư mới
chỉ là bước ban đầu để liên đoàn Luật sư quản lý được hoạt động luật sư. Điều
quan trọng là phải biến những quy phạm khơ khan đó thành hiện thực sinh động
trong đời sống riêng tư cũng như hoạt động hành nghề của mỗi luật sư.
Theo dự thảo điều lệ của liên đoàn, tổ chức giám sát việc tuân thủ quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là trách nhiệm của thường vụ Liên đoàn.
Nhưng thường vụ cũng chỉ là những cá nhân luật sư, không thể “trăm tay ngàn
mắt” bao quát từng ngõ ngách trong đời sống hàng ngày của luật sư thành viên.
Cho nên, để quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trở thành hiện thực sinh động,
mỗi luật sư phải tự ý thức được phẩm giá và uy tín để tự điều chỉnh được hành vi
của mình.
Thống nhất mối quan hệ giữa “nói và làm” trong đạo đức nghề nghiệp đối
với mỗi người là một điều rất khó khăn. Phẩm giá và uy tín của mỗi luật sư
Học viên: Trần Lê Anh
009

12

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

không phải do ai ban cho hoặc sẵn có mà là kết quả của q trình tu dưỡng bền
bỉ, được tích lũy bằng tri thức, các kỹ năng hành nghề và hành vi đạo đức của
bản thân luật sư, nếu rèn giũa để cái tâm trong sáng hiện ra thì mọi tình huống

phức tạp xảy ra trong đời sống cá nhân và hành nghề của từng luật sư đều sẽ trở
nên đơn giản!

Học viên: Trần Lê Anh
009

13

Lớp: LS11- HN - SBD:


Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật về luật sư, nghề luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

KẾT LUẬN
Hiện nay, nghề luật sư trờn thế giới đó phỏt triển rất đụng cả về số lượng
và chất lượng. họ rất được coi trọng, nhất là cỏc nước phỏt triển, là một trong
những nghề xếp vào bậc nhất trong xó hội tơn vinh, sõn chơi hành nghề của họ
rất trong sạch và bằnh đẳng, thực sự là cầu nối giữa pháp luật và cỏc tổ chức, cá
nhân được cả xó hội tụn trọng, tin tưởng và tơn vinh
Ở việt nam chúng ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoà mỡnh
vào dũng chẩy tồn cầu hóa, pháp luật việt nam nóichung và luật luật sư núi
riờng đó khơng ngừng hồn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý cho việc
phát triển đội ngũ luật sư và nõng cao hoạt động hiệu quả của đội ngũ luật sư.
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra yêu cầu cấp bách là đất nước
cần cú một đội ngũ luật sư đạo đức và tài năng. nghĩ về nghề luật sư hôm nay,
chúngg ta thấy nổi lênhai vấn đề chớnh đú là vấn đề đạo đức nghề nghiệp và vấn
đề nângcao kỹ năng nghề nghiệp của luật sư. Bất cứ làm nghề nghiệp nào cũng
đều phải có lương tâm, trách nhiệm của mình. nhưng mỗi ngành nghề khác nhau
đều có tính chất khác nhau, địi hỏi phải có lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của
người làm nghề có sự khác nhau. nhưng nghề luật sư lại có đặc trưng, đó là phải

gắn liền với các lĩnh vực pháp luật của nhà nước, trong khi đó các ngành nghề
khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực phỏp luật có liên quan mà thơi. Luật sư là
nghề nghiệp đặc thù, địi hỏi sự trong sáng về đạo đức. Người làm công việc này
phải tuân theo những quy tắc đạo đức hành nghề bắt buộc, cú như vậy mới nâng
cao được uy tớn và vị thế trong xã hội.Tuy nhiên trong giới luật sư việt nam lại
chưa cú những quy định chung này. Hiện nay chỉ tồn tại những quy tắc riiêng lẻ.

Học viên: Trần Lê Anh
009

14

Lớp: LS11- HN - SBD:



×