Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giải quyết tình huống lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.66 KB, 12 trang )

Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

Lời mở đầu
Để thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao
động, phải có một hình thức nào đó để làm phát sinh mối quan hệ giữa hai bên chủ
thể của quan hệ lao động, hình thức đó chính là hợp đồng lao động. Trong nền kinh
tế thị trường, hợp đồng lao động có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hợp đồng mà
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động được thiết lập và xác định rõ
ràng. Đặc biệt, hợp đồng lao động quy định trách nhiệm thực hiện hợp đồng và nhờ
đó đảm bảo quyền lợi của người lao động. Trong tranh chấp lao động cá nhân, hợp
đồng lao động được xem là cơ sở chủ yếu đề giải quyết tranh chấp. Đối với việc
quản lý Nhà nước, hợp đồng lao động là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực làm việc
trong doanh nghiệp.
Thực tế hiện nay có rất nhiều vụ việc tranh chấp hợp đồng lao động để ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động (vốn luôn ở thế yếu hơn so với
người sử dụng lao động); và để giải quyết được những tranh chấp này khơng phải
là vấn đề đơn giản. Tình huống đề bài số 7 là một ví dụ:
“ Ngày 01/8/2000 anh T và cơng ty X có ký với nhau một HĐLĐ không xác
định thời hạn, công việc là sửa chữa máy, lương tháng 1,5 triệu đồng. Tháng 6
năm 2008, công ty cho anh đi học lớp quản lý thời hạn 2 tháng. Sau khi học xong,
công ty đề nghị anh chuyển sang làm quản đốc phân xưởng dệt, lương tháng 3
triệu đồng. Anh T đồng ý và hai bên đã ký với nhau HĐLĐ thời hạn 2 năm. Khi ký
HĐ, giám đốc cũng có hứa rằng nếu anh làm tốt, hết thời hạn HĐ công ty sẽ tiếp
tục ký hợp đồng với anh.
Ngày 01/12/2009, giám đốc công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với
anh với lý do anh khơng hồn thành cơng việc được giao vì phân xưởng do anh
phụ trách đã khơng hồn thành đủ số lượng sản phẩm theo yêu cầu của công ty.
Anh T không đồng ý với quyết định chấm dứt HĐLĐ của công ty vì cho rằng việc
khơng đủ số lượng sản phẩm là do lỗi của công nhân phân xưởng anh chứ không
phải là lỗi của anh. Hơn nữa, giữa anh và cơng ty vẫn cịn tồn tại HĐLĐ khơng
1




Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

xác định thời hạn mà khi bắt đầu vào làm việc anh đã ký, nên nếu có chấm dứt
cũng chỉ là chấm dứt HĐ làm quản đốc của anh, Vì vậy, anh đã làm đơn khởi kiện
ra TA.
Hỏi:
1. Việc ký HĐLĐ làm quản đốc phân xưởng của anh T có phải là trường hợp
thay đổi HĐLĐ hay khơng? Vì sao?
2. Theo anh, chị; lý do không đồng ý với quyết định chấm dứt HĐLĐ của anh
T có cơ sở khơng? Tại sao?
3. Anh chị hãy tư vấn cho công ty X để có thể chấm dứt HĐLĐ hợp pháp với
anh T.
4. Nếu công ty chấm dứt HĐLĐ hợp pháp với anh T, anh sẽ được hưởng
quyền lợi gì?”
Bằng tất cả sự hiểu biết cịn hạn chế của mình, nhóm chúng em xin được trình
bày vấn đề đặt ra với lịng mong muốn được học hỏi dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn
của các thày, cơ giáo. Mong các thày, cơ góp ý để bài làm sau của nhóm chúng em
được hồn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

Giải quyết tình huống
1. Việc ký HĐLĐ làm quản đốc phân xưởng của anh T có phải là trường
hợp thay đổi HĐLĐ hay khơng? Vì sao?
Việc anh T kí HĐLĐ làm quản đốc phân xưởng với công ty X thuộc trường

hợp thay đổi HĐLĐ. Tại vì:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 LLĐ:“Trong quá trình thực hiện HĐLĐ,
nếu bên nào có u cầu thay đổi nội dung HĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít
nhất 3 ngày. Việc thay đổi nội dung HĐLĐ được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ
sung nội dung HĐLĐ đã giao kết hoặc giao kết HĐLĐ mới. Trường hợp 2 bên
không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết HĐLĐ mới thì tiếp tục
thực hiện HĐLĐ đã giao kết hoặc chấm dứt theo khoản 3 điều 36 của Bộ luật
này”.
3


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

- Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động, việc thay đổi nội dung
hợp đồng lao động quy định tại Điều 33 BLLĐ: “Trong quá trình thực hiện hợp
đồng lao động, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng lao động phải
báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Khi đã chấp thuận thì hai bên tiến hành
sửa đổi, bổ sung nội dung thủ tục thay đổi hợp đồng theo hướng dẫn của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hoặc ký kết hợp đồng lao động mới”.
Theo tình huống đề bài đã nêu: Ngày 01/8/2000 anh T và cơng ty X có ký
với nhau một HĐLĐ không xác định thời hạn, công việc là sửa chữa máy, lương
tháng 1,5 triệu đồng. Tháng 6 năm 2008, công ty cho anh đi học lớp quản lý thời
hạn 2 tháng. Sau khi học xong, công ty đề nghị anh chuyển sang làm quản đốc phân
xưởng dệt, lương tháng 3 triệu đồng. Anh T đồng ý và hai bên đã ký với nhau
HĐLĐ thời hạn 2 năm. Trong trường hợp này, việc công ty đề nghị chuyển anh T
sang làm quản đốc phân xưởng dệt là một dạng thay đổi nội dung HĐLĐ. Việc
thay đổi này đã được hai bên thỏa thuận bằng hình thức giao kết HĐLĐ mới. Khi
HĐLĐ sau được ký thì HĐLĐ đầu tiên đương nhiên chấm dứt, anh T và công ty X
sẽ phải thực hiện các điều khoản quy định tại HĐLĐ ký sau. Nếu HĐLĐ đầu tiên

có một số điều khoản vẫn được hai bên chấp thuận thì phải ghi rõ trong HĐLĐ ký
sau để hai bên thực hiện.
Ở đây cần xác định rõ trường hợp ký hợp đồng sau của công ty X và anh T
khơng thuộc trường hợp người lao động có thể giao kết nhiều HĐLĐ với chủ sử
dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 30 BLLĐ: “Người lao động có thể giao
kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao
động, nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết”. Vì việc ký
hợp đồng sau là cơng ty đề nghị anh chuyển sang làm quản đốc sau khi học xong
lớp quản lý thời hạn 2 tháng, không phải là do anh T có nhu cầu nhận thêm việc ở
cơng ty để làm (ngồi cơng việc chính là sửa chữa máy móc đã ký ở HĐLĐ đầu
tiên).
4


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

2. Theo anh, chị; lý do không đồng ý với quyết định chấm dứt HĐLĐ của
anh T có cơ sở khơng? Tại sao?
Hạn hợp đồng làm quản đốc phân xưởng dệt của anh T với công ty X là 2 năm.
Tuy nhiên anh T mới làm việc được 1 năm 4 tháng.
Đối với trường hợp của anh T ta phải dựa vào khoản 1 Điều 38 BLLĐ để đánh
giá về quyết định chấm dứt HĐLĐ của công ty X.
Theo quy định tại điều 38 BLLĐ thì người sử dụng lao động có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hồn thành cơng việc theo hợp đồng.
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của
BLLĐ.
c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm
đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định
thời hạn ốm đau đã điều trị 6 tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao

động dưới 1 năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng, mà khả năng lao
động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét
để giao kết tiếp hợp đồng lao động.
d) Do thiên tai, hoả hoạn, hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử
dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản
xuất, giảm chỗ làm việc.
đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động”.
Nếu theo điểm a của khoản 1 điều 38 BLLĐ thì ta thấy: Việc khơng là đủ số
lượng sản phẩm khơng chỉ hồn tồn là do lỗi của anh T mà có cả lỗi của tồn bộ
cơng nhân trong phân xưởng.
Lí do anh khơng hồn thành cơng việc được giao vì phân xưởng do anh phụ
trách đã khơng hồn thành đủ số lượng sản phẩm theo yêu cầu của công ty X chưa
thuộc trường hợp căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 38 BLLĐ vì chưa xác định được
việc anh khơng hồn thành cơng việc được giao có phải là “ Người lao động thường
5


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

xun khơng hồn thành cơng việc theo hợp đồng” hay khơng. Điểm a khoản 1 điều
38 BLLD không qui định thế nào là “thường xun”. Mà trong ngơn ngữ học thì
“thường xun” là đều đặn, khơng gián đoạn. Chưa có đủ căn cứ pháp lí để xác định
tính chất “thường xuyên” đối với việc khơng hồn thành cơng việc được giao của
anh T thì cơng ty X chưa thể ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có thời hạn
2 năm với anh T.
Vì thế, với lý do thứ nhất anh T đưa ra là việc phân xưởng do anh quản lý
khơng hồn thành đủ số lượng sản phẩm theo u cầu của công ty không phải là do
lỗi của anh mà là do lỗi của công nhân phân xưởng anh là có cơ sở nhưng chưa
chính xác và hợp tình, hợp lý bởi lẽ:
Đầu tiên, anh T chỉ là công nhân bình thường của cơng ty X. Sau 1 thời gian

công tác (tháng 6/2008), anh T được cử đi học lớp quản lý thời hạn 2 tháng. Vậy
qua lớp học đó, anh T đã được trang bị những kiến thức, kĩ năng và kỹ thuật cần
thiết giúp quản lý nhân viên của mình trong mơi trường làm việc chun nghiệp.
Sau khi trở lại công ty X làm việc, anh T được chuyển sang làm quản đốc phân
xưởng dệt. Nhiệm vụ của anh T lúc này là phải vận dụng những kiến thức đã được
học vào thực tế để quản lý cơng nhân trong phân xưởng mình, tổ chức cơng việc
của phân xưởng đảm bảo chất lượng, số lượng sản phẩm mà công ty. Việc phân
xưởng anh quản lý không đảm bảo đủ số lượng sản phẩm theo yêu cầu của cơng ty
giao là do có phần lỗi của anh T nhưng anh đã phủ nhận hồn tồn trách nhiệm. Vì
vậy lí do này ko hợp tình, hợp lý.
Lý do thứ hai anh không đồng ý với quyết định chấm dứt HĐLĐ vì cho rằng
giữa anh và cơng ty vẫn cịn tồn tại hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà
khi bắt đầu làm việc anh đã kí, nếu có chấm dứt cũng chỉ là chấm dứt hợp đồng
làm quản đốc của anh là chưa chính xác.
Theo quy định tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ,
hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động thì :
6


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

“..2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu một bên có yêu cầu thay
đổi nội dung hợp đồng lao động phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày.
Khi đã chấp thuận thì hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung thủ tục thay đổi
hợp đồng theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc ký kết
hợp đồng lao động mới…”
Khi công ty đề nghị chuyển anh sang làm quản đốc phân xưởng dệt, việc anh
T và giám đốc công ty đồng ý kí kết hợp đồng mới là trường hợp thay đổi hợp đồng
lao động. Vì vậy hợp đồng cũ khơng cịn hiệu lực.
3. Anh chị hãy tư vấn cho cơng ty X để có thể chấm dứt HĐLĐ hợp pháp

với anh T.
- Về điều kiện chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy
định “1- Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành
lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen thưởng và xử lý các vi
phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động”. Do đó, cơng ty X
muốn chấm dứt HĐLĐ hợp pháp với anh T thì cần có điều kiện thuộc các trường
hợp có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào thực tế làm việc của anh T, thì chỉ có thể vận dụng điểm a khoản 1
Điều 38 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007: “1- Người sử
dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những
trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xun khơng hồn thành cơng việc
theo hợp đồng”. Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động : “1.
Người lao động thường xun khơng hồn thành cơng việc theo hợp đồng lao động
là khơng hồn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ
quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một
tháng, mà sau đó vẫn khơng khắc phục. Mức độ khơng hồn thành cơng việc được
7


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của
đơn vị”.
Như vậy công ty X cần xem xét mức độ khơng hồn thành cơng việc quản đốc
phân xưởng dệt của anh T có phải do yếu tố chủ quan hay không và cần lập biên
bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất 2 lần trong 1 tháng gần nhất.
a. Về thủ tục chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn:
Đối với trường hợp của anh T thì trước hết cơng ty cần lập biên bản hoặc nhắc

nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng.
Sau đó, theo khoản 2 điều 38 BLLĐ: Trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
thì cơng ty X cần phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở. Trong
trường hợp khơng nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan lao động biết, người sử dụng lao
động (công ty X) mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định
của mình. Trường hợp khơng nhất trí với quyết định của cơng ty X, Ban chấp hành
cơng đồn cơ sở và người lao động (anh T) có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp
lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
Đồng thời, khi công ty X chấm dứt HĐLĐ phải báo cho người lao động (anh
T) biết trước một thời hạn nhất định theo điểm b khoản 3 Điều 38 BLLĐ: “b) ít
nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba
năm” vì theo đề bài thì anh T và cơng ty X đã kí kết với nhau HĐLĐ có thời hạn là
2 năm.
4. Nếu cơng ty chấm dứt HĐLĐ hợp pháp với anh T, anh sẽ được hưởng
quyền lợi gì?
Quyền lợi của anh T trong trường hợp bị công ty chấm dứt HĐLĐ:
Thứ nhất, anh T được nhận trợ cấp thôi việc: Theo quy định tại khoản 1 Điều
42 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 đang có hiệu lực thi hành và khoản 1
Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ – CP quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một
số điều của Bộ luật lao động về HĐLĐ, khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao
8


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12
tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thơi việc, cứ mỗi
năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có). Trong trường
hợp này, anh T khơng thuộc các trường hợp không được trợ cấp thôi việc là:

“Người lao động vi phạm điểm a, b khoản 1 điều 85 BLLĐ; người lao động đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động; người lao động đã được nhận trợ cấp mất
việc làm rồi”, và anh T đã làm việc thường xuyên tại công ty từ ngày 01/08/2000
đến ngày 01/12/2009, tức là 9 năm 4 tháng (đã trên 12 tháng) nên anh T được
hưởng trợ cấp thôi việc.
Đồng thời, theo quy định tại điều 15 Nghị định 114/2002/NĐ – CP ngày
31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền
lương thì tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thơi việc.
Theo quy định tại Điều 43 BLLĐ, thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày chấm
dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ các khoản có liên quan đến
quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng khơng được q
30 ngày; người sử dụng lao động ghi lý do chấm dứt HĐLĐ vào sổ lao động và có
trách nhiệm trả lại sổ cho người lao động. Ngoài các quy định trong sổ lao động,
người sử dụng lao động không được nhận xét thêm điều gì trở ngại cho người lao
động tìm việc làm mới.
Như vậy, trong thời hạn nêu trên, công ty X phải thanh tốn đủ các khoản trợ
cấp thơi việc, ghi rõ lý do chấm dứt HĐLĐ vào sổ lao động, trả lại sổ cho anh T và
không được nhận xét thêm điều gì gây trở ngại cho anh T trong việc tìm việc mới
sau này.
Thứ hai, anh T được nhận trợ cấp thất nghiệp: Theo Điều 5 Nghị định
127/2008/NĐ – CP ngày 12/12/2008 có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, quy định chi tiết
về hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH 2006 về bảo hiểm thất nghiệp
có quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo điều 81 Luật BHXH như
sau:
9


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động

“Người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thỏa đáng đồng thời

ba điều kiện:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng
trước khi bị mất việc hoặc chấm dứt HĐLĐ làm việc theo quy định của pháp luật
về cán bộ công chức.
2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ hoặc
hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ
quan lao động theo quy định tại khoản 2 điều 15 nghị định 127/2008/NĐ – CP
Người thất nghiệp đủ điều kiện trên hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp tính
từ ngày thứ 16 kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Mức trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình qn tiền lương đóng bảo hiểm
thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, được hưởng trong thời gian
3, 6, 9 hoặc 12 tháng nếu có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng là 12
– 36, 36 - 72, 72 – 144 hoặc trên 144 tháng”.
Như vậy, nếu anh T thỏa mãn cả ba điều kiện trên thì được hưởng bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 127/2008/NĐ – CP là:
“Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc với người sử dụng lao động mà khơng phải đóng bảo hiểm thất
nghiệp thì được tính để được xét hưởng trợ cấp thơi việc, trợ cấp mất việc làm theo
quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiền lương, tiền cơng làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất
việc làm theo pháp luật về lao động là tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao
động, được tính bình qn của 6 tháng liền kề trước khi mất việc hoặc chấm dứt
10


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động


hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu
vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)…”
Trong trường hợp của anh T, nếu chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho đến
ngày nghỉ việc thì anh vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc (do doanh nghiệp X trả)
đối với thời gian anh đã làm việc tại doanh nghiệp cho đến ngày thôi việc. Thời
gian kể từ ngày anh T tham gia bảo hiểm thất nghiệp trở về sau (nếu có tham gia
bảo hiểm thất nghiệp), nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định
127/2008/NĐ – CP, anh T sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và sẽ do bảo hiểm xã
hội chi trả.
Ngồi ra, anh T sẽ được thanh tốn nợ (nếu có), chốt sổ bảo hiểm và trả lại hồ
sơ theo quy định của pháp luật.
Kết thúc
Tóm lại, trên thực tế có rất nhiều trường hợp tranh chấp về vấn đề hợp đồng
lao động hết sức phức tạp. Để giải quyết sao cho thỏa đáng, đảm bảo được quyền
và lợi ích chính đáng cho cả người lao động và người sử dụng lao động khơng phải
là điều dễ dàng. Chính vì vậy, khi giải quyết những tranh chấp này cần phải xem
xét một cách toàn diện, cụ thể đồng thời cũng phải căn cứ vào các quy định của
pháp luật lao động một cách đầy đủ nhất, bên cạnh đó cũng phải chú ý đến những
nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể để có thể giải quyết tranh chấp đúng
đắn. Hợp đồng lao động có ý nghĩa rất lớn đối với cả người sử dụng lao động,
người lao động và trên phạm vi toàn xã hội. Với ý nghĩa quan trọng như vậy,
những điều khoản quy định trong hợp đồng lao động cần phải được quy định chặt
chẽ hơn nữa bằng cách hoàn thiện những quy định của Luật Lao động về vấn đề
này, đồng thời có những hướng dẫn cụ thể thi hành những quy định đó, đảm bảo
cho việc áp dụng luật được chính xác và hiệu quả.

11


Bài tập Nhóm tháng 1 mơn Luật Lao Động


Danh mục tài liệu tham khảo
1. “Giáo trình Luật Lao động” – Trường ĐH Luật HN – NXB. CAND, Hà Nội,
2009.
2. “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam” – Khoa Luật – Viện ĐH Mở HN,
NXB. Giáo dục Việt Nam, 2009.
3. Bộ Luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002.
4. Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ, hướng dẫn chi
tiết một số điều của Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động.
5. Nghị định 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương.
6. Nghị định 127/2008/NĐ – CP ngày 12/12/2008 có hiệu lực từ ngày 1/1/2009,
quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH 2006 về
bảo hiểm thất nghiệp.

12



×