Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

(Skkn rất hay) định hướng dạy học theo dự án một số chủ đề môn toán lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 74 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MỘT
SỐ CHỦ ĐỀ MƠN TỐN LỚP 10 NHẰM PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH
Lĩnh vực: Toán học


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MỘT
SỐ CHỦ ĐỀ MƠN TỐN LỚP 10 NHẰM PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH
Lĩnh vực: Toán học

Họ và tên: Võ Công Danh – ĐT: 0987004468
Nguyễn Hữu Thanh – ĐT: 0988384044

Đậu Thị Thuận – ĐT: 0976284108
Tổ: Tốn – Tin
Mơn: Tốn

Năm thực hiện: 2023



MỤC LỤC
TT
1

NỘI DUNG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

TRANG
1

2

I. Lí do chọn đề tài

1

3

II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2

4

1. Mục đích nghiên cứu

2

5
6


2. Nhiệm vụ nghiên cứu
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2
2

7

IV. Phương pháp nghiên cứu

2

8

V. Tính mới và những đóng góp của đề tài

3

9
10
11

PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài khoa học
1. Cơ sở lí luận

4
4
4


12

2. Cơ sở thực tiễn

6

13

3. Thực trạng dạy học theo hình thức DHTDA tại
trường THPT Đông Hiếu

7

14

II. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

9

15

1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung, cấu trúc xây dựng
chủ đề dạy học theo hình thức DHTDA

9

16

2. Quy trình tổ chức DHTDA


10

17

III. Định hướng dạy học theo dự án một số chủ
đề mơn Tốn lớp 10 (CT 2018)

12

18

1. DHTDA mức độ 1

12

19

2. DHTDA mức độ 2

17


20

IV. Thực nghiệm sư phạm, khảo sát và đánh giá
tính khả thi của đề tài

21
22


1. Thực nghiệm sư phạm
2. Đánh giá kết quả TNSP và khảo sát tính khả thi
của đề tài.

23

PHẦN II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

28
28

31
36

24

I. Kết luận

36

25

II. Kiến nghị

36


MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29


Viết tắt
THPT
GDPT
GDTrH
DHTDA
CT GDPT
KNTT&CS
NL
NCKH
PPDH
HS
GV
CSVC
TB
DAHT
SKKN

BPT
THCS
SL
SP
KQ
QTĐ
QTC
QTN
TNSP
TN
ĐC
PTNL
GVGD


Nội dung
Trung học phổ thông
Giáo dục phổ thông
Giáo dục trường học
Dạy học theo dự án
Chương trình giáo dục phổ thơng
Kết nối tri thức và cuộc sống
Năng lực
Nghiên cứu khoa học
Phương pháp dạy học
Học sinh
Giáo viên
Cơ sở vật chất
Thiết bị
Dự án học tập
Sáng kiến kinh nghiệm
Hoạt động
Bất phương trình
Trung học cơ sở
Số lượng
Sản phẩm
Kết quả
Quy tắc đếm
Quy tắc cộng
Quy tắc nhân
Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm
Đối chứng
Phát triển năng lực

Giáo viên giảng dạy


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục của Đảng và
Chính phủ là: “Chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo
dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực” (NQ 88/2014/QH13 của
Quốc hội).
Năm học 2022-2023 là năm học đầy thách thức với chương trình giáo dục
THPT nói chung và mơn Tốn nói riêng vì đây là năm học đầu tiên giáo viên
THPT được tiếp cận với chương trình GDPT 2018. Đồng nghĩa với việc chương
trình Giáo dục THPT thực sự đã chuyển mình thay đổi tồn diện từ nội dung,
hình thức tổ chức dạy học đến cách thức tiếp cận kiến thức, định hướng hình
thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh
Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là xu
thế của các nền giáo dục tiên tiến, mỗi giáo viên cần phải trau dồi cho mình một
kĩ năng tổ chức các hình thức dạy học hiện đại, phù hợp với các đối tượng học
sinh qua đó định hướng cho các em tiếp cận, làm quen với hoạt động nghiên
cứu khoa học, thúc đẩy việc ứng dụng Tốn học vào các tình huống thực tiễn.
Chương trình Tốn 10 có một cách tiếp cận hồn tồn mới và có tính trừu
tượng cao đối với đa số học sinh đầu cấp, nội dung các chủ đề bám sát với các
bài tốn thực tiễn. Vì vậy, tổ chức dạy và học như thế nào để phát huy được tính
tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh là một vấn đề đầy khó khăn và
thách thức. Tuy nhiên đó cũng là một cơ hội để người giáo viên chuyển mình
tiếp cận dần với các hình thức dạy học hiện đại. Mỗi chúng ta cần mạnh dạn
thay đổi đề cùng chung tay đưa con tàu giáo dục nước nhà tiếp cận với con
đường mới và tiến gần hơn với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Năm học 2022-2023 sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh hình
thức tổ chức dạy học theo dự án, yêu cầu mỗi đơn vị tổ chức được ít nhất một

dựa án ở mỗi môn học (Công văn số 1776/SGD&ĐT GDTrH V/v hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2022-2023, ngày 26/8/2022). Qua đó ta
thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của hình thức tổ chức dạy học này.
Bản thân là giáo viên dạy tốn ở ngơi trường miền núi, nơi đây học sinh cịn
khó khăn về nhiều mặt. Nhưng với quyết tâm không để các em bị bỏ lại phía
sau trên con tàu giáo dục nên chúng tơi chọn đề tài “Định hướng dạy học theo
dự án một số chủ đề mơn Tốn lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo cho học sinh” với mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi
mới các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường THPT Đông Hiếu.
1


II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1. Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu các quan niệm và định nghĩa về dạy học theo dự án (DHTDA).

-

Nghiên cứu ưu điểm và hạn chế của DHTDA trong dạy học mơn Tốn.

-

Nghiên cứu vận dụng DHTDA vào một số chủ đề kiến thức mơn Tốn lớp 10,
CT GDPT 2018.

- Nghiên cứu tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh khi tham gia thực
hiện các nhiệm vụ trong các dự án cụ thể.
2.


Nhiệm vụ nghiên cứu
Tác động của DHTDA đến quá trình hình thành kiến thức, phẩm chất và
năng lực của học sinh.
Đề xuất thiết kế kế hoạch DHTDA một số chủ đề mơn Tốn 10 theo định
hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Nhiệm vụ trọng tâm:

-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTDA mơn tốn.

- Nghiên cứu thiết kế một số hoạt động giáo dục theo định hướng DHTDA mơn
Tốn lớp 10.
- Phân tích các nhiệm vụ thành phần của dự án học tập, từ đó có các hoạt động
chi tiết nhằm liên kết được nội dung dạy học với các nhiệm vụ thực tế đã giao cho
học sinh.
- Định hướng và xây dựng một số dự án dạy học nhằm phát triển phẩm chất và
năng lực cho học sinh.
III. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng thực hiện là học sinh (các lớp 10C7, 10C8, 10C9) trường THPT
Đông Hiếu, các chủ đề kiến thức trong chương trình mơn tốn lớp 10, các năng
lực cần đạt có liên quan,...
- Đề tài thực hiện trong phạm vi kiến thức mơn Tốn lớp 10, sách KNTT&CS.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát và thử nghiệm (trao đổi với học sinh và tìm hiểu khả
năng quan sát, đưa thực tế vào bài học của học sinh).
-

Thực nghiệm sư phạm.


-

Thống kê chất lượng .

-

Khảo sát tính khả thi của đề tài.
2


V. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo dự án sử dụng một số chủ đề
trong chương trình Tốn 10 – KNTT&CS nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tốn ở
trường THPT Đơng Hiếu.
Tổng hợp lại một cách hệ thống quy trình thực hiện bài học theo dự án. Đề
xuất và tổ chức thực hiện các hình thức (mức độ) khác nhau của DHTDA gắn
liền với các chủ đề NCKH và chủ đề STEM.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động
chiếm lĩnh tri thức.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
I.

Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài khoa học
1. Cơ sở lí luận

1.1. Dạy học theo dự án
DHTDA là một trong những phương pháp dạy học (PPDH) hiện đại phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Có nhiều quan điểm
khác nhau về DHTDA nhưng điểm chung của các quan điểm đó là đều nhấn
mạnh đến “tính tự quyết” và sự tự hoạt động như là cơ sở, nền móng của dạy
học. DHTDA tạo điều kiện cho học sinh tự quyết trong tất cả các giai đoạn học
tập và tạo được sản phẩm hoạt động nhất định. Vì vậy, DHTDA được coi là
phương pháp dạy học giải quyết được cả mặt lý thuyết và thực tiễn.
Một số quan điểm về DHTDA:
Theo [5]: DHTDA là một hình thức tổ chức dạy học, bên cạnh đó, DHTDA
có thể hiểu là một phương pháp dạy học phức hợp. “Làm việc nhóm là hình
thức làm việc cơ bản của DHTDA”.
Trong chương trình dạy học của Intel: DHTDA là một mơ hình dạy học lấy
học sinh làm trung tâm. Cách học này phát triển kiến thức và kĩ năng của học
sinh thông qua một nhiệm vụ mở rộng, đòi hỏi các em phải nghiên cứu và thể
hiện kết quả học tập của mình thơng qua các sản phẩm lẫn phương thức thực
hiện.
Theo Trần Thị Hoàng Yến: DHTDA là một PPDH, trong đó dưới sự định
hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh của giáo viên, học sinh tự lực lập kế
hoạch hành động, tiến hành thực hiện các nhiệm vụ học tập để tạo ra sản phẩm,
qua đó lĩnh hội tri thức mới thơng qua các dự án có ý nghĩa thực tiễn [6;tr26].
Qua các quan điểm trên ta thấy, DHTDA là một phương pháp có chức năng
kép (kết hợp giữa học tập và nghiên cứu), góp phần gắn lý thuyết với thực hành,
tư duy và hành động có vai trị tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc sáng
tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh. Mục tiêu của DHTDA là thông qua thực
hiện các DAHT, HS không những trả lời được những câu hỏi, giải quyết được
những nhiệm vụ học tập, lĩnh hội được những kiến thức cần thiết mà cịn hình
thành được cách thức làm việc, phát triển được kĩ năng tự học, tự nghiên cứu
đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực NCKH cho bản thân.
1.2. Ưu điểm và nhược điểm trong việc DHTDA

1.2.1. Ưu điểm

-

Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
4


-

Kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh.

-

Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo.

- Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp
tác.
-

Rèn luyện phẩm chất kiên trì, nhẫn nại trong học tập và trong đời sống.
1.2.2. Nhược điểm

- DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính trừu
tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản
- DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian, vì vậy DHTDA khơng thay thế cho phương
pháp thuyết trình và luyện tập mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các
PPDH truyền thống.
-


DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Các
phương
diện so
sánh

Dạy học theo phương pháp
truyền thống

Học là quá trình tiếp thu và
Quan

lĩnh hội, qua đó hình thành

niệm

kiến thức, kĩ năng, tư
tưởng, tình cảm.

Bản chất

Mục tiêu

Nội dung

Truyền thụ tri thức và
chứng minh chân lí.

Chú trọng cung cấp tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo.


Từ sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo + giáo viên.

Dạy học theo dự án

Học là q trình kiến tạo; HS tìm
tịi, khám phá, phát hiện, luyện tập,
khai thác và xử lí thơng tin,... tự
hình thành kiến thức, năng lực và
phẩm chất
Tổ chức hoạt động nhận thức cho
HS. Hướng dẫn, tư vấn cho HS cách
tìm ra chân lí, tri thức,...
Chú trọng hình thành các năng lực
(sáng tạo, tư duy, hợp tác,...), hướng
dẫn HS hoạt động, chủ động chiếm
lĩnh tri thức
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
tài liệu tham khảo, GV, các tài liệu
khoa học phù hợp, thí nghiệm,
thực tế, đặc biệt là các nguồn tài
liệu dạng mở online,...; gắn với vốn
hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu


của HS, tình huống thực tế, bối cảnh
và mơi trường ứng dụng,...
5



Phương
pháp
dạy học

Thường sử dụng các
phương pháp diễn
giảng, thuyết trình,...

Hình thức Thường giới hạn trong một
tổ chức lớp học
- GV ra đề thi, chấm thi và
Cách
đánh giá

công bố kết quả
- Thang điểm thường có

kết quả

sẵn, dùng chung

học tập

cho cả lớp
- Sản phẩm: Điểm số

2.

Các phương pháp dạy học tích cực:

Phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy
học tương tác, kiến tạo,...
Hoạt động nhóm, trải nghiệm thực
tế, học trên lớp, phịng thí nghiệm,...
GV và HS (có thể có cả đối tượng
khác) tham gia vào hoạt động đánh
giá. Công cụ đánh giá cần được xây
dựng bởi GV và HS cho từng dự án
học tập.
Sản phẩm: Sản phẩm của dự án có
tính ứng dụng trong thực tế.

Cơ sở thực tiễn
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phương thức giáo dục tích cực, tích hợp với mục
đích rèn luyện năng lực cho học sinh.
Công văn số 1776/SGD&ĐT GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
GDTrH năm học 2022-2023, ngày 26/8/2022 của SGD&ĐT Nghệ An: Năm học
2022-2023 các cơ sở giáo dục đẩy mạnh hình thức tổ chức dạy học theo dự án,
mỗi đơn vị tổ chức được ít nhất một dựa án ở mỗi môn học.
2.1. Thuận lợi
Nhà nước đang trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nên
CSVC, TB dạy học đang dần được đầu tư đầy đủ.

Ý
thức và trách nhiệm của người GV ngày càng được nâng cao, tài liệu về
chuyên đề, phương pháp cũng khá đầy đủ.
Học sinh đã được tiếp cận với nhiều hình thức dạy học, nhiều nguồn tài liệu

bên trong và ngoài nhà trường: học trên internet, học các trung tâm GD, ...
2.2. Khó khăn
Học sinh miền núi cịn nhiều khó khăn nên thời gian tự học, tự nghiên cứu
còn nhiều hạn chế nên việc chủ động tìm và tiếp cận dự án học tập bị ảnh
hưởng.


Do đặc thù của DHTDA là có tính trừu tượng, tiếp thu kiến thúc thông qua
việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nên dễ gây nản chí cho học sinh trong quá
trình hoạt động khám phá tri thức.
6


Học sinh lớp 10 (khóa 2022-2023) vừa hồn thành chương trình THCS (CT
2006) với các phương pháp dạy học truyền thống nên sẽ bỡ ngỡ khi các em bắt
đầu tiếp cận CTPT 2018 (với nội dung, cách trình bày và phương pháp học tập
hoàn toàn thay đổi).
3.

Thực trạng dạy học theo hình thức DHTDA tại trường THPT Đơng Hiếu
3.1. Về phía giáo viên
Chúng tơi sử dụng phiếu để tiến khảo sát với 26 giáo viên (GV) thuộc các
mơn Tốn học (8 GV), Vật lí (7 GV), Hóa học (4 GV), Sinh học (4 GV), Công
nghệ (3 GV) của trường THPT Đông Hiếu
Câu 1. Thầy/Cô hãy đánh giá tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo dự án
cho học sinh tại trường THPT Đơng Hiếu.
Tầm quan trọng

Rất quan


Quan

Bình

Khơng quan

trọng

trọng

thường

trọng

SL
Ý kiến

%

21

5

0

0

80,77%

19,23%


0,00%

0,00%

Câu 2. Mức độ quan tâm của Thầy/ Cô đối với dạy học theo dự án cho học
sinh?

Mức độ

Khơng

Đang tìm

quan tâm

hiểu

SL
Ý kiến

%

Vừa thực

Đã thực hiện

hiện vừa tìm

thành thạo.


hiểu

0

18

8

0

0,00%

69,23%

30,77%

0,00%

Câu 3. Thầy/Cơ đã thực hiện dạy học theo dự án bao nhiêu chủ đề cho học
sinh? Tên chủ đề là gì?
Chưa từng dạy học
SL
%

22
84,62%

Đã từng dạy học, tên chủ đề là?
SL

%

4
15,38%

Từ kết quả điều tra ở trên, chúng tôi thấy rằng hầu hết GV đều có quan tâm
đến dạy học theo dự án. Đa số cho rằng dạy học theo dự án cho học sinh trường
THPT Đông Hiếu là quan trọng và rất quan trọng. Phần lớn GV mong muốn


thực hiện được các kĩ thuật dạy học theo dự án. Tuy nhiên nhiều GV cịn gặp
khó khăn khi dạy học theo dự án vì nguồn tài liệu đang hạn chế, chưa được tập
7


huấn kĩ càng và đặc biệt là không gian, thời gian và kinh phí chưa bảo đảm.
3.2. Về phía học sinh
Trước khi tiến hành áp dụng phương pháp dạy học theo dự án, chúng tôi
phát phiếu điều tra cho 127 học sinh (HS) thuộc các lớp 10C7(41), 10C8(44),
10C9(42) tại Trường THPT Đông Hiếu, kết quả thu được như sau:
Câu 1. Ở cấp THCS Em đã được tiếp cận với “dự án học tập” mơn Tốn nào
chưa? Dự án liên quan đến chủ đề gì ?
Chưa từng
SL
107

Đã từng học
%

SL


%

84.25%

20

15.75%

Chủ đề liên quan đến
kiến thức:
- Hàm số bậc 2.
- Tam giác đồng dạng.

Câu 2. Em đánh giá thế nào về thái độ học tập của bản thân khi thực hiện các
dựa án học tập mơn Tốn?
Rất hứng thú
SL
%

Khơng hứng thú

15

SL

11.81%

Khơng đánh giá được


5

%

SL

3.94

107

%

84.25%


câu 2, chúng tôi lấy thông tin từ 20 học sinh đã từng được tiếp cận với
DHTDA (15 20 =75% HS thấy hứng thú với các DAHT). Điều đó chứng tỏ
dạy học theo dự án thật sự là phương pháp dạy học tạo được tính chủ động, tích
cực và sáng tạo cho học sinh.
Câu 3. Những kỹ năng sau đây em đã được Thầy/ Cô rèn luyện ở mức độ nào?
Rất tốt
Nội dung
Phát hiện yếu tố
toán học trong bài
toán thực tế.
Thu thập thông
tin, xác định mục
tiêu và lập kế
hoạch học tập.


Tốt

Chưa tốt
%

Khơng có

SL

%

SL

%

SL

SL

%

4

3,15%

10

7,87%

40


31.50% 73

57,48%

5

3,94%

12

9,45%

46

36,22% 64

50,39%


8


Trao đổi, thảo
luận nhóm lựa
chọn giải pháp và
thực hiện giải
quyết vấn đề.

7


5,51% 15

11,81%

92 72.44%

13 10,24%

Trình bày báo cáo
một chủ đề Toán
học

4

3,15% 10

7,87%

35

78 61,42%

4

3,15%

6,30%

55 43,31%


Đánh giá một chủ
đề Toán học

8

27,56

60 47,24%

Kết quả cho thấy rất ít học sinh tự tin về các kĩ năng thiết yếu để có thể thực
hiện một dự án học tập, tuy nhiên lí do chính là phần lớn học sinh chưa thật sự
được tiếp cận với hình thức học tập theo dự án.
3.3. Kết luận
Kết quả điều tra đã phản ánh một thực trạng là:
Các GV đã nhận thấy tầm quan trọng của hình thức học tập theo dự án. Tuy
nhiên đa số GV chưa thật sự đầu tư tìm hiểu kỹ về các hoạt động định hướng
học tập theo dự án, cũng như chưa chú trọng việc phát triển NL đặc thù bộ môn
cho HS. Đa số GV vẫn cịn khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học
của các phương pháp dạy học tích cực.
HS cảm thấy hứng thú với các tiết học có kiến thức thực tiễn, vận dụng kiến
thức vào các vấn đề thực tiễn. Từ đó chúng tơi càng có động lực và quyết tâm
hồn thành SKKN này nhằm xây dựng các tiết học theo hình thức dạy học theo
dự án để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh.
Chúng tôi đánh giá: việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án trong dạy
học mơn tốn cần được chú trọng, đẩy mạnh hơn nữa để có thể phát triển các
năng lực đặc thù của HS, đặc biệt là NL đặc thù mơn Tốn. Do đó, sáng kiến
kinh nghiệm này rất có ý nghĩa về thực tiễn.
II.


Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung, cấu trúc xây dựng chủ đề dạy học theo
hình thức DHTDA
Để tổ chức được các hoạt động giáo dục có hiệu quả, mỗi chủ đề DHTDA
cần phải được xây dựng theo 5 nguyên tắc sau:
9


Nguyên tắc

2.

Nội dung

1

Chủ đề bài học DHTDA cần đề cập đến các vấn đề thực tiễn,
các hoạt động nảy sinh vấn đề cần giải quyết.

2

Cấu trúc hoạt động DHTDA theo quy trình thiết kế các dự án,
ưu tiên thiết kế cấu trúc để học sinh hoạt động.

3

Thực hiện chủ đề DHTDA, đưa HS vào hoạt động chủ động
tìm tịi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và
tạo ra sản phẩm dưới sự định hướng của GV.


4

Tổ chức DHTDA lơi cuốn HS vào hoạt động nhóm kiến tạo.

5

Chủ đề DHTDA tiếp cận liên môn Khoa học, Kĩ thuật, Công
nghệ và Tốn phù hợp với trình độ nhận thức của HS.

Quy trình tổ chức dạy học theo dự án
Các tài liệu tham khảo hiện hành chia quy trình DHTDA gồm các giai đoạn
sau:
Giai đoạn 1: Xác định chủ đề và đưa ra tình huống học tập.
Giáo viên căn cứ vào nội dung chủ đề để có những định hướng cho học sinh
hoặc gợi ý một số vấn đề gắn liền với thực tiễn, kích thích tính tị mị, khám phá
của các em.
Giai đoạn 2: Xác định mục tiêu của dự án, xây dựng kế hoạch.
Sau khi chọn chủ đề, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho nhóm
HS thực hiện. Mỗi nhóm HS tự xác định mục tiêu và kế hoạch thực hiện của
mình, lên kế hoạch với các nội dung cần thực hiện để hoàn thành dự án, càng
chi tiết, cụ thể càng tốt.
Để học sinh thuận lợi trong q trình hoạt động hồn thành dự án và chiếm
lĩnh tri thức thì giáo viên cần phác thảo một kế hoạch sơ bộ cho học sinh và xây
dựng hợp lí bộ câu hỏi định hướng nhằm giúp học sinh tiếp cận chính xác hơn
trọng tâm của chủ đề.
Để phù hợp với thực trạng học sinh tại trường, chúng tôi chia bộ câu hỏi
định hướng thành hai loại: Câu hỏi định hướng nghiên cứu kiến thức và Câu hỏi
định hướng hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
Giáo viên cần đánh giá kế hoạch của HS sao cho khi giải quyết vấn đề đó,

HS phải học được những kiến thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình mơn
học đã được lựa chọn. Các hoạt động của học sinh cần hướng đến mục tiêu cuối
cùng của dự án học tập.
10


Giai đoạn 3: Phân công nhiệm vụ, thực hiện dự án
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/ sản phẩm cần chế tạo/ bài tốn
cần giải quyết... nhóm trưởng và các thành viên căn cứ vào bảng kế hoạch để
phân cơng nhiệm vụ hợp lí, đảm bảo các sản phẩm phải hoàn thành đúng thời
gian quy định.
Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm
học tập mà HS phải hoàn thành.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo phân công trong bảng kế hoạch. Nghiên
cứu tài liệu, tra cứu thông tin, tổng hợp và xử lí thơng tin.
Trao đổi thống nhất và viết báo cáo thu hoạch.
Quá trình này giáo viên cần quan tâm sát sao nhằm điều chỉnh và định
hướng cho học sinh đi đúng với mục tiêu.
Các hoạt động học có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở
trường, ở nhà và cộng đồng).
Giai đoạn 4: Báo cáo, trình bày sản phẩm.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm
Các nhóm trao đổi, thảo luận, nhận xét để hoàn thiện dự án
Các thành viên thực hiện nhiệm vụ và chỉnh sửa sản phẩm theo các ý kiến
góp ý hợp lí.
Giai đoạn 5: Đánh giá kết quả thực hiện dự án.
Đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng.
Học sinh tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên tổng hợp, đánh giá chung qua đó nhấn mạnh các nội dung trọng
tâm của chủ đề học tâp.

Chúng tơi đánh giá quy trình trên hồn tồn hợp lí và phù hợp với đối tượng
là học sinh THPT. Tuy nhiên để phù hợp hơn với thực tế giảng dạy chúng tôi
mạnh dạn chia bài học theo dự án gồm 2 mức độ:
Mức độ 1: Dự án học tập bám sát với nội dung chủ đề (các giai đoạn của
quy trình DHTDA bám sát với các nội dung cần giáo dục, sản phẩm của dự án
là kiến thức, năng lực cần đạt của chủ đề đó)
Mức độ 2: Dự án học tập tiếp cận với 1 đề tài khoa học (ngoài việc nắm
vững kiến thức của chủ đề, học sinh còn biết vận dụng kiến thức đó để giải
quyết một số vấn đề thực tiễn; ở đây DHTDA gắn liền với các hoạt động trong
11



×