Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nguồn vốn ODA là gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.18 KB, 6 trang )

Ưu điểm:
* Lãi suất thấp hơn rất nhiều so với những khoản vay khác, thông thường ở mức
dưới 2% hoặc 3%.
* Nước nhận ODA có thể khơng cần hồn lại nếu đó là nguồn viện trợ ODA khơng
hồn lại
* Vốn đầu tư ODA là một khoản vay có thời gian cho vay và thời gian ân hạn vay
dài, thông thường từ 25 - 40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn vay 8 - 10
năm
* Hầu hết trong nguồn vốn ODA ln có một phần viện trợ khơng hồn lại, thấp
nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
* Vốn đầu tư ODA là nguồn vốn rất quan trọng giúp các nước chậm và đang phát
triển để có thể ổn định đời sống xã hội và phát triển kinh tế.
* Ngoài hỗ trợ về vốn, bên viện trợ ODA cịn có các hoạt động hỗ trợ giúp bên
nhận ODA nâng cao trình độ khoa học - cơng nghệ cũng như trình độ nhân lực lao
động. Qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống cho người dân
Nhược điểm:
* Nước tiếp nhận vốn ODA gần như phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ đối với
một số ngành, mặt hàng nhập khẩu từ nước viện trợ ODA. Ngoài ra nước tiếp nhận
vốn ODA cũng sẽ phải từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục
hàng hoá mới của nước viện trợ vốn ODA hoặc cũng có thể cho phép họ đầu tư
vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
* Bên viện trợ vốn vay ODA thường yêu cầu bên nhận viện trợ mua thiết bị, thuê
dịch vụ, nhân lực … của khoản vay với chi phí tương đối cao.
* Bên nhận viện trợ ODA phải thực hiện các điều khoản thương mại mậu dịch đặc
biệt như nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của nước cho vay ODA
* Nước cho vay ODA sẽ tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của
nước vay dưới hình thức hỗ trợ chuyên gia hoặc nhà thầu
* Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hồn lại
tăng lên. Đây là một điểm bất lợi cho nước nhận vốn đầu tư ODA.
* Nước vay ODA có thể gặp một số nguy hại nếu sử dụng vốn ODA khơng hiệu
quả như để xảy ra tham nhũng, lãng phí, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án




Vai trò của ODA đổi với sự phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước đang
phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình. Vai trị của
ODA đối với các nước nhận tài trợ thể hiện một số điểm chính sau đây:
- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát
triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA có đặc tính ưu việt là
thời hạn cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25 - 40 năm mới phải hoàn trả và
thời gian ân hạn 8-10 năm), lãi suất thấp (khoảng từ 0,25% đến 2%/năm), và trong
nguồn vốn ODA ln có một phần viện trợ khơng hồn lại. Chỉ có nguồn vốn lớn
với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy chính phủ các nước đang phát triển mới có
thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá,
điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn von ODA là điều kiện
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính tốn
của các chun gia WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách
tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.
- ODA giúp các nước tiếp nhận phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường.
Một lượng ODA lớn được các nhà tài frợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho
đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh
vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc dạy và học của các
nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho
các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài
trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát
triển con người của quốc gia mình.
- ODA giúp các nước đang phát triển xố đói, giảm nghèo. Xố đói, giảm nghèo
là một trong những tơn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình
thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân
đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1%

GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu
như các nước giàu tăng 10 tỉ USD viện trợ hàng năm sẽ cứu được 25 triệu người
thoát khỏi cảnh đói nghèo.
- ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của
các nước đang phát triển. Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm
hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia


này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hóa
cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ.
- ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư
nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tot, ODA đóng vai trị như nam
châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỉ lệ xấp xỉ 2 USD hên 1 USD viện trợ. Đối với
những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA cịn góp phần củng cố
niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của đất nước. Tuy nhiên,
không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những
nền kinh tế có mơi trường kinh doanh bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ khơng
những khơng bổ sung mà cịn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao
các nước đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của
cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít von FDI.
- ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực thể chế thơng qua các
chương trình, dự án hỗ trợ cơng cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và
xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.
Việt Nam hiện là quốc gia nhận được nguồn vốn ODA tương đối nhiều so với các
nước cùng nhóm thu nhập. Nguồn von ODA và vốn vay ưu đãi đã góp phần quan
trọng, tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ
tầng, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa. Nhiều công trình,
dự án sau khi hồn thành đưa vào sử dụng phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Các nguồn
vốn vay cịn hỗ trợ đẩy mạnh q trình chuyển giao cơng nghệ và tiếp thu khoa học
kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, tạo ra

việc làm. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như tiến độ
thực hiện, giải ngân các chương trình dự án chưa đáp ứng được yêu cầu và cam kết
trong hiệp định kí kết với các nhà tài trợ...
Đến tháng 9/2018, Việt Nam đã kí các hiệp định vay hơn 84 tỉ USD vốn ODA, tập
trung chủ yếu vào một số nhà tài trợ như WB khoảng 29%, Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) khoảng 20%, Nhật Bản 34%, Trung Quốc 4%, Hàn Quốc 4%, Pháp
3%... Dư nợ nước ngồi của Chính phủ tính đến năm 2017 là hơn 45,8 tỉ USD, tỉ lệ
nợ nước ngoài chiếm khoảng 20,52%.
Định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA giai đoạn 2021-2025 theo ngành, lĩnh vực
về cơ bản thực hiện theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020.


Cụ thể, vốn ODA khơng hồn lại ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính
sách, thể chế và cải cách; phịng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với
biến đổi khí hậu; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự
án sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm làm tăng thành tố
ưu đãi của khoản vay.
Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y
tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi
trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu khơng có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngồi được ưu tiên sử dụng cho chương
trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định của pháp luật về cho vay lại vốn
vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội.
Đồng thời căn cứ nhu cầu thực tế, bổ sung lĩnh vực thảm họa, dịch bệnh tăng
trưởng xanh và đổi mới sáng tạo ưu tiên sử dụng vốn ODA khơng hồn lại trong
giai đoạn này.
Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA bao gồm:

Thứ nhất, vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không
sử dụng cho chi thường xuyên. Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho các hoạt
động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trừ trường hợp phục vụ chuyển giao
công nghệ, kỹ năng vận hành các thiết bị, máy móc; tham quan khảo sát, nộp thuế,
trả các loại phí, lãi suất tiền vay; mua sắm ôtô trừ ôtô chuyên dụng được cấp có
thẩm quyền quyết định; vật tư, thiết bị dự phịng cho q trình vận hành sau khi dự
án hoàn thành trừ một số vật tư, thiết bị dự phịng đặc biệt được cấp có thẩm quyền
quyết định theo quy định của pháp luật, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
chi phí hoạt động của Ban quản lý dự án.
Thứ hai, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãu trên
cơ sở bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, thực hiện phân cấp gắn
với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực của bộ, cơ quan trung ương, địa phương; bảo
đảm sự phối hợp quản lý, giám sát và đánh giá của các cơ quan có liên quan theo
quy định hiện hành của pháp luật;
Thứ ba, đảm bảo công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình về chính
sách, trình tự, thủ tục vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi giữa


các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương, tình hình thực hiện và kết quả sử dụng
vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
Thứ tư, cơng bố thơng tin về chính sách hợp tác, lĩnh vực ưu tiên của các nhà tài
trợ nước ngồi trên hệ thống thơng tin điện tử của Chính phủ;
Thứ năm, phịng chống tham nhũng, thất thốt, lãng phí trong quản lý và sử dụng
vốn ODA, vốn vay ưu đãi, ngăn ngừa và xử lý các hành vi này theo quy định của
pháp luật;
Thứ sáu, phương thức xác định khoản mục chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách
nhà nước, việc xác định các khoản mục chi đầu tư phát triển được thực hiện theo
quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng và các
văn bản pháp luật có liên quan.
Phân loại vốn ODA

Phân loại vốn ODA theo tính chất nguồn vốn
Bao gồm: ODA hồn lại, ODA khơng hồn lại và ODA hỗn hợp:
* ODA hoàn lại: Bao gồm các khoản vay ưu đãi, có thời gian hồn lại dài và lãi
suất thấp. Trong nguồn vốn ODA hồn lại cần có tối thiểu 25% là tài trợ khơng
hồn trả.
* ODA khơng hồn lại: Đây là viện trợ phát triển chính thức từ nước ngồi cung
cấp và khơng u cầu nước tiếp nhận ODA hoàn trả
* ODA hỗn hợp: Bao gồm một phần tín dụng ưu đãi theo điều kiện của OECD kết
hợp với một phần ODA khơng hồn lại
Phân loại theo nguồn cung cấp
* Nguồn vốn ODA song phương: Là loại viện trợ phát triển chính thức của Chính
phủ các nước dành cho Chính phủ của nước khác. Các quốc gia cung cấp nguồn
ODA chủ yếu trên thế giới hiện nay kể đến như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản...
* Vốn ODA đa phương: Bao gồm các nguồn viện trợ chính thức đến từ các tổ chức
tài chính quốc tế, khu vực hoặc từ Chính phủ nước này đến Chính phủ nước khác
thông qua các tổ chức đa phương.
Phân loại theo điều kiện ràng buộc


* Vốn ODA không ràng buộc: Khoản viện trợ không ràng buộc tức là việc sử dụng
nguồn vốn ODA không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
* ODA ràng buộc: ODA chỉ được phép sử dụng để mua sắm trang thiết bị, hàng
hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp tại nước trợ cấp ODA cung cấp hoặc chỉ được
dùng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể.
Phân loại nguồn vốn ODA theo hình thức
* Hỗ trợ cán cân thanh toán: Hỗ trợ cán cân thanh toán được thực hiện qua các
dạng: Chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận; viện trợ hàng hóa hoặc hỗ trợ
nhập khẩu.
* Hỗ trợ chương trình: Nguồn vốn ODA này được sử dụng cho một mục đích tổng
quát với thời hạn nhất định mà khơng phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng

như thế nào.
* Hỗ trợ dự án: Vốn ODA hỗ trợ dự án được sử dụng để thực hiện một dự án cụ
thể, cần báo cáo chi tiết về các hạng mục sử dụng ODA. Hỗ trợ dự án có hai loại:
Hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật.
Viết cho Hoàng Thuỳ Dương



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×