Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận đường lối văn hóa đường lối văn hóa của đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp và can thiệp của mỹ ( 1945 – 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.31 KB, 27 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: ĐƯỜNG LỐI VĂN HĨA CỦA ĐẢNG
Đề tài:
ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ (1945-1954)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................3
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA, ĐƯỜNG LỐI
VĂN HÓA CỦA ĐẢNG...................................................................................3
1.1. Khái niệm văn hóa...................................................................................3
1.2. Đường lối văn hóa của Đảng và cơ sở khách quan hình thành và phát
triển đường lối văn hóa của Đảng.....................................................................6
Chương 2. NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA CỦA ĐẢNG TRONG
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP
CỦA MỸ ( 1945 – 1954)..................................................................................7
2.1. Hồn cảnh lịch sử.......................................................................................7
2.2. Đường lối văn hóa của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp và can thiệp của Mỹ (1945 -1954).........................................................12
1.3. Đánh giá thực hiện đường lối văn hóa...................................................21
KẾT LUẬN....................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................25


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đặc biệt chú
trọng tới lĩnh vực văn hóa, coi xây dựng và phát triển văn hóa là một trong
những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cách mạng Việt Nam. Trong lịch sử
phát triển xã hội lồi người cho thấy, văn hóa giữ vai trị to lớn trong sự phát


triển của xã hội. Quốc gia dân tộc nào có nền văn hóa phát triển cao, dân tộc
đó, quốc gia đó có được sức mạnh bền vững và sự phát triển toàn diện. Đã
khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng luôn coi trọng lĩnh vực văn hóa,
coi văn hóa là một trong ba mặt trận cùng với kinh tế, chính trị. Việc xác định
dược đúng vị trí và vai trị của Văn hóa Đrang ta đã lãnh đạo nền văn hóa Việt
Nam tiến lên, chuyển biến theo hướng tích cực, quan trọng và đã đóng góp to
lớn trong cơng cuộc giải phóng và xây dựng đất nước. Đường lối văn hóa của
Đảng ta từ năm 1930 đến nay ln mang tính nhất qn, hướng tới mục tiêu
chiến lược “ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, dậm đà bản sắc dân
tộc”. Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những tư
tưởng, quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trị xã hội của văn hóa
trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc điểm của nền văn hóa mới,
những mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng nền vă nhóa mới và con người mới ở
nước ta gắn với từng thời kỳ lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam. Vì thế,
đường lối văn hóa của Đảng là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ đường
lối lãnh đạo của Đảng từ khi thành lập cho đến nay. Trong bài tiểu luận này
em muốn tìm hiểu và làm rõ: “Đường lối văn hóa của Đảng trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ ( 1945 – 1954)”
Đây là nội dung mà em muốn làm rõ ở bài tiểu luận này muốn làm rõ
văn hóa là gì, q trình hình thành và thực hiện đường lối văn hóa của Đảng
trong giai đoạn kháng chiến kiến quốc, phân tích làm rõ để có cái nhìn sâu
rộng về Đường lối văn hóa của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực

1


dân Pháp và can thiệp của Mỹ ( 1945 – 1954). Từ đó rút ra những đánh giá và
bài học kinh nghiệm.
Tiểu luận này em sẽ tập chung vào nghiêm cứu, hệ thống lại những chủ
trương chính sách của Đảng từ các đại hội, hội nghị trung ương hiện hiện q

trình hình thành và hồn thiện quan điểm từ đó rút ra nhận xét, đánh giá của
bản thân từ đó đưa rút ra kinh nghiệm.
Bài tiểu luận chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và logic, ngoài ra
em sẽ vận dụng thêm một vài phương pháp thống kê, so sánh vận dụng, phân
tích tổng hợp.
Nguồn tư liệu chủ yếu là từ các văn kiện, nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, các bài báo của Báo điện tử Đảng cộng sảnViệt Nam,
giáo trình…
Tiểu luận có gồm:
- Phần mở đầu
- Nội dung gồm 2 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề liên quan đến văn hóa
+ Chương 2: Nội dung đường lối văn hóa của Đảng trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ ( 1945 – 1954)
- Danh mục tài liệu tham khảo.

2


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA, ĐƯỜNG LỐI
VĂN HÓA CỦA ĐẢNG
1.1. Khái niệm văn hóa
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm văn hóa, văn hóa là
một khái niệm có tính xã hội và lịch sử. Sau đây là một số khái niệm về văn
hóa:
- Khái niệm về văn hóa của các học giả phương Tây hện đại:
Theo nhà xã hội học Staeroman trong văn hóa học phương Tây hiện đại
xuất hiện các định nghĩa cơ bản :

+ Định nghĩa có tính chất mô tả với đặc trưng là liệt kê , nêu gộp mọi
bình diện , cấp độ , những yếu tố cấu thành văn hóa .
+ Định nghĩa mang tính chất lịch sử
+ Định nghĩa mang tính chất nhấn mạnh vào nếp sống xã hội
+ Định nghĩa nhấn mạnh vào hệ thống các giá trị Định nghĩa nhấn
mạnh vào hoạt động của con người
+ Định nghĩa nhấn mạnh phương thức ứng xử
+ Định nghĩa nhấn mạnh văn hóa là sản phẩm nhân tạo ...
Các định nghĩa trên nhìn nhận văn hóa ở những khía cạnh khác nhau và
nhấn mạnh vào khía cạnh đặc sắc của văn hóa theo góc nhìn của họ . Tất
nhiên , những định nghĩa trên có những lý giải , phân tích hợp lý của nó
nhưng cũng khơng tránh khỏi những phiến diện bởi vì chưa lột tả hết được
bản chất của văn hóa .
- Khái niệm văn hóa trong lý luận văn hóa Mác - Lênin
Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử , xem văn hóa là
hiện tượng xã hội . Hoạt động văn hóa là một bộ phận của hoạt động thực tiễn
; Văn hóa mang tính chất lịch sử , văn hóa là dấu hiệu phân biệt giữa con
người với con vật . Nó xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của loài
3


người , tương ứng hai loại sản xuất xã hội là sản xuất vật chất và tinh thần ,
văn hóa cũng chia thành văn hóa vật chất , văn hóa tinh thần .
Nội dung cốt lõi trong các định nghĩa của các học giả mácxít khẳng
định : văn hóa bắt đầu từ khi con người xã hội xuất hiện , văn hóa là mọi hoạt
động có ý thức của con người tác động vào tự nhiên và xã hội , tạo ra các sản
phẩm , các giá trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần
của con người , con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa và ngược lại văn hóa
lại tái tạo bản thân con người ; về bản chất , hoạt động văn hóa là hoạt động
sáng tạo , mang tính nhân văn , vì sự phát triển của con người .

- Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam khẳng định:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống , lồi người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng . Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa . Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những
biểu hiện của nó mà lồi người đã dàn sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Trong quan niệm của Người , loài người
sáng tạo ra văn hóa là vì lẽ sinh tồn của mình và văn hóa bao gồm những giá
trị tinh thần và vật chất - sản phẩm hoạt động của con người .
- Định nghĩa của UNESCO
“ Trong ý nghĩa rộng nhất , văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về
tinh thần và vật chất , trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội . Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương , những lối sống , những quyền cơ bản của con người , những hệ
thống các giá trị , những tập tục và tín ngưỡng . Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân . Chính văn hóa làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản , có lý tính , có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lý , ... ” .
 Từ những khái niệm về văn hóa trên ta có thể hiểu văn hóa là:
“Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
4


sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội . Văn hóa thể
hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc , có khả năng chi phối , điều tiết hoạt
động của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội”.
Khái niệm văn hóa ở đây được nhìn nhận ở ba nội dung cơ bản :
Một là , hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

được tích lũy , lưu truyền trong lịch sử mỗi cộng đồng , mỗi dân tộc cũng như
toàn nhân loại , chúng hợp thành thế giới văn hóa khác với thế giới tự nhiên .
Văn hóa là sản phẩm của hoạt động người , song không phải mọi sản phẩm
của hoạt động người đều được xem là giá trị văn hóa . Thuật ngữ “ giá trị văn
hóa ” dùng để chỉ những sản phẩm kết tinh trí tuệ , sức lao động , thế giới tâm
hồn , đạo lý , óc thẩm mỹ của con người , nó phục vụ cho lợi ích của con
người , vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội . Những sản phẩm đi ngược lại
các tiêu chí trên chỉ được xem là những phần giá trị , phản văn hóa . Bởi lẽ , “
thế giới văn hóa do con người sáng tạo ra là thé giới đã được nhân đạo hóa ,
thể hiện phẩm chất nhân tính của con người , khác với thế giới hoang sơ .
Hai là , hoạt động của con người , yếu tố quyết định sự hình thành và
phát triển văn hóa . Hoạt động của con người ở đây với tư cách một hành vi
hữu thức với những đặc trưng riêng biệt chỉ có ở con người . Về bản chất hoạt
động của con người là hoạt động người được khẳng định ở hai hình thái hoạt
động cơ bản : hoạt động hướng nội và hoạt động hướng ngoại .
Ba là , văn hóa thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc . Nền văn hóa
nào cũng vậy , được hình thành và phát triển trong môi trường tự nhiên , xã
hội của dân tộc . Mặt khác nữa , văn hóa được tích lũy , chuyển giao qua
nhiều thế hệ và hình thành truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc , thể hiện
đặc tính riêng của mỗi nền văn hóa .
 Từ sự phân tích nội dung của các khái niệm trên , có thể rút ra
những khía cạnh bản chất của văn hóa : Đó chính là bản chất xã hội và sự
sáng tạo vươn đến giá trị nhân văn .
5


- Chức năng của văn hóa:
+ Chức năng nhận thức
+ Chức năng giáo dục
+ Chức năng xã hội hóa cá nhân

+ Chức năng điều tiết xã hội
+ Chức năng liên kết xã hội
+ Chức năng ký hiệu hóa, biểu tượng hóa
+ Chức năng là động lực phát triển kinh tế xã hội
1.2. Đường lối văn hóa của Đảng và cơ sở khách quan hình thành
và phát triển đường lối văn hóa của Đảng
Đường lối văn hóa là Đảng là: Đường lối văn hóa của Đảng gắn với sự
ra đời và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến
trình lịch sử cách mạng dân tộc . Đường lối văn hóa của Đảng được xây dựng
trên cơ sở vận dụng tổng hợp , chọn lọc các trường phái lý thuyết văn hóa trên
phạm vi tồn thế giới và từ thực tiễn văn hóa , thực tiễn cách mạng Việt
Nam . Đường lối văn hóa của Đảng là hệ thống các mục tiêu , chủ trương ,
nhiệm vụ và những giải pháp cơ bản được xác định nhằm xây dựng , phát
triển nền văn hóa dân tộc qua các thời kỳ cách mạng .
Đường lối văn hóa của Đảng được hình thành và phát triển trên những
cơ sở khách quan sau :
- Thứ nhất , đường lối văn hóa của Đảng là sự tiếp thu tinh hoa các
trường phái lý thuyết văn hóa của nhân loại , lý luận văn hóa Mác - Lênin , tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và trên cơ sở đường lối chính trị của Đảng
qua các thời kỳ cách mạng .
- Thứ hai , đường lối văn hóa của Đảng được hình thành và phát triển
trên cơ sở căn cứ vào thực tiễn cách mạng , diễn biến đời sống văn hóa của
dân tộc để có sự phát triển , điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử .
- Thứ ba , đường lối văn hóa của Đảng được xây dựng trên cơ sở thực
tiễn xu thế vận động , diễn biến của thời đại và quốc tế .
6


Chương 2
NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ

KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP CỦA
MỸ ( 1945 – 1954)
2.1. Hồn cảnh lịch sử
2.1.1. Tình hình thế giới
Chiến thắng của Liên Xơ trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã đập tan
cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế vào
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, thành trì của cách mạng thế giới. Nó mở ra
một thời đại mới - thời đại đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối
lập, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
thế giới. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này, (theo Tuyên bố của Hội nghị đại
biểu các Đảng Cộng sản và Công nhân tại Mátxơcơva, tháng 11 năm 1960) là:
“Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế
giới lớn mạnh nhanh chóng làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh chung
của nhân dân các nước vì hịa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong
trào đấu tranh tự giải phóng của các dân tộc bị áp bức dâng cao như bão táp
với quy mơ, chiều sâu và khí thế ngày càng tang đã làm lung lay, đi đến làm
sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và sự sụp đổ này đứng về
mặt ý nghĩa lịch sử, là sự kiện quan trọng thứ hai sau sự hình thành hệ thống
xã hội chủ nghĩa thế giới”. Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện
đời sống và bảo vệ hịa bình của cơng nhân và nhân dân lao động phát triển
với nội dung phong phú, hình thức linh hoạt ở ngay dinh lũy của chủ nghĩa tư
bản, đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
thế giới.
Trong khi đó, phe đế quốc suy yếu nhiều cả về thế và lực, phạm vi
thống trị cùng ảnh hưởng của nó bị thu hẹp và đang đứng trước nguy cơ tiếp
tục bị đẩy lùi hơn nữa.
7


So sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên bình diện

tồn cầu đang thay đổi ngày càng có lợi cho cách mạng. Đây là thời kỳ mà
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu
tranh mạnh mẽ cho những mục tiêu cao cả của thời đại: hịa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình mấy thập kỷ từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng có lúc lên lúc chững lại ở nơi
này nơi khác nhưng cách mạng thế giới vẫn ở cao trào. Ba trào lưu cách mạng
thế giới (xã hội chủ nghĩa, giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh của
công nhân trong các nước tư bản) phát triển thế tiến cơng tồn diện vào chủ
nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, đẩy chúng lún sâu vào thế bị động
chống đỡ và liên tiếp thất bại. Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam chính là
một trong những khởi điểm của thế tiến công mới nói trên.
Nhờ chiến tranh, Mỹ vượt lên nhanh chóng về sức mạnh vật chất – kỹ
thuật và quân sự, đã nhảy ra đóng vai trị sen đầm quốc tế hịng cứu vãn chế
độ tư bản chủ nghĩa đang trong tình thế khó khăn. Chúng phản kích phong
trào cách mạng thế giới mong giành lại những vị trí đã mất, ngăn chặn sự phát
triển của chủ nghĩa xã hội, thực hiện tham vọng làm bá chủ tồn cầu. Trong
khi chưa có điều kiện gây chiến tranh nóng chống lại phe xã hội chủ nghĩa,
chủ nghĩa đế quốc công khai tuyên bố một cuộc chiến tranh lạnh mở đầu bằng
bài diễn văn ngày 5-3-1946 của Thủ tướng Anh Sơc-sin ở Funton. Nhưng
chiến tranh lạnh khơng thể tự nó giúp Mỹ thực hiện tham vọng. Để thực hiện
tham vọng bá quyền, Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
Từ năm 1947, Mỹ thi hành “chiến lược ngăn chặn” với mục tiêu chặn
đứng “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”, bao vây Liên Xơ, chống lại
phong trào giải phóng dân tộc mà Mỹ cho rằng “do chủ nghĩa cộng sản quốc
tế xúi giục và điều khiển”. Chiến lược này dựa trên độc quyền vũ khí nguyên
tử của Mỹ và đặt trọng tâm là Tây Âu, nơi mà Pháp có vị trí rất quan trọng. Vì
vậy Mỹ cố gắng tranh thủ Pháp. Đây là nhân tố quyết định chính sách của Mỹ

8



đối với chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương chuyển từ chỗ lúc đầu
không ủng hộ đến chỗ rat ay giúp Pháp bằng viện trợ kinh tế và quân sự.
Sau mấy năm triển khai và điều chỉnh, chiến lược ngăn chặn của Mỹ tỏ
ra không hiệu quả. Năm 1953, Aixenhao lên làm Tổng thống Mỹ đã lấy
“chiến lược trả đũa ồ ạt” làm chiến lược toàn cầu mới. Vẫn dựa trên ưu thế
hạt nhân, chiến lược này đe dọa trả đũa bằng vũ khí hạt nhân đối với bất kỳ
một cuộc bùng nổ nào có liên quan đến “lợi ích của Mỹ và phương Tây”. Ở
vùng châu Á Thái Bình Dương, trọng điểm chiến lược quân sự của Mỹ được
chuyển từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á mà Việt Nam và Đơng Dương là
điểm nóng nhất. Mỹ cho rằng để mất Đơng Dương thì sẽ mất phần cịn lại của
Đơng Nam Á theo thuyết đơminơ. Mục đích trước mắt của Mỹ là biến Việt
Nam, Đông Dương thành một bức tường ngăn cản chủ nghĩa cộng sản lan
xuống khu vực có tầm quan trọng sống cịn đối với Mỹ. Từ đó, Mỹ nắm lấy
quyền điều khiển chiến tranh, biến Pháp thành kẻ đánh thuê, âm mưu kéo dài
và mở rộng chiến tranh, nhằm mục tiêu lâu dài là giữ cả Đông Dương trong
quỹ đạo của phương Tây.
Đối với Liên Xô, sau khi giành được thắng lợi, Liên Xô phải tập trung
tinh lực giải quyết những hậu quả cực kỳ nặng nề của chiến tranh, trên đất
nước mình, giúp đỡ các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu khôi phục kinh tế,
đồng thời ra sức củng cố quốc phòng, phá vỡ độc quyền hạt nhân của đế quốc
Mỹ, bảo vệ hịa bình thế giới, nên chưa thể trực tiếp giúp đỡ nhân dân ta trong
cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Chỉ đến khi bắt đầu thập kỷ 50, sau khi đã hàn gắn phần lớn những vết
thương chiến tranh, phát triển kinh tế, đạt được những cân bằng chiến lược
quân sự tương đối với Mỹ, nhất là sau khi cách mạng Trung quốc giành được
thắng lợi, Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa mới có khả năng và điều kiện
tham gia tích cực hơn vào tiến trình của phong trào giải phóng dân tộc. Liên
Xơ và Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ trước sự xâm lược của đế quốc Mỹ
ở Triều Tiên và cùng với các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa công nhận

9


nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trực tiếp viện trợ cho cuộc kháng chiến
chống Pháp của Việt Nam trong những năm cuối của cuộc chiến tranh. Ở thời
điểm này, những thắng lợi ngày càng lớn của quân dân ta đã làm rung chuyển
nước Pháp, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chống áp bức của các dân tộc.
Phong trào thế giới đoàn kết, ủng hộ Việt Nam đã trở thành phong trào quần
chúng sâu rộng trên chính trường quốc tế và ngay trên nước Pháp.
Lúc này liên minh và hợp tác Xô – Trung là rất cần thiết cho cả đôi
bên để giải quyết những vấn đề đối nội và đối ngoại. Sau cuộc đụng đầu
Trung – Mỹ ở Triều Tiên, hai nước Xơ – Trung lựa chọn chính sách cùng tồn
tại hịa bình, thi đua kinh tế hịa bình, làm dịu tình hình quốc tế, tránh gây
căng thẳng. Đặc biệt, Trung Quốc có nhu cầu cấp thiết lập quan hệ bình
thường với các nước phương Tây, phá thế cơ lập để cơng nghiệp hóa đất
nước. Vì vậy, sau khi Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được ký kết, Liên Xô
và Trung Quốc đều không muốn “Đông Dương trở thành một Triều Tiên
mới” để bị lôi cuốn vào một cuộc đối đầu nữa với Mỹ. Ở Hội nghị Giơnevơ
về Đông Dương, giải pháp chia cắt Việt Nam đã được chấp nhận.
2.1.2. Tình hình trong nước
Sau Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam đứng trước những khó khăn
chồng chất. Chính quyền nhân dân mới thành lập chưa có kinh nghiệm quản
lý và xây dựng đất nước, nhất là trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, cùng một
lúc phải đương đầu với nhiều thế lực thù địch. Nền kinh tế vốn nghèo nàn lạc
hậu lại bị thực dân Pháp và phát xít Nhật vơ vét cạn kiệt, bị chiến tranh và
thiên tai tàn phá nặng nề, tài chính suy sụp, nạn đói chưa hết, đời sống nhân
dân cực kỳ điêu đứng.
Theo Hiệp ước Pốtxđam, ở miền Bắc từ cuối tháng Tám năm 1945,
quân đội Trung Hoa Quốc dân được Mỹ đỡ đầu mượn tiếng đồng minh kéo
vào giải giáp quân đội Nhật, nhưng mang âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ”, dựng

lên chính quyền tay sai của chúng. Ở phía nam vĩ tuyến 16, quân đội của đế
quốc Anh cũng với danh nghĩa ấy, được đưa vào với âm mưu giúp Pháp trở
10


lại Động Dương và để giữ lại những thuộc địa của mình. Bám gót qn Anh
là những đơn vị của quân đội viễn chinh Pháp. Bám gót quân Anh là những
đơn vị quân đội viễn chinh Pháp. Ngày 23 – 9 1945, số quân Pháp ở Đông
Dương bị Nhật bắt giam trong cuộc đảo chính ngày 9 -3-1945, lúc này được
thả ra, có quân Anh, Nhật yểm trợ đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Lẽ ra nhân dân ta đã có hịa bình, nhưng thực dân Pháp vẫn theo đuổi
âm mưu nhất quán là khôi phục lại các thuộc địa đã mất trong chiến tranh. Là
một đế quốc già đã từng bị thua trận và kiệt quệ, Pháp muốn trở lại xâm lược
Việt Nam và cả Đông Dương. Lập lại ách thống trị một lần nữa. Họ hy vọng
với sự giúp đỡ của các nước đế quốc khác có thể chiếm lại Đơng Dương. Vì
vậy. Chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thúc, Pháp đã vội vàng tiến hành
cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai.
Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hịa chính thức tuyên bố thành lập,
chưa một nước nào trên thế giới công nhận. Trong 5 năm đầu nhân dân ta
chiến đấu trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch,
phản động. Cuộc kháng chiến của chúng ta chưa có tiếng vang rộng rãi và
mạnh mẽ như sau này và chưa nhận được một sự viện trợ vật chất nào.
Ngay từ đầu Đảng ta đã nhấn mạnh “Việc giải phóng dân tộc ln là việc
của bản thân ta”.
Đất nước có những thuận lợi cơ bản, có thế và lực mới. Lần đầu tiên
trong lịch sử, nhân dân ta đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ chính
quyền, tồn dân tuyệt đối tin tưởng ở Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết
tâm hy sinh bảo vệ độc lập, tự do. Sự lãnh đạo đúng đắn, chiến lược và sách
lược kiên quyết, mềm dẻo, lòng yêu nước và quyền làm chủ của nhân dân,

khối đại đoàn kết dân tộc, cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng
thế giới, đó là những nhân tố tạo nên sức mạnh to lớn bảo đảm cho nhân dân
ta giữ vững chính quyền, đứng vững trong vịng vây và trước sự chống phá
quyết liệt của bọn đế quốc thực dân và tay sai của chúng.
11


2.2. Đường lối văn hóa của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ (1945 -1954)
Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một trang mới trong đời
sống văn hóa – xã hội của nhân dân Việt Nam. Đường lối văn hóa của Đảng
sau cách mạng tháng Tám là sự phát triển Để cương văn hóa 1943. Đề cương
văn hóa tiếp tục được bổ sung đã góp phần dấy lên những hoạt động văn hóa
sơi nổi do tồn dân tham gia : Hội văn hóa cứu quốc được thành lập , phát
động phong trào quần chủng xây dựng đời sống mới , đề cao chữ quốc
ngữ , ... Những luận điểm quan trọng của Đề cương được nhấn mạnh và trở
thành phương châm hành động văn hóa trong thời kỳ này .
Nội dung cơ bản của bản “ Đề cương văn hóa” :
- Văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác: Trong
Đề cương về văn hóa Việt Nam, Đảng đề cập vấn đề văn hóa ở phạm vi rộng
khơng chỉ trong lĩnh vực văn hóa tinh thần mà bao gồm cả văn hóa tư tưởng,
học thuật, nghệ thuật. Ngay tại phần Đặt vấn đề, Đề cương đã nêu rõ: “Phạm
vi vấn đề: Vǎn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật”. Văn hóa có
mối quan hệ mật thiết với kinh tế và chính trị: “Quan hệ giữa vǎn hố và kinh
tế, chính trị: nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền
tảng ấy quyết định toàn bộ vǎn hoá của xã hội kia (hạ tầng cơ sở quyết định
thượng tầng kiến trúc).
- Vấn đề cách mạng văn hóa: Đảng khẳng định rằng cách mạng văn
hóa phải do Đảng lãnh đạo và chỉ có như vậy cách mạng văn hóa mới thành
cơng. “Cách mạng văn hóa muốn hồn thành thì phải do Đảng Cộng sản

Đơng Dương lãnh đạo”.Đảng cơng khai bộc lộ quan điểm của mình trước
tồn xã hội. Qua đó, thể hiện bản lĩnh của Đảng khơng chỉ trong đấu tranh
chính trị mà cịn trong đấu tranh văn hóa.
- Về mối quan hệ giữa cách mạng văn hóa với cách mạng giải phóng
dân tộc: Đảng khẳng định cách mạng văn hóa là một bộ phận của cách mạng
giải phóng dân tộc. “Cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng
12


dân tộc giải phóng thì mới có điều kiện để phát triển”.Cách mạng giải phóng
dân tộc hiện nay chưa thể đưa cách mạng văn hóa đi đến đích cuối
cùng.Muốn đưa cách mạng văn hóa tới đích cuối cùng phải tiến lên thực hiện
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề cương viết: “Cách mạng dân tộc giải phóng
Việt Nam chỉ có thể trong trường hợp may mắn nhất đưa văn hóa Việt Nam
tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một
nền văn hóa mới”; “cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng
dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển”; “phải tiến lên thực hiện cách
mạng xã hội… xây dựng một nền văn hóa xã hội…”
- Về tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam: Đảng khẳng định mục
tiêu lâu dài: “Nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa Đơng Dương phải
thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa”; “Văn hóa mới Việt Nam do Đảng
Cộng sản Đông Dương lãnh đạo chủ trương lúc này chưa phải là văn hóa xã
hội chủ nghĩa hay văn hóa Xơ-viết”, “Văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn
hóa có tính dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung. Chính vì thế, nó
cách mạng nhất và tiến bộ nhất ở Đơng Dương trong giai đoạn này”.Trong
hoàn cảnh lúc bấy giờ, đây là quan điểm mang tính định hướng để xây dựng
một nền văn hóa mới, văn hóa dân tộc, chống lại những khuynh hướng văn
hóa phản dân tộc.
- Về những nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới: Trong Đề cương về
văn hóa Việt Nam, Đảng nêu lên 3 nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa

( Dân tộc hóa – Đại chúng hóa – khoa hoc hóa )
- Về nhiệm vụ của những nhà văn hóa Mác-xít: Đề cương về văn hóa
Việt Nam nêu rõ: Một là “chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, thối bộ, nơ
dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân”; Hai là “phát huy văn hóa tân dân chủ”.
Như vậy, ở đây Đảng đã gắn liền hai mặt xây và chống trong công cuộc xây
dựng văn hóa. Trong hai mặt này thì vấn đề chống được được đặt lên trên vì
lúc đó khơng chống quyết liệt những loại văn hóa thực dân, phát-xít, phong
kiến thì khơng thể nào thực hiện được nền văn hóa tân dân chủ.
13


- Về công việc phải làm, Đề cương nêu:
+ Một là, “tranh đấu về học thuyết, tư tưởng”. Lúc này, ở nước ta đang
du nhập rất nhiều loại học thuyết.Bên cạnh những yếu tố tích cực, những học
thuyết đó cũng có những yếu tố tích cực, ít nhiều ảnh hưởng đến xã hội Việt
Nam, đến văn hóa Việt Nam.
+ Hai là, “tranh đấu về tông phái văn nghệ”, “chống chủ nghĩa cổ điển,
chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng” để làm cho “xu hướng ta thực
chủ nghĩa xã hội thắng”. Về xu hướng “tả thực xã hội chủ nghĩa” hiện nay có
rất nhiều ý kiến tranh luận, song vào thời điểm lúc bấy giờ thì đó là xu hướng
tiến bộ nhất để thực hiện ba nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa mới.
+ Ba là, “tranh đấu về tiếng nói, chữ viết”. Đưa vấn đề này vào tun
ngơn văn hóa đầu tiên của mình, chứng tỏ ngay từ đầu Đảng đã rất có ý thức
về giữ gìn tinh hoa của văn hóa Việt Nam, điều mà cho đến nay vẫn là vấn đề
được Đảng quan tâm. Tiếng nói và chữ viết vừa là bộ phận quan trọng của
văn hóa dân tộc vừa là cơng cụ, phương tiện để xây dựng, phát huy văn hóa
dân tộc.Trong nhiều cơng việc lớn lao của cách mạng, đặt vấn đề đấu tranh
giành tiếng nói, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chứng tỏ tầm nhìn xa trơng
rộng của Đảng về văn hóa.
Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các Bộ trưởng sau nhiệm vụ cấp bách của
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, trong đó có hai nhiệm vụ cấp bách
thuộc về văn hóa. Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt. Hồ Chí
Minh nói: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, thế mà hơn chín mươi phần
trăm đồng bào ta mù chữ; vì vậy tơi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn
mù chữ.
Hai là, chế độ thực dân đã hủ hóa dân tộc Việt Nam bằng những thói
xấu, lười biếng, gian giảo, tham ơ và những thói xấu khác.
 Vì vậy, một nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân ta,
làm cho dân tộc ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động,
14


một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề
nghị: mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện
cần, kiệm, liêm, chính. Như vậy, nhiệm vụ đầu tiên về xây dựng văn hóa của
nước Việt Nam độc lập là: chống nạn mù chữ và giáo dục lại tinh thần nhân
dân. Đây là hai nhiệm vụ hết sức khiêm tốn nhưng lại vĩ đại ở tầm nhìn, độ
chính xác và ở tính thời sự của nó.
Những nội dung văn hóa – xã hội được nêu trong Chỉ thị “Kháng
chiến kiến quốc”. “Công việc khẩn cấp”, phong trào diệt giặc dốt, xây dựng
đời sống văn hóa mới, quyền tự do kinh doanh, giảm tô, giảm tức, thực thi các
biện pháp nhằm bồi dưỡng sức dân, thực hiện bình đẳng xã hội, bình đẳng
nam nữ… đã thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ mới, góp phần quan trọng
giác ngộ và nâng cao sức mạnh của quần chúng. Qua các phong trào này,
Đảng và chính quyền cách mạng tích lũy nhiều kinh nghiệm xây dựng, phát
triển văn hóa – xã hội.
Cuộc vận động thực hiện Đời sống mới: đầu năm 1946, Ban Trung
ương vận động đời sống mới được thành lập với sự tham gia của nhiều nhân
vật có uy tín như: Trần Huy Liệu, Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hịe, Nguyễn

Tấn Gi Trọng, mà Tổng thư ký là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Tháng 31947, Hồ Chí Minh viết tài liệu Đời sống mới giải thích rất dễ hiểu những vấn
đề thiết thực trong chủ trương văn hóa quan trọng này, gồm 19 câu hỏi và câu
trả lời. Làm được 19 điều này là thiết thực giáo dục lại tinh thần của nhân dân
lúc đó cũng như có ý nghĩa cho đến tận ngày nay.
Bước vào cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực dân Pháp xâm lược,
văn hóa – xã hội được coi là mặt trận kháng chiến, tập trung phục vụ cuộc
kháng chiến trường kỳ, đồng thời từng bước xây dựng chế độ mới.
Đường lối văn hóa kháng chiến được dần hình thành tại Chỉ thị của Ban
chấp hành Trung ương Đảng về Kháng chiến, kiến quốc (11-1945), trong bức
thư về Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng
nước hiện nay của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày
15


16-11-1946) và tại báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (trình bày
trong Hội nghị văn hóa tồn quốc lần thứ hai, tháng 7-1948). Báo cáo đã vận
dụng chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trong xây
dựng nền văn hóa mới như: mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, tính chất.
mục tiêu nền văn hóa mới; lập trường văn hóa cách mạng; vấn đề tự do sáng
tác, sự cần thiết của phê bình văn học, nghệ thuật; thái độ đối với di sản văn
hóa….Đường lối đó gồm các nội dung: xác định mối quan hệ giữa văn hóa và
cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hóa cứu quốc; xây dựng nền văn
hóa dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu
hiệu thiết thực lúc đó là Dân tộc, Dân chủ (nghĩa là yêu nước và tiến bộ); tích
cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh
thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ; giáo dục lại nhân dân, cổ động thực
hành đời sống mới; phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc; bài trừ cái xấu
xa, hủ bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hóa thực dân, phản động; đồng
thời học cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới; hình thành đội ngũ trí thức mới,
đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc và cho cách mạng

Việt Nam.
Trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947), đồng chí
Trường Chinh đã phân tích, đánh giá tình hình văn hóa, tư tưởng của nhân
dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp:
Ảnh hưởng của văn hóa thực dân vẫn cịn khá mạnh trong tập quán,
trong tư tưởng của cán bộ và nhân dân ta. Thực dân Pháp còn đứng chân trên
đất nước ta ngày nào, còn mê hoặc nhân dân ta ngày ấy. Truyền đơn, sách
báo, diễn văn, đài phát thanh của địch hàng ngày gieo rắc những nọc độc
trong nhân dân ta, làm cho nhân dân ta cịn có người lầm tin chúng tử tế, có
người hồi nghi thắng lợi cuối cùng, có người còn tưởng “sứ mệnh” của
địch là đem quân đi đánh ta để dựng lại hịa bình, trật tự, đem lại ánh sáng
văn minh khai hóa cho dân ta, v.v. Nhưng thủ đoạn lừa phỉnh, mê hoặc
bằng văn hóa ấy được chính sách khủng bố về quân sự và mua chuộc về
16


kinh tế giúp sức, cho nên đã mang lại cho địch đơi chút kết quả, nhất là
vùng chúng kiểm sốt.
Thật là nguy hiểm! Phải kiên quyết chống lại.
Trên cơ sở đó, tác phẩm xác định nội dung đường lối kháng chiến về
văn hóa như sau:
Văn hóa cũng là một mặt trận đấu tranh của nhân dân ta. Mọi hoạt
động của văn hóa lúc này phải nhằm vào khẩu hiệu “Yêu nước và căm thù
giặc”. Lúc này các nhà văn nghệ, giáo dục, các anh chị em trí thức phải
tham gia kháng chiến, mở một mặt trận văn hóa, tiến cơng vào dinh lũy văn
hóa của địch.
Cơng cuộc kháng chiến về mặt văn hóa có hai nhiệm vụ:
Một là, Đánh đổ văn hóa ngu dân, văn hóa xâm lược của thực dân
Pháp.
Hai là, Xây dựng một nền văn hóa dân chủ mới cho nước Việt Nam.

Những người văn hóa phải biểu dương và bồi dưỡng chí khí anh hùng
tập thể của nhân dân. Làm cho nhân dân và bộ đội ta căm ghét quân địch đến
cực điểm, để hăng hái xông ra giết chúng, thà chết không hàng. Làm cho dân
ta một lịng đồn kết và ủng hộ chính phủ, một lịng tin tưởng ở sự nghiệp cứu
nước, dù khó khăn, khổ cực đến mấy cũng khơng hề nản chí. Làm cho binh sĩ
địch ngụy chán nản, mất tinh thần, bỏ theo ta, cải tà quy chính.
Những người làm cơng tác văn hóa của ta phải năng dùng những cái
thơng tục nhất, dễ cảm hóa quần chúng nhất; ví dụ báo chí (nhất là báo tường,
truyền đơn bươm bướm, áp phích, nói chuyện, kịch ngắn, tranh ảnh, múa hát,
v.v.) Và khơng sợ dùng những hình thức tun truyền của văn hóa cũ đã quen
thuộc với số đông quần chúng, dễ thu hút quần chúng nhất; ví dụ: hát trống
quân, hát quan họ, hát dặm, hát hội, hò, miễn là ta cho những hình thức ấy
một nội dung mới, một tinh thần nghệ thuật mới.
Xây dựng văn hóa mới của nước ta phải dựa trên ba nguyên tắc:
Dân tộc hóa: chống mọi chủ trương nô dịch thuộc địa
17


Tính dân tộc của văn hóa là sự thể hiện của chủ nghĩa yêu nước và tinh
thần độc lập, tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, nên trước hết nó
phải được thể hiện ở nội dung tuyên truyền cho "lý tưởng tự chủ, độc lập, tự
do” và “tinh thần vì nước quên mình” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.
Tính dân tộc của văn hóa địi hỏi phải thể hiện được cốt cách và tâm
hồn con người Việt Nam, đó là truyền thống yêu nước, cần cù, dũng cảm,
đồn kết, thương người... tóm lại là tất cả những gì cao đẹp nhất trong tâm
hồn và tính cách Việt Nam đã được hun đúc trong suốt hàng nghìn năm lịch
sử dựng nước và giữ nước
Tính dân tộc của văn hóa cịn được thể hiện ở hình thức và phương tiện
diễn đạt. Mỗi dân tộc có nếp cảm, nếp nghĩ riêng, có hình thức diễn đạt riêng
đi thẳng vào lòng người, lay động sâu xa tâm hồn họ.

Khoa học hóa: chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản
lại hoặc xa rời qần chúng.
Tính khoa học của văn hóa địi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì
trái với khoa học, phản tiến bộ; phải truyền bá tư tưởng triết học mácxít. Đấu
tranh chống chủ nghĩa duy tâm thần bí, mê tín, dị đoan. Người giao cho ngành
giáo dục phải “dạy bảo các cháu thiếu niên về khoa học, kỹ thuật, làm cho các
cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học, để mai sau các cháu trở thành
những ngưịi có thói quen sinh hoạt và làm việc theo khoa học”.
Đại chúng hóa: chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ
trái với khoa học.
Đây là vấn đề thuộc về tính nhân dân, về đối tượng phục vụ của văn.
hóa - nghệ thuật. Trước kia, trong xã hội cũ, văn hóa - nghệ thuật được coi là
món ăn tinh thần sang trọng, chỉ dành riêng cho một thiểu số người ăn trên
ngồi chốc. Đó là một trong những điều bất cơng của xã hội cũ.
Cả về hình thức và nội dung văn hóa, cái gì trái dân tộc, khoa học và
đại chúng thì gột bỏ đi.
Cơng việc thiết thực của “các người văn hóa Việt Nam” là:
18



×