Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Trong quá trình đánh giá phân tích chi tiêu công chính phủ đã sử dụng những hình thức can thiệp nào?Liên hệ những hình thức can thiệp đó trong việc cung ứng các hàng hóa,dịch vụ công của chính phủ Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 18 trang )


Thảo luận :Tài chính công
Đề tài: “Trong quá trình đánh giá phân tích chi tiêu
công chính phủ đã sử dụng những hình thức can
thiệp nào?Liên hệ những hình thức can thiệp đó
trong việc cung ứng các hàng hóa,dịch vụ công của
chính phủ Việt Nam hiện nay”


GVHD:Th.s Vũ Xuân Thủy
Nhóm 9 lớp K6HK1B

Nội dung chính:

1.1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của chi tiêu công

1.1.1. Khái niệm chi tiêu công

1. Những vấn đề lý luận chung về chi tiêu công.

1.1.2. Đặc điểm của chi tiêu công

1.1.3. Vai trò của chi tiêu công

1.2. Phân tích đánh giá chi tiêu công

1.2.1. Mục đích của phân tích đánh giá ch tiêu công

1.2.2. Quy trình, nội dung đánh giá phân tích chi tiêu công

1.3 Các hình thức can thiệp của Chính phủ đến chi tiêu công



1.3.1. Tổ chức sản xuất và cung cấp toàn bộ hàng hóa dịch vụ công

1.3.2. Thực hiện đánh thuế và trợ cấp nhằm không khuyến khích hoặc khuyến khích khu vực tư sản
xuất và cung cấp hàng hóa công

1.3.3. Phối hợp cả hai hình thức trên

2. Liên hệ thực tiễn về chi tiêu công

2.1. Dự toán chi tiêu công năm 2011 ở Việt Nam

2.2. Các hình thức can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công
hiện nay

2.2.1. Hình thức tự tổ chức sản xuất và cung cấp toàn bộ

2.2.2. Hình thức đánh thuế và trợ cấp

2.2.3. Hình thức kết hợp cả hai hình thức trên

2.3. Một số hình thức can thiệp của các nước trên Thế Giới

3. Các giải pháp khắc phục khuyết tật của thị trường

1. Những vấn đề lý luận về chi tiêu công.
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi tiêu công

1.1.1. Khái niệm chi tiêu công :Chi tiêu công là các khoản chi của các cấp
chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm

soát và tài trợ bởi Chính phủ

1.1.2. Đặc điểm của chi tiêu công:

-phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi
quốc gia.
- phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi
quốc gia.
- Các khoản chi tiêu hoàn toàn mang tính công cộng.


1. Những vấn đề lý luận về chi tiêu công.
1.1. Khái niệm, đặc điểm và cai trò của chi tiêu công

1.1.3. Vai trò của chi tiêu công
-Chi tiêu công có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của
khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế
-Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư,
thực hiện công bằng xã hội


1.Những vấn đề lý luận về chi tiêu công
1.2. Phân tích đánh giá chi tiêu công

1.2.1 Mục đích của phân tích đánh giá chi tiêu công:
Mục đích cơ bản của đánh giá chi tiêu công là giúp cho chính phủ sử dụng hiệu quả
hơn các nguồn lực tài chính công thông qua ưu tiên hóa các khoản chi tiêu nhằm
đem lại lợi ích thiết thực vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2. Quy trình, nội dung phân tích đánh giá chi tiêu công


Về tổng thể, đánh giá chi tiêu công là một quá trình phân tích trên hai khía cạnh:

- Mặt định tính: Lựa chọn những hàng hóa công mà Chính phủ nên cung cấp cho xã hội.

- Mặt định lượng: Xem xét chi phí bỏ ra để cung cấp hàng hóa công và lợi ích mà hàng hóa công
mang lại.

Về chi tiết, quá trình đánh giá chi tiêu công được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Phân tích chương trình chi tiêu công

Bước 2: Phân tích thất bại của thị trường

Bước 3: Xác định những hình thức can thiệp của Chính phủ

Bước 4: Đánh gía tính hiệu quả.

Bước 5: Xác định quy mô chi tiêu công và tôn trọng kỷ luật tài chính.

Bước 6: Lựa chọn các mục tiêu của chính sách chi tiêu công



1.Những vấn đề lý luận về chi tiêu công
1.3.Các hình thức can thiệp của chính phủ vào chi tiêu công

1.3.1.Tổ chức sản xuất và cung cấp toàn bộ hàng hóa công
- Chính phủ thường chỉ áp dụng hình thức này trong một số lĩnh vực trên
một số loại hàng hóa dịch vụ công như quân sự, an ninh quốc phòng để thực

hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước đặc biệt là để ổn định giá cả
trong một số loại hàng hóa
- Nếu các loại hàng hóa, dịch vụ công này để khu vực tư nhân cung cấp thì
có thể dẫn đến tình trạng độc quyền gây ảnh hưởng đến xã hội và ảnh hưởng
đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Mặt khác, nếu hàng hóa
công cộng do tư nhân cung cấp thì họ không có công cụ, chế tài để buộc
những người sử dụng trả tiền. Vì vây, Chính phủ phải đóng vai trò cung cấp
hàng hóa dịch vụ công cộng và thu các khoản đóng góp thông qua thuế. Nhiều
khi hàng hóa dịch vụ công mà để khu vực tư nhân cung cấp sẽ không có hiệu
quả cao.

1.Những vấn đề lý luận về chi tiêu công
1.3. Các hình thức can thiệp của chính phủ đến chi tiêu công

1.3.2.Thực hiện đánh thuế và trợ cấp nhằm khuyến khích hoặc không khuyến khích khu
vực tư nhân sản xuất và cung cấp hàng hóa công
-Hàng hóa dịch vụ công không nhất thiết phải do Chính phủ cung cấp mà Có thể do
khu vực tư nhân cung cấp đảm bảo theo đúng định hướng của Nhà nước thì Nhà nước sẽ
dùng biện pháp này. Khu vực tư nhân kinh doanh mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Vì vậy,
lĩnh vực hàng hóa nào có khả năng mang lại lợi nhuận cao sẽ thu hút họ trong đó có cả
hàng hóa, dịch vụ công. Nhưng không phải khi nào hàng hóa, dịch vụ công do tư nhân
cung cấp cũng theo định hướng của Nhà nước. Tùy theo mỗi giai đoạn, thời ký phát
triển kinh tế xã hội, Nhà nước có những mục tiêu khác nhau và việc cung cấp hàng hóa
dịch vụ công cũng yêu cầu khác nhau. Khi một lĩnh vực nào đó mà Nhà nước muốn hạn
chế khu vực tư nhân đầu tư cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, Nhà nước sẽ thực hiện
đánh thuế.
-Ngược lại, Nhà nước sẽ trợ cấp cho lĩnh vực thiếu hàng hóa dịch vụ công mà Nhà
nước khuyến khích khu vực tư nhân cung cấp. Vì hàng hóa dịch vụ công không giống
như hàng hóa dịch vụ tư, việc cung cấp hàng hóa dịch vụ công lâu thu hồi vốn kinh
doanh, vốn kinh doanh thường phải thu hồi trong một thời gian dài nên việc cung cấp

một số hàng hóa dịch vụ công ít hấp dẫn đối với khu vực tư nhân. Vì vậy, Nhà nước cần
có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện ưu tiên thuận lợi cho khu vực tư nhân cung cấp
hàng hóa công đó.

1.Những vấn đề lý luận về chi tiêu công
1.3. Các hình thức can thiệp của chính phủ đến chi tiêu công

1.3.3. Phối hợp cả 2 hình thức trên
-Hàng hóa dịch vụ công cũng có thể do cả Chính phủ lẫn khu vực tư nhân
cung cấp. Nếu như Chính phủ quyết định chịu trách nhiệm sản xuất và cung
cấp thì Chính phủ phải quyết định phương thức phân bổ sản phẩm. Chính phủ
quyết định giá cả phân phối: theo gía thị trường hoặc ngang bằng chi phí sản
xuất, hoặc thấp hơn chi phí hoặc cung cấp tự do không phải trả tiền.
- Còn nếu hàng hóa để cho khu vực tư nhân cung cấp, thì Chính phủ phải
quyết định xem xét nên: ký hợp đồng trực tiếp để mua hàng hóa đó và giữ
quyền quyết định phân bổ hay trợ cấp cho các nhà cung cấp hay trợ cấp cho
người tiêu dùng. Điều này để đảm bảo hàng hóa dịch vụ công được cung cấp
cho xã hội một cách có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo đúng các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ, tính
chất không thể bị loại trừ ngày càng bị hạn chế. Hiện tượng đi xe không trả
tiền, vì thế có thể ngăn chặn dễ hơn

2.Liên hệ thực tiễn

2.1. Dự toán chi tiêu công năm 2011 ở Việt Nam
Dự toán chi NSNN cho hàng hóa, dịch vụ công ở Việt Nam năm 2011 là
725.600 tỷ đồng.
-Chi đầu tư phát triển: 152.000 tỷ đồng chiếm 20,9% tổng chi NSNN để thực
hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế
-Chi trả Nợ, viện trợ: Bố trí 86.000 tỷ dồng tăng 22,4% so dự toán năm 2010,

chiếm 11,9% tổng chi NSNN để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài
nước đến hạn.
-Chi thường xuyên: 442.100 tỷ đồng chiếm 60,9% tổng chi NSNN, kể cả chi
điều chỉnh tiền lương trong năm 2011 thì chiếm 64.6% tổng chi NSNN
Về phân bổ chi tiết chi thường xuyên, dự toán chi năm 2011 phân bổ cho các
Bộ, cơ quan TW và các địa phương thực hiện theo định mức phân bổ chi
thường xuyên NSNN năm 2011.

2.2. Các hình thức can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong việc cung
ứng hàng hóa dịch vụ công hiện nay
2.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất và cung cấp toàn bộ

Một số loại hàng hóa, dịch vụ nếu để tự doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm thì
sẽ không có khả năng thực hiện bởi không đủ năng lực về mặt kỹ thuật cũng
như tài chính. Nhưng đó lại là hàng hóa, dịch vụ cực kỳ thiết yếu cho sự tồn
tại của xã hội, không thể không cung ứng. Đối với những hàng hóa, dịch vụ
này chỉ có Nhà nước mới có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho xã hội như:
An ninh quốc phòng, điện năng, nước sạch…
-Ngân sách chi cho quốc phòng năm 2011 khoảng 2,6 tỉ USD, chiếm khoảng
7.8% ngân sách quốc gia. Đây là khoản chi không nhỏ trong tổng chi ngân
sách nàh nước. Chi ngân sách quốc phòng đã giúp ổn định chính trị - xã hội
trong nước, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, chi tiêu công cho quốc
phòng còn có tác dụng phòng thủ và bảo vệ đất nước

2.2. Các hình thức can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong việc cung
ứng hàng hóa dịch vụ công hiện nay
2.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất và cung cấp toàn bộ

Về việc cung cấp nước sạch. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2011
tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch ước tính đạt 73%, trong đó một số đô thị lớn

đạt tỷ lệ cao là: Huế 99%, thành phố Hồ Chí Minh đạt 82%, thành phố Hà Nội cung cấp
đạt 100% cho dân số trong nội thành. Theo báo cáo kết quả tình hình thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, năm 2010 có hơn
52,1 triệu người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tăng gần 13,3 triệu
người so với năm 2005. Trong đó tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên
83%, trung bình tăng 4,2%/năm. Đối với 7 vùng kinh tế, sinh thái của cả nước vùng
Đông Nam Bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 89%, cao hơn
trung bình cả nước 6%. Các tỉnh, thành phố như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Bắc
Ninh… tỷ lệ số dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh cao từ 82% đến 9%.

Để tăng cường nước sạch cho các hộ dân, nhiều địa phương đã tập trung đầu tư, nâng
cấp, sửa chữa và xây dựng 1.391 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có 391 công
trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

Như vậy, với tình hình chi ngân sách nhà nước cho việc cung cấp nước sạch đã đáp ứng
phần nào nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, tình trạng mất nước vẫn còn diễn ra thường
xuyên, nhiều vùng sâu vùng xa vẫn còn thiếu nước sạch. Do đó, Chính phủ cần có các
biện pháp trong chi tiêu công để giải quyết vấn đề này.

2.2. Các hình thức can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong việc cung
ứng hàng hóa dịch vụ công hiện nay
2.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất và cung cấp toàn bộ

Điện năng cũng là loại hàng hóa công do Nhà nước tự tổ chức và cung cấp toàn bộ. Đây
là loại hàng hóa thiết yếu đối với đời sống của nhân dân và là động lực cho sự phát triển,
cho một xã hội hiện đại, văn minh. Vì vậy, việc cung cấp đủ điện năng đối với Việt Nam
là yêu cầu cần thiết để duy trì kinh tế phát triển ổn định. Do chi phí và thời gian cho việc
sản xuất và truyền tải điện năng đến người tiêu dùng thật sự không nhỏ. Vì vậy không có
doanh nghiệp tư nhân nào dám tự kinh doanh lĩnh vực này. Nên ở Việt Nam hiện nay,
Nhà nước nắm cả 3 khâu: phát điện, truyền tải và phân phối điện năng và được giao cho

một công ty EVN( Tập đoàn điện lực Việt Nam) thực hiện.

Là công ty cung cấp điện duy nhất ở Việt Nam vì vậy công ty này đã trở thành nhà độc
quyền kinh doanh về điện. Nhưng EVN không cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng.
Việc cắt điện thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào mùa hè. Vì vậy, Nhà nước nên xem xét
lại việc giao cho EVN độc quyền về điện hay nên mở cửa ngành điện.( nếu như mở cửa
ngành điện thì người tiêu dùng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn cũng giống như mở
ngành viễn thông)



2.2. Các hình thức can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong việc cung ứng
hàng hóa dịch vụ công hiện nay
2.2.2. Hình thức đánh thuế và trợ cấp

Nhà nước thực hiện đánh thuế hay trợ cấp nhằm không khuyến khích
hoặc khuyến khích khu vực tư sản xuất và cung cấp hàng hóa công.

Tùy mỗi giai đoạn và tình hình cụ thể của đất nước mà Chính phủ có
các mục tiêu khác nhau và việc cung ứng hàng hóa công cũng khác
nhau.

Khi một lĩnh vực nào đó mà Nhà nước muốn hạn chế khu vực tư nhân
đầu tư cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, Nhà nước sẽ thực hiện đánh
thuế.
Ví dụ: Tăng thuế đối với các mặt hàng xa xỉ và các dịch vụ nhạy cảm.
Hàng loạt các mặt hàng xa xỉ, dịch vụ nhạy cảm và hàng hóa không
khuyến khích tiêu dùng đều nằm trong diện tăng mưc thuế suất. Đối
với rượu, luật thuế TTĐB hiện hành quy định thuế suất được phân biệt
theo nồng độ cồn. Trong đó, rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu

thuốc chịu thuế suất 20%, rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ chịu thuế suất
30% vv

2.2. Các hình thức can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong việc cung
ứng hàng hóa dịch vụ công hiện nay
2.2.2. Hình thức đánh thuế và trợ cấp

Từ những quy định trên cho thấy công cụ thuế với mức thuế suất và ưu đãi khác nhau đối với từng
loại sản phẩm ngành nghề kinh doanh thì Chính phủ có định hướng điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế
kích thích hoặc hạn chế đối với mỗi loại sản phẩm. Mặt khác vì mục đích của Chính phủ là bảo hộ
các doanh nghiệp trong nước.

Hoặc Chính phủ sẽ trợ cấp cho các mặt hàng có tính nhạy cảm như: xăng dầu, lúa, gạo, café…

Khi vào mùa vụ, người trồng lúa được mùa nhưng nó lại làm cho giá bán xuống thấp vì cung tăng
mạnh. Chính phủ tung tiền ra mua với mức gía hợp lý để đảm bảo dự trữ và giá không rớt xuống
nữa. Ngày 26/6/2008 Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Tài chính trích 440 tỷ đồngtừ nguồn
dự phòng ngân sách Trung Ương năm 2008 để mua 70.000 tấn lương thực dự trữ quốc gia.

Nhà nước còn có thể can thiệp vào việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ công của tư nhân qua các hình
thức:

- Hình thức ủy quyền: Nhà nước ủy quyền cho tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân cung ứng một
số dịch vụ công mà Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và thường có nguồn kinh phí từ ngân sách
như vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý chất thải, thoát nước…

- Hình thức liên doanh cung ứng dịch vụ công: Giữa Nhà nước va một số đối tác trên cơ sở đóng góp
nguồn lực, chia sẻ rủi ro và cùng phân chia lợi nhuận.

- Hình thức chuyển giao trách nhiệm dịch vụ công cho các tổ chức khác các dịch vụ mà các tổ chức

này có điều kiện thực hiện hiệu quả cao như GD-ĐT, y tế…

- Tư nhân hóa dịch vụ công.

2.2. Các hình thức can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong việc cung
ứng hàng hóa dịch vụ công hiện nay
2.2.3. Hình thức kết hợp cả 2 hình thức trên

Hiện nay, hàng hóa dịch vụ công do cả Nhà nước và khu vực tư nhân cung cấp đó là lĩnh
vực giáo dục và y tế.

Với quan điểm “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, mấy năm nay chi phí cho giáo dục ở
Việt Nam vượt xa các nước phát triển cao, có thể thấy chi phí cho giáo dục ở Việt Nam
rât lớn. Tỷ lệ chi phí cho giáo dục trên GDP là 8,3% vượt xa các nước phát triển cao
thuộc khối OECD kể cả Mỹ, Nhật, Pháp và Hàn Quốc. Điều này thể hiện rõ trong chính
sách của Nhà nước Việt Nam, GD-ĐT tại Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển hàng
đầu. Vì vậy, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được đầu tư cho GD-ĐT tại Việt
Nam luôn đáp ứng được nhu cầu của học sinh, sinh viên.

Bên cạnh việc Nhà nước cung cấp dịch vụ giáo dục thì hiện nay theo Nghị quyết 90/CP
của Chính phủ ngày 21/08/1997 về xã hội hóa giáo dục, Nhà nước mạnh dạn giao việc
cung cấp hàng hóa dịch vụ công cho những pháp nhân ngoài Nhà nước và hoan nghênh
sự tham gia của khu vực tư nhân, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhân
dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tê, văn hóa phát triển nhanh hơn, có
chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài là phương châm thực hiện chính sách xã hội
hóa của Đảng và Nhà nước. Xong sau 7 năm thực hiện nghị quyết này vấn đề tư nhân,
doanh nghiệp nươc ngoài bỏ vốn mở trường tư vẫn còn gặp khó khăn từ những quy định
mang tính “ bóp cổ chai” như: tăng thuế má về chế độ cho vay hiện nay trên 95% trường
dân lập chưa được Nhà nước cho vay vốn đầu tư, tâm lý phân biệt đối xử giữa trường
công và trường tư về chuẩn đào tạo và chế độ giáo dục chung vẫn còn nặng nề.


2.2. Các hình thức can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong việc cung
ứng hàng hóa dịch vụ công hiện nay
2.2.2. Hình thức đánh thuế và trợ cấp

Về lĩnh vực y tế:Chi tiêu công cho y tế ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi của
Nhà nước, trong khi tỷ lệ này ở các nước cùng nhóm thu nhập (PPP bình quân đầu người
ở mức 3.300 USD) là 9%. Trên thực tế, tỷ lệ chi tiêu từ tiền túi của người dân trong tổng
chi tiêu cho y tế chiếm tới trên 70% là một tỷ rất cao. Kết quả phân tích điều tra y tế
quốc gia 2002 cho thấy, nếu người nghèo phải nằm viện mà không được Nhà nước hỗ
trợ thì trung bình mỗi đợt ốm phải chi một số tiền tương đương 17 tháng chi tiêu phi
lương thực, thực phẩm của hộ gia đình . Tình hình phân cấp ngân sách trong chi cho y tế
cũng chưa bảo đảm hướng đến đối tượng người nghèo. Tỷ lệ NSNN cấp cho y tế tại
tuyến trung ương là 36,8%, tuyến tỉnh là 44,7%, tuyến huyện là 16,2% và tuyến xã là
2,3%. Điều đáng lưu ý nữa là tỷ lệ chi từ NSNN cho đầu tư phát triển hầu hết tập trung
tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh (chiếm đến 97%), như vậy mạng lưới y tế cơ sở hầu
như không có kinh phí cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách. Điều đó dẫn đến thực
trạng nghèo nàn, lạc hậu về cơ sở vật chất và trang thiết bị của y tế cấp huyện và cấp xã.
Trong khi đó người nghèo thường sử dụng các dịch vụ y tế chủ yếu ở các trung tâm y tế
xã và huyện.

trong nhiều năm gần đây khi nền kinh tế và đời sống phát triển nhanh, nhu cầu về chăm
sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao thì hệ thống y tế lại không thể bảo đảm được
nhu cầu này. Vì vậy Nhà nước không thể cung cấp toàn bộ các dịch vụ công do hạn chế
về nguồn lực và ngành y tế cần phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư để nâng cao chất
lượng phục vụ. Nên việc tư nhân hóa dịch vụ y tế sẽ góp phần làm giảm đáng kể gánh
nặng cho các cơ sở y tế Nhà nước.

2.3. Hình thức can thiệp về khuyết tật của thị trường ở một số nước
trên Thế giới


Ở một số nước diễn ra quá trình xây dựng hình thức sở hữu hóa Nhà nước (công hữu
hóa) ở một số ngành mà tư nhân không làm hoặc không quan tâm vì ít lợi nhuận, nhưng
cần thiết cho đời sống kinh tế xã hội (như ngành khai thác than đá ở Anh). Như vậy,
trong nền kinh tế thị trường hiện đại còn có quá trình công hữu hóa, chứ không phải chỉ
có qúa trình tư nhân hóa các hình thức sở hữu. Ở Pháp trong thời gian gần đây, khu vực
thuộc sở hữu hóa Nhà nước chiếm 13% GNP, hơn 30% tổng số vốn đầu tư trong nước, ở
các nước đang phát triển Đông Nam Á (Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia) khu
vực thuộc sở hữu Nhà nước có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhất là trong các ngành
công nghiệp nặng.

- Nhà nước trực tiếp đầu tư vào các công trình công cộng, kết cấu hạ tầng như cầu
đường, bến cảng, hệ thống thoát nước… ( Anh, Pháp, Đức, Nhật). Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi về môi trường đầu tư cho tư nhân (Xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo đảm tín
dụng cho tư nhân…)

- Ở một số nước, Nhà nước chú ý về tiền lương, trợ cấp thất nghiệp, phúc lợi xã hội
(nhất là ở các nước Châu Âu mà điển hình là Thụy Điển, Nhà nước phúc lợi pháp: Quy
định mức lương tối thiểu)

- Ở nhiều nước có luật chống độc quyền nhằm đảm bảo một sân chơi đồng nhất, cơ hội
ngang nhau giữa các thành viên trong nền kinh tế thị trường (Mỹ - Đức – Pháp)

HẾT!
CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ LẮNG NGHE
CỦA THẦY VÀ CÁC BẠN!

×