Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Hiệp định thương mại việt mỹ cơ hội và thách thức khi việt nam thực thi xong nội dung của hiệp định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.43 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI :

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI VIỆT – MỸ.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THỰC THI XONG NỘI DUNG
CỦA HIỆP ĐỊNH.

1.
2.
3.
4.
5.

GV HD: GS-TS VÕ THANH THU.
Nhóm thực hiện:
Lê Thị Nhung
NT3
Ngơ Hồng Thơng
NT2
Hứa Thuận Anh Khoa
NT2
Lê Thị Hồng Kim
NT3
Nguyễn Lê Ngun Bảo
NT3


HỒ CHÍ MINH 27-8-2011

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế quốc tế hoá và tồn cầu hố là xu thế chung của các nước, các khu vực và
toàn thế giới. Các nước ngày càng phát triển thì càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trên tinh thần


hợp tác bình đẳng, tơn trọng chủ quyền và cùng có lợi. Việt Nam từ khi mở cửa kinh tế đến nay đã
thu được nhiều thành công, mà thành công trong phát triển kinh tế là rất quan trọng. Cán cân thương
mại giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn. Trên con đường hội nhập vào xu thế quốc tế hoá của
kinh tế thế giới, quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước là vơ cùng quan
trọng. Cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 200 nước, đã ký Hiệp định thương
mại với trên 100 nước và thoả thuận về quy chế tối huệ quốc với hơn 167 nước và vùng lãnh thổ,
trong đó quan hệ thương mại với Hoa Kỳ là rất quan trọng. Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ
được thiết lập năm 1995 đã giúp cho thương mại giữa hai nước ngày càng được cải thiện. Tiến trình
bình thường hố quan hệ kinh tế đã được cụ thể hoá bằng Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày
13/7/2000, trong đó hai bên cam kết dành cho nhau qui chế tối huệ quốc ngay lập tức và vô điều
kiện. Hiệp định thương mại giữa hai nước đã là tiền đề quan trọng cho hàng hoá của Việt Nam sang
thị trường Mỹ, một thị trường lớn có nhiều phân đoạn. Tuy nhiên, với trình độ sản xuất cịn hạn chế,
hàng Việt Nam gặp khơng ít thách thức khi vào thị trường này. Chính vì lẽ đó, nhằm tìm ra một
hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam, bài tiểu luận này đã được thực hiện.
Vì lĩnh vực nghiên cứu rộng và phức tạp, chắc chắn bài tiểu luận sẽ khó tránh khỏi được
những sai sót, rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp từ phía thầy cơ và bạn
bè.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ:................4

TĨM TẮT TIẾN TRÌNH KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ:. .9
1.Cơng tác chuẩn bị:..................................................................................................9
2.Q trình đàm phán và thời gian hiệu lực.............................................................10
III.VAI TRÒ CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ:............................12
IV.ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG (TPP):..........................................................................................................13
1. Ủy ban tư vấn về CSTMQT của VCCI “Phân tích những lợi ích và thách thức
sau vòng đàm phán thứ 7 Hiệp định TPP diễn ra tại Hà Nội 6.2011:....................13
2. Vòng đàm phán 7 TPP tại Việt Nam – Những tiến triển mới..............................13
Ủy ban tư vấn về CSTMQT: “Phân tích những bất lợi tiềm tàng của TPP đối với
Việt Nam”................................................................................................................14
V. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT –
MỸ VỚI CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG KHÁC..............19
VI.NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ:.............19
1. Thương mại hàng hóa:.........................................................................................19
2. Bản quyền và tài sản trí tuệ:................................................................................20
3. Thương mai dịch vụ:............................................................................................20
4. Về đầu tư:.............................................................................................................20
VII. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
NĂM 2009, 2010, 2011:.............................................................................................20
2011 : U.S. trade in goods with Vietnam.........................................................22
VIII. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN ĐẦY
ĐỦ NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ:.......................30
1. Cơ hội:.................................................................................................................30
2. Thách thức:..........................................................................................................31
KẾT LUẬN.................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................36


I.


VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ:
Ngày nay, xu thế hội nhập trở thành xu thế của thời đại. Bước qua cuộc chiến

tranh đầy gian khổ Việt Nam chúng ta đã không ngừng đầy mạnh các quan hệ hợp tác
kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là từ sau năm 1990 với nỗ lực từ
chính bản thân mình, Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của các tổ
chức kinh tế lớn như ASEAN (1995); APEC (1998), đặc biệt là cuối năm 2006 chúng ta
là nước chủ nhà của hội nghị APEC tổ chức tại thủ đô Hà Nội và đầu năm 2007 Việt
Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, năm 2010 là chủ tịch
Asean và là nước tổ chức hội nghị Cấp cao Asean. Đây là kết quả của một q trình lâu
dài. Đầy khó khăn thử thách nhưng cũng đầy cố gắng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nền kinh tế mạnh thoát khỏi
những khó khăn lạc hậu như hiện nay.
Trong thời gian này, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước được cải thiện và
đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, những năm đầu sau khi hai bên trao đổi đại
sứ (5/1997), chưa có các cuộc thăm viếng chính trị cấp cao nhất giữa Việt Nam và Mỹ.
Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2000 của Tổng thống Mỹ
B. Clinton là sự kiện chính trị - ngoại giao có ý nghĩa lớn và nhiều mặt, mở ra một giai
đoạn phát triển mới cho quan hệ Mỹ - Việt. Đáng chú ý là trong những năm gần đây, hai
bên đã trao đổi khá thường xuyên các chuyến thăm viếng chính thức cấp cao nhất. Về
phía Việt Nam, đó là các chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải
(6/2005), của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (6/2007), của Thủ tướng chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng (6/2008), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến New York, tham
dự phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc(23/9/2009), . Về phía Mỹ,
sau chuyến thăm của Tổng thống B.Clinton tháng 11/2000 là chuyến thăm chính thức
Việt Nam của Tổng thống G. Bush tháng 11/2006 (nhân dịp dự Hội nghị cấp cao APEC
lần thứ 14 tại Hà Nội). Cùng với các chuyến thăm và làm việc cấp nguyên thủ là các chuyến
thăm của các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng các Bộ khác nhau của Việt Nam và các Bộ trưởng

hay các phái viên của Mỹ, các quan chức quốc hội, chính quyền, đồn thể, các tổ chức phi
chính phủ,... Những chuyến thăm và làm việc các cấp này nhìn chung đều đã góp phần vào mục
đích đưa quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao cũng như các lĩnh vực quan hệ
song phương khác lên tầm cao hơn, giúp khép lại những trang sử chiến tranh đầy bi thương đối


với nhân dân cả hai nước. Trong bản “Tuyên bố chung giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ, -được ký
gần đây nhất nhân chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 6/2008, Thủ tướng
Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ G. Bush nhất trí đánh giá: “Quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tích cực và đang phát triển, tơn trọng
lẫn nhau và cùng cam kết hợp tác nhiều mặt mang tính xây dựng trên nhiều vấn đề để góp phần
làm sâu rộng quan hệ vì lợi ích lâu dài của hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ tầm nhìn và
mục tiêu hướng tới một khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ổn định, an ninh, dân chủ, hồ
bình”. Tóm lại, cũng như những khẳng định đã được đưa ra trong các chuyến thăm cấp cao nhất
gần đây, hai nhà lãnh đạo hai nước nhất trí đưa “quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác
nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau và cùng có lợi” Việt - phát triển lên một bước
mới trên nền tảng sâu rộng, ổn định vững chắc và hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước,
vì hồ bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển ở Đông Nam Á và Châu Á.
Tuy nhiên, quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao cho đến nay vẫn còn
tiềm ẩn những nhân tố gây căng thẳng, chủ yếu do sự khác biệt chế độ chính trị và do phía Mỹ
thường sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo làm nguyên cớ và phương
tiện để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam nhằm “chuyển hố” Việt Nam theo hệ giá
trị Mỹ. Chính vì vậy, có thể nói trong cục diện vừa hợp tác, vừa đấu tranh của quan hệ Việt Mỹ, trong sâu xa mặt đấu tranh với Mỹ của Việt Nam trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao lớn
hơn mặt hợp tác.
Lĩnh vực thành công nhất trong quan hệ Việt - Mỹ là kinh tế - thương mại. Điều này nằm
trong chủ trương, chính sách của Việt Nam khi bắt đầu xúc tiến các quan hệ với Mỹ là lấy nội
dung hợp tác kinh tế - thương mại làm trọng điểm, trọng tâm của các mối quan hệ Việt - Mỹ.
Trên thực tế từ sau khi bình thường hố quan hệ, các quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư giữa
Việt Nam và Mỹ bắt đầu phát triển khá nhanh. Đặc biệt, sau nhiều vòng đàm phán, thương

thảo, ngày 13/7/2000, hai nước Việt - Mỹ đã chính thức ký Hiệp định thương mại song phương
(BTA). BTA được ký là sự kiện rất đáng chú ý và rất quan trọng trong quan hệ kinh tế - thương
mại Việt - Mỹ, bởi đây là khung pháp lý cần thiết và rõ ràng, tạo cơ sở nền tảng để xúc tiến
quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Mỹ đi vào chiều sâu và đảm bảo hài hồ lợi ích của
hai bên. Những sự kiện quan trọng tiếp sau là việc Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006) và
việc Mỹ công bố cấp cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR –
11/2006). Trên thực tế từ sau khi BTA có hiệu lực, quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực này tiến rất
nhanh và nhanh hơn so với các quan hệ kinh tế song phương với các nước khác của Việt Nam.
Điều rất đáng chú ý nữa là từ hơn 10 năm nay (1997 - 2008), Việt Nam luôn xuất siêu sang Mỹ
với kim ngạch ngày càng tăng, nhất là từ sau khi BTA có hiệu lực (10/12/2001). Tốc độ và quy


mô tăng trưởng thương mại Việt - Mỹ những năm qua vượt quá dự đoán của nhiều chuyên gia
kinh tế: Nếu như năm 1995 (năm bình thường hố quan hệ), kim ngạch ngoại thương hai chiều
mới đạt 451,3 triệu USD (trong đó Việt Nam nhập khẩu 252,5 triệu, xuất khẩu 198,8 triệu
USD), thì đến năm 2002 (năm đầu tiên sau BTA) đã là 2,975 tỷ USD (trong đó Việt Nam xuất
khẩu 2,395 tỷ, nhập khẩu 580,2 triệu USD); năm 2007 lên tới 12,20 tỷ USD (trong đó Việt Nam
xuất khẩu 10,30 tỷ, nhập khẩu 1,90 tỷ USD); 6 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu của Việt Nam
vào Mỹ đã đạt giá trị bằng xuất khẩu vào Mỹ cả năm 2006 (gần 8,5 tỷ USD). Kể từ khi BTA
được ký kết đến nay, quan hệ thương mại hai nước đã tăng 8 lần, và Mỹ hiện là một trong những
đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Về đầu tư, những sự kiện mới nhất là trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ tháng 6/2007
của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp định khung về thương mại và
đầu tư (TIFA). Hiệp định này là sự mở rộng của BTA, được đánh giá là ghi một cột mốc hợp
tác song phương mới, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Mỹ ở Việt Nam và cho việc tăng
cường thương mại Việt - Mỹ. Còn trong chuyến thăm Mỹ tháng 6/2008 của Thủ tướng chính
phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ đã nhất trí rằng
“quan hệ kinh tế là quan trọng đối với quan hệ song phương Việt - Mỹ”; “Hoa Kỳ và Việt Nam
sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Đầu tư song phương” (BIT), thể hiện sự cam kết của hai bên
về đối xử công bằng, không phân biệt và minh bạch đối với đầu tư nước ngồi”. Tổng thống Mỹ

cũng khẳng định Mỹ đang tích cực xem xét đề nghị của Việt Nam được tham gia Chương trình
Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) và về việc công nhận Quy chế thị trường cho Việt Nam. Mỹ
hiện là nhà đầu tư thứ 6 trong tổng số hơn 80 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam,
với 396 dự án tổng trị giá 6,7 tỷ USD từ năm 2002 đến nay. Có thể nói, trong bức tranh tổng thể
quan hệ song phương Việt - Mỹ, lĩnh vực kinh tế - thương mại và đầu tư là mảng màu sáng nhất,
đạt được những thành quả hợp tác lớn nhất và thiết thực nhất.
Quan hệ Việt - Mỹ trong các lĩnh vực khác như giáo dục – đào tạo, khoa học - kỹ thuật,
y tế, môi trường, văn hố – xã hội,... có những bước phát triển đáng ghi nhận và đáng mừng. Sự
hợp tác giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ Mỹ với Việt Nam trong các nỗ lực giải
quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh hiểm nghèo, xố đói giảm nghèo,...ngày càng tăng.
Số sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang Mỹ học tập, số người Mỹ du lịch sang Việt
Nam và số Việt kiều từ Mỹ về thăm quê, gửi ngoại hối, đầu tư hay xúc tiến quan hệ kinh tế thương mại ở Việt Nam cũng ngày càng tăng. Ngoài ý nghĩa kinh tế, những hoạt động này cịn
làm tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Mỹ. Ngay cả trong
lĩnh vực quân sự - an ninh một lĩnh vực vốn khá nhạy cảm, quan hệ Việt - Mỹ cũng có những
tiến triển theo hướng cởi mở hơn, hợp tác nhiều hơn cả trong quan hệ song phương lẫn trong
các cơ chế, các diễn đàn đa phương ở khu vực và quốc tế, nhất là trong các vấn đề chống khủng
bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh môi trường, an ninh lương thực, v.v..


Các cột mốc lịch sử trong mối quan hệ thương mai Việt – Mỹ

 3/2/1994: Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận buôn bán với Việt Nam.
 11/07/1995: Tổng thống Mỹ cơng nhận ngoại giao và tun bố bình thường hóa quan hệ với
Việt Nam.

 5/8/1995: Bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam.
 10/1995: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp
Quốc và lần đầu tiên thăm Mỹ, tiếp xúc với nhiều quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ,
“Hội nghị bình thường hóa quan hệ, bước tiếp theo trong quan hệ Việt – Mỹ”.


 11/1995: Đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam tìm hiểu hệ thống luật thương mại đầu tư ở Việt
Nam.

 4/1996: Mỹ trao cho Việt Nam những văn bản “Những yếu tố cơ bản bình thường hóa quan
hệ kinh tế thương mại với Việt Nam”.

 7/1996: Việt Nam trao cho Mỹ văn bản “Năm nguyên tắc bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ”.

 9/1996: Bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại song phương.
 7/5/1997: Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhậm chức ở thủ đơ của ỗi
nước, hồn tất việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

 11/3/1998 – Tổng Thống William J. Clinton ban hành quy chế tạm miễn áp dụng
Đạo luật Sửa đổi bổ sung Jackson - Vanik đối với Việt Nam, mở đường cho hoạt
động của nhiều công ty và tổ chức của Mỹ tại Việt Nam.


26/3/1998 – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá và Đại Sứ Pete
Peterson hoàn tất việc ký kết Hiệp định Song Phương OPIC.

 1999: Việt Nam giành cho Hoa Kỳ quy chế tối huệ quốc trong thương mại và quy
chế này được gia hạn từng năm.
 13/7/2000: Đại diện chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định thương mại song
phương tạo điều kiện thuận lợi phát triển thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại của
hai nước.
 16/11/2000-19/11/2000: Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Việt Nam.
 10/12/2001:Hiệp định Thương mại Song phương Việt Mỹ được ký kết tại
Washington, D.C. giữa Đại diện Thương mại Robert Zoellick và Phó Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan.
 Ngày 6-7 tháng 5/2002 – Phó Đại diện Thương mại Jonathan Huntsman thành lập Ủy

ban Hỗn hợp Việt Nam – Mỹ về quan hệ thương mại tại Hà Nội.


 Ngày 10/5/2002 và 22/6/2002: Đại diện chính phủ Việt Nam thực hiện các chuyến
viếng thăm chính thức Washington,D.C.
 Ngày 6-7 tháng 5/2003 – Phó Đại diện Thương mại Jonathan Huntsman thành lập Ủy
ban Hỗn hợp Việt Nam – Mỹ về quan hệ thương mại tại Hà Nội.
 Ngày 11/12/2004 – Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không United Airlines từ
San Francisco hạ cánh xuống Thành phố Hồ Chí Minh, đưa United Airlines trở thành
hãng hàng không đầu tiên có đường bay thẳng giữa Mỹ và Việt Nam.
 Ngày 06/1/2005 - Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ tán thành kết luận sơ bộ được đưa
ra vào tháng 02 năm 2004 về việc phát hiện thấy các hàng hóa nhập khẩu đã gây hại
hoặc có thể gây hại cho các nhà máy chế biến tôm và ngư dân Mỹ.
 Ngày 19-24 tháng 6/2005 – Thủ tướng Phan Văn Khải hội kiến Tổng thống George
W. Bush ở Washington D.C, trong chuyến viếng thăm Mỹ đầu tiên của một Thủ
tướng Việt Nam thời kỳ hậu chiến. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký Thỏa
thuận Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật cũng như các thỏa thuận về sự phê chuẩn quốc tế,
tình báo và hợp tác quân sự. Thủ tướng, cùng với hơn 100 đại diện của khu vực công
và tư nhân đến thăm ba thành phố khác và ký kết nhiều hợp đồng kinh doanh lớn.
 Ngày 14/5/2006 – Mỹ và Việt Nam đạt được sự nhât trí trên nguyên tắc về việc Việt
Nam gia nhập WTO.
 Ngày 07/11/2006 – Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức mời Việt Nam trở
thành thành viên của tổ chức này.
 Ngày 17-20/11/2006 – Tổng thống Mỹ George W. Bush bắt đầu chuyến thăm bốn
ngày đến Việt Nam trong khuôn khổ các cuộc họp của các nhà Lãnh đạo Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
 Ngày 29/12/2006 – Tổng thống Bush ký tuyên bố trao PNTR(quan hệ thương mại
bình thường vĩnh viễn)cho Việt Nam.
 Ngày 11/01/2007 – Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
Thế giới.

 Ngày 16/10/2007 – Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
 Ngày 23-26/6/2008 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức
Mỹ theo lời mời của Tổng Thống Mỹ, George W. Bush.
 2009: Đại diện chính quyền hai nước đã thực hiện các chuyến thăm đến mỗi nước và
có các cuộc họp đàm phán.


 Ngày 6 /6/2010 - Hòa nhạc đặc biệt tại Hà Nội kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao Việt - Mỹ.
 Ngày 7/7/2010 - Thượng nghị sĩ Thomas Harkin dẫn đầu đoàn nghị sĩ Mỹ sang thăm
Việt Nam. Ông gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo khác.
II.

TĨM TẮT TIẾN TRÌNH KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ:

1. Công tác chuẩn bị:
Chiều 28/11/2001, với tỷ lệ ủng hộ 64,3%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ (BTA).
Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ có 15 ngày để xem xét, ký lệnh công bố Nghị quyết
này. Sau khi hai quốc gia trao đổi công hàm về việc phê chuẩn, Hiệp định sẽ có hiệu lực thi hành.
Để triển khai BTA, ngay ngày 29/11, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đồn
Chính phủ Việt Nam sang Washington thơng báo chính thức việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn
Hiệp định. Hai nước sẽ có cuộc gặp cấp chính phủ, bàn về cơ chế thực thi BTA đồng thời xem
xét các điều kiện liên quan đến việc thi hành Hiệp định (nội dung cơ chế này sẽ được xem xét lại
mỗi năm một lần).
Bộ trưởng Vũ Khoan cho biết, các cơ quan chức năng đã phổ biến Hiệp định Thương mại
Việt - Mỹ này lên Internet (cả hai bản Anh, Việt). Các ban ngành cũng tổ chức hàng chục cuộc
hội thảo giới thiệu về nội dung BTA và những vấn đề liên quan, có sự hỗ trợ của các chuyên gia
Mỹ. Sau khi Hiệp định được thông qua và có hiệu lực, việc làm này sẽ được đẩy mạnh hơn.

Ngoài ra, để giúp đỡ doanh nghiệp thâm nhập thị trường Mỹ, Bộ Thương mại đã xuất
bản CD giới thiệu về thị trường khổng lồ này. Tới đây, cơ quan này sẽ tập hợp hệ thống pháp
luật của các bang, giới thiệu đến doanh nghiệp.
Chính phủ cũng đã giao Bộ Tư pháp rà soát hệ thống văn bản do trung ương ban hành,
sớm sửa đổi, bãi bỏ những quy định chưa phù hợp với BTA. Bước tiếp theo sẽ rà soát các văn
bản do địa phương ban hành.
Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc cũng cho hay, cơ quan này sẽ triển khai chương
trình bồi dưỡng kiến thức BTA cho đội ngũ cán bộ tư pháp, tòa án địa phương. Đây là việc làm
cần thiết để các cán bộ tư pháp hiểu rõ hơn về một đối tác, vốn coi trọng vai trò tài phán của tòa
án trong mọi quan hệ kinh tế.
Cũng để triển khai BTA, ngày 1/11, Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã ký quyết định
thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Hỗ trợ thực thi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, với đại diện


của các bộ ngành. Đây là đầu mối quan hệ với phía Mỹ, kiến nghị chính sách và các biện pháp bảo
đảm triển khai có hiệu quả BTA.
Cũng trong ngày 28/11, đoàn 52 doanh nghiệp do bà Phạm Chi Lan, Phó chủ tịch Phịng
Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, dẫn đầu, đã sang Mỹ. Đoàn sẽ tổ chức 3 cuộc gặp gỡ ở
New York, San Francisco, Washington DC, với sự tham gia của hơn 600 doanh nghiệp Mỹ. Đại
diện WB, IMF sẽ đứng ra giới thiệu với doanh nhân Mỹ về thị trường, tiềm năng của doanh
nghiệp Việt Nam.
Ngoài việc sang Mỹ, đồn doanh nghiệp VCCI cịn ghé qua Mexico, Venezuela, Cuba.
Cùng thời điểm, Tổng công ty Dệt may cũng tổ chức đoàn 36 doanh nghiệp sang gặp gỡ,
trao đổi với đối tác Mỹ, đồng thời mở một văn phịng đại diện tại thị trường khổng lồ này. Tổng
cơng ty Hàng không (Vietnam Airlines), không bỏ qua thời điểm lịch sử này, cũng chuẩn bị mở
văn phòng đại diện. Quan chức Chính phủ Việt Nam và Mỹ sẽ tham dự các buổi khai trương này.
Trong dịp này, Vietnam Airlines sẽ đàm phán để mua máy bay Boeing 777, trị giá 140 triệu USD.
Bộ trưởng Vũ Khoan cho biết, kim ngạch xuất khẩu 820 triệu USD của Việt Nam sang Mỹ
năm 2000 là con số khích lệ, chứng tỏ nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng chia phần thị trường khổng
lồ này. “Doanh nghiệp của ta như vậy rất năng động”, ơng Khoan nói.

2. Q trình đàm phán và thời gian hiệu lực
Quá trình cải thiện quan hệ kinh tế giữa hai nước và đi đến ký kết Hiệp định Thương mại
Việt – Mỹ đã diễn ra từ sau khi Chính phủ Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam vào
ngày 3/2/1994.
Trong vịng hai năm sau đó, những cuộc gặp cấp cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã giúp hai
Bên cải thiện tình hình quan hệ và đi đến quyết định đàm phán để ký kết một hiệp định thương
mại song phương nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển
thuận lợi.
Quá trình đàm phán hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu
từ tháng 9/1996 và kéo dài trong 4 năm, trải qua 11 vòng, cụ thể như sau:
Ø

Vòng 1: từ 21/9/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội. Trong vịng này chủ yếu đơi Bên trao đổi các

thơng tin, tìm hiểu cơ chế thương mại của nhau.
Ø

Vòng 2: từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội.

Ø

Vòng 3: Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997 tại Hà Nội. Tại vịng đàm phán thứ hai và thứ ba, phía

Mỹ đã soạn thảo và trao cho phía Việt Nam bản dự thảo tổng thể Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ


gồm bốn chương: Thương mại, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư và Dịch vụ theo quan điểm mở cửa tự do
hoàn toàn. Bản dự thảo này áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dành
cho các nước đã phát triển. Nước ta khơng nhất trí và nêu rõ trong quan điểm của mình "Việt Nam
chỉ ký Hiệp định Thương mại với Mỹ trên cơ sở các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) áp dụng đối với nước đang phát triển ở trình độ thấp". Với quan điểm đó chúng ta xây dựng
bản dự thảo của mình.
Ø

Vịng 4: từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington. Tại vịng đàm phán này, phía

Việt Nam đưa ra bản dự thảo với cam kết sẽ mở cửa thị trường, theo đó thời hạn bảo hộ dài nhất cho
một số chủng loại hàng hóa và dịch vụ là năm 2020.
Ø

Vòng 5: từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Washington. Trước vòng đàm phán này, các nhà đàm

phán Việt Nam đã thiết kế lại bản dự thảo Hiệp định mới theo nguyên tắc Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) áp dụng cho các nước có trình độ phát triển thấp.
Ø

Vịng 6: từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội.

Ø

Vòng 7: từ 15/3/1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội. Tại hai vòng đàm phán 6 và 7, các Bên tiếp

tục trao đổi về các vấn đề quan trọng chưa đi đến nhất trí trong các vòng đàm phán trước, như: phát
triển quan hệ đầu tư, thương mại dịch vụ, thương mại hàng hóa và sở hữu trí tuệ.
Ø

Vịng 8: từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Washington.

Ø


Vịng 9: từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà Nội, trong cuộc họp cấp Bộ trưởng, hai nước đã

thông báo thỏa thuận trên nguyên tắc những nội dung mà Hiệp định Thương mại đã đạt được.
Ø

Vòng 10: từ 28/8/1999 đến 2/9/1999 tại Washington.

Ø

Vòng 11: 3/7/2000 tại Washington. Sau khi đàm phán xong những vấn đề cuối cùng trong lĩnh

vực viễn thông và rà sốt lại một lần nữa tồn văn bản Hiệp định, ngày 13/7/2000, Hiệp định
Thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết tại Washington. Đại diện cho phía Việt Nam là Bộ trưởng
Vũ Khoan, đại diện cho phía Mỹ là bà Charlene Barsefsky. Tham dự lễ ký kết có Đại sứ hai nước
(Đại sứ Lê Văn Bàng và Đại sứ Peterson), trưởng hai đồn đàm phán (Ơng Trần Đình Lương và
Ông Joseph Diamond) và nhiều quan chức khác.
Cuối tháng 1/2001, góp phần thúc đẩy việc sớm ký kết hiệp định, gần 200 doanh nghiệp Mỹ đang
có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đã ký tên gởi kiến nghị lên chính quyền mới của Mỹ - Chính
quyền của Tổng thống Bush - đề nghị đưa Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ thông qua ở Quốc hội
Mỹ, họp trong tháng 3/2001.


Cuối năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thơng qua và chính thức có hiệu lực sau tuyên bố của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - thay mặt
Chính phủ Việt Nam, cùng với đại diện Chính phủ Mỹ diễn ra vào ngày 11/12/2001 tại Washington.

III.VAI TRÒ CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ:




Đến cuối năm 2002, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế
giới, trong số này ta đã có quan hệ thương mại với gần 140 nước. Để tạo điều kiện thuận lợi
cho lĩnh vực thương mại hoạt động, Chính phủ Việt Nam đã ký 90 hiệp định thương mại
song phương, trong đó gần 80 cam kết cho Việt Nam hưởng Quy chế Tối huệ quốc – Most
Favoured Nations (MFN). Trong số các hiệp định thương mại song phương đã ký thì Hiệp
định Thương mại Việt – Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam, vì:



Mỹ là nước có nền kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới: Mỹ chiếm gần 50% sản lượng
công nghiệp, gần 20% trị giá xuất nhập khẩu của thế giới. Mỗi năm, Mỹ xuất khẩu gần 900
tỷ USD, nhập khẩu gần 1.300 tỷ USD. Năm 2001, GDP của Mỹ đã lên đến gần 10.000 tỷ
USD (số liệu của WTO công bố năm 2002), cho nên ký hiệp định với Mỹ mở ra thị trường
thuận lợi có dung lượng lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.



Nước Mỹ có vai trò nòng cốt, chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại
quốc tế như IMF, WTO, WB, ADB…, cho nên ký hiệp định thương mại với Mỹ tạo ra khả
năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức trên với nền kinh tế của Việt Nam
và giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới.
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩn nội dung của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dành cho các nước kém phát triển, cho nên ký được
hiệp định thương mại với Mỹ là một bước tiến quan trọng giúp cho Việt Nam sớm gia nhập
Tổ chức WTO.



Dưới sự ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, hệ thống pháp luật điều tiết nền
kinh tế và thương mại của Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng: đầy đủ, minh bạch, tiếp cận với

các chuẩn mực chung của quốc tế để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho
các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế phát triển.



Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực (11/12/2002), thuế nhập khẩu
hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ giảm từ 30-40% tạo điều kiện nâng cao tính cạnh tranh về
giá cho hàng hóa của Việt Nam trên thị trường này.



Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn hơn, vì tính bình đẳng, rõ ràng, khơng phân biệt đối
xử và hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam đưa
vào thị trường Mỹ cũng được hưởng Quy chế Tối huệ quốc.


IV.ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG (TPP):
Đàm phán Đối tác Xun Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều
bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong
khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 9 nước tham gia vào đàm phán TPP
(bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia và
Việt Nam).
Đàm phán TPP được xem là một trong những đàm phán mở cửa thương mại quan trọng nhất
của Việt Nam trong thời gian tới đây.
1. Ủy ban tư vấn về CSTMQT của VCCI “Phân tích những lợi ích và thách thức sau
vòng đàm phán thứ 7 Hiệp định TPP diễn ra tại Hà Nội 6.2011:
Vòng đàm phán 7 TPP tại Việt Nam – Những tiến triển mới
Vòng đàm phán thứ 7 của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam từ ngày 20 – 21/06/2011, với sự

tham gia của các Đoàn đàm phán đến từ 9 nền kinh tế của 3 châu lục là Australia, Brunei,
Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Trước đó, vòng đàm phán thứ 6 đã diễn ra tại Singapore từ ngày 28/3 đến 1/4, với việc thúc
đẩy những vấn đề thương mại như cạnh tranh về thuế và tích hợp chuỗi cung cấp.
Lợi ích cho Việt Nam:
Cùng với quá trình đàm phán từ cấp chính phủ, một trong những sự kiện bên lề Vòng
đàm phán đáng chú ý là một Diễn đàn dành cho các bên liên quan bao gồm Hiệp hội, Doanh
nghiệp, các nhóm lợi ích chung có thể trực tiếp bày tỏ quan điểm trước các thành viên của
Đồn đàm phán.
Tại Diễn dàn bên lề Vịng đàm phán thứ 7 này, các bên liên quan từ các nước thành
viên TPP đặc biệt quan tâm tới một số vấn đề như sự công bằng trong thương mại, yêu cầu
các cam kết trong TPP phải tính đến sự yếu thế của các nước có trình độ phát triển thấp hơn
so với các đối tác khác trong TPP, vấn đề cắt giảm thuế và loại bỏ rào cản đối với một số
sản phẩm trong thương mại hàng hóa hay các vấn đề liên quan tới khả năng thực thi và tận
dụng lợi ích từ tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.


Có thể thấy rằng, Diễn đàn bên lề là một cơ hội tốt cho các Doanh nghiệp, Hiệp hội
và các nhóm lợi ích liên quan có thể bày tỏ quan điểm, kêu gọi sự ủng hộ từ các Đoàn đàm
phán cũng như hậu thuẫn cho các lập luận của Đoàn đàm phán.
Thách thức:
Tuy nhiên, tại Diễn đàn, dù Việt Nam là quốc gia tổ chức Vòng đàm phán thứ 7, hầu
hết các Hiệp hội Việt Nam khơng tham gia trình bày quan điểm, chưa tận dụng được cơ hội
để các Đồn đàm phán hiểu thêm tình hình và thuyết phục họ chấp nhận một mức độ cam
kết phù hợp với lợi ích của ngành. Một lần nữa cho thấy sự thiếu chủ động từ các doanh
nghiệp, hiệp hội Việt Nam trong đàm phán thương mại quốc tế.
Sau vòng đàm phán thứ 7 tại Việt Nam, các vòng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra
tại Hoa Kỳ vào tháng 9/2011 và Peru vào tháng 10/2011, với mục tiêu đạt được thỏa thuận
cơ bản khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) vào tháng 11 tới tại Honolulu, Hawaii.

2. Ủy ban tư vấn về CSTMQT: “Phân tích những bất lợi tiềm tàng của TPP đối với
Việt Nam”
Tham gia FTA nói chung và TPP nói riêng, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhanh và mạnh thị
trường nội địa của mình cho hàng hóa, dịch vụ từ các nước đối tác. Nếu Việt Nam có “mất”
gì khi tham gia TPP thì là mất ở điểm này chủ yếu. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng
nếu chúng ta không chú ý để tránh các cam kết bất lợi, “mất” cịn có thể là hiện thực ở cả thị
trường các nước đối tác TPP.
(i) “Mất” ở thị trường nội địa
Bất lợi ở thị trường nội địa khi Việt Nam thực hiện TPP có thể được thể hiện ở các
hình thức sau:
-

Bất lợi từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa từ các nước đối tác TPP
Việt Nam hiện vẫn còn là thị trường tương đối đóng với nhiều nhóm mặt hàng cịn

giữ mức thuế MFN khá cao (và với lộ trình mở cửa dài hơi). Vì thế việc phải cam kết giảm
thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các nước đối tác TPP dự kiến sẽ gây ra 02 bất


lợi trực tiếp, bao gồm (i) giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu và (ii) cạnh tranh
trong nước gay gắt hơn.
Thứ nhất, việc giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP là hệ
quả chắc chắn và trực tiếp. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng lượng thất thu từ thuế nhập
khẩu của Việt Nam từ các đối tác TPP không thật sự lớn so với hiện trạng (do phần lớn các
đối tác trong TPP đã có FTA với Việt Nam và do đó chúng ta đã và sẽ phải cắt giảm thuế
theo các FTA này mà không phải chờ đến TPP). Và do đó tác động bất lợi này khơng phải là
q nghiêm trọng.
Thứ hai, giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào
Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên quan
tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đây là thực tế đã từng xảy ra khi

chúng ta thực hiện các FTA đã ký mà đặc biệt là ACFTA với Trung Quốc. Nguy cơ này đặc
biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nơng sản, vốn gắn liền với nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương trong hội nhập là nông dân và nông thôn. Tuy vậy, các ý kiến lạc quan lại cho rằng
trong trường hợp cụ thể của TPP, cái “mất” này có thể khơng phải là quá nghiêm trọng, ví
dụ với đối tác Hoa Kỳ, hàng hóa của Hoa Kỳ có phân khúc và khách hàng khác với hàng
hóa tương tự của Việt Nam, vì vậy đối với một số ngành, cạnh tranh đến từ hàng hóa Hoa
Kỳ sẽ khơng q nguy hiểm. Theo cách hiểu này, thị phần nội địa có thể sẽ bị phân chia lại
sau TPP, nhưng là giữa các đối thủ Hoa Kỳ với những đối thủ nước ngoài khác trên thị
trường Việt Nam chứ không phải là với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngồi ra, cạnh tranh
trong thị trường hàng hóa nội địa cũng là sức ép tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tự thích
nghi, điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
-

Bất lợi từ việc mở cửa các thị trường dịch vụ
Dịch vụ là mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam

là hạn chế và dè dặt nhất. So với cách thức đàm phán chọn-cho của WTO, phương pháp
chọn-bỏ dự kiến trong đàm phán TPP sẽ khiến cho bức tranh mở cửa dịch vụ của Việt Nam
đối

với

các

đối

tác

TPP


thay

đổi

mạnh

mẽ.

Đây cũng chính là điểm được suy đoán là sẽ tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp Việt Nam
khi tham gia TPP. Với TPP, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp có
tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới (đặc biệt là các nhà


cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ) có thể khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt Nam gặp
khó khăn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kịch bản thực tế có thể khơng tồn bất lợi như vậy. Cụ thể cạnh tranh có
thể là động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và nâng cao năng lực để phát triển tốt hơn.
Cạnh tranh cũng giúp xóa những đơn vị sản xuất yếu kém, khơng thích hợp với tình hình
mới (đây cũng là điều nên xảy ra, dù rằng Việt Nam chưa quen với tình trạng phá sản của
các doanh nghiệp yếu kém). Ngồi ra, khơng thể khơng nhắc tới những khả năng hợp tác
giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác từ TPP để cùng phát triển. Mở cửa thị trường cũng
là cơ hội để thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ, đặc biệt các ngành cần vốn và cơng nghệ
quản lý cao. Đây có thể là cơ sở để phát triển nhiều ngành dịch vụ ở Việt Nam trong tương
lai.
-

Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh… và các

ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên quan đến rào cản kỹ thuật,
vệ sinh dịch tễ...

Các kết quả đàm phán FTA của Hoa Kỳ trong giai đoạn gần đây cho thấy nước này nhấn
mạnh việc tuân thủ các yêu cầu cao về môi trường (theo một danh mục tương đối dài các
công ước quốc tế về môi trường), lao động (tiêu chuẩn ILO) hay các ràng buộc nhiều hơn về
mặt thủ tục khi ban hành hay thực thi các quy định về cạnh tranh, phòng vệ thương mại,
TBT, SPS (theo hướng tăng cường thủ tục tham vấn trao đổi trước khi ban hành quy
định/biện pháp, quyền tiếp cận tư pháp để giải quyết vướng mắc…)… Các đối tác phát triển
như Úc, New Zealand khá quan tâm đến các vấn đề này. Hiệp định P4 (tiền thân của TPP)
cũng bao gồm các quy định liên quan. Vì vậy khả năng TPP tương lai có thể bao trùm các
lĩnh vực này là tương đối lớn.
Một mặt, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu này sẽ là một gánh nặng lớn đối với Nhà
nước (trong việc gia nhập các công ước liên quan, sửa đổi quy định pháp luật nội địa, xây
dựng các cơ chế, thủ tục ban hành thực thi mới…). Việc thực thi cũng tao ra nhiều chi phí
cho doanh nghiệp để thực thi (ví dụ như thay đổi cơng nghệ ni trồng – sản xuất, thay đổi
nguồn cung nguyên vật liệu, bổ sung cơ chế kiểm sốt…). Ngồi ra, có những vấn đề thuộc
về thể chế không dễ thay đổi (như quyền lập hội, quyền đàm phán tập thể…).


Mặt khác, thực hiện các cam kết dạng này sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cải thiện hệ
thống pháp luật, đặc biệt là từ góc độ phát triển bền vững (mơi trường), vì quyền con người
(lao động), minh bạch hóa và cải cách hành chính (các vấn đề cịn lại). Từ góc độ này,
những lợi ích mà việc thực hiện những cam kết này mang lại có thể là rất lớn và có giá trị
lâu dài (vượt xa những chi phí bỏ ra để tổ chức thực hiện các yêu cầu này).
-

Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hoa Kỳ là đối tác có tiếng là cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ cả trong WTO lẫn trong các FTA của nước này. Đối với TPP, vấn đề
này cũng đã được Hoa Kỳ thể hiện tương đối rõ ràng (với mong muốn đạt được TRIPS +
trong lĩnh vực này).

Tuy nhiên, đây lại là vấn đề lớn đối với Việt Nam trong hồn cảnh thực tế vi phạm
cịn lớn và các thiết chế bảo hộ còn thiếu hiệu quả. Việc bảo hộ chặt chẽ các quyền sở hữu
trí tuệ cũng sẽ dẫn tới những khó khăn trước mắt cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam (khi
phải bỏ vốn nhiều hơn cho những sản phẩm thuộc loại này) và người tiêu dùng (khi phải trả
giá đắt hơn cho dản phẩm).
Tuy nhiên, về vấn đề này, cũng cần nhận thức đầy đủ rằng tình trạng hiện tại cần thay
đổi dần dần để chấm dứt trong tương lai nếu Việt Nam muốn có một nền kinh tế cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa (bởi bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ là động lực để phát triển sáng
tạo ở Việt Nam và thu hút đầu tư công nghệ cao làm cơ sở cho hiện đại hóa). Do vậy thực
hiện TRIPS và TRIPS + trong tương lai là có lợi cho Việt Nam, và vì thế cần xem đây như
là một cơ hội tốt để thúc đẩy cơng việc khó khăn này ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thực hiện ngay và toàn bộ các yêu cầu ở mức TRIPS + là không khả
thi đối với chúng ta. Vì vậy sẽ rất tốt nếu Cơ quan đàm phán có thể chấp nhận những yêu
cầu tương đối cao về sở hữu trí tuệ trong TPP nhưng với các điều kiện tiên quyết như:
+ Lộ trình thực hiện dài;
+ Có sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi (Việt Nam cũng đang phải nhận sự hỗ trợ kỹ
thuật từ nhiều nguồn để thực hiện yêu cầu trong lĩnh vực này theo TRIPS của WTO);


+ Có những ngoại lệ thích hợp (riêng đối với trường hợp này, Việt Nam có thể dựa vào
những xu hướng đang lên hiện nay trên thế giới liên quan đến vấn đề tăng cường bảo vệ lợi
ích của người tiêu dùng liên quan đến dược phẩm, bảo vệ sức khỏe… trước những yêu cầu
về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực này )
-

Bất lợi từ việc mở cửa thị trường mua sắm công
Mua sắm công là một vấn đề phức tạp và hiện vẫn đang là lĩnh vực tương đối đóng

đối với tự do thương mại. Trong WTO, Hiệp định về mua sắm cơng có sự tham gia của một
số lượng rất hạn chế các nước và mặc dù bị Hoa Kỳ kêu gọi hoặc thúc ép, nhiều nước vẫn

giữ quan điểm thận trọng đối với lĩnh vực này . Trong TPP, có nhiều ý kiến cho rằng Hoa
Kỳ sẽ lại đưa ra yêu cầu này cho các đối tác tham gia đàm phán (ví dụ bằng việc yêu cầu các
đối tác TPP tham gia Hiệp định về mua sắm công của WTO hoặc đưa các quy định của Hiệp
định này vào TPP).
Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm công theo cách này có được suy
đốn là sẽ gây ra những tác động bất lợi (với những lo ngại tương tự như lo ngại của nhiều
nước về sự “tấn công” của các nhà cung cấp nước ngoài khiến doanh nghiệp nội địa không
cạnh tranh nổi trong các vụ đấu thầu lớn) trong khi khả năng Việt Nam tiếp cận được với thị
trường mua sắm công của các đối tác TPP là hầu như khơng có (do hạn chế về năng lực
cạnh tranh).
-

Các thủ tục ràng buộc về ban hành và thực thi các quy định về TBT, SPS, phòng vệ

thương mại…
Khả năng TPP tương lai có các điều khoản về TBT, SPS, phòng vệ thương mại…là
rất lớn. Đây lại là những rào cản mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam lâu nay phải đối mặt ở
các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ. Do đó lo lắng rằng những cam kết về các vấn
đề này có thể khiến cho những lợi thế về thuế quan mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam được
hưởng từ TPP bị vơ hiệu hóa khơng phải khơng có cơ sở.
Tuy nhiên, cần phải thực tế hơn khi xem xét vấn đề này. Đúng là những lợi ích từ việc
giảm thuế sẽ khơng là gì nếu các rào cản kiểu TBT, SPS hay phòng vệ thương mại ngày
càng dựng cao hơn đối với hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tham khảo các điều khoản liên quan
trong các FTA mà Hoa Kỳ hay các đối tác TPP ký gần đây thì chúng hầu như chỉ bao gồm
những nội dung liên quan đến thủ tục (theo hướng tăng cường các thủ tục ràng buộc các


chính phủ khi ban hành hay thực thi những quy định TBT, SPS, phịng vệ thương mại) chứ
khơng quy định cụ thể về các tiêu chuẩn/yêu cầu xác định cho từng loại hàng hóa (trừ một
số rất hãn hữu các trường hợp, ví dụ quy định liên quan đến ơ tơ trong FTA Hoa Kỳ - Hàn

Quốc). Do đó TPP được suy đốn là cũng khơng thể xử lý các vấn đề về mức độ rào cản cụ
thể trên thực tế. Và vì vậy, cũng tương tự như vấn đề mơi trường hay lao động, hàng hóa
Việt Nam dù có hay khơng có TPP vẫn phải đáp ứng các u cầu thực tế về những nội dung
này của đối tác TPP. (Nguồn: />V. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ
VỚI CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG KHÁC
Cho đến thời điểm này Việt Nam đã ký Hiệp Định Thương mại với trên 100 quốc gia và khu vực
lãnh thổ, nhưng Hiệp Định Thương Mại Việt – Mỹ là Hiệp Định đặt biệt so với các Hiệp Định
Thương Mại khác thể hiện qua bảng sau đây:

Tiêu thức so sánh
1. Cơ sở đàm phán

Hiệp Định Thương Mại Việt – Mỹ

Các Hiệp Định Thương Mại song

Dựa vào các tiêu chuẩn của WTO

phương khác
Dựa vào các tập quan thương mại

quốc tế phổ biến
2. Tính khái quát của Vừa mang tính tổng hợp, vừa mang Mang tính tổng hợp cao, không có
Hiệp Định

tính chi tiết: có các chương, mỗi

các cam kết thực hiện cụ thể

chương có nhiều điều khoản và phụ

3. Nội dung Hiệp Định

lục kèm theo
Không chỉ đề cập đến thương mại

Chỉ đề cập đến quan hệ thương mại

mà còn đề cập đến các vấn đề có

song phương

liên quan trực tiếp đến thương mại
dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…
4. Lộ trình thực hiện Cụ thể và rõ ràng

Không có lộ trình thực hiện

Hiệp Định
5. Cơ quan giám sát thi

Có cơ quan giúp triển khai và thi

Không có

hành Hiệp Định

hành Hiệp Định

VI.NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ:
1. Thương mại hàng hóa:

Ngay lập tức và vô điều kiện, hai bên Mỹ và Việt Nam dành cho nhau quy chế tối huệ
quốc trong quan hệ thương mại với nhau.


Hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Việt Nam vào thị trường Mỹ mức thuế nhập khẩu
giảm bình quân 30-40 %
Việt Nam cam kết giảm 244 dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kì sau 3
năm BTA có hiệu lực và cam kết loại bỏ các hàng rào phi thuế quan với lộ trình 3-7 năm
sau khi BTA có hiệu lưc
2. Bản quyền và tài sản trí tuệ:
- Về bản quyền, hai bên cam kết thực hiện hiệp định về sở hửu trí tuệ mà các bên đã
kí trước đó.
- Về tài sản trí tuệ, hai Bên thỏa thuận thực hiên các công ước đa phương về vấn đề
này.
3. Thương mai dịch vụ:
Hai nước sẽ mở cửa cho nhau : tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tự do
kinh doanh dịch vụ tại Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ theo lộ trình kinh doanh dịch vụ tại Việt
Nam .
4. Về đầu tư:
Hai Bên cam kết dành thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh đầu tư trên
thị trường của nhau phù hợp với thông lệ và quy định của quốc tế.
VII. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM
2009, 2010, 2011:
Trong giai đoạn 1986-2010, Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu ở mức cao (trung bình khoảng 19%/năm), cao hơn mức trung bình trong khu
vực và trên thế giới (Xem Biểu đồ 2). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,7 tỷ đô la Mỹ (tăng 29,1% so với năm 2008),
tỷ lệ xuất khẩu trên GDP lên tới trên 70%.1 Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Tổng cục
Thống kê, mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2009 so với
năm 2008 khá ấn tượng, nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất khẩu sắt, thép, vàng và yếu tố

tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều,
chè) thì kim ngạch hàng hố xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.2



×