Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 140 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MINH THƯ
19480781

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC
THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH
VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: MARKETING
Mã chuyên ngành: 7340115

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TH.S TRẦN THU THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MINH THƯ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC
THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH
VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH


CHUYÊN NGÀNH: MARKETING
GVHD : TH.S TRẦN THU THẢO
SVTH : NGUYỄN THỊ MINH THƯ
LỚP

: DHMK15B

KHÓA : 2019 – 2023

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


NGUYỄN THỊ MINH THƯ

GÁY BÌA KHĨA LUẬN



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP – CHUYÊN NGÀNH MARKETING



NĂM 2023


i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên

cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích
xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của
sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã
tiến hành phỏng vấn sâu có cấu trúc với 5 đáp viên, họ là những người quan tâm và có ý
định tham gia nghiên cứu khoa học. Tiếp đến, tác giả tiến hành tổng hợp thơng tin và điều
chỉnh mơ hình đề xuất ban đầu. Sau khi hồn thành mơ hình nghiên cứu chính thức, tác giả
tiếp tục thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc gửi bảng khảo sát online
được thiết kế qua Google Form cho 260 đáp viên và thu về được 240 phiếu trả lời hợp lệ.
Mơ hình nghiên cứu chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu
khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại TPHCM bao gồm 5 yếu tố (1) Quan tâm của
khoa, trường, (2) Năng lực sinh viên, (3) Nhận thức đối với nghiên cứu khoa học, (4) Sự
thích thú nghiên cứu khoa học, (5) Chính sách khen thưởng và cơng nhận. Sau q trình
phân tích dữ liệu thơng qua phần mềm SPSS cho ra được kết quả cuối cùng có 5 yếu tố ảnh
hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại
TPHCM được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp như sau (1) Năng lực
sinh viên, (2) Chính sách khen thưởng và cơng nhận, (3) Quan tâm của khoa, trường, (4)
Sự thích thú nghiên cứu khoa học, (5) Nhận thức đối với nghiên cứu khoa học.
Từ khóa: Động lực tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học, sinh viên.


ii

LỜI CÁM ƠN
Để có thể hồn thành tốt bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, tơi đã nhận được rất
nhiều sự hỗ trợ tận tình từ phía trường đại học cơng nghiệp thành phố hồ chí minh,
sự giúp đỡ từ giảng viên hướng dẫn và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh và khoa quản trị kinh doanh đã tạo cho tơi có cơ hội được học tập tại trường

và tiếp thu học hỏi được nhiều kiến thức. tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
Trần Thu Thảo là giảng viên hướng dẫn trực tiếp cho tơi trong suốt thời gian tơi hồn
thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp, cơ ln sẵn sàng hướng dẫn và giải đáp các
thắc mắc của tôi, chỉ dạy và giúp đỡ để tơi có thể hồn thành bài khóa luận một cách
tốt nhất.
Trong q trình thực hiện bài báo cáo khóa luận cũng sẽ khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót do thời gian làm bài cũng như kinh nghiệm của bản thân cịn nhiều hạn chế.
vì vậy, tơi rất mong nhận được những phản hồi và ý kiến đóng góp từ q thầy/cơ
để có thể hồn thiện tốt bài báo cáo của mình.
Tơi xin chân thành cám ơn!


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu do bản
thân tôi tự thực hiện và không sao chép bất kỳ cơng trình nghiên cứu có sẵn nào khác.
Tất cả các thông tin số liệu và các kết quả phân tích trong bài báo cáo khóa luận này là do
tơi tự thu thập và thực hiện phân tích. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được tơi trích
dẫn theo đúng quy định.

Sinh viên
(Chữ ký)

Nguyễn Thị Minh Thư


iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: ThS. Trần Thu Thảo
Mã số giảng viên: 01028024
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thư

MSSV: 19480781

Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.iuh.edu.vn trong
lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu và
minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra đánh giá.

TP. HCM, ngày

tháng

Ký tên xác nhận

năm 2023


v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Marketing
Kính gửi:


Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thư

Mã học viên: 19480781

Hiện là học viên lớp: DHMK15B

Khóa học: 2019 - 2023

Chuyên ngành: Marketing
Hội đồng: 28
Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối
ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến của
hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Nội dung nhận xét và bổ sung:
-

-

-

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình

(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về
các nội dung góp ý của hội đồng trước
khi chỉnh sửa hoặc giải trình)
Kết quả chỉnh sửa:

Ít lỗi chính tả
Nên định dạng lại bảng biểu cho đều
và đồng nhất.
Nên trình bày thêm phần cấu trúc
bảng câu hỏi khảo sát chính thức cho

-

đề tài.
Chương 3: Bổ sung định lượng cho
nghiên cứu sơ bộ.
Chương 4: Bổ sung phương trình hồi
quy chưa chuẩn hoa và nêu ý nghĩa
của các thơng số.
Một số khái niệm trích dẫn chưa đúng
quy định của khoa.

-

-

-

Đã định dạng lại các bảng biểu để
đồng nhất với nhau.

Đã trình bày thêm phần cấu trúc
của bảng câu hỏi khảo sát chính
thức cho đề tài vào chương 3.
Đã tiến hành khảo sát định lượng
cho nghiên cứu sơ bộ và phân tích
kết quả ở chương 3.
Đã bổ sung phương trình hồi quy
chưa chuẩn hóa và nêu ra ý nghĩa
của các thông số ở chương 4.


vi
-

Đã xem lại các khái niệm và chỉnh
sửa lại các khái niệm có trích dẫn
chưa đúng u cầu.

Ý kiến giảng viên hướng dẫn:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

tháng


Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

năm 2023


vii

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.3.1.

Câu hỏi nghiên cứu chung ........................................................................... 3

1.3.2.

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể ........................................................................... 3


1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.1.

Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 3

1.4.2.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4

1.5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 4
1.5.1.

Phạm vi thời gian ......................................................................................... 4

1.5.2.

Phạm vi không gian ..................................................................................... 4

1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.6.1.

Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 4

1.6.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................... 4

1.7. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 5
1.7.1.


Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................... 5

1.7.2.

Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 5

1.8. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................... 7
2.1

Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 7

2.1.1.

Động lực ...................................................................................................... 7

2.1.2.

Nghiên cứu khoa học ................................................................................... 8

2.1.3.

Sinh viên ...................................................................................................... 8

2.2

Các lý thuyết liên quan đến đề tài .......................................................................... 9

2.2.1.


Lý thuyết nhu cầu của Maslow (1943) ........................................................ 9

2.2.2.

Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg (1959) ................................... 10

2.2.3.

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) .......................................... 11

2.3

Các mơ hình nghiên cứu có liên quan .................................................................. 12


viii
2.3.1.

Mơ hình trong nước ................................................................................... 12

2.3.1.1. Nguyễn Thị Mỹ Dun, ThS. Nguyễn Minh Tơn (2022). Phân tích các
yếu tố tác động đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trường
Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 12
2.3.1.2. Cao Thị Thanh, Phạm Thị Ngọc Minh (2018). Động lực nghiên cứu
khoa học của giảng viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội............................. 13
2.3.1.3. Lê Thị Kim Hoa, Bùi Thành Khoa (2020). Động lực nghiên cứu khoa
học của giảng viên: Góc nhìn lý thuyết nhu cầu mở rộng của Maslow ................ 13
2.3.1.4. Bùi Thị Lâm, Trần Mai Loan. Các nhân tố tác động tới ý định tham gia
nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam (2022) ....... 14
2.3.1.5. Lê Thị Thương. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa

học của giảng viên Trường Đại học Hà Nội (2020) .............................................. 15
2.3.2.

Mơ hình nước ngồi ................................................................................... 16

2.3.2.1. Mario Coccia (2018). Motivation of scientific research in society - Động
lực nghiên cứu khoa học trong xã hội ................................................................... 16
2.3.2.2. Vanessa A. Diaz, MD, MS; Arch G. Mainous III, PhD; Ashleigh
A.McCall; Mark E. Geesey, MS. - Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia
nghiên cứu ở sinh viên đại học người Mỹ gốc Phi (2008) .................................... 17
2.4

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ........................................ 17

2.4.1.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 17

2.4.1.1. Bảng tổng hợp các yếu tố đề xuất .......................................................... 17
2.4.1.2. Biện luận các yếu tố đưa vào mơ hình đề xuất ...................................... 20
2.4.1.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 21
2.4.1.4. Biện luận các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu đề xuất .................. 21
2.4.2.

Giả thuyết nghiên cứu đề xuất ................................................................... 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 24
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 24
3.1.1.


Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................... 24

3.1.2.

Diễn giải sơ đồ nghiên cứu ........................................................................ 24

3.2

Nghiên cứu định tính............................................................................................ 25

3.2.1.

Bảng câu hỏi khảo sát ban đầu .................................................................. 25

3.2.2.

Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................... 28

3.2.2.1. Chọn mẫu ............................................................................................... 28
3.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc ................................................ 28
3.2.3.

Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 28


ix
3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................... 33
3.3.1.

Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................... 33


3.3.2.

Kết quả kiểm định sơ bộ ............................................................................ 33

3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................... 35
3.4.1.

Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 35

3.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất ..................................... 35
3.4.1.2. Kích thước mẫu ...................................................................................... 35
3.4.2.

Đo lường và thu thập thông tin .................................................................. 36

3.4.2.1. Lựa chọn các cấp độ thang đo ................................................................ 36
3.4.2.2. Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo cho nghiên cứu định lượng ............. 36
3.4.3.

Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 37

3.4.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................... 37
3.4.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ..................................................... 37
3.4.4.

Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 37

3.4.4.1. Thống kê mô tả mẫu............................................................................... 37
3.4.4.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha ................................................................ 38

3.4.4.3. Phân tích nhân tố EFA ........................................................................... 38
3.4.4.4. Phân tích tương quan Pearson ................................................................ 39
3.4.4.5. Phân tích hồi quy .................................................................................... 39
3.4.4.6. Kiểm định sự khác biệt .......................................................................... 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 41
4.1

Thực trạng về vấn đề nghiên cứu qua dữ liệu thứ cấp ......................................... 41

4.1.1.
Tổng quan về thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................. 41
4.1.2.
Tổng quan về thực trạng việc tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
khối ngành kinh tế ..................................................................................................... 42
4.2

Thực trạng về vấn đề nghiên cứu qua dữ liệu sơ cấp .......................................... 43

4.2.1.

Thống kê mô tả mẫu .................................................................................. 43

4.2.1.1. Tỉ lệ độ tuổi thu thập từ mẫu khảo sát.................................................... 43
4.2.1.2. Tỉ lệ giới tính thu thập từ mẫu khảo sát ................................................. 44
4.2.1.3. Tỉ lệ lĩnh vực chuyên ngành thu thập từ mẫu khảo sát .......................... 45
4.2.2.

Kiểm định Cronbach’s Alpha .................................................................... 46


4.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập .................... 46


x
4.2.2.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc ................ 48
4.2.3.

Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 48

4.2.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập ............................... 48
4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ........................... 51
4.2.4.

Hiệu chỉnh mô hình ................................................................................... 53

4.2.5.

Phân tích hồi quy ....................................................................................... 53

4.2.5.1. Phân tích tương quan Pearson ................................................................ 54
4.2.5.2. Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................... 55
4.2.5.3. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................. 59
4.2.6.

Kiểm định ANOVA ................................................................................... 61

4.2.7.

Kiểm định One-sample T-Test .................................................................. 62


4.2.8.

Kiểm định giá trị trung bình ...................................................................... 63

4.2.8.1. Kiểm định giá trị trung bình của biến độc lập “Quan tâm của khoa,
trường” 63
4.2.8.2. Kiểm định giá trị trung bình của biến độc lập “Nhận thức đối với nghiên
cứu khoa học” ........................................................................................................ 64
4.2.8.3. Kiểm định giá trị trung bình của biến độc lập “Năng lực sinh viên”..... 64
4.2.8.4. Kiểm định giá trị trung bình của biến độc lập “Sự thích thú nghiên cứu
khoa học” ............................................................................................................... 64
4.2.8.5. Kiểm định giá trị trung bình của biến độc lập “Chính sách khen thưởng
và cơng nhận” ........................................................................................................ 64
4.2.8.6. Kiểm định giá trị trung bình của biến phụ thuộc “Động lực tham gia
nghiên cứu khoa học” ............................................................................................ 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................... 66
5.1. Kết luận chung ..................................................................................................... 66
5.2. Đề xuất hàm ý quản trị ......................................................................................... 67
5.2.1.

Đề xuất hàm ý quản trị nhóm yếu tố “Năng lực sinh viên” ....................... 67

5.2.2.
nhận”

Đề xuất hàm ý quản trị nhóm yếu tố “Chính sách khen thưởng và cơng
69

5.2.3.


Đề xuất hàm ý quản trị nhóm yếu tố “Quan tâm của khoa, trường” ......... 70

5.2.4.

Đề xuất hàm ý quản trị nhóm yếu tố “Sự thích thú nghiên cứu khoa học”73

5.2.5.
học”

Đề xuất hàm ý quản trị nhóm yếu tố “Nhận thức đối với nghiên cứu khoa
74

5.3. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 76


xi
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 78


xii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các yếu tố .................................................................................. 18
Bảng 3.1 Bảng câu hỏi khảo sát định tính ban đầu ........................................................... 25
Bảng 3.2 : Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát chính thức ...................................................... 31
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập ................................... 33
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc ............................... 34
Bảng 3.5: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo .................................................................... 36

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập ................................... 46
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc ............................... 48
Bảng 4.3: Kiểm định hệ số KMO và Bartlett’s Test cho biến độc lập .............................. 48
Bảng 4.4: Kiểm định phương sai trích biến độc lập .......................................................... 49
Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố của các biến độc lập ....................................................... 49
Bảng 4.6: Kiểm định hệ số KMO và Bartlett’s Test cho biến phụ thuộc.......................... 51
Bảng 4.7: Kiểm định phương sai trích biến phụ thuộc...................................................... 52
Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố của biến phụ thuộc ......................................................... 52
Bảng 4.9: Phân tích tương quan Pearson ........................................................................... 54
Bảng 4.10: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình .......................................................... 55
Bảng 4.11: Kiểm định độ phù hợp của mơ hình................................................................ 56
Bảng 4.12: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .............................................................. 56
Bảng 4.13: Phân tích hồi quy ............................................................................................ 57
Bảng 4.14: Kiểm định giả thuyết sau khi phân tích hồi quy ............................................. 58
Bảng 4.15: Mức độ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc ................................... 59
Bảng 4.16: Kết quả định ANOVA .................................................................................... 61
Bảng 4.17: Kết quả thống kê hệ số One-Sample Statistics ............................................... 62
Bảng 4.18: Kiểm định One-Sample T-Test ....................................................................... 63
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định giá trị trung bình của các biến độc lập và biến phụ thuộc 63


xiii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2. 1: Tháp nhu cầu Maslow (Abraham Maslow, 1943) ............................................ 10
Hình 2. 2: Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg (1959) ......................................... 10
Hình 2. 3: Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) ................................................ 11
Hình 2. 4: Mơ hình nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến động lực tham gia
nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh”

của Nguyễn Thị Mỹ Duyên & cộng sự (2022) .................................................................. 12
Hình 2. 5: Mơ hình nghiên cứu “Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội” của Cao Thị Thanh & cộng sự (2018) ............................. 13
Hình 2. 6: Mơ hình nghiên cứu “Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên: Góc nhìn
lý thuyết nhu cầu mở rộng của Maslow” của Lê Thị Kim Hoa & cộng sự (2020) ........... 14
Hình 2. 7: Mơ hình nghiên cứu “Các nhân tố tác động tới ý định tham gia nghiên cứu
khoa học của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam” của Bùi Thị Lâm & cộng sự
(2022)................................................................................................................................. 15
Hình 2. 8: Mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học
của giảng viên Trường Đại học Hà Nội” của Lê Thị Thương (2020) ............................... 16
Hình 2. 9: Mơ hình nghiên cứu “Động lực nghiên cứu khoa học trong xã hội” của Mario
Coccia (2018) .................................................................................................................... 16
Hình 2. 10: Mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia nghiên cứu . 17
Hình 2. 11: Mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên
cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại TP.HCM” .......................................... 21
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 24
Hình 3. 2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất chính thức ........................................................... 30
Hình 4. 1: Tỉ lệ độ tuổi ...................................................................................................... 44
Hình 4. 2: Tỉ lệ giới tính .................................................................................................... 45
Hình 4. 3: Tỉ lệ lĩnh vực chuyên ngành ............................................................................. 45
Hình 4. 4: Mơ hình sau nghiên cứu hồi quy ...................................................................... 60


xiv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


STT

: Số thứ tự

SPSS

: Statisstical Package for the Social Sciences

EFA

: Exploratory Factor Analysis

KMO

: Kaiser – Meyer – Olkin

ANOVA

: Analysis of Variance

VIF

: Variance Inflation Factor


xv

DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
PHỤ LỤC 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH: PHỎNG VẤN SÂU CĨ CẤU

TRÚC
Phụ lục 2.1 : Danh sách đáp viên tham gia phỏng vấn
Phụ lục 2.2 : Kết quả thảo luận trong nghiên cứu định tính
PHỤ LỤC 3 : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC
PHỤ LỤC 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CHÍNH THỨC
Phụ lục 4.1 : Thống kê mô tả
Phụ lục 4.2 : Kiểm định cronbach’s alpha của các biến độc lập và biến phụ thuộc
Phụ lục 4.3 : Kiểm định nhân tố khám phá EFA
Phụ lục 4.4 : Phân tích hồi quy
Phụ lục 4.5 : Kiểm định ANOVA
Phụ lục 4.6 : Kiểm định giá trị trung bình


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nghiên cứu khoa học là một hoạt động cần thiết và giữ vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội. Vì thế, hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học
ở Việt Nam được quan tâm và nâng cao phát triển một cách đặc biệt. Quy định
“Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm
chất lượng giáo dục đại học” được áp dụng đối với các trường cao đẳng và đại học
với mục đích nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học cho sinh viên (Quốc hội, Luật
Giáo dục đại học, 2012). Ngoài ra, luật này cũng quy định “Nghiên cứu, phát triển
ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo” là
quyền và nhiệm vụ của giảng viên (Quốc hội, Luật Giáo dục đại học, 2012). Nghiên
cứu khoa học không chỉ được thực hiện bởi giảng viên và các nhà nghiên cứu mà
còn dành cho sinh viên đại học mong muốn nâng cao kiến thức chuyên môn, trau
dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực đang học.

Khoa học ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc đưa nghiên cứu khoa học vào các
trường đại học là một việc quan trọng, nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát
triển được sự tìm tịi, phát huy khả năng nghiên cứu cũng như tính ham học hỏi của
sinh viên. Chính vì thế, nhà nước cũng như nhà trường ln tạo điều kiện để sinh
viên có thể tham gia các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học. Cụ thể, xây
dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, tổ chức hội nghị
nghiên cứu khoa học của sinh viên và các hình thức hoạt động khoa học và công
nghệ khác của sinh viên, tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
vào thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng (Bộ giáo dục và đào tạo, 2012). Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng
của nghiên cứu khoa học đến giới trẻ hiện nay đặc biệt là sinh viên. Nghiên cứu
khoa học đem lại cho sinh viên sự sáng tạo, tạo được sân chơi thi đua công bằng
trong lĩnh vực nghiên cứu, đáp ứng được khát vọng cũng như khả năng học hỏi của
sinh viên, tạo động lực cho sinh viên gắn kết với nhau tăng được sự đoàn kết trong
học tập.


2
Tuy nhiên, vẫn cịn một số sinh viên chưa có tính chủ động trong việc học tập đặc
biệt là các vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học. (Nguyễn Lê Thùy
Trang và cộng sự) kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 60,4% sinh viên biết đến hoạt
động nghiên cứu khoa học, trong đó có 56,1% sinh viên biết đến nghiên cứu khoa
học và chỉ có 4,3% sinh viên biết rõ về nó. Cịn lại là 39,6% sinh viên hồn tồn
khơng biết gì về hoạt động nghiên cứu khoa học. Qua đó ta thấy được một số sinh
viên chưa chịu tìm tịi khoa học, hoặc chưa dám thử sức mình trong việc nghiên
cứu khoa học. Lý giải về chuyện này TS. Nguyễn Ngọc Kiên, Phó Trưởng bộ mơn
Chế tạo máy, Viện Cơ khí Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Tính chủ động
của mỗi bạn trẻ trong học tập chưa cao, vẫn còn tư tưởng thụ động. Nhiều sinh viên
chỉ học và ôn bài khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi, chỉ xoay quanh giảng đường
với những bài học trên lớp mà chưa chủ động nghiên cứu, nâng cao kiến thức thực

tiễn” (Mai Hà, 2016).
Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học đối với sinh viên
tại các trường đại học, cao đẳng đặc biệt là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. Bởi
vì ngành kinh tế là một ngành có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước,
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội và nâng cao vị thế kinh tế của
nước nhà. Tại thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế là ngành đang được phát triển rộng
rãi; vì đây là thành phố trọng điểm của đất nước, là nơi giao thương hàng hóa trong
và ngoài nước đặc biệt đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học nổi tiếng trên
đất nước.
Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia
nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh”
để thúc đẩy tạo động lực cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, giúp cho
sinh viên thể hiện được khả năng bản thân cũng như tìm tòi nghiên cứu học tập.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của
sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra hàm ý quản


3
trị giúp thúc đẩy động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên thuộc khối
ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa
học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến động lực
tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Mục tiêu 3: Đưa ra những hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy động lực tham gia nghiên
cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu chung
Đưa ra những hàm ý quản trị góp phần thúc đẩy động lực tham gia nghiên cứu khoa
học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh?
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
-

Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học
của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh?

-

Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động như thế nào đến động lực tham
gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ
Chí Minh?

-

Hàm ý quản trị nào để thúc đẩy động lực tham gia nghiên cứu khoa học của
sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh?

1.4. Đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng khảo sát
Các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh.


4
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 04 năm 2023.
1.5.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Thực hiện tham khảo, nghiên cứu và phân tích các bài báo, các bài nghiên cứu trước
đó có liên quan đến đề tài từ đó rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ
Chí Minh. Sau đó, thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc để hồn thiện
thang đo.
Thực hiện phỏng vấn sâu có cấu trúc với một số đối tượng khảo sát từ đó tham khảo
ý kiến nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất và điều chỉnh hoàn thành bảng
câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh đưa vào thực hiện nghiên cứu định lượng.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Thông qua Google Form để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức và gửi cho
các đối tượng khảo sát qua các ứng dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook. Sau khi
các đối tượng thực hiện hoàn thành khảo sát, tiến hành thu thập dữ liệu và xử lý
các dữ liệu có được trên phần mềm SPSS. Tiến hành phân tích dữ liệu bằng các
phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi
quy, phân tích tương quan Pearson, kiểm định phương sai T – Test, kiểm định sự
khác biệt ANOVA và kiểm định giá trị trung bình.


5
1.7. Ý nghĩa của đề tài
1.7.1. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp làm rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu
khoa học của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ

đó, đưa ra được những hàm ý quản trị nhằm góp phần thúc đẩy động lực tham gia
nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.7.2. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần tiếp cận, khám phá và làm đa dạng hơn các cơ sở lý luận trong lĩnh
vực nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học
của sinh viên.
1.8. Kết cấu đề tài
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh
viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh” có kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Nêu lên ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên
cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh và mơ
hình nghiên cứu đề xuất
Đưa ra các cơ sở lý luận về động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh, các mơ hình lý thuyết có liên quan
đến đề tài. Đưa ra các mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày các phương pháp dùng để thực hiện nghiên cứu đề tài
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Thực hiện xử lý và phân tích dữ liệu thơng qua
phần mềm SPSS. Phân tích các kết quả sau khi xử lý.
Chương 5: Hàm ý quản trị để thúc đẩy động lực tham gia nghiên cứu khoa học của
sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh


6
Tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu, đề xuất hàm ý quản trị thúc đẩy động lực tham
gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí
Minh. Nêu ra hạn chế của việc nghiên cứu và đưa ra định hướng nghiên cứu tiếp

theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, tác giả nêu ra lý do chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ
Chí Minh”, trình bày mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát của nghiên cứu, đưa ra
các câu hỏi và phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa và cấu trúc các chương
của đề tài.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Động lực
Động lực là yếu tố giúp con người tích cực làm việc hơn trong mọi điều kiện giới
hạn của bản thân để có thể tạo ra những thành quả, năng suất mà bản thân mong
muốn (Bedeian, 1993). Động lực biểu thị ra hành vi nghiên cứu chịu sự chi phối
bởi nhiều yếu tố và khi bản thân đề ra mục tiêu và mong muốn đạt được thì động
lực sẽ nảy sinh trong con người mọi chúng ta, nó như liều thuốc tinh thần giúp cho
bản thân vượt qua mỗi khó khăn, rào cản và đạt được điều mong muốn; ngược lại
nếu bản thân không muốn làm công việc hoặc điều gì đó thì động lực trong con
người sẽ mất đi (Nee Boru, 2018). Động lực là lực từ bên trong thúc đẩy một cá
nhân quyết định làm hoặc khơng làm một việc nào đó, giúp cá nhân có thể làm việc
mà không bị chán nản, khi đã xác định được điều mình làm và mục tiêu mình mong
muốn thì cá nhân sẽ nảy sinh ra động lực để làm việc (Broussard & Garrison, 2004).
Động lực được chia thành 3 loại động lực dựa trên đáp ứng các nhu cầu căn bản,
động lực dựa trên điều kiện “nếu - thì” (củ cà rốt và cây gậy) và động lực tự thân
(Daniel, 2009). Cụ thể:
• Động lực dựa trên đáp ứng các nhu cầu căn bản: Nhu cầu căn bản của con

người bao gồm nghỉ ngơi, ăn uống, sinh lý,…Khi các nhu cầu khơng được
thỏa mãn thì bản thân con người sẽ tự đưa ra hành vi để đáp ứng nhu cầu đó.
• Động lực dựa trên điều kiện “nếu - thì”: Động lực “nếu - thì” ở đây dùng để
chỉ ra con người muốn đạt được kết quả tốt thì phải biết làm việc và nỗ lực,
nếu lười biếng thì sẽ khơng nhận được kết quả tốt.
• Động lực tự thân: khi chúng ta được làm cơng việc mình u thích hoặc
đúng sở trường thì động lực trong con người sẽ tự sinh ra, nó giúp cho chúng
ta có hứng thú làm việc và đạt được kết quả cao mà khơng có địi hỏi “nếu thì”.
Thơng qua những định nghĩa trên, có thể thấy rằng động lực là nguồn năng lượng
giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh để làm một việc gì đó với mục đích mang lại


×