Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.97 KB, 12 trang )

1

ĐẠI HỌC HUẾ
VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Họ và tên sinh viên: Lê Trung Anh
Lớp: Nghệ An 6
Mã sinh viên: 7052900522

NGHỆ AN – NĂM 2023


2

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XƠ VỮA ĐỘNG
MẠCH CẢNH BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG
MẠCH CẢNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA
KHOA NGHỆ AN

NGHỆ AN – NĂM 2023


3



ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch
và đột quỵ do xơ vữa động mạch. Theo WHO, nguyên nhân tử vong hàng
đầu ở các nước phát triển là bệnh tim mạch chiếm tới 40%, ở các nước
Châu âu hàng năm có 4 triệu người chết vì bệnh tim mạch và biến chứng
của xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ [24], [40].
Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là một hình thức cụ thể của xơ
cứng động mạch, trong đó thành động mạch dày lên như kết quả của sự tích
tụ canxi và các chất béo như cholesterol và triglyceride. Bệnh lý xơ vữa
chiếm một tỷ lệ lớn xấp xí 90% trong toàn bộ bệnh lý của động mạch cảnh,
hậu quả để lại do xơ vữa là rất nặng thể hiện qua các tai biến mạch máu
trên hệ thần kinh. Trong số những ca đột quỵ, số ca tử vong chiếm hơn
50%, chỉ có 10% trong số những người sống sót là có thể bình phục hồn
tồn, số cịn lại sẽ để lại những biến chứng nặng nề làm suy giảm chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân, đòi hỏi phải chăm sóc lâu dài và rất tốn
kém cho gia đình và xã hội [Error: Reference source not found], [Error:
Reference source not found]. Vì vậy phát hiện sớm tổn thương mạch máu
tiền lâm sàng và dự phòng các yếu tố nguy cơ là những chiến lược then
chốt nhất cho cộng đồng và cá thể, nhằm hạn chế tần suất xảy ra bệnh tim
mạch và đột quỵ ở nước ta [Error: Reference source not found].
Chẩn đốn hình ảnh đóng vai trị quan trọng trong chẩn đốn và tiên
lượng bệnh. Chẩn đốn hình ảnh giúp loại trừ các nguyên nhân khác, xác
định loại tổn thương (nhồi máu hoặc xuất huyết), xác định vị trí và kích
thước của tổn thương, xác định nguyên nhân (xơ vữa mạch máu, huyết
khối, túi phình mạch...). Cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ là hai kỹ thuật
chẩn đốn hình ảnh được lựa chọn trong trong bệnh cảnh tai biến mạch


4


máu não cấp. Cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ giúp loại trừ xuất huyết não.
Ngồi ra cịn có chụp động mạch xóa nền, đây là phương pháp xâm lấn dùng
cả trong chẩn đoán và can thiệp điều trị bệnh động mạch cảnh. Tuy nhiên siêu
âm Dopper là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì giá thành
hợp lý và dễ thực hiện. Siêu âm phát hiện mảng xơ vữa động mạch cảnh và đo
độ dày lớp nội-trung mạc của động mạch này, giúp phát hiện những bệnh
nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ mà chưa biểu hiện lâm sàng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ
khác nhau của xơ vữa động mạch với bề dày lớp nội trung mạc động mạch
cảnh. Siêu âm doppler động mạch cảnh là một test thăm dị khơng xâm nhập,
an tồn dễ thực hiện, nó giúp phát hiện và chẩn đoán sớm tổn thương xơ vữa
động mạch, với đầu dò 7,5 MHz cho phép quan sát và đo được lớp trung nội
mạc cũng như các tổn thương xơ vữa động mạch có kích thước nhỏ ở ngồi
hộp sọ [Error: Reference source not found].
Ngày nay trên thế giới, nhiều nghiên cứu ghi nhận bề dày lớp trung
mạc tại động mạch cảnh được xem là một trong những chỉ điểm có giá trị phát
hiện và dự phịng biến chứng mạch máu lớn. Tại Việt Nam, đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về tổn thương động mạch cảnh với các bệnh lý khác nhau, đơn cử
như tác giả Ngô Thanh Sơn (2016), Trâm Lợi Trần Tiên nghiên cứu tổn
thương động mạch cảnh trên bệnh nhân đái tháo đường có nhồi máu não, Tác
giả Nguyễn Xuân Đô nghiên cứu trên bệnh nhân thừa cân béo phì. Tuy nhiên
đề tài nghiên cứu trên bệnh nhân có xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân trên
40 tuổi chưa nhiều, tại Nghệ An chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Đó là
lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu
âm Doppler động mạch cảnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An”
với các mục tiêu sau:
1. Mơ tả đặc điểm hình ảnh siêu âm Doppler động mạch cảnh ở người bệnh
đến khám tại khoa khám bệnh.
2. Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng xơ vữa động mạch cảnh với



5

một số yếu tố nguy cơ.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1. Nghiên cứu trong nước
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2005)
đã nghiên cứu về mối liên quan giữa triglycerid sau ăn và bề dày lớp nội
trung mạc động mạch cảnh. Tác giả ghi nhận bề dày lớp trung nội mạc
động mạch cảnh tăng theo tuổi. Tác giả cho rằng xơ vữa động mạch nói
chung và bệnh lý tim mạch gia tăng với tuổi [Error: Reference source not
found].
Năm 2007, Nguyễn Hải Thủy cho kết quả nghiên cứu trên 243 bệnh
nhân trên 60 tuổi có XVĐM, tác giả kết luận tổn thương XVĐM cảnh ở đối
tượng trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ đáng kể có thể phát hiện qua siêu âm. Tỷ lệ
XVĐM cảnh gia tăng khi kết hợp một số yếu tố như tuổi, tăng huyết ap, rối
loạn lipid mau, tăng đường máu và suy thận. Tác giả còn kết luận rằng siêu
âm doppler động mạch cảnh còn phát hiện tổn thương XVĐM im lặng ở
giai đoạn 0 của phân loại lâm sàng Natali Thevenet [Error: Reference
source not found].
Kết quả nghiên cứu của Ngô Tuấn Minh và cộng sự năm 2016 trên
117 bệnh nhân chia làm hai nhóm, nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có tiền
ĐTĐ và nhóm bệnh nhân tăng huyết áp khơng có tiền ĐTĐ. Bệnh nhân
tăng huyết áp có tiền ĐTĐ có lớp nội trung mạc dày hơn, tỷ lệ bệnh nhân
dày nội mạc cao hơn nhóm bệnh nhân tăng huyết áp khơng có ĐTĐ
p<0,005. Ở nhóm tăng huyết áp có tiền ĐTĐ tỷ lệ có mảng xơ vữa 95,7%,
tỷ lệ có hẹp động mạch cảnh là 10,1% [Error: Reference source not found].
Kết quả của Lê Nguyễn Thanh Hằng (2005) ghi nhận IMT trung bình

của ĐMC trước chỗ chia đơi là 10 mm là 1,11 ± 0,07 mm. Bề dày nội trung
mạc của nhóm có xơ vữa ĐMC là 1,16 ± 0,74 mm dà y hơn so với nhóm
khơng có xơ vữa ĐMC với IMT là 0,83 ± 0,22 mm [4].


6

Nghiên cứu của Phan Thị Kim Chi (2018) trên 56 bệnh nhân nhồi
máu não có tỷ lệ bệnh nhân có bề dày nội trung mạc ≥ 0,9 mm chiếm
57,1%, cao hơn so với bệnh nhân có bề dày nội trung mạc < 0,9 mm chiếm
42,9 % [2].
Nghiên cứu của Đặng Phước Tài (2015) trên 93 bệnh nhân trên 45
tuổi ghi nhận có sự liên quan giữa bề dày lớp nội trung mạc với tăng
cholesterol và LDL huyết thanh. Đường kính động mạch chung của nhóm
đối tượng nghiên cứu bên phải là 7,37 ± 0,7 mm, bên trái là 7,41 ± 0,73
mm [15].
2. Nghiên cứu nước ngoài
Trong nghiên cứu của tác giả Haffner SM và cộng sự (2000) khi
nghiên cứu ở 43 bệnh nhân đái tháo đường có bệnh mạch vành, 446 bệnh
nhân đái tháo đường khơng có bệnh mạch vành, 47 bệnh nhân khơng đái
tháo đường có bệnh mạch vành và 975 bệnh nhân khơng đái tháo đường có
bệnh mạch vành ghi nhận: ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường có bệnh mạch
vành làm tăng xơ vữa động mạch ở động mạch cảnh chung và động mạch
cảnh trong và đồng thời cũng làm tăng IMT của động mạch cảnh chung. Ở
nhóm bệnh nhân đái tháo đường khơng có bệnh mạch vành có hình ảnh xơ
vữa động mạch rãi rác nhiều hơn nhóm khơng đái tháo đường có bệnh
mạch vành và giá trị IMT ở động mạch cảnh nhóm đái tháo đường khơng
có bệnh mạch vành lớn hơn nhóm khơng đái đường có bệnh mạch vành,
nhưng sự khác nhau này khơng có ý nghĩa thống kê. Trong nhóm bệnh
nhân khơng đái tháo đường khơng có bệnh mạch vành rất ít biểu hiện xơ

vữa động mạch. Mảng xơ vữa động mạch là tổn thương tiến triển của xơ
vữa động mạch có thể phát hiện qua siêu âm [Error: Reference source not
found].
Vào năm 1999, tác giả O’Leary DH và cộng sự nghiên cứu và theo
dõi trong 6,2 năm trên 5858 người trên 65 tuổi ghi nhận tần suất tai biến


7

tim mạch liên quan đến bề dày IMT động mạch cảnh [Error: Reference
source not found].
Nghiên cứu của Arno Schmidt và cộng sự (2003) khi khảo sát bề dày
nội trung mạc trước chỗ chia đơi với đầu dị 10 MHz ghi nhận được ở
nhóm người trẻ bình thường có bề dày nội trung mạc trung bình là 0,55 ±
0,05 mm, ở nhóm người lớn tuổi có bề dày nội trung mạc trung bình là 0,77
± 0,16 mm [34].
Trong nghiên cứu của Yamasaky Y. (1994) khảo sát bằng siêu âm
các động mạch cảnh với đầu dò 7,5 MHz ghi nhận IMT của thành động
mạch ở người trung bình thường là 0,729 ± 0,02 mm [40].
Kết quả nghiên cứu của Hiroshi W. (2003) khi nghiên cứu IMT của
người Mỹ gốc Nhật là 0,98 ± 0,03 mm và không phải người Nhật là 1.20 ±
0,03 mm [30].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các bệnh nhân trên 40 tuổi vào khám tại các phòng khám Nội, và
nằm điều trị tại khoa Nội tiết-Thần kinh, Nội A – Lão khoa Bệnh viện Hữu
Nghị Đa khoa Nghệ An.
Dự kiến cỡ mẫu theo ước tính, n > 100.

Tất cả các bệnh nghiên cứu đều được thăm dò siêu âm Doppler động
mạch cảnh, đo IMT dựa theo phương pháp Pignoli và cộng sự.
1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tiêu chuẩn chọn bệnh


8

+ Tất cả bệnh nhân trên 40 tuổi vào viện khám lâm sàng, được chỉ
định siêu âm Doppler tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện hữu nghị đa khoa
Nghệ An.
+ Được siêu âm Doppler động mạch cảnh có kết quả xơ vữa
+ Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân bị bệnh mạch cảnh đã can thiệp phẫu thuật, thủ thuật.
1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Các phòng khám Nội, khoa Nội thần kinh, nội tiết đái
tháo đường, Nội A – lão khoa Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An.
- Thời gian: Tháng 1/2023 đến tháng 8/2023.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang không đối chứng
2.2. Cách thức lấy mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu được thu thập dữ liệu bằng phiếu
nghiên cứu: tên, tuổi, nghề nghiệp, lâm sàng, cận lâm sàng...
2.3.1. Các biến số lâm sàng
- Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
+ Tuổi: tính bằng năm và được phân thành 4 nhóm, từ >40-<50 tuổi,
từ 50-<60 tuổi, từ 60- <70 và ≥70 tuổi.

+ Giới: Chia làm hai nhóm: Nam và nữ
- Yếu tố nguy cơ
+ Chỉ số khối cơ thể (BMI)
+ Huyết áp động mạch
+ Vòng bụng
+ Hút thuốc lá: định nghĩa hút thuốc lá theo Tổ chức Khảo sát Sức khỏe


9

Hoa Kỳ được Trung tâm phịng và kiểm sốt bệnh tật Hoa Kỳ chấp nhận.
* Có hút thuốc lá: Là những người đã hút ít nhất 100 điếu thuốc, hiện
tại cịn đang hút thuốc.
* Khơng hút thuốc lá: Là những người chưa bao giờ hút thuốc lá,
hoặc đã từng hút ít hơn 100 điếu thuốc, hoặc trước đây có hút nhưng đã bỏ
thuốc lá trên 5 năm.
2.3.2. Các biến số cận lâm sàng
- Glucose
- Bilan lipid máu
- Xác định bề dày lớp nội trung mạc (IMT): : Ở người lớn bề dày nội
trung mạc <0,9 mm là bình thường, khi bề dày nội trung mạc từ 0,9 mm
đến < 1,5 mm là dày nội trung mạc, bề dày nội trung mạc ≥ 1,5 mm là
mảng xơ vữa [11], [13], [20].
- Xác định hình ảnh tổn thương XVĐM trên siêu âm
- Đánh giá mức độ hẹp của tổn thương xơ vữa
Bệnh nhân trên 40 tuổi
- Xác định chỉ số trở kháng (Resistance Index)
2.4. Sơ đồ nghiên cứu Đến khám tại PK Nội TQ
Thông tin chung (tuổi, giới…) yếu tố nguy cơ, thăm khám lâm sàng
và cận lâm sàng.


Siêu âm Doppler động mạch cảnh

Tổn thương động mạch cảnh: bề dày nội trung
mạc, hình thái mảng xơ vữa và chỉ số hẹp.

Liên quan, tương quan giữa siêu âm Doppler
động mạch cảnh với một số yếu tố nguy cơ.

Kết luận


10

2.5. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê y học
SPSS 20.0.
2.5.1. Thống kê mô tả biến định lượng
- Để mô tả biến số theo luật phân phối chuẩn (Normal distribution)
sử dụng giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
X ± SD.
- Để mô tả biến số không theo luật phân phối chuẩn: sử dụng trung vị
(Median), tứ phân vị 25% và 75%.
2.5.2. Test thống kê so sánh các tỷ lệ
- So sánh các giá trị trung bình: dùng test Anova và test t đối với
biến số theo luật phân phối chuẩn, test Mann Whitney đối với biến số
không theo luật phân phối chuẩn.
- Đánh giá sự khác biệt giữa các tỷ lệ của 2 hay nhiều nhóm độc lập
(các nhóm độc lập do một biến định tính phân ra):
+ Dùng test χ2 với các tần số lý thuyết > 4

+ Dùng test chính xác Fisher đối với các tần số lý thuyết ≤ 4, kể cả
< 2 hay bằng 0.
+Đánh giá kết quả χ2 được quy ra trị số khác biệt p.
p> 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
p ≤ 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
p< 0,01: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
2.5.3. Đánh giá tương quan giữa 2 đại lượng X, Y


11

Tính hệ số tương quan r:
|r| > 0,7

: tương quan mạnh

|r| = 0,3 – 0,7 : tương quan trung bình
|r| < 0,3

: khơng tương quan

|r| càng lớn thì tương quan giữa X và Y càng chặt chẽ.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHĨM NGHIÊN CỨU
1.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi
1.2. Phân bố nhóm nghiên cứu theo giới
1.3. Đặc điểm lâm sàng
1.4. Đặc điểm vịng bụng nhóm nghiên cứu
1.5. Đặc điểm BMI nhóm nghiên cứu

1.6. Đặc điểm về huyết áp nhóm nghiên cứu
1.7. Nồng độ các xét nghiệm thuộc bilan lipid máu
2. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
CẢNH Ở ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN TRÊN 40 TUỔI VỚI CÁC
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
2.1. Đường kính động mạch cảnh ở nhóm nghiên cứu
2.2. Bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở nhóm nghiên cứu
2.3. Chỉ số huyết động ở nhóm nghiên cứu
2.4. Đặc điểm mảng xơ vữa ở nhóm nghiên cứu
2.5. Tỷ lệ hẹp động mạch cảnh ở nhóm nghiên cứu
3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH NHÂN TRÊN 40 TUỔI CÓ XƠ
VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
3.1. Liên quan giới và xơ vữa động mạch cảnh
3.2. Liên quan tuổi và xơ vữa động mạch cảnh
3.3. Liên quan Glucose và xơ vữa động mạch cảnh
3.4. Liên quan huyết áp động mạch và xơ vữa động mạch cảnh


12

3.5. Liên quan bề dày lớp nội trung mạc với huyết áp
3.6. Liên quan bề dày lớp nội trung mạc với rối loạn lipid huyết thanh
3.7. Liên quan bề dày lớp nội trung động mạch cảnh và BMI
3.8. Liên quan bề dày lớp nội trung mạc với hút thuốc lá



×