Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.17 KB, 28 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN SẢN NHI

PHẠM THỊ HẢI CHÂU

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
BỆNH ĐỘNG KINH KHÁNG THUỐC Ở TRẺ EM
TẠI KHOA THẦN KINH - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2020

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ


Nghệ An, 2020
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLVT:

Cắt lớp vi tính

ĐK:

Động kinh

ĐNĐ:

Điện não đồ

HC:

Hội chứng


HĐKP: Hoạt động kịch phát
MRI:

Magnetic Resonance Image (Cộng hưởng từ)

PET:

Chụp cắt lớp với bức xạ positron

TCN:

Trước công nguyên

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn xác định động kinh kháng thuốc ………………...07
Bảng 1.2. Phân loại cơn động kinh theo hiệp hội động kinh Thế giới ...........09
Bảng 1.3. Phân loại cơn động kinh và hội chứng động kinh theo hiệp hội động
kinh Thế giới ..................................................................................................09
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi............................................................................15
Bảng 3.2. Phân bố giới tính.............................................................................15
Bảng 3.3. Cơn lâm sàng đầu tiên.....................................................................15
Bảng 3.4. Cơ sở chẩn đoán ĐK kháng thuốc..................................................16
Bảng 3.5. Thuốc kháng ĐK đã điều trị............................................................16
Bảng 3.6. Tuổi khởi phát bệnh động kinh.......................................................16
Bảng 3.7. Phân loại thể động kinh...................................................................16

Bảng 3.8. Tiền sử bản thân, gia đình...............................................................17
Bảng 3.9. Hình ảnh điện não đồ......................................................................17
Bảng 3.10. Hình ảnh tổn thương trên MRI sọ não..........................................17
Bảng 3.11. Tính chất tổn thương trên MRI sọ não..........................................18


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................01
Chương I. TỔNG QUAN........................................................................03
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỘNG KINH.........................................03
1.2. ĐỊNH NGHĨA……………………………………………………...04
1.3. NGUYÊN NHÂN ĐỘNG KINH KHÁNG THUỐC TRẺ EM.......05
1.4. LÂM SÀNG.....................................................................................07
1.5. CẬN LÂM SÀNG............................................................................10
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........12
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

...........................12

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................12
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................12
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................................14
Chương III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ..........................................................15
Chương IV. DỰ KIẾN BÀN LUẬN.......................................................19
KẾT LUẬN.............................................................................................20
KIẾN NGHỊ............................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU ĐIỀU TRA



ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là nhóm bệnh lý đa dạng các bệnh mạn tính của não, thể hiện
lâm sàng là các cơn động kinh tự phát tái phát, do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây ra, với cơ chế bệnh sinh chung là hoạt động đồng thì bất thường và
quá mức của một quần thể các neuron [5], [6].
Động kinh là một bệnh lý thần kinh phổ biến, khoảng 2% dân số bị
chứng động kinh, trong đó tần suất bệnh gặp ở trẻ em chiếm tới 75%. Tại Việt
Nam, bệnh động kinh đứng hàng thứ hai trong các bệnh lý thần kinh ở trẻ em,
chỉ sau nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương [4].
Động kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng rất đa
dạng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, thay đổi theo thời gian nhất là ở trẻ
em. Bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng với
thuốc kháng động kinh ở một cá thể qua nhiều năm điều trị. Hiện nay với sự
phát triển của nền y học thế giới cùng với thành tựu các phương pháp thăm dị
hình ảnh hiện đại đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện các tổn thương
từ não, qua đó tìm nguyên nhân nhằm điều trị và tiên lượng bệnh. Thuốc
kháng động kinh vẫn là phương thức điều trị ban đầu căn bản và giúp kiểm
soát cơn co giật ở 70% trẻ bị động kinh, còn khoảng 1/3 còn lại là khơng kiểm
sốt và được chẩn đốn là động kinh kháng thuốc. Một số giải pháp điều trị
khác đối với động kinh kháng thuốc đem lại hiệu quả như chế độ ăn sinh
ceton, liệp pháp kích thích thần kinh hay phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc vùng não
bệnh lý [3], [5].
Bệnh nhân động kinh kháng thuốc đang dần trở thành gánh nặng chính
trong vấn đề động kinh chung của tồn thế giới, xuất phát từ những hậu quả
của tình trạng kháng thuốc động kinh sau đó gây ảnh hưởng đến bản thân
bệnh nhân như rối loạn phát triển tâm thần-vận động, hòa nhập xã hội, giảm


chất lượng cuộc sống và gia tăng nguy cơ tử vong... [5]. Tại khoa Thần kinh Phục hồi chức năng bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, hàng năm rất nhiều bệnh nhi
vào viện điều trị và theo dõi bệnh lý động kinh trong đó bệnh nhi động kinh

kháng thuốc chiếm một tỷ lệ đáng kể. Nhận thấy thực trạng bệnh lý động kinh
kháng thuốc hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng bệnh động kinh kháng thuốc ở trẻ em tại khoa Thần
kinh - phục hồi chức năng bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020” với
mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh động kinh kháng thuốc
ở trẻ em tại khoa Thần kinh – Phục hồi chức năng bệnh viện Sản
Nhi Nghệ An năm 2020.
2. Nhận xét một số nguyên nhân bệnh động kinh kháng thuốc ở trẻ em.


Chương I
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỘNG KINH [7]
1.1.1. Nước ngoài :
-

Vào những năm 460-377 TCN Hypocrate đã suy nghĩ ĐK là một bệnh
lý ở não.

-

Thế kỷ XVIII Hughling Jackson ( 1825 – 1911 ) lần đầu tiên đưa ra
định nghĩa động kinh.

- Cuối thế kỉ XIX động kinh lần đầu tiên được điều trị bằng thuốc.
-

Từ năm 1912 Hauptmann phát hiện thuốc có tác dụng chống động kinh.


-

Từ năm 1924 Hans Bezger và các tác giả ghi được điện não đồ, giúp
ích cho chẩn đốn và phân biệt động kinh.

-

Từ năm 1950 Penfild W.G và Jasper là người điều trị động kinh bằng
phẫu thuật cắt bỏ ổ động kinh.

-

Ngày nay nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật: điện não đồ, chụp CLVT,
MRI sọ não cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương não và điều
trị động kinh, nâng cao kết quả điều trị .

1.1.2. Trong nước:
-

Ngày 2/12/1956 chuyên ngành Tâm thần kinh Việt Nam được thành
lập, bắt đầu quan tâm tới động kinh nhưng ở mức độ lâm sàng.

-

Năm 1973 máy ghi điện não bắt đầu chính thức đi vào phục vụ người
bệnh, góp phần chẩn đốn động kinh nhanh chóng, chính xác.


-


Năm 1991 có máy chụp CLVT và năm 1996 có thêm máy chụp MRI
giúp chẩn đoán và phân loại các thể động kinh.

1.2. ĐỊNH NGHĨA [5]
Động kinh: Nhóm đa dạng các bệnh mạn tính của não, thể hiện trên lâm
sàng là các cơn ĐK tự phát tái phát, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây
ra, với cơ chế bệnh sinh chung là hoạt động đồng thì bất thường và quá
mức của một quần thể các neuron.
Động kinh kháng thuốc là ĐK khơng kiểm sốt được cơn mặc dù đã ít nhất
2 lần thay đổi phác đồ điều trị bằng thuốc kháng động kinh được lựa chọn
thích hợp (mỗi lần điều trị trong ít nhất 3 tháng), chiếm 15-25% tổng số
ĐK.
Đây là nhóm bệnh lý phức tạp với nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm
sàng, cận lâm sàng rất đa dạng, có thể thay đổi theo thời gian, nhất là trẻ
em.
Bệnh có thể diễn biến theo thời gian:
- Kháng thuốc ngay từ đầu: Bệnh nhân chưa bao giờ cắt cơn ngay từ
lúc khởi phát bệnh
- Kháng thuốc tiến triển: Ban đầu bệnh nhân cắt cơn nhưng sau đó tái
phát rồi trờ thành kháng thuốc.
- Kháng thuốc dao động: Bệnh nhân có các đợt xen kẽ giữa kiểm soát
cơn và tái phát cơn mặc dù vẫn dùng thuốc đều.
- Kháng thuốc tạm thời: Ban đầu không đáp ứng nhưng sau một thời
gian lại có đáp ứng với thuốc chống ĐK.


Các tên gọi thường gặp:
- ĐK khó điều trị
- ĐK tái phát cơn dai dẳng
- ĐK kháng thuốc

- ĐK trơ lì với thuốc
- ĐK kháng dược trị liệu
- ĐK kháng điều trị.
Những hậu quả của ĐK kháng thuốc:
- Chậm, rối loạn phát triển tâm thần – vận động.
- Sinh ĐK (gây ĐK) thứ phát: vòng xoắn bệnh lý.
- Gây tai nạn. có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Đột tử không rõ nguyên nhân (SUDEP).
1.3. NGUYÊN NHÂN ĐỘNG KINH KHÁNG THUỐC Ở TRẺ EM [5]
1.3.1. Nguyên nhân gây động kinh toàn thể kháng thuốc:
-

Dị tật phát triển vỏ não lan tỏa cả hai bán cầu: tật não trơn, đa hồi não
nhỏ, xơ hóa củ…

-

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

-

Di chứng đẻ ngạt, nhiễm trùng thần kinh, xuất huyết nội sọ.

-

Căn nguyên ẩn (cryptogenic) ~ đột biến gen.

1.3.2. Nguyên nhân gây động kinh cục bộ kháng thuốc:
1.3.2.1. Loạn sản vỏ não khu trú
Nhóm các bất thường (dị dạng) của q trình phát triển – biệt hóa vỏ não từ

thời kì bào thai.


Có thể gặp ở bất kì vị trí nào, nhiều phạm vi lan rộng, mức độ biến loạn mô
bệnh học khác nhau → biểu hiện lâm sàng đa dạng và nhiều mức độ.
Mô bệnh học gồm 4 thể:
- Typ IA: Bất thường đơn thuần về khung cấu trúc vỏ não, bao gồm bất
thường cấu trúc hàng dọc và hàng ngang của vỏ não.
- Typ IB: Bất thường khung cấu trúc vỏ não, kèm theo các neuron bất
thường (kém biệt hóa hoặc phì đại) nhưng chưa có các neuron dị dạng.
- Typ IIA: Bất thường khung cấu trúc vỏ não, kèm theo các neuron dị dạng
(neuron với ứ đọng các tơ thần kinh bất thường, tạo ra bất thường về hình
dạng và kích thước, bất thường về xếp hướng và các đi gai), có thể kèm
theo các neuron khổng lồ.
- Typ IIB: Bất thường khung cấu trúc vỏ não, kèm theo các neuron dị dạng
và xuất hiện thêm các tế bào bóng (tế bào lớn có màng mỏng, bào tương ưa
acid, có thể có nhân chia thành nhiều múi, có phản ứng hóa mơ miễn dịch
với cả neuron và tế bào thần kinh đệm). Mức độ nặng nhất.
Typ IA và IB: mức độ nhẹ, typ IIA và IIB: mức độ nặng.
1.3.2.2. Xơ hóa hồi hải mã
Xơ hóa hồi hải mã (xơ hóa mặt trong thùy thái dương, xơ hóa sừng
Ammon):
- Tổn thương mô bệnh học hàng đầu trong các ĐK thùy thái dương.
- Đại thể: hồi hải mã teo nhỏ và thay đổi tín hiệu trên MRI, trên PET/CT là
vùng giảm chuyển hóa tương ứng.
- Vi thể: có 3 đặc điểm: mất neuron, tăng sinh thần kinh đệm, tái cấu trúc
neuron.


1.3.2.3. Viêm não Rasmussen (HC Rasmussen, viêm não cục bộ mạn tính)

Các cơn ĐK tái phát dai dẳng với những đợt tăng nặng cấp tính kèm theo
giảm vận động nửa người và teo tiến triển một bán cầu đại não trên chẩn
đốn hình ảnh.
Cơ chế tự miễn với tác dụng của tự kháng thể kháng thụ thể glu-R3 trên
màng neuron.
1.3.2.4. Di chứng sau xuất huyết nội sọ, tai biến mạch máu não
Tại các nước phát triển, đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp hơn nhiều so
với các nguyên nhân kể trên, có thể vì khơng cịn tai biến mạch máu não có
liên quan đến tiền sử khơng được tiêm vitamin K sơ sinh.
1.3.2.5. Các khối u hệ thần kinh trung ương
U não gây ĐK ở trẻ em hầu hết là u lành tính phát triển chậm trên lều tiểu
não như: U thần kinh biểu bì loạn sản phơi, u hạch thần kinh đệm, u tế bào
sao bậc thấp.
1.3.2.6. Xơ hóa củ khu trú một bán cầu đại não
1.4. LÂM SÀNG [2], [5]
- Tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh theo WHO: Bệnh nhân có hai cơn động
kinh trở lên vào thời điểm cách nhau trên 24 giờ, không liên quan đến bất
kỳ tổn thương cấp tính hay rối loạn chuyển hóa nào.
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn xác định động kinh kháng thuốc
Các tiêu chuẩn

Quan điểm

Nhóm đặc nhiệm về
ĐK kháng thuốc,

Thực hành

Liên hội quốc tế


đã ít nhất 2 lần thay đổi phác đồ điều trị
bằng thuốc kháng động kinh được lựa
chọn thích hợp (mỗi lần điều trị trong ít

chống ĐK, 2009
Berg A.T, Shinnar S,

Tiêu chuẩn
ĐK khơng kiểm sốt được cơn mặc dù

Dịch tễ học

nhất 3 tháng).
Thất bại của 2 thuốc chống ĐK hoặc thất


bại của một thuốc chống ĐK trong việc
kiểm soát cơn và 2 thuốc khác do tác
dụng phụ không dung nạp, với ít nhất

Levy S.R, 2001

một cơn ĐK/tháng trong ít nhất 18 tháng,
khơng có lúc nào hết giật q 3 tháng
liên tục.
Có 20 cơn cục bộ phức hợp trong 24

Berg A.T, Langfitt J,
Shinnar S, 2003


Phẫu thuật

tháng trước đánh giá trước phẫu thuật,
tiền sử khơng kiểm sốt được cơn với hai
thuốc chống động kinh đầu tay.
Có ít nhất một cơn ĐK/2 tháng trong 4

Camfield P.R,
Camfield C.S, 1996

Dịch tễ học

Dịch tễ học

Gordon K, 1997

2001

12 tháng qua, dù đã được điều trị bằng ít
nhất 3 loại thuốc chống ĐK ở liều tối đa
có thể dung nạp được.
Ít nhất một cơn ĐK/tháng trong vịng

Wiebe S, Blume
W.T, Girvin J.P,

ĐK/năm trong vịng ít nhất 4 năm điều
trị.
Có ít nhất một cơn ĐK/tháng trong vòng


Camfield P.R,
Camfield C.S,

năm điều trị hoặc ít nhất một cơn

1năm qua mặc dù đã dùng ít nhất 2 loại
Phẫu thuật

thuốc chống ĐK, một trong số đó là
phenytoin, carbamazepine hoặc valproic
acid.


Bảng 1.2. Phân loại cơn động kinh theo Hiệp hội động kinh Thế giới 1981
Cơn động kinh toàn thể
1. Cơn vắng ý thức
2. Cơn múa giật
3. Cơn run giật

Cơn động kinh cục bộ
A. Cơn co giật cục bộ đơn giản (không rối
loạn ý thức)
1. Rối loạn vận động

4. Cơn co cứng

2. Cảm giác bản thể hoặc cảm giác đặc
biệt

5. Cơn co cứng – run giật


3. Triệu chứng rối loạn tự động
4. Rối loạn tâm thần

6. Cơn mất trương lực

B. Cơn co giật cục bộ phức tạp (có rối loạn
ý thức)

7. Cơn khơng rõ loại

C. Cơn cục bộ tồn thể hóa thứ phát

Bảng 1.3. Phân loại quốc tế bệnh động kinh và các hội chứng động kinh năm
1989

Động kinh cục bộ
Tự phát

ĐK lành tính thời thơ ấu với các sóng nhọn vùng thái
dương
ĐK lành tính thời thơ ấu với các kịch phát vùng chẩm

Nguyên nhân ẩn

ĐK thùy thái dương
ĐK thùy trán
ĐK thùy chẩm
ĐK vách thái dương
ĐK một phần tiến triển mạn tính


Động kinh tồn thể
Tự phát

Co giật sơ sinh lành tính
Co giật sơ sinh mang tính chất gia đình lành tính
Cơn múa giật lành tính nhũ nhi
Cơn vắng ý thức ở trẻ nhỏ


Cơn vắng ý thức ở thiếu niên
Cơn múa giật ở thiếu niên
ĐK toàn thể với nhận thức được cơn co cứng – rung giật
Có nguyên nhân

Bệnh não múa giật biểu hiện sớm
Căn ngun khơng đặc hiệu
ĐK tồn thể với những triệu chứng khác

Nguyên nhân ẩn

HC West
HC Lennox – Gastaut
HC Doose
HC đặc trưng khác

Động kinh không xác định loại
- Co giật sơ sinh
- HC Dravet
- ĐK với sóng kịch phát liên tục tăng nhưng sóng chậm trong giấc ngủ

- HC Landau – Kleffner
- ĐK khơng xác định rõ tồn thể hay cục bộ
Những hội chứng đặc biệt:
- Co giật liên quan đến trạng thái
- Co giật do sốt
- Co giật do ngộ độc cấp, thuốc, rượu, tiền sản giật hoặc tăng đường máu
1.5. CẬN LÂM SÀNG
1.5.1. Điện não đồ [1], [5]
- Hoạt động điện sinh lý-bệnh lý của bộ não theo thời gian thực.
- Ý nghĩa: vị trí ổ động kinh, phân thể ĐK, phát hiện các cơn ĐK dưới
lâm sàng, theo dõi tiến triển và đánh giá hiệu quả điều trị ĐK.


* HĐKP dạng động kinh:
Các sóng kịch phát điển hình dưới dạng sóng nhọn, gai, đa gai, phức
hợp gai chậm, phức hợp nhọn - chậm.
* HĐKP khơng điển hình:
Phóng lực kịch phát dạng sóng chậm delta, theta với điện thế cao hơn
hẳn điện não nền.
1.5.2. Chẩn đốn hình ảnh [3], [5], [8]
- Chụp MRI não:
.Chẩn đốn hình ảnh hình thái đầu tay và phổ dụng nhất trong các
bệnh lý về ĐK, nhất là ĐK cục bộ kháng thuốc.
.Ưu điểm: Độ nhạy (40-70%) và độ đặc hiệu cao trong phát hiện các
bất thường cấu trúc có liên quan đến bệnh lý ĐK. Tỷ lệ MRI bình thường
trong ĐK cục bộ kháng thuốc là 10,5% (Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi
Trung Ương năm 2015).
1.5.3. Các xét nghiệm khác
- Công thức máu
- Sinh hóa máu: chức năng gan - thận, điện giải đồ, canxi, đường máu.



Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Địa điểm: Tại khoa Thần Kinh - Phục hồi chức năng Bệnh viện Sản Nhi
Nghệ An từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2020.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng:
Tất cả bệnh nhân từ dưới 15 tuổi được chẩn đoán động kinh kháng
thuốc, điều trị tại khoa Thần kinh - Phục hồi chức năng bệnh viện Sản Nhi
Nghệ An trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2020.
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
- Bệnh nhi từ dưới 15 tuổi.
- Bệnh nhân được chẩn đoán Động kinh theo tiêu chuẩn WHO và đủ
tiêu chuẩn xác định ĐK kháng thuốc.
- Bệnh nhân được ghi điện não đồ ít nhất một lần.
- Bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ sọ não.
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ.
Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chọn bệnh nêu trên hoặc không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang.


- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu từ tháng 01/2020 đến 09/2020
theo phương pháp mô tả lâm sàng. Sử dụng mẫu bệnh án thống nhất hỏi bệnh,
khám lâm sàng và thu thập các kết quả điện não đồ, hình ảnh MRI sọ não.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

- Cỡ mẫu thuận tiện.
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.3.1. Hỏi bệnh:
- Bệnh nhân được hỏi trực tiếp hoặc nghe người nhà mô tả lại với
những đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn cơn động kinh.
- Đặc điểm chung: tuổi, giới, thực trạng điều trị trước vào viện.
- Tính chất bệnh động kinh: cơn ĐK đầu tiên, cơ sở y tế đã chẩn đoán
ĐK kháng thuốc cho bệnh nhi, số loại thuốc kháng ĐK đã được điều trị, tuổi
khởi phát bệnh ĐK, phân loại thể ĐK kháng thuốc.
- Tiền sử:
Bản thân: Thời kỳ chu sinh, sự phát triển tâm thần và thể chất, các bệnh
mắc phải thuộc hệ thần kinh (viêm não, viêm màng não...), tiền sử chấn
thương sọ não.
Gia đình: gia đình có người bị bệnh liên quan đến động kinh và tâm
thần.
2.3.3.2. Khám lâm sàng:
+ Bác sĩ chứng kiến trực tiếp cơn giật hoặc qua tư liệu ghi hình gia đình
cung cấp.
+ Khám thần kinh
Ý thức
Khám vận động
Khám cảm giác
Khám phản xạ gân xương
Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não


Khám dinh dưỡng, cơ tròn
Hội chứng màng não
Hội chứng tăng áp lực nội sọ
+ Khám toàn trạng, các cơ quan khác

2.3.3.3. Điện não đồ:
Bệnh nhân được ghi điện não tại Phòng ghi điện não của Khoa Thần
kinh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An bằng máy epas 29 US.
2.3.3.4. Chụp cộng hưởng từ sọ não:
Bệnh nhân được chụp CHT sọ não tại Khoa Chẩn Đốn hình ảnh –
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An bằng máy chụp CHT của hãng Hitachi 0.25.
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu sẽ được xử lý theo các thuật toán thống kê y học trên máy
vi tính có sử dụng phần mền SPSS 20.0.


Chương III
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi
< 1 tuổi
1- 5
6 - 10
11 – 15
Tổng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Bảng 3.2. Phân bố giới tính
Giới
Nam
Nữ
Tổng


Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Bảng 3.3. Cơn lâm sàng đầu tiên
Thể bệnh
Cục bộ
Toàn thể
Tổng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Bảng 3.4. Cơ sở chẩn đoán ĐK kháng thuốc
Tuyến y tế
Tuyến tỉnh
Tuyến Trung Ương
Tổng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %


Bảng 3.5. Thuốc kháng ĐK đã điều trị
Số loại thuốc
1 thuốc
2 thuốc

> 2 thuốc
Tổng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Bảng 3.6. Tuổi khởi phát bệnh động kinh
Nhóm tuổi
< 1 tuổi
1- 5
6 - 10
11 – 15
Tổng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Bảng 3.7. Phân loại thể động kinh
Thể bệnh
ĐK kháng thuốc toàn thể
ĐK kháng thuốc cục bộ
Tổng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Bảng 3.8. Tiền sử bản thân, gia đình

Giai đoạn
Trước sinh
Trong sinh

Yếu tố nguy cơ
Thiếu tháng
Sang chấn sản khoa
Sốt cao co giật
Nhiễm khuẩn TK

Bản thân
Quá trình

Xuất huyết não-màng não

phát triển

Dị dạng mạch não
Chấn thương sọ não
Chậm phát triển tâm thần
Bệnh lý khác

Bình thường
Gia đình

Gia đình có người bị động kinh

N

%




×