Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.67 KB, 6 trang )

1

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Họ và tên học viên: Phạm Thị Hồng Gấm
Số thứ tự: 15
Mã học viên: 7052900452
Lớp Nghệ An 6.
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TỈNH HÀ TĨNH
CHI CỤC THUẾ KHU VỰC HƯƠNG SƠN- ĐỨC THỌ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC

“GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THU HỒI NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN KV
HƯƠNG SƠN – ĐỨC THỌ”
Nhóm nghiên cứu:
Học viên: Phạm Thị Hồng Gấm


2

Hà Tĩnh, 2023

I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua trước những khó khăn chung của nền kinh tế - xã hội
trên toàn thế giới, kinh tế của Việt Nam cũng chịu sự tác động lớn của đại dịch
Covid-19 nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn được đánh giá đang có dấu hiệu
sụt giảm, bên cạnh đó một số bộ phận người nộp thuế chưa chấp hành tốt các quy


định về pháp luật thuế, chây ì khơng nộp thuế đúng hạn, nợ thuế kéo dài dẫn đến
thất thu cho ngân sách nhà nước.
Trước đây, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật Thông
tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong việc
thực hiện cưỡng chế nợ thuế, làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả thu hồi nợ
thuế. Ví dụ như: không được áp dụng đồng thời biện pháp cưỡng chế hóa đơn với
các biện pháp khác; Quyết định cưỡng chế tài khoản có hiệu lực sau 5 ngày kể từ
ngày ban hành; quyết định cưỡng chế hóa đơn có hiệu lực sau 03 ngày kể từ ngày
ban hành quyết định.
Kể từ khi Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ra đời ngày 13 tháng 6 năm
2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính Phủ
có hiệu lực từ ngày 05 tháng 12 năm 2020 thì một số điểm mới quy định về
cưỡng chế nợ thuế được cởi mở và thơng thống hơn tạo điều kiện thuận lợi cho
cơ quan thuế thực hiện thu hồi nợ thuế.
Ngồi ra, cơng tác quản lý thơng tin người nộp thuế trên ứng dụng ngành
thuế vẫn cịn tồn tại:
Các thơng tin định danh không đúng thực tế tại doanh nghiệp, số tài khoản
đăng ký tại các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản,
khai thác để đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin người nộp thuế thực hiện
cưỡng chế khơng khả thi. Tình trạng tài khoản của người nộp thuế khơng có phát
sinh, khơng có số dư...
Vì vậy, Tơi tiến hành nghiên cứu “Giải pháp tăng cường công tác chống thất
thu ngân sách nhà nước và thu hồi nợ thuế trên địa bàn KV Hương Sơn – Đức
Thọ” với các mục tiêu sau:
- Có giải pháp khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý nợ và cưỡng chế thu
nợ thuế đối với doanh nghiệp thông qua tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng.
- Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các người nộp thuế trong việc thực
hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế vào ngân sách Nhà nước.



3

- Kết hợp đồng bộ trong quản lý giữa cơ quan thuế với các ngân hàng
thương mại và tổ chức tín dụng. Đồng thời, tạo được sự đồng tình, quan tâm,
giúp đỡ của các cấp, các ngành liên quan.
- Nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý và trách nhiệm cho cán bộ công
chức được phân công nhiệm vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả, khắc phục những sai sót
hiện tại, tăng thu ngân sách. Góp phần hồn thành dự tốn thu hàng năm.
- Góp phần làm lành mạnh hố mơi trường kinh doanh, thúc đẩy cuộc cải
cách toàn diện hệ thống quản lý thuế, cải cách các thủ tục hành chính. Góp phần
giảm thiểu việc thanh toán bằng tiền mặt, thực hiện đúng chế độ khấu trừ thuế.
II. Phạm vi nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu
chuẩn loại trừ:
2.1. Phạm vi Nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Chi cục Thuế kv Hương Sơn – Đức Thọ từ tháng
01/2023- 07/2023
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp, tổ chức do Chi cục Thuế khu vực Hương Sơn – Đức Thọ
quản lý.
2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn
Các doanh nghiệp, tổ chức còn nợ thuế kể từ 90 ngày trở lên.
2.4. Tiêu chuẩn loại trừ
Người nộp thuế nợ thuế dưới 90 ngày.
III.Phương pháp nghiên cứu
3.1.Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả dữ liệu người nộp thuế.
3.2.Phương pháp thu thập số liệu

Thông tin về các doanh nghiệp, tổ chức được thu thập từ dữ liệu ứng dụng
của Ngành thuế và các cơ quan Ban ngành có liên quan.
3.3.Nội dung nghiên cứu:
Bước 1: Từ các vấn đề vướng mắc nêu trên nên Chi cục Thuế chuẩn bị đầy
đủ số liệu, dự thảo văn bản chỉ đạo phối hợp thu nợ thuế giữa cơ quan Thuế và
các Ngành liên quan. Tham mưu cho Thường trực huyện uỷ chủ trì hội nghị làm
việc với Chi cục Thuế về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và tìm giải pháp
thu nợ thuế. Tham dự có các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện uỷ, HĐND,
UBND huyện; Trưởng các Ngành: Chi cục Thuế, Công an huyện, Kho bạc Nhà
nước, Ngân hàng thương mại và Trưởng các phịng cấp huyện. Mục đích thống
nhất quy chế phối hợp liên ngành cung cấp thông tin người nộp thuế, thu nợ tiền


4

thuế, tiền phạt có hiệu quả. Đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn một phần về tài
chính doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các Ngân hàng có giải pháp thu hồi nợ xấu.
Quy chế thể hiện rõ các điểm:
a/ Hình thức cung cấp thơng tin:
- Bên đề nghị cung cấp gửi bằng văn bản, bên cung cấp thông tin xác nhận
bằng văn bản;
- Đối chiếu, xác nhận trực tiếp;
- Cung cấp qua hộp thư điện tử, điện thoại (các bên cung cấp hộp thư điện
tử, điện thoại của người có trách nhiệm cung cấp và trao đổi)
b/ Trách nhiệm mỗi bên liên quan:
1- Đối với Kho bạc Nhà nước huyện:
- Khi có thơng báo kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN các cấp cho các
cơng trình, dự án trên địa bàn huyện có liên quan đến các nhà thầu cịn nợ thuế,
thì tạm dừng giải ngân cho Nhà thầu, đồng thời yêu cầu đơn vị trực tiếp cơ quan
thuế làm việc để thanh toán tiền thuế nợ cho đến khi có văn bản xác nhận hồn

thành các nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế.
2- Đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn KV Hương Sơn, Đức
Thọ:
- Cung cấp số hiệu Tài khoản của các doanh nghiệp còn nợ thuế mở tại
Ngân hàng theo biểu yêu cầu cung cấp thông tin. (Biểu 01)
Ghi chú: Khi xác minh theo mẫu này thì đỡ mất thời gian, đồng thời lấy
được thông tin nhiều đơn vị.
- Khi phát sinh số dư trên Tài khoản của các doanh nghiệp trên thì chưa
tiến hành giải ngân, thông báo cho Chi cục Thuế để áp dụng biện pháp cưỡng chế
thu hồi nợ thuế nộp NSNN. (Số dư này thì chỉ yêu cầu Ngân hàng thông tin bằng
điện thoại hoặc qua EMail về Chi cục Thuế). Đồng thời các Ngân hàng phải yêu
cầu Chủ tài khoản trực tiếp làm việc với Chi cục Thuế về tiền thuế nợ.
- Khi nhận được Quyết định cưỡng chế thu hồi nợ thuế, đề nghị các ngân
hàng nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật và từ đó cập nhật thơng
tin các DN, hộ kinh doanh cịn nợ thuế để xét tiêu chí chấm điểm tín dụng đối với
các đối tượng có nhu cầu vay vốn…
3. Đối với Phịng Tài chính - Kế hoạch:
- Cung cấp danh sách các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Các thông tin
liên quan đến nguồn vốn đầu tư, kế hoạch giải ngân trong năm cho từng doanh
nghiệp của dự án xây dựng trên địa bàn. Có trách nhiệm đôn đốc các doanh
nghiệp được giải ngân phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế nợ. (Biểu 02)
- Khi tiến hành mời thầu các dự án, có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ nhận thầu
loại bỏ các hồ sơ khơng có xác nhận hồn thành nghĩa vụ thuế của Chi cục Thuế.


5

Không tiếp nhận các hồ sơ nhận thầu đối với các đơn vị còn nợ tiền thuế. Hoặc yêu cầu
các doanh nghiệp trích nộp hết số tiền thuế nợ vào NSNN mới làm các thủ tục
thanh toán.

4. Đối với Chi cục Thuế:
- Chủ động trong công tác thu nợ thuế. Rà soát phân loại nợ thuế theo các
tiêu thức quy định tại quyết định sô 1401/QĐ-TCT của Tổng cục thuế; Phân loại
nợ thuế theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Rà sốt chính xác
tuổi nợ của từng đơn vị.
- Phân công cán bộ Lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo đội trực tiếp giúp đỡ từng
cán bộ được phân công làm công tác thu nợ thuế.
- Hàng tháng cung cấp danh sách các đơn vị còn nợ thuế cho Kho bạc Nhà
nước, Phịng Tài chính - Kế hoạch, các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín
dụng. Đơn vị ngừng nghỉ kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi địa bàn. Cung cấp thơng
tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua
báo cáo tài chính.
- Giao các Đồn kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế rà soát số hiệu tài khoản
của đơn vị mở tại các ngân hàng thông qua kiểm tra bảng sao kê thanh toán qua
ngân hàng. Kiểm tra chặt chẽ số dư trên tài khoản 131 - Phải thu khách hàng để
xác nhận thông tin đồng thời áp dụng thu nợ thông qua bên thứ 3 nếu cần thiết.
- Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế để nắm rõ thơng tin về tình
hình thanh tốn, số dư tài khoản ngân hàng, doanh thu phát sinh và thông tin về
các tài khoản của đơn vị mở tại ngân hàng ngoài địa bàn để áp dụng biện pháp
cưỡng chế thu hồi nợ thuế.
- Thành lập Tổ thường trực thu nợ thuế và xử lý các thông tin tiếp nhận từ
phịng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng và tổ chức tín
dụng. Thành viên tổ thường trực phải đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ, giải quyết
nhanh chóng đúng quy định cấm gây phiền hà sách nhiễu và cản trở doanh
nghiệp. Thông báo kịp thời bằng văn bản cho Kho bạc, các Ngân hàng thương
mại biết thông tin về người nợ thuế để thu nợ.
- Ban hành đầy đủ, kịp thời quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng
hình thức trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng để nộp NSNN đối với
các doanh nghiệp khơng thực hiện thanh tốn tiền nợ thuế.
- Đối với cán bộ quản lý DN yêu cầu nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động

sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp; tùy vào từng ngành nghề lĩnh vực kinh
doanh và đặc tính thời vụ nhằm xác định thời điểm nguồn tiền để có biện pháp
đơn đốc và áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp nhất.
- Báo cáo kết quả thu nợ, tình hình thực hiện chỉ đạo công tác phối kết hợp
về Huyện uỷ, UBND huyện để xử lý những bất cập.


6

V. KIẾN NGHỊ
Quản lý thu nợ đọng thuế ngoài quốc doanh nói chung, quản lý thu nợ thuế
các doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói riêng là cơng việc phức tạp, khó khăn của
ngành Thuế. Nâng cao hiệu quả phối hợp thu nợ thuế giữa cơ quan Thuế với các
Ngành đối với các doanh nghiệp nhằm:
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tự giác tuân thủ của người nộp
thuế đối với việc kê khai, nộp thuế đúng quy định.
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn và có nhiều giải pháp trong thực
thi nhiệm vụ đối với cán bộ thuế. Góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ thu ngân
sách
Từ các kết quả nghiên cứu trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị.
- Kết hợp đồng thời nhiều giải pháp nêu trên để tiến hành truy thu nợ đọng
thuế và lấy giải pháp đó để triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan, ban Ngành có liên quan
để các giải pháp thu hồi nợ đọng thuế ngày càng đạt hiệu quả cao.
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp chấp
hành đúng quy định của pháp luật về thuế và đặc biệt là nộp thuế đầy đủ, kịp thời
vào ngân sách nhà nước không để tình trạng nợ đọng thuế dây dưa kéo dài.




×