Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.53 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN
Học Phần: PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài

LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Hiếu
Mã sinh viên: 7052900523
Lớp : Nghệ An 6

Vinh, Ngày 25 tháng 08 năm 2023.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

4

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN5
1.1.

KHÁI NIỆM..............................................................................................5

1.2.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẬP ĐỀ CƯƠNG..............................5



1.3.

MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG

NGHIÊN CỨU......................................................................................................6
CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
2.1.

7

TÊN ĐỀ TÀI.............................................................................................7

2.1.1.

Bản chất và cấu trúc tên đề tài...........................................................7

2.1.2.

Các yêu cầu khi đặt tên đề tài............................................................8

2.2.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................9

2.3.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU....................................................................10

2.4.


NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................11

2.5.

KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................12

2.6.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................13

2.7.

GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...................................................................14

2.7.1.

Định nghĩa.......................................................................................14

2.7.2.

Bản chất của giả thuyết khoa học.....................................................14

2.7.3.

Phân loại giả thuyết khoa học...........................................................15

2.8.

PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU................15


2.8.1.

Các phương pháp nghiên cứu khoa học...........................................15

2.8.2.

Phương tiện nghiên cứu...................................................................16

2.9.

DÀN Ý NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................16


2.10.

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU...................................................................18

2.11.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................19

2.11.1.

Cách trích dẫn tài liệu theo APA (American Psychological

Association).....................................................................................................19
2.11.2.

Cách sắp xếp tài liệu tham khảo.......................................................20


KẾT LUẬN 22
TÓM TẮT 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24


MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc về khoa học của thế giới thì Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách trang bị kỹ năng thu thập thông tin,
bố cục đề tài và cách viết thuyết minh đề tài nghiên cứu… cho các cán bộ nghiên
cứu để các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án ngày càng được phát triển.
Từ vấn đề cấp thiết đó nói chung và để trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân có
thể hồn thành tốt luận văn nói riêng thì việc tìm hiểu các giai đoạn hoàn thành luận
văn là điều rất quan trọng.
Để hoàn thành một luận văn thường trải 6 giai đoạn:
1. Chọn đề tài.
2. Soạn đề cương nghiên cứu.
3. Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
4. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu.
5. Tổng kết và viết cơng trình nghiên cứu.
6. Cơng bố, bảo vệ và áp dụng vào thực tiễn.
Theo các bước hồn thành luận văn thì giai đoạn lập đề cương là không thể
thiếu. Việc xây dựng đề cương nghiên cứu được thực hiện sau khi đã lựa chọn một
đề tài thích hợp, với yêu cầu chuyển đổi các ý tưởng thành một đề cương cụ thể để
có thể thực hiện thành cơng các bước tiếp theo. Do đó, xây dựng đề cương tức là
bạn làm công việc phác thảo chân dung một luận văn. Đề cương có vai trị như một
ngọn đuốc soi sáng, chỉ đường, dẫn dắt cho ta dễ dàng đi đến thành cơng. Do vậy,
việc tìm hiểu đề cương là gì? Nó có vai trị như thế nào trong việc viết luận văn
cũng như trong nghiên cứu khoa học? Một số yêu cầu trong quá trình xây dựng và
bố cục của một đề cương ra sao? là rất cần thiết. Vì những lý do trên, tơi quyết định

chọn đề tài “ LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ”.


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

KHÁI NIỆM [8],[9]

 Khi bắt tay vào nghiên cứu một đề tài khoa học thì thao tác rất quan trọng là
phải xây dựng cho được đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu là một văn
bản dự kiến bước đi và nội dung của đề tài nghiên cứu.
 Đề cương nghiên cứu là quá trình người nghiên cứu xây dựng các bước, chi tiết
hóa các mục tiêu và nhiệm vụ để chứng minh luận điểm của đề tài.
 Đề cương nghiên cứu là bản thuyết minh về tính cấp thiết, ý nghĩa, nội dung và
phương pháp nghiên cứu một đề tài. Có thể gọi đây là bản luận chứng khoa học hay
là một đề án thực hiện một cơng trình nghiên cứu.
Tóm lại, đề cương nghiên cứu là cái khung của quá trình nghiên cứu và cũng là
các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Ở bước
này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; bố trí
ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau
này có thể cịn thay đổi.
 Tùy thuộc vào sự cụ thể hóa các nội dung trong đề cương mà đề cương nghiên
cứu được chia ra thành: một đề cương sơ bộ hay một đề cương chi tiết.
– Đề cương sơ bộ thể hiện những ý tưởng ban đầu của người viết về vấn đề
nghiên cứu.
– Từ đề cương sơ bộ, người viết sẽ cụ thể hóa thành đề cương nghiên cứu chi
tiết.
1.2.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẬP ĐỀ CƯƠNG [1],[6]


Viết đề cương nghiên cứu là rất quan trọng trước khi tiến hành bất kỳ đề tài nghiên
cứu nào, cụ thể như sau:

 Đề cương được xây dựng để trình thầy hướng dẫn phê duyệt và là cơ sở để
Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa chuyên ngành có quyết định giao đề tài luận
văn tốt nghiệp.


 Đối với người hướng dẫn, có thể căn cứ vào đề cương để đánh giá khả năng
hiểu biết về đề tài của người nghiên cứu, đồng thời hình dung rõ nét những dự kiến,
kế hoạch nghiên cứu từ đó điều chỉnh, dẫn dắt, kiểm tra quá trình nghiên cứu .

 Đối với bản thân người nghiên cứu:
– Giúp người nghiên cứu hoạch định và kiểm tra các bước nghiên cứu mà
không sợ ý tưởng trùng lắp hay chỏi nhau.
– Đề cương nghiên cứu là cẩm nang hướng dẫn, định hướng thực hiện tồn
bộ q trình nghiên cứu.
– Căn cứ vào đề cương nghiên cứu, người ta có thể đánh giá tinh thần trách
nhiệm, tác phong khoa học của người nghiên cứu.
1.3.

MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ

CƯƠNG NGHIÊN CỨU [11]
 Tổng các mục đích của đề cương phải bằng với mục đích của đề tài.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài đến đâu thì xây dựng đề cương nghiên cứu tới đó,
khơng được rộng hơn hay hẹp hơn đề tài.
 Nội dung của vấn đề nghiên cứu của đề tài như thế nào thì nội dung đề cương
cũng như vậy. Đề tài thực chất là q trình chi tiết hóa đề cương, vì vậy, nội dung

của đề cương không được khác với đề tài.
 Tài liệu tham khảo phải đáp ứng được các yêu cầu:
– Tác giả là chun gia trong lĩnh vực đó, tìm hiểu thông tin của nhà xuất bản
hoặc nhà tài trợ để biết ai là người chịu trách nhiệm về sách hay kiểm soát trang
web để đảm bảo độ tin cậy của thơng tin.
– Đảm bảo tính chính xác - Xác nhận qua tên tác giả, danh sách các tác phẩm
được trích dẫn hoặc tham khảo. Các bài viết được tổ chức tốt, cập nhật và dễ khai
thác sử dụng.
– Đảm bảo tính bao qt – Bài viết có đầy đủ các khía cạnh của đề tài? Có
liên quan hoặc thích hợp với thông tin người sửdụng đang cần? Không xa rời mục
đích và đối tượng chính.


– Đảm bảo tính hiện hành – Sách được tái bản năm nào? Trang web được
thiết lập khi nào? Lần cập nhật sau cùng? Thơng tin cập nhật có đáp ứng mục đích
của người sử dụng?


CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
Đề cương nghiên cứu gồm các phần cơ bản sau :
1) Tên đề tài
2) Lý do chọn đề tài
3) Mục đích của việc nghiên cứu
4) Nhiệm vụ của đề tài
5) Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6) Phạm vi nghiên cứu
7) Giả thuyết khoa học
8) Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu
9) Dàn ý nội dung nghiên cứu
10) Kế hoạch nghiên cứu

11) Tài liệu tham khảo
2.1. TÊN ĐỀ TÀI [1],[3],[8]
2.1.1. Bản chất và cấu trúc tên đề tài
Tên đề tài là sự mô tả một cách cô đọng nội dung đề tài nghiên cứu. Nó giúp
người đọc hiểu được đối tượng mà đề tài nghiên cứu, hình dung được những nhiệm
vụ cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Tên đề tài là tên gọi của vấn đề khoa
học cần nghiên cứu. Tên đề tài phải được trình bày thể hiện nội dung rõ nội dung
vấn đề nghiên cứu. Tên của một đề tài khoa học phải ngắn gọn, súc tích, rõ ràng ở
mức cần thiết (có ít chữ nhất, nhưng chứa đựng một lượng thông tin cao nhất, phải
được hiểu theo một nghĩa, khơng được hiểu theo hai hay nhiều nghĩa). Ngồi ra, nó
cũng cần có tính độc đáo để khơng lẫn với các đề tài khác.
Thơng thường tên đề tài có thể chứa :
- Đối tượng nghiên cứu.
- Nội dung công việc sẽ nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tốn trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012).


- Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tốn trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao).
- Nội dung nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tốn trắc nghiệm khách
quan có cách giải nhanh.
- Phạm vi nghiên cứu: Hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao).
Tuy nhiên trong một số tên đề tài người ta có thể làm rõ hơn về những nội dung
khác như : khách thể nghiên cứu , phương pháp nghiên cứu , mục đích nghiên cứu

Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh trong dạy học phần hóa kim loại thuộc chương trình Hóa học 12 nâng

cao trường THPT” của học viên Lê Thị Kim Thoa – Khoa Hóa – trường Đại học Sư
phạm TP.HCM(2008).
-

Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng hệ thống bài tập phần hóa kim loại thuộc

chương trình Hóa học 12 nâng cao.
-

Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học Hóa học ở trường THPT.

-

Nội dung nghiên cứu: Xây dựng hệ thống bài tập.

-

Phạm vi nghiên cứu: Phần hóa kim loại thuộc chương trình Hóa học 12 nâng cao

trường THPT.
-

Mục đích nghiên cứu: Phát huy tính tích cực của học sinh.

2.1.2. Các yêu cầu khi đặt tên đề tài
Khi đặt tên đề tài, người nghiên cứu cần tránh các nhược điểm sau:
 Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao về
thơng tin như:



Suy nghĩ về…,Vài suy nghĩ về …, Một số suy nghĩ về…



Về…, Thử bàn về …, Góp phần vào …



Tìm hiểu về…, Bước đầu tìm hiểu về…, Thử tìm hiểu về…



Vấn đề …, Một số vấn đề…, Những vấn đề về…



Một số biện pháp…, Một số biện pháp về…



Nghiên cứu…, Bước đầu nghiên cứu về…, Một số nghiên cứu về…


Từ đó, người đọc có thể hiểu lầm rằng tác giả thiếu suy nghĩ sâu sắc hoặc chưa
nắm vững bản chất và mục tiêu của vấn đề nghiên cứu.
 Hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục đích: cụm từ chỉ mục đích là những
cụm từ mở đầu bởi những từ như "nhằm", "để", "góp phần",... nếu bị lạm dụng dễ
làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, khơng nêu bật được nội dung trọng tâm.
Ví dụ:
(…) nhằm nâng cao chất lượng…

(…) để phát triển năng lực sư phạm…
(…) góp phần vào…
 Tên đề tài cần được diễn đạt bằng một câu đúng ngữ pháp, rõ ràng, chứa đựng
vấn đề cần nghiên cứu. Tránh dùng những từ hoa mĩ hay cách nói bóng bẫy vì tiêu
chí quan trọng trong văn phong khoa học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu,
đơn nghĩa.
 Tên đề tài không nên quá xa hoặc quá rộng so với nội dung nghiên cứu.
 Tên đề tài chỉ mang một nghĩa, không được phép hiểu hai hay nhiều nghĩa.
 Tên đề tài cần mang tính khách quan, tránh thể hiện tình cảm, thiên kiến.
 Không đặt tên đề tài dưới dạng câu hỏi.
2.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI [1],[3],[8]
Lý do chọn đề tài hay cịn gọi là tính cấp thiết của đề tài. Nêu lý do chọn đề tài
là trình bày mục đích nghiên cứu, nhằm trả lời câu hỏi: “Tại sao chọn đề tài này để
nghiên cứu?”. Do đó, người nghiên cứu cần làm rõ các nội dung sau:


Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng vấn đề nghiên cứu.



Tính cấp thiết (về lý luận và thực tiễn) cần giải quyết của vấn đề nghiên cứu.



Vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu, cịn có những nội dung

cần tiếp tục tìm hiểu, làm rõ.
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012).



-

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan,

đặc biệt là hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đã khắc phục được
nhiều yếu điểm của phương pháp kiểm tra tự luận.
-

Với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay, học sinh phải hoàn thành đề thi trong

một khoảng thời gian ngắn với số lượng câu hỏi nhiều, mỗi bài tốn phải tìm ra đáp
án nhanh trong 2 đến 3 phút. Vì vậy, xây dựng bài tốn hóa học có cách giải nhanh
là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực.
-

Vận dụng các phương pháp giải nhanh bài toán hóa học khơng những góp phần

vào việc nâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá mà còn giúp học sinh phát triển tư
duy, rèn luyện khả năng suy luận nhanh, phát triển trí thơng minh, góp phần thực
hiện thành cơng mục tiêu dạy học.
2.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU [1],[6],[9]
Mục đích nghiên cứu là mục tiêu mà đề tài hướng tới, là định hướng chiến lược
của toàn bộ những vấn đề cần giải quyết trong đề tài.
Mục đích của việc nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi: “ Nghiên cứu để là gì?”
Thơng thường mục đích nghiên cứu của tác giả là tìm tịi làm rõ bản chất của đối
tượng nghiên cứu, đưa ra giải pháp làm thay đổi, chuyển biến đối tượng theo hướng
tích cực hơn.
Xác định đúng mục đích nghiên cứu là bạn định ra được mục tiêu cần thiết mà

đề tài phải giải quyết. Từ đó làm cơ sở cho việc định ra nhiệm vụ của đề tài.
Chú ý:
Khi xác định mục đích của việc nghiên cứu cần lưu ý nêu ra mục đích trực tiếp
của đề tài, khơng nên đưa ra những mục đích q xa, có thể dùng chung cho nhiều
đề tài.
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tốn trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012).
Mục đích nghiên cứu: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc
nghiệm khách quan có cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao) dùng
trong dạy học và kiểm tra – đánh giá kiến thức của học sinh, nhằm góp phần đổi


mới phương pháp kiểm tra – đánh giá và nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa
học.
2.4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI [1],[6], [9]
Nhiệm vụ của đề tài là các công việc cụ thể cần thực hiện để đạt mục đích của
đề tài.
Xác định nhiệm vụ nghiên cứu là xác định cơng việc cụ thể phải làm, đó chính
là mơ hình dự kiến của nội dung đề tài, các nhiệm vụ nếu được thực hiện thì có
nghĩa là đề tài được hồn thành.
Do đó, để xác định nhiệm vụ của đề tài cần trả lời câu hỏi: “ Để đạt được mục
đích của đề tài cần phải làm gì?”
Thơng thường một đề tài nghiên cứu có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng hệ thống lí luận làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài .
- Điều tra, tìm hiểu bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
- Đề xuất giải thuyết khoa học, các giải pháp …
- Thực nghiệm, kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tốn trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học

viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012).
 Nhiệm vụ của đề tài
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm khắc quan.

-

Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình Hóa học THPT đặc biệt

chương trình Hóa học.
-

Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học vô cơ.

-

Điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học có cách giải nhanh trong dạy

học và kiểm tra – đánh giá ở trường THPT hiện nay.
-

Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm khách quan có

cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao) và kiểm tra – đánh giá ở
trường THPT hiện nay.
-

Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng hệ thống bài


tập trắc nghiệm khách quan đã xây dựng.


Chú ý: Khi sắp xếp các nhiệm vụ của đề tài cần theo trật tự của dàn ý nội dung
nghiên cứu.
2.5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU [1], [8]
 Đối tượng nghiên cứu: vấn đề mà đề tài (chủ thể) nhắm vào, bản chất của sự
vật, hiện tượng cần làm rõ. Việc xác định đối tượng nghiên cứu nhằm trả lời câu
hỏi: “Nghiên cứu cái gì?”. Mỗi vấn đề nghiên cứu có một đối tượng nghiên cứu.
Như vậy, xác định đối tượng nghiên cứu là xác định cái trung tâm cần khám phá,
tìm tịi của đề tài nghiên cứu.
 Khách thể nghiên cứu : hệ thống trong đó có chứa thành tố là đối tượng nghiên
cứu.
Xác định khách thể là xác định giới hạn để hướng dẫn đề tài tới mục đích.
Muốn xác định đúng đối tượng và khách thể nghiên cứu bạn phải căn cứ vào
mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tức là các nhiệm vụ đó được thực hiện ở
đâu, với ai, ở nội dung cụ thể gì…
Khi nghiên cứu đối tượng bạn phải đặt nó trong trạng thái sống, vận động và
phát triển. Có như vậy, bạn mới giải quyết được vấn đề một cách trọn vẹn.
→Quan hệ giữa khách thể với đối tượng là quan hệ bao trùm. Đối tượng
nghiên cứu của một đề tài cụ thể chính là một bộ phận của khách thể, khách thể là
khái niệm về lồi cịn đối tượng là khái niệm giống. Cùng một khách thể có thể có
thể có nhiều đối tượng nghiên cứu.
Khách thể của một đề tài nhỏ có thể là đối tượng nghiên cứu của đề tài lớn hơn
và ngược lại.
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tốn trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012).
 Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao)

 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học mơn Hóa học ở trường THPT.


2.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU [1],[3]
 Phạm vi nghiên cứu là một phần giới hạn của nghiên cứu liên quan đến đối
tượng khảo sát và nội dung nghiên cứu. Việc xác định phạm vi nghiên cứu
giúp người nghiên cứu đi đúng trọng tâm. Tùy theo điều kiện cụ thể mà
người nghiên cứu cần phải đặt ra các giới hạn sau :
- Giới hạn nội dung vấn đề nghiên cứu. (trả lời câu hỏi: “Nghiên cứu những vấn đề
cụ thể nào và mức độ nghiên cứu đến đâu?”)
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.(trả lời câu hỏi: “ Sự kiện
diễn ra ở đâu?”)
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu.(trả lời câu hỏi: “Sự kiện diễn ra trong thời gian
nào?”)
 Cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu có thể là:
-

Một bộ phận đủ mang tính đại diện của đối tượng nghiên cứu.

-

Quỹ thời gian đủ để hồn tất cơng trình nghiên cứu.

-

Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện thiết bị thí nghiệm (nếu cần

thiết) đảm bảo thực hiện các nội dung nghiên cứu.
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tốn trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học

viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012).
Phạm vi nghiên cứu:
-

Về nội dung: Phần hóa vơ cơ lớp 12 (ban nâng cao).

-

Về địa bàn thực nghiệm sư phạm: Một số trường THPT của tỉnh Tây Ninh.

-

Về thời gian thực hiện: từ 1.4.2012 đến 30.6.2012.

Chú ý: Một số trường hợp, phạm vi nghiên cứu có thể được xác định rõ và chi tiết
ngay trong tên đề tài. Tuy nhiên, vì tên đề tài cần ngắn gọn, nhiều tác giả đã chọn
giải pháp cụ thể hóa phạm vi nghiên cứu trong mục này.


2.7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC [1],[6], [9]
2.7.1. Định nghĩa


Giả thuyết khoa học là sự giả định về bản chất của đối tượng nghiên cứu mà đề

tài cần kiểm chứng (khẳng định hay phủ định). Giả thuyết giúp người nghiên cứu
định hướng đúng hoạt động của mình. Một giả thuyết khoa học được xác định tốt
khi người nghiên cứu có khả năng kiểm chứng được nó bằng thực nghiệm.



Giả thuyết khoa học là phán đoán về mối quan hệ nhân quả được thể hiện bằng

câu có chứa mệnh đề “Nếu … thì…”. Xét mối quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu
và vấn đề khoa học (vấn đề nghiên cứu), thì nếu như vấn đề khoa học là “câu hỏi”
thì giả thuyết chính là “câu trả lời”. Giả thuyết khoa học nhằm trả lời câu hỏi:”Luận
điểm cơ bản của tơi ra sao?”.


Giả thuyết khoa học là lời tiên đoán về hướng giải quyết các vấn đề trong đề tài,

phác thảo những nét cơ bản cho q trình nghiên cứu. Nó là cơ sở phương pháp
luận, là công cụ giúp người nghiên cứu tìm ra quy luật, bản chất của đối tượng
nghiên cứu.
Như vậy, giả thuyết khoa học là tri thức giả định về đối tượng. Chức năng của nó là
dự đốn và định hướng nghiên cứu.
2.7.2. Bản chất của giả thuyết khoa học


Giả thuyết được xây dựng trên cơ sở phân tích đối tượng và so sánh với những

đối tượng khác gần giống đã biết, bằng phép tương tự, kết hợp với trí tưởng tượng
sáng tạo các nhà khoa học dự đốn bản chất đối tượng.


Trong một đề tài nghiên cứu có thể có nhiều giả thuyết khác nhau. Mỗi giả

thuyết được nghiên cứu riêng rẽ và chứng minh bằng các dữ liệu, luận cứ thu thập
được trong từng trường hợp.



Trước một vấn đề nghiên cứu không bao giờ chỉ tồn tại một câu trả lời duy nhất.

Chính vì vậy giả thuyết nghiên cứu có tính đa phương án trước một vấn đề nghiên
cứu.


Mọi giả thuyết khoa học đều phải chứng minh. Nếu giả thuyết được chứng minh

là đúng thì nó trở thành bộ phận của lí thuyết khoa học. Giả thuyết được chứng


minh tức là đề tài được thực hiện. Vì vậy, có thể nói thực chất của một cơng trình
khoa học là chứng minh một giả thuyết khoa học.
2.7.3. Phân loại giả thuyết khoa học.
Theo chức năng của nghiên cứu khoa học, giả thuyết được phân chia thành các loại
sau:
 Giả thuyết mô tả, là giả thuyết về trạng thái sự vật.
 Giả thuyết giải thích, là giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến một trạng thái sự vật
mà người nghiên cứu quan tâm.
 Giả thuyết giải pháp, là các phương án giả định về một giải pháp hoặc một mơ
hình mẫu.
 Giả thuyết dự báo, là giả thuyết về trạng thái của sự vật tại một thời điểm hoặc
một khoảng thời gian nào đó trong tương lai.
Ví dụ: Nếu xây dựng được hệ thống bài tập hóa học trắc nghiệm khách quan có
cách giải nhanh đa dạng, phong phú có chất lượng tốt và sử dụng hợp lý thì sẽ nâng
cao được chất lượng dạy và học Hóa học ở trường THPT.
Chú ý: Khi xây dựng giả thuyết phải tuân theo các yêu cầu sau đây:
 Không mâu thuẫn với những lý thuyết khoa học đã được chứng minh hay với
thực tế hiển nhiên.
 Giả thuyết được trình bày dễ hiểu để có thể kiểm tra được.

2.8. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU [1], [9]
2.8.1. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Để tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học, người nghiên cứu thường phải sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể ( phương pháp nghiên cứu lý thuyết,
phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp toán học…), phải lựa chọn xem
phương pháp nào phù hợp với đặc điểm của đề tài và yêu cầu nghiên cứu của mình.
Trong nghiên cứu khoa học thường sử dụng các nhóm phương pháp cơ bản sau:
 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: bao gồm các phương pháp
-

Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp.

-

Phương pháp diễn dịch và quy nạp.


-

Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.

-

Phương pháp xây dựng giả thuyết.

-


Phương pháp lịch sử.
 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm các phương pháp
-

Phương pháp quan sát.

-

Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn.

-

Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi.

-

Phương pháp thực nghiệm.

-

Phương pháp mơ hình hóa, hình thức hóa.

-

Phương pháp chun gia.

-

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.


 Nhóm các phương pháp tốn học
-

Phương pháp phân tích số liệu.

-

Tính các tham số thống kê đặc trưng.

-

Kiểm định kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student…

2.8.2. Phương tiện nghiên cứu
-

Máy ảnh, máy quay phim

-

Bộ câu hỏi điều tra

-

Phịng thí nghiệm

-

Phần mềm xử lý số liệu…


2.9. DÀN Ý NỘI DUNG NGHIÊN CỨU [1], [9]
Đề cương nghiên cứu khoa học yêu cầu phải trình bày một dàn ý nội dung dự
kiến của cơng trình.
Dàn ý nội dung nghiên cứu là bản ghi các chương, mục theo dự kiến sẽ thực
hiện. Dàn ý nội dung nghiên cứu thường có:


MỞ ĐẦU
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2. Trình bày nội dung các vấn đề cần nghiên cứu
(nếu vấn đề phức tạp có thể tách làm nhiều chương)
Chương 3. Thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (có thể để thành 1 chương nếu có nhiều nội dung)
Dàn ý nội dung tùy theo đặc thù của vấn đề nghiên cứu mà có một cấu trúc phù
hợp. Khi viết dàn ý nội dung, cần kiểm tra sự thống nhất, tính logic chặt chẽ giữa
tên đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa
học và dàn ý của đề tài. Xét một số mẫu dàn ý nội dung nghiên cứu như sau:
 Đề tài dạng điều tra
Điều tra cơ bản, phát hiện tình hình. Phân tích, tìm hiểu ngun nhân thành cơng
hoặc thất bại. (Khơng có phần thực nghiệm sư phạm).
Tên đề tài: Tìm hiểu/ Khảo sát thực trạng…
Ví dụ:
“Khảo sát thực trạng việc tự học của sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.
MỞ ĐẦU
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1.

Lịch sử vấn đề (có hoặc khơng).


1.2.

Cơ sở lý luận

Chương 2. Thực trạng…
2.1. Mục đích điều tra
2.2. Đối tượng điều tra
2.3. Cách tiến hành điều tra
2.4. Kết quả điều tra
Chương 3. Kết luận, đề xuất.
 Dạng vận dụng lý luận vào thực tế


Vận dụng lý luận chung, các học thuyết, quy luật, nguyên tắc khoa học đã vào
thực tế.
Tên đề tài: Sử dụng/ vận dụng…vào/ trong…
Ví dụ: “Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập mơn hóa học
của học sinh lớp 11 ban nâng cao”
MỞ ĐẦU
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1. Lịch sử vấn đề (có hoặc khơng)
1.2. Các khái niệm công cụ
1.3. Cơ sở lý luận…
1.4. Cơ sở thực tiễn…
Chương 2. Sử dụng/ Vận dụng…vào/trong
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.
 Dạng đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả
Nghiên cứu cải tiến cái cũ sáng tạo cái mới, tìm các biện pháp để nâng cao chất

lượng / hiệu quả cơng việc.
Ví dụ:
MỞ ĐẦU
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1. Lịch sử vấn đề (có hoặc khơng)
1.2. Cơ sở lý luận
1.3. Cơ sở thực tiễn
Chương 2. Biện pháp… để nâng cao hiệu quả…
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.
2.10. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU [1],[6], [9]


Kế hoạch nghiên cứu là dự kiến thực hiện từng công việc theo thời gian.



Người nghiên cứu dựa vào thời gian cho phép để lên kế hoạch cụ thể cho việc

thực hiện từng nhiệm vụ của đề tài.




Chú ý dành thời gian thích hợp cần thiết để dự phịng các tình huống phát sinh

ngồi ý muốn.


Cần tập dượt tác phong hoạch định, phân phối thời gian hợp lí trước khi bắt đầu


và có ý chí kết thúc đúng hạn các bước.
Sau đây là một gợi ý viết kế hoạch nghiên cứu :
Cơng việc

Thời gian ( tính theo tháng )
Tháng… Tháng… Tháng… Tháng… ………
năm…

năm…

năm…

năm…

Chọn đề tài
Đọc tài liệu
Xây dựng đề cương nghiên
cứu
Điều tra thực trạng
….
Thực nghiệm
Viết báo cáo tổng kết
Bảo vệ / Nghiệm thu
2.11. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1],[8],[10]
2.11.1. Cách trích dẫn tài liệu theo APA (American Psychological Association)
 Trích dẫn sách
Họ và tên tác giả (năm). Tên sách. Thành phố: Nhà xuất bản.
Ví dụ:
Westbrook, D., Kennerley, H., & Kirk, J. (2007). An introduction to cognitive

behavior therapy: skills and applications. Los Angeles: Sage Publications.
 Trích dẫn báo
Họ và tên tác giả (Năm). Tên bài viết. Tên Bài Báo, Volume(Number), Trang.
Ví dụ:
Schmid, P. F. (2002). The characteristics of a person-centered approach to therapy
and counseling: criteria for identity and coherence. Person-Centered and
Experiential Psychotherapies, 2(2), 103-120.
 Trích dẫn internet
Tác giả (năm). Tên bài báo. Lấy vào ngày, tháng , năm, từ wesite



×