Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.38 KB, 9 trang )

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tên đề tài: Phân tích phác đồ dự phịng và hoặc điều trị nơn, buồn nơn do hóa trị liệu
tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023

2. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền
STT: 35
MSV: 7052900457
Lớp: Nghệ An 6

3. Giới thiệu (tính cấp thiết của đề tài)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở các nước đang phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng
thứ hai chỉ sau bệnh tim mạch và luôn được coi như một gánh nặng lớn về y tế. Theo
thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2018 trên tồn cầu có khoảng 18,1 triệu ca
ung thư mới mắc và khoảng 9,6 triệu người chết vì ung thư [86]. Ở Việt Nam, năm
2018 có khoảng 165 nghìn trường hợp mới mắc ung thư và hơn 114 nghìn người chết
do ung thư [85]. Hiện nay, trong những liệu pháp điều trị ung thư đang được áp dụng,
hóa trị liệu là phương pháp được sử dụng phổ biến cho các thể bệnh ung thư [2].
Nôn và buồn nôn là một trong những phản ứng có hại thường gặp nhất và đáng
lo ngại nhất của hóa chất điều trị ung thư [44], [65]. Khoảng 42% đến 52% bệnh nhân
gặp nôn và buồn nơn sau hóa trị và ngồi ra có khoảng 10% đến 44% bệnh nhân có
biểu hiện nơn trước khi điều trị ở những chu kỳ tiếp theo do đã từng xuất hiện nôn và
buồn nôn ở những chu kỳ trước đó [21], [69]. Tình trạng nơn và buồn nơn kéo dài có
thể gây ra rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, giảm thể lực, mệt mỏi, lo lắng và ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [21]. Thậm chí, tình trạng này
cịn có thể dẫn tới tâm lý sợ hãi, kém tuân thủ điều trị, hậu quả là làm giảm hiệu quả
điều trị ung thư trên bệnh nhân [65].
Khi sử dụng hợp lý các thuốc dự phịng, việc kiểm sốt nơn và buồn nơn gần
như đạt được trên 70% đến 80% số bệnh nhân [44]. Dự phịng nơn và buồn nơn ngay


trước khi bắt đầu hóa trị liệu đóng vai trị quan trọng, vì kiểm sốt tốt nơn và buồn nơn
trong pha cấp (0 – 24 giờ đầu sau hóa trị), có mối liên hệ với việc giảm nguy cơ xuất
hiện nôn và buồn nơn trong pha muộn (trên 24 giờ sau hóa trị) [78]. Đồng thời, kiểm


sốt nơn và buồn nơn tốt trong chu kỳ đầu có liên quan đến việc giảm nguy cơ gặp các
biến cố này ở các chu kỳ tiếp theo [40].
Hiện nay, một số hiệp hội chuyên ngành Ung bướu trên thế giới đã đưa ra các
hướng dẫn về dự phịng nơn và buồn nơn do hóa trị liệu [35], [54], [67]. Một số nghiên
cứu còn chỉ ra rằng việc tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị này làm giảm nguy cơ
gặp biến cố nôn và buồn nôn trên bệnh nhân [6], [40]. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hành theo
các khuyến cáo trong dự phòng biến cố phù hợp theo các hướng dẫn này cịn có sự
khác biệt lớn giữa các nghiên cứu [6], [66]. Các bác sĩ thường ước tính nguy cơ gặp
biến cố của bệnh nhân thấp hơn so với thực tế [26], [30].
Tại Việt Nam, dự phịng nơn và buồn nơn do hóa trị liệu trên bệnh nhân còn
gặp nhiều thách thức. Một số thuốc được chứng minh có hiệu quả trong dự phịng và
được khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị chưa được cấp phép lưu hành, như các
thuốc thuộc nhóm đối kháng thụ thể neurokinin-1. Nhiều yếu tố khác nhau thuộc về
phác đồ hóa chất và thuộc về bệnh nhân có thể làm thay đổi nguy cơ và mức độ xuất
hiện biến cố nôn và buồn nơn [9]. Điều này có thể dẫn đến những khác biệt trong thực
hành phát hiện, dự phòng và quản lý biến cố trên quần thể bệnh nhân ở Việt Nam.
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa ung thư khu vực bắc
trung bộ, quản lý hơn 800 giường bệnh nội trú, với tổng số bệnh nhân điều trị hóa chất
lên đến khoảng 100 bệnh nhân mỗi ngày. Với mục đích cung cấp thêm hiểu biết, giúp
nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân ung thư tại bệnh
viện Ung bướu Nghệ An, cụ thể là trong việc kiểm sốt nơn và buồn nơn do hóa trị
liệu, nghiên cứu “Phân tích phác đồ dự phịng và hoặc điều trị nơn, buồn nơn do
hóa trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023” được thực hiện với 2 mục
tiêu nghiên cứu:


4. MỤC TIÊU :
1. Khảo sát đặc điểm của phác đồ dự phịng nơn và buồn nơn do hóa trị liệu tại
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023.
2. Phân tích tính phù hợp và hiệu quả của phác đồ dự phịng nơn và buồn nơn do
hóa trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân ung thư có chỉ định điều trị hóa chất chu kỳ


đầu tiên tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ 29/07/2023 đến 30/09/2023.
5.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
-

Bệnh nhân trên 18 tuổi

-

Bệnh nhân được truyền hóa chất lần đầu tiên (chưa từng truyền hóa chất trước

đó) trong khoảng thời gian từ ngày 29/07/2023 đến 30/09/2023 tại các khoa nội bệnh
viện Ung bướu Nghệ An.
5.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

Bệnh nhân không tiếp cận được (không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không

phỏng vấn được ở bất kỳ một thời điểm theo dõi nào).
-


Bệnh án không tiếp cận được hoặc thiếu thông tin.

-

Bệnh nhân có nơn trong vịng 24 giờ trước khi truyền hóa chất.

-

Bệnh nhân nơn, buồn nơn do các ngun nhân khác như di căn não, tắc ruột, cổ

trướng ác tính, rối loạn điện giải – bao gồm ít nhất một trong các trường hợp sau: tăng
calci huyết, tăng glucose máu, giảm natri máu hoặc tăng ure máu [54].
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu phù hợp với các
tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ trên.
5.2.2. Phương pháp lấy mẫu
Bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trên được
đưa vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
5.2.3. Quy trình nghiên cứu
Hằng ngày, nhóm nghiên cứu sàng lọc những bệnh nhân có y lệnh truyền hóa
chất lần đầu tiên từ phiếu duyệt y lệnh truyền hóa chất tập trung tại Khoa Dược và đưa
vào danh sách bệnh nhân lấy thông tin. Với danh sách bệnh nhân lọc từ khoa Dược,
nghiên cứu viên phỏng vấn bệnh nhân và hoặc trao đổi trực tiếp với bác sĩ để đảm bảo
thu mẫu bệnh nhân truyền hóa chất lần đầu (khơng phải đợt truyền do bệnh tái phát
hoặc đã từng truyền hóa chất ở cơ sở khác).
Vào ngày bệnh nhân truyền hóa chất, nghiên cứu viên tiếp cận bệnh nhân,
phỏng vấn trực tiếp và xin thông tin liên lạc. Những bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu được loại khỏi nghiên cứu.
Thông tin bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án (đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm bệnh



lý và sử dụng thuốc) lưu tại khoa lâm sàng được thu thập theo mẫu Phiếu thu thập
thông tin sử dụng thuốc trên bệnh nhân ung thư (phụ lục 1). Thông tin bệnh nhân thu
thập qua phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại nếu bệnh nhân không lưu lại tại bệnh
viện bao gồm các thông tin về tiền sử và các biến cố nôn, buồn nôn trong 2 giai đoạn
nôn cấp và muộn, được thu thập theo mẫu Phiếu thu thập thông tin biến cố nôn/buồn
nôn trên bệnh nhân ung thư (phụ lục 2). Những bệnh nhân không tiếp cận được ở cả
hai thời điểm phỏng vấn được loại khỏi nghiên cứu.
Quy ước về thời điểm phỏng vấn: Trong giai đoạn nôn cấp, thời điểm phỏng
vấn bệnh nhân là sau 24 giờ kể từ khi bệnh nhân kết thúc truyền hóa chất. Thời điểm
kết thúc truyền hóa chất được xác định từ bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Trong
giai đoạn nôn muộn, bệnh nhân được phỏng vấn sau 120 giờ kể từ thời điểm kết thúc
truyền hóa chất.
5.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
Dựa trên số liệu thu thập được từ bệnh án và thông tin thu thập trên bệnh nhân,
nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát và phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu sau:
2.2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu của mục tiêu 1: Khảo sát đặc điểm của phác đồ dự
phịng nơn và buồn nơn do hóa trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023.
-

Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu: tuổi, giới tính, chẩn đoán ung thư

nguyên phát, bệnh mắc kèm, giai đoạn bệnh, vị trí di căn.
-

Đặc điểm về tiền sử và một số yếu tố nguy cơ có thể gây nơn, buồn nơn: số

lượng và tỷ lệ bệnh nhân có say tàu xe, lo lắng trước khi truyền hóa chất, tiền sử sử
dụng rượu bia.

-

Đặc điểm phác đồ hóa chất điều trị ung thư: tần suất và tỷ lệ bệnh nhân có phác

đồ hóa xạ trị đồng thời, thời gian truyền hóa chất, phác đồ hóa chất sử dụng và nguy
cơ gây nôn của phác đồ.
-

Tần suất và tỷ lệ bệnh nhân sử dụng theo các thuốc dự phịng nơn (lựa chọn

thuốc, liều dùng, đường dùng), các phác đồ dự phòng được sử dụng (thuốc dự phòng
đơn độc hay phối hợp, số ngày dự phòng đối với pha muộn) trong dự phịng pha cấp
và pha muộn, trong đó phân chia theo mức độ nguy cơ gây nơn của hóa chất.
5.2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 2: Phân tích tính phù hợp và hiệu quả của
phác đồ dự phịng nơn và buồn nơn do hóa trị liệu tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An
năm 2023.


-

Tần suất và tỷ lệ phù hợp của từng phác đồ dự phòng theo các hướng dẫn (của

NCCN 2023 và Bộ Y tế 2013) ở các mức độ: phù hợp về lựa chọn, phù hợp về phác đồ
và dự phòng đầy đủ.
-

Tần suất và tỷ lệ các vấn đề trong sử dụng thuốc theo các hướng dẫn về lựa

chọn thuốc, liều dùng và số ngày dự phòng của phác đồ dự phòng trong pha cấp và
muộn, phân chia theo mức độ nguy cơ gây nơn của phác đồ hóa chất.

-

Đặc điểm biến cố nôn, buồn nôn trên bệnh nhân: số lượng, tỷ lệ biến cố (nôn,

buồn nôn, CINV) theo giai đoạn (cấp, muộn) và mức độ nặng của biến cố.
-

Các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện biến cố nôn theo hai giai đoạn

cấp và muộn: mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về phác đồ điều trị (hóa xạ trị
đồng thời, mức độ gây nơn của phác đồ hóa chất), yếu tố thuộc về dự phòng theo
hướng dẫn của NCCN và Bộ Y tế và các yếu tố thuộc về bệnh nhân.
5.3. Một số quy ước về phân tích và đánh giá trong nghiên cứu
-

Mức độ gây nơn của các phác đồ hóa chất
Mức độ gây nơn của các phác đồ hóa chất được phân loại theo quy định về mức

độ gây nôn do hóa chất theo hướng dẫn của NCCN [54], được trình bày cụ thể ở phụ
lục 3. Nguy cơ gây nôn của phác đồ hóa chất được phân loại thành các mức độ: cao
(>90%), trung bình (30 – 90%), thấp (10 – 30%), rất thấp (<10%).
Với phác đồ phối hợp nhiều hóa chất, nguy cơ gây nơn của phác đồ được đánh
giá theo nguy cơ gây nơn của hóa chất có tiềm năng gây nôn cao nhất. Riêng phác đồ
AC (anthracyclin kết hợp cyclophosphamid), phác đồ phối hợp 2 thuốc có nguy cơ gây
nơn trung bình được phân loại phác đồ nguy cơ gây nơn cao [54], [89].
Với phác đồ hóa chất đường uống kết hợp với hóa chất đường tiêm: nguy cơ
gây nôn của phác đồ được quy ước theo nguy cơ gây nơn của hóa chất dùng đường
tiêm nếu nguy cơ gây nơn của hóa chất đường uống khơng vượt q nguy cơ gây nơn
của hóa chất đường tiêm (hóa chất đường uống trong nghiên cứu chỉ có nhóm tiền chất
của 5-FU là capecitabin, có nguy cơ gây nơn thấp) [54].

Với các phác đồ hóa chất nhiều ngày, mức độ nguy cơ gây nôn được xác định
theo từng ngày. Do đó, việc dự phịng nơn, buồn nơn cấp sẽ tính theo nguy cơ gây nơn
của ngày truyền hóa chất đó. Theo đó, trong pha muộn, phác đồ dự phịng nôn sẽ căn
cứ vào nguy cơ gây nôn của ngày cuối cùng có truyền hóa chất.
Với phác đồ hóa chất nhiều ngày và khoảng cách giữa các lần dùng hóa chất


lớn hơn 1 ngày thì chỉ xem xét phác đồ dự phịng nơn cấp và nơn muộn của ngày
truyền hóa chất đầu tiên.
Đối với phác đồ Xelox và docetaxel kết hợp capectabin, capecitabin uống từ
ngày 1 đến ngày 14 là hóa chất đường uống có nguy cơ gây nơn thấp – rất thấp khơng
khuyến cáo dự phịng thuốc chống nơn [54]. Việc đánh giá dự phịng nơn và buồn nơn
cho hai phác đồ này được quy ước như phác đồ một ngày và là ngày đầu tiên truyền
oxaliplatin hoặc docetaxel kết hợp với capecitabin đường uống.
Với phác đồ hóa – xạ trị đồng thời, nguy cơ gây nôn của bệnh nhân cũng được
tính tốn theo nguy cơ gây nơn của phác đồ có mức nguy cơ cao hơn.
-

Định nghĩa và phân loại biến cố
CINV cấp là biến cố nôn/buồn nôn xuất hiện kể từ khi truyền hóa chất đến 24

giờ sau khi kết thúc truyền hóa chất.
CINV muộn là biến cố nôn/buồn nôn xuất hiện sau 24 giờ cho đến 120 giờ kể
từ khi kết thúc truyền hóa chất.
Biến cố nơn, buồn nơn do hóa trị liệu được thu thập theo bộ câu hỏi MAT.
Bệnh nhân có biến cố nơn/buồn nôn cấp (CINV cấp) được định nghĩa là bệnh
nhân xuất hiện nôn và/hoặc buồn nôn (điểm buồn nôn > 0 điểm) xảy ra trong giai đoạn
nôn cấp và đánh giá dựa trên bộ câu hỏi MAT.
Bệnh nhân có biến cố nôn/buồn nôn muộn (CINV muộn) được định nghĩa là
những bệnh nhân xuất hiện nôn và/hoặc buồn nôn (điểm buồn nôn > 0 điểm) xảy ra

trong giai đoạn nôn muộn và đánh giá dựa trên bộ câu hỏi MAT.
 Phân loại mức độ nặng của biến cố:
 Biến cố nôn (theo số lần nôn/ngày): 1–2 lần/ngày; 3–5 lần/ngày và >5 lần/ngày.
 Biến cố buồn nôn (theo từng mức điểm): nhẹ (1–3 điểm), trung bình (4–6
điểm), nặng (7–10 điểm) [32].
-

Tính phù hợp của phác đồ dự phịng nơn và buồn nơn trên bệnh nhân sử

dụng hóa trị liệu
 Tính phù hợp về lựa chọn thuốc trong các phác đồ chống nôn
Phác đồ dự phịng nơn và buồn nơn được đánh giá theo hướng dẫn điều trị của
NCCN hoặc Bộ Y tế (2013) [1], [54]. Các khuyến cáo này được mô tả trong phụ lục 4
và phụ lục 5.
Lựa chọn thuốc chống nôn trong phác đồ dự phòng trên bệnh nhân được đánh


giá là phù hợp nếu bệnh nhân được sử dụng đầy đủ các thuốc chống nôn từng ngày
đúng theo khuyến cáo của NCCN hoặc Bộ Y tế.
Các trường hợp không phù hợp về lựa chọn thuốc được định nghĩa là:
 Dự phòng thừa: bệnh nhân được dự phòng bằng các thuốc chống nơn cho các
phác đồ hóa chất nhiều hơn, ngồi các khuyến cáo dự phịng theo hướng dẫn.
 Dự phịng thiếu: bệnh nhân khơng được dự phịng bằng các thuốc chống nơn
cho các phác đồ hóa chất được khuyến cáo dự phòng theo hướng dẫn.
 Thừa hay thiếu một thuốc (hoặc một nhóm thuốc) là việc dùng nhiều hơn hay ít
hơn một thuốc (hoặc một nhóm thuốc) so với phác đồ dự phòng trong hướng dẫn.
Thừa một thuốc trong nhóm thuốc kháng thụ thể 5-HT3 bao gồm việc dùng kết hợp
hai thuốc cùng trong nhóm kháng thụ thể 5-HT3 và thừa granisetron/ondansetron.
Thừa granisetron hoặc ondansetron được định nghĩa là dùng thêm granisetron hoặc
ondansetron vào ngày tiếp theo trong phác đồ dự phịng cho hóa chất nhiều ngày hoặc

phác đồ nguy cơ trung bình 1 ngày khi đã dùng palonosetron vào ngày 1. Theo hướng
dẫn của NCCN trong dự phòng nơn và buồn nơn pha cấp cho phác đồ hóa chất kéo dài
3 ngày, một liều palonosetron 0,25 mg vào ngày đầu tiên cho hiệu quả dự phòng tương
đương với liều lặp lại theo từng ngày các hoạt chất khác trong nhóm kháng thụ thể 5HT3. Hướng dẫn của NCCN cho phác đồ nguy cơ gây nơn trung bình, nếu dùng
palonosetron và dexamethason vào ngày thứ 1 dự phịng nơn cấp thì dự phịng nơn
muộn bằng dexamethason hoặc khơng cần dự phòng pha muộn bằng thuốc kháng thụ
thể 5-HT3 [54].
 Tính phù hợp về phác đồ dự phịng nơn
Phác đồ dự phịng nơn được đánh giá là phù hợp với khuyến cáo nếu phác đồ
đó phù hợp về cả lựa chọn thuốc, liều dùng và số ngày dự phòng trong từng giai đoạn
dự phịng nơn cấp và dự phịng nơn muộn. Phác đồ dự phịng pha cấp đối với hóa chất
nhiều ngày được coi là phù hợp nếu như tất cả các ngày dự phịng pha cấp đều có phác
đồ dự phịng phù hợp.
Tính phù hợp về liều thuốc dự phịng nơn được đánh giá bằng cách đối chiếu
với tổng liều dùng một ngày được khuyến cáo. Trường hợp bệnh nhân dự phịng
nơn/buồn nơn bằng các corticoid khác ngồi dexamethason, liều của các corticoid sẽ
được quy đổi về liều tương đương của dexamethason (1 mg dexamethason = 5 mg
methylprednisolon = 7 mg prednisolon [83]). Liều dùng theo khuyến cáo của NCCN


và Bộ Y tế được mô tả trong phụ lục 4 và phụ lục 5. Tương tự đối với các phác đồ hóa
chất có chứa corticoid (ví dụ như các phác đồ CVP, R-CVP), tính phù hợp về lựa
chọn, số ngày dự phòng và liều dùng của corticoid trong dự phịng CINV được đánh
giá trên tồn bộ các corticoid bệnh nhân được dùng, bao gồm cả vai trị của corticoid
có trong phác đồ hóa chất [54].
Do tính có sẵn của thuốc kháng thụ thể 5-HT3 đường tiêm và khơng có thuốc
đường uống ở bệnh viện. Với sinh khả dụng đường uống của các thuốc này xấp xỉ
60%, tạm quy ước granisetron 1mg IV = 2 mg PO, ondansetron 8 mg IV = 16 mg PO
[87], [88].
Trong đánh giá tính phù hợp phác đồ bao gồm lựa chọn thuốc, liều dùng và số

ngày dùng đối với pha muộn.
Các trường hợp không phù hợp về liều dùng, ngày dự phòng của thuốc chống
nơn trong phác đồ dự phịng nơn được định nghĩa là:
 Thừa liều: bệnh nhân sử dụng liều lớn hơn so với liều khuyến cáo.
 Thiếu liều: bệnh nhân sử dụng liều thấp hơn so với liều khuyến cáo.
 Thiếu ngày dùng: thời gian dự phòng của phác đồ dự phịng nơn, buồn nơn
muộn ít ngày hơn so với khuyến cáo.
 Thừa ngày dùng: thời gian dự phòng của phác đồ dự phịng nơn, buồn nơn
muộn nhiều ngày hơn so với khuyến cáo.
 Dự phòng đầy đủ
Phác đồ dự phòng nơn, buồn nơn được định nghĩa là dự phịng đầy đủ theo
khuyến cáo của NCCN hoặc Bộ Y tế nếu phác đồ chống nôn được sử dụng thỏa mãn
tối thiểu (đủ hoặc thừa) về lựa chọn, thời gian và liều dùng của thuốc như trong hướng
dẫn.
5.4. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu sẽ nhập trực tiếp, phân tích thống kê, xử lý
bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và SPSS 20.0.
Thống kê mô tả: các biến định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình ± độ
lệch chuẩn (nếu số liệu tuân theo phân bố chuẩn), đại diện bằng trung vị (IQR) (nếu số
liệu khơng tn theo phân bố chuẩn), biến định tính được mô tả bằng số lượng và tỷ lệ
phần trăm.
Thống kê so sánh: tỷ lệ không xuất hiện biến cố CINV giữa các nhóm


bệnh nhân khác nhau theo từng yếu tố ảnh hưởng. So sánh các tỷ lệ dùng kiểm
định Chi bình phương (2). Sự chênh lệch về nguy cơ xuất hiện biến cố ở các nhóm
có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Phân tích hồi quy logistic đa biến: xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng xuất hiện biến cố nôn và buồn nôn trên bệnh nhân.
Các yếu tố được đưa vào mơ hình phân tích bao gồm: tuổi, giới tính, tình trạng

lo lắng trước khi dùng hóa chất (chỉ xét trong giai đoạn nôn cấp), tiền sử dùng rượu bia
và say tàu xe, xạ trị đồng thời, mức độ nguy cơ của phác đồ hóa chất, xuất hiện biến cố
nơn, buồn nôn cấp (chỉ xét với giai đoạn nôn muộn), yếu tố dự phòng đầy đủ (chọn
một trong 2 biến là dự phòng đầy đủ theo NCCN và dự phòng đầy đủ theo Bộ Y tế để
chạy 2 mơ hình khác nhau).
Các bước tiến hành:
Bước 1: lựa chọn các biến đưa vào mơ hình
Các biến được lựa chọn đưa vào mơ hình phân tích hồi quy đa biến là các biến
độc lập có giá trị p<0,2 trong kiểm định so sánh.
Bước 2: kiểm tra tính đa cộng tuyến
Tập hợp các biến đã lựa chọn sẽ được kiểm tra tính đa cộng tuyến qua giá trị
VIF (variance inflation factor). Những biến có giá trị VIF>2 sẽ được loại khỏi mơ
hình.
Bước 3: đưa các biến độc lập vào phân tích hồi quy logistic
Mơ hình hồi quy logistic được xác định bằng phương pháp Backward stepwise
(conditional) để chọn ra các biến ảnh hưởng có ý nghĩa. Mức ý nghĩa được xác định
với p<0,05. Kết quả thu được được thể hiện bằng tỉ suất chênh (OR) với khoảng tin
cậy 95% (95%CI). Yếu tố độc lập được kết luận có ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện
biến cố nôn, buồn nôn nếu khoảng tin cậy 95% CI của OR không chứa điểm 1.
Đối với biến dự phòng đầy đủ theo khuyến cáo của NCCN và Bộ Y tế, giá trị
OR được hiệu chỉnh cho một số yếu tố ảnh hưởng (OR hiệu chỉnh). Yếu tố ảnh hưởng
là biến độc lập có ý nghĩa từ mơ hình hồi quy logistic.

6. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Mơ tả đặc điểm bệnh nhân và phác đồ dự phịng nơn và buồn nơn sử dụng trên
bệnh nhân ung thư có hóa trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023.
Tính phù hợp và hiệu quả của phác đồ dự phịng nơn và buồn nơn trên bệnh
nhân ung thư có hóa trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023




×