Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.08 KB, 23 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN CHUYỂN TUYẾN TẠI
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
NĂM 2021-2022

Người thực hiện:
BS. Nguyễn Thảo Linh

ĐẶT VẤN ĐỀ
1


Chuyển tuyến trên là tình trạng bệnh nhân đến bệnh viện khám, điều trị tại
bệnh viện và sau đó được chuyển tiếp lên bệnh viện tuyến trên. Bệnh nhân được
chuyển lên tuyến trên là những trường hợp bệnh ngoài phạm vi chuyên môn
hoặc bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của bệnh viện [1].
Tình hình chuyển tuyến là vấn đề rất quan trọng trong hệ thống quản lý
ngành y tế xuyên suốt từ tuyến trung ương đến địa phương, không những liên
quan đến vấn đề chun mơn mà cịn liên quan đến chế độ chính sách của bệnh
nhân có thẻ BHYT. Ngành Y Tế đang tích cực giảm thiểu tối đa số bệnh nhân
chuyển lên tuyến trên nhằm giảm tình trạng quá tải ở tuyến trên, tạo điều kiện
thuận lợi về khám chữa bệnh của nhân dân, tiết kiệm kinh phí điều trị cho bệnh
nhân. Để đạt được mục đích đó ngành y tế đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp
như tăng cường cơ sở vật chất, phát triển khoa học kỹ thuật, cử cán bộ về các
tuyến theo đề án 1816, đề án bệnh viện vệ tinh cho y tế tuyến cơ sở. Các chế độ
chính sách cho bệnh nhân có Bảo hiểm y tế cũng được điều chỉnh để phù hợp
đảm bảo quyền lợi người bệnh và giảm chuyển tuyến.
Trong những năm qua Bệnh Viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An đã không


ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng nâng cao trình độ chun
mơn của đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, áp dụng nhiều các kỹ thuật mới và chuyên
sâu, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Đồng thời tăng cường quan tâm đáp ứng các nhu cầu của người bệnh, tăng
cường sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh. Vì vậy, hàng năm
số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng, tỷ lệ
chẩn đoán đúng và điều trị khỏi bệnh ngày càng cao, đã tạo được niềm tin trong
nhân dân và dần dần đã có được thương hiệu. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân
chuyển tuyến hàng năm vẫn cịn khá cao. Mỗi năm vẫn có hàng nghìn bệnh nhân
phải chuyển tuyến trên [2].
2


Để có cái nhìn tổng quan về tình hình chuyển tuyến đặc biệt là trong giai
đoạn phòng chống dịch COVID-19, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục góp
phần vào việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của bệnh viện; tại bệnh
viện đã có một số nghiên cứu về tình hình chuyển tuyến, tuy nhiên chưa có
nghiên cứu theo dõi tình hình bệnh nhân sau khi được chuyển tuyến trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình bệnh nhân chuyển
tuyến trên tại bệnh viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An 2021-2022"với mục tiêu:
1. Thống kê tình hình bệnh nhân chuyển tuyến trên tại bệnh viện HNĐK
Nghệ An năm 2021-2022.
2. Đánh giá tình hình bệnh nhân chuyển lên tuyến trên tại bệnh viện
HNĐK Nghệ An giai đoạn dịch COVID-19.

3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề chuyển tuyến

- Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về hình thức, điều kiện, thẩm quyền, thủ
tục và quản lý việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở
các tuyến chuyên môn kỹ thuật [3].
- Thông tư 37/2014/TT-BYT hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban
đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế [4]
- Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Theo đó, giá viện phí tại các bệnh viện đồng hạng sẽ được bổ sung thêm 2 cấu
phần đó là phụ cấp thường trực và phẫu thuật, thủ thuật (đối với các phẫu thuật,
thủ thuật) và chi phí tiền lương theo ngạch bậc [5].
- Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm
y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế [1].
- Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), từ
ngày 1/1/2016 sẽ thực hiện việc thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với các
cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện trong phạm vi tỉnh; từ 1/1/2021 sẽ
thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến
tỉnh trên phạm vi cả nước. Do đó, Thơng tư 40/2015, ngày 16/11/2015, của Bộ
Y tế quy định đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám
chữa bệnh BHYT cũng sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016 và thay thế Thông tư số
37/2014 của Bộ Y tế.
1.2. Khái niệm tuyến chuyên môn kỹ thuật
- Tuyến chuyên môn kỹ thuật áp dụng trong chuyển tuyến giữa các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày
11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến
chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4


- Tuyến chuyên môn kỹ thuật áp dụng trong chuyển tuyến đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phịng có tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho

nhân dân do Bộ Quốc phịng quy định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản
của Bộ Y tế.
1.3. Các hình thức chuyển tuyến
1.3.1. Phân loại theo tuyến
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4
chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
b) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới vượt tuyến lên tuyến cao hơn nếu cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề khơng có dịch vụ kỹ thuật phù hợp.
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
1.3.2. Phân loại theo khoa chuyển đi
- Chuyển tuyến nội trú: người bệnh được chuyển đi từ trong các khoa lâm sàng,
khi bệnh nhân đã nằm điều trị một khoảng thời gian nhất định.
- Chuyển tuyến ngoại trú: người bệnh được chuyển đi từ khoa khám bệnh, khi
người bệnh chỉ đến khám và được bác sĩ cho chuyển tuyến trên sau khi đã hội
chẩn.
1.4. Điều kiện chuyển tuyến
1.4.1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến
trên khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Bệnh khơng phù hợp với năng lực chẩn đốn và điều trị, danh mục kỹ thuật
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y
tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ
thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đó khơng đủ điều kiện để chẩn đốn và điều trị;
5


- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y

tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề khơng có dịch
vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển
lên tuyến cao hơn;
- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định
chuyển tuyến (trừ phịng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
1.4.2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến
dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp
cứu, xác định tình trạng bệnh đã thun giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến
dưới.
1.4.3. Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng
tuyến:
- Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp
với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
- Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng
tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê
duyệt.
1.4.4. Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp
ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:
- Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thuộc thẩm quyền quản lý;
- Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp hướng dẫn cụ thể việc chuyển
tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.
6



1.4.5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định trên được coi là
chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy
định trên được coi là chuyển vượt tuyến.
Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo quy định
trên nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu
cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh
chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của
người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi phải cung
cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh tốn chi phí
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh không theo
đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật.
1.5. Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên
môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm
chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường
hợp cấp cứu.
1.6. Thủ tục chuyển tuyến
- Thơng báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại
diện hợp pháp của người bệnh;
- Ký giấy chuyển tuyến;
- Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối
cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để
cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
7



- Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển
người bệnh đi phải thơng báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu
cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí
phù hợp;
- Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại
diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự
kiến chuyển người bệnh đến;
- Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi
chuyển đến.
1.7. Vận chuyển người bệnh trong chuyển tuyến
1.7.1. Vận chuyển người bệnh trong tình trạng cấp cứu: Cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh chuẩn bị các điều kiện để vận chuyển người bệnh:
- Xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp khác;
- Trang thiết bị y tế, thuốc cấp cứu sử dụng cho người bệnh (nếu cần) trong quá
trình vận chuyển;
- Người hộ tống là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi, xử trí
kịp thời diễn biến bệnh lý của người bệnh trong quá trình vận chuyển và vận
chuyển người bệnh theo kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
1.7.2. Vận chuyển người bệnh trong tình trạng khơng cấp cứu:
Căn cứ tình trạng bệnh lý của người bệnh và điều kiện thực tiễn, cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh lựa chọn hình thức, phương tiện vận chuyển phù hợp.
1.8. Chế độ báo cáo và giao ban chuyển tuyến
1.8.1. Nội dung báo cáo chuyển tuyến:
- Báo cáo hằng tháng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp báo cáo hằng
tháng theo mẫu quy định ;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm theo mẫu quy định .
8



1.8.2. Chế độ báo cáo:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục
Quản lý Khám, chữa bệnh);
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phịng, Bộ
Giao thơng vận tải gửi báo cáo về cơ quan quản lý y tế các Bộ (Cục Y tế - Bộ
Công an, Cục Quân Y - Bộ Quốc phịng, Cục Y tế - Bộ Giao thơng vận tải);
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế, thuộc Bộ, ngành (trừ các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Giao thông
vận tải), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đóng trên địa bàn gửi báo cáo về
Sở Y tế;
- Sở Y tế, cơ quan quản lý y tế của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Giao thơng
vận tải tổng hợp và báo cáo công tác chuyển tuyến về Bộ Y tế (Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh) để tổng hợp báo cáo hằng năm.
1.8.3. Chế độ giao ban chuyển tuyến định kỳ hoặc đột xuất để rút kinh nghiệm
về công tác chuyển tuyến:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giao ban chuyển tuyến giữa các khoa, phòng, bộ
phận liên quan định kỳ hằng tháng;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 1 tổ chức giao ban với Cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến 2 theo phạm vi phân công chỉ đạo tuyến; Cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến 2 tổ chức giao ban với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3;
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3 tổ chức giao ban với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến 4 định kỳ 03 tháng/lần;
- Bộ Y tế, Sở Y tế, Y tế ngành giao ban chuyển tuyến với các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trực thuộc định kỳ 06 tháng/lần;
- Bộ Y tế giao ban chuyển tuyến toàn quốc hằng năm.
1.9. Một số nghiên cứu về vấn đề chuyển tuyến
Bộ y tế có nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ
thống bệnh viện các tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục” công bố năm 2011

thấy tình trạng quá tải là phổ biến tại hầu hết các BV ở các tuyến, đặc biệt quá
tải trầm trọng ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Tỉ lệ sử dụng giường bệnh
thường xuyên trên 100% và dao động từ 120% đến 150%, thậm chí tới 200% ở
9


một số bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K và bệnh viện Ung
bướu TP. Hồ Chí Minh. Tình trạng q đơng bệnh nhân xuất hiện cả ở khu vực
phòng khám lẫn khu vực điều trị nội trú: 2-3 bệnh nhân nội trú/1 giường, 1 bác
sỹ phòng khám phải khám 60 - 100 bệnh nhân/ngày là phổ biến.
Tại hội nghị “Đánh giá bước đầu thực hiện đổi mới phong cách, thái độ
cán bộ y tế của các bệnh viện và Tập huấn xây dựng dự án bệnh viện vệ
tinh giai đoạn 2016-2020” do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức
ngày 14/11/215 tại Hà Nội, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản
lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, tỷ lệ chuyển người bệnh lên
tuyến trên so với các năm trước đã có xu hướng giảm, đặc biệt rõ rệt ở những
bệnh viện và chuyên khoa trong Đề án bệnh viện vệ tinh. Đã có 37,5% số bệnh
viện vệ tinh giảm được tỷ lệ chuyển tuyến. Thực tế ghi nhận tại bệnh viện Việt
Đức, bệnh viện Nhi Trung ương đến nay đã khơng cịn tình trạng nằm ghép.
Đề tài “Đánh giá thực trạng bệnh nhân chuyển viện năm 2015 so với năm
2014, năm 2013 tại BVĐK Tiên Lãng” đã đưa ra một số yếu tố dẫn đến tình
trạng bệnh nhân chuyển tuyến: NB chưa tin tưởng vào chuyên môn của BV mà
vượt tuyến khám và điều trị. Do cơ sở của BV còn đang sửa chữa chưa đáp ứng
được nhu cầu điều trị của NB. Do NVYT chưa tuyên truyền tốt cho NB và gia
đình NB cùng với người thân của chúng ta về bệnh viện mình.

10


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
Là các bệnh nhân chuyển tuyến từ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An lên
các bệnh viện tuyến trên từ 01/7/2021 đến 31/12/2021 và 01/7/2022 đến
31/12/2022.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Các bệnh nhân chuyển về tuyến dưới
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả, dọc, hồi cứu.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.
2.2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ 01/7/2021 đến 31/12/2021 và
01/7/2022 đến 31/12/2022.
2.2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu:
+ Tuổi
+ Giới tính.
+ Địa dư.
+ Thời gian điều trị tại bệnh viện trước khi chuyển tuyến.
+ Chẩn đoán bệnh khi được chuyển tuyến.
+ Khoa điều trị, phịng khám chuyển bệnh nhân.
+ Lí do chuyển tuyến trên.
+ Bệnh viện tuyến trên được chuyển đến.
11


2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu: SPSS 20.0

12



CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
3.1.1. Tình hình bệnh nhân ngoại trú và nội trú chuyển lên tuyến trên.
Bảng 3.1. Tình hình bệnh nhân ngoại trú và nội trú chuyển lên tuyến trên từ
01/7/2021 đến 31/12/2021 và 01/7/2022 đến 31/12/2022.
Chuyển tuyến trên
n
%

BN khám, điều trị
Ngoại trú
Nội trú
Tổng

Bảng 3.2. Tình hình bệnh nhân chuyển viện từ 01/7/2021 đến 31/12/2021 và
01/7/2022 đến 31/12/2022 theo từng tháng
Tháng

Nội trú

Ngoại trú

TS chuyển

Tổng số

Tỷ lệ CV/

viện


điều trị nội

ĐTNT

trú
7/2021
8/2021
9/2021
10/202
1
11/202
1
12/202
1
7/2022
8/2022
13


9/2022
10/202
2
11/202
2
12/202
2
Tổng

Bảng 3.3. So sánh với chuyển tuyến trên các năm trước
Năm


2020

BN khám
Ngoại trú

BN chuyển
%
BN điều trị

Nội trú

BN chuyển
%
BN khám và điều trị

Tổng

BN chuyển
%

3.1.2. Bệnh nhân chuyển tuyến theo giới

14

2021


Số BN
Nam

nữ

3.1.3. Bệnh nhân chuyển tuyến theo tuổi
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân nội trú chuyển tuyến theo tuổi
Nhóm tuổi

6 tháng cuối năm 2021

6 tháng cuối năm 2022

N1

N2

%

p

%

p

≤ 19 tuổi
20-39 tuổi
40-59 tuổi
≥ 60 tuổi
Tổng
3.1.4. Tình hình bệnh nhân chuyển tuyến theo địa dư
Bảng 3.4. Tình hình chuyển tuyến theo địa dư
Địa dư

Thành phố, thị xã

6 tháng cuối năm 2021
N1
%

Đồng bằng
Miền núi
Tổng
3.2. Các đặc điểm cụ thể.
3.2.1. Lí do chuyển tuyến trên
15

6 tháng cuối năm 2022
N2
%


3.2.2. Thời gian bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện trước khi chuyển tuyến
Bảng 3.5. Thời gian bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện trước khi chuyển
6 tháng cuối năm 2021
N1
%

6 tháng cuối năm 2022
N2
%

24 h đầu
Từ 1 – 15 ngày

> 15 ngày
Tổng
Ngày điều trị
trung bình
3.2.3. Tình hình bệnh nhân chuyển tuyến theo bệnh
Bảng 3.6. Tình hình bệnh nhân chuyển tuyến theo nhóm bệnh
Nhóm bệnh
COVID-19
U lành và ung thư

6 tháng cuối năm 2021
N1
%

các loại
Tim mạch
Chấn thương
Thận - tiết niệu
Tiêu hố, gan mật
Thần kinh
Cơ xương khớp
Bệnh máu
Hơ hấp
Mắt
TMH - RHM
Lao, KST
Da liễu
Nội tiết
Sản
Khác

Tổng
16

6 tháng cuối năm 2022
N2
%


3.2.4. Bệnh viện bệnh nhân được chuyển đến
Bảng 3.7. Tình hình bệnh nhân chuyển tuyến theo bệnh viện được chuyển đến

6 tháng cuối năm 2021
Bệnh viện được
chuyển đến
Bạch Mai

N1

%

Việt Đức
K
108
Phổi trung ương
Mắt trung ương
Huyết học truyền máu
trung ương
Mắt Trung ương
Lê Hữu Trác
Tai mũi họng trung

ương
103
Tim Hà Nội
Các bệnh viện khác
Tổng

17

6 tháng cuối năm
2022
N2

%


CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm tình hình bệnh nhân chuyển lên tuyến trên tại bệnh viện
HNĐK Nghệ An năm 2021-2022
4.1.1. Tình hình chuyển tuyến nội trú và ngoại trú
4.1.2. Tình hình bệnh nhân chuyển tuyến theo giới, tuổi và địa dư
4.1.3. Tình hình bệnh nhân chuyển tuyến theo nhóm bệnh
4.1.4. Thời gian bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện trước khi chuyển tuyến
trên
4.1.5. Bệnh viện bệnh nhân được chuyển đến
4.2. Đánh giá tình hình bệnh nhân chuyển lên tuyến trên tại bệnh viện
HNĐK Nghệ An giai đoạn dịch COVID-19

18



KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu số liệu chuyển lên tuyến trên của Bệnh viện HNĐK Nghệ
An từ 01/7/2021 đến 31/12/2021 và 01/7/2022 đến 31/12/2022 chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
1. Thống kê tình hình bệnh nhân chuyển lên tuyến trên tại bệnh viện
HNĐK Nghệ An năm 2021-2022.
2. Đánh giá tình hình bệnh nhân chuyển lên tuyến trên tại bệnh viện HNĐK
Nghệ An giai đoạn dịch COVID-19.
KIẾN NGHỊ

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 quy định đăng ký khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiểm y tế.
2. Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện 2020-2021.
3. Thơng tư 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 quy định về hình thức, điều
kiện, thẩm quyền, thủ tục và quản lý việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh ở các tuyến chuyên môn kỹ thuật.
4. Thông tư 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 hướng dẫn đăng ký khám bệnh,
chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
5. Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định
thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng
hạng trên toàn quốc.

20




×