ĐẠI HỌC HUẾ
VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦNU LUẬN HỌC PHẦNN HỌC PHẦNC PHẦNN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCU KHOA HỌC PHẦNC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC
TRONG UNG THƯ BIỂU MƠ VỊM HỌNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảoc hiện: Nguyễn Thị Phương Thảon: Nguyễn Thị Phương Thảon Thị Phương Thảo Phương Thảong Thảoo
MSV : 7052900465
Lớp : Nghệ An 6p : Nghện: Nguyễn Thị Phương Thảo An 6
Trạm đào tạo từ xa: TTGDTX - HN Nghệ Anm đào tạm đào tạo từ xa: TTGDTX - HN Nghệ Ano từ xa: TTGDTX - HN Nghệ An xa: TTGDTX - HN Nghện: Nguyễn Thị Phương Thảo An
Giáo viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảon Đức Vũc Vũ
Cố vấn học tập: Phạm Thị Hồng Hoa vấn học tập: Phạm Thị Hồng Hoan học tập: Phạm Thị Hồng Hoac tập: Phạm Thị Hồng Hoap: Phạm đào tạo từ xa: TTGDTX - HN Nghệ Anm Thị Phương Thảo Hồng Hoang Hoa
NGHỆ AN – 2023 AN – 2023
CÁC TỪ VIẾT TẮT
EBV
Epstein – Barr Virus
HE
Hematoxylin Eosin
MBH
Mô bệnh học
NPC
Nasopharyngeal carcinoma
UTBM
Ung thư biểu mơ
UTBMVH
Ung thư biểu mơ vịm họng
UTVH
Ung thư vòm họng
WHO
World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1.
Giải phẫu, mơ học vịm họng và hạch vùng cổ.............................................3
1.1.1.
Giải phẫu vịm họng..............................................................................3
1.1.2.
Mơ học vịm họng..................................................................................4
1.1.3.
Giải phẫu hạch vùng cổ.........................................................................4
1.2.
Ung thư vịm họng.......................................................................................7
1.2.1.
Dịch tễ...................................................................................................7
1.2.2.
Yếu tố nguy cơ......................................................................................8
1.2.3.
Triệu chứng lâm sàng..........................................................................10
1.2.4.
Chẩn đoán, điều trị và tiên lượng.........................................................11
1.2.5.
Phân loại mô bệnh học UTBMVH......................................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................20
2.1.
Đối tượng nghiên cứu.................................................................................20
2.1.1.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân...........................................................20
2.1.2.
Tiêu chuẩn loại trừ...............................................................................20
2.2.
Phương pháp nghiên cứu............................................................................20
2.2.1.
Thiết kế nghiên cứu.............................................................................20
2.2.2.
Cỡ mẫu................................................................................................20
2.3.
Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá...................................................20
2.3.1.
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................20
2.3.2.
Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.....................................21
2.3.3.
Tỷ lệ các típ mơ bệnh học UTBMVH (theo phân loại WHO 2017)....21
2.3.4.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học với một số đặc điểm lâm sàng....21
2.4.
Quy trình nghiên cứu.................................................................................22
2.5.
Phân tích và xử lý số liệu...........................................................................22
2.6.
Hạn chế sai số trong nghiên cứu.................................................................22
2.7.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...............................................................23
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.....................................................................24
3.1.
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...........................................................24
3.1.1.
Phân bố UTBMVH theo nhóm tuổi và giới.........................................24
3.1.2.
Phân bố UTBMVH theo dân tộc.........................................................24
3.1.3.
Vị trí u nguyên phát.............................................................................24
3.1.4.
Triệu chứng lâm sàng..........................................................................25
3.1.5.
Triệu chứng hạch cổ............................................................................25
3.1.6.
Phân bố các típ mơ bệnh học UTBMVH.............................................26
3.2. Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học với tuổi, giới, vị trí u nguyên phát,
triệu chứng lâm sàng............................................................................................26
3.2.1.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học và tuổi của bệnh nhân.................26
3.2.2.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học và giới của bệnh nhân................27
3.2.3.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học và vị trí u nguyên phát................27
3.2.4.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học và triệu chứng lâm sàng.............28
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................30
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.........................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31
PHỤ LỤC 1............................................................................................................35
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Phân bố UTBMVH theo nhóm tuổi và giới
Bảng 3.2.
Phân bố UTBMVH theo dân tộc
Bảng 3.3.
Phân bố UTBMVH theo vị trí u nguyên phát
Bảng 3.4.
Phân bố triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi vào viện
Bảng 3.5.
Triệu chứng hạch cổ của bệnh nhân UTBMVH
Bảng 3.6.
Tỷ lệ di căn hạch của bệnh nhân UTBMVH
Bảng 3.7.
Phân bố các típ mơ bệnh học UTBMVH
Bảng 3.8.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học và tuổi của bệnh nhân
Bảng 3.9.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học và giới của bệnh nhân
Bảng 3.10.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học và vị trí u ngun phát
Bảng 3.11.
Mối liên quan giữa típ mơ bệnh học và triệu chứng lâm sàng
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.
Thiết đồ cắt dọc qua vùng vịm họng
Hình 1.2.
Biểu mơ phủ vịm họng
Hình 1.3.
Hệ thống phân loại hạch cổ Robbin
Hình 1.4.
Dẫn lưu bạch huyết vùng vịm họng
Hình 1.5.
Hình ảnh phim chụp CT vịm: Khối u xâm lấn hố chân bướm khẩu cái
Hình 1.6.
Hình ảnh UTVH giai đoạn sớm trên phim chụp MRI
Hình 1.7.
Hình ảnh chụp MRI vịm họng có tiêm thuốc cản quang trên
Hình 1.8.
UTBM tế bào vảy khơng sừng hóa, dưới típ biệt hóa
Hình 1.9.
UTBM tế bào vảy khơng sừng hóa, dưới típ khơng biệt hóa
Hình 1.10.
UTBM tế bảo vảy sừng hóa
Hình 1.11.
UTBM tế bào vảy dạng tế bào đáy
Hình 1.12.
UTBM tuyến nhú vịm họng
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đang trở thành vấn đề sức khỏe mang tính chất tồn cầu với tỷ lệ mắc
và tử vong cao, kể cả ở lứa tuổi trẻ. Theo các báo cáo phân tích về ung thư trong
những năm gần đây, cho thấy ung thư vòm họng (UTVH) là loại ung thư thường
gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ và mang tính chất khu vực [1]. Theo Globocan 2020,
tại Việt Nam, UTVH xếp hàng thứ 9 trong các loại ung thư hay gặp ở cả 2 giới,
trong đó, đứng hàng thứ 6 ở nam giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 8,1/100.000
dân và đứng hàng thứ 9 ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 2,8/100.000 dân
[2].
UTVH là một bệnh khó phát hiện và chẩn đốn sớm, bệnh có xu hướng xâm
lấn tại chỗ, tại vùng nên còn nhiều bệnh nhân đến viện ở các giai đoạn tiến triển và
giai đoạn muộn, trên 95% bệnh nhân UTVH được phát hiện ở giai đoạn III, giai
đoạn IV [3].
Cũng như các loại ung thư khác, cho tới nay nguyên nhân của UTVH vẫn còn
chưa biết rõ, tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh và vai trò của các
tác nhân gây bệnh, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố chính góp phần trong
bệnh sinh của UTVH như yếu tố di truyền, yếu tố địa lý gắn liền với tập quán sinh
hoạt và ăn uống, viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng có vai trị quan trọng của
EBV (Epstein – Barr virus), yếu tố chủng tộc, giới tính,… Các báo cáo dịch tễ đều
ghi nhận tỷ lệ mắc UTVH ở giới nam cao hơn ở nữ, thường cao gấp từ 2 – 3 lần [4],
[5].
Về điều trị, tuy có vị trí giải phẫu phức tạp, khó có thể phẫu thuật triệt căn,
nhưng UTVH lại nhạy cảm với cả xạ trị và hóa trị, trong đó, xạ trị được coi là
phương pháp chính. Với giai đoạn I, xạ trị đơn thuần có thể kiểm sốt được bệnh
với tỷ lệ sống thêm 5 năm, 10 năm đạt trên 90% [6], [7]. Hóa xạ đồng thời kết hợp
hoặc khơng kết hợp với hóa trị bổ trợ được chỉ định như một phác đồ chuẩn cho
UTVH giai đoạn II – IVB [8], [9].
2
UTVH là khối u ác tính đứng hàng đầu trong các ung thư vùng đầu mặt cổ,
không những ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng ăn, nói, thở, nuốt, nghe,… mà
cịn ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, trí tuệ, chất lượng cuộc sống và nhất là nguy
hại đến tính mạng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể kéo dài thời
gian sống một cách đáng kể. Tuy nhiên các dấu hiệu sớm thường nghèo nàn, bệnh
nhân không để ý, ngay cả khi đến khám ở các cơ sở y tế ít có kinh nghiệm cũng bị
nhầm lẫn và bị bỏ qua, mặt khác với các triệu chứng mượn nên dễ nhầm lẫn với các
bệnh khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa,… làm cho việc phát hiện và
chẩn đốn sớm bệnh gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến tiên lượng sống ủa
bệnh nhân. Chính vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ, triệu
chứng lâm sang, cận lâm sàng liên quan đến UTVH là hết sức cần thiết, nhằm cung
cấp thêm các bằng chứng khoa học phục vụ cho cơng tác chẩn đốn, điều trị và tiên
lượng bệnh. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
sàng, mô bệnh học trong ung thư biểu mơ vịm họng” được thực hiên với 2 mục
tiêu chính sau:
1. Mơ tả một số đặc điểm lâm sàng và kết quả mô bệnh học của ung thư biểu
mơ vịm họng theo phân loại WHO 2017.
2. Đánh giá mối liên quan giữa típ mơ bệnh học với một số đặc điểm lâm
sàng trong ung thư biểu mô vòm họng.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu, mơ học vịm họng và hạch vùng cổ
1.1.1. Giải phẫu vòm họng
Vòm họng là một khoang mở, nằm dưới nền sọ, sau hốc mũi và thông xuống
họng miệng, tạo nên một không gian 3 chiều không đều với 6 thành [10], [11], [12].
Thành trước: được tạo nên bởi hai cửa mũi sau, liên quan ở trước hốc mũi,
hố mắt, xoang hàm và xoang sàng, được tách ở giữa bởi vách ngăn mũi. Qua cửa
mũi sau, vịm tiếp cận với tạn cùng phía sau của cuốn mũi thứ 2 và 3.
Thành sau: liên tiếp với nóc vịm, nằm ngay ở mức 2 đốt sống đầu tiên, bên
cạnh mở rộng tạo nên giới hạn sau của hố Rosenmuller.
Thành trên (còn gọi là nóc vịm): hơi cong úp xuống, tương đương với thân
xương chẩm và nền xương bướm.
Thành dưới: thông xuống họng miệng, chỉ thực sự được hình thành khi khẩu
cái mềm căng ngang trong khi nuốt và phát âm, trải rộng từ bờ sau của xương khẩu
cái tới bờ tự do của khẩu cái mềm.
Hai thành bên: tạo nên bởi một mảnh cân cơ, có lỗ vịi Eustachi thơng với tai
giữa cùng với gờ vịi và phía sau là hố Rosenmuller.
Hình 1.1. Thiết đồ cắt dọc qua vùng vịm họng
(Nguồn: Netter 2007) [13]
4
1.1.2. Mơ học vịm họng
Họng là phần tiếp tục của khoang miệng, nơi giao nhau giữa đường hô hấp và
đường tiêu hóa trên. Họng bao gồm họng mũi, họng miệng và họng thanh quản. Cấu
trúc của phần trên giống cấu trúc hệ hô hấp và phần dưới giống với cấu trúc chung
của đường tiêu hóa [14]. Vịm họng là phần cao nhất của họng, được lót bởi biểu
mơ trụ giả tầng có lơng chuyển như ở khoang mũi, tiếp tục với niêm mạc lót ống
thính giác. Biểu mơ phủ hạnh nhân họng là biểu mơ trụ giả tầng có lơng chuyển xen
kẽ từng vùng là biểu mô lát tầng không sừng hóa [15].
Hình 1.2. Biểu mơ phủ vịm họng
(Nguồn: Bộ môn Mô học và Phôi thai học 2004) [14]
1.1.3. Giải phẫu hạch vùng cổ
1.1.3.1. Phân loại hạch vùng cổ
Vùng đầu cổ có mạng lưới bạch huyết rất phong phú và UTVH cũng như các
ung thư vùng đầu cổ khác có thể di căn hạch ngay cả khi bệnh còn ở giai đoạn rất
sớm. Vì vậy, hiểu biết về giải phẫu của các hạch bạch huyết vùng đầu cổ là rất quan
trọng. Hệ thống phân loại hạch cổ Robbin được đề xuất bởi nhóm Memorial Sloan
Kettering Cancer Group năm 1991 phân chia hệ thống hạch cổ thành 6 nhóm dựa
trên ranh giới những cấu trúc có thể nhìn thấy khi phẫu thuật đầu cổ như xương, cơ,
thần kinh, mạch máu,…[16], [17], [18].
5
Nhóm IA (Nhóm hạch dưới cằm): Các hạch nằm trong vùng giới hạn của
bụng trước cơ nhị than và xương móng. Dẫn lưu mơi dưới, sàn miệng, đầu lưỡi, da
vùng má.
Nhóm IB (Nhóm hạch dưới hàm): Các hạch nằm trong vùng giữa bụng
trước và bụng sau cơ nhị thân và thân xương hàm dưới. Dẫn lưu lưỡi, tuyến nước
bọt dưới hàm, miệng, mơi.
Nhóm II (Nhóm hạch cảnh trên): Các hạch nằm trong khoảng 1/3 trên của
tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh phụ nằm sát cột sống ngang mức chia đôi
động mạch cảnh (mốc phẫu thuật) hoặc xương móng (mốc giải phẫu lâm sàng) đến
nền sọ. Giới hạn sau là bờ sau cơ ức đòn chũm. Giới hạn trước là bờ trước của cơ ức
móng.
Nhóm III (Nhóm hạch cảnh giữa): Các hạch nằm trong khoảng 1/3 giữa của
tĩnh mạch cảnh trong xuất phát từ chỗ chia đơi động mạch cảnh, ở trên cơ vai móng
(mốc phẫu thuật) hoặc dưới khe nhẫn giáp (khi thăm khám). Giới hạn sau là bờ sau
cơ ức đòn chũm. Giới hạn trước là bờ bên của cơ ức móng.
Nhóm IV (Nhóm hạch cảnh dưới): Các hạch nằm trong khoảng 1/3 dưới của
tĩnh mạch cảnh trong xuất phát từ trên cơ vai móng đến phía trên xương địn. Giới
hạn sau là bờ sau cơ ức đòn chũm. Giới hạn trước là bờ bên của cơ ức móng.
Nhóm V (Nhóm hạch thuộc tam giác cổ sau): Các hạch nằm dọc theo ½
dưới của thần kinh phụ và động mạch cổ ngang, bao gồm hạch thượng đòn. Giới
hạn trước là bờ sau của cơ ức đòn chũm. Giới hạn sau là bờ trước cơ thang. Giới
hạn dưới là xương địn.
Nhóm VI (Nhóm hạch thuộc tam giác cổ trước): Các hạch trước và sau khí
quản, hạch trước nhẫn, hạch quanh giáp, các hạch dọc theo dây thần kinh quặt
ngược thanh quản. Giới hạn trên là xương móng. Giới hạn dưới là hõm trên xương
ức. Giới hạn bên là động mạch cảnh chung. Giới hạn sau là các cân trước sống.
6
Hình 1.3. Hệ thống phân loại hạch cổ Robbin
(Nguồn: Perez 1997) [18]
1.1.3.2. Dẫn lưu bạch huyết vòm họng
Mạng lưới mạch bạch huyết dưới niêm mạc của vòm họng rất phong phú và
dày đặc, đặc biệt là ở vị trí nóc vòm, thành sau và thành bên. Từ vòm họng, dẫn lưu
bạch huyết sẽ đổ về ba nhóm bạch huyết chính: chuỗi bạch huyết tĩnh mạch cảnh
trong, chuỗi hạch cổ sau và chuỗi hạch sau hầu.
Dẫn lưu bạch huyết từ vòm họng qua thành bên hầu đổ vào nhóm hạch ở thành
bên, hạch sau hầu. Hạch ở cao nhất của nhóm này được gọi là hạch sau hầu của
Rouviere. Từ nhóm hạch ở thành bên hầu này, các nhánh bạch huyết li tâm đổ vào
chuỗi bạch huyết tĩnh mạch cảnh trong. Trong đó, hạch dưới cơ nhị thân thường bị
di căn và rất to gọi là hạch Kuttner. Một số trường hợp, dẫn lưu bạch huyết từ vịm
họng bỏ qua nhóm hạch thành bên hầu này mà đổ thẳng vào chuỗi hạch cổ sâu trên
(hạch dưới cơ nhị thân hay các hạch nhóm II). Một con đường nữa là dẫn lưu bạch
huyết từ vịm họng đến nhóm hạch cổ sâu thuộc tam giác cổ sau (các hạch nhóm V).
Hạch nằm cao nhất của nhánh này nằm ở bên dưới cơ ức địn chũm, tại đỉnh chũm.
Từ những nhóm hạch chính này, bạch huyết được dẫn lưu tiếp đến hạch cảnh giữa,
thấp và hạch cổ sau giữa và thấp. Di căn theo đường bạch huyết có thể lan ra đường
giữa, điều này lý giải cho việc di căn hạch cổ đối bên và hai bên. Ung thư vịm mũi
họng ít di căn vào các hạch dưới hàm, dưới cằm, theo đường bạch huyết của vòi nhĩ
7
có thể di căn đến hạch mang tai [19]. Tuy nhiên, nhóm hạch cổ ngang và hạch
thượng địn ít bị di căn hơn, nhưng khi có di căn là dấu hiệu tiên lượng xấu của
bệnh vì hạch thượng địn theo hệ bạch huyết khác dễ dẫn đến di căn xa.
Hình 1.4. Dẫn lưu bạch huyết vùng vòm họng
(Nguồn: Netter 2007)[13]
1.2. Ung thư vòm họng
1.2.1. Dịch tễ
Bằng chứng đầu tiên về UTVH được các nhà khảo cổ khai quật khi khám phá
lịch sử con người. Tại một phịng thí nghiệm ở Anh, Calvin Well đã mô tả chi tiết
một hộp sọ người Ai Cập có niên đại khoảng 5000 năm, trên đó có những bằng
chứng rõ của các ổ xói mịn đáy sọ tương ứng với vùng vòm họng [20]. Những báo
cáo sớm nhất về UTVH vào cuối năm 1837 của Durand Fardel, đến năm 1920,
UTVH được biết đến một cách rộng rãi ở phương Tây và được hiểu rõ về bản chất
mơ bệnh học. Tiếp theo đó là giai đoạn bùng nổ về nghiên cứu UTVH [21].
UTVH là một bệnh mang tính chất địa lý. Theo ghi nhận của WHO năm 2017,
UTVH là một khối u không phổ biến ở người da trắng, với tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi
được ghi nhận dưới 1/100.000 dân. Tỷ lệ mắc hằng năm ở Bắc Mỹ là 0,3 –
0,7/100.000 dân. UTVHH phổ biến ở một số nhóm dân tộc, bao gồm người Inuit
8
(một nhóm người bản địa sống ở vùng Bắc cực của Canada), người Bắc Phi, người
Trung Quốc và Đông Nam Á [22].
Tỷ lệ mắc UTVH cao nhất đã được quan sát thấy ở Hồng Kông, Trung Quốc
với 2012 trường hợp, tương ứng 12,5/100.000 dân ở giới nam và 4,1/100.000 dân ở
giới nữ. Tỷ lệ mắc UTVH hằng năm ở miền Nam Trung Quốc là 15 – 50/100.000
dân. Những người Trung Quốc đã di cư đến Bắc Mỹ thì tỷ lệ UTVH giảm, nhưng
vẫn cao hơn đáng kể so với dân Bắc Mỹ bản địa.
Tỷ lệ mắc ở nam giới thường là gấp đôi hoặc gấp ba so với nữ giới. UTVH
chủ yếu gặp ở người lớn, một số trường hợp hiếm gặp ở trẻ em. Trong quần thể có
nguy cơ cao, tỷ lệ mắc UTVH tăng lên sau 30 tuổi, đạt đỉnh ở 40 – 60 tuổi và sau đó
giảm dần [23].
Trên thế giới hình thành 3 khu vực có tỷ lệ mắc khác nhau [10], [24], [25]:
Khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao (10 – 28/100.000 dân): miền Nam Trung
Quốc, Hồng Kơng.
Khu vực có tỷ lệ mắc bệnh trung bình và có xu hướng tăng cao: các nước
Đơng Nam Á, Bắc Phi.
Khu vực có tỷ lệ mắc bệnh thấp (<1/100.000 dân): châu Âu, châu Mỹ.
Tại Việt Nam, từ năm 1956, tác giả Trần Hữu Tước đã đề cập đến UTVH,
thống kê trong 5 năm (1991 – 1996), tỷ lệ mắc UTVH từ 7 – 9 người/100.000
dân/năm. Theo thống kê của Phạm Hoàng Anh và cộng sự trong 3 năm (1996 –
1999), tỷ lệ mắc UTVH là 6 – 7,2 người/ 100.000 dân/năm, đứng hàng thứ 4 trong
các loại ung thư ở cả 2 giới (8,1 người/100.000 dân/năm ở nam giới và 4,9
người/100.000 dân/năm ở nữ giới) [26].
1.2.2. Yếu tố nguy cơ
Cũng như các loại ung thư khác, cho tới nay nguyên nhân của UTVH vẫn còn
chưa biết rõ. Tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh cả vai trò của các
tác nhân gây bệnh, các nhà nghiên cứu đã nêu ra 3 yếu tố chính góp phần trong
bệnh sinh của UTVH:
1.2.2.1. Môi trường sống
9
Những yếu tố môi trường được đề cập đến vùng khí hậu, hút thuốc lá, uống
rượu, khói bụi cơng nghiệp, khói hương, formaldehyde, tập quán sử dụng cây thảo
mộc làm thuốc chữa bệnh và đặc biệt là tập quán ăn cá muối được ghi nhận ở người
Quảng Đông, Trung Quốc [27]. Hút thuốc lá, uống rượu là yếu tố nguy cơ làm gia
tăng UTBM tế bào vảy sừng hóa, ngược lại sử dụng nhiều thức ăn mặn và lên men
chứa hàm lượng Nitrosamine cao đã được chứng minh có liên quan đến UTBM tế
bào vảy khơng sừng hóa [23], [28]. Nitrosamine có trong chất muối cá có thể gây
ung thư do hoạt hóa EBV trong tế bào lympho B nhiễm EBV dạng tiềm ẩn. Mặt
khác kháng thể hình thành sẽ làm thay đổi tính hướng mơ của EBV và làm tăng khả
năng nhiễm EBV ở tế bào biểu mô [29].
1.2.2.2. Yếu tố di truyền
UTVH được chứng minh có liên quan đến HLA (Human Leucocyte Antigen),
đó là những kháng nguyên thường gặp ở người châu Á, đặc biệt là ở người Trung
Quốc. Mối liên quan giữa các kháng nguyên này và tần suất mắc UTVH cao gấp
100 lần so với người châu Âu [28], [30]. Các bệnh nhân UTVH trong cùng một gia
đình hoặc trong cùng một dịng họ thường có các HLA giống nhau, vì vậy nhiều tác
giả đã ghi nhận UTVH có tính chất gia đình [29].
1.2.2.3. Viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng, có vai trị quan trọng của EBV
Năm 1964, Epstein, Achong và Barr đã thành công trong nuôi cấy tế bào u
lympho, phát hiện ra một loại virus mới và EBV là một trong những virus có thể
gây ra ung thư ở người [31].
EBV được coi là yếu tố phát sinh trong UTVH. Giả thuyết đầu tiên cho rằng
EBV có thể liên quan đến UTVH đã được đề cập bởi Old và cộng sự năm 1965. Các
loại kháng thể chống EBV ở huyết thanh của bệnh nhân UTVH cao hơn 8 – 10 lần
những bệnh nhân ung thư khác hoặc người khỏe mạnh [32], [33]. Mối liên quan này
được khẳng định thêm bởi sự hiện diện của EBV - DNA trong các mẫu sinh thiết
UTVH bằng kỹ thuật lai tại chỗ (in situ hybridization), cho thấy EBV - DNA là xuât
phát từ tế bào u của UTVH chứ không phải từ các tế bào lympho thâm nhiễm [33],
[34], [35]. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, UTVH tế bào vảy khơng sừng hố có
10
mối liên hệ chặt chẽ với EBV, đặc biệt là ở các vùng lưu hành, ngược lại, EBV
thường vắng mặt trong UTVH tế bào vảy sừng hoá, đặc biệt là ở ngoài vùng dịch tễ
[22], [23].
EBV được lây truyền qua tiếp xúc bằng đường miệng, thông thường nhất là
bởi nước bọt từ những cá thể nhiễm EBV. Virus được phóng thích khơng liên tục
trong nước bọt của hầu hết những người khoẻ mạnh nhiễm EBV. Sau đó, virus đi
vào các tế bào lympho B và tế bào biểu mơ vịm họng qua thụ thể CD21 và qua đó
lấn sâu vào trong các tế bào [27], [36]. Ngoài ra, EBV cũng có thể được lây truyền
qua ghép tạng hoặc truyền máu [37].
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng
1.2.3.1. Các dấu hiệu sớm
Thường nghèo nàn và không đặc hiệu, với các triệu chứng mượn dễ nhầm với
các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, bệnh nhân thường không để ý, ngay
cả khi đến khám ở các cơ sở y tế ít kinh nghiệm cũng dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua. Các
dấu hiệu sớm thường là đau đầu thoáng qua, ngạt mũi thoáng qua, chảy máu mũi,
khi có thường xảy ra một bên, ù tai. Hạch cổ có thể xuất hiện ngay từ sớm, thường
là hạch nhỏ, không đau, không ảnh hưởng đến sinh hoạt [37].
1.2.3.2. Các dấu hiệu muộn
Thường sau vài tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, do khối u phát
triển tại chỗ và xâm lấn lan rộng gây ra [37].
Mũi: Ngạt tắc mũi, chảy máu mũi hay xì ra nhầy lẫn máu do u lớn gây bít
tắc hoặc do loét hoại tử khối u.
Tai: Phổ biến nhất là ù tai kéo dài, mất nghe 1 bên do khối u xâm lấn và gây
liệt các cơ nuốt hay cơ mở họng, dẫn đến làm tắc vòi Eustachi.
Hạch cổ: Bệnh nhân thường tự sờ thấy hạch, phổ biến nhất là vị trí hạch cổ
cao, đặc biệt hạch cổ sâu trên, hạch cơ nhị thân thường gặp nhất. Di căn hạch sớm
lan đến hạch sau hầu của Rouviere, có thể ở 1 hoặc cả 2 bên, có thể nhầm với viêm
đuôi tuyến mang tai.
11
Mắt: Giai đoạn muộn khi u xâm lấn rộng gây chèn ép và làm tổn thương dây
thần kinh chi phối vận động nhãn cầu khiến bệnh nhân lác, nhìn đôi, sụp mi, giảm
hoặc mất thị lực, mắt bị đẩy lồi ra trước hoặc chèn ép dây thần kinh thị giác.
Thần kinh sọ não: Liệt các dây thần kinh sọ, có thể một hoặc kết hợp nhiều
dây. Khi u xâm lấn tầng sọ trước gây các rối loạn về khứu giác và thị lực (dây I, II),
tầng sọ giữa liên quan đến các dây III, IV, V, VI, VII và VIII và tầng dưới liên quan
đến các dây IX, X, XI, XII.
1.2.4. Chẩn đoán, điều trị và tiên lượng
Nội soi tai mũi họng: đóng vai trị lớn trong chẩn đốn UTVH, giúp mơ tả
khối u và sự xâm lấn tới các thành của vòm họng, lấy sinh thiết làm giải phẫu bệnh,
đồng thời theo dõi đáp ứng điều trị [12], [38].
Soi vòm bằng ống soi mềm kết hợp sinh thiết: là phương pháp tốt nhất để
đánh giá tổn thương, qua đó sinh thiết u một cách chính xác. Góc độ quan sát của
ống soi mềm có thể đạt tới 360 độ. Dưới sự phóng đại của ống soi mềm cho phép ta
quan sát đánh giá kỹ, phát hiện các bệnh tích khi cịn nhỏ, thâm nhiễm, vết loét trợt
nông ở bề mặt niêm mạc.
Sinh thiết khối u vịm là cần thiết để chẩn đốn xác định UTVH. Với đặc điểm
vịm họng nằm ở vị trí sâu, các tổn thương ở dạng u sùi, hoại tử hay ở dạng thâm
nhiễm dưới da nên sinh thiết có thể phải làm nhiều lần mới có kết quả mơ bệnh học
dương tính.
Các phương pháp chẩn đốn hình ảnh khác [37]:
X – quang tư thế Blondeau, Hirtz: giúp chẩn đoán thơng qua các hình ảnh gián
tiếp như u xấm lấn nền sọ, hệ thống xoang bướm, xoang sàng,…
X – quang ngực: giúp đánh giá di căn phổi.
Siêu âm phần mềm vùng cổ, siêu âm Doppler: phát hiện tổn thương hạch và tổn
thương xâm lấn phần mềm vùng cổ. Ngồi ra, siêu âm cịn có vai trị hướng dẫn
chọc dò sinh thiết hạch.
Siêu âm ổ bụng: đánh giá di căn ổ bụng, đặc biệt di căn gan.
12
Chụp cắt lớp vi tính sọ mặt (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI): đánh giá tương đối
chính xác tính chất khối u, chẩn đoán giai đoạn và lập kế hoạch xạ trị. Chụp MRI
có giá trị trong đánh giá tổn thương phần mềm, đặc biệt là sự thâm nhiễm tế bào
ung thư vào hệ thống hạch bạch huyết vùng cổ.
Hình 1.5. Hình ảnh phim chụp CT vịm: Khối u xâm lấn hố chân bướm khẩu cái
(Nguồn: Trần Hữu Tuân 1984) [39]
Hình 1.6. Hình ảnh UTVH giai đoạn sớm trên phim chụp MRI
(khối u được đánh dấu * ở thành trái của vòm họng)
(Nguồn: Trần Hữu Tuân 1984) [39]
13
Hình 1.7. Hình ảnh chụp MRI vịm họng có tiêm thuốc cản quang trên
T1 lớp cắt trục: nhiều hạch cổ di căn, có 1 hạch hoại tử trung tâm
(Nguồn: Trần Hữu Tuân 1984) [39]
Chụp SPECT, PET/CT, xạ hình xương: đánh giá các tổn thương tái phát, di căn.
Các xét nghiệm huyết thanh: chẩn đốn EBV, Cyfra 21,…
Mơ bệnh học: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán UTVH. Ngoài ra xét nghiệm
tế bào học giúp định hướng chẩn đoán với phương pháp chọc hút lấy tế bào từ hạch
hoặc quệt lấy tế bào bong ở vòm họng. Đặc biệt trong những trường hợp tổn thương
ban đầu biểu hiện tại hạch thì hóa mơ miễn dịch đóng vai trị quan trọng.
Phương pháp điều trị chính là xạ trị, kết quả đang có xu hướng được cải
thiện. So với UTBM tế bào vảy khơng sừng hóa, UTBM tế bào vảy sừng hóa có xu
hướng phát triển tại chỗ và ít di căn hạch hơn. Tuy nhiên, UTBM tế bào vảy sừng
hóa lại kém đáp ứng với xạ trị và tiên lượng xấu hơn UTBM tế bào vảy khơng sừng
hóa.
Tỷ lệ sống trung bình 5 năm tăng từ 35% (từ 1940 đến 1960) lên 55% (từ
1970 đến 1990). Một nghiên cứu sử dụng hệ thống phân loại năm 2002 cho thấy, tỷ
lệ sống thêm 5 năm với giai đoạn I là 98%, giai đoạn II là 95%, giai đoạn III là 86%
và giai đoạn IV là 73%. Tuổi < 40 và nữ giới là yếu tố tiên lượng tốt. Tuổi cao
thường thất bại do xâm lấn rộng tại chỗ và nam giới thường có di căn xa [22].
1.2.5. Phân loại mô bệnh học UTBMVH
14
1.2.5.1. Phân loại của WHO 1996 [40]
Theo phân loại của WHO 1996, ung thư biểu mơ vịm họng (UTBMVH) chia
làm 4 nhóm mơ bệnh học chính:
UTBM khơng biệt hóa (Undifferentiated carcinoma – UC)
UTBM tế bào vảy (Squamous cell carcinoma – SCC)
UTBM tế bào vảy biệt hóa cao (Well differentiated)
UTBM tế bào vảy biệt hóa vừa (Moderately differentiated)
UTBM tế bào vảy kém biệt hóa (Poorly differentiated)
UTBM tuyến (Adenocarcinoma – AC) hoặc UTBM tuyến dạng nang, bao
gồm các loại UTBM của tuyến nước bọt tại vòm họng.
UTBM thần kinh – nội tiết (Neuroendocrine carcinoma)
UTBM tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)
UTBM xoang mũi không biệt hóa (Sinonasal undifferentiated carcinoma)
1.2.5.2. Phân loại của WHO 2005 [22]
So với phân loại của WHO năm 1996, phân loại của WHO năm 2005 có nhiều
sự thay đổi. Trong đó, UTBMVM bao gồm:
UTBM tế bào vảy
UTBM tế bào vảy khơng sừng hóa: bao gồm 2 dưới típ đang biệt hóa và
dưới típ khơng biệt hóa.
UTBM tế bào vảy sừng hóa: bao gồm 3 dưới típ biệt hóa cao, biệt hóa
vừa và kém biệt hóa.
UTBM tế bào vảy dạng tế bào đáy
UTBM tuyến nhú vòm họng
UTBM típ tuyến nước bọt
1.2.5.3. Phân loại của WHO 2017 [23]
Ung thư biểu mơ vịm họng (Nasopharyngeal carcinoma – NPC) là ung thư
phát sinh từ biểu mơ bề mặt vịm họng,. Khác với phân loại của WHO năm 2005,
phân loại của WHO năm 2017 không bao gồm các ung thư của tuyến nước bọt phụ:
UTBM tế bào vảy không sừng hóa