Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐẶC ĐIỂM NẢY CHỒI U VÀ GIẢI PHẪU BỆNH UNG
THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN
HHNĐK NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Thùy
MSV : 7052900466
Lớp : Nghệ An 6
Trạm đào tạo từ xa: TTGDTX - HN
Nghệ An
Giáo viên: PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ
Cố vấn học tập: Phạm Thị Hồng Hoa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AB
AJCC

Alcian Blue
American Joint Committee on Cancer

CS
CAP

(Ủy ban Liên kết chống Ung thư của Mỹ)


Cộng sự
College of American Pathologist

CTV
ĐMH
HE
HID
HMMD
HPF

(Hội các nhà Giải phẫu bệnh Hoa Kỳ)
Cộng tác viên
Độ mơ học
Hematoxylin and eosin
High-iron diamine
Hóa mơ miễn dịch
High power field (Vi trường độ phân giải cao)

IARC

International Agency for Research on Cancer

ITBCC

(Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế)
International Tumor Budding Consensus Conference

JGCA

(Hội nghị Đồng thuận Quốc tế về nảy chồi u)

Japanese Gastric Cancer Association

PAS
NCU
NOS
UTBMT
UTDD
UTĐTT
WHO

(Hiệp hội Ung thư dạ dày Nhật Bản)
Period Acid Schiff
Nảy chồi u
Khơng có định danh khác
Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư dạ dày
Ung thư đại trực tràng
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN....................................................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và mô học dạ dày.............................................................3
1.1.1. Giải phẫu dạ dày.......................................................................................3
1.1.2. Mô học dạ dày...........................................................................................4
1.2. Bệnh sinh ung thư dạ dày................................................................................4
1.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư dạ dày........................................................5
1.3.1. Đại thể.......................................................................................................5
1.3.2. Vi thể.........................................................................................................7

1.3.3. Độ mô học.................................................................................................8
1.3.4. Giai đoạn của ung thư dạ dày..................................................................8
1.4. Nảy chồi u.......................................................................................................8
1.4.1. Khái niệm vềnảy chồi u.............................................................................8
1.4.2. Phương pháp phân độ nảy chồi u...........................................................10
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................12
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................12
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...............................................................................12
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................12
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................12
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................12
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................12
2.3.2. Cách chọn mẫu.......................................................................................12
2.3.3.Các biến số và chỉ số...............................................................................12
2.3.4. Quy trình nghiên cứu..............................................................................14
2.4. Cơng cụ nghiên cứu.......................................................................................15


2.5. Xử lý số liệu..................................................................................................15
2.6. Hạn chế sai số................................................................................................15
2.7. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................................16
CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................17
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................17
3.2. Đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến dạ dày và nảy chồi u...........18
3.2.1. Đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến dạ dày...........................18
3.2.2. Đặc điểm nảy chồi u...............................................................................20
3.3. Đối chiếu đặc điểm nảy chồi u với một số đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư
biểu mô tuyến dạ dày...........................................................................................20
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................21
4.1.1. Tuổi.........................................................................................................21

4.1.2. Tỷ lệ nam:nữ...........................................................................................21
4.1.3. Vị trí khối u.............................................................................................21
4.2. Đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến dạ dày và nảy chồi u...........21
4.2.1. Các típ mơ bệnh học theo WHO.............................................................21
4.2.2. Các típ theo phân loại Lauren................................................................21
4.2.3. Độ mơ học...............................................................................................21
4.2.4. Giai đoạn T.............................................................................................22
4.2.5. Giai đoạn N.............................................................................................22
4.2.6. Tình trạng di căn xa................................................................................22
4.2.7 Tình trạng xâm nhập mạch......................................................................22
4.2.8. Tình trạng xâm nhập thần kinh...............................................................22
4.2.9. Mức độ nảy chồi u..................................................................................22
4.3. Đối chiếu đặc điểm nảy chồi u với một số đặc điểm giải phẫu bệnh của ung
thư biểu mô tuyến dạ dày.....................................................................................23
4.3.1. Với các đặc điểm chung..........................................................................23
4.3.2. Với các đặc điểm mô bệnh học...............................................................23


DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô dạ dày là u ác tính xuất phát từ biểu mơ dạ dày, trong đó
ung thư biểu mơ tuyến chiếm khoảng 90% 1,2. Đây là một loại ung thư thường
gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu về tử vong do ung thư. Năm
2018, trên toàn thế giới, ung thư dạ dày đứng thứ 5 về số ca mắc mới và đứng
thứ 3 về số ca tử vong trong các bệnh ung thư, với tỷ lệ mắc ở nam cao gấp đôi

nữ3. Khu vực Đông Á đứng đầu về tỷ lệ mắc mới ung thư dạ dày trên cả hai giới
với 32,1 trường hợp ở nam và 13,2 trường hợp ở nữ trên 100000 dân 3. Gánh
nặng bệnh tật từ ung thư dạ dày cũng rất to lớn. Theo Fitzmaurice và cộng sự, từ
1990 đến 2016, số năm sống khỏe mạnh bị mất đi do ung thư dạ dày trên toàn
cầu là 18,3 triệu, trong đó 98% là do tử vong sớm4.Tại Việt Nam, theo số liệu
của GLOBOCAN năm 2020, ung thư dạ dày đứng thứ 4 cả về số ca mắc mới và
số ca tử vong với tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 2,3 5. Có sự khác biệt về tỷ lệ ung thư dạ
dày tại các vùng trong cả nước6,7.
Tiên lượng ung thư dạ dày theo giai đoạn bệnh dựa trên mức độ xâm nhập
của khối u, số hạch di căn, và tình trạng di căn xa của phân loại TNM là phương
pháp thông dụng nhất. Tuy vậy tỷ lệ di căn hạch cao (3-20%) cũng như tỷ lệ tái
phát cao (2-35%) ngay cả trong ung thư dạ dày sớm cho thấy cịn có vai trị của
các yếu tố khác trong phân tầng nguy cơ ung thư dạ dày 8,9. Trong những năm
gần đây, một số đặc điểm hình thái vi thể cũng bắt đầu được sử dụng trong tiên
lượng ung thư dạ dày. Một trong số đó đang ngày càng nhận được nhiều sự quan
tâm là hiện tượng nảy chồi u - Tumor budding. Nảy chồi u được định nghĩa là tế
bào u đơn lẻ hoặc cụm từ 2 đến 4 tế bào u trên diện xâm lấn của khối u 10. Nảy
chồi u độ cao đã được xác định là một yếu tố tiên lượng xấu của ung thư đại trực
tràng cũng như được chứng minh là có sự liên hệ với tiên lượng xấu trong nhiều
loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư tụy, ung thư biểu mô vảy vùng đầu
cổ10–14. Trên ung thư dạ dày, một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có sự
liên quan giữa nảy chồi u độ cao với độ sâu xâm nhập của khối u, số hạch di
căn, giai đoạn bệnh, độ mô học, và thời gian sống thêm 15–18. Trong ung thư dạ


2

dày sớm, nảy chồi u cũng là một yếu tố độc lập trong dự đốn tình trạng di căn
hạch19. Các kết quả trên cho thấy vai trò quan trọng và tính ứng dụng cao của
nảy chồi u trong tiên lượng và điều trị ung thư. Tuy nhiên tại Việt Nam, nảy

chồi u vẫn còn là một khái niệm mới và chưa có nhiều nghiên cứu về nảy chồi u
trên ung thư nói chung và trên ung thư dạ dày nói riêng. Do đó tơi thực hiện đề
tài “Đặc điểm nảy chồi u và giải phẫu bệnh Ung thư biểu mô tuyến dạ dày
tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm nảy chồi u và mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
2. Đối chiếu đặc điểm nảy chồi u với một số đặc điểm giải phẫu bệnh ung
thư biểu mô tuyến dạ dày.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu và mô học dạ dày
1.1.1. Giải phẫu dạ dày
Dạ dày là phần ống tiêu hóa nằm dưới cơ hồnh, nối thực quản với ruột
non. Dạ dày rỗng có hình chữ J, gồm 2 thành trước và sau, bờ cong lớn bên phải
và bờ cong nhỏ bên trái, trên bờ cong nhỏ có một khuyết góc. Từ trên xuống dưới
dạ dày gồm các phần: tâm vị, đáy vị, thân vị, và mơn vị(hình 1.1).

Hình 1.1 Hình thể ngồi của dạ dày và các cấu trúc liên quan20
Các động mạch cấp máu cho dạ dày là những nhánh tách trực tiếp từ động
mạch thân tạng hoặc gián tiếp từ các nhánh của động mạch thân tạng. Chúng
tiếp nối với nhau tạo thành các vòng mạch quanh dạ dày.
Chi phối thần kinh dạ dày gồm thần kinh ngoại laicó nguồn gốc từ dây X
và thần kinh giao cảm, thần kinh nội tại gồm các đám rối thần kinh Auerbach
trong cơ, và đám rối thần kinh Meissner dưới niêm mạc.


4


1.1.2. Mơ học dạ dày
Từ trong ra ngồi thành dạ dày cũng có 4 tầng: niêm mạc, dưới niêm mạc,
cơ, và vỏ ngồi
a. Tầng niêm mạc
Lớp biểu mơ:Biểu mơ lợp niêm mạc là biểu mô trụ đơn chế nhầy
Lớp đệm: Lớp đệm của dạ dày có mật độ tuyến cao. Các tuyến trong lớp
đệm dạ dày thuộc loại tuyến ống (hình 1.2).
Lớp cơ niêm:có 2 lớp

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc

cơ mỏng, trong vịng,

tuyến dạ dày21

ngồi dọc.
b. Tầng

dưới

niêm mạc
Là mơ liên kết
thưa có nhiều tế bào
mỡ, dưỡng bào, các
tế bào lympho tự do,
giàu mạch máu và
bạch mạch. Tầng này
có đám rối thần kinh
Meissner.

c. Tầng cơ
Gồm 3 lớp cơ trơn (trong: chéo, giữa: vịng, ngồi: dọc). Giữa lớp giữa và
lớp ngồi có đám rối thần kinh Auerbach. Ở mơn vị lớp cơ vịng dày lên tạo
thành cơ thắt mơn vị.
d. Tầng vỏ ngồi
Là lớp mơ liên kết mỏng, mặt ngồi được phủ bởi trung biểu mô.
1.2. Bệnh sinh ung thư dạ dày


5

Theo mơ hình của Correa và cs, q trình bệnh sinh ung thư dạ dày
(UTDD) gồm nhiều bước, có nhiều yếu tố tham gia, đi từ viêm mạn tính niêm
mạc dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột, loạn sản, và cuối cùng là
ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) xâm nhập (hình 1.3)22.

Hình 1.3 Sơ đồ quá trình bệnh sinh ung thư dạ dày theo Correa 22
1.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư dạ dày
1.3.1. Đại thể
a) Vị trí khối u
Dựa theo vị trí giải phẫu, UTDD có thể được chia làm 2 nhóm: ung thư
tâm vị và ung thư ngoài tâm vị 23,24. Phân loại lần thứ 8 của Ủy ban Liên kết
chống Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) phân độ khối u tâm vị theo 2 cách khác nhau
tùy theo vị trí khối u so với chỗ nối dạ dày-thực quản (hình 1.8) 25. Nếu u đi qua
chỗ nối dạ dày-thực quản và tâm u cách chỗ nối <2cm về phía dạ dày thì được
phân độ theo hệ thống của ung thư thực quản. Các u có tâm cách chỗ nối < 2cm


6


về phía dạ dày nhưng khơng đi qua chỗ nối và các u có tâm cách chỗ nối > 2cm
(kể cả có đi qua chỗ nối dạ dày-thực quản) thì được phân độ theo hệ thống của
UTDD.

Hình 1.4 Cách phân độ khối u vùng tâm vị theo vị trí khối u so với chỗ nối dạ
dày – thực quản25
b) Hình thái khối u
Dựa vào hình thái đại thể, UTDD được chia làm 6 típ từ 0 đến 5 theo
JGCA26. Típ 0 tương đương với UTDD sớm, là những UTDD xâm nhập khơng
q tầng dưới niêm mạc, bất kể tình trạng hạch1. UTDD sớm có 3 típ theo JGCA
(hình 1.5)26:
Típ 0-I,típ lồi: U phát triển nổi lồi trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
Típ 0-II, típ phẳng: được chia làm 3 nhóm nhỏ
0-IIa, phẳng gồ: u phát triển ở niêm mạc tạo thành một mảng nhỏ hơi gồ
lên, ranh giới rõ và chỉ cao hơn một chút so với niêm mạc xung quanh.
0-IIb, phẳng dẹt: u phát triển ở niêm mạc tạo thành một mảng nhỏ hơi
chắc và tương đối phẳng so với niêm mạc bình thường xung quanh.
0-IIc, phẳng lõm: vùng u hơi lõm xuống thấp so với niêm mạc xung
quanh.
Típ 0-III, típ lt: tổn thương có độ sâu tương đối rõ, loại này gặp khoảng
20-40%. Típ III thường có kết hợp với các phân nhóm của típ II.


7

Hình 1.6 Phân loại đại thể ung
Hình 1.5 Phân loại đại thể ung thư dạ

thư


dày sớm theo JGCA26
dạ dày tiến triển theo JGCA26
Các típ từ 1 đến 5 tương ứng với UTDD tiến triển (hình 1.6).
Típ 1, sùi: U có dạng polyp lồi vào trong lịng dạ dày, có ranh giới rõ
Típ 2, lt: U có chân rộng, hình đĩa, có loét trung tâm.Bờ là tổ chức u gồ
cao chắc, thành dạ dày xung quanh dày. U có ranh giới rõ với mơ lành.
Típ 3, lt thâm nhiễm:Khối u vừa có lt vừa có xâm nhập, ranh giới
khơng rõ, thành dạ dày xung quanh thâm nhiễm rắn chắc
Típ 4, thâm nhiễm lan tỏa: U khơng có lt hoặc gồ lên rõ. U khơng có
ranh giới rõ. Thành dạ dày dày, chắc.
Típ 5, khơng xếp loại: Khối u khơng thể xếp được vào bất kỳ típ nào ở trên.
1.3.2. Vi thể
Có 2 loại phân loại mô học được sử dụng rộng rãi là phân loại Lauren
(1965) và phân loại của Tổ chức Y tế thế giới – WHO. Theo phân loại Lauren,
UTDD được chia thành típ ruột, típ lan tỏa, và típ hỗn hợp 27. Theo bảng phân
loại lần thứ 5 của WHO về ung thư hệ tiêu hóa năm 2019, UTBMT dạ dày gồm:


8

UTMB tuyến ống
UTBM típtế bào viền
UTBM tuyến, típ hỗn hợp
UTBM tuyến nhú, NOS
UTBM típ vi nhú, NOS
UTBM típ bì – nhầy

UTBM tuyến nhầy
UTBM típ tế bào nhẫn
UTBM típ kém kết dính

UTBM típ tủy
UTBM tuyến dạng gan
UTBM típ tế bào Paneth

1.3.3. Độ mô học
Hệ thống độ mô học chủ yếu áp dụng cho UTBMT ống và UTBMT nhú,
chia làm 3 độ là biệt hóa cao, biệt hóa vừa, và biệt hóa kém, dựa trên tỷ lệ thành
phần cấu trúc tuyến thành thục1,28.
 UTBMT biệt hóa cao: > 95% khối u có cấu trúc tuyến.
 UTBMT biệt hóa vừa:50-95% khối u có cấu trúc tuyến.
 UTBMT biệt hóa kém:<50% khối u có cấu trúc tuyến. Phần lớn u có cấu
trúc dạng đám đặc, dạng dây, dạng ổ. Cấu trúc tuyến không rõ ràng, tế bào u rất
đa hình.
1.3.4. Giai đoạn của ung thư dạ dày
UTDD được chia làm 4 giai đoạn theo AJCC 201725 (Phụ lục I).
1.4. Nảy chồi u
1.4.1. Khái niệm vềnảy chồi u
a) Lịch sử ra đời và tình hình nghiên cứu về NCU
Khái niệm nảy chồi u (NCU) được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1949 tại
Nhật Bản bởi Imai khi ông đề xuất hệ thống phân giai đoạn CPL cho ung thư dạ
dày dựa trên 3 tiêu chí: C – sự “nảy mầm” của tế bào u (mà hiện nay gọi là nảy
chồi u), P – phản ứng mô đệm quanh u, và L – xâm nhập mạch máu và bạch
huyết29. Trong những năm 1950 đến 1960, các tác giả Nhật cũng đã tìm thấy sự
tương quan giữa NCU và tiên lượng trong ung thư ở các vị trí khác 30. Tuy nhiên
NCU đã bị “lãng quên” trong y văn đến tận những năm 1980 khi có các báo cáo
cho thấy sự tương quan mạnh giữa NCU và di căn hạch trong UTDD và ung thư
đại trực tràng (UTĐTT) giai đoạn sớm31–34. Năm 1993, Hase và cs đã chứng
minh có sự tương quan giữa NCU và các yếu tố tiên lượng xấu như độ mô học



9

u, giai đoạn u, tình trạng xâm nhập mạch máu – bạch huyết và xâm nhập thần
kinh, cũng như đặt nền móng cho việc lượng giá NCU 35. Đến những năm 2000,
khi các đặc điểm hình thái và phân tử của NCU được công bố, các nghiên cứu
về NCU bắt đầu được mở rộng sang các loại ung thư khác 11. Năm 2016, Hội
nghị Đồng thuận Quốc tế về Nảy chồi u (ITBCC) đã đưa ra định nghĩa và cách
đánh giá thống nhất về NCU cũng như áp dụng lâm sàng của NCU trong
UTĐTT10.
Ở Việt Nam, NCU vẫn còn là một khái niệm mới và chưa có nhiều nghiên
cứu về vấn đề này.
b) Định nghĩa nảy chồi u

Hình 1.7 Nảy chồi u trên tiêu bản HE. (a): Nảy chồi u là những tế bào u rời
rạc hoặc các cụm không quá 4 tế bào u, không liên tục với khối u chính. (b):
Phân biệt nảy chồi u với các cụm tế bào kém biệt hóa, có từ 5 tế bào trở lên10
Có nhiều định nghĩa khác nhau về NCU. Một số tác giả định nghĩa NCU
là sự có mặt của những tế bào u rời rạc trên diện xâm lấn, một số coi NCU là
những chồi u nhô ra trên diện xâm lấn, trong khi một số lại xem NCU là các
chồi u trong mô đệm u11. Năm 1993, Hase và cs đưa ra định nghĩa về NCU là
những cụm từ 1 đến 4 tế bào u không liên tục với khối u chính 35. Định nghĩa này
sau đó cũng được sử dụng bởi các tác giả trong và ngoài Nhật Bản và là định
nghĩa được áp dụng phổ biến nhất11. Năm 2016, ITBCC đã định nghĩa NCU như
sau: “Nảy chồi u là những tế bào u đơn lẻ hoặc các cụm lên đến 4 tế bào u trên


10

diện xâm lấn.”(hình 1.7)10.
1.4.2. Phương pháp phân độ nảy chồi u

Để đảm bảo sự nhất quán trong đánh giá NCU, tại hội nghị ITBCC 2016,
phương pháp đánh giá NCU được thống nhất lựa chọn như sau10:
 NCU được đếm trên vi trường “hotspot”(vi trường có nhiều NCU nhất)
với độ phóng đại x200, diện tính vùng đánh giá là 0.785mm2
 NCU được chia làm 3 độ: thấp (0-4), trung bình (5-9), và cao (≥ 10)
 NCU được đánh giá trên tiêu bản HE. Việc sử dụng HMMD được khuyến
cáo trong các trường hợp khó
Quy trình đánh giá NCU theo ITBCC 201610:
1. Xác định diện tích vùng đánh giá ở vật kính x20 theo hệ số quy đổi tương ứng
(phụ lục II)
2. Lựa chọn tiêu bản mà
vùng rìa khối u có tính
xấm lấn mạnh nhất

3.

- Quét 10 vi trường vật
kính x10 trên diện xâm
lấn để xác định vùng
“hotspot”
Quét 10 vi trường trên diện xâm lấn với bệnh
phẩm mổ. Với bệnh phẩm cắt nội soi, quét trên
toàn bộ diện xâm lấn

4. - Đếm số NCU trên
vùng “hotspot” ở vật
kính x20
Xác định vùng “hotspot” và đếm NCU ở vật kính
x20



11

5. - Chia số NCU đếm được trên vùng “hotspot” cho hệ số quy đổi để xác định
số NCU/0785mm2.
Số NCU /0785mm 2=

Số NCU đếmđược
Hệ số quy đổi

Phân độ NCU
Độ thấp: 0-4 NCU/0785mm2
Trung bình: 5-9 NCU/0785mm2
Cao: ≥ 10 NCU/0785mm2


12

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán UTBMT dạ dày, từ
01/09/2022 đến 31/08/2023, thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn lựa chọn và không
phạm vào tiêu chuẩn loại trừ.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn sau :
- Được chẩn đốn UTBMT dạ dày trên bệnh phẩm phẫu thuật
- Có đủ hồ sơ bệnh án ghi chép các thông tin cần nghiên cứu
- Có đủ tiêu bản HE
- Có khối nến chứa bệnh phẩm đủ để cắt, nhuộm HE khi cần

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Tất cả các trường hợp khơng có thơng tin đầy đủ như trên
- Bệnh nhân đã hóa trị trước mổ
- Bệnh nhân có kèm theo ung thư khác và UTDD không phải UTBMT
- Các trường hợp UTBMT tại chỗ và ung thư tái phát
- Ung thư di căn từ nơi khác đến dạ dày
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Giải phẫu bênh- Bệnh viện Hữu nghị đa
khoa Nghệ An, từ 01/09/2022 đến 31/08/2023.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu kết hợp hồi cứu.
2.3.2. Cách chọn mẫu
Cách chọn mẫu: lấy mẫu toàn bộ và chọn mẫu có chủ đích, các bệnh nhân
được chẩn đốn UTBMT dạ dày
2.3.3.Các biến số và chỉ số


13

a. Đặc điểm chung
- Tuổi: tuổi bệnh nhân tính bằng năm
- Giới: nam, nữ
- Vị trí u: tâm vị và vùng ngồi tâm vị
b. Mục tiêu 1
Đặc điểm mơ bệnh học UTBMT dạ dày
 Tỷ lệ các típ mơ bệnh học theo WHO: các típ mơ bệnh học theo phân loại
WHO 2019
 Tỷ lệ các típ mơ bệnh học theo Lauren: típ ruột, típ lan tỏa, típ hỗn hợp,
và típ không xác định.

 Độ mô học: chia làm 3 độ là biệt hóa cao, biệt hóa vừa, và biệt hóa kém
dựa trên tỷ lệ thành phần cấu trúc tuyến thành thục theo hướng dẫn của CAP
(bảng 2.1)
Bảng 2.1 Phân độ mơ học UTBMT dạ dày
Độ mơ học
I (biệt hóa cao)
II (biệt hóa vừa)
III (kém biệt hóa)

Đặc điểm
> 95% khối u có cấu trúc tuyến
50-95% khối u có cấu trúc tuyến
<50% khối u có cấu trúc tuyến

 Giai đoạn pT: chia làm pT1, pT2, pT3, pT4 theo phân loại của AJCC
2017 (Phụ lục I)
 Giai đoạn pN: pN0, pN1, pN2, pN3a, pN3b
 Tình trạng di căn xa: có/khơng
 Tình trạng xâm nhập mạch: có/khơng
 Tình trạng xâm nhập thần kinh: có/khơng
Đặc điểm nảy chồi u
 Độ NCU: chia làm 3 độ là cao, trung bình, thấp theo ITBCC 2016 (bảng
2.2)10. Các trường hợp UTBMT dạ dày típ kém kết dính sẽ được xếp vào NCU
độ cao.
Bảng 2.2 Phân độ nảy chồi u


14

Độ nảy khối u

Cao
Trung bình
Thấp

Đặc điểm
≥ 10 chồi
5-9 chồi
0-4 chồi

c. Mục tiêu 2
 Đối chiếu độ NCU (thấp-vừa & cao) với các đặc điểm chung của bệnh
nhân: Tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đốn, giới tính, vị trí u
 Đối chiếu độ NCU (thấp-vừa & cao) với các đặc điểm mơ bệnh học: típ
mơ học (típ ruột & típ lan tỏa), độ mơ học (biệt hóa vừa-cao, biệt hóa kém), giai
đoạn pT (pT1-2 và pT3-4), di căn hạch (có/khơng), xâm nhập mạch (có/khơng),
xâm nhập thần kinh (có/khơng).
2.3.4. Quy trình nghiên cứu
a. Với các trường hợp hồi cứu
 Lập danh sách bệnh nhân, sau đó thu thập thơng tin từ hồ sơ tại khoa Giải
phẫu bệnh- Bệnh viện Hững nghị đa khoa Nghệ An.
 Thu thập các tiêu bản nhuộm HE tại kho lưu trữ. Trong trường hợp tiêu
bản không đảm bảo chất lượng sẽ làm tiêu bản mới từ khối nến còn lại của
bệnh nhân.
 Đánh giá đặc điểm mô bệnh học và NCU trên tiêu bản nhuộm HE bằng
kính hiển vi quang học
b. Với các trường hợp tiến cứu
 Tác giả trực tiếp phẫu tích bệnh phẩm, mơ tả đại thể, và lấy các mảnh cắt
thích hợp
 Làm tiêu bản nhuộm HE theo quy trình của Trung tâm Giải phẫu bệnh và
Sinh học phân tử

 Đánh giá đặc điểm mô bệnh học và NCU trên tiêu bản nhuộm HE bằng
kính hiển vi quang học
c. Quy trình đọc và thẩm định kết quả
Tiêu bản nhuộm HE được đọc bởi bác sĩ nhóm nghiên cứu của khoa và nhập


15

vào phiếu thu thập số liệu
Đặc điểm mô bệnh học: đọc tiêu bản nhuộm HE trên kính hiển vi quang
học Olympus BX43 và phân tích kết quả.
Đặc điểm nảy chồi u: đọc và phân độ NCU trên tiêu bản nhuộm HE trên
kính hiển vi Olympus BX43 theo quy trình của ITBCC 2016 10.
2.4. Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu là phiếu thu thập số liệu.
2.5. Xử lý số liệu
- Các trường hợp nghiên cứu được ghi nhận đầy đủ thơng tin và mã hóa dữ liệu.
- Xử lý số liệu trên phần mềm.
2.6. Hạn chế sai số
- Dùng biểu mẫu để thu thập thông tin.
- Các thông tin về chẩn đốn và phân loại có tiêu chuẩn thống nhất và rõ ràng.
- Đảm bảo kỹ thuật cắt nhuộm tiêu bản HE.



×