Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.66 KB, 82 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN SẢN NHI
----------

ĐINH TRỌNG TOÀN

NHẬN XÉT KẾT QUẢ NỘI SOI BUỒNG TỬ CUNG
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN 2020-2021

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ

NGHỆ AN - 2021


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Tổng quan chung.....................................................................................3
1.2. Một số bệnh lý buồng tử cung...............................................................20
1.3. Phương pháp và kết quả soi buồng tử cung..........................................28
1.4. Một số nghiên cứu về soi btc trong nước và quốc tế.............................34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........36
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................36
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................36
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................36
2.4. Cỡ mẫu..................................................................................................37
2.5. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................37
2.6. Phương pháp thu thập số liệu................................................................37
2.7. Các biến số............................................................................................37
2.8. Nội dung nghiên cứu.............................................................................45
2.9. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................48


2.10. Phương tiện nghiên cứu.......................................................................48
2.11. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................50
2.12. Đạo đức nghiên cứu............................................................................50
2.13. Hạn chế nghiên cứu và cách khắc phục..............................................50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................52
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.........................................................52
3.2. Kết quả soi buồng tử cung.....................................................................57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................62
4.1. Lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân có chỉ định soi buồng tử
cung..............................................................................................................62
4.2. Nhận xét kết quả soi buồng tử cung......................................................65


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.............................................................................69
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân có chỉ định
soi buồng tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020 - 2021.........69
2.Mô tả kết quả soi buồng tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2020 - 2021...................................................................................................69
KIẾN NGHỊ...................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
BTC

Buồng tử cung

BVSNNA


Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

NMTC

Niêm mạc tử cung

TC

Tử cung

UXTC

U xơ tử cung


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng biến số về thông tin cá nhân..................................................37
Bảng 2 2. Bảng các biến về tiền sử bệnh.........................................................38
Bảng 2.3. Bảng các biến số về lâm sàng và cận lâm sàng..............................38
Bảng 2.4. Bảng các biến về chẩn đoán bất thường trong TC..........................42
Bảng 2.5. Bảng các biến về điều trị soi BTC..................................................43
Bảng 2.6. Bảng các biến về cận kết quả sau điều trị soi buồng tử cung.........45
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi...............................................................................52
Bảng 3.2. Phân bố về nơi sinh sống................................................................53
Bảng 3.3. Lý do vào viện................................................................................54
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng......................................................................54
Bảng 3.5. Tiền sử phụ khoa.............................................................................55
Bảng 3.6. NMTC trên siêu âm........................................................................55
Bảng 3.7. Đặc điểm tổn thương TC trên chụp X quang có cản quang............56
Bảng 3.8. Kết quả giải phẫu bệnh...................................................................57

Bảng 3.9. Chỉ định soi BTC............................................................................57
Bảng 3.10. Phương pháp vô cảm.....................................................................58
Bảng 3.11. Kết quả soi BTC...........................................................................58
Bảng 3.12. Thời gian soi BTC........................................................................59
Bảng 3.13. Xử lý các tổn thương trong BTC..................................................59
Bảng 3.14. Sử dụng kháng sinh.......................................................................60
Bảng 3.15. Thời gian nằm viện.......................................................................60
Bảng 3.16. Biến chứng của soi BTC...............................................................61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí TC trong tiểu khung.................................................................3
Hình 1.2 Giải phẫu TC......................................................................................4
Hình 2.1 Ống kính soi.....................................................................................49
Hình 2.2 Giàn máy soi BTC của hãng Kartl - Storz.......................................49
Hình 2.3 Dụng cụ sinh thiết, kéo, pince..........................................................50
Hình 2.4 Các dụng cụ dùng điện một cực để cắt và cầm máu........................50
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp..............................................................53
Biểu đồ 3 2. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm TC có bơm nước..................56
Biểu đồ 3.3. Kết quả sau soi BTC...................................................................61


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Soi buồng tử cung (BTC) là một thủ thuật đưa ống soi gắn camera vào
BTC làm tách thành tử cung để quan sát toàn bộ BTC nhằm chẩn đoán hoặc
để can thiệp các tổn thương trong buồng tử cung, có làm đầy bằng dịch trong
q trình thực hiện [1].
Bằng nhìn trực tiếp qua soi BTC có thể quan sát được toàn bộ nội mạc
TC để nhận định nội mạc TC có phù hợp với thời điểm của chu kỳ kinh

không. Trong các trường hợp vô sinh soi BTC giúp chẩn đốn xác định dính
BTC, vách ngăn BTC. Ngồi ra nó cũng giúp phát hiện các polyp BTC, u xơ
tử cung (UXTC), teo hoặc quá sản nội mạc TC, chẩn đoán sớm ung thư và
các tổn thương tiền ung thư của nội mạc TC [2], [3].
Soi BTC đã tạo ra một cuộc cách mạng trong phẫu thuật điều trị các tổn
thương TC lành tính. Đây là phương pháp điều trị hạn chế tối đa gây tổn
thương các cơ quan, thời gian thực hiện phẫu thuật ngắn, chi phí thấp, và có
thể giúp bệnh nhân khơng phải can thiệp phẫu thuật lớn. Soi BTC ở bệnh viện
ngày nay được coi là một thủ thuật an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp [4]. Theo
một nghiên cứu được thực hiện với 225 bệnh nhân soi BTC tại bệnh viện Phụ
sản Trung Ương năm 2006, cho thấy tỉ lệ biến chứng do nội soi buồng chỉ là
2,2%, chỉ có 1 bệnh nhân (0,44%) thủng BTC trong khi thực hiện thủ thuật, 2
trường hợp viêm nội mạc TC (0,89%), 2 trường hợp chảy máu khi thực hiện
thủ thuật (0,89%) [5]. Năm 2015, nhóm phụ khoa và sinh sản Cochran đã
nghiên cứu về khả năng thành công khi cắt polyp qua soi BTC trước khi làm
IUI tăng hơn 63% [6].
Thêm vào đó, soi BTC đã được phát triển tới mức có thể cho phép điều
trị hầu như tất cả các tổn thương trong BTC, thay thế cho những kỹ thuật cổ
điển là mở bụng cắt bỏ TC nếu số con đã đủ hoặc mở TC cắt tổn thương qua
đường bụng với những bệnh nhân vơ sinh hay những người có nguyện vọng


2
có con. Bệnh nhân bảo tồn được TC, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh
sau ra viện, khơng có sẹo lớn ở bụng, giảm mất máu khi mổ và tránh dính ruột
sau mổ [7].
Trước kia, soi BTC rất ít được áp dụng do khó khăn về phương tiện cũng
như kỹ thuật. Cho đến nay soi BTC dần được sử dụng rộng rãi trong thăm
khám và điều trị các bệnh lý ở BTC. Từ 2019, tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
(BVSNNA), nội soi để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở cổ TC và BTC

phát triển nhanh với số lượng người bệnh đến khám được chỉ định nhằm chẩn
đoán hoặc phẫu thuật nội soi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chưa có một nghiên
cứu đề cập về vấn đề này.
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nhận xét kết quả nội soi buồng tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ
An 2020 - 2021”
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân có chỉ định soi
buồng tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020 - 2021.

2.

Nhận xét kết quả soi buồng tử cung.


3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan chung
1.1.1 Giải phẫu TC
1.1.1.1. Giải phẫu tử cung

Hình 1.1 Vị trí TC trong tiểu khung [8]
TC nằm trong chậu hông bé, giữa bàng quang và trực tràng, nó thơng
với các vịi TC ở trên và liên tiếp với âm đạo ở dưới.
Kích thước trung bình
- Cao từ 6 - 7 cm
- Rộng từ 4 - 4,5 cm
- Dày 2 cm
Trọng lượng trung bình từ 40 - 50 gram ở người chưa đẻ và 50 - 70

gram ở người đã đẻ [9].


4
1.1.1.2. Hình thể ngồi và liên quan

Hình 1.2 Giải phẫu TC [8]
TC có hình quả lê, hơi dẹt trước sau, gồm 3 phần là thân, eo và cổ TC
Thân TC: Có hình thang hẹp dần từ trên xuống, có kích thước khoảng 4
cm chiều cao và 4,5 cm chiều rộng. Hai gốc bên của thân được gọi là sừng
TC, nơi TC tiếp nối với eo TC. Thân TC dẹt trước - sau nên có 2 bờ bên và
hai mặt là mặt bàng quang và mặt ruột:
- Mặt bàng quang: Phúc mạc phủ mặt này tới ngang eo TC thì lật lên
bàng quang, tạo nên nếp bàng quang tử cung. Ở giữa bàng quang và thân TC
là túi cùng bàng quang TC.
- Mặt ruột: Hướng lên trên và ra sau, liên quan với đại tràng sigma, các
quai hồi tràng cuối cùng và trực tràng. Phúc mạc phủ mặt này còn kéo dài qua
cổ TC tới phần ba trên âm đạo rồ lật lên phủ mặt trước trực tràng tạo nên túi
cùng trực tràng.


5
- Đáy TC như một vòm hướng ra trước liên quan đến các quai ruột non,
phúc mạc phủ đáy liên tiếp với phúc mạc của các mặt TC.
- Các bờ bên TC là nơi phúc mạc TC liên tiếp với dây chằng rộng, động
mạch TC chạy dọc bờ bên, giữa 2 lá của dây chằng rộng.
- Sừng TC là nơi vòi TC liên tiếp với thân và là nơi bám của dây chằng
riêng buồng trứng và dây chằng tròn.
Cổ TC: Dài khoảng 2,5 cm và rộng nhất ở giữa. Âm đạo bám quanh cổ
TC, chia nó thành phần trên âm đạo và phần âm đạo.

Eo TC: Là đoạn thắt nhỏ nhất dài 0,5 cm nằm giữa thân ở trên và cổ TC
ở dưới. Khi chuyển dạ thì eo TC giãn ra tạo thành đoạn dưới [9].
1.1.1.3. Hình thể trong và cấu tạo
Khoang rỗng bên trong TC là một khoang hẹp so với thành dày của TC,
nó được chia thành buồng TC và ống cổ TC, hai phần này thông nhau qua lỗ
trong giải phẫu.
- Buồng TC rất dẹt theo chiều trước-sau chỉ là một khe hẹp trên mặt cắt
đứng dọc hoặc nằm ngang. Trên mặt cắt đứng ngang nó có hình tam giác với
2 góc bên là nơi thơng nhau với các vịi TC và góc dưới là lỗ trong giải phẫu.
- Ống cổ TC trơng gần như một hình thoi chạy dọc từ lỗ trong giải
phẫu ra lỗ ngoài và rộng nhất ở phần giữa.
- Thành TC gồm 3 lớp, lần lượt từ ngoài vào trong là:
+ Lớp phúc mạc: Gồm lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc.
+ Lớp cơ: cổ TC có 2 lớp là cơ vịng ở trong, cơ dọc ở ngoài. Thân TC
lớp cơ rất dày và có 3 loại thớ: Cơ dọc ở nơng, cơ vòng ở sâu và cơ đan chéo
ở giữa.
+ Lớp niêm mạc: Lót trong BTC, dày mỏng theo giai đoạn của chu kỳ
kinh nguyệt [9].


6
1.1.1.4. Các phương tiện giữ TC tại chỗ
Ngồi vị trí - hướng chiều của TC, hồnh chậu hơng và đáy chậu là
những yếu tố giữ TC tại chỗ thông qua việc giữ âm đạo. Ngồi ra TC cịn
được giữ bởi các dây chằng:
- Dây chằng rộng: Là hai nếp phúc mạc đi từ các bờ bên TC tới thành
bên chậu hông, nối phúc mạc TC với phúc mạc thành chậu. Trong nền dây
chằng rộng có động mạch TC bắt chéo phía trước niệu quản ở cách cổ TC 1,5
cm. Các phần hợp nên dây chằng rộng là mạc treo TC, mạc treo vòi TC và
mạc treo buồng trứng.

- Các dây chằng tròn: Là những dải dài khoảng 10-15 cm. Từ trước dưới sừng TC chạy ra ngoài, xuống dưới và ra trước qua thành chậu và ống
bẹn rồi tỏa ra tận cùng ở mơ dưới da của gị mu và môi lớn.
- Các dây chằng của cổ TC:
+ Dây chằng TC - cùng: từ mặt sau cổ TC chạy ra sau, mỗi dây ở một
bên của trực tràng và bám vào mặt trước xương cùng.
+ Dây chằng ngang cổ TC: Từ bờ bên cổ TC và phần bên vòm âm đạo
chạy tới thành bên chậu hông. Chúng là những dây chằng lớn nhất và quan
trọng nhất về lâm sàng.
+ Dây chằng mu - cổ TC: Từ mặt trước của cổ TC và phần trên âm đạo
chạy ra trước và bám vào mặt sau của xương mu [9].
1.1.1.5. Mạch máu và thần kinh
 Động mạch TC:
Tách từ động mạch chậu trong và đi qua 3 đoạn:
- Đoạn thành bên chậu hông (là giới hạn dưới của hố buồng trứng).
- Đoạn trong nền dây chằng rộng, đi giữa 2 lá của dây chằng rộng, bắt
chéo trước niệu quản ở đoạn cách cổ TC 1,5 cm.


7
- Đoạn bờ bên TC đi lên ngoằn ngoèo dọc bờ bên của TC, khi tới sừng
TC thì tận cùng bằng hai nhánh là nhánh buồng trứng và nhánh vòi TC, tiếp
nối với các nhánh tương ứng của động mạch buồng trứng [9].
 Tĩnh mạch TC:
Tĩnh mạch có 2 đường:
- Đường nông chạy theo động mạch TC, bắt chéo trước niệu quản rồi
đổ về tĩnh mạch hạ vị.
-

Đường sâu bắt chéo sau niệu quản rồi đổ về tĩnh mạch hạ vị [10].


 Bạch huyết
Đổ vào chuỗi hạch cạnh động mạch TC hay động mạch âm đạo cuối
cùng đổ vào các hạch chậu trong [10].
 Thần kinh
TC được chi phối bởi đám rối thần kinh TC - âm đạo. Đám rối này
được tách ra từ đám rối thần kinh hạ vị dưới đi trong dây chằng TC - cùng
đến TC.
1.1.2. Lịch sử soi buồng tử cung
Mỏ vịt là công cụ cổ nhất được dùng để thăm khám phụ khoa đã được
con người sử dụng từ thời cổ đại Hy Lạp, và dần được dùng phổ biến hơn ở
thời kỳ sau đó. Cho đến nửa đầu thế kỷ 19, mỏ vịt được Recamer hoàn chỉnh
[11].
Năm 1805, lần đầu tiên Bozzini đã đưa ra báo cáo của mình về một
cơng cụ là một ống rỗng, có vách ngăn dọc, được trang bị một gương lõm và
truyền sáng từ một cây nến nhằm quan sát các khoang của cơ thể. 1807, ơng
có bản mơ tả chi tiết chính thức về cơng cụ đã được phát hành [12].
Năm 1853, Desormeaux, một bác sỹ người Pháp đã trình bày một ống
nội soi đầu tiên đầu tiên được dùng trong y khoa. Dụng cụ này được mô tả là
có một lỗ ở trung tâm để có thể quan sát trực tiếp, ánh sáng bằng đèn cồn


8
hoặc nhựa thông được phản chiếu qua một gương lõm, dụng cụ này có thể
quan sát bàng quang đầy nước tiểu thơng qua một của sổ bằng kính [12].
Năm 1869, Pantaleoni đã thực hiện soi BTC một người phụ nữ mãn
kinh với triệu chứng chảy máu âm đạo. Và ông đã thừa nhận là đã thấy một
polyp TC ở lần nội soi đó [12].
Năm 1879, Maximilien Nitze đã đặt cơ sở cho nội soi hiện đại, hệ
thống chiếu sáng được cải tiến bằng một sợi đốt bằng bạch kim, làm mát bằng
chất lỏng xung quanh ống nội soi.

Tuy rằng, Pantaleoni đã đạt được thành công là phát hiện polyp TC gây
chảy máu nhưng nội soi thời kỳ này còn chưa được chấp nhận rộng rãi bởi vì
có những khó khăn nhất định có thể kể đến như là:
- Sự cần thiết phải làm giãn CTC khi đưa que thăm dò vào mà đường
kính lớn hơn 1 cm
- Chảy máu do sự cọ xát với thành TC.
- Máu tràn vào ống làm cản trở sự quan sát.
- Ánh sáng bên ngoài quá yếu [5].
Năm 1907, Charles David áp dụng nguyên tắc của Nitze và soi BTC.
Đèn sợi đốt được đặt vào một đầu của ống nội soi, không cho máu chảy vào,
nhờ đó hình ảnh quan sát được rõ ràng [11].
1.1.2.1. Soi BTC tiếp xúc
David đã phát triển kính nội soi tiếp xúc đầu tiên và sau đó được phát
triển qua rất nhiều thế hệ, cho đến 1980 Hamou thêm độ phóng đại và tạo ra
kính soi vi mơ có thể quan sát được những tỏn thương ở những vùng đặc thù
nhưng hạn chế của nó là khơng đánh giá được tổng quát BTC mà chỉ đánh giá
được những vùng đặc biệt [13].
1.1.2.2. Soi BTC từ xa
Nhờ sự cải tiến về dụng cụ quang học và chiếu sáng cũng như các chất
làm căng BTC mà phương pháp này có những bước tiến bộ rõ rệt.


9
- Làm căng BTC:
Năm 1971, Lindemann đã sử dụng CO2 để bơm căng nhằm dễ dàng
quan sát BTC, qua đó đã trình bày những bức ảnh rõ nét về BTC khi dùng
CO2 để bơm căng [14]. Năm 1970, Edstrom và Fernstrom đã cải tiến phương
pháp dùng chất lỏng có độ nhớt cao để soi BTC và cho những kết quả khả
quan [15].
- Dụng cụ quang học:

1960, Hopkins đã cải tiến các thấu kính bằng thủy tinh trong các ống
soi bằng các đùa thủy tinh dài có ngăn cách nhau bằng các thấu kính khơng
khí mỏng. Dụng cụ mới có độ chiếu sáng cao và độ mở rộng cho phép giảm
bớt đường kính ống soi mà khơng cần nong CTC. Các thiết bị quang học mềm
dẻo được làm bằng các sợi thủy tinh không tiện dụng trong soi BTC [11].
- Nguồn sáng:
Năm 1952, Vulmière đã đem đến một thay đổi lớn khi thay thế chiếc
đèn bên trong có độ chiếu sáng hạn chế do cồng kềnh và làm nóng thiết bị
bằng một chiếc đũa quartz có thể truyền ánh sáng đã được lọc từ một nguồn
sáng mạnh ở bên ngoài . Từ năm 1965 , phương pháp " ánh sáng lạnh " được
phổ cập rộng rãi nhờ kỹ thuật truyền ánh sáng bằng mạng sợi thuỷ tinh không
đồng nhất [11].
1.1.2.3. Phẫu thuật soi BTC
Đến những năm 70 thì kỹ thuật soi BTC được chấp nhận tuy chưa được
phổ biến rộng rãi do sự khó khăn trong điều chỉnh sao cho có hình ảnh đẹp,
nhất là đối với các nhà lâm sàng ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, triển vọng có thể
thực hiện các thao tác trong BTC để điều trị làm cho kỹ thuật này được ưa
chuộng hơn [3].
Milton Goldrath (Detroit) và cộng sự đề xuất sử dụng laser trong nội
soi từ năm 1981. 1989 Vancaille đưa ra phương pháp đốt điện nội mạc TC


10
bằng điện cực đầu tròn, làm giảm rất nhiều tai biến thủng TC. Năm 1996,
Maresh dùng đốt điện để tách dính BTC và cắt vách ngăn BTC [16].
Năm 2017, Christina Alicia Salazar, Keith Isaacson đã có nghiên cứu
cho thấy ứng dụng của soi BTC là rất lớn, phổ biến nhất là trong chẩn đốn và
điều trị polyp TC, dính BTC, điều trị vô sinh, dị dạng TC, u xơ tử cung
(UXTC)... Ước tính 15% - 25% bác sỹ phụ khoa ở Mỹ thực hiện soi buồng
trong chẩn đoán và điều trị [17].

1.1.3. Dụng cụ soi buồng tử cung
1.1.3.1. Nguồn sáng
Để hình ảnh có chất lượng tốt nhất, camera nội soi cần được chiếu sáng
bằng một nguồn sáng mạnh. Có 3 nguồn sáng hay sử dụng là: Xenon, halogen
và metal halide [18].
1.1.3.2. Sợi cáp quang
Nguồn sáng được nối với ống soi bằng cáp sợi thủy tinh, được cấu tạo
bằng một bó gồm rất nhiều các sợi thủy tinh rất nhỏ để dẫn truyền ánh sáng từ
đầu đến cuối sợi cáp, xung quanh được bao bọc bằng một lớp áo bằng chất
dẻo tổng hợp [18].
1.1.3.3. Ống kính soi
Ống soi này là một ống trụ bọc ngồi bằng thép khơng rỉ, ở trong là bó
sợi thủy tinh dẫn truyền ánh sáng bọc quanh hệ thống thấu kính ở trung tâm.
Hệ thống thấu kính gồm một vật kính có trường nhìn rộng và một loạt các
thấu kính hình que bằng thạch anh. Thị kính của ống soi khớp nối với camera.
Vật kính có thể là loại nhìn thẳng 0o hoặc nghiêng 30o, 45o, 50o.
Ống soi cứng có nhiều kích cỡ 1, 2, 3, 5, 10 mm [18].
1.1.3.4. Bao soi BTC
Bao có lỗ đơn: Được tạo bằng một cầu võng cho phép đưa dụng cụ


11
phẫu thuật như kéo, kìm sinh thiết, các sợi và điện cực lối vào bên trong bao
bằng một cửa phẫu thuật được bố trí tại một đoạn gần sát bao, vị trí 12h hoặc
6h. Các nắp cao su hoặc núm cao su phải được lắp phía trên cửa vào này để
ngăn chặn việc làm lộ môi trường khi dụng cụ phẫu thuật được đặt vào. Hạn
chế dụng cụ phẫu thuật được đưa vào bao.
1.1.3.5. Dụng cụ phẫu thuật
Về mặt chức năng, dụng cụ nội soi không khác với dụng cụ mổ mở, tuy
nhiên về mặt hình thái có những khác biệt, nhất là về chiều dài và có nhiều bộ

phận cơ khí. Đó chính là hạn chế chính của phẫu thuật nội soi làm cảm giác
xúc giác quan dụng cụ bị hạn chế.
Một dụng cụ tiêu chuẩn bao gồm bộ phận tay cần có thể có chức năng
khố, cơ cấu xoay và cuối cùng là hàm dụng cụ quyết định chức năng của dụng
cụ đó (dạng chế tạo tương tự như dụng cụ mổ mở). Ngoài ra, dụng cụ nội soi cịn
có thể có bộ phận nối với dao điện để trợ giúp cho q trình phẫu tích.
Một số dụng cụ tiêu biểu như: Kìm phẫu tích, kẹp phẫu thuật, kéo phẫu
thuật, kìm kẹp clip, dụng cụ để gạt tạng,... [18]
1.1.3.6. Thiết bị Video - Camera
Một camera có những đặc tính:
- Độ phân giải chất lượng cao và màu sắc trung thực.
- Một cửa sổ màn trập tự động điều chỉnh tốc độ cao để ngăn ngừa quá
sáng, hệ thống thấu kính zoom, khơng địi hỏi chỉnh nét.
- Khơng ngấm nước hay bị ẩm, dễ khử trùng.
- Đầu camera nhẹ, dễ cầm nắm.
- Thích hợp với nhiều loại telescope, bền và khơng đắt tiền.
- Việc ghi hình liên tục cuộc mổ thực hiện bằng các nối một đầu ghi
CD/VCD hoặc máy tính nhằm thuận tiện cho việc quan sát khi mổ. Đồng thời


12
việc lưu lại hình ảnh cho phép kỹ thuật viên có thể xem lại chi tiết khi có tai
biến - biến chứng, đồng thời có thể lấy làm phương tiện giảng dạy, nghiên
cứu, trao đổi thông tin [18].
1.1.3.7. Các chất trung gian làm căng BTC
a. Khí carbonic (CO2)
Năm 1971, Lindemann báo cáo rằng khoang ảo của TC có thể được
chuyển đổi một cách an toàn thành một khoang thực tế bằng cách tạo ra 40
đến 100 mL CO2 mỗi phút ở áp suất thấp nhất là 200 mmHg [14].
Bất lợi chính của CO2 là tạo bong bóng khí khi có sự xuất hiện của

máu làm cản trở quá trình quan sát [19].
CO2 cần được bơm liên tục để thay thế sự mất khí qua vịi TC, quanh
máy soi và hấp thụ vào bên trong TC. Tốc độ của luồng phải được kiểm tra
thận trọng, đã xảy ra tử vong vì tắc mạch do khí. Nguy cơ tắc mạch do khí tỉ
lệ với tốc độ của luồng khí bơm vào [20].
b. Các dịch có độ nhớt cao
Mơi trường có độ nhớt cao có ưu điểm là khơng hịa trộn với máu, do
đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá khoang nội mạc TC khi có chảy
máu. Chất lỏng có độ nhớt cao thường được sử dụng để làm căng BTC là một
dung dịch hyperosmolar của 32% dextran 70 trong 10% glucose [21].
Dextran 70 cũng có liên quan đến phản vệ, có thể liên quan đến nhạy
cảm trước với dextran từ các nguồn. Tỷ lệ mắc bệnh được xác định là 1: 821
trên diện rộng nghiên cứu trên 5745 bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch, và một
số trường hợp đã được báo cáo kết hợp với việc sử dụng trong soi TC [22].
c. Dung dịch có độ nhớt thấp
- Dextrose 5% gây giảm natri huyết do pha loãng khi quá tải dịch ,
nguy cơ gây ra rối loạn điện giải [23].
- Glycine 1,5% hay còn gọi là glycocolle. Glycine trong sáng về mặt
quang học, không làm tan huyết và không dẫn điện. Sự hấp thụ quá mức


13
của một dung dịch khơng điện giải này có thể gây ra giảm natri huyết và tan
huyết do tăng đáng kể lactat dehydrogenase là một chất phá vỡ hồng cầu.
Theo Magos và cộng sự 1991, glycine được chuyển hoá trong gan và sự phá
vỡ của nó gây ra tăng các gốc amoniac dẫn đến hôn mê, tử vong [23].
-Sorbitol là một dung dịch đường 3% không dẫn điện. Về mặt quang
học thì nó trong và đang được thay thế cho glycine, nó gây tăng tính thẩm
thấu , sự hấp thụ quá mức có thể gây ra đảo lộn glucose trong máu, ở các mức
độ khác nhau cũng như các đảo lộn về điện giải [23].

Mannitol đắt tiền hơn và có thể gây rối loạn đường huyết [23].
-Natri clorua 0,9%, nước muối bình thường thì trong về mặt quang học,
rẻ tiền và có sẵn. Nồng độ các chất điện giải trong dịch này thì xấp xỉ nồng độ
trong máu, sự xâm nhập vào máu quá mức không gây ra bất cứ đảo lộn nào
lớn về điện giải hoặc chuyển hoá, nếu có quá tải về chất dịch này có thể dùng
lợi niệu điều trị. Dung dịch ringer lactat còn sinh lý hơn vì có thêm các ion
Kali [24].
1.1.3.8. Các hệ thống đưa dịch vào
Bơm đơn giản: Đường ống từ túi bơm vào đặt qua một bơm quay đơn
giản, thay đổi tốc độ quay của bơm sẽ thay đổi tốc độ bơm vào [24].
Bơm được điều khiển bởi áp suất: Hamon Hysteromat, K. Storz
Tutthenzen (Đức) đã phát triển một bơm quay điều khiển được áp lực [24].
Khi làm căng BTC, cần chú ý thế tích dịch vào và ra. Nếu thể tích dịch
chảy ra bị thấp hơn 300 ml so với thể tích dịch chảy vào thì phải xem xét kỹ
bởi có thể dịch đi vào lòng mạch hay TC bị thủng [23].
1.1.4. Kỹ thuật soi buồng tử cung.
1.1.4.1. Soi BTC tiếp xúc
Năm 1980, Hamou phát triển một công cụ cho phép soi BTC tồn cảnh
và ở chế độ tiếp xúc có khả năng phóng đại hình ảnh lên đến 150 lần. Toàn
cảnh soi BTC cho thấy các khu vực của nội mạc TC cần kiểm tra thêm; và sau


14
khi BTC bị xì hơi, soi BTC tiếp xúc cung cấp hình ảnh của các khu vực được
phóng đại 80 hoặc 150 lần, tất cả bằng cùng một thiết bị. Hiện tại, mặc dù
phương pháp này được sử dụng để khảo sát sự thông mạch nội mạc TC hoặc
sự thông mạch của tổn thương nghi ngờ là bệnh ác tính, nó khơng được sử
dụng thường xun để đánh giá trong TC [11].
1.1.4.2. Soi BTC từ xa
Là soi BTC với các chất trung gian làm căng BTC , có thể được thực

hiện bằng ống soi mềm hoặc cứng [25].
- Nó được thực hiện rộng rãi cho phép chẩn đoán các bệnh lý trong
BTC và có thể thực hiện các thao tác phẫu thuật [25].
+ Soi bằng ống soi mềm: Hình ảnh tốt hơn nhiều , dễ chẩn đoán và thao
tác các thủ thuật trong BTC. Đầu của các máy uốn cong có thể gập tới 100°
hặc 120° ở bất cứ hướng nào [25].
+ Máy soi BTC ống cứng: Chúng được trang bị một kính soi chéo phía
trước 30° để nhìn, thích hợp các vùng sừng TC và BTC trong tư thế đổ trước
hoặc đổ sau. Có hai loại máy là máy soi BTC luồng đơn và luồng liên tục
[25].
1.1.5. Chỉ định và chống chỉ định của soi BTC
1.1.5.1. Chỉ định soi BTC
Theo các nghiên cứu, chỉ định soi BTC bao gồm [26], [27]:
- Nguyên nhân chảy máu bất thường trong BTC.
- Chẩn đoạn dị dạng TC, dính BTC ở phụ nữ vô sinh.
- Nghi ngờ u xơ ở niêm mạc TC, polyp BTC.
- Chẩn đoán nguyên nhân sẩy thai liên tiếp.
- Soi buồng khi thụ tinh ống nghiệm thất bại nhiều lần.
Soi BTC kèm phẫu thuật khi [28], [29]:



×