Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.31 KB, 24 trang )

Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
Nghĩa tiếng Việt
HỌC HUẾ
AED
Automated ExternalĐẠI
Defibrillator
Máy khử rung tim ngồi tự động
VIỆN ĐÀO
TẠO
MỞ Life
VÀ Support
CƠNG NGHỆ
TIN
APLS
Advanced
Pediatric
Hỗ trợ sựTHÔNG
sống nhi khoa
nâng cao
BANC
Bệnh án nghiên cứu
BN
Bệnh nhân
CPR
Cardiopulmonary Resuscitation
Hồi sinh tim phổi
EMS
Emergency Medical Services
Dịch vụ y tế khẩn cấp
HATB


Huyết áp trung bình
ICU
Intensive Care Unit
Đơn vị chăm sóc đặc biệt
OHCA
Out Hospital Cardiac Arrest
Ngừng tuần hoàn ngoại viện
PBLS TIỂU
Pediatric
Basic
Life Support
Hỗ trợ sựPHÁP
sống cơNGHIÊN
bản cho trẻ
LUẬN
HỌC
PHẦN PHƯƠNG
PCAS
Post Cardiac ArrestCỨU
Syndrome
Hội chứng sau ngừng tuần hoàn
KHOA HỌC
pVT
Pulseless Ventricular Tachycardia Nhịp nhanh thất mất mạch
ROSC
Phục hồi tuần hoàn tự nhiên
Return Of Spontaneous
Circulation
TV
VF


Ventricular fibrillation

Tử vong
Rung thất

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU
TRỊ NGỪNG TUẦN HOÀN
NGOẠI VIỆN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH
VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Họ tên: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
MSSV: 7052900487
Lớp: Nghệ An 6

Hà Nội- 2023


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
1.1. Một số khái niệm về ngừng tuần hoàn.............................................................3
1.2. Dịch tễ.............................................................................................................3
1.3. Nguyên nhân...................................................................................................3
1.4. Cơ chế bệnh sinh.............................................................................................4
1.5. Chẩn đốn........................................................................................................4
1.6. Kết cục của trẻ ngừng tuần hồn ngoại viện....................................................5
1.7. Điều trị............................................................................................................5
1.7.1. Chuỗi hành động trong hỗ trợ sự sống cơ bản cho trẻ em (Pediatric
Basic Life Support - PBLS)........................................................................................5
1.7.2. Các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao ở trẻ em (Advanced
Pediatric Life Support - APLS)..................................................................................5

1.7.3. Điều trị sau ngừng tuần hoàn.......................................................................7
1.8. Các yếu tố tiên lượng.......................................................................................8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................9
2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân......................................................9
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân...................................................................9
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.....................................................................9
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................9
2.2. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................9
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu.......................................................................................9
2.4. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................................10
2.5. Các biến số nghiên cứu..................................................................................10
2.5.1. Nguyên nhân và đặc điểm ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em...............10
2.5.2. Nhận xét kết quả điều trị................................................................................13
2.6. Thu thập và xử lý số liệu...............................................................................13
2.7. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................................14
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................14
3.1. Nguyên nhân, đặc điểm ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em......................14
3.2. Kết quả điều trị ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em...................................14
CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN.....................................................................15
CHƯƠNG 5. DỰ KIẾN KẾT LUẬN......................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.7.3.1. Hướng dẫn điều trị sau ngừng tuần hoàn ở trẻ em...............................7
Bảng 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh..........................................................................14
Bảng 3.2.1. Kết quả điều trị theo khoảng thời gian.................................................14



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngừng tuần hoàn ngoại viện (Out Hospital Cardiac Arrest - OHCA) là vấn
đề sức khoẻ toàn cầu với tỷ lệ tử vong (TV) rất cao ngay cả ở những nước phát
triển,1 và chiếm tới 10% tổng số ca tử vong ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình.2,3 Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association - AHA) hàng
năm có hơn 350.000 người ở Mỹ bị ngừng tuần hồn, trong đó có khoảng 5000 trẻ
sơ sinh và trẻ em, với tỷ lệ tử vong là 90%. 4 Hậu quả của ngừng tuần hồn, gây
thiếu ơ xy não và tổ chức, vì vậy sau khi bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hồn
thành cơng sẽ đối mặt với những tổn thương như: tổn thương não, rối loạn chức
năng cơ tim sau ngừng tuần hoàn, tổn thương thiếu máu - tái tưới máu hệ thống,
bệnh lý gây ngừng tuần hồn.6 Vì vậy hồi sức tồn diện trẻ sau ngừng tuần hoàn là
rất quan trọng để giảm tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh sau này.6
Tỷ lệ cấp cứu ngừng tuần hồn thành cơng khi có tim đập trở lại ở trẻ em
khoảng 64,7%.7 Tuy nhiên tỷ lệ sống của trẻ bị ngừng tuần hồn cịn rất thấp, dao
động từ 6,4 đến 8%.8 Trong đó chỉ có 3,7% trẻ sống mà khơng để lại di chứng thần
kinh hoặc di chứng nhẹ - vừa.9 Ngừng tuần hoàn đã gây ra gánh nặng hết sức nặng
nề cho gia đình và xã hội như: có tỷ lệ tử vong cao, chi phí điều trị bệnh cao, nếu trẻ
sống sót cũng để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, cũng như gây ra
những tổn thương về mặt tinh thần và kinh tế cho gia đình và xã hội 10. Vì vậy việc
nắm vững các kiến thức cũng như kỹ năng thực hành cấp cứu hồi sức ngừng tuần
hoàn cũng như các yếu tố liên quan đến quá trình sử trí cấp cứu hồi sức trẻ ngừng
tuần hồn nhằm giúp giảm tỷ lệ tử vong và di chứng của ngừng tuần hoàn ở trẻ em.
Trên thế giới, ở các nước phát triển đã có nhiều nghiên cứu một cách hệ
thống về trẻ ngừng tuần hoàn ngoại viện nhưng tại các nước đang phát tiển cịn rất ít
nghiên cứu đặc biệt với trẻ em. Cho tới nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên
cứu hệ thống nào về nguyên nhân, đặc điểm, kết quả điều trị trẻ ngừng tuần hoàn
ngoại viện và các yếu tố liên quan; chỉ mới có nghiên cứu của Ngơ Anh Vinh, Lại

Thùy Thanh, Phạm Ngọc Toàn ở 102 trẻ ngừng tuần hoàn về đặc điểm dịch tễ, kết


2

quả sống sót, một số yếu tố liên quan đến kết quả cấp cứu ban đầu có tim trở lại. 7,11
Vì vậy, đề tài: “Nguyên nhân và kết quả điều trị ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ
em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” được tiến hành với 2 mục tiêu:
1. Mô tả nguyên nhân và đặc điểm ngừng tuần hồn ngoại viện ở trẻ em tại khoa
Điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Nhận xét kết quả điều trị ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em tại khoa Điều trị tích
cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về ngừng tuần hồn
Ngừng tuần hồn hay cịn gọi là ngừng tim là sự đình chỉ hoạt động cơ học
của tim; xác định bằng cách không bắt được mạch trung tâm, khơng có phản ứng và
ngừng thở.12
Ngừng tuần hồn ngoại viện (OHCA) là ngừng tuần hoàn xảy ra bên ngoài
cơ sở y tế.13 Phần lớn các ca ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện ở trẻ em xảy ra ở nhà
và khơng có người chứng kiến.14–16
Ngừng tuần hồn nội viện (In Hospital Cardiac Arrest - IHCA) là ngừng tuần
hoàn xảy ra trong các cơ sở y tế và thường có liên quan đến suy hô hấp hoặc sốc. 4
1.2. Dịch tễ
Theo một nghiên cứu tại Bắc Mỹ trong 6 năm từ 2007 đến 2012, tỷ lệ OHCA ở
trẻ em là 8,3 trên 100.000 người mỗi năm. Trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ. Phân bố khác
nhau theo độ tuổi, hay gặp nhất là trẻ sơ sinh chiếm 75,3%; trẻ em chiếm 3,7% và

thanh thiếu niên chiếm 6,3%. Tỷ lệ sống hàng năm dao động từ 6,7 - 10,2%. Tỷ lệ
sống sót cao nhất ở nhóm chu sinh (25%) và thanh thiếu niên (17,3%).17
Tỷ lệ mới mắc khác nhau theo năm khơng có xu hướng giảm.18
Nghiên cứu kết quả hồi sức toàn Châu Á hồi cứu về ngừng tuần hoàn ngoại viện
tiến hành trên 974 trẻ trong 4 năm liên tục từ 2009 - 2012. Có sự khác biệt lớn về
kết quả sống sót giữa bảy quốc gia trong nghiên cứu. Tỷ lệ hồi sức tim phổi của
người ngoài cuộc dao động từ 53,5% (Hàn Quốc), 35,6% (Singapore) đến 11,8%
(UAE). Nhìn chung, 8,6% (phạm vi 0% - 9,7%) trẻ em sống sót để xuất viện. Thanh
thiếu niên có tỷ lệ sống cao nhất (13,8%). 3,7% trẻ em sống sót với kết quả thần
kinh tốt (CPC 1 hoặc 2).1
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngơ Anh Vinh, Lại Thùy Thanh, Phạm
Ngọc Tồn ở 102 trẻ ngừng tuần hoàn, độ tuổi hay gặp nhất là 1 tháng - 12 tháng
chiếm 44%; tỉ lệ nam/nữ là 1,04; thành thị gặp nhiều hơn nông thôn, Tỉ lệ sống sót
đến khi ra viện là 25,7%; tỉ lệ sống sót mà khơng có di chứng là 55,6%.7,11
1.3. Ngun nhân
- Nguyên nhân do tim (12,5%):10,19–21
 Rối loạn nhịp tim (22%): rung thất (Ventricular fibrillation - VF), nhịp
nhanh thất mất mạch (Pulseless Ventricular Tachycardia - pVT), …
 Viêm cơ tim (7 - 35%)
 Bệnh cơ tim (16 - 20%)
 Bệnh tim bẩm sinh (15%)
 Bệnh động mạch vành (15 - 29%)
 Các rối loạn tim khác (4 - 8%)
 Bệnh tim không xác định (7%)
- Ngừng do thiếu oxy/ngạt thở (72,2)17,22,23
- Nguyên nhân khác (15,3%)10
- 4Hs, 4Ts: là 1 số ký tự giúp ghi nhớ nhanh những nguyên nhân ngừng tuần
hồn có thể điều trị được giúp tiếp cận nhanh và khơng bỏ sót.24



4

1.4. Cơ chế bệnh sinh
Tổn thương não sẽ không hồi phục sau 3 - 4 phút ngừng tuần hoàn. Tim có
thể tiếp tục đập 2-3 giờ trong tình trạng thiếu oxy nặng. 25 Ngừng tuần hồn có thể
bắt đầu với các trường hợp: rung thất, nhịp nhanh thất vô mạch, vô tâm thu. Hậu
quả là nhiễm toan, trụy tim mạch, các thay đổi này lại có thể trở thành nguyên nhân
ngừng tuần hồn, dẫn tới vịng xoắn bệnh lý.26
Hội chứng sau ngừng tuần hồn là một tình trạng lâm sàng liên quan đến tổn
thương toàn bộ não, rối loạn chức năng cơ tim, rối loạn tuần hồn, tăng tính dễ bị
nhiễm trùng và bệnh lý gây ngừng tuần hoàn. 27 Bệnh sinh từng được cho là thường
liên quan đến sản xuất các gốc tự do, mặc dù phức tạp hơn như thế. Tình trạng giảm
tưới máu và thiếu máu cục bộ gây ra một loạt các biến đổi: sự phá vỡ cân bằng nội
mơi, hình thành gốc tự do, kích hoạt emzym tiêu protease, phản ứng đáp ứng viêm
toàn thân giống như nhiễm trùng huyết nặng. Sự phá vỡ có thể tiếp tục trong nhiều
giờ hoặc nhiều ngày. Hạ thân nhiệt có thể làm chậm q trình này.28
1.5. Chẩn đốn
Theo tiêu chuẩn ngừng tuần hoàn của Hiệp hội hồi sức cấp cứu Châu Âu năm
2021 khi có 3 dấu hiệu:12
- Khơng bắt được mạch trung tâm
- Khơng có phản ứng
- Ngừng thở
1.6. Kết cục của trẻ ngừng tuần hoàn ngoại viện
Mặc dù đã có nhiều những tiến bộ trong quy trình quản lý và điều trị nhưng
kết cục của trẻ OHCA vẫn luôn rất xấu. Chỉ khoảng 6,4 đến 8% bệnh nhân (BN)
cịn sống; 3,7% trẻ sống sót mà khơng để lại di chứng thần kinh.8,9
1.7. Điều trị
1.7.1. Chuỗi hành động trong hỗ trợ sự sống cơ bản cho trẻ em (Pediatric Basic
Life Support - PBLS)
PBLS gồm các nội dung chính sau:12,29

- Nhận biết tình trạng ngừng tuần hồn bằng đáp ứng kích thích với lời nói và
xúc giác. Gọi trợ giúp.
- Mở thơng đường thở.
- Trong trường hợp có nhiều hơn một người cứu hộ, người cứu hộ thứ hai nên
gọi cho dịch vụ y tế khẩn cấp (Emergency Medical Services - EMS) ngay lập tức.
- Nếu trẻ không phản ứng, không thể thở hoặc thở bất thường, tốt nhất là hô
hấp nhân tạo 5 lần cấp cứu ban đầu.
- Nếu trẻ vẫn không đáp ứng hãy chuyển sang ép tim ngoài lồng ngực ngay 15
lần. Sau 15 lần ép tim nếu vẫn không đáp ứng nên thực hiện 2 lần thổi ngạt rồi tiến
hành xen kẽ nhau (tỷ lệ 15:2). Không được ngừng CPR (Cardiopulmonary
Resuscitation - hồi sinh tim phổi) trừ khi có dấu hiệu tuần hồn rõ ràng hoặc khi
kiệt sức.
- Sử dụng máy khử rung tim ngồi tự động (Automated External
Defibrillator - AED).
- Nếu chỉ có một người cứu hộ nên ngay lập tức bắt đầu hô hấp nhân tạo.


5

1.7.2. Các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao ở trẻ em (Advanced Pediatric
Life Support - APLS)
Lưu đồ 1.7.2.1: Cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao ở trẻ em30
An tồn? – Hãy gọi giúp đỡ
Ngừng tuần hồn được cơng nhận? (bao gồm cả
nhịp tim chậm do thiếu oxy hoặc thiếu máu cục
bộ)
Bắt đầu/tiếp tục PBLS. Giảm thiểu gián đoạn.
Đảm bảo nhóm EMS /ALS được thơng báo.
Gắn máy khử rung tim/máy theo dõi
Đánh giá nhịp tim

Khơng sốc

Có thể sốc

Sốc điện lần 1: 4J/kg

ROSC

Ngay lập tức tiếp tục CPR trong 2ph
Sau lần sốc thứ 3: Amiodarone 5mcg/kg
IV/IO (tối đa 300mg), Adrenalin IV/IO
10mcg/kg ( tối đa 1mg)

Chấm dứt
hồi sức

Cho adrenalin IV/IO
10mcg/kg (tối đa 1mg) càng
sớm càng tốt

Ngay lập tức tiếp tục CPR
trong 2ph

Ngay sau khi
Trong khi CPR:
đạt ROSC:
Đảm bảo CPR chất lượng cao
Tiếp cận theo
Cung cấp thơng khí bằng mặt nạ có túi dự trữ
Khắc phục nguyên

trình tự ABCD
với 100% oxy (cách tiếp cận 2 người)
nhân:
Kiểm sốt độ bão
Tránh tăng thơng khí
Thiếu oxy
hòa Oxy (Sp02
Lập đường truyền (tĩnh mạch, trong xương)
Giảm thể tích máu
94 - 98%) và thở
Sau đó cho adrenaline cứ sau 3 - 5 phút
Tăng/hạ kali, canxi,
máy (CO2 bình
1.7.3.
Điều
trị
sau
ngừng
tuần
hồn
Xả dịch sau mỗi lần dùng thuốc
magnesi máu; hạ
thường)tuần hoàn ở trẻ em6,31
Bảng 1.7.3.1. Hướng dẫn điều trị sau ngừng
Lặp lại amiodarone 5 mg/kg (tối đa 150 mg)
đường huyết
Tránh hạ huyết
sau lần sốc thứ 5
Hành động
MụcTránh

tiêu hạ huyết áp,
áp
Xem xét một đường thở nâng cao và lập thán
hạ hoặc tăng thân
Điều trị ngun

hấp
Đặt
nội
khí
quản

thơng
khí
để
đảm
PaCO
35-40
2
đồ (nếu có điều kiện)
nhiệtmmHg
nhân gây ngừng
Ép tim liên tụcbảo
khi đường
đặt ốngthở
nội và
khíbảo
quản.
bỏ phổi
độc chất

vệThơng
thần kinh tuần hồn- Thơng khí Loại
bảo vệ
khí với tần số (lần/phút): 25 (sơ sinh), 20 (1 - 8
Tràn khí màng
Giám
sát
Capnography
(CO
Bão
hịa
oxy
động
2 cuối thì)
tuổi), 15 (8 - 12 tuổi), 10 (12 tuổi)
phổi, chèn ép tim
Xem xét tăng dần
liềuchỉnh
sốc (tối
đa28J/kg,
tổng
- Điều
FiO
phù hợp
mạch PO2 đạtHuyết
94 - khối
97%(mạch
liều tối đa 360J) đối với VF/pVT kháng trị
vành, phổi)
(≥ 6 lần sốc)



6

- Đặt ống thơng dạ dày và dẫn lưu

Tuần
hồn

Thần
kinh

Quản lý
nhiệt độ

Dịch
Nguyên
nhân

- X quang tim phổi
- Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm

- Mục tiêu đạt huyết áp

và huyết áp động mạch

trung bình (HATB) theo

- Phục hồi thể tích máu bình thường


tuổi, nhưng nếu lo ngại

- Tránh các đợt hạ huyết áp

về việc tăng áp lực sọ

- Sử dung thuốc tăng co bóp/thuốc vận

não ở BN ngừng tuần

mạch/dịch theo tình trạng bệnh để duy

hồn kéo dài, thì điều

trì huyết áp mục tiêu

chỉnh HATB phù hợp

- Quan sát các dấu hiệu tưới máu

để đạt được tưới máu

- Xét nghiệm máu đầy đủ khi nhập ICU

não.

- Bù canxi và magiê nếu giảm

- Đặt ống thông tiểu để


- Điện tâm đồ, siêu âm tim
- An thần

theo dõi lượng nước tiểu
- Nằm đầu cao 30 độ,

- Giãn cơ nếu khó thở, cần hạ thân nhiệt

thơng khí với PaCO2 35

- Quan sát các dấu hiệu thần kinh, co

- 40 mmHg

giật trên lâm sàng, theo dõi điện não đồ

- Thơng tiểu

- Điều trị co giật nếu có

- Duy trì đường huyết 3

- CT scanner sọ não sớm khi có thể

- 10 mmol/L (tránh hạ

- Đường huyết bình thường
- Áp dụng đệm làm mát điều khiển

đường huyết)

- Duy trì thân nhiệt bình

- Sử dụng các biện pháp làm lạnh bên

thường hoặc hạ (32 – 34

ngoài. Nếu dưới nhiệt độ mục tiêu

℃) trong 24 -72h) trong 24 -72h

nhưng > 32°C, làm ấm thụ động cho đến

- Xử lý tăng nhiệt độ

khi mục tiêu đạt được 0,25 - 0,5°C/giờ

(> 37,5℃) trong 24 -72h) với thuốc hạ

- Nếu < 32°C, bắt đầu làm ấm chủ động
- Hạn chế 80% nhu cầu dịch duy trì

sốt trong 3 ngày đầu
- Natri > 140mEq/l.

- Bổ xung chất điện giải theo nhu cầu

- Kali: 4,0 - 4,5 mmol/L

- Cân nhắc cho ăn sớm đường miệng
- Xác định và điều trị các nguyên nhân


- Gắn máy theo dõi nhịp

có thể điều trị được (4Hs, 4Ts)

tim để có dữ liệu phân


7

- Kháng sinh phổ rộng nếu nhiễm trùng
- Tiên lượng chậm ít nhất 72 giờ trừ khi

tích (trong 24h)

có dấu hiệu rối loạn chức năng thân não
- Ý kiến từ bác sĩ thần kinh
Các yếu
tố tiên
lượng

- MRI sọ não: trì hoãn > 72 giờ
- Làm lại điện não đồ trong vòng 7 ngày
- Các điện thế đặc trưng cho cảm giác
thân thể có độ trễ ngắn có thể có ích
- Khám lâm sàng bao gồm kiểm tra chức

năng thân não nếu cần.
1.8. Các yếu tố tiên lượng
- Độ tuổi: tuổi càng lớn tỉ lệ sống càng cao.

- Có người chứng kiến.
- BLS chất lượng cao.
- Nhịp tim ban đầu có thể sốc điện được.
- Sử dụng máy khử rung tim ngồi tự động.
- Có sự hỗ trợ sớm của các dịch vụ y tế khẩn cấp.
- Quản lý tốt các yếu tố sau ngừng tim: nhiệt độ, glucose máu, thông khí, huyết
động.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Tất cả trẻ > 1 tháng tuổi đến 16 tuổi được chẩn đoán và xử trí cấp cứu ngừng
tuần hồn ngoại viện với tiêu chuẩn ngừng tuần hoàn của Hiệp hội Hồi sức cấp cứu
Châu Âu năm 2021, khi đủ cả 3 tiêu chuẩn:12
 Không bắt được mạch trung tâm.
 Khơng có phản ứng.
 Ngừng thở.
- Trẻ được cấp cứu thành cơng sau OHCA (có ROSC) và nhập vào khoa Điều
trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Trẻ ngừng tuần hoàn nội viện.
- Trẻ cấp cứu ngừng tuần hồn khơng thành cơng.
- Gia đình xin ngừng điều trị.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 1 năm từ tháng 6/2023 đến tháng
5/2024 tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên mô tả một loạt ca


8


bệnh.
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận
tiện, lấy tất cả các BN thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu.

2.4. Sơ đồ nghiên cứu
Trẻ ngừng tuần hồn ngoại viện cấp cứu

Gia đình khơng đồng ý

Gia đình đồng ý

Hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm
sàng, thăm dò cận lâm sàng theo
BANC

Không đầy đủ

Loại khỏi nghiên cứu

2.5. Các biến số nghiên cứu

Đầy đủ

Nhóm nghiên cứu: theo dõi
theo phác đồ điều trị sau
ngừng tuần hoàn

Mục tiêu 1:


Mục tiêu 2:

cận lâm sàng

yếu tố liên quan

2.5.1. Nguyên nhân
và đặc
ở trẻ
emcác
Đặc điểm
dịchđiểm
tễ, lâmngừng
sàng, tuần hoàn ngoại
Kết viện
quả điều
trị và
Các BN được ghi nhận các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng tại thời điểm: lúc
mới nhập viện, sau 6h, sau 12h, sau 24h, sau 48h, sau 72h theo mẫu bệnh án nghiên
cứu (BANC). Nếu trẻ được thực hiện xét nghiệm nhiều lần, giá trị nặng nhất trong
khoảng thời gian quan sát được lấy vào BANC.
 Nguyên nhân: biến định tính, chia 2 nhóm:


9

-Khơng thể khắc phục
-Có thể khắc phục (4Hs, 4Ts):
 Thiếu oxy

 Tăng hoặc giảm kali
 Tăng hoặc giảm nhiệt
 Giảm thể tích tuần hồn
 Tràn khí màng phổi áp lực
 Chèn ép tim
 Huyết khối
 Ngộ độc
 Đặc điểm dịch trước khi nhập ICU (Intensive Care Unit - đơn vị chăm sóc
đặc biệt):
- Tuổi: tính bằng năm, biến định lượng, 1-12 tháng (1 tuổi), 13-24 tháng (2
tuổi), 25-36 tháng (3 tuổi). Chia làm 3 nhóm: < 1 tuổi, 1-8 tuổi, > 8 tuổi.
- Giới: biến nhị phân, chia 2 nhóm: nam, nữ.
- Tiền sử bệnh tật: các bệnh trẻ mắc trong q trình sống, biến định tính, chia
các nhóm: khơng có, tim mạch, hơ hấp, tiêu hóa, thần kinh, thận, huyết học, khác.
- Người ngoài cuộc chứng kiến: biến nhị phân, chia 2 nhóm: có, khơng.
- Nhịp tim ban đầu khi ngừng tuần hồn: biến định tính, chia các nhóm: vô
tâm thu, rung thất, nhanh thất mất mạch, không rõ.
- Người tiến hành CPR: biến định tính, chia 2 nhóm: nhân viên y tế, người
chứng kiến.
- Có ROSC khi đến viện: trẻ có dấu hiệu quay trở lại của tuần hoàn tự phát
bao gồm thở, ho hoặc vận động và có thể sờ thấy mạch hoặc huyết áp có thể đo
được; biến nhị phân; chia 2 nhóm: có, khơng.
- Sử dụng máy khử rung tim bên ngoài tự động: biến nhị phân, chia 2 nhóm:
có, khơng.
- Sự hỗ trợ sớm của EMS: biến nhị phân, chia 2 nhóm: có, khơng.
- Hỗ trợ hơ hấp: biến định tính, chia các nhóm: không hỗ trợ, thở oxy
mask/gọng, thở máy không xâm nhập, đã đặt ống nội khí quản.
- Hỗ trợ tuần hồn: sử dung vận mạch/ trợ tim trước khi đến viện, biến nhị
phân, chia 2 nhóm: có, khơng.
 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sau cấp cứu ngừng tuần được điều



10

trị tại khoa Hồi sức tích cực nội
- Hơ hấp:
 PEEP: áp lực dương cuối thì thở ra, biến định tính, chia 2 nhóm: 4 - 8
cmH O và ˃ 8 cmH O, thu thập dựa vào thông số hiện thị trên máy thở và HSBA.
 Vt: thể tích khí lưu thơng, biến định tính, chia 3 nhóm: < 6 ml/kg, 6 - 8
ml/kg, > 8 ml/kg, thu thập dựa vào thông số hiện thị trên máy thở và HSBA.
 Độ bão hòa oxy máu ngoại vi (SpO ): biến định tính, chia 2 nhóm ≥ 94% và
< 94%, thu thập dựa vào monitor và HSBA.
 Áp suất riêng phần của oxy máu động mạch: PaO , biến định tính, chia 3
nhóm: < 60 mmHg), 60 - 100 mmHg), ˃ 100mmHg), thu thập dựa vào xét nghiệm
khí máu động mạch và HSBA.
 Áp suất riêng phần của CO máu động mạch: PaCO 2, biến định tính, chia 3
nhóm: < 35 mmHg, 35 - 45 mmHg, ˃ 45 mmHg, thu thập dựa vào xét nghiệm khí
máu và HSBA.
- Tuần hồn
 Suy tuần hồn: khi có hạ huyết áp so với tuổi; hoặc phải sử dụng thuốc vận
mạch; hoặc có hai trong các dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa, tăng lactate máu động
mạch, thiểu niệu < 0,5 ml/kg/giờ, thời gian đổ đầy mao mạch > 5 giây, biến nhị
phân, chia 2 nhóm có và khơng, dựa vào khám lâm sàng, xét nghiệm khí máu, tham
khảo HSBA.32
 Điểm vận mạch VIS: biến định lượng, tính theo cơng thức: VIS = liều
dopamine (μg/kg/phút) + dobutamine (μg/kg/phút) + 100 x epinephrineg/kg/phút) + dobutamine (μg/kg/phút) + dobutamine (μg/kg/phút) + 100 x epinephrineg/kg/phút) + 100 x epinephrine
(μg/kg/phút) + dobutamine (μg/kg/phút) + 100 x epinephrineg/kg/phút) + 100 x norepinephrine (μg/kg/phút) + dobutamine (μg/kg/phút) + 100 x epinephrineg/kg/phút) + 10 x milrinone (μg/kg/phút) + dobutamine (μg/kg/phút) + 100 x epinephrineg/kg/phút) +
10.000 x vasopressin (UI/kg/phút), ghi nhận giá trị cao nhất trong khoảng thời gian
nghiên cứu, chia 2 mức độ: VIS ≤ 20 và VIS > 20.33
 Lactat: sản phẩm của q trình chuyển hóa tế bào, biến định lượng, chia 2

nhóm ≤ 4 và > 4, ghi nhận trên kết quả khí máu động mạch.
- Thần kinh:
 Tư thế đầu: đầu cao 30 độ, biến định tính, chia 2 nhóm: có, khơng, dựa vào
khám lâm sàng.
 Co giật: tình trạng co cứng, giật rung cơ cục bộ hoặc toàn thể; biến nhị
phân; chia 2 nhóm: có, khơng, dựa vào thăm khám lâm sàng và tham khảo HSBA.
 Đồng tử: biến định tính, chia 3 nhóm: bình thường; giãn, cịn phản xạ; giãn,
mất phản xạ.


11

 Đường huyết: biến định lượng, chia 3 nhóm: < 3 mmol/l, 3 - 10 mmol/l, > 10
mmol/l, dựa vào xét nghiệm sinh hóa máu hoặc khí máu.34
 Natri máu: biến định lượng, chia 3 nhóm: > 150 mmol/l), 140 - 150 mEq/l,
< 140 mmol/l, dựa vào xét nghiệm điện giải đồ máu.35
 Nhiệt độ: biến định lượng, chia nhóm: ≥ 37,5 ℃) trong 24 -72h; 35 - 37,5 ℃) trong 24 -72h; 32 - 35 ℃) trong 24 -72h,
< 32 ℃) trong 24 -72h. dựa vào HSBA và thăm khám lâm sàng.36
- Dịch:
 Nước tiểu: lượng nước tiểu BN tính theo giờ, biến định tính, chia 3 nhóm:
bình thường (≥ 1ml/kg/h); thiểu niệu (0,5 - 1ml/kg/h), vô niệu (< 0,5ml/kg/h); dựa
vào HSBA và thăm khám lâm sàng.32
 Kali máu: biến định lượng, chia 3 nhóm: < 2 mmol/l, từ 2 đến < 3 mmol/l,
từ 3 đến < 3,5 mmol/l), 3,5 - 5mmol/l, > 5mmol/l, dựa vào xét nghiệm điện giải đồ
máu.35
2.5.2. Nhận xét kết quả điều trị
Trẻ OHCA được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực nội và được theo dõi liên tục
đến khi ổn định ra, chuyển khỏi ICU hoặc cho đến khi tử vong, các BN nặng được gia
đình xin về để tử vong được tính là tử vong tại thời điểm ra khỏi khoa. Những BN sống
sót cuối cùng trước khi ra viện sẽ được đánh giá di chứng về thần kinh theo thang điểm

CPC: thuận lợi nếu có CPC 1 và 2; khơng thuận lợi nếu có CPC 3, 4, 5.37 Đánh giá
kết quả điều trị như sau:
Kết quả điều trị tại các thời điểm: sau 28 ngày nhập viện, sau khi ra khỏi khoa,
biến nhị phân, chia 2 nhóm: tốt khi trẻ sống và có kết quả thần kinh thuận lợi, xấu
khi trẻ tử vong, xin về hoặc sống nhưng có kết quả thần kinh không thuận lợi, thu
thập dựa vào khám lâm sàng và HSBA.
2.6. Thu thập và xử lý số liệu
 Tiến hành thu thập số liệu theo mẫu BANC được thiết kế trước.
 Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, nhập và phân tích bằng phần mềm
SPSS 20.0 theo các bước sau:
- Mơ tả và phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu:
 Biến định lượng: tính trung bình, độ lệch chuẩn.
 Biến định tính: tính tỷ lệ phần trăm.
 Khống chế sai số:


12

- Dùng biểu mẫu thu thập số liệu rõ ràng, hợp lý.
- Thơng tin chẩn đốn, điều trị thống nhất, rõ ràng.
- Làm sạch số liệu trước khi xử lý.
- Khi nhập và xử lý số liệu được thực hiện 2 lần để đối chiếu kết quả.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự cho phép của hội đồng đạo đức.
- Tất cả các thông tin của BN và gia đình BN đều được bảo mật.
- Đề cương được thông qua bởi Hội đồng thông qua đề cương luận văn.

CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nguyên nhân, đặc điểm ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em
Bảng 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh

Đặc điểm
Số BN (n)
Tỉ lệ (%)
Nam
Giới
Nữ
1-12 tháng
1-8 tuổi
Tuổi
>8 tuổi
Tuổi trung bình
Tổng
3.2. Kết quả điều trị ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em
Bảng 3.2.1. Kết quả điều trị theo khoảng thời gian
Sống

Thời điểm
n

%

Tử vong, di chứng thần
kinh nặng
n
%

28 ngày
Cuối cùng

CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN

 Nguyên nhân, đặc điểm ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em
- Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới.
- Phân bố bệnh nhân theo tình trạng bệnh nền.
- Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng trước khi
vào ICU.
- Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khi vào ICU.


13

- Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân.
 Nhận xét kết quả điều trị ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em
- Tỷ lệ sống, khơng có di chứng thần kinh hoặc di chứng nhẹ, vừa.
- Tỷ lệ sống có di chứng thần kinh nặng hoặc tử vong.
CHƯƠNG 5. DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Dự kiến kết luận theo mục tiêu và kết quả nghiên cứu


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tham LP, Wah W, Phillips R, et al. Epidemiology and outcome of
paediatric out-of-hospital cardiac arrests: A paediatric sub-study of the
Pan-Asian resuscitation outcomes study (PAROS). Resuscitation.
2018;125:111-117.
2. Iwami T, Nichol G, Hiraide A, et al. Continuous improvements in “chain
of survival” increased survival after out-of-hospital cardiac arrests: a
large-scale population-based study. Circulation. 2009;119(5):728-734.
3. Rao BH, Sastry BKS, Chugh SS, et al. Contribution of sudden cardiac
death to total mortality in India - a population based study. Int J Cardiol.
2012;154(2):163-167.
4. Morgan RW, Kirschen MP, Kilbaugh TJ, Sutton RM, Topjian AA.

Pediatric In-Hospital Cardiac Arrest and Cardiopulmonary Resuscitation
in the United States: A Review. JAMA Pediatr. 2021;175(3):293-302.
5. Navarro-Vargas JR, Díaz JL. Post cardiac arrest syndrome. Colomb J
Anesthesiol. 2014;42(2):107-113.
6. Davis P. Postcardiac Arrest Management In Children Guideline. Univ
Hosp Bristol West. 2022; 1-5.
7. Ngô anh Vinh, Lại Thùy Thanh. Một số yếu tố liên quan đến kết quả cấp
cứu ngừng tuần hồn ở trẻ em. Tạp Chí Học Việt Nam. 2022;516(2).
8. Bimerew M, Wondmieneh A, Gedefaw G, Gebremeskel T, Demis A,
Getie A. Survival of pediatric patients after cardiopulmonary
resuscitation for in-hospital cardiac arrest: a systematic review and metaanalysis. Ital J Pediatr. 2021;47(1):118.
9. Meert KL, Telford R, Holubkov R, et al. Pediatric Out-of-Hospital
Cardiac Arrest Characteristics and Their Association With Survival and
Neurobehavioral Outcome*: Pediatr Crit Care Med. 2016;17(12):e543e550.
10. Abate SM, Nega S, Basu B, Mesfin R, Tadesse M. Global burden of outof-hospital cardiac arrest in children: a systematic review, meta-analysis,
and meta-regression. Pediatr Res. doi:10.1038/s41390-022-02462-5
11. Phạm Ngọc Toàn. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và kết quả điều trị ở trẻ
em ngừng tuần hoàn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp Chí Học Việt
Nam. 2022;511(1).
12. Voorde PV de, Turner NM, Djakow J, et al. European Resuscitation


Council Guidelines 2021: Paediatric Life Support. Resuscitation.
2021;161:327-387.
13. Kamarainen A. Out-of-hospital cardiac arrests in children. J Emerg
Trauma Shock. 2010;3(3):273.
14. Shimoda-Sakano TM, Schvartsman C, Reis AG. Epidemiology of
pediatric cardiopulmonary resuscitation. J Pediatr (Rio J).
2020;96(4):409-421.
15. Gerein RB, Osmond MH, Stiell IG, Nesbitt LP, Burns S, OPALS Study

Group. What are the etiology and epidemiology of out-of-hospital
pediatric cardiopulmonary arrest in Ontario, Canada? Acad Emerg Med
Off J Soc Acad Emerg Med. 2006;13(6):653-658.
16. Atkins DL, Everson-Stewart S, Sears GK, et al. Epidemiology and
outcomes from out-of-hospital cardiac arrest in children: the
Resuscitation Outcomes Consortium Epistry-Cardiac Arrest. Circulation.
2009;119(11):1484-1491.
17. Perkins GD, Gräsner JT, Semeraro F, et al. European Resuscitation
Council Guidelines 2021: Executive summary. Resuscitation.
2021;161:1-60.
18. Kim M, Yu J, Chang H, et al. National Surveillance of Pediatric Out-ofHospital Cardiac Arrest in Korea: The 10-Year Trend From 2009 to 2018.
J Korean Med Sci. 2022;37(44):e317.
19. Bagnall RD, Weintraub RG, Ingles J, et al. A Prospective Study of
Sudden Cardiac Death among Children and Young Adults. N Engl J Med.
2016;374(25):2441-2452.
20. Meyer L, Stubbs B, Fahrenbruch C, et al. Incidence, Causes, and Survival
Trends From Cardiovascular-Related Sudden Cardiac Arrest in Children
and Young Adults 0 to 35 Years of Age. Circulation. 2012;126(11):13631372.
21. Stiles MK, Wilde AAM, Abrams DJ, et al. 2020 APHRS/HRS expert
consensus statement on the investigation of decedents with sudden
unexplained death and patients with sudden cardiac arrest, and of their
families. Heart Rhythm. 2021;18(1):e1-e50.
22. Herlitz J, Engdahl J, Svensson L, Young M, Ängquist KA, Holmberg S.
Characteristics and outcome among children suffering from out of
hospital cardiac arrest in Sweden. Resuscitation. 2005;64(1):37-40.
23. López-Herce J, García C, Domínguez P, et al. Outcome of Out-of-


Hospital Cardiorespiratory Arrest in Children. Pediatr Emerg Care.
2005;21(12):807.

24. Lott C, Truhlár A. Cardiac arrest in special circumstances. Curr Opin
Crit Care. 2021;27(6):642-648.
25. Vũ Văn Đính. Ngừng tuần hồn. Hồi sức cấp cứu toàn tập. Nhà xuất bản
y học. 2003
26. David B, Thomas B.G. and Wilson L. Resuscitation from Cardiac Arrest.
Update in Anaesthesia. 1999, 10 (6), 1.
27. Nolan JP, Neumar RW, Adrie C, et al. Post-cardiac arrest syndrome:
epidemiology, pathophysiology, treatment, and prognostication. A
Scientific Statement from the International Liaison Committee on
Resuscitation; the American Heart Association Emergency
Cardiovascular Care Committee; the Council on Cardiovascular Surgery
and Anesthesia; the Council on Cardiopulmonary, Perioperative, and
Critical Care; the Council on Clinical Cardiology; the Council on Stroke.
Resuscitation. 2008;79(3):350-379.
28. Dalessio L. Post Cardiac Arrest Syndrome. AACN Adv Crit Care.
2020;31(4):383-393.
29. Olasveengen TM, Semeraro F, Ristagno G, et al. European Resuscitation
Council Guidelines 2021: Basic Life Support. Resuscitation.
2021;161:98-114.
30. Van de Voorde P, Turner NM, Djakow J, et al. European Resuscitation
Council Guidelines 2021: Paediatric Life Support. Resuscitation.
2021;161:327-387.
31. Topjian AA, de Caen A, Wainwright MS, et al. Pediatric Post–Cardiac
Arrest Care: A Scientific Statement From the American Heart
Association. Circulation. 2019;140(6):e194-e233.
32. Goldstein B, Giroir B, Randolph A, International Consensus Conference
on Pediatric Sepsis. International pediatric sepsis consensus conference:
definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics. Pediatr Crit
Care Med J Soc Crit Care Med World Fed Pediatr Intensive Crit Care
Soc. 2005;6(1):2-8.

33. Haque A, Siddiqui NR, Munir O, Saleem S, Mian A. Association
between vasoactive-inotropic score and mortality in pediatric septic
shock. Indian Pediatr. 2015;52(4):311-313.
34. Weiss SL, Peters MJ, Alhazzani W, et al. Surviving Sepsis Campaign


International Guidelines for the Management of Septic Shock and SepsisAssociated Organ Dysfunction in Children. Pediatr Crit Care Med J Soc
Crit Care Med World Fed Pediatr Intensive Crit Care Soc.
2020;21(2):e52-e106.
35. Bellomo R, Märtensson J, Eastwood GM. Metabolic and electrolyte
disturbance after cardiac arrest: How to deal with it. Best Pract Res Clin
Anaesthesiol. 2015;29(4):471-484.
36. Fernando SM, Di Santo P, Sadeghirad B, et al. Targeted temperature
management following out-of-hospital cardiac arrest: a systematic review
and network meta-analysis of temperature targets. Intensive Care Med.
2021;47(10):1078-1088.
37. Stiell IG, Nesbitt LP, Nichol G, et al. Comparison of the Cerebral
Performance Category score and the Health Utilities Index for survivors
of cardiac arrest. Ann Emerg Med. 2009;53(2):241-248.



×