Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.26 KB, 67 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA
KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH NĂM 2021

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Lệ Trang
MSV : 7052900509
Lớp : Nghệ An 6
Giáo viên: PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ

Vinh, năm 2022


MỤC LỤ

ĐẶT

VẤN

1

TÀI

3

ĐỀ.................................................................................................


CHƯƠNG

1.

TỔNG

QUAN

LIỆU.......................................................
1.1.

Đại

cương

về

đái

tháo

3

đường...............................................................
1.1.1

Định nghĩa ..........................................................................................

3


Phân loại .............................................................................................

3

1.1.3



3

.

sinh..................................................................................

1.1.4

Chẩn

.
1.1.2
.
chế
đoán

bệnh
đái

tháo

4


.

đường ...................................................................

1.1.5

Các biến chứng thường gặp.................................................................

5

1.1.6

Điều

tháo

5

.

đường........................................................................

1.1.7 Dịch tễ đái tháo đường........................................................................

7

.
trị


đái

.
1.2.

Thực trạng sử dụng thuốc đái tháo đường tại các bệnh viện ở Việt
Nam………………………………………………………………….

20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 26
CỨU...........
2.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 26

2.1.1

Tiêu

.

chọn.............................................................................

chuẩn

lựa 26


2.1.2


Tiêu

chuẩn

.

trừ...............................................................................

2.2.

Thời gian và địa chỉ nghiên cứu.......................................................... 26

2.3.

Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 26

2.4.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................... 28

2.5.

Biến số nghiên cứu.............................................................................. 28

2.6.

Cơng

cụ




phương

loại 26

pháp

thu

thập

dữ 29

liệu...........................................
2.7.

Xử lý và phân tích số liệu…................................................................ 29

2.8.

Sai số và cách khắc phục……............................................................. 29

2.9.

Đạo đức trong nghiên cứu................................................................... 30

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…................................................ 27
3.1.


Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ở bệnh nhân đái tháo
đường tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh từ

3.1.1

27

tháng 01/2021 - 06/2021.....................................................................
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc...................................................... 27

.
3.1.2

ĐTĐ

đổi

phác

đồ

điều 30

.

trị…………......................................................

3.2.


Đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tại khoa
khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh từ tháng 01/2021 –

33

06/2021...............................................................................................
3.2.1

.
Hiệu

.

HbA1c........................................

3.2.2

ĐTĐ

.

đói...............................................

3.2.3

ĐTĐ đổi BMI...................................................................................... 35

quả
đổi


kiểm
nồng

soát
độ

đường

huyết



33

Glucose

máu

lúc

34

.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................. 37


4.1.

Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ở bệnh nhân đái tháo
đường tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh từ

tháng

4.2.

01/2021

37

-

06/2021......................................................................
Đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tại khoa
khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh từ tháng 01/2021 –

06/2021................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

37


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Angiotensin II receptor blockers
ARB
Ức chế thụ thể angiotensin II
Body Mass Index
BMI
Chỉ số khối cơ thể
BN
BYT


Bệnh nhân
Bộ y tế

CBYT

Cán bộ y tế

DPP - 4

Dipeptidyl peptidase 4

ĐTĐ

Đái tháo đường

GLP - 1

Glucagon-like peptide-1

HDL - c

High density lipoprotein cholesterol
Impaired fasting glucose

IFG
Giảm dung nạp glucose lúc đói
Impaired fasting glucose
IGT
Giảm dung nạp glucose lúc đói

LDL - c
TP

Low density lipoprotein cholesterol
Toàn phần

TTĐT

Tuân thủ điều trị

UCMC

Ức chế men chuyển


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
STT

Tên bảng

Tran
g

Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành,

8

không có Thai
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi


9

Bảng 1.3. Phân loại Insulin

12

Bảng 1.4. Đặc tính dược lý và lâm sàng của một số nhóm thuốc hạ
đường huyết

17

Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu

24

Bảng 3.6. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ

27

Bảng 3.7. Các phác đồ điều trị ĐTĐ tại thời điểm ban đầu

28

Bảng 3.8. Tỷ lệ đơn thuốc kiểm soát đường huyết được kê đơn ở
mức liều khuyến cáo

29

Bảng 3.9. Tỷ lệ ĐTĐ đổi phác đồ điều trị ĐTĐ


30

Bảng 3.10. Lý do ĐTĐ đổi phác đồ điều trị

31

Bảng 3.11. Đặc điểm chức năng thận của đối tượng nghiên cứu

31

Bảng 3.12. Sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận

31

Bảng 3.13. Danh mục các thuốc điều trị bệnh mắc kèm

32

Bảng 3.14. Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu

32

Bảng 3.15. Đặc điểm các chỉ số cận lâm sàng tại thời điểm ban đầu

33

(T0)
Bảng 3.16. FPG tại các thời điểm sau 3 tháng, 6 tháng, điều trị

34


Bảng 3.17. Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói từng tháng

34

Bảng 3.18. Sự ĐTĐ đổi nồng độ Glucose máu lúc đói sau 3 tháng, 6

35

tháng
Bảng 3.19. Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói từng tháng

35

Bảng 3.20. Chỉ số BMI tại thời điểm nghiên cứu

35


Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng, 6 tháng

36


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Tên bảng

Tran

g

Hình 1.1. Chiến lược điều trị ĐTĐ typ 2 theo BYT 2020

20

Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu

27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng
glucose máu kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat, lipid và
protein. Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, mắt,
thần kinh và các bệnh tim mạch khác [6]. Bệnh đái tháo đường nếu không được
quản lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến xuất hiện các biến chứng nặng nề trên
nhiều hệ thống và các cơ quan trong cơ thể và gây giảm chất lượng c̣c sống
của người bệnh, thậm chí tử vong [10].
Đái tháo đường được xếp là mợt trong những bệnh mạn tính, bệnh nhân đái
tháo đường phải sử dụng thuốc suốt đời để làm giảm các triệu chứng và biến
chứng do tăng glucose máu gây ra. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường phải tốn
mợt chi phí điều trị bệnh khơng hề nhỏ, đây quả thực là một gánh nặng không
chỉ với bệnh nhân nói riêng mà cả tồn xã hợi nói chung [18]. Cùng với sự phát
triển của Y Dược học, ngày càng có nhiều thuốc điều trị đái tháo đường được
đưa vào sử dụng, phong phú và đa dạng về dược chất, dạng bào chế cũng như
giá cả, mang lại nhiều thuận lợi trong việc điều trị bệnh song cũng là một thách
thức không hề nhỏ trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc một các hợp lý đảm
bảo: hiệu quả, an toàn và kinh tế.
Hiện nay, hầu hết các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán đái tháo đường

thường được điều trị bệnh ngoại trú bằng cách kết hợp giữa việc dùng thuốc, chế
độ ăn và luyện tập. Lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm và ủng hộ các phương
pháp tiếp cận nhằm nâng cao việc sử dụng trong trong điều trị đái tháo đường,
cũng như tăng hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân theo chương trình trọng điểm
quốc gia.
Vì vậy, chúng tơi tiến hành đánh giá tình trạng sử dụng thuốc trên bệnh
nhân đái tháo đường nhằm nâng cao việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị
ngoại trú này. Tuy nhiên việc phân tích về tình hình sử dụng các thuốc điều trị
đái tháo đường, đặc biệt là đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng thuốc đái
tháo đường trên các bệnh nhân này vẫn chưa có nhiều đánh giá. Xuất phát từ
thực tế này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
1


“Phân tích hiệu quả sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường tại
khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2021” với mục
tiêu như sau:
1.

Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ở bệnh nhân đái tháo

đường tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh từ tháng
01/2021 – 06/2021.
2.

Đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tại khoa khám

bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh từ tháng 01/2021 – 06/2021.

2



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Đại cương về đái tháo đường

1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân,
bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính phối hợp với rối
loạn chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết
insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai.
1.1.2. Phân loại
Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính:
- Đái tháo đường typ 1: do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin
tuyệt đối.
- Đái tháo đường typ 2: do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển
trên nền tảng đề kháng insulin.
- Đái tháo đường thai kỳ: là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa
hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2
trước đó.
- Đái tháo đường do nguyên nhân khác: ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường
do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Đái tháo đường typ 1: Đặc trưng của ĐTĐ typ 1 là sự thiếu hụt insulin
tuyệt đối. Các tế bào β tuyến tụy chủ yếu bị phá hủy bởi chất trung gian miễn
dịch, hiếm trường hợp là ĐTĐ typ 1 vô căn hoặc tự phát. Do đó phải sử dụng
insulin ngoại lai để duy trì chuyển hoá, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton

có thể gây hôn mê, tử vong.
Đái tháo đường typ 2: Có 2 yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ
chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 là kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với
nhau [10].
3


- Rối loạn tiết insulin: Nghĩa là tế bào β đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản
xuất insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho
chuyển hóa glucose bình thường, những rối loạn đó có thể là:
+ Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin.
+ Bất thường về số lượng tiết insulin.
- Tình trạng kháng insulin: Có thể thấy ở hầu hết các đối tượng ĐTĐ typ 2
và tăng glucose máu xảy ra khi khả năng bài xuất insulin của các tế bào β đảo
tụy không đáp ứng thỏa đáng nhu cầu chuyển hóa. Hình thức kháng insulin cũng
rất phong phú bao gồm, giảm khả năng ức chế sản xuất glucose (gan), giảm khả
năng thu nạp glucose (ở mô ngoại vi) và giảm khả năng sử dụng glucose (ở các
cơ quan).
1.1.4. Chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây:
a, Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/Dl (hay 7 mmol/L) hoặc:
b, Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
c, HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện
bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d, BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng
glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL(hay
11,1 mmol/L).
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngừng chẩn đoán trong cùng 1
mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c;

riêng tiêu chí d: chỉ cần mợt lần xét nghiệm duy nhất.
Những điều cần lưu ý:
+ Glucose huyết đói được đo khi BN nhịn ăn (không uống nước ngọt, có
thể uống nước lọc, nước đun sơi để ng̣i) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói
qua đêm từ 8 - 14 giờ).
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực
hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm
4


trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250 - 300
mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng
150 - 200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và khơng
sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết. Định lượng glucose huyết tương tĩnh
mạch.
- Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes):
+ Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nếu glucose huyết tương ở thời điểm 2
giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống từ 7,8mmol/l đến
11,0 mmol/l.
+ Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG): nếu glucose huyết tương lúc đói
(sau
ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l đến 6,9 mmol/l và glucose huyết tương ở thời điểm 2
giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose máu dưới 7,8 mmol/l.
+ Mức HbA1c từ 5,6% đến 6,4%.
1.1.5. Các biến chứng thường gặp [10]
- Biến chứng cấp tính: Các biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thường là
hậu quả của chẩn đoán ṃn, điều trị khơng thích hợp hoặc do bệnh gian phá
hoặc nhiễm kh̉n cấp tính:
+ Hơn mê nhiễm toan ceton.
+ Hạ glucolse máu.

+ Hôn mê nhiễm toan acid lactic.
+ Các bệnh nhiễm trùng cấp.
- Biến chứng mạn tính: Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ rất hay gặp,
thậm chí các biến chứng này có ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện.
+ Biến chứng mạch máu lớn.
+ Biến chứng mạch máu nhỏ:
+ Bệnh lý bàn chân.
+ Biến chứng mắt.
+ Biến chứng thận.
+ Biến chứng thần kinh ngoại vi.
5


1.1.6. Điều trị đái tháo đường
1.1.6.1. Nguyên tắc chung
Hướng dẫn điều trị chỉ áp dụng cho những người mắc bệnh đái tháo đường
typ 2 ở giai đoạn không có những bệnh cấp tính, như nhồi máu cơ tim, nhiễm
trùng cấp, hoặc phẫu thuật, hoặc ung thư.
Hướng dẫn điều trị này không áp dụng cho người dưới 18 tuổi mắc bệnh
đái tháo đường typ 2.
- Mục đích:
Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức
độ sinh lý, đạt được mức HbA1C lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên
quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường.
Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
- Nguyên tắc:
Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp
điều trị bệnh đái tháo đường.
Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì
số đo đái tháo đường hợp lý, phịng, chống các rối loạn đơng máu.

Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh
nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).
- Mục tiêu điều trị
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành,
khơng có thai
Mục tiêu

Chỉ số

HbA1c
< 7% (53mmol/mol)
Glucose huyết tương mao 80 - 130 mg/dL (4,4 - 7,2 mmol/L)*
mạch lúc đói, trước ăn
Đỉnh glucose huyết tương < 180 mg/dL (10,0 mmol/L)*
mao mạch sau ăn 1 - 2 giờ
Đái tháo đường
Tâm thu < 140 mmHg, Tâm trương < 90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận, hoặc có yếu tố nguy
cơ tim mạch do xơ vữa cao: Đái tháo đường <
6


130/80 mmHg
LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu

Lipid máu

chưa có biến chứng tim mạch
LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã
có bệnh tim mạch vữa xơ, hoặc có thể thấp hơn

<50 mg/dL nếu có yếu tố nguy cơ xơ vữa cao
Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam
và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ
* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau.
Mục tiêu có thể thấp hơn (HbA1c < 6,5%) ở BN trẻ, mới chẩn đoán, không
có các bệnh lý tim mạch, nguy cơ hạ glucose máu thấp.
Ngược lại, mục tiêu có thể cao hơn (HbA1c từ 7,5 – 8%) ở những BN lớn
tuổi, mắc bệnh đái tháo đường đã lâu, có nhiều bệnh lý đi kèm, có tiền sử hạ
glucose máu nặng trước đó.
Cần chú ý mục tiêu glucose huyết sau ăn (sau khi bắt đầu ăn 1 – 2 giờ) nếu
đã đạt được mục tiêu glucose huyết lúc đói nhưng chưa đạt được mục tiêu
HbA1c.
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi
Tình trạng sức

Cơ sở để

HbA1c

Glucose

Glucose

Đái

khỏe

chọn lựa


(%)

huyết lúc đói

lúc đi

tháo

hoặc trước

ngủ

đường

Mạnh khỏe
Cịn sống lâu <7,5%
Nhiều bệnh, sức Kỳ
vọng <8,0%
khỏe trung bình

sống

bình
Nhiều bệnh phức Khơng

ăn (mg/dL)
90 - 130
90 - 150

(lmg/dL) mmHg

90 - 150 <140/90
100 - 180 <140/90

100 - 180

110 - 200 <150/90

trung
còn <8,5%

tạp hoặc bệnh sống lâu
nguy kịch/ sức
khỏe kém
7


* Đánh giá về kiểm soát đường huyết:
Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người
bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (và những người có đường huyết được kiểm soát
ổn định).
Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được ĐTĐ đổi
liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết.
Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa
bệnh để tạo cơ hội cho việc ĐTĐ đổi điều trị kịp thời hơn.
1.1.6.2. Hướng dẫn điều trị ĐTĐ
- Hướng dẫn điều trị ĐTĐ theo BYT năm 2020
Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh mà quyết
định phương pháp điều trị. Trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose
máu thấp, chưa có biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi
sát trong 3 tháng, nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc.


Hình 1.1. Hướng dẫn điều trị ĐTĐ typ 2 theo BYT 2020
1.1.6.3. Thuốc điều trị đái tháo đường
- Nguyên tắc lựa chọn thuốc
8


Nếu HbA1C trên 9,0% mà mức glucose huyết tương lúc đói trên 13,0
mmol/l có thể chỉ định hai loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp.
Nếu HbA1C trên 9,0% mà mức glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l có
thể xét chỉ định dùng ngay insulin.
Bên cạnh việc điều chỉnh lượng glucose máu phải đồng thời lưu ý cân bằng
các thành phần lipid máu, các thông số về đông máu, duy trì số đo đái tháo
đường…
Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm soát mức glucose trong máu bao gồm
mức glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, đặc biệt là mức HbA1C được đo
từ 3 đến 6 tháng/lần.
Thầy thuốc phải nắm vững cách sử dụng các thuốc hạ glucose máu bằng
đường uống, sử dụng insulin, cách phối hợp thuốc trong điều trị và những lưu ý
đặc biệt về tình trạng người bệnh khi điều trị bệnh đái tháo đường.
Đối với các cơ sở y tế không thực hiện xét nghiệm HbA1C, đánh giá theo
mức glucose huyết tương trung bình [20].
- Liệu pháp dùng thuốc
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của BYT năm 2014 và
hướng dẫn mới nhất năm 2017, hướng dẫn điều trị ĐTĐ của ADA 2016, thuốc
đầu tiên được lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là metformin nếu
không có chống chỉ định và dung nạp. Nếu bệnh nhân không dung nạp với
metformin có thể dùng sulfonylurea trong chọn lựa khởi đầu.
Nếu bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ typ 2 với triệu chứng điển hình hoặc
HbA1C hoặc đường huyết cao, xem xét điều trị insulin, kèm hoặc không kèm

thuốc khác, ngay từ đầu (cần thận trọng tránh nguy cơ hạ glucose huyết khi khởi
đầu điều trị bằng sulfonylurea, insulin, đặc biệt khi glucose huyết ban đầu không
cao và bệnh nhân lớn tuổi) [17].
Nếu đơn vị liệu metformin với liều tối đa dung nạp được khơng đạt được
hoặc duy trì mục tiêu HbA1C trong 3 tháng, thêm thuốc uống thứ 2, đồng vận
GLP – 1 hoặc insulin.
- Thuốc:
9


Thuốc điều trị ĐTĐ được chia thành hai nhóm: Insulin và thuốc hạ đường
huyết dạng uống (non – insulin).
a) Insulin
- Cơ chế: thúc đẩy vận chuyển glucose vào nội bào ở tế bào đích và ức chế
phân hủy glycogen ở gan, qua đó làm giảm glucose huyết tương.
Tác dụng không mong muốn: hạ đường huyết quá mức, dị ứng với insulin
động vật, teo mô mỡ tại nơi tiêm, gây tăng cân.
Insulin là thuốc điều trị ĐTĐ duy nhất được sử dụng rộng rãi cho cả ĐTĐ
typ 1 và typ 2, hạ đường huyết nhanh, mạnh, ngay cả khi các thuốc điều trị ĐTĐ
dạng uống đã khơng cịn tác dụng.
- Phân loại Insulin: theo thời gian bắt đầu có tác dụng sau khi tiêm, thời
gian đạt đỉnh nồng độ trong máu và thời gian duy trì tác dụng.
Bảng 1.3. Phân loại Insulin

Thời gian
Loại Insulin

bắt đầu có
tác dụng


Insulin tác

15 phút

Thời gian duy
trì nồng độ
đỉnh trong
máu
1h

Thời
gian
kéo dài

Các chế phẩm

tác
dụng
2 – 4h

dụng nhanh

Insulin
glulisine,
lispro, arpart

Insulin tác

30 phút


2 – 3h

3 – 6h

dụng ngắn
Insulin tác

Insulin NPH:
Humulin R

2 – 4h

4 – 12h

12 – 18h

dụng trung

Insulin NPH:
Humulin N

bình
Insulin tác

Vài giờ

24h

dụng kéo dài


Insulin
detemir,
glargine

10


Insulin trộn (mixtard, Novomix): là sự kết hợp theo tỷ lệ nhất định một số
loại Insulin trên với nhau, đem lại sự thuận tiện cho người sử dụng nếu cần dùng
một phác đồ Insulin phức tạp.
b) Thuốc điều trị ĐTĐ dạng uống
- Nhóm sulfonylurea
Cơ chế: kích thích tế bào beta đảo tụy tiết Insulin, tăng số lượng receptor
Insulin ở tế bào đích.
Tác dụng khơng mong muốn: hạ đường hút quá mức, mỏi cơ, vàng da,
gây tăng cân.
Gồm 2 thế hệ: thế hệ 1 (tolbutamid, chlopropamid…) ra đời từ những năm
1950, thế hệ 2 (glyburid, gliclazid, glimepirid…) được sử dụng phổ biến ngày
nay, do giá thành rẻ, ít tác dụng khơng mong muốn và có kinh nghiệm điều trị
lâu năm so với các thuốc hạ đường huyết khác.
- Nhóm biguanid
Cơ chế: đây là nhóm thuốc hạ ĐH đa cơ chế: ức chế hấp thu glucose ở ruột,
tăng nhạy cảm của tế bào đích với glucose, kích thích phân hủy và ức chế tái tạo
glucose ở gan.
Tác dụng không mong muốn: miệng có vị kim loại, tiêu chảy, buồn nôn,
nhiễm toan lactic.
Metformin là một biguanid được sử dụng rộng rãi, là chỉ định đầu tay và
xuyên suốt trong quá trình điều trị ĐTĐ, do các ưu điểm: giá rẻ, không gây tăng
cân, ít gây hạ đường huyết quá mức, có kinh nghiệm điều trị lâu năm.
- Nhóm ức chế alpha glucosidase

Cơ chế: ức chế enzyme alpha glucoseidase ở ruột non, làm giảm hấp thu
glucose sau ăn. Do đó, thuốc chỉ chống tăng đường huyết sau ăn, không có tác
dụng hạ đường huyết, thường dùng phối hợp thuốc khác trong điều trị ĐTĐ.
Thuốc đại diện: Acarbose (glucobay).
Tác dụng không mong muốn: làm chậm quá trình hấp thu cacborhydrat gây
đầy bụng, tiêu chảy.
- Nhóm chủ vận receptor GLP – 1 (glucagon like peptide 1)
11


Cơ chế: GLP – 1 là hormone do tế bào ṛt bài tiết, có tác dụng kích thích
tiết Insulin, giảm tiết glucagon ở tụy. Thuốc chủ vận receptor GLP – 1 có tác
dụng tương tự GLP – 1 trên receptor của nó. Do đeó, thuốc làm hạ đường huyết.
Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, chán ăn
Chủ vận GLP – 1 gây giảm cân và ít gây hạ đường huyết quá mức, nên có
thể phối hợp với các thuốc hạ đường huyết gây tăng cân.
Các thuốc đại diện: exenatid, liraglutid.
- Nhóm ức chế emzyme DPP – 4 (dipeptidyl peptidase 4)
Cơ chế enzyme DPP – 4 gây phân cắt làm mất hoạt tính của GLP – 1 nợi
sinh, thuốc ức chế enzyme này giúp bảo toàn tác dụng của GLP – 1, làm hạ
đường hút.
Tác dụng khơng mong muốn: ít gặp, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết
niệu, hô hấp hoặc viêm tụy.
Nhóm ức chế DPP – 4 là nhóm thuốc mới, bắt đầu được phê duyệt năm
2006 bởi FDA. Hiện nay có 4 thuốc được sử dụng trong điều trị: sitagliptin,
vildagliptin, saxagliptin và linagliptin.
- Nhóm thiazolidindion
Cơ chế: tăng nhạy cảm Insulin ở tế bào đích.
Thuốc đại diện: Pioglitazon, Rosiglitazon.
Tác dụng không mong muốn: gây tăng cân, suy tim, phù, gãy xương, tăng

nguy cơ ung thư bàng quang. Vì những tác dụng không mong muốn nặng nề,
Pioglitazon đã bị tạm ngừng cấp số đăng ký tại Việt Nam từ năm 2012.

12



×