Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.59 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đình Tuấn
Lớp: Nghệ An 6
Mã sinh viên: 7052900526


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
VÀ NỒNG ĐỘ HEMOGLOBIN Ở TRẺ SƠ SINH BỆNH

GIAI ĐOẠN SƠ SINH SỚM TẠI KHOA NHI - SƠ SINH
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nhóm nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện

:

Nguyễn Thị Thúy An
Trần Thị Anh Thái
Nguyễn Đình Tuấn


Khoa Nhi - Sơ Sinh

NGHỆ AN, NĂM 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU...................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1
1.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................3

Thời kỳ sơ sinh và phân loại sơ sinh..............................................................3

1.1.1

Thời kỳ sơ sinh..........................................................................................3

1.1.2

Phân loại sơ sinh........................................................................................3

1.1.2.1

Sơ sinh đủ tháng (SSĐT)....................................................................4

1.1.2.2

Sơ sinh đẻ non (SSĐN).......................................................................5


1.1.2.3

Sơ sinh già tháng (SSGT)....................................................................6

1.2

Một số nét khái quát về đặc điểm dinh dưỡng của trẻ sơ sinh........................6

1.2.1

Sơ sinh nhẹ cân..........................................................................................7

1.2.2

Sơ sinh quá cân..........................................................................................9

1.3

Một số nét khái quát về đặc điểm hemoglobin giai đoạn sơ sinh...................9

1.4
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tình trạng dinh dưỡng và sự biến đổi
nồng độ hemoglobin máu của trẻ sơ sinh giai đoạn sơ sinh sớm.............................13
1.4.1 Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ sơ sinh trong giai đoạn sơ
sinh sớm............................................................................................................... 13
1.4.2

Nghiên cứu về biến đổi nồng độ Hb máu giai đoạn sơ sinh sớm.............15


1.4.2.1

Giảm nồng độ hemoglobin máu........................................................15

1.4.2.2

Đa hồng cầu......................................................................................18

CHƯƠNG 2
2.1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................19

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................19

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu..............................................................................19

2.1.2

Thời gian nghiên cứu...............................................................................19

2.2

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................20

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu.................................................................................20


2.2.2

Cỡ mẫu nghiên cứu..................................................................................20

2.2.3

Các biến số nghiên cứu............................................................................21

2.2.4

Cách xác định và tiêu chuẩn đánh giá các biển số...................................22

2.2.4.1

Các biến số nghiên cứu về con..........................................................22

2.2.4.2

Các biến số nghiên cứu về mẹ...........................................................23


2.2.4.3

Tiêu chuẩn chẩn đoán một số bệnh lý giai đoạn sơ sinh....................23

2.2.5

Các bước tiến hành..................................................................................27


2.2.6

Xử lý số liệu............................................................................................28

2.2.7

Đạo đức nghiên cứu.................................................................................29

CHƯƠNG 3
3.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 30

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:............................................................30

3.2
Tình trạng dinh dưỡng và nồng độ Hemoglobin của sơ sinh bệnh lý giai đoạn
sơ sinh sớm:.............................................................................................................30
3.2.1

Tình trạng cân nặng lúc sinh....................................................................30

3.2.2

Phân bố cân nặng theo lứa tuổi thai.........................................................31

3.2.3

Phân bố cân nặng theo bệnh lý.................................................................31


3.3
Các yếu tố liên quan từ mẹ đến tình trạng nhẹ cân và thiếu máu ở trẻ sơ sinh
bệnh lý:.................................................................................................................... 32
3.3.1

Yếu tố từ mẹ liên quan đến tình trạng nhẹ cân.........................................32

3.3.1.1

Yếu tố liên quan tăng cân trong thai kỳ.............................................32

3.3.1.2

Yếu tố liên quan bất thường nhau thai, dây rốn:................................32

3.3.1.3

Yếu tố liên quan đến mẹ thiếu máu...................................................33

3.3.2

Một số yếu tố từ mẹ liên quan đến nồng độ Hb máu................................33

3.3.2.1

Yếu tố liên quan đến cân nặng tăng trong thai kỳ.............................33

3.3.2.2

Yếu tố liên quan bất thường rau, dây rốn..........................................33


3.3.2.3

Yếu tố liên quan đến tiền sản giật.....................................................34

3.3.2.4

Yếu tố liên quan mẹ thiếu máu..........................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................35
PHIẾU NGHIÊN CỨU................................................................................................40


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ Lubchenco về cân nặng theo tuổi thai...........................................4
Biểu đồ 1.2 Biếu đồ biểu diễn mối liên quan giữa các mức Hb...................................18
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Phân loại sơ sinh theo tuổi thai và cân nặng..................................................3
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu............................................................................20
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phân độ già tháng Cliffort...............................................................................6
Bảng 1.2 Nồng độ hemoglobin và hematocrit trung bình của trẻ sơ sinh.....................12
Bảng 1.3 Nồng độ hemoglobin và hen stocrit ở trẻ sơ sinh đủ tháng...........................12
Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................................30
Bảng 3.2 Tình trạng cân nặng lúc sinh.........................................................................30
Bảng 3.3 Phân bố cân nặng theo lứa tuổi thai.............................................................31
Bảng 3.4 Phân bố cân nặng theo bệnh lý....................................................................31
Bảng 3.5 Yếu tố liên quan tăng cân trong thai kỳ........................................................32
Bảng 3.6 Yếu tố liên quan bất thường nhau tiền đạo...................................................32

Bảng 3.7 Yếu tố liên quan mẹ có nhau bong non.........................................................32
Bảng 3.8 Yếu tố liên quan trường hợp có nhau quấn cổ, nhau thắt nút........................32
Bảng 3.9 Yếu tố liên quan đến mẹ thiếu máu..............................................................33
Bảng 3.10 Yếu tố liên quan đến cân nặng tang trong thai kỳ.......................................33
Bảng 3.11 Yếu tố liên quan mẹ có rau tiền đạo...........................................................33
Bảng 3.12 Yếu tố liên quan rau bong non....................................................................34
Bảng 3.13 Yếu tố liên quan đến tiền sản giật...............................................................34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn hiện nay, những tiến bộ về khoa học và kĩ thuật đã cải thiện không
ngừng sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn còn hơn 8 triệu trẻ dưới 5
tuổi tử vong, chủ yếu xảy ra trong thời kì sơ sinh. Trong số đó, tỷ lệ tử vong sơ sinh
trong giai đoạn sơ sinh sớm chưa có dấu hiệu thuyên giảm, chiếm 38% năm 2000 và
năm 2010 vẫn chiếm 40%. Chính vậy, mục đích tăng cường tỷ lệ sống sót của trẻ em
sẽ không đạt được nếu không giảm đáng kể tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Ước tính mỗi
năm có gần 4 triệu trẻ tử vong trong bốn tuần đầu tiên của cuộc sống, gần 2/3 trong số
đó xảy ra trong tuần lễ đầu và nguy cơ tử vong cao nhất là 24 giờ đầu sau sinh và đặc
biệt xảy ra chủ yếu ở những đối tượng sơ sinh có kèm theo nguy cơ về tinh trạng dinh
dưỡng như sơ sinh đẻ non, sơ sinh nhẹ cân, sơ sinh quá cân, thiếu máu. Có thể nói cân
nặng của trẻ lúc sinh là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai cũng như
bệnh tật của bà mẹ trong quá trình mang thai.
Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc năm 2000, trên toàn thế giới có hơn
20 triệu trẻ sơ sinh sinh ra có cân nặng thấp < 2500 gam, trong số đó tập trung chủ yếu
ở những quốc gia đang phát triển ở Châu Á (72%) và Châu Phi (chiếm 22%).
Hiện nay ở Việt Nam, theo thống kê năm 2011, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân vẫn còn chiếm
khá cao (5,1%) gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số. Trẻ sơ sinh nhẹ cân là yếu tố
thuận lợi hàng đầu gây tử vong chu sinh, bệnh tật trong giai đoạn sơ sinh và để lại

nhiều hậu quả cho sự phát triển của trẻ sau này. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nhẹ cân
trong năm đầu cao hơn 4 đến 10 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh >2500 gam.
Một đặc điểm quan trọng khác trong thời kỳ sơ sinh sớm đó là sự biến đổi bất thường
của nồng độ hemoglobin (Hb) máu cũng góp phần trong mơ hình bệnh tật ở trẻ giai
đoạn sơ sinh sớm. Bất kì thời điểm nào, sự biến đổi nồng độ hemoglobin cung cấp chỉ
điểm quan trọng của quá trình bệnh lý cơ bản. Nồng độ hemoglobin tăng hoặc giảm
nếu không được phát hiện, chẩn đốn, điều trị sớm thì có thể làm cho tình trạng bệnh
lý của trẻ sơ sinh trầm trọng hơn và có khi dẫn đến tử vong. Trẻ đẻ non có biểu hiện
thiếu máu sớm và chậm do thiếu tổng hợp và/hoặc thiếu đáp ứng với erythropoietine,


2
dự trữ sắt và folate kém, trong khi đó sơ sinh đẻ yếu, suy dinh dưỡng bào thai có nguy
cơ bị đa hồng cầu. Điều này cho thấy rằng, tình trạng dinh dưỡng và nồng độ
hemoglobin ở trẻ sơ sinh có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Một số nghiên cứu trước
đây chỉ ra rằng tình trạng thai nghén, dinh dưỡng, bệnh lý của người mẹ trong thời kỳ
mang thai là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tinh trang dinh dưỡng và biến đổi
hemoglobin ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ,
phát hiện sự biến đổi nồng độ Hemoglobin máu sau khi sinh và các yếu tố nguy cơ từ
mẹ đóng vai trị cực kì quan trọng trong cơng tác chăm sóc, dự dốn, phát hiện sớm
những bệnh lý theo mơ hình bệnh tật và điều trị kịp thời trong giai đoạn sơ sinh sớm sẽ
góp phần đáng kể trong giảm tỷ lệ tử vong. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên
cứu tình trạng dinh dưỡng và nồng độ Hemoglobin ở trẻ sơ sinh bệnh lý giai đoạn
sơ sinh sớm tại khoa Nhi – Sơ Sinh Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An” được
tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nồng độ Hemoglobin ở trẻ sơ sinh bệnh lý giai
đoạn sơ sinh sớm tại khoa Nhi – Sơ sinh bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan từ mẹ đến tình trạng nhẹ cân và nồng độ
hemoglobin ở trẻ sơ sinh bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm.



3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1 Thời kỳ sơ sinh và phân loại sơ sinh
1.1.1 Thời kỳ sơ sinh
Thời kỳ sơ sinh bắt đầu kể từ khi trẻ ra đời cho đến hết 28 ngày tuổi. Đây là thời kỳ
chuyển tiếp từ giai đoạn thai nhi phụ thuộc vào mẹ trong buồng tử cung sang giai đoạn
độc lập, thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung, bao gồm các giai đoạn:
Giai đoạn sơ sinh sớm: từ 1-7 ngày tuổi
Giai đoạn sơ sinh muộn: từ 8– 28 ngày tuổi
Giai đoạn chu sinh: gồm giai đoạn thai muộn (3 tháng cuối) và giai đoạn sơ
sinh sớm (7 ngày đầu sau sinh).
1.1.2 Phân loại sơ sinh
Phải phân loại sơ sinh để có kế hoạch chăm sóc và tầm sốt sớm bệnh lý của từng loại
sơ sinh giúp điều trị sớm nhằm hạn chế tử vong sơ sinh.
Phân loại trẻ sơ sinh theo tuổi thai và cân nặng:
SSĐN < 37 tuần

Cân nặng tương ứng tuổi thai

SSDT 37- <42 tuần

Cân nặng thấp so tuổi thai

SSGT ≥ 42 tuần

Cân nặng lớn so tuổi thai

Sơ đồ 1.1 Phân loại sơ sinh theo tuổi thai và cân nặng

Đánh giá cân nặng theo tuổi thai:


Sơ sinh có cân nặng thấp so với tuổi thai: cân nặng theo lứa tuổi dưới đường cong
10 bách phân vị trên biểu đồ Lubchenco.



Sơ sinh cân nặng trong ứng tuổi thai: Cân nặng theo lứa tuổi năm trong miền giới
hạn từ trên đường cong 10 bách phân vị đến đường cong 90 bách phân vị trên biểu
đồ Lubchenco.


4


Sơ sinh nặng cân lớn hơn so với tuổi thai: cân nặng theo lứa tuổi nằm trên đường
cong 90 bách phân vị trên biểu đồ Lubchenco.

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ Lubchenco về cân nặng theo tuổi thai
1.1.2.1 Sơ sinh đủ tháng (SSĐT)
Sơ sinh đủ tháng cân nặng tương ứng với tuổi thai.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:


Tuổi thai 37 -< 42 tuần.



Cân nặng ≥ 2500 gram.




Vòng đầu tương ứng tuổi thai trên biểu đồ Lubchenco

SSĐT cân nặng thấp so tuổi thai và/hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:


Tuổi thai 37 - < 42 tuần.



Cân nặng <2500 gam.


5


Chiều cao và / hoặc vòng đầu dưới mức tuổi thai đối chiếu trên biểu đồ Lubchenco
(có ít nhât 2 chỉ số dưới mức 10).

Sơ sinh đủ tháng cân nặng lớn so tuổi thai

Tiêu chuẩn chẩn đoán:


Tuổi thai 37 - <42 tuần.




Cân nặng > 4000 gam (trên mức 90 của biểu đồ Lubchenco).

1.1.2.2 Sơ sinh đẻ non (SSĐN)
Các mức độ đẻ non: có 3 mức độ đẻ non theo tuổi thai:



Loại cực non: SSĐN < 28 tuần



Loại rất non: SSĐN 28 -<33 tuần



Loại đẻ non: SSĐN 33 -< 37 tuần

Sơ sinh đẻ non cân nặng tương ứng tuổi thai < 28 tuần, 28 - < 33 tuần

Tiêu chuẩn chẩn đoán:



Tuổi thai theo tiêu chuẩn sản khoa và nhi khoa < 28 tuần, 28 - < 33 tuần, cân nặng
tương ứng với tuổi thai .

Sơ sinh đẻ non 33 - < 37 tuần cân nặng tương ứng tuổi thai.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:




Tuổi thai theo tiêu chuẩn sản khoa và nhi khoa 33 -< 37 tuần, cân nặng tương ứng
tuổi thai .


6
Sơ sinh đẻ non tuổi thai 33 - < 37 tuần cân nặng thấp so tuổi thai
Tiêu chuẩn chẩn đoán:



Tuổi thai theo tiêu chuẩn sản khoa và nhi khoa 33 - <37 tuần.



Cân nặng thấp hơn so tuổi thai đối chiếu trên biểu đồ Lubchenco.

1.1.2.3 Sơ sinh già tháng (SSGT)
Tiêu chuẩn chẩn đoán


Tuổi thai ≥ 42 tuần.
Bảng 1.1 Phân độ già tháng Cliffort
Độ già tháng

Độ 1

Độ 2
Bong tự


Độ 3

Da bong

Khi miết

Cuống rốn

Héo

Vàng úa

Xanh thẫm phân su

Móng tay, móng chân

Dài

Dài, vàng

Dài, xanh thẫm màu phân su

nhiên

Bong từng mảng nhiều vị trí

1.2 Một số nét khái quát về đặc điểm dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.
Trong tử cung, thai sống phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ, sự trao đổi các chất giữa mẹ và
thai nhi qua nhau diễn ra liên tục bảo đảm cho thai sống và phát triển. Việc cung cấp

chất dinh dưỡng cho bào thai phụ thuộc vào số lượng và thành phần máu mẹ tới bánh
nhau, sự hoàn chỉnh của bánh nhau, khả năng tập trung, tổng hợp các chất dinh dưỡng
cần thiết từ mẹ tới bào thai qua tĩnh mạch rốn. Đối với thai phát triển bình thường, cân
nặng của bánh nhau khoảng 500gam (1/6 trọng lượng thai).
Mỗi một trẻ sơ sinh được phân loại dựa theo cả 2 tiêu chuẩn sau:


7


Mức độ trưởng thành



Mức độ dinh dưỡng

Nếu chỉ đánh giả trẻ sơ sinh ở mức độ trưởng thành theo tuổi thai (để non, đủ tháng,
già tháng) sẽ không vạch được kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng loại sơ sinh. Chính
điều này đã góp phần làm tỷ lệ tử vong sơ sinh khơng giảm trong những năm qua. Do
đó Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cách phân loại sơ sinh theo tuổi thai và cân nặng.
Mỗi loại sơ sinh được đánh giá theo tuổi thai và cân nặng có những đặc điểm sinh lý
bệnh khác nhau vì thế mơ hình bệnh tật của mỗi loại khác nhau và dẫn đến nguyên
nhân tử vong do một số bệnh tật cũng khác nhau. Tìm hiểu điều này sẽ giúp các nhà
lâm sàng sơ sinh soạn thảo các phác đồ chăm sóc ni dưỡng các loại trẻ sơ sinh có
nguy cơ hợp lý hơn dựa trên mơ hình bệnh tật của từng loại.
Những chỉ số đo ở trẻ sơ sinh bao gồm: cân nặng, chiều cao, vòng đầu. Phải đo những
thơng số này một cách có hệ thống, rồi so những thông số này với tuổi thai. Về đánh
giá loại sơ sinh theo mức độ dinh dưỡng phải xem xét trẻ thuộc 1 trong 3 loại sau:



Nhẹ cân: cân nặng dưới 2500 gam



Bình thường: cân nặng từ 2500 gam đến dưới 4000 gam



Quá cân: cân nặng từ 4000 gam trở lên.

Trong thực hành, người ta dùng thuật ngữ “đẻ yếu” để gọi những trường hợp chậm
phát triển chỉ mới ảnh hưởng đến cân nặng và dùng thuật ngữ "suy dinh dưỡng bào
thai" để gọi những trường hợp chậm phát triển ảnh hưởng đến cả cân nặng, vòng đầu
và chiều cao.
Sơ sinh cân nặng bình thường: Sơ sinh có cân nặng bình thường từ 2500 gam đến
dưới 4000 gam. SSĐT có những đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng như sau: Cân nặng


8
trung bình 3300 gam, chiều cao trung bình 50 cm, vịng đầu trung bình 35 cm. Trong
đó cân nặng của trẻ nam luôn luôn cao hơn trẻ nữ là 200 gam.
Đây là loại sơ sinh có phát triển đầy đủ về trưởng thành và thể chất và là nhóm có ít
nguy cơ mắc bệnh lý trong thời kỳ sơ sinh hơn so với các nhóm cịn lại. Do đó, nghiên
cứu này của chúng sẽ tập trung đánh giá về nhóm sơ sinh nhẹ cân và quá cân.
1.2.1 Sơ sinh nhẹ cân
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, sơ sinh nhẹ cân khi trẻ sinh ra được cân
ngay có trọng lượng < 2500gam, khơng kể đến tuổi thai. Như vậy, trẻ nhẹ cân có thể
gặp ở cả 3 loại SSĐN, SSĐT, SSGT. Đối với trẻ đẻ non do sinh ra trước 37 tuần nên
có chưa đạt được mức cân nặng theo tuổi, còn đối với trẻ đủ tháng và giả tháng (≥ 37
tuần) nhẹ cân do chậm tăng trưởng, trong tử cung.

Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng, thấp sơ sinh, có thể từ mẹ hoặc tử chính
thai. Cùng lứa tuổi thai, nữ cân nặng, thấp hơn nam, con đầu cân nặng thấp hơn con
sau, sinh đôi thấp hơn sinh một. Đặc biệt cân nặng chịu ảnh hưởng lớn từ thể chất vả
quá trình mang thai của bà mẹ. Mẹ thấp, trình độ văn hóa thấp, có điều kiện sống khó
khăn hay tuổi quá trẻ thường có con nhẹ cân hơn. Chế độ dinh dưỡng, lối sống, bệnh
lý của mẹ đặc biệt là tăng huyết áp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thai, SSNC thường
gặp ở các bà mẹ mà trong thời kỳ mang thai không lên cần đủ, không theo dõi thai
nghén định kỳ và có một số rối loạn, bất thường bánh nhau, mẹ có một số bệnh lý như
thiếu máu, tăng huyết áp, bệnh tim, sang chấn tâm lý.
Trẻ nhẹ cân có liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sơ sinh, phát triển thể
chất và trí tuệ, các bệnh lý mạn tính trong giai đoạn sau của đời sống.
Sinh lý bệnh gây sơ sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai: Dinh dưỡng bào thai
phụ thuộc vào các điều kiện liên quan đến sự chuyển tải chất dinh dưỡng từ mẹ đến
bánh nhau, sự trao đổi chất tại nhau, sự hấp thu và chuyển hóa của thai nhi. Do đó cơ
chế gây sơ sinh nhẹ cân có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau:


Trước nhau: gồm những xáo trộn tuần hồn của mẹ, có thể ở tại chỗ, tại vùng hoặc
toàn thân (rối loạn cơn go tử cung, tụt huyết áp, thiếu máu, suy tim, suy hô hấp...).


9


Tại bánh nhau: gồm những thay đổi ở màng, trao đổi của bánh nhau về diện tích,
bề dày màng, tính thẩm của màng trong những thai kỳ có bệnh lý (tăng huyết áp,
thai quá ngày sinh, tiền sản giật...).




Sau nhau: gồm những bất thường ở đây rốn (sa dây rốn, dây rốn thắt nút, dây rốn bị
chèn ép, những bất thường bẩm sinh…). Hoặc ở thai nhi (thiếu máu do mẹ mất
máu trong nhau tiền đạo, nhau bong non hoặc huyết tán trong bất đồng nhóm máu
Rhérus...).



Sơ sinh đẻ non: có thể cân nặng tương ứng hoặc thấp hơn thai nhưng nhỏ hơn
2500gam.

Ở các nước đang phát triển, trẻ SSNC chủ yếu là do suy dinh dưỡng bào thai, trong khi
đó hầu hết trẻ SSNC ở các nước cơng nghiệp là do đẻ non tháng
1.2.2 Sơ sinh quá cân
Theo định nghĩa trẻ sơ sinh quá cân (cân nặng lớn) khi cân nặng lúc sinh ≥4000gam.
Loại sơ sinh này thường được sinh ra từ mẹ đái tháo đường và có nguy cơ hạ đường
máu, đa hồng cầu, có đặc máu và nhiễm trùng sơ sinh sớm.
1.3 Một số nét khái quát về đặc điểm hemoglobin giai đoạn sơ sinh
Thành phần Hb bình thường sau khi sinh khác hẳn trong thời kỳ bào thai, thay đổi rất
nhanh trong năm đầu tiên của cuộc sống. Khi mới sinh, lượng hemoglobin bào thai
(HbF) có tỷ lệ cao, chiếm 45 – 80% lượng Hb

bình thường, trong khi lượng

hemoglobin chủ yếu ở người trưởng thành (HbA1) chỉ có 20 - 50% Hb tồn phần.
Q trình tạo máu chịu ảnh hướng bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là erythropoietin
(EPO), yếu tố này kích thích sự phát triển của tế bào hồng cầu. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng
nồng độ Hb trung bình ở máu tĩnh mạch là 159±18,6g/l. Thiếu máu sơ sinh, được định
nghĩa khi hematocrit hoặc nồng độ hemoglobin giảm dưới 2 độ lệch chuẩn so với mức
bình thường của lứa tuổi với mức Hb < 135g/1 ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Đa hồng cầu,
được định nghĩa ở trẻ sơ sinh khi giá trị Hb ở tĩnh mạch >220g/L.



10
Sự biến đổi đa dạng của nồng độ Hb ở giai đoạn sơ sinh là vấn đề phức tạp chính bởi
hình ảnh riêng có của nó và khơng có giai đoạn nào khác trong đời sống con người có
sự thay đổi lớn và nhanh chóng như vậy. Hệ thống tạo máu đã trải qua một loạt những
thay đổi để thích nghi với nhu cầu oxy trong phôi, bào thai và giai đoạn sơ sinh. Điều
này dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng trong các thơng số huyết học từ giai đoạn thai kì
đến ngay sau khi sinh và trong suốt giai đoạn sơ sinh thậm chí ngay từng giờ, từng
ngày, từng tuần sau sinh.
Số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh có sự biến đổi rất lớn. Ngay khi đứa trẻ được chuyển
từ môi trường trong tử cung ra bên ngồi, có sự thay đổi cả về số lượng và kết cấu của
hồng cầu. Trong tử cung, hemoglobin bào thai chiếm ưu thế. Khi so sánh với nồng độ
hemoglobin người trưởng thành, hemoglobin bào thai có số lượng nhiều hơn để tăng
khả năng kết hợp oxygen, đặc điểm này cho phép vận chuyển oxy hiệu quả dển bào
thai trong sự thiếu khí so với mơi trường bên ngồi. Kết quả là, nồng độ hemoglobin ở
thai gần đủ tháng hoặc đủ tháng khá cao. Nồng độ hemoglobin trung bình ở trẻ sơ sinh
đủ tháng là 193±22 g/1 với hematocrit là 61%± 7,4%, giá trị này tiếp tục tăng và đạt
đến tối đa khoảng 2 giờ sau sinh.
Trong tuần đầu tiên sau sinh, giá trị hemoglobin và hematocrit bắt đầu giảm xuống để
phù hợp với sự tập trung nồng độ Oxygen ở mơi trường ngồi tử cung. Điều này chỉ ra
rằng chính sự tăng độ tập trung oxygen, kết hợp với sự tăng tỉ lệ phần trăm
hemoglobin trưởng thành, giảm sản xuất erythropoietin trong giai đoạn Sơ sinh đã dẫn
đến giảm hemoglobin. Trẻ sơ sinh 35 – 42 tuần có nồng độ Hb trung bình lúc 1 ngày
tuổi là 180 g/1, giảm còn 130 g/1 vào ngày thứ 28. Trẻ sơ sinh 29 – 34 tuần có ngưỡng
Hb thấp hơn lúc 1 ngày tuổi và giảm còn 110 g/1 ở ngày thứ 28. Nồng độ hemoglobin
và hematocrit sẽ tiếp tục giảm cho đến khi đạt đến mức sinh lý thấp nhất, xảy ra
khoảng 8-12 tuần sau sinh đối với sơ sinh đủ tháng. Giá trị bình thường của
hemoglobin tại thời điểm này dao động từ 90-110g/1. Cuối tuần đầu tiên sau sinh,
nồng độ Hb bắt đầu giảm và tiếp tục giảm trong vài tuần tới như là kết quả của sự

giảm sản xuất hồng cầu, rút ngắn đời sống hồng cầu (đời sống của hồng cầu trẻ sơ sinh
là 60 – 90 ngày và thậm chí giảm cịn 35 - 50 ngày ở trẻ sơ sinh đẻ non) và mất máu.
Erythropoietin yếu tố kích thích sự sản sinh hồng cầu. Sự sản xuất erythropoietin chịu


11
sự kiểm soát của nồng độ oxy. Trong tử cung, bào thai ở trong mơi trường thiếu khí
(PO2, khoảng 30-40mmHg), kích thích nồng độ erythropoietin từ đó tăng sinh hồng
cầu để vận chuyển oxy. Sau khi sinh, nồng độ oxy trong máu tăng lên (PO 2, khoảng
90-100mmHg), đã làm mất sự kích thích sản xuất erythropoietin. Điều này dẫn đến
tình trạng thiếu máu thiếu oxy các mô, tái sản xuất erythropoietin.
Các nguyên nhân khác nhau gây ra thiếu máu có thể chia thành ba nhóm sinh bệnh học
lớn:


Mất máu : là nguyên nhân phổ biến nhất. Mất máu có thể xảy ra trước trong và sau
khi sinh, chiếm khoảng 5- 10% tổng số trường hợp thiếu máu nặng ở giai đoạn sơ
sinh. Một số nguyên nhân trong nhóm này gồm: Nguyên nhân sản khoa: nhau bong
non, nhau tiền đạo, chấn thương nhau hoặc dây rốn, vỡ các mạch máu bất thường
của nhau thai; Truyền máu thai nhiu nhau thai: bất thường vị trí hoặc cấu trúc của
thai và nhau thai, dây rốn gây ảnh hưởng tới hoạt động truyền máu nuôi dưỡng
thai: rốn thắt nút, sa dây rốn, ngôi ngược truyền máu giữa hai cho máu và thai nhận
máu; Xuất huyết nội



Giảm sản sinh hồng cầu: Một số nguyên nhân trong nhóm này là: Thiếu hụt yếu
tố kích thích tạo máu erythropoietin, khơng có ngun hồng cầu khổng lồ ở tủy
(hội chứng Diamond-blackfan...); Hoạt động tủy xương suy giảm, nhiễm trùng.




Tăng phá hủy hồng cầu: Nguyên nhân tại hồng cầu: rối loạn di truyền bao gồm:
thiếu enzym hồng cầu; thiếu G6PD, thiếu pyruvat kinase; bất thường màng hồng
cầu: hồng cầu hình cầu, hồng cầu hình bầu dục, hồng cầu hình liềm, bệnh
Hemoglobin: alpha thalassemia; thiếu máu tan máu miễn dịch: bất đồng nhóm máu
Rh, AB0; Thiếu máu tan máu tự miễn.

Biểu hiện lâm sàng bệnh lý thiếu máu Sơ sinh rất đa dạng, thay đổi phụ thuộc vào mức
độ thiếu máu và liên quan đến những bệnh khác kèm theo. Có thể khơng có triệu
chứng trong trường hợp thiếu máu nhẹ. Với những trường hợp thiếu máu nặng có một
số triệu chứng như: Da xanh tái quanh môi, tần số tim nhanh (>160lần/phút), tần số


12
thở nhanh (>50lần/phút), tăng nhu cầu oxy: gắng sức khi bú, mệt nhanh, kém thức
tỉnh, bú kém hơn, chậm lên cân, xuất huyết, gan lách lớn, vàng da, hạ huyết áp.
Đối với trường hợp đa hồng cầu, là một tình trạng bệnh lý không phải hiếm gặp ở trẻ
sơ sinh. Tần suất gặp bệnh lý này khoảng từ 1- 5% tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tần
suất đa hồng cầu thay đổi trong giới hạn từ 1,5 - 4% trẻ sống sinh ra, và khác nhau phụ
thuộc vào tuổi thai cũng như cân nặng, chiều dài sơ sinh. Nguy cơ cao hơn ở nhóm sơ
sinh cân nặng thấp (khoảng 15%), và cân nặng lớn hơn so với tuổi thai ( khoảng 68%). Có thể chia thành 4 nguyên nhân gây đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh: giảm Oxy trong
tử cung (thiểu năng nhau: tuổi thai nhỏ, nhau tiền đạo, mẹ bị tiền sản giật, mẹ bị bệnh
tim có tím nặng, mẹ hút thuốc lá); tăng truyền máu (truyền máu thai đôi, truyền máu từ
mẹ sang thai); nguyên nhân nội tiết (tăng sản thượng thận bẩm sinh, nhiễm độc giáp sơ
sinh, mẹ bị đái tháo đường); nguyên nhân khác như: bất thường nhiễm sắc thể, mẹ
dùng propranolol...
Đa hồng cầu dẫn đến tăng độ quánh của máu có những triệu chứng lâm sàng như: đỏ
ửng, tăng kích thích, run, thở nhanh, tiểu ít, khơng dung nạp tiểu hóa, gan to, tim to.
Ngồi ra, tình trạng cơ đặc máu này có thể gây bệnh nặng cho trẻ sơ sinh sau đẻ như:

nguy cơ thiếu máu cục bộ lan tỏa (co giật, thuyên tắc mạch thận, bệnh cơ tim, suy
gan). Đa hồng cầu có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa quan trọng: hạ đường máu, hạ
calci máu, Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh đẻ yếu, suy dinh dưỡng bào thai, sơ sinh
già tháng.
Cơ chế bệnh sinh của đa hồng cầu
Thiếu oxy trước khi sinh  tăng sản xuất erythropoietin  tăng sản xuất hồng cầu
Thiếu oxy trong khi sinh  tăng máu từ nhau đến thai  tăng thể tích máu thai
Chậm cắt rốn lúc sinh  tăng máu từ nhau đến thai tăng thể tích máu ở trẻ sơ sinh
Vượt quá khả năng của mạch máu

Cô đặc máu


13
Tăng thể tích hồng cầu

Tăng độ quánh

Bảng 1.2 Nồng độ hemoglobin và hematocrit trung bình của trẻ sơ sinh
đủ tháng và non tháng

Tuổi sơ sinh (tuần)

Hemoglobin (g/dl)

Hematocrit (%)

Retic (%)

26-30


13,4

41

3-7

28

14,5

45

3-10

32

15,0

47

5-10

37-40

16,8

53

Bảng 1.3 Nồng độ hemoglobin và hen stocrit ở trẻ sơ sinh đủ tháng


Giờ sau sinh

Hemoglobin (g/l)

Hematocrit (%)

Máu tĩnh mạch cuống rốn

162,0±36

46,66±5,1

12-18h

187,9±28

49,00±4,8

72h

173,8±30

46,90±5,3

170±24

45,00±4,0

7 ngày


1.4 Các nghiên cứu trong và ngồi nước về tình trạng dinh dưỡng và sự biến
đổi nồng độ hemoglobin máu của trẻ sơ sinh giai đoạn sơ sinh sớm
1.4.1 Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ sơ
sinh trong giai đoạn sơ sinh sớm.
Nguyễn Ái Thủy Phương và cộng sự trong nghiên cứu của mình về đặc điểm cân
nặng, chiều cao và giới tính của 570 trẻ sơ sinh đẻ ra sống ở Phú Vang năm 2010 cho
kết quả cân nặng trung bình trẻ sơ sinh là 3200-400gam, trong đó cân nặng trung bình
của nam là 3200 ± 300gam của trẻ nữ là 3100±400gam, tuy nhiên sự khác biệt này
khơng có ý nghĩa thống kê. Mẹ có chiều cao >150cm thì cân nặng trung bình của con
cao hơn nhóm mẹ có chiều cao <150cm.


14
Tác giả Lê Thị Bẩy và cộng sự khi nghiên cứu trẻ sơ sinh thấp cân và một số yếu tố
liên quan tới trẻ thấp cân năm 2005 trên 192 trẻ sơ sinh nhẹ cân tại Khoa Phụ Sản,
bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho kết quả tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân là
9,4%, khơng có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân giữa nam và nữ, tỷ
lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân ở trẻ đẻ non chiếm ưu thế với 55,7%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân
gặp ở 40,6% trường hợp thai có bánh nhau khơng bình thường, 23,4% bất thường nhau
thai. Đồng thời kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự tăng cân của bà mẹ trong thai
kỳ ở nhóm sinh con < 500gam thấp hơn so với nhóm sinh đủ cân. Như vậy cân nặng
của bà mẹ trước lúc mang thai, trước sinh cũng như sự tăng cân trong thai kỳ là những
yếu tố liên quan đến cân nặng trẻ.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Huy và Trần Thị Phương Mai năm 2005 trên 813
trẻ sơ sinh về một số yếu tố nguy cơ từ phía mẹ ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao
sơ sinh tại huyện Vĩnh Bảo năm 2001 cho thấy cân nặng sơ sinh trung bình 2911,4
gam, nếu phân loại theo giới, trẻ trai trung bình nặng 2961 gam, trẻ gái trung bình
nặng 2856gam.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tấn Viên và cộng sự năm 2000 trên 346 trẻ sơ sinh tại

Khoa Phụ Sản bệnh viện Trung ương Huế về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và các yếu tố
phía mẹ ảnh hưởng đến cân nặng thấp của trẻ lúc sinh cho thấy sự tăng cân của bà mẹ
trong thai kỳ ở nhóm sinh con <2500gam thấp hơn so với nhóm sinh đủ cân.
Lê Minh Trác và cộng sự nghiên cứu trên 450 trẻ sơ sinh thấp cân tại bệnh viện Phụ sản
trung ương năm 2012, tỷ lệ thấp cân do đẻ non chiếm tỷ lệ cao 85,3%, tỷ lệ trẻ thấp cân
do chậm phát triển trong tử cung là 14,7%. Trẻ có tuổi thai khi sinh là 33-37 tuần chiếm tỷ
lệ cao nhất 62,7%, tiếp theo trẻ có tuổi thai 28-32 tuần chiếm tỷ lệ 22,2%. Mẹ tăng cân
<9kg trong thời kỳ thai nghén có nguy cơ dẻ non thấp cần gấp 10,34 lần so với sản phụ
tăng > 9kg trong thời kỳ mang thai.
Nghiên cứu Nguyễn Cường năm 2011 về tình hình trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500gam
và các yếu tố liên quan tại Quảng Trị cho thấy mẹ tăng cân trong thai kỳ dưới 10kg
tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân lên 2,56 lần.


15
Nghiên cứu của Tạ Quốc Bản, Phạm Thị Quỳnh Hoa về một số yếu tố ảnh hưởng đến
sơ sinh quá cân theo tuổi thai ở 1990 sản phụ tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm
2008 kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh quá cân là 15,38%, sơ sinh có trọng lượng bình
thường 75,98%, sơ sinh nhẹ cân 8,64%.Sơ sinh quá cân theo tuổi thai ở nam cao hơn
nữ (19,65% so với 10,1%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, nam có nguy cơ
quả cao hơn so với nữ 2,09 lần. Loại SSĐT và SSGT có tỷ lệ quá cân cao hơn so với
SSĐN. Mẹ đái tháo đường tăng nguy cơ sinh con quá cân gấp 1,75 lần so với mẹ
khơng có đái tháo đường.
- Nghiên cứu của Lê Thanh Nhã 2009 về yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của nhau tiền
đạo đến thai nhi tại bệnh viện Trung ương Huế tỷ lệ đẻ non ở sản phụ bị nhau tiền đạo
là 55,3%, tỷ lệ trẻ nhẹ cân là 29,9% nhiều gấp 3,1 lần so với nhóm khơng có nhau tiền
đạo.
- Nghiên cứu của Ela Peto trên toàn bộ 652 trẻ sơ sinh nhập viện Vlora ở Albani năm
2013 nhằm xác định tỷ lệ và nguy cơ của sơ sinh nhẹ cân và quá cân, trong nhóm trẻ
cân nặng thấp thì 65,4% tập trung ở loại SSĐT, 26,9% ở loại SSĐN và 7,7% là SSGT.

Trong khi đó ở nhóm quá cân 98,5% thuộc nhóm trẻ SSĐT, 1,5% là loại SSGT, khơng
có trẻ nào non tháng có cân nặng vượt quá 4000gam. Ở nhóm nhẹ cân 57,7% trẻ sơ
sinh là nữ giới, trong khi đó trẻ nam chỉ chiếm 42,3%. Ở nhóm quá cân kết quả này
cịn có sự chênh lệch lớn hơn với 71,4% trẻ quả cân là nam.
Nghiên cứu của Dong Gyu Jang và cộng sự (2011) về yếu tố nguy cơ của thiếu máu sơ
sinh trong trường hợp nhau bong non cho thấy nhau tiền đạo làm tăng nguy cơ sinh non
2,44 lần so với nhóm khơng có nhau tiền đạo. Một số tác giả khác cũng cho kết quả
tương tự như nghiên cứu của tác giả Megan Shneiderman và Jacques Balayla năm 2013
khi tiên lượng kết nhau bong non ở trẻ sơ sinh trong trường hợp có nhau tiền đạo có
nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai cao gấp 3,2 lần, sinh non cao gấp 2,3 lần so với trường
hợp không có nhau tiền đạo.
Nghiên cứu của Hussein L Kidanto năm 2009 cho thấy nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ
cân là 17% và 14% ở mẹ bị thiếu máu. Nguy cơ sinh non tăng có ý nghĩa thống kê với
độ nặng của thiếu máu mẹ với 1,4; 1,4; 4,1 lần ở mẹ có thiếu máu nhẹ, vừa và nặng so



×