Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Chương 3: tài chính công docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.48 KB, 33 trang )

TÀI CHÍNH
CÔNG
Chương 3
NỘI DUNG
5. Hệ thống tài chính công
1. Sự ra đời và phát triển của TCC
3. Đặc điểm
4. Vai trò
2. Khái niệm
1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH CÔNG

Sự xuất hiện của Nhà nước  sự ra đời của tài
chính công

Tài chính công cổ điển: phục vụ hoạt động quân
sự, chính trị ,đứng ngoài các hoạt động kinh tế.

Tài chính công hiện đại: Nhà nước bắt đầu can
thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã hội.

Ngày nay, TCC phản ánh sự can thiệp sâu sắc
của Nhà nước vào nền kinh tế.
2. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH CÔNG

Tài chính công là hoạt động tài chính của nhà nước
nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước trong cung cấp hàng hóa công cộng cho xã
hội.

So sánh tài chính công và tài chính nhà nước?


Tài chính nhà nước: bao gồm tài chính công (vô
vị lợi) và tài chính doanh nghiệp nhà nước (vị lợi)
3. ĐẶC ĐIỂM

Gắn với quyền lực về chính trị của Nhà
nước

Gắn với việc thực hiện chức năng và nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước

Phục vụ lợi ích của cộng đồng
4. VAI TRÒ

Huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo cho hoạt
động hiệu quả của bộ máy Nhà nước

Quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội

Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế (thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế
tăng trưởng ổn định.

Điều tiết trong lĩnh vực xã hội

Điều tiết trong lĩnh vực thị trường (ổn định thị
trường, giá cả)
5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG

Hệ thống tài chính công gồm 2 bộ phận:


Ngân sách nhà nước

Các quỹ tài chính khác của Nhà nước
5.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Nội dung:

5.1.1 Khái niệm

5.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN

5.1.3 Hoạt động thu NSNN

5.1.4 Hoạt động chi NSNN

5.1.5 Cân đối thu chi NSNN
Khái niệm NSNN

NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà
nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Tổ chức hệ thống NSNN

Hệ thống NSNN gồm 4 cấp:

NS trung ương

NS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương


NS huyện, thành phố trực thuộc tỉnh

NS xã, phường
Tổ chức hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN
Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương
Ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách cấp TP, huyện
Ngân sách xã, phường

Phân cấp ngân sách:

Là các quy định pháp luật xác định quyền hạn,
nhiệm vụ của các cấp chính quyền nhà nước
trong việc quản lý, điều hành hoạt động của
NSNN.

Thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương
trong toàn bộ hoạt động thu chi của NSNN
Tổ chức hệ thống NSNN

Phân cấp ngân sách bao gồm:

Phân cấp về quyền lực ban hành các chính
sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính

Phân cấp về vật chất (xác định mức thu, chi)


Phân cấp về chu trình ngân sách
Trong những nội dung này, phân cấp về vật
chất là khó khăn và phức tạp nhất.
Tổ chức hệ thống NSNN

Phân cấp thu ngân sách TWvà NS địa phương:

Nguồn thu được phân bổ hoàn toàn cho NSTW:
vd: thuế XNK, thuế & thu khác từ ngành dầu khí

Nguồn thu được phân bổ hoàn toàn cho NSĐP:
vd: thuế nhà đất, thuế tài nguyên, phí, lệ phí…

Nguồn thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm
giữa NSTW và NS địa phương, vd: thuế VAT,
thuế TTĐB, lệ phí xăng dầu…
Tổ chức hệ thống NSNN

Phân cấp chi ngân sách:

Trên nguyên tắc, chính quyền địa phương có
trách nhiệm đối với những dịch vụ mà vùng
hưởng lợi nằm trong biên giới địa lý của họ.
Chính quyền trung ương phụ trách các chương
trình, dự án và dịch vụ quốc gia và liên tỉnh
mang lại lợi ích cho người dân ở nhiều tỉnh.

Ví dụ: trong lĩnh vực giáo dục
Tổ chức hệ thống NSNN
Thu NSNN


Thu NSNN là quá trình Nhà nước dùng
quyền lực của mình để tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia, hình thành quỹ
NSNN.
Các nguồn thu NSNN

Thuế detailed

Phí detailed

Lệ phí detailed

Các nguồn thu khác:

Thu từ các hoạt động kinh tế

Thu từ viện trợ

Thu từ đi vay trong và nước ngoài

Thu khác
Thuế

Thuế là nguồn thu của ngân sách Nhà nước
dựa trên cơ sở động viên bắt buộc một phần thu
nhập của các cá nhân và tổ chức xã hội.

Đặc điểm:


Là nguồn thu lâu dài, chủ yếu của NSNN

Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo
luật

Không mang tính hoàn trả trực tiếp
Thuế

Phân loại thuế:

Thuế trực thu

Thuế gián thu
→ Phân biệt giữa người chịu thuế và người nộp
thuế?
Thuế

Các yếu tố cơ bản của luật thuế:

Tên

Đối tượng nộp thuế

Đối tượng chịu thuế

Thuế suất
Phí

Phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải
nộp khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ do Nhà

nước cung cấp.
Ví dụ: Học phí, viện phí, phí cầu đường
Lệ phí

Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức và cá
nhân phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thụ
hưởng những dịch vụ liên quan đến quản lý
hành chính nhà nước do cơ quan này cung
cấp.
Ví dụ: Lệ phí công chứng, lệ phí cấp hộ
chiếu
Chi NSNN

Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ
NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm
đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của Nhà nước.
Nội dung chi NSNN

Chi thường xuyên:

Chi hoạt động sự nghiệp:
Ví dụ: chi sự nghiệp kinh tế (chi cho nghiên cứu
thí nghiệm giống cây trồng, chi nạo vét các công
trình thủy lợi, chi cho công tác định canh định
cư…)

Chi quản lý hành chính Nhà nước
Nội dung chi NSNN


Chi đầu tư phát triển:

Chi xây dựng mới và tu bổ các công trình thuộc
kết cấu hạ tầng

Chi đầu tư hỗ trợ cho các DN

Chi dự trữ nhà nước

×