Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường cho người nghèo ở nông thôn ở huyện hà trung, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.84 KB, 30 trang )

TIỂU LUẬN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NÔNG THÔN Ở
HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Tình nghiên cứu liên quan

3

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

5. Phương pháp nghiên cứu

6

B. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan


7

2. Quan điểm của Đảng về chính sách

10

3. Thực trạng thực hiện chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh
mơi trường cho người nghèo nông thôn ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa 16
4. Giải pháp

24

5. Liên hệ

25

C. KẾT LUẬN

28

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

30

26


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NÔNG THÔN Ở
HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
1,9 tỷ người – Bạn có biết rằng con số này có ý nghĩa gì
khơng? Đây chính là số người sống trong vùng khan hiếm nước sạch được Cục
Quản lý tài nguyên Nước của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thống kê trong
Ngày nước Thế Giới năm 2018, chưa kể những người đang sống trong vùng
thiếu nước thì con số này lên đến 2,1 tỷ người. Nước là một phần thiết yếu của
cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên
nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Chưa bao giờ vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước lại trở lên nóng bỏng
như thời gian qua. Các nhà khoa học đã cảnh báo, trong thế kỷ 21, nguồn cung
cấp nước sạch được dự báo sẽ giống như tình trạng khan hiếm dầu hiện nay. Bởi
thế, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước đang là vấn đề cấp thiết
của không riêng một quốc gia nào. Nước vô cùng quan trọng với con người. Con
người sống không thể thiếu nước. Hiện tại, gần 90% nguồn nước sạch trên thế
giới đang được dùng để sản xuất thực phẩm và năng lượng.
Việt Nam nói riêng cũng như nhiều nước trên thế giới nói chung
đang trong tình trạng thiếu nước sạch ở một số tỉnh thành. Nhìn vào thực tiễn
chúng ta thấy rằng, tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước phục vụ cho sản xuất
thường tái diễn hàng năm. Tình trạng khan hiếm nước sạch nghiêm trọng xảy ra
không chỉ ở các khu vực thành thị như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà
27


cịn khắp các vùng nơng thơn ở Tây Ngun, vùng biển, thậm chí, vùng sơng
nước Đồng bằng sơng Cửu Long, do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Mặc
dù, có mạng lưới sơng ngịi dày đặc và có nhiều ao hồ, nhưng Việt Nam vẫn là
một quốc gia rơi vào tình trạng thiếu nước. Số liệu thống kê của Hiệp hội Tài

nguyên nước Quốc tế (IWRA) cho thấy, nguồn nước nội địa của Việt Nam đạt
trung bình kém, ở mức 3.840 m3/người/năm thấp hơn 400 m3/người/năm so với
mức bình qn tồn cầu. Trong khi đó, dự báo lượng nước bình qn đầu người
ở Việt Nam chỉ cịn một nửa con số vừa nêu đến năm 2025. Nguồn nước là công
cụ, phương tiện để người dân sinh sống hàng ngày, dùng để ăn, uống, tắm, phục
vụ những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Việc cung cấp nước sạch cho
người dân là một nhiệm vụ cũng như một thách thức đối với Đảng và Nhà nước
ta trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân.
Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa được xem là huyện phát triển đi
đầu trong nhiều ngành lĩnh vực như nông nghiệp chăn nuôi, trồng cây ăn quả…
tuy nhiên ở đây vẫn còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo có cuộc sống chưa ổn
định. Năm 2016, Phịng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung có tổng dư
nợ cho vay là 277.461/ 278.360 triệu đồng, với 10.279 hộ đang còn dư nợ.
Trong năm Phòng giao dịch đã cho vay 2 chương trình mới là cho vay hộ nghèo
làm nhà phòng chống lụt bão theo Quyết định số 48 TTg và cho vay hộ nghèo
làm nhà ở theo Quyết định số 33 TTg. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
góp phần giúp cho 1.749 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thốt nghèo, 451 hộ tại
vùng khó khăn được vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, thu hút tạo việc làm
cho 98 lao động, xây dựng được 2.818 cơng trình nước sạch, cơng trình vệ sinh
ở nơng thơn. Thực tế cho thấy, những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước
mang lại hiệu quả tích cực nhằm ổn định cuộc sống cho người nghèo. Qua quá
trình thực địa từ môn học An sinh xã hội, một thực trạng ở đây được thấy rằng,
vẫn có nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt trong khoản vay
vốn nước sạch để cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt, ở nhiều nơi cịn tình
trạng vệ sinh môi trường xuống cấp, hệ thống xả thải từ các nhà máy ra các con

26


sông khiến chúng bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống

của người dân nơi đây.
Xuất phát từ tình hình đó, em chọn đề tài “ Thực hiện chính sách
tín dụng nước sạch và vệ sinh mơi trường cho người nghèo nông thôn ở
Huyện hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” để tìm hiểu việc thực hiện chính sách này
như thế nào trong thực tiễn, những ưu điểm, hạn chế, ngun nhân cịn tồn đọng
vì sao chính sách này chưa triệt để. Với tư cách là sinh viên ngành Cơng tác xã
hội, phải hiểu biết về chính sách sau đó mới tuyên truyền, vận động đến đối
tượng phù hợp, sau đó quay trở lại đề xuất ý kiến từ thực tiễn để sửa đổi, bổ
sung chính sách cho phù hợp với từng giai đoạn, thời kì.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan :
Chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường cho người
nghèo ở nông thôn đã có một số nghiên cứu tiếp cận, tuy nhiên em nhận thấy
vẫn cịn khá ít, cụ thể như sau :
“ Tiểu luận về chính sách nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
giai đoạn 2006 – 2010” của ngành Kinh tế Nông lâm, Khoa Kinh tế, trường Đại
học Tây Nguyên, năm 2011, đã nêu được thực trạng thực hiện chính sách nước
sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn ở một số tỉnh thành như Bình Phước, Bạc
Liêu, An Giang,.. và một số giải pháp.
Giáo trình “ Chính sách xã hội” của Ts. Dương Thị Thục Anh, Khoa
Chính trị học, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, năm 2014, chương 5 nghiên
cứu về chính sách thu nhập và giảm nghèo, an sinh xã hội ở nước ta hiện nay.
“ Chính sách an sinh xã hội, Thực trạng và giải pháp” của PGS.TS Lê
Quốc Lý, Nxb Chính trị Quốc gia, đã tổng kết thực tiễn việc thực hiện chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Chương II nghiên cứu về những trở ngại trong
thực thi các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam gần đây qua đánh giá của
nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụ hưởng chính sách. Các chính sách xã hội
27


được tìm hiểu khảo sát bao gồm chính sách bảo hiểm y tế, chính sách bảo hiểm

xã hội, chính sách trợ cấp xã hội và chính sách xóa đói giảm nghèo.
“ Tín dụng chính sách cho người nghèo – nguồn lực quan trọng cho xây
dựng nông thôn mới”, của tác giả Phương Nguyên, đăng trên Tạp chí Cộng Sản,
năm 2019, khẳng định vốn tín dụng có vai trị quan trọng trong việc phát triển
kinh tế nông thôn. Bài báo liên quan đến việc phát triển và xây dựng nông thôn
mới, chỉ ra một số hạn chế trong chính sách tín dụng với khu vực nông thôn và
đề xuất giải pháp.
Các đề tài, tài liệu nêu trên đều nghiên cứu độc lập ở quy mô cấp
quốc gia hoặc một địa phương cụ thể. Các tác giả đều đi sâu phân tích thực trạng
thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam nói chung, những khó khăn, hạn chế của
các chính sách này. Ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chưa có nghiên cứu nào
về chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh mơi trường cho người nghèo ở nơng
thơn. Vì vậy, em chọn đề tài “ Thực hiện chính sách tín dụng nước sạch và vệ
sinh mơi trường cho người nghèo nơng thơn ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh
Hóa” để góp phần đóng góp vào cơng trình nghiên cứu về các vấn đề thực hiện
chính sách ở địa phương mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
3.1. Mục đích nghiên cứu :
- Đề tài nghiên cứu với mục đích nghiên cứu về thực tiễn tình hình thực
hiện chính sách tại địa phương, những ưu điểm, khó khăn, hạn chế và ngun
nhân của nó là gì, từ đó đề ra những giải pháp trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh
mơi trường cho người nghèo ở nông thôn hiện nay.
- Đề xuất giải pháp trong thời gian tới góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
phát triển kinh tế đất nước.
26


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

4.1. Đối tượng nghiên cứu :
Thực hiện chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường cho người
nghèo ở nông thơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu :
Nội dung thực hiện chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh mơi trường
ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa . Tập trung nghiên cứu chính sách nước sạch
và vệ sinh mơi trường ( ô nhiễm nguồn nước) do Bộ Phát Triển và Nông Thôn
và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phối hợp cùng các ban ngành thực hiện.
4.3. Thời gian nghiên cứu : 2014 – 2020
5. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập thơng tin :
+ Tìm hiểu thơng qua tài liệu, sách, báo điện tử, báo online, các văn bản,
nghị định mà Chính phủ, các Bộ ban hành.
+ Thơng qua việc quan sát, tìm hiểu thực địa tại địa phương.
- Phương pháp phỏng vấn sâu

27


B. NỘI DUNG

1. Một số khái niệm liên quan :
1.1. Khái niệm “Chính sách xã hội” :
Có rất nhiều khái niệm chính sách xã hội, nhưng tóm lại có thể hiểu
Chính sách xã hội là tổng thể các hệ thống quan điểm, chủ trương, phương
hướng và biện pháp được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước để giải
quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong một thời gian và không gian nhất định,
nhằm tăng cường phúc lợi, đảm bảo công bằng xã hội và tạo điều kiện cho
người dân hịa nhập phát triển xã hội.
Như vậy, Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể

quản lý đưa ra để quản lý xã hội, chính sách được ban hành căn cứ vào đường
lối chính trị chung của Đảng và tình hình thực tế của đất nước và nhằm vào một
mục đích nhất định, một mục tiêu ưu tiên, có sự tính tốn và chủ đích rõ ràng.
1.2. Khái niệm “ Chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh mơi trường” :
1.2.1. Tín dụng nước sạch :
a. Tín dụng hay cịn gọi là Cho vay, là việc một bên (bên cho vay)
cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ
hồn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm
theo lãi suất. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là
người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi
cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả.
b. Nước sạch :

26


Nước được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày gồm 2 loại : Nước
hợp vệ sinh và nước sạch nông thôn.
a. Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn
các yêu cầu chất lượng : không màu, không mùi, không vị, không chứa các
thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để uống sau
khi đun sơi.
b. Nước sạch nông thôn là nước đáp ứng quy định mức giới hạn các chỉ
tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thơng thường
( gồm 14 chỉ tiêu không vượt quá giới hạn cho phép theo quy chuẩn Quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt QCVN : 02/2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y Tế).
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử
dujgn cho mục đích sinh hoạt thơng thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp
hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm ( gọi là
nước sinh hoạt).

Vậy, “tín dụng nước sạch” là hoạt động cho vay vốn của Nhà nước
thông qua những quy định được ban hành trong chính sách cho người dân vay
mà có điều kiện ràng buộc nhất định. Chính sách này nhằm mục tiêu cung cấp
nước sạch cho dân cư vùng nơng thơn, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc,
khơng chỉ góp phần cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân
nghèo khu vực nơng thơn mà cịn phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực chậm
phát triển này.
1.2.2. Vệ sinh môi trường:
Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch mơi
trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực
hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng,
vệ sinh khi chôn cất người chết..., như: xây dựng hệ thống cống rãnh thốt nước,
thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, khơng
phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng,
27


chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư... Ở đây, em tập trung
vào vệ sinh mơi trường ở khía cạnh vệ sinh nước sinh hoạt và nước thải ra môi
trường.
1.3. Khái niệm “ Nghèo ở nông thôn” :
Theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 đưa
ra những tiêu chí để đo lường khái niệm nghèo như sau :
Điều 1 : Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020
1. Các tiêu chí về thu nhập :
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000
đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản : Các dịch vụ
xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông
tin;
Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020
1. Hộ nghèo ở nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, nghèo ở nông thơn được xác định dựa trên những tiêu chí
được quy định trong những quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ đáp ứng được
26


một trong hai tiêu chí về thu nhập bình qn đầu người và sự thiếu hụt chỉ số đo
lường về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ( y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và
vệ sinh; thơng tin )
2. Quan điểm của Đảng về chính sách :
2.1. Quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam :
Trước đây, cơng tác xóa đói giảm nghèo thường được nhìn nhận là
sự hỗ trợ phần lớn hoặc cho không của Nhà nước đối với người nghèo. Để phù
hợp với tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thay đổi quan điểm,
phương thức xóa đói giảm nghèo theo hướng giảm dần sự hỗ trợ cho không,
phát huy tinh thần tự lực của người dân nghèo, giúp họ tự vươn lên thoát nghèo
đa chiều và bền vững.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thành lập ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), một trong sáu nhiệm vụ hàng đầu được
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Cách mạng lâm thời xác định, đó là phải

“diệt giặc đói”. Nhưng đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
(năm 1996), cơng tác xóa đói giảm nghèo bắt đầu được nhìn nhận và tiếp cận
một cách khá toàn diện và khoa học. Báo cáo chính trị Đại hội VIII nhấn mạnh:
“Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xố đói, giảm nghèo, không để
diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng,
các tầng lớp dân cư”. Sau Đại hội VIII, chủ trương này được cụ thể hố thành
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện cơng bằng, bình đẳng, tiến
bộ xã hội, và tiếp tục được duy trì, phát triển trong những kỳ Đại hội sau. Trên
thực tế, từ chủ trương của Đảng, cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa
phương đều đã thực hiện đồng bộ và hiệu quả cơng tác xóa đói giảm nghèo , thu
được nhiều kết quả to lớn, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng nông
thôn, miền núi, biên giới không ngừng phát triển; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đều
qua từng năm.

27


Tuy nhiên, trong giai đoạn này và nhiều năm về sau, cơng tác xóa
đói giảm nghèo chủ yếu được thực hiện theo phương thức Nhà nước hỗ trợ phần
lớn hoặc cho khơng. Ở cấp quốc gia, khi đó, Việt Nam là một nước nghèo, chậm
phát triển nên nhận được khá nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, ưu đãi của cộng đồng
quốc tế, vì vậy chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản trị các nguồn lực
xóa đói giảm nghèo; cơng tác xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương đạt hiệu
quả không cao; nguồn vốn thiếu tập trung, cá biệt có trường hợp chạy theo thành
tích, phong trào, gây thất thốt, lãng phí… Về phía người dân nghèo xuất hiện
thói quen và tâm lý trơng chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; nhiều người
nhận được tiền hỗ trợ nhưng không biết sử dụng hiệu quả. Mối liên kết, tương
hỗ giữa các cộng đồng nghèo, cận nghèo, khá giả không cao, thiếu bền vững,
nên khi hết nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thì nguy cơ tái nghèo lại hiện hữu.
Nhận thấy những điểm bất cập này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX của Đảng (năm 2001) đã có sự thay đổi và phát triển mới trong nhận thức
đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo. Trong Báo cáo chính trị Đại hội IX đã xác
định: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xố đói giảm nghèo,
tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng
đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh
tế, văn hố, xã hội”. Có nghĩa là trước đây, cơng tác xóa đói giảm nghèo được
đề cập một cách khá chung chung, thì đến Đại hội IX đã xuất hiện các từ khóa:
“tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng”, “năng lực sản xuất”, “tự phát triển”. Điều này
thể hiện sự song hành trong xóa đói giảm nghèo giữa việc Nhà nước tiếp tục đầu
tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật với việc khuyến khích người dân tự nâng cao
năng lực sản xuất, chủ động thoát nghèo.
Lúc này, cơng tác xóa đói giảm nghèo của nước ta có nhiều khởi
sắc, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí là nước nghèo, chậm phát triển vươn lên
trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Nhưng cũng vì thế mà khó khăn
mới lại xuất hiện. Là nước có mức thu nhập trung bình, nghĩa là Việt Nam sẽ
khơng còn được hưởng hoặc giảm dần sự hỗ trợ từ quốc tế cho quốc gia nghèo.
Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ phải dần tự lực cánh sinh, dựa vào nội lực
26


là chính trong cơng tác xóa đói giảm nghèo, quan trọng nhất là phải bảo đảm
duy trì được kết quả của cơng tác xóa đói giảm nghèo, tránh nguy cơ tái nghèo.
Để bảo đảm cho điều đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
(năm 2011) đã xác định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù
hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm
giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó
khăn”. Như vậy, đã xuất hiện thêm các từ khóa hoặc các nội hàm mới:“đa dạng
hóa các nguồn lực và phương thức”, “giảm nghèo bền vững”, “các huyện nghèo
nhất và các vùng đặc biệt khó khăn”. Nội hàm này đã trở thành tiền đề; là chủ
trương, đường lối để Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành trung ương và các địa

phương xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, các chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo một cách sát thực,
đồng bộ, hiệu quả.
Chưa dừng lại ở đó, đến Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của
Đảng (năm 2016), đã tiếp tục nhấn mạnh: “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo
hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều
nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 59/2015/QĐ-TTg,
về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó
xác định chuẩn nghèo mới thay thế cho chuẩn nghèo cũ: quy định chuẩn nghèo
mới ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng (chuẩn cũ là 400.000
đồng/người/tháng); ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng (chuẩn cũ là
500.000 đồng/người/tháng); đồng thời quy định thêm chuẩn cận nghèo ở khu
vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 1.300.000
đồng/người/tháng. Điều quan trọng không kém là đã xác định rõ 10 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế;
bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất
lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố
xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận
27


thông tin. Từ 10 chỉ số này để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cập đối với 5 dịch
vụ xã hội cơ bản bao gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
Tiểu luận tập trung nghiên cứu, khai thác chính sách cho người
nghèo ở nơng thơn liên quan đến tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.
Quyết định số 62/2004/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về tín dụng thực
hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn như
sau :
Về mục đích tín dụng,

Cơ chế tín dụng này nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số
104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; bao
gồm các loại dự án sau :
1. Các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình
cấp nước sạch bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch;
2. Các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các cơng trình
bảo đảm vệ sinh mơi trường nơng thơn, gồm: hố xí hoặc hố xí kèm bể biogaz,
chuồng trại chăn ni gia súc, gia cầm; xử lý nước thải, rác thải khu vực làng
nghề nơng thơn.
Về đối tượng được hưởng,
1. Hộ gia đình định cư hợp pháp tại địa phương thuộc khu vực nơng thơn
chưa có nước sạch hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn và chưa bảo đảm vệ
sinh; có đơn xin vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp cơng trình cấp
nước sạch và vệ sinh mơi trường; có cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích,
trả nợ đúng hạn và được chính quyền cấp xã xác nhận thì:
a) Được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
b) Mức vốn cho vay đối với mỗi loại cơng trình tối đa là 4 triệu đồng/hộ.

26


c) Lãi suất, thời hạn, điều kiện, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay và xử lý
rủi ro thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng
10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
d) Trong thời gian chưa trả hết nợ, hộ dân không được tự động bán,
chuyển nhượng, cầm cố cơng trình cho người khác. Trường hợp các hộ dân bán,
chuyển nhượng nhà, đất có chung hoặc có riêng các cơng trình này thì phải có
cam kết trả nợ, được ủy ban nhân dân xã và Ngân hàng Chính sách xã hội xác
nhận, với nguyên tắc người bán phải trả được nợ hoặc người mua phải thừa kế

số nợ này.
Về hạn mức cho vay,
Ưu đãi đối với Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh mơi trường:
đối với mỗi loại cơng trình, mức cho vay tối đa là 6 triệu đồng/hộ/cơng trình.
Qua sửa đổi từng năm, mức vốn cho vay đối với mỗi loại cơng trình tối đa là 10
triệu đồng,
Về lãi suất, lãi suất cho vay ở thời điểm hiện tại là 0,9%/năm.
Về nguồn vốn cho vay,
1. Nguồn vốn huy động theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao
hàng năm.
2. Nguồn ODA dành cho Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
3. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Về nhân lực thực hiện,
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên
quan và Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và tổ
chức chỉ đạo thực hiện tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
tổng hợp nhu cầu tín dụng về cấp nước sạch và về sinh môi trường nông thôn
27


gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; để Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình
Chính phủ.
Định kỳ 6 tháng và hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia
về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự tốn
ngân sách nhà nước và tổng mức tín dụng, mức cấp bù chênh lệch lãi suất và bù
lỗ hàng năm cho Quỹ Hỗ trợ phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội thực
hiện cho vay theo Quyết định này; trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch

hàng năm cho hai tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức
năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo thực hiện tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn trên địa bàn theo đúng quy định.
4. Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội bảo đảm cho vay
đúng đối tượng, đúng chính sách; thu hồi nợ của các đối tượng vay vốn.
3. Thực trạng thực hiện chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh
môi trường cho người nghèo nơng thơn ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng nước
sạch và vệ sinh mơi trường cho người nghèo nơng thơn ở huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa và tình hình hiện nay :
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa :
a. Điều kiện tự nhiên :
* Vị trí địa lý :
- Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hố.

26


- Phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn; thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình; phía Nam giáp
các hun Hậu Lộc, Hoằng Hố; phía Tây giáp các huyện Vĩnh Lộc, Thạch
Thành; phía Đơng giáp huyện Nga Sơn.
- Tổng dân số trên địa bàn huyện Hà Trung 125.893 người. Trong đó có 72.200
người đang trong độ tuổi lao động (theo số thống kê năm 2008), có 66.015
người đang làm việc trong các ngành kinh tế.
=> Là một trong những huyện có vị trí địa lý thuận lợi, dồi dào nguồn tài
nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng,
…Hà Trung có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế, đưa huyện Hà Trung đi
đầu tỉnh trong nhiều lĩnh vực.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội :
* Về kinh tế :
- Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản : Tổng diện tích gieo trồng 16.361 ha,
đạt 100% kế hoạch, trong đó diện tích lúa 12.606 ha, đạt 99,2% kế hoạch, năng
suất bình quân đạt 45,77 tạ/ha, sản lượng 57.698 tấn, giảm 15% so với kế hoạch;
Trồng rừng tập trung theo dự án 661 được 70 ha, đạt 100% kế hoạch, trồng
180.000 cây phân tán các loại; tổng diện tích ni trồng thuỷ sản 1.090 ha, đạt
109% kế hoạch và tăng 17%, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 3.100 tấn,
đạt 114,8% so với kế hoạch và tăng 25,8%.
- Lĩnh vực công nghiệp : Đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh, tổng
giá trị đầu tư thực hiện 303 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Năm 2008 là năm
huyện có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhất trong những năm qua; nhiều cơng
trình lớn đã hồn thành và đưa vào sử dụng như: Hội trường huyện, Nhà luyện
tập và thi đấu thể thao, các cơng trình phục vụ PCLB: Hồ chứa nước Khe tiên
Hà Đông, trạm bơm Hà Vinh, kênh tưới trạm bơm Vạn đề Hà Ngọc, đê Hà
Thanh...

27


- Lĩnh vực tín dụng ngân hàng : Tổng vốn huy động 266 tỷ đồng, đạt
108,6% so với kế hoạch, tăng 44,5%. Tổng dư nợ cho vay đạt 253 tỷ đồng tăng
5% so với kế hoạch. Nhìn chung hoạt động ngân hàng năm 2008 đạt kết quả
khá, chất lượng kinh doanh đảm bảo, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho huyện
Hà Trung phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tồn đọng như năm
2018, qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, trên địa bàn huyện Hà Trung
có 1.458 hộ nghèo (tỷ lệ 4,27%), 2.130 hộ cận nghèo (tỷ lệ 6,23%). Tỷ lệ này
cịn khá cao vì các chính sách nỗ lực giảm nghèo của nhà nước chưa bao trùm
được hết đối tượng nghèo ở địa phương, nhiều gia đình chưa được tiếp cận

chính sách, tiếp cận nguồn vốn, cuộc sống của người dân cịn nhiều khó khăn.
Nhiều xã đã được vốn của nhà nước cho lắp đặt các cơng trình xây dựng, trạm
bơm nước, hệ thống xử lý nước thải nhưng nhìn chung, vẫn cịn nhiều hộ chưa
có nước để dùng, nước sạch dùng trong sinh hoạt khan hiếm, đến mùa khô hạn
thì thiếu nước trầm trọng đến mức người ta dùng nước sơng để dùng cho sinh
hoạt. Tuy nhiên, những dịng sông này gần đây bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt
của con người, chất thải trong công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp. Đây là
những vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết cần được chính quyền địa phương
giải quyết kịp thời.
3.2. Thực trạng thực hiện chính sách :
3.2.1. Thực trạng thực thi chính sách :
Thời gian qua, chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh mơi trường
nơng thơn tại tỉnh Thanh Hóa do Ngân hàng Thế Giới tài trợ được triển khai đã
giúp nhiều hộ gia đình nơng thơn có vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng
mới các cơng trình nước sạch, cơng trình vệ sinh, nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn
quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thơn.
Thực tế, chính sách này cung cấp nước sạch bền vững cho 340.000
gia đình, 130 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, đầu tư xây dựng các cơng trình cấp
26


nước tập trung quy mô xã và liên xã cấp nước cho 240 xã tại 8 tỉnh; trong đó
tỉnh Thanh Hóa có 30 xã nằm trong các hợp phần của chương trình nước sạch và
vệ sinh mơi trường nơng thơn. Số vốn huy động là 200 tỷ đồng cho các hệ thống
trạm bơm nước sạch và xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường từ sử dụng vốn
ngân sách nhà nước.
Kết quả đạt được trong năm 2017: Kế hoạch đề ra là 10.250 đấu
nối nước mới, kết quả thực hiện 13.662 hộ đấu nối nước sạch (đạt 133% kế
hoạch trong năm 2017); trong đó: Huyện Hà Trung có 8 xã được xây dựng cơng
trình cấp nước sạch cho 6.867 hộ đấu nối nước mới. Cơng trình nước sạch xã Hà

Vinh, huyện Hà Trung là 862 đấu nối mới. Số người được hưởng lợi từ cơng
trình nước sạch bền vững, theo kế hoạch năm 2017 là 57.250 người, kết quả
thực hiện là 46.851 người (đạt 81,3% mục tiêu) từ cơng trường cấp nước sạch 9
xã huyện Hà Trung.
Phịng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung có tổng dư
nợ cho vay là 277.461/ 278.360 triệu đồng, với 10.279 hộ đang còn dư nợ.
Trong năm Phòng giao dịch đã cho vay 2 chương trình mới là cho vay hộ nghèo
làm nhà phòng chống lụt bão theo Quyết định 48 TTg và cho vay hộ nghèo làm
nhà ở theo Quyết định 33 TTg. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội góp
phần giúp cho 1.749 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thốt nghèo, 451 hộ tại vùng
khó khăn được vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, thu hút tạo việc làm cho
98 lao động, xây dựng được 2.818 cơng trình nước sạch, cơng trình vệ sinh ở
nơng thơn. Cơng tác củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tiếp tục
được tập trung chỉ đạo, tình trạng nợ quá hạn chiếm 0,26% tổng dư nợ, công tác
thu lãi đạt cao. Trong năm 2016 Ngân hàng đã huy động tiết kiệm qua tổ đạt
7.984 triệu đồng; Huy động tiết kiệm dân cư đạt 19.915 triệu đồng; tiền gửi ký
quỹ Hàn quốc đạt 9.415 triệu đồng. Làm tốt cơng tác ủy thác với các tổ chức
hội, đồn thể với tổng dư nợ ủy thác 276.415 triệu đồng. Cho vay hộ nghèo đang
là vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
a. Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách :
27


Trong q trình triển khai chính sách , Ngân hàng chính sách xã hội
và Bộ Phát Triển Nơng Thơn đã ban hành hướng dẫn cụ thể để phù hợp với tình
hình thực tế và chủ trương của Đảng và nhà nước , gồm :
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định số 62/2004/qđ-ttg ngày
16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
+ Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Quyết

định về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
+ Quyết định 1205/QĐ-TTg năm 2018 điều chỉnh mức vay tín dụng tối
đa thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng
thơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
+ Hướng dẫn 472/VB-LT-BNN-NHCS tổ chức thực hiện Quyết định
62/2004/QĐ-TTg tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia cấp nước sạch vệ sinh
môi trường.
+ Công văn 1984/NHCS-KHNV năm 2004 triển khai chương trình tín
dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nơng thơn do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành.
b. Tổ chức thực thi chính sách :
- Tuyên truyền và phổ biến chính sách : Chính sách tín dụng nước
sạch và vệ sinh môi trường cho người nghèo ở nơng thơn được Thủ tướng Chính
Phủ ban hành những văn bản pháp luật quy định, sau đó tổ chức ban hành theo
chiều dọc từ Trung ương đến các Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đến
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn. Từ đây chính quyền địa phương phổ
biến rộng rãi đến người dân để họ biết và thực hiện. Việc tuyên truyền phải liên
tục, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau cho mọi đối tượng, muốn
làm được điều này cần sự phối hợp chặt chẽ từ cấp huyện, đến cấp xã, thơn,
xóm phổ biến trong các cuộc họp dân, các cuộc họp của tổ chức chính trị xã hội
26



×