MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
Trong các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế thì hoạt động sản xuất phân
bón vi sinh ngày nay đang ngày càng phát triển và cũng là đối tượng đáng được quan
tâm trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh những tác động tích cực của ngành
SXPB như hàng năm đóng góp vào GĐP gần một chục ngàn tỷ đồng; tạo công ăn việc
làm cho hơn hai mươi vạn lao động; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như
trình độ dân trí cho một số cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa,…
góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thì các tác
động xấu của SXPB tới môi trường là rất đáng kể: chiếm dụng nhiều đất đai canh tác
và trồng trọt dẫn đến thu hẹp thảm thực vật và làm thay đổi vi khí hậu; làm nhiễm bẩn
đất, nước ngầm, nước mặt của khu vực; xả bụi và khí độc hại vào không khí; gây tiếng
ồn và độ rung cho các khu vực lân cận khu sản xuất. Đặc biệt, các hoạt động của các
khu sản xuất và lưu trữ vừa và nhỏ, do các khu vực này thường có quy mô manh mún,
vốn đầu tư nhỏ, ít có điều kiện để cơ giới hoá cao, trang thiết bị vận hành và xử lý môi
trường còn thiếu thốn, trình độ cán bộ quản lý kỹ thuật yếu kém, nhận thức về bảo vệ
môi trường hời hợt nên các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục hậu quả của quá trình
sản xuất tới chất lượng môi trường chưa được coi trọng và thực hiện nghiêm túc.
Sự phát triển ồ ạt của các công ty SXPB (đặc biệt là một số công ty mang tính
chất địa phương thủ công và của tư nhân làm chủ) không chỉ gây những hậu quả xấu
tới môi trường như đã đề cập ở trên và còn làm mất trật tự an ninh xã hội, gây tổn thất
tài nguyên lớn và làm khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt
động sản xuất phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, ngày 27 tháng 12 năm 1993 kỳ
họp thứ tư khóa IX Quốc hội đã thông qua luật bảo vệ Môi trường và ngày 20 tháng 3
năm 1996, kỳ họp thứ 9 khóa IX Quốc hội đã thông qua Luật BVMT Tiếp theo đó là
các Nghị định, Thông tư, TCVN và các văn bản khác của Chính phủ, các Bộ, các
Ngành nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các luật trên.
Năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
môi trường cho phù hợp với điều kiện tình hình phát triển mới của Đất nước. Tiếp đó,
ngày 12 tháng 12 năm 2005 Chủ tịch nước đã công bố Sắc lệnh số 29/2005/L/CTN về
Luật Bảo vệ Môi trường mới đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005
và ngày 9/8/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 80/2006/NĐ-CP nhằm quy
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
1
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT mới. Vấn đề đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá môi trường và cam kết BVMT theo tinh thần của Luật
BVMT được hướng dẫn chi tiết trong thông tư 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành ngày 08/09/2006.
Theo tinh thần của Điều 24 – Luật BVMT và Nghị định 80/2006/NĐ-CP thì
các dự án hoạt động sản xuất phát triển kinh tế sau đây phải lập Bản CKBVMT:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không
thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có bản cam kết bảo vệ môi
trường.
1) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu
bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên,
danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
2) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công
nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề.
3) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô
lớn.
1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Ngày nay khi nền kinh tế thị trường đang mở cửa, đất nước ta đang bước vào
thời kỳ hội nhập thúc đẩy các nghành công nghiệp không ngừng phát triển.các nhà
máy, cơ quan xí nghiệp, hay các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều hay còn
những dự án đầu tư vẫn đang còn trong dự định…….tất cả sẽ ngày một phát triển
trong tương lai.
Việc thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường, trong những năm qua hầu
hết các dự án phát triển kinh tế đã và đang được quan tâm nhiều hơn. Trong đó có
“DA Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học” đã và đang được quan tâm và
thực hiện các trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và đánh giá tác động môi
trường (ĐTM ) nói riêng. Các báo cáo ĐTM và bản cam kết bảo vệ môi trường
(BCKBVMT ) mà trước đây gọi là bản đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng MT của các
DA (công ty) được tiến hành và vận dụng theo các văn bản hướng dẫn của bộ KHCN
& MT (nay là bộ TN & MT) ban hành từ trước những năm 2000. tới nay, do có một số
thay đổi trong các văn bản pháp quy mới (luật BVMT; Nghị Định 80/ 2006/ NĐ – CP)
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
2
và mặt khác do nhu cầu của xã hội ngày càng cao về các loại nguyên, nhiên liệu, vật
liệu xây dựng,……… phát triển mạnh mẽ trong toàn quốc, vì thế các DA xây dựng
trong nước không ngừng gia tăng.
Ngoài những DA lớn phải lập báo cáo ĐTM thì theo quy định của điều 18-
Luật BVMT và phụ lục 1 của Nghị Định chính phủ số 80/ 2006/ NĐ- CP, thì các hoạt
động sản xuất nhỏ lẻ còn lại, như các xưởng sản xuất, các khu sản xuất tập trung, các
công trường sản xuất thủ công,…….đều phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường. số
lượng này khá lớn và đa phần các địa phương quản lý.
Ngày nay theo sự phát triển chung của thời đại, khi nền kinh tế ngày càng phát
triển thì số lượng các dự án không chỉ dừng lại ở đó mà còn gia tăng thêm mức đáng
kể. Liệu các công ty, xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất khi bắt đầu xây dựng họ có
lập bản cam kết bảo vệ môi trường không? Và họ lập như thế nào? Các mục tiêu mà
họ đưa ra cùng với việc thực hiện tuân thủ các quy định và điều lệ của nhà nước về
công tác quản lý bảo vệ môi trường như thế nào?
Muốn hiểu và biết thêm để trang bị đầy đủ kiến thức thực tế cho bản thân về
nghành quản lý, trong đợt thực tập này em đã nghiên cứu đề tài: “ BẢN CAM KẾT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU
CƠ SINH HỌC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ
NỘI” để phần nào hiểu sâu hơn về việc lập báo cáo, lập bản cam kết bảo vệ môi
trường trong công tác quản lý.
2. Nhiệm vụ và tính cấp thiết của đề tài.
Tất cả ai trong mỗi con người chúng ta đều biết môi trường có tầm quan trọng
rất đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã
hội của đất nước của dân tộc và của toàn nhân loại.
Khi mà xã hội ta đang ngày càng công nghiệp hóa – hiện đại hóa bên cạnh cán
cân phát triển kinh tế thì kéo theo đó cũng là một vấn đề nan giải mà xã hộ ta cũng
ngày càng phải quan tâm đến nhiều hơn, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Tại
các nước trên thế giới, do nền kinh tế của họ phát triển trước nước ta từ rất lâu do vậy
mà vấn đề môi trường đã được họ quan tâm từ rất sớm. Còn ở Việt Nam chúng ta thì
những năm gần đây khi mà các nhà đầu tư mang những chiếc áo kinh tế bẩn nhất sang
Việt Nam giặt thì vấn đề này mới được quan tâm nhiều hơn.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
3
Điển hình như luật môi trường Việt Nam ta trước đây năm 1993, khi bộ luật
mới ra đời đơn giản chỉ có 7 chương và 55 điều vốn còn chung chung và rất sơ sài, cho
tới khi nền kinh tế bắt đầu dịch chuyển thì tới năm 2005 Luật Môi Trường Việt Nam
nước ta cũng đã có bước chuyển đổi khá rõ rệt, đó là sự ra đời của Luật Bảo Vệ Môi
Trường 2005 (sửa đổi, bổ sung) với 15 chương và 136 điều, quy định rất rõ ràng và
chặt chẽ đối với từng đối tượng, cá nhân, chủ thể một cách cụ thể. Ví dụ như quy định
rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và các thành viên về bảo vệ môi trường
cũng như việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ môi trường……
Để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở các địa phương (vùng nông thôn
và miền núi) và ngay trong tất cả các môi trường lao động. Hiện nay đã nhận được sự
quan tâm lớn lao của chính phủ, được nêu rõ trong Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam
2005. Hiện nay ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn thành thị hay tại các khu
công nghiệp và ô nhiễm môi trường trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp và các
xưởng lao động sản xuất đã trở nên cấp thiết, lý do phần lớn là chất lượng cuộc sống
của người dân được cải thiện, tuy nhiên nhận thức và ý thức của người dân tại một số
khu vực này về môi trường là chưa cao.
Nhằm nỗ lực khắc phục cho vấn đề đưa ra, vì vậy ngay từ bước đầu khi dự án
được thành lập thì nhất thiết là phải có bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường nhằm
đảm bảo tiêu chuẩn môi trường và an toàn cho sức khỏe của con người trong cả môi
trường sống và môi trường lao động. Không chỉ đơn thuần là đáp ứng và phục vụ
quyền lợi cho con người trong hiện tại mà bản cam kết bảo vệ môi trường còn là một
công cụ pháp lý hữu hiệu giúp các dự án của các công ty, xí nghiệp,nhà máy hoạt động
tốt hơn trong phạm vi và quyền hạn của mình.
Dựa trên nhu cầu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu trên thì trong đợt thực
tập này em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu bản cam kết bảo vệ môi trường của công ty
cổ phần vệ sinh môi trường đô thị hà nội, qua đó có thể giúp em hiểu sâu và rõ hơn vệ
tầm quan trọng và tính cấp thiết của công việc lập bản cam kết bảo vệ môi trường
trong công tác quản lý môi trường.
3. Giới thiệu địa điểm thực tập.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
4
Công ty Cổ Phần Vệ Sinh Môi Trường Đô Thị Hà Nội thành lập năm 1996,
ban đầu là Công Ty Kỹ Thuật Vệ Sinh Môi Trường Đô Thị sau năm 2002 công ty đã
đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Vệ Sinh Môi Trường Đô Thị Hà Nội do ông Trần
Xuân Lưu làm giám đốc công ty. Và công ty có hai địa điểm để chúng ta có thể ghé
thăm:
Một là văn phòng công ty tại số nhà 38 ngõ 71 phố Hoàng Văn Thái –
Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Hai là cơ sở sản xuất của công ty được đặt tại khu công nghiệp Đan
Phượng - xã Đan Phượng - huyện Đan Phượng – Hà Nội.
Trong nhiều năm vừa qua Công Ty đã không ngừng nâng cao chất lượng phục
vụ đảm bảo cho thành phố xanh, sạch, đẹp.
Nghành nghề kinh doanh của công ty
+ Dịch vụ thu gom, vận chuyển rác, chất thải, phân bùn.
+ Xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công trình vệ sinh.
+ Xây dựng dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi.
+ Sản xuất phân bón vi sinh tổng hợp.
+ Xử lý chất thải công nghiệp.
+ Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học.
+Buôn bán cho thuê các thiết bị về vệ sinh môi trường.
+ Xây mới, cải tạo, chống thấm nhà vệ sinh.
+ Thông tắc, bơm hút bể phốt, đường cống ngầm.
Đồng thời trong thời gian qua Công Ty đã cho ra sản phẩm phân bón “Bông
lúa vàng” đạt chất lượng hiệu quả rất tốt được bà con nông dân tin dụng. Vì vậy bản
chất về lợi ích của người công nhân và nông dân là một, sự phát triển của công ty phải
lấy cái đích là phục vụ cho nông dân và nông nghiệp, nông thôn làm kim chỉ nam cho
hoạt động của mình.
Sản phẩm phân bón là loại vật tư kỹ thuật do đó để sử dụng có hiệu quả người
sử dụng phải hiểu biết về nó để tạo được lợi nhuận hữu hình là vật chất nông sản cụ
thể cần phải đem lại lợi nhuận vô hình là kiến thức khoa học cho bà con nông dân.
4. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
5
Trong quá trình lập Bản CKBVMT đối với các dự án sản xuất phân bón nhằm
phát triển kinh tế thì có thể tiến hành đánh giá tác động môi trường bằng cách kết hợp
các phương pháp sau đây :
1. Phương pháp liệt kê.
2. Phương pháp ma trận.
3. Phương pháp so sánh.
4. Phương pháp chuyên gia.
5. Phương pháp đánh giá nhanh.
6. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.
Ngoài ra trong quá trình làm bài báo cáo về đề tài bản cam kết bảo vệ môi
trường của công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị hà nội em đã phải nghiên cứu
qua các văn bản cũng như các thông tư như:
Luật bảo vệ môi trường do Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã được công bố theo lệnh số
29/2005/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005 của chủ tịch nước.
Căn cứ nghị định số 91/2002/NĐ – CP ngày 11/11/2002 của chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN & MT.
Thông tư của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường số 08/09/2006 hướng dẫn về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường .
Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08/12/2008 hướng dẫn về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi
trường.
Căn cứ luật BVMT ngày 29/11/2005.
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư 12/2006/TT- BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện
hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng kí, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải
nguy hại.
Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh
mục chất thải nguy hại
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
6
Căn cứ nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT.
Căn cứ nghị định số 81/2007/NĐ – CP ngày 23/08/2007 của chính phủ quy
định tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
nhà nước.
Căn cứ nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa
đổi và bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006 /NĐ – CP ngày 09/08/2006 của
chính về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT.
Căn cứ vào nghị định số 25/2008/NĐ – CP ngày 04/03/2008 của chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BTN & MT.
Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng môi trường không khí: TCVN 5937-
2005, TCVN 5939- 2005, TCVN 5940-1995, TCVN 6438-2001.
Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: TCVN 5949- 1998, TCVN 5948- 1999.
Các tiêu chuẩn liên quan đến độ rung: TCVN 6962-2001.
Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: TCVN 5942-1995, TCVN
5944- 1995, TCVN 5945-2005, TCVN 6772-2000.
Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đất: TCVN 5941- 1995.
Căn cứ vào một số thông tư, và các quy định chung của thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó em cũng tham khảo và căn cứ theo một số nghị định thư và các
công ước khung của thế giới mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG.
1.1. Tên dự án.
DA nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học.
1.2. Tên cơ quan, doanh nghiệp, chủ dự án.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
7
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần vệ sinh môi trường Hà Nội.
1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án.
1) Tại DA cơ sở sản xuất: Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, khu
công nghiệp Đan Phượng - Xã Đan Phượng - Huyện Đan Phượng - Hà Nội.
Điện thoại: 04 38538221-35654224-35654884. Fax: 04 35654479.
Email:
2) Văn phòng đại diện : Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội Số
nhà 38/ 71. Phố Hoàng Văn Thái - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04 38538221-35654224-35654884. Fax: 04 35654479.
Email:
1.4. Người đứng đầu cơ quan doanh nghiệp chủ dự án.
Đại diện: Trịnh Xuân Lưu.
Chức vụ: Giám đốc
Chịu trách nhiệm quản lý sản xuất tại nhà máy: Lý Thanh Sơn.
1.5. Phương tiện liên lạc của cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án.
Về phương tiện liên lạc với công ty chủ dự án đầu tư xây dựng Nhà Máy
Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học thì chúng ta có thể tìm hiểu trực tiếp tới khu
vực dự án theo địa chỉ : Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, khu công nghiệp
Đan Phượng - Xã Đan Phượng - Huyện Đan Phượng - Hà Nội hoặc qua qua hòm thư
điện tử như sau: hay sdt của công ty: 04 38538221-
35654224-35654884. Fax: 04 35654479.
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN.
2.1. Vị trí địa lý .
Điểm đầu tư xây dựng công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội tại
khu công nghiệp Đan Phượng thuộc địa bàn phố phượng trì, thị trấn Phùng, huyện Đan
Phượng có vị trí như sau:
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
8
- Phía đông giáp với công ty may Tân Tiến.
- Phía nam giáp công ty cổ phần Cô Nan.
- Phía tây giáp cánh đồng với diện tích đất nông nghiệp khá lớn của
xã Đan Phượng.
- Phía bắc giáp với 1 doanh nghiệp chưa hoạt động.
Bên cạnh đó DA của công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội do
nằm trong vành đai của khu công Đan Phượng nên được bao bọc bởi hệ thống tường
rào kiên cố và trắc chắn nằm cách xa khu vực dân cư lại gần trục đường giao thông
quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi sơn tây tiện lợi cho mọi hoạt động của công ty trong
việc giao lưu buôn bán và quảng bá sản phẩm.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Đan Phượng là một huyện nhỏ của thành phố Hà Nội, nằm ở phía tây bắc
trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm
Hà Nội đi Sơn Tây Phía đông giáp các huyện (ranh giới tự nhiên là sông Hồng) và Từ
Liêm.
Đan Phượng vốn là huyện thuần nông, những năm trước đây thu nhập chủ yếu
từ nông nghiệp. Từ năm 2002, sớm nhìn nhận giá trị của đất đai với quê hương đất
chật người đông, huyện mạnh dạn điều chỉnh kế hoạch chuyển hướng phát triển kinh
tế nhằm khai thác thế mạnh vùng đất ven đô. Qua gần 10 năm, thực hiện chiến lược
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đô thị, thương mại và dịch vụ,
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã tạo nên sức bật mới.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
9
2010) toàn huyện đã GPMB 103 dự án với diện tích 267,8 ha, tập trung nâng cao hạ
tầng và công trình phúc lợi như đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá.
Đan Phượng là huyện đi đầu và sáng tạo đề xuất cơ chế, đền bù hỗ trợ người
dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị để bảo đảm lợi ích, quyền
lợi của người dân, bố trí quỹ đất dịch vụ để người dân kinh doanh. Trong 5 năm qua,
huyện đã thu hút, triển khai 570 dự án, đã xây dựng hoàn thành Cụm công nghiệp thị
trấn Phùng, 4 điểm công nghiệp - TTCN - làng nghề với tổng diện tích 77,8ha, thu hút
54 doanh nghiệp và 456 hộ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hàng nghìn lao
động. Thu nhập bình quân lao động tại các làng nghề từ 2-3 triệu đồng/tháng, có nơi
đạt từ 5-8 triệu đồng/tháng, tạo việc làm tại chỗ góp phần ổn định chính trị xã hội ở
nông thôn.
Phát huy truyền thống quê hương người gái đảm, Đan Phượng năng động
chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, dù diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh, nhưng giá trị thu
nhập tăng nhanh từ 20 triệu đồng/ha năm 2003 tăng lên hơn 80 triệu đồng/ha năm
2010. Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao
(Đan Phượng, Song Phượng); vùng sản xuất rau an toàn (Phương Đình, Song Phượng,
Đan Phượng); vùng trồng cây ăn quả như Cam Canh, bưởi Diễn, đu đủ Đài Loan,
trồng hoa cao cấp xuất khẩu (Thượng Mỗ, Thị Trấn, Phương Đình)… Đan Phượng
được thành phố đánh giá là điểm sáng đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu, hiện đã có 6
thôn đạt bình quân 100 triệu đồng/ha/năm, 100% số xã đạt 50 triệu đồng/ha/năm,
nhiều mô hình đạt 300 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.
Với sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, vận dụng chính sách của Đảng vào điều
kiện cụ thể, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân 10 năm của huyện đạt 14,7%, thu nhập bình quân đầu người
năm 2010 đạt gần 14 triệu đồng (tăng gấp 4,3 lần năm 2000). Bộ mặt nông thôn khởi
sắc, 95% đường giao thông nông thôn được bê tông hoá. Chương trình xây dựng nông
thôn mới, nhiều xã đã huy động nội lực đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng. Trong 10
năm huyện đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, xây mới 516 phòng học, 27 trường học đạt
chuẩn quốc gia. Đan Phượng đã quy hoạch được 108 hồ, ao môi trường, cải tạo được
24 hồ, ao và bố trí 19 bãi trung chuyển rác thải, 100% xã đã thu gom xử lý rác thải cải
thiện môi trường nông thôn sạch đẹp.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
10
Trên bước đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đan Phượng hình thành các
vùng sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao, hoàn chỉnh quy hoạch mở rộng phát
triển kinh tế, phía đông vành đai 4 là đô thị trung tâm, phía tây là hành lang xanh.
Huyện xác định vùng kinh tế lớn là vùng ven Đáy và bãi sông Hồng sản xuất nông
nghiệp hàng hoá gắn với dịch vụ, du lịch sinh thái; vùng Tiên Tân nông nghiệp hàng
hoá tập trung, vùng ven Sông Hồng phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại, làng nghề,
các xã trong vùng đô thị xây dựng các trung tâm dịch vụ, thương mại chất lượng cao.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 14%, thu nhập bình quân đầu người 25,8
triệu đồng/năm 2015. Chương trình xây dựng NTM được đặc biệt quan tâm với mục
tiêu 7 xã đạt tiêu chí NTM, tạo việc làm mới cho 2.000 lao động mỗi năm, 100% xã
đạt chuẩn quốc gia về y tế, xây dựng thêm 17 trường chuẩn quốc gia
Với những nỗ lực vượt khó, giành được nhiều thành tựu lớn, Đan Phượng đã
được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, thành phố tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý,
đặc biệt là 3 tập thể, 3 cá nhân được tặng thưởng Anh hùng Lực lượng vũ trang, Đan
Phượng được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và
hôm nay được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ
năm 2010. Đó là động lực để Đảng bộ, nhân dân Đan Phượng phát huy truyền thống
Anh hùng, xây dựng quê hương giàu đẹp và kiên cường cách mạng trong thời kỳ đổi
mới.
Huyện là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian trong đó có Hát ca trù ở
xã Thượng Mỗ, Vật truyền thống ở xã Hồng Hà,Thổi cơm thi ở hội Dầy, hát Chèo tàu
ở hội Gối (Tân Hội), hát chèo bè trên sông của dân chài Vạn Vĩ, hội thả diều ở Bá
Giang, bơi trải ở Đồng Tháp, rước cây bông ở Trung Hà
2.3. Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.
2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh khu vực DA.
a. Môi trường không khí.
Để đánh giá môi trường không khí của khu vực xung quanh DA trung tâm ứng
dụng khoa học tiến bộ khoa học công nghệ và kiểm định, kiểm nghiệm Hà Nội đã tiến
hành đo và phân tích. Các kết quả đo đạc được thực hiện tại khu đất dự án, các số liệu
đo đạc về môi trường không khí có thể được coi như tài liệu nền của dự án, sử dụng
làm căn cứ để đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường không khí khi dự án đi
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
11
vào hoạt động. Các chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích đều tuân theo tiêu
chuẩn chất lượng không khí xung quanh(TCVN 5937:2005) cho thấy kết quả một số
chỉ tiêu không khí vi khí hậu và tiếng ồn khu vực dự án vào ngày 07/ 08/ 1996 kết quả
đo kiểm được thể hiện trong bảng sau.Vị trí đo đạc, lấy mẫu: tại khu đất dự án.
Bảng 2.1: Kết quả đo kiểm môi trường không khí tại khu vực dự án.
bStt Thông số Đơn vị tính Kết quả
KV1 KV2 KV3
1 Tổng số bụi µg/m
3
105 102 113 300 -
2 CO µg/m
3
1100 1250 1200 30000 -
3 SO
2
µg/m
3
57 63 78 350 -
4 NO
x
µg/m
3
46 43 48 200 -
5 Tiếng ồn dBA 54,8 56,7 58,3 - 75
6 Nhiệt độ
0
C 34,8 34,4 34,6 - -
7 Độ ẩm % 67 68 67,3 - -
(Nguồn:Trung tâm ứng dụng Tiến Bộ KHCN và kiểm định, kiểm nghiệm Hà
Nội).
TCVN 5949 – 1998: Âm học tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (áp dụng
cho khu sản xuất nằm xung quanh, xen kẽ khu dân cư từ 6h – 18h).
TCVN 5937 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (trung bình
1h).
KV1: Khu vực trung tâm dự án.
KV2: Khu vực phía nam dự án.
KV3: Khu vực phía bắc dự án.
b. Môi trường nước.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt được duy trì ổn định và
được trình bày trong bảng sau.
Thời gian lấy mẫu từ 14h ngày 07/ 08/ 1996.
Thời gian phân tích từ ngày 8 đến ngày 14/ 08/ 1996.
Bảng 2.2: Bảng kết quả phân tích nước mặt.
Stt Thông số Đơn vị tính Phương
pháp phân
Kết quả TCVN
5942-
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
12
tích 1995 (B)
1 pH pH meter 7,15 5,5 - 9
2 COD Mg/lít Thiết bị đo COD 18,8 < 35
3 Chất rắn lơ lửng Mg/lít TCVN 4560 – 88 66,9 80
4 Amoni Mg/lít Trắc quang palintest 0,50 1
5 Nitrit Mg/lít Trắc quang palintest 0,020 0,05
6 Nitrat Mg/lít Trắc quang palintest 0,80 15
7 Đồng Mg/lít Trắc quang palintest 0,77 1
8 DO Mg/lít Vincler 4,14 ≥ 2
9
BOD
5
( 20
0
C )
Mg/lít Tủ BOD 15,8 < 25
10 Độ cứng Mg/lít Trắc quang palintest 189,0 300
11 Crom
+6
Mg/lít Trắc quang palintest 0,006 0,05
( Mẫu nước ao, hồ xung quanh khu vực dự án ).
Ghi chú: TCVN 5942 – 1995: chất lượng nước – tiêu chuẩn nước mặt.
Nhận xét: chất lượng nước mặt tại ao, hồ quanh khu vực dự án thì các thông số
đều nằm trong giới hạn cho phép: ( vì so sánh với quy chuẩn Việt Nam 08/ 2008/
BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt theo bảng dưới đây).
Bảng 2.3: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.
Stt Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
A B
A1 A2 B1 B2
1 Ph Mg/ l 6 – 8,5 6 – 8,5 5,5 – 9 5,5 – 9
2 Ôxy hòa tan ( DO ) Mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
3 Tổng chất rắn lơ lửng ( TSS ) Mg/l 20 30 50 100
4 COD Mg/l 10 15 30 50
5 BOD
5
( 20
0
C ) Mg/l 4 6 15 25
6 Amoni ( NH
4+
) (tính theo N ) Mg/l 0,1 0,2 0,5 1
7 Nitrit ( NO
2
-
) (tính theo N ) Mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
8 Nitrat ( NO
3
-
) (tính theo N ) Mg/l 2 5 10 15
9 Crom VI ( Cr
6
+
) Mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
10 Đồng ( cu ) Mg/l 0,1 0,2 0,5 1
c. Điều kiện khí hậu.
Khí hậu Đan Phượng tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng
nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
13
độ cao. Và do tác động của biển, Đan Phượng có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung
bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Đan Phượng là sự thay
đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm
theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí
hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp
vào tháng 4 và tháng 10, huyện có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
d. Đặc điểm địa hình, địa chất, và tài nguyên khoáng sản .
Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua. Xưa
kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện tương
đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình từ 6-8m phù hợp cho việc
trông các cây hoa màu và lương thực.
Đan phượng là một huyện có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, cho
phép khai thác và chế biến quy mô công nghiệp. Trữ lượng đá vôi có khoảng 162 triệu
tấn, được phân bố đều tại các xã thuộc huyện là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản
xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ngoài ra Đan phượng còn là vùng đất phì nhiêu
màu mỡ với lượng phù xa hàng năm của Sông Hồng và Sông Đáy là nguồn cung cấp
lớn chow các công trình xây dựng với trữ lượng cát và việc phát triển nghành ngư
nghiệp trên dòng sông nước chảy.
e. Điều kiện về kết cấu hạ tầng.
Hệ thống cấp điện, cấp nước.
Ngày nay cùng với xu thế phát triển chung của đất nước thì Đan Phượng đã và
đang cải thiện ngày một tốt hơn về hệ thống cấp điện cấp nước.
Hiện nay trong huyện có 100% các xã đã dùng lưới điện quốc gia với tỷ lệ hộ
dùng quốc gia là 99.6%. Toàn huyện có khoảng 40 trạm biến áp với tổng công suất đạt
khoảng 8.950 KVA. Trong những năm gần đây hệ thống lưới điện hạ thế đã được chú
trọng và đầu tư, cải tạo nâng cấp góp phần giảm tổn thất điện năng phục vụ cho sự
thay đổi công nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Bên cạnh đó thì vấn đề cấp nước tại huyện cũng đã được cải thiện khá tốt và rõ
rệt . Cho tới nay trong huyện đã có khoảng 10 xã có trạm cung cấp nước sạch tập trung
ở 1 số xã và thị trấn như: thị trấn Phùng, xã Đan Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình,
Thượng Mỗ, Tân Lập, Tân Hồng…………
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
14
Hệ thống giao thông vận tải.
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện bao gồm mạng lưới giao thông đường
bộ, đường thủy và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ là 925,52 km.
Trong đó có 82 km đường quốc lộ chia làm 3 tuyến quốc lộ là 21A, 21B, và
quốc lộ 32, 53 km tỉnh lộ, 33,5 km huyện lộ và 700,02 km đường giao thông nông
thôn. Huyện có tuyến đường sắt chuyên dùng 1,5 km qua địa bàn Tân Hồng chủ yếu
phục vụ cho việc đi lại giao thông quốc gia, mạng lưới đường thủy nội địa dài khoảng
57 km qua 2 tuyến Sông Đáy và Sông Nhuệ.
Thông tin liên lạc.
Mạng lưới giao thông được trang bị hiện đại với 4 tổng đài kỹ thuật với dung
lượng là 4.500 số, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, chất lượng cao. Toàn huyện
có 100% thôn, xóm sử dụng điện thoại với tỷ lệ 2 – 3 máy trên 100 dân, 100% số xã,
thị trấn có đài truyền hình cơ sở, 98% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp.
Nguồn nhân lực.
Số dân toàn huyện là 132,6 nghìn người mật độ dân số trung bình là 718
người/km
2
. Dân cư phân bố không đồng đều giữa 2 vùng ven Sông Đáy và ven Sông
Nhuệ, nhân khẩu lao động hiện nay là khoảng 70,4 nghìn người, chiếm 53,16% dân số
trong lao động nông nghiệp. Lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật còn
thấp, tỷ lệ người có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 3,05%, trung cấp là 4,52%,
cao đẳng là khoảng 2,52% đại học trở lên là khoảng 1,24%.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
15
CHƯƠNG III: QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH.
3.1. Quy mô đầu tư.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học đã đi vào hoạt
động với tổng vốn đầu tư, vốn pháp định và vốn vay của công ty dự kiến như sau:
Bảng 3.1: Bảng vốn đầu tư xây dựng.
Số vốn Đơn vị (USD)
Tổng vốn đầu tư 55.653.080
Vốn pháp định 19.693.140
Vốn vay 45.950.660
Dự án được thực hiện trong thời gian: Từ ngày cấp giấy phép đầu tư cho đến
cuối năm 1996.
Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn pháp định: Vốn pháp định được thực hiện như sau:
Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội 100%.
- Vốn vay: Vốn vay được huy động từ các nguồn tài chính.
Với mức lãi suất, các điều kiện mà các cơ sở kinh doanh tương tự có thể nhận
được từ các nguồn tài chính độc lập tương tự tại Việt Nam.Vốn vay chỉ là con số dự
kiến và sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu vốn thực tế của công ty.
3.2. Quy trình công nghệ.
Quy trình công nghệ gồm có 8 bước:
• Bước 1 :
Mùn hữu cơ phân loại, tinh chế phối trộn bằng xe xúc lật đảo đều các tỉ lệ
thành phần hữu cơ, bổ xung men vi sinh , phun thêm nước để đảm bảo độ ẩm và chất
lượng phân sau đó quây thành từng đống với khối lượng 50 – 70 tấn để ủ, thời gian ủ
từ 10 – 15 ngày.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
16
Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên trong đống nguyên liệu ủ, khi nhiệt
độ cao ( trên 60
0
) và độ ẩm < 35% thì phải tiến hành đảo đống ủ và bổ xung thêm độ
ẩm.
• Bước 2 :
Tinh chế mùn ủ
Khi hỗn hợp đống ủ đã đạt yêu cầu về thời gian và chất lượng lên men, tiến
hành tinh chế loại bỏ các tạp chất vô cơ bằng máy sàng. Để đảm bảo chất lượng phân
bón trong quá trình sử dụng, công đoạn tinh chế rất cần thiết để nâng cao chất lượng
phân bón của doanh nghiệp, tạo uy tín đối với khách hàng.
• Bước 3 : Vận chuyển mùn sau tinh chế về bộ phận nghiền và đóng bao.
• Bước 4 : Xác định khối lượng mỗi mẻ đảo trộn.
• Bước 5 : Bổ xung phụ gia NPK, độ ẩm và các chất dinh dưỡng khác.
• Bước 6 : Đưa hỗn hợp phân bón vào máy đảo.
• Bước 7 : Vận chuyển mùn từ máy khuấy đến máy đóng bao.
Sau khi máy khuấy đã trộn đều mùn và phụ gia, cửa xả sẽ mở và phân được vận
chuyển từ máy khuấy đấn máy đóng bao qua băng tải.
• Bước 8 : Đóng bao.
Khâu bao thành phẩm.
Vận chuyển bao vào kho, xếp kiểu chờ tiêu thụ.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ bản công nghệ sản xuất.
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
17
3.3. Danh mục cơ sở hạ tầng.
3.3.1. Danh mục các hạng mục công trình.
Tổng diện tích đất đầu tư xây dựng là 9.320 m
2
trong đó từng hạng mục
công trình chi tiết được đầu tư xây dựng như bảng thống kê sau:
Bảng 3.2: Các hạng mục công trình.
Stt Hạng mục công trình Đơn vị tính Diện tích Diện tích
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
Tập kết nguyên vật liệu hữu cơ: Thảo mộc, bùn rác, phân chấp….
Đưa vào phân loại tinh chế.
Chế biến phân bón (bổ sung các loại vi sinh, phân giải lân cố định đạm,
các phụ gia NPK.
Đóng bao sản phẩm, xếp kiêu vào kho chờ tiêu thụ.
Phối trộn tỷ lệ các thành phần hữu cơ, bổ sung men vi sinh, độ ẩm, ủ
đánh đống. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, PH.
18
thiết kế làm việc
1 Văn phòng làm việc + bảo vệ M
2
80 80
2 Xưởng sản xuất M
2
2000 2000
3 Kho nguyên vật liệu + sản phẩm M
2
1000 1000
4 Nhà ăn, nghỉ trưa của công nhân M
2
160 160
5 Công trình phụ M
2
50 50
6 Nhà để xe của công nhân M
2
100 100
7 Trạm biến áp M
2
20 20
8 Sân, đường giao thông nội bộ M
2
1000 1000
9 Vườn rau + vườn cây xanh M
2
3000 3000
10 Hệ thống thoát nước (cống ngầm) M
2
250 250
11 Hệ thống cấp nước, bể chứa,bể lọc M
2
60 60
12 Cổng, tường rào, xây kè M
2
460 460
13 Nhà đảo trộn và lên men vi sinh M
2
820 820
14 nhà phân loại và chứa chất thải M
2
320 320
Trên đây là những hạng mục công trình của dự án Nhà Máy Sản Xuất Phân
Bón Hữu cơ sinh học mà Công Ty Môi Trường Đô Thị Hà Nội đã đầu tư xây dựng
nhằm phục vụ cho việc sản xuất và phát triển trong tương lai của dự án.
Các hạng mục công trình được thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện thủy
văn, và địa hình nơi xây dựng của dự án. Mỗi hạng mục công trình đều được xây dựng
và lắp đặt thêm hệ thống thông thoáng và hệ thống chống nóng vào mùa hè.
3.3.2. Danh mục trang thiết bị vật tư.
Dự án Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học sau khi xây dựng xong
sẽ đi vào hoạt động ngay, vì vậy trong khi xây dựng thì không chỉ đầu tư xây dựng các
hạng mục công trình mà các trang thiết bị máy móc và vật tư cũng đươc quan tâm và
đầu tư xây dựng lắp đặt. Các trang thiết bị vật tư mà nhà máy tiến hành lắp đặt được
thông kê cụ thể trong bảng sau đây:
Bảng 3.3: Các trang thiết bị vật tư.
Stt Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Nơi sản xuất
1 Máy khuấy trộn Cái 2 Việt Nam
2 Máy xúc Cái 2 Việt Nam
3 Máy sàng lồng Cái 1 Việt Nam
4 Máy nghiền Cái 1 Việt Nam
5 Máy vê viên Cái 2 Việt Nam
6 Xe đẩy hàng Xe 5 Việt Nam
7 Quạt thông gió Cái 4 Việt Nam
8 Máy khâu bao bì Cái 1 Việt Nam
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
19
9 Hộp đựng đồ vật tư Hộp 2 Việt Nam
10 Máy bơm nước Cái 2 Việt Nam
11 Xe chở hàng Xe 1 Việt Nam
12 Máy phát điện Cái 1 Việt Nam
13 Dụng cụ thủ công (cuốc + xẻng) Cái 15 Việt Nam
14 Băng chuyền Cái 2 Việt Nam
15 Băng tải Cái 2 Việt Nam
16 Xe thu gom rác xe 10 Việt Nam
17 Máy bơm thuốc giữ vệ sinh Cái 2 Việt Nam
CHƯƠNG IV: NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG.
4.1. Nhu cầu nguyên liệu sản xuất.
Nguồn nguyên vật liêụ hữu cơ: chủ yếu là thảo mộc, bùn rác, phân chấp mùn
hữu cơ, được khai thác từ các cơ sở chế biến nông phẩm, nông trường và các nhà máy
khai thác phân bùn tự nhiên vv………
Nguồn nguyên liệu hữu cơ này được vận chuyển vào nhà máy, sơ chế qua
công đoạn tuyển lựa, phối trộ đồng đều theo công thức được tính toán trên cơ sở khoa
học sau đó đem ủ lên men bằng phương pháp sinh học, đưa đi tinh chế đóng bao sản
phẩm, nhập kho.
Thực tế, với loại phân hữu cơ sinh học chưa bổ sung các phụ gia dinh dưỡng,
nhu cầu thị trường đòi hỏi không lớn. Để tăng khả năng cạnh tranh tiêu thụ trên thị
trường nhất thiết phải bổ sung thêm các chất phụ gia dinh dưỡng, đạm, lân, kali và một
số chất vi lượng, đóng bao theo mẫu mã quy định.
4.2. Nhu cầu nhiên liệu sản xuất.
4.2.1. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu xăng, dầu trong quá trình sản xuất:
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
20
Dùng để vận hành máy trong quá trình sản xuất, di chuyển các nguyên vật liệu
phục vụ từng khâu trong quá trình sản xuất, và dùng để chạy máy phát điện dự phòng
khi mất điện trong trường đang trong quá trình sản xuất dở dang.
4.2.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước:
Nhu cầu sử dụng điện: Dự án công ty sử dụng nguồn điện quốc gia để phục vụ
cho sinh hoạt và kinh doanh sản xuất, ngoài ra thì cơ sở sẽ dùng máy phát điện
để dự phòng khi nguồn điện bị gián đoạn.
Ước tính điện năng tiêu thụ trong ngày/ đêm khoảng 65- 70 kw, trong tháng khoảng
2000- 2100 kw.
DA dự tính trong tương lai sẽ xây dựng trạm biến áp riêng 150 KVA để phục vụ sản
xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Nhu cầu sử dụng nước: Trước mắt công ty sử dụng nguồn nước từ cây nước tự
khoan để phục vụ cho quá trình vệ sinh thiết bị, và qua xử lý bể lọc để lấy nước
dùng cho sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc hệ thống cây xanh xung quanh công
ty. Sau này thì nguồn nước từ hệ thống cấp nước sạch của cụm KCN.
Cán bộ công nhân viên của DA công ty.
50 người x 0,1 m
3
/ ngày đêm = 5m
3
/ ngày đêm.
Nước tưới cây, cứu hỏa: 5 m
3
/ ngày đêm.
Nước dùng để vệ sinh thiết bị sản xuất: 5m
3
/ ngày đêm.
Dự kiến thì nhu cầu sử dụng nước khoảng: 15 m
3
/ ngày đêm
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
21
CHƯƠNG V: CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.
5.1. Các loại chất thải phát sinh.
5.1.1. Trong giai đoạn xây dựng dự án.
Trong giai đoạn này các tác nhân ô nhiễm chủ yếu là bụi, khí thải giao thông,
khí thải từ hoạt động của các máy móc xây dựng, nước thải sinh hoạt. Các nguồn ô
nhiễm chính như sau:
+) Bụi đất, cát từ quá trình san nền, bốc dỡ vật liệu xây dựng, xây dựng các
hạng mục, hoạt động của các phương tiện vận chuyển, hoạt động của các máy móc xây
dựng…
+) Khí thải có các hơi khí độc như SO
x
, NO
x
, CO, hơi hydrocacbon phát sinh
từ các phương tiện vận chuyển, hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ quá trình
xây dựng.
+) Nước thải và chất thải sinh hoạt từ lực lượng công nhân xây dựng, do dự án
thường xuyên tập trung một lượng lớn công nhân tham gia thi công.
+) Nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường cuốn theo đất, cát, rác thải,
…
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
22
+) Chất thải rắn và vật liệu xây dựng thải loại từ quá trình thi công như gỗ, đất,
đá và các vật liệu khác…lượng chất thải rắn này thường được thu gom tận dụng hoặc
dùng để san lấp mặt bằng.
Các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng sẽ ảnh hưởng chủ yếu
đến công nhân lao động trực tiếp trên công trường.
5.1.2. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
Dự án nhà máy sản xuất phân hữu cơ sinh học đã được thi công và đi vào hoạt
động, trong quá trình hoạt động thì DA được dự báo sẽ có các nguồn phát sinh ô
nhiễm và hình thức tác động của các tác nhân gây ô nhiễm như sau:
a. Khí thải:
+ Nguồn phát sinh:
Do khí thải của các phương tiện vận tải, máy móc thi công đốt cháy nhiên liệu
xăng, dầu sinh ra các loại khí, bụi và một số chất khác phát sinh làm ô nhiễm môi
trường. Khí thải do đốt nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải có chứa các
chất ô nhiễm như bụi, SO
2
, NO
x
, CO,…Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu
lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông, loại nhiên liệu sử
dụng…
Khí thải phát sinh từ chạy máy phát điện dự phòng, và các dây chuyền của quá
trình sản xuất.
Phương tiện giao thông ra vào của công ty và khách hàng khi đến khu vực DA
sẽ làm phát sinh khí thải có chứa sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ.
Các phương tiện vận chuyển vào ra dự án dùng để vận chuyển nguyên, nhiên liệu, sản
phẩm; phương tiện đi lại của cán bộ công nhân viên. Dự kiến tổng lượng xe ra vào khu
vực dự án mỗi ngày là 7 lượt xe vào ra ( tải trọng 3,5 – 16 tấn ) và 10 lượt xe ( tải
trọng < 3,5tấn ) với quãng đường vận chuyển là 200m. Thành phần: chủ yếu là SO
2
,
CO, NO, THC …
Bảng 5.1: Tải lượng chất khí gây ô nhiễm từ các hoạt động giao thông vân tải.
Chất ô nhiễm Tải lượng (g/ngày)
SO
2
5,33
NO
x
8,22
CO 6,4
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
23
VOC
s
2,94
Tổng lượng phát sinh: không đáng kể, đảm bảo giới hạn cho phép so với
TCVN 5939: 2005
b. Nước thải:
Trong quá trình hoạt động thi công của DA đã phát sinh ra nhiều loại nước
thải với thành phần và tải lượng khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đôi lúc có thể
vượt giới hạn cho phép.
Do thời gian thi công không kéo dài và không mang tính chất phức tạp, chỉ có
2 nguồn có thể tác động tới môi trường nước đó là nước thải sinh hoạt của lực lượng
công nhân xây dựng và nước thải sản xuất.
Nước thải sinh hoạt: Nước thải do nhu cầu vệ sinh cá nhân, sinh hoạt hàng
ngày tại DA thi công của công ty.
+ Thành phần: chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, SS, …
+ Tổng lượng phát sinh: khoảng 20 m
3
/tháng.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
cụm nhà máy.
Bảng 5.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
STT Thông số
Lượng chất ô
nhiễm (kg/ngày)
Nồng độ chất
ô nhiễm
(mg/l)
TCVN
5945- 2005
1 BOD
5
16,35 312,5 50
2 TSS 30,34 573 100
3 Tổng N của các muối amôn 3,82 73 30
4 Photphat (P
2
O
5
) 0,44 8,3 6
5 Clo 16 104,2 600
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính với tiêu chuẩn nước thải được phép
thải ra môi trường (TCVN 5945 – 2005: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp) cho thấy
nước thải sau xử lý có BOD, COD, tổng Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép là không
đáng kể. Do vậy, lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ trong các hệ thống xử lý
nước thải sẽ được xử lý tập trung tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm
Trịnh Thị Thành Trang
Lớp : B
3
MS
1
24