Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lắp đặp hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

LÊ NGỌC TÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PIN NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Tai Lieu Chat Luong

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

LÊ NGỌC TÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PIN NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN


TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : TS. TRẦN THỊ KIM LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: Lê Ngọc Tùng
Ngày sinh: 07/12/1994

Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã học viên: 1783401020085


Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản
quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường
đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận án/ luận văn
tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.

Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lắp đặt
hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại Thành Phố Hồ
Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo nào khác tại Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 06 năm 2021

Lê Ngọc Tùng


ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Thị Kim Loan đã tận tình
hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện bài nghiên cứu và giúp tơi hồn hành tốt
bài nghiên cứu này. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô giảng dạy tại
khoa Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
truyền đạt những kiến thức trong thời gian học tập để tơi có nền tảng lý thuyết thực
hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cám ơn chuyên gia trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời
và những khách hàng đã tham gia phỏng vấn trả lời câu hỏi giúp tơi có cơ sở dữ liệu
để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Đồng thời, cũng xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè, các học viên lớp
MBA17B trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã động viên và giúp tơi
trong suốt qt trình học tập và hồn thành luận văn.
Trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu ý
kiến đóng góp của q thầy cơ, tham khảo tài liệu liên quan và dựa trên những hiểu
biết có hạn của bản thân đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, nhưng vẫn
khơng tránh khỏi sự sai sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cơ
để luận văn được hồn thiện một cách tốt nhất.
Trân trọng./.


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lắp đặt hệ thống pin
năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại Thành Phố Hồ Chí Minh”
được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020 đến tháng 06/2021.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố tác động trực tiếp đến ý định
lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ

Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý nhằm giúp các doanh nghiệp
có những sự thay đổi, điều chỉnh nhằm gia tăng ý định lắp đặt hệ thống pin năng
lượng mặt trời của khách hàng cá nhân.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và xác định 6
yếu tố ảnh hưởng đến ý định lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách
hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh gồm cảm nhận chi phí, kiến thức về sản
phẩm, ảnh hưởng xã hội, lợi ích của sản phẩm, nhận thức rủi ro, ý thức bảo vệ môi
trường.
Nghiên cứu định lượng khẳng định cả 6 yếu tố: cảm nhận chi phí, kiến thức về
sản phẩm, ảnh hưởng xã hội, lợi ích của sản phẩm, nhận thức rủi ro, ý thức bảo vệ
môi trường đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định lắp đặt hệ thống pin năng lượng
mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó lợi ích của
sản phẩm là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định lắp đặt hệ thống pin năng
lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh.


iv

ABTRACT
The research topic "Factors affecting the intention to install solar battery
systems of individual customers in Ho Chi Minh City" was carried out in Ho Chi
Minh City from November 2020 to December 2018. 06/2021. The objective of the
study is to determine the factors that directly affect the intention to install solar
battery systems of individual customers in Ho Chi Minh City. From the research
results, some implications are given to help businesses make changes and
adjustments to increase the intention of installing solar battery systems of individual
customers.
Research methods include both qualitative and quantitative research.
Qualitative research by interviewing experts and identifying 6 factors affecting the

intention to install solar panel systems of individual customers in Ho Chi Minh City
including cost perception, knowledge about products, social effects, product
benefits, risk perception, environmental protection consciousness.
Quantitative research confirms that all 6 factors: cost perception, product
knowledge, social influence, product benefits, risk perception, environmental
protection consciousness all have a positive influence. to the intention of installing
solar panel systems of individual customers in Ho Chi Minh City. In which, the
benefit of the product is the factor that has the strongest influence on the intention to
install the solar battery system of individual customers in Ho Chi Minh City.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
TÓM TẮT .......................................................................................................... iii
ABTRACT ..........................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. x
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 11
1.1

Lý do hình thành đề tài .......................................................................... 11

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 13


1.3

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 14

1.4

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 14

1.5

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 15

1.6

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15

1.7

Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................... 16

1.8

Bố cục luận văn ..................................................................................... 16

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............... 18
2.1

Các khái niệm liên quan ........................................................................ 18


2.1.1 Khái niệm pin năng lượng mặt trời ................................................. 18
2.1.2 Khái niệm ý định mua ..................................................................... 19
2.2

Cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng .................................... 19


vi

2.2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng ........................................................ 19
2.2.2 Lý thuyết hành vi dự định (TPB)..................................................... 21
2.2.3 Thuyết nhận thức rủi ro (TPR - Theory of Perceived Risk) ............ 23
2.3

Các nghiên cứu trước liên quan ............................................................. 24

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................. 24
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước .............................................................. 27
2.4

Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 30

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 36
3.1

Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 36

3.2

Nghiên cứu định tính ............................................................................. 37


3.3

Nghiên cứu định lượng .......................................................................... 42

3.3.1 Quy mô mẫu nghiên cứu ................................................................. 42
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và phương pháp tiếp xúc đáp viên ............ 42
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 42
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 47
4.1

Thống kê mô tả ...................................................................................... 47

4.2

Thông số thống kê mô tả của các biến quan sát .................................... 48

4.3

Kiểm định độ tin cậy thang đo .............................................................. 50

4.4

Kiểm định thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA ........ 53

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập ...................... 53
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc .................. 54
4.5

Mơ hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo .................................... 56


4.6

Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................. 57


vii

4.6.1 Phân tích tương quan ....................................................................... 57
4.6.2 Phân tích hồi quy ............................................................................. 59
4.6.3 Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính 61
4.6.4 Kiểm định giả thuyết ....................................................................... 62
4.7

Thảo luận ............................................................................................... 63

Tóm tắt chương 4 ............................................................................................ 65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 66
5.1

Kết luận ................................................................................................. 66

5.2

Hàm ý quản trị ....................................................................................... 67

5.2.1 Cảm nhận chi phí ............................................................................. 67
5.2.2 Kiến thức về sản phẩm, Ảnh hưởng xã hội, Lợi ích của sản
phẩm, Nhận thức rủi ro .......................................................................................... 68
5.2.3 Ý thức bảo vệ môi trường ................................................................ 70

5.3

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 73


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình hành vi của người tiêu dùng của tác giả Philip Kotler (2001) ....20
Hình 2.2 Mơ hình lý thuyết hành vi dự định - TPB của tác giả Ajzen (1991)..........21
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................31
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................37
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu chính thức .................................................................56
Hình 4.2 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ........................................................................62


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ .......................................23
Bảng 2.2 Bảng tóm tắt kết quả các yếu tố .................................................................28
Bảng 3.1 Bảng thang đo các thành phần ...................................................................39
Bảng 4.1 Kết quả quá trình thu thập dữ liệu .............................................................47
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến quan sát ..............................................................48
Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ................................................51
Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ...........................................54
Bảng 4.5 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc .............................................55
Bảng 4.6 Bảng kết quả phân tích tương quan Pearson .............................................57

Bảng 4.7 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mơ hình .......................................59
Bảng 4.8 Bảng kiểm định độ phù hợp của mơ hình ..................................................59
Bảng 4.9 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy..................60
Bảng 4.10 Bảng kết quả kiểm định giả thuyết ..........................................................63
Hình 5.1 Thống kê yếu tố “Cảm nhận chi phí” .........................................................67
Hình 5.2 Thống kê yếu tố “Kiến thức về sản phẩm”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Lợi ích
của sản phẩm”, “Nhận thức rủi ro” ...........................................................................68
Hình 5.3 Thống kê yếu tố “Ý thức bảo vệ môi trường” ...........................................70


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SPSS

Phần mền phân tích dữ liệu thống kê

VIF

Hệ số phóng đại phương sai

ANOVA

Phương pháp phân tích phương sai

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

KMO


Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA

Beta

Hệ số chuẩn hóa

Sig.

Mức ý nghĩa


11

Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài. Cụ thể, tác giả nêu tính cấp thiết
của đề tài qua đó nêu mục tiêu mà đề tài hướng đến, phạm vi nghiên cứu đồng thời
cũng nêu lên mức giới hạn và giới thiệu bố cục đề tài.
1.1 Lý do hình thành đề tài
Sự ra đời của chiếc pin quang điện đầu tiên trên thế giới vào năm 1839 bởi
nhà vật lý người Pháp Alexandre Edmond Becquerel đã đánh dấu bước ngoặt to lớn,
chuyển mình cho một kỷ nguyên năng lượng mới ở thế giới tương lai. Với những
bước tiến phát triển thần tốc của kỹ thuật - khoa học - công nghệ ứng dụng vào khai
thác nguồn ánh sáng từ mặt trời để chuyển hóa thành dạng năng lượng phục vụ đời
sống sinh hoạt của nhân loại cho đến ngày nay, cuộc cách mạng năng lượng tái tạo
từng bước thay thế năng lượng hóa thạch đang ngày càng rõ ràng và quan trọng
hơn. Trải qua hơn 182 năm phát triển, nguồn điện khai thác từ những tấm pin năng
lượng mặt trời (cùng các loại năng lượng tái tạo khác) đã đáp ứng được 26.2% nhu
cầu tiêu thụ điện tồn cầu, đóng góp vào 2% tổng sản lượng sản xuất điện trên thế
giới (evnfc.vn, 2020).

Năm 2017, năng lượng quang điện đã đạt được những tiến bộ chưa từng có.
Nhiều nhà sản xuất ơ tơ đang tập trung tồn bộ sức lực để phát triển xe điện, đặc
biệt là Tesla Model 3. Công ty cũng đã bắt đầu cung cấp dự trữ cho Solar Roof, một
bảng quang học. Diện mạo của những ngôi nhà bằng điện hấp dẫn hơn.
Trong bối cảnh tác động vơ cùng phức tạp và khó lường của biến đổi khí
hậu, phát triển năng lượng quang điện, bền vững, giảm phát thải khí nhà kính đang
là xu hướng chung trên thế giới, giúp đảm bảo sự ổn định và phát triển trên thế giới
của mỗi quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
Thời gian qua hành vi mua sắm các sản phẩm hệ thống năng lượng bền vững
nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và
thực hiện nghiên cứu. Nổi bật có nghiên cứu của Aziz (2013) về các yếu tố ảnh


12

hưởng đến ý định mua hệ thống năng lượng mặt trời của người tiêu dùng Malaysia
chỉ ra các yếu tố này bao gồm chính sách của chính phủ, nhận thức chi phí và bảo
trì, kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm, tính thẩm mỹ của tấm pin năng lượng
mặt trời, ảnh hưởng xã hội, mối quan tâm đến môi trường, lợi ích sản phẩm và các
yếu tố nhân khẩu học (thể hiện bằng trình độ học vấn và thu nhập). Nghiên cứu của
Qureshi và cộng sự (2017) nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp
đặt hệ thống điện mặt trời của hộ gia đình ở Lahore, Pakistan đã chỉ ra chi phí là rào
cản đáng kể nhất trong việc phổ biến hệ thống điện mặt trời. Vikas Kumar và cộng
sự (2019) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hệ thống bơm nước
năng lượng mặt trời của người tiêu dùng. Kết quả phân tích xác nhận rằng hành vi
mua của người tiêu dùng chịu tác động bởi các yếu tố chi phí, hiệu suất và sự
khuyến khích của chính phủ. Nghiên cứu của Parsad và cộng sự (2020) về các yếu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng mặt trời hộ gia đình ở Kerala, Ấn Độ.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhận thức rủi ro, trợ cấp của chính phủ đóng vai trị là tác
động mạnh mẽ đến việc chấp nhận sử dụng năng lượng mặt trời. Theo đó có thể

thấy mỗi nghiên cứu chỉ đưa ra một số yếu tố khác nhau giải thích về hành vi mua
sắm các sản phẩm hệ thống năng lượng bền vững nói chung và năng lượng mặt trời
nói riêng. Do đó rất cần nghiên cứu tiếp theo đánh giá tổng quát về hành vi mua
sắm các sản phẩm hệ thống năng lượng bền vững nói chung và năng lượng mặt trời
nói riêng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để phát triển năng
lượng mới và năng lượng tái tạo trong đó có năng lượng mặt trời. Điều này được thể
hiện trong các chính sách năng lượng quốc gia như các quy hoạch, chiến lược phát
triển năng lượng Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và nhiều cơ chế, chính
sách mới nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng
lượng mặt trời đã tạo ra tiền đề để tăng trưởng sử dụng năng lượng xanh và phát
thải carbon thấp trong ngành năng lượng Việt Nam.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây và dự
báo nhu cầu tăng trưởng trong tương lai đã tạo ra áp lực rất lớn đối với nguồn cung


13

năng lượng của đất nước. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tổng thể nền kinh
tế tăng trưởng 2,1% trong 9 tháng đầu năm 2020. Con số này thấp hơn nhiều so với
tốc độ tăng trưởng đạt 7,0% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn
tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 trên toàn cầu. Bởi vậy, GDP của Việt Nam có
thể đạt tăng 2,5-3,0% và lạm phát được giữ vững dưới 4% trong năm 2020, với sự
phục hồi kinh tế mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong thời gian tới. Nếu khơng có giải
pháp căn cơ, tình hình năng lượng quốc gia có thể gặp nhiều khó khăn trong trung
và dài hạn. Báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong Diễn đàn năng lượng
Việt Nam 2020 vừa qua chỉ ra rằng “năm 2020 Việt Nam vẫn cơ bản có thể đảm
bảo nhu cầu điện, song từ năm 2021 trở đi, nguy cơ thiếu điện đang trở nên hiện
hữu.
Việc khai thác nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên ...)

trên quy mô lớn sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và ơ nhiễm mơi trường. Do đó,
nghiên cứu phát triển và sử dụng năng lượng xanh hay còn gọi là năng lượng tái tạo
đang là xu hướng mới hiện nay và đã góp phần thay đổi cơ cấu ngành năng lượng.
Các số liệu, nghiên cứu đã chỉ ra tác động của xu hướng chuyển dịch năng lượng
hóa thạch sang năng lượng sạch. Với những thắc mắc và vấn đề được đặt ra như
trên, nghiên cứu về “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LẮP ĐẶT HỆ
THỐNG PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được thực hiện nhằm làm cơ sở để doanh
nghiệp kinh doanh mặt hàng này có những sự thay đổi, điều chỉnh nhằm đưa ra các
chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng dịch chuyển sang năng lượng xanh
của khách hàng. Đồng thời cung cấp thông tin làm cơ sở hoạch định chính sách cho
chính phủ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lắp đặt hệ thống
pin năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên
cơ sở đó, để đưa ra những hàm ý nhằm giúp các doanh nghiệp có những sự thay đổi,


14

điều chỉnh nhằm gia tăng ý định lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách
hàng cá nhân.
Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu
sau đây:
i.

Xác định các yếu tố tác động trực tiếp đến ý định lắp đặt hệ thống pin

năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến ý định lắp đặt


ii.

hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài, để đưa ra những hàm

iii.

ý nhằm giúp các doanh nghiệp có những sự thay đổi, điều chỉnh nhằm gia tăng ý
định lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời những câu hỏi sau:
i.

Những yếu tố nào tác động đến ý định lắp đặt hệ thống pin năng lượng

mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định lắp đặt hệ thống pin năng

ii.

lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh?
Hàm ý quản trị nào có thể giúp gia tăng ý định lắp đặt hệ thống pin năng

iii.

lượng mặt trời của khách hàng cá nhân?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến ý định lắp đặt hệ thống pin

năng lượng mặt trời của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: khách hàng hộ gia đình tại TP.HCM (chưa sử dụng hệ
thống pin năng lượng mặt trời). Tác giả tập trung phỏng vấn chủ hộ/người quyết
định chi tiêu trong gia đình.


15

1.5 Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lấy mẫu đại diện, đề tài tập trung khảo sát vào các đối
tượng ở 19 quận tại TP.HCM và được phân thành 3 nhóm khu vực khảo sát dựa
theo thu nhập cao, trung bình, thấp.
Việc chọn mẫu dựa trên phương pháp thuận tiện, thông tin thu thập qua khảo
sát trực tuyến google form.
Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thơng qua hai bước chính: nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng.
i.

Nghiên cứu định tính: phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định các yếu tố

tác động đến ý định lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách hàng cá
nhân tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện phương pháp
định tính nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng và đồng thời thẩm định lại các câu
hỏi trong bảng câu hỏi phỏng vấn thơng qua q trình phỏng vấn thử. Mục đích của
nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo.
ii.

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng


với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng với đối tượng
khảo sát là những khách hàng hộ gia đình tại TP.HCM (chưa sử dụng hệ thống pin
năng lượng mặt trời). Tác giả tập trung phỏng vấn chủ hộ/ người quyết định chi tiêu
trong gia đình. Tồn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm
SPSS 25.0. Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0. Thang đo
sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để kiểm
định mô hình nghiên cứu.


16

1.7 Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lắp đặt hệ thống pin
năng lượng mặt trời tại TP.HCM sẽ đóng góp vai trò quan trọng cho các nhà quản
trị nhất là các nhà kinh doanh pin năng lượng mặt trời trong việc tiếp cận và đưa sản
phẩm công nghệ hiện đại đến gần với người dân hơn. Đồng thời giúp người tiêu
dùng hiểu rõ và xác định đúng nhu cầu của họ khi lắp đặt hệ thống pin năng lượng
mặt giúp giảm thiểu rủi ro trong thời buổi thiếu hụt năng lượng như hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm cơ sở thực tiễn liên quan đến lý thuyết về
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời tại
TP.HCM hay các đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
trong lĩnh vực cơng nghệ nói riêng hay các lĩnh vực khác nói chung.
1.8 Bố cục luận văn
Luận văn này được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu về lý do hình thành đề tài, qua đó nêu lên mục tiêu mà
đề tài hướng đến từ đó định hướng các đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như ý
nghĩa thực tiễn và giới hạn của đề tài.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu tổng quan về cơ sở lý thuyết của đề tài, những nghiên
cứu có liên quan đến ý định lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách
hàng được thực hiện trước đó trong và ngồi nước, dựa trên những mơ hình tham
khảo để đề xuất mơ hình và hướng nghiên cứu giải quyết vấn đề.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày chi tiết phương pháp mà tác giả sử dụng để tiến
hành nghiên cứu định lượng, xây dựng thang đo, Bảng hỏi, chọn mẫu, ... đánh giá,


17

hiệu chỉnh các thang đo và kiểm định mơ hình thông qua các kỹ thuật thống kê
truyền thống.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng thông qua các
con số thống kê đã được xử lý thành thơng tin hữu ích. Với việc trình bày, xử lý và
mơ tả dữ liệu thu thập được, tác giả đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự
phù hợp của mơ hình nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu, giải quyết
các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu đề ra.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Chương này tóm tắt kết quả tìm được, xác định các nhân tố và mức độ ảnh
hưởng, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao ý định lắp đặt hệ thống pin năng
lượng mặt trời của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Bên
cạnh đó, đề tài cũng cung cấp một số hướng dẫn, gợi mở cho những nghiên cứu tiếp
theo lĩnh vực này.


18


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nếu như chương 1 là cơ sở cho các chương sau thì chương 2 chính là cơ sở
để xây dựng nên mơ hình nghiên cứu. Trong chương 2, tác giả tóm tắt cơ sở lý luận
và thành quả của các nghiên cứu trước, việc kế thừa có chọn lọc kết hợp với thực
tiễn, tác giả đúc kết và xây dựng nên mơ hình chính của bài nghiên cứu
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm pin năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời hay pin mặt trời hay pin quang điện (Solar panel)
bao gồm nhiều tế bào quang điện (solar cells) - là phần tử bán dẫn có chứa trên bề
mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi năng
lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc
điện trở của pin mặt trời thay đổi phụ thuộc bởi lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Tế
bào quang điện được ghép lại thành khối để trở thành pin mặt trời (thông thường 60
hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin mặt trời). Tế bào quang điện có khả
năng hoạt động dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo. Chúng có thể được
dùng như cảm biến ánh sáng (ví dụ cảm biến hồng ngoại), hoặc các phát xạ điện từ
gần ngưỡng ánh sáng nhìn thấy hoặc đo cường độ ánh sáng.
Sự chuyển đổi này thực hiện theo hiệu ứng quang điện. Hoạt động của pin
mặt trời được chia làm ba giai đoạn:
i.

Đầu tiên năng lượng từ các photon ánh sáng được hấp thụ và hình thành

các cặp electron-hole trong chất bán dẫn.
ii.

Các cặp electron-hole sau đó bị phân chia bởi ngăn cách tạo bởi các loại

chất bán dẫn khác nhau (p-n junction). Hiệu ứng này tạo nên hiệu điện thế của pin
mặt trời.

iii.
điện.

Pin mặt trời sau đó được nối trực tiếp vào mạch ngồi và tạo nên dòng


19

2.1.2 Khái niệm ý định mua
Ý định là ý muốn cụ thể để làm một việc gì đó.
Ý định hành vi là những dấu hiệu sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một
hành vi nhất định. Nó được giả định là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi (Ajzen,
2002). Được hình thành dựa trên thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan của
các cá nhân, và mức độ kiểm soát hành vi của họ nên kết quả phân tích ý định hành
vi sẽ đóng góp trực tiếp cho việc dự đoán hành vi của con người.
Theo Philips Kotler và cộng sự (2001), trong giai đoạn đánh giá phương án
mua, người tiêu dùng cho điểm các thương hiệu khác nhau và hình thành nên ý định
mua.
Ý định mua đề cập sự sẵn sàng mua sản phẩm của khách hàng, gia tăng và
việc tiếp tục sử dụng sản phẩm đó, thể hiện động lực của người tiêu dùng trong việc
nỗ lực thực hiện hành vi.
Ý định mua là “một kế hoạch để mua một hàng hóa cụ thể hoặc dịch vụ trong
tương lai” (Từ điển kinh doanh, năm 2001). Đây là khái niệm được tác giả sử dụng
trong nghiên cứu. Việc bán hàng của doanh nghiệp sẽ được khảo sát dựa trên ý định
mua của khách hàng.
Và đối với ý định lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách hàng ta
có thể định nghiã là một kế hoạch mua hệ thống pin năng lượng mặt trời của khách
hàng trong tương lai của người tiêu dùng.
2.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
2.2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng

Hành vi tiêu dùng là sự nghiên cứu về phản ứng của con người về sản phẩm,
dịch vụ cũng như những cách tiếp thị về những sản phẩm và dịch vụ (Kardes,
2002).


20

Hành vi người tiêu dùng phản ánh hành vi mua của người tiêu dùng cuối
cùng tức là các cá nhân và hộ gia đình đang mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng
cho bản thân mình (Kotler, 2002).
Hành vi tiêu dùng được hiểu là một loạt các quyết định của việc mua cái gì,
tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu, bao lâu một lần, liệu như thế thì
sao mà mỗi cá nhân, nhóm người tiêu dùng phải có quyết định qua thời gian về việc
chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc hoạt động (Wayne, 2008).
Qua những khái niệm được trích dẫn từ nhiều người nghiên cứu trên, tác giả
rút ra khái niệm hành vi tiêu dùng là một quá trình diễn biến tâm lý của người tiêu
dùng từ lúc xuất phát ý tưởng đến khi mua hàng hóa/dịch vụ cho cá nhân và hộ gia
đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng bao gồm nghiên cứu cá nhân người tiêu
dùng, quá trình họ chọn lựa - sử dụng sản phẩm/dịch vụ và tác động của quá trình
này lên bản thân người tiêu dùng và xã hội. Philip Kotler đã hệ thống các yếu tố dẫn
tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng thơng qua mơ hình sau:

Hình 2.1: Mơ hình hành vi của người tiêu dùng (Nguồn: Philip Kotler, 2001)
Theo mơ hình trên có ba nhân tố cơ bản tác động lên quá trình mua sắm sản
phẩm của khách hàng là các tác nhân kích thích, hộp đen ý thức và các phản ứng
đáp lại của người tiêu dùng.Trong phần tác nhân kích thích bao gồm hai tác nhân là
tác nhân Marketing là những hoạt động Marketing của doanh nghiệp tác động vào



21

người tiêu dùng một cách có chủ đích thơng qua các chương trình, chiến dịch
marketing, và các nhân tố khác là các nhân tố bên ngoài tác động đến người tiêu
dùng mà doanh nghiệp khơng điều khiển kiểm sốt được.
Các tác nhân kích thích tác động vào khách hàng làm cho khách hàng tiếp
nhận những kích thích đó với những đặc tính của mình (tính cách, tuổi tác, giới tính,
hồn cảnh gia đình, thu nhập...), sau đó khách hàng xử lý thông tin tiếp nhận được
theo cách của riêng họ: cân nhắc, so sánh... và đưa ra quyết định mua hoặc khơng
mua hàng. Tóm lại, hành vi tiêu dùng là những suy nghĩ, cảm nhận và hành động
diễn ra trong q trình thơng qua quyết định mua sắm hàng hố, dịch vụ của người
tiêu dùng dưới sự ác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của mơi trường bên
ngồi và q trình tâm lý bên trong của họ.
2.2.2 Lý thuyết hành vi dự định (TPB)
Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior -TPB) khẳng định
rằng, một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định (động cơ) để
thực hiện hành vi đó. Các ý định bao gồm các nhân tố, động cơ, ảnh hưởng đến
hành vi, và được định nghĩa như là mức nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện
hành vi đó (Ajzen, 1991).
Thái độ
đối với
hành vi
Chuẩn
mực chủ
quan

Ý định
hành vi

Hành vi

thực sự

Nhận thức
về kiểm
sốt hành
vi
Hình 2.2: Mơ Hình lý thuyết hình vi dự định–TPB (Nguồn: Ajzen, 1991)


×