Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tiểu luận lý luận tích luỹ tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.01 KB, 51 trang )

Đề: LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA HỌC THUYẾT MÁC LENIN
VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.

1. Sự cần thiết của tài liệu
Tích lũy tư bản là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hình thành
phương pháp sản xuấttư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bản đầu tiên
trên thế giới đã thành công và phát hiệnriểnvô cùng mạnh mẽ mà lịch sử đã
cho thấy rằng cuối thế kỷ XVđầu thế kỷ XVI, tích lũy ngunthủy đã diễn ra
sơi động ở các nước phươngNền kinh tế xã hội của các nước phát hiện
nàyphát triển vơ cùng mạnh mẽ. Chúng tơi có thể khẳnng định nghĩa rằng tích
lũy tư vẫn là sự cần thiếthỏi khách hàng của bất cứ một giai đoạn phát triển
nào ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Nếu không tích lũy và huy động nguồn lực tư bản cho quốc gia mình thì
nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽ khơng phát triển mạnh mẽ và mạnh mẽ
được. ForV.Việt Nam power luôn luôn điều chỉnh điều kiện tiên quyết để tái
sinh mở rộng sản xuất. Bộ tích lũy mới có thể làm cho nền kiMajor tăng
trưởngvà phát triển, đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã
hội mà chúng tơi đã có cao chọn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất
nềnc đang tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa thì nhu cầu về
vốn để xây dựng nền tảng nền tảng và kỹ thuật áp dụngkhoa học tiên tiến là
càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
2. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài
- Giúp mọi người hiểu được bản chất, động cơ của tích lũy tư bản .
- Đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản
- Vai trị của tích lũy đối với sự phát triển doanh nghiệp

1


- Tìm ra được những biện pháp gia tăng quy mơ tích lũy đối với doanh nghiệp


- Mang đến cái nhìn tổng quan về hiện trạng tích lũy tư bản ở nước ta hiện
nay.
3. Nghiên cứu đối tượng
- Tưởng niệm tích lũy tư bản
- Xu thế tích lũy tư bản tại Việt Nam trước và sau Đổi mới
- Ảnh hưởng của q trình tích lũy lên nền kinh tế củaViệt nam
4. Phạm vi nghiên cứu
Tưởng niệm tích lũy tư bản trong Học thuyết kinh tế Mác Lênin
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Leenin và các tài liệu khác để định
nghĩa khái niệm niemtích lũy bản sao thứ tư và đánh giá xu thế cũng như ảnh
hưởng của q trình tích lũy thứ tư lên nền kinh tếtế của Việt Nam.
6. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:
- Lý luận về tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin
- Xu thế tích lũy tư bản trong nền kinh tế thị trường tạiV.việt nam
- Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả tích lũy tư vấn cho q trình phát
triểntrường kinh tế nền ở ViệtNam.

2


Danh mục từ viết tắt
XHCN
TBCN
CNTB
CNH-HĐH

Xã hội chủ nghĩa
Tư bản chủ nghĩa

Chủ nghĩa tư bản
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

3


MỤC LỤC
Lời nói đầu
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN
I. Bản chất và nguồn gốc của tích luỹ tư bản
1. Tích lũy tư bản
2. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
3. Những kết luận C.Mác rút ra từ việc nghiên cứu tái sản xuất mở rộng
4. Hệ quả của việc tích lũy tư bản
5. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản
II. Những nhân tố quyết định quy mơ của tích luỹ tư bản
1- Mức độ bóc lột sức lao động
2- Ttrình độ năng suất lao động xã hội
3- Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
4- Quy mô của tư bản ứng trước.
III.

Mối quan hệ tích luỹ - tích tụ - tập trung tư bản

IV. Quy luật của tích lũy tư bản
1- Lượng tăng về sức lao động tăng cùng với tư bản tích lũy trong điều kiện
kết cấu của tư bản không đổi
2- Sự giảm bớt tương đối của bộ phận tư bản khả biến trong tiến hành tích
lũy và tích tụ đi kèm
3- Việc sản xuất ngày càng nhiều, nhân khẩu thừa tương đối

PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG LÝ LUẬN
TÍCH LUỸ TƯ BẢN VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM

4


I- Thực trạng tích lũy vốn của Việt nam
II. Vai trị của tích lũy tư bản tới doanh nghiệp Việt Nam
III.

Những giải pháp tăng cường tích luỹ vốn ở Việt nam

2. 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích luỹ - tiêu dùng
2. 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
2. 3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư
nước ngồi
Kết luận
Tài liệu tham khảo

5


LỜI NĨI ĐẦU
Đất nước ta đang trong q trình hội nhập, phát triển năng động nhất từ
trước đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị,
nâng cao vị thế đất nước trên thế giới. Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà
mỗi chúng ta đều cảm nhận được, là kết quả của sự lựa chọn đúng đắn đường lối
phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự vận dụng sáng tạo các
phương pháp, nguyên lý cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt nam.
Với xuất phát điểm thấp, tiềm lực kinh tế rất yếu, tỉ lệ tích lũy dưới 10% thu

nhập, chúng ta đối mặt với thực tế trình độ kỹ thuật, năng suất lao động thấp.
Với mơ hình nền kinh tế hiện đại, vốn có vai trị đặc biệt quan trọng trong
việc tăng trưởng kinh tế. Nhà kinh tế học hiện đại Samuelson cho rằng một trong
những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là "kĩ thuật công nghiệp tiên
tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn". Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo
ra công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của cả
nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu; Cơ cấu sử
dụng vốn có tác động quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Để giữ được nhịp độ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền
vững, một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra là phương thức huy động
vốn. Nguồn vốn có thể được huy động từ tích lũy trong nước và vốn vay nước
ngồi. Lý luận và thực tiễn cho thấy tích luỹ và huy động vốn từ trong nước là
quan trọng nhất, đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế và không bị phụ thuộc
vào bên ngoài. Trong bất cứ nền kinh tế nào từ trước tới nay, muốn buôn bán,
kinh doanh phát triển được thì khơng thể thiếu đi nhân tố “vốn”. Mọi người
lâu nay vẫn luôn quan niệm rằng, phải có vốn thì mới sinh ra được lợi nhuận,
mặc dù về bản chất không phải như vậy, nhưng ta đều công nhận mức độ

6


quan trọng của yếu tố này. Dựa vào nguồn vốn nhiều hay ít, mà các nhà đầu
tư, sản xuất mới xác định được quy mô làm ăn lớn hay nhỏ, xác định được
mặt hàng của riêng mình. Đồng thời, vốn cũng là cơ sở quyết định cho việc
đầu tư vào tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị hỗ trợ,… th nhân cơng lao
động, từ đó doanh nghiệp có thể phát triển, mở rộng, tăng năng suất tới mức
tối ưu. Nói rộng ra, cơ cấu kinh tế của một đất nước cũng phụ thuộc khơng ít
vào vốn. Vậy, ở quá trình tái sản xuất, thường là tái sản xuất mở rộng của các
nhà đầu tư, yêu cầu vốn phải tăng mà khơng cịn đi vay được như ban đầu nữa
thì vốn từ đâu mà có ? Câu trả lời được đưa ra là nhờ vào tích luỹ tư bản. Tích

luỹ tư bản là gì ? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tích luỹ tư bản? Hiện
trạng tích luỹ tư bản của nhà nước và các doanh nghiệp ở Việt Nam? Làm
cách nào để có thể vận dụng tích luỹ tư bản một cách có hiệu quả nhất? Để
đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài
“Tích luỹ tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ”
Với nhận thức sâu sắc về vai trị của việc tích luỹ vốn phục vụ phát triển
kinh tế đất nước, trong bài viết này em sẽ trình bày những lý luận chung về
tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt nam. Do hạn chế về
thời gian và trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi những sai sót trong q trình
nghiên cưú, em rất mong nhận được sự đánh giá, hướng dẫn của các thầy, cô
giáo. Em xin trân trọng cảm ơn.

7


Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN
I. Bản chất và nguồn gốc của tích luỹ tư bản
1. Tích lũy cơ bản
Tích lũy tư bản là cách thức tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn cho nhà tư
bản. Tính chất đầu tư được thực hiện bằng các lợi ích tìm kiếm được trước đó.
Nhà tư bản trong hoạt động thực hiện để tìm kiếm thặng dư trên thị trường.
Và rồi một phần thặng dư đó lại quay ngược trở lại đầu tư tìm kiếm thặng dư
mới. Các giá trị nhà tư bản có thể tích lũy ngày một nhiều cũng phản ánh quy
luật được thực hiện.
1.1. Tái sản xuất
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xun và phục
hồi khơng ngừng. Có thể xem xét tái sản xuất trong từng đơn vị kinh tế và
trên phạm vi toàn xã hội. Tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị kinh tế được
gọi là tái sản xuất cá biệt. Còn tổng thể những tái sản xuất cá biệt trong mối

liên hệ hữu cơ với nhau được gọi là tái sản xuất xã hội.
Tài sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và đổi mới khơng
ngừng. C.Mác: “Dù cho hình thái xã hội của quá trình sản xuất là như thế
nào chăng nữa, thì bao giờ q trình đó phải có tính chất liên tục, hau cứ
từng chu kỳ mơtj, phải không ngừng trải qua cùng những giai đoạn ấy. Xã hội
khơng thể ngừng tiêu dùng, thì xã hội cũng khơng thể ngừng sản xuất. Vì vậy,
xét trong mối liên hệ khơng ngừng và trong tiến trình của nó, mọi quá trình
sản xuất đồng thời cũng là quá trình sản xuất.”
(Trích: C.Mác bộ “Tư bản”, quyển 1, tập III, tr.8).
Xét về quy mô của tái sản xuất, người ta chia nó thành hai mức độ là: tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất là quá trình sản xuất được

8


lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục khơng ngừng. Q trình tái sản
xuất: sản xuất - phân phối - trao đổi (lưu thông) - tiêu dùng.
1.2. Phân loại:
Xét về quy mô của tái sản xuất, người ta chia nó thành hai mức độ: là tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Theo quy mô: gồm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ.
Tái sản xuất giản đơn là cđặc trưng của nền sản xuất quy mô nhỏ. Trog tái sản
xuất giản đơn năng suất, lao động rất thấp, thường chỉ đạt mức đủ nuôi sống
con người, hưa có sản phẩm thặng dư hoặc nếu có một ít sản phẩm thặng dư
thì cũng chỉ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân, chứ chưa dùng để mở rộng sản
xuất.
Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn
trước, tái sản xuất mở rộng là đặc trưng của các nền sản xuất lớn. Để có tái
sản xuất mở rộng thì năng suất lao động xã hội phải đạt đến một trình độ cao

nhất định, vượt ngưỡng của sản phẩm tất yếu và tạo ra ngày càng nhiều sản
phẩm thặng dư bởi vì sản phẩm thặng dư dùng để đầu tư thêm vào sản xuất
mới là nguồn lực trực tiếp của tái sản xuất mở rộng.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy việc chuyển từ tái sản xuất
giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá trình lâu dài gắn liền với quá trình
chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn. Quá trình chuyển tái sản xuất
giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là một yêu cầu khách quan của cuộc sống,
bởi vì, một là, do dân số thường xuyên tăng lên; hai là, do nhu cầu về vật chất,
tinh thần của con người cũng thường xuyên tăng lên. Do đó, xã hội phải
không ngừng mở rộng sản xuất, làm cho số lượng và chất lượng của cải ngày
càng nhiều hơn, tốt hơn.

9


Tái sản xuất mở rộng có thể được thực hiện theo hai hướng (có thể gọi là
hai mơ hình) sau:
Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: đó là sự mở rộng quy mô sản xuất chủ
yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, sức lao
động,...). Do đó, số sản phẩm làm ra tăng lên. Còn năng suất lao động và hiệu
quả sử dụng các yếu tố sản xuất không thay đổi.
Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu
Đó là sự mở rộng quy mơ sản xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu
nhờ tăng năng suất lao động và nâng cao hiêu quả sử dụng các yếu tố đâù vào
của sản xuất. Còn các yếu tố đầu vào của sản xuất căn bản không thay đổi,
giảm đi hoặc tăng lên nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng năng suất lao động
và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Điều kiện chủ yếu để thực hiện tái
sản xuất mở rộng theo chiều sâu là ứng dụng rộng rãi các thành tự khoa học công nghệ tiên tiến.
Thông thường khi mới chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất
mở rộng thì đó là tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng, rồi mới dần dần

chuyển sang tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. Nhưng trong những điều
kiện có thể, cần thực hiện kết hợp cả hai mơ hình tái sản xuất nói trên.
Đặc trưng cơ bản của xã hội loài người là lao động. Điều kiện tồn tại và
phát triển của xã hội lồi người chính là sản xuất ra của cải vật chất để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng khơng ngừng nâng cao.
1.3. Tích lũy tư bản
Tích lũy tư bản là sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay tư bản hóa giá
trị thặng dự.
“Sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay chyển hóa giá trị thặng dư trở
lại thành tư bản thì gọi là tích lũy tư bản”.

10


(Trích: C.Mác bộ “Tư bản”, quyền I, tập 3, C22, tr.32).
Tích lũy tư bản khác về bản chất với tích lũy ngun thủy. Nó gắn liền với
q trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, gắn với q trình bóc lột của tư bản
đối với lao động làm thuê. Tích lúy tư bản gắn liền với tái sản xuất mở rộng.
Do đó xét một cách cụ thể thì tích lũy tư bản chẳng qua chỉ là tái sản xuất ra
tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Như vậy thực chất của tích lũy tư bản
là q trình tăng cường bóc lột giá trị thặng dư với quy mơ ngày càng lớn,
tăng cường bóc lột lao động khơng cơng của cơng nhân làm th.
Bất cứ q trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến trình đổi mới
khơng ngừng của nó, thì đồng thời cũng là q trình tái sản xuất. Quá trình
này là tất yếu khách quan theo hai hình thức là tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn khơng phải là tái sản xuất điển hình của
CNTB mà hình thái điển hình của CNTB là tái sản xuất mở rộng. Muốn tái
sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể sử dụng hết giá trị thặng dư cho tiêu
dùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư
so với năm trước. Chính phần giá trị thặng dư đó được gọi là tư bản phụ thêm.

Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay chuyển hoá giá trị thặng dư trở
lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Xét một cách cụ thể, tích luỹ tư bản
nhằm tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng
dư có thể chuyển hố thành tư bản được là vì tư bản thặng dư đã mang sẵn
những yếu tố vật chất của một tư bản mới. Tích luỹ tư bản là là tất yếu khách
quan do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị và cạnh tranh... của phương
thức sản xuất TBCN quy định. Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá
trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong tồn bộ tư
bản. Như vậy thực chất của tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư
thành tư bản phụ thêm (tư bản bất biến phụ thêm và tư bản khả biến phụ
thêm) để mở rộng sản xuất. Trong quá trình sản xuất, lãi tiếp tục được bổ

11


sung vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của cơng nhân
trong q khứ lại trở thành phương tiện mạnh mẽ quay trở lại bóc lột chính
họ.
Quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hố đã biến thành quyền chiếm
đoạt TBCN thơng qua q trình tích luỹ tư bản. Khác với nền sản xuất hàng
hố giản đơn, trong nền sản xuất TBCN sự trao đổi giữa người lao động và
nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm không một phần
lao động của cơng nhân mà cịn là người sở hữu hợp pháp lao động khơng
cơng đó. Sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở hữu hồn tồn khơng vi phạm
quy luật giá trị.
Mục đích của nền sản xuất TBCN là sự lớn lên không ngừng của giá trị.
Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản khơng ngừng tích luỹ và tái sản xuất
mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột cơng nhân.
Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt nên các nhà tư bản buộc phải không
ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng

cách tăng nhanh tư bản tích luỹ. Do đó động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản
xuất mở rộng TBCN chính là một quy luật kinh tế cơ bản của CNTB. Trong
buổi đầu của sản xuất TBCN, sự ham muốn làm giàu của các nhà tư bản
thường chi phối tuyệt đối nhưng đến một trình độ phát triển nhất định, sự tiêu
dùng xa phí của các nhà tư bản ngày càng tăng lên theo sự tích luỹ tư bản.
Như vậy khơng có nghĩa là có mâu thuẫn giữa phần tiêu dùng của nhà tư bản
và phần tích luỹ.
2. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Thực chất của tích lũy cơ bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư
thành tư bản, hay là q trình tư bản hóa giá trị thặng dư.

12


Nói một cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô
ngày càng mở rộng. Có thể minh họa tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản
chủ nghĩa bằng ví dụ:
Năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không
bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để
tích lũy và 10m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10m dùng
để tích lúy được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ
là 88c + 22v + 22m (nếu m’ vẫn như cũ).
Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến
đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng.
Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép
rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa:
– Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư
bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng,
tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dịng sơng của tích lũy mà thơi.

Trong q trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng
lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để
bóc lột chính người cơng nhân.
– Hai là, q trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế
hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng
hoá giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyên
tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không
công của người kia. Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là
nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà

13


cịn là người sở hữu hợp pháp lao động khơng cơng đó. Nhưng điều đó khơng
vi phạm quy luật giá trị.
Động cơ húc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế
tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục
đích đó, các nhà tư bản khơng ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xem đó là
phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột cơng nhân làm thuê. Mặt khác,
cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải khơng ngừng là cho tư bản của mình tăng
lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy.
Quy luật giá trị thặng dư : các nhà tư bản như tơi đã trình bày ở trên ln có
xu hướng quay trở lại tái sản xuất mở rộng bởi ham muốn về giá trị thặng dư,
lợi nhuận là vô hạn. Để làm được điều này, vốn bắt buộc phải tăng, đồng
nghĩa với việc nhà tư bản phải tìm nguồn vốn, nâng cao năng suất lao động,
m’…..
Quy luật cạnh tranh: Để giữ sức cạnh tranh bền vững trong tương lai. Nếu
một doanh nghiệp mãi khơng chịu lớn, khơng phát triển thì ắt sẽ bị đào thải,
thu bé đi. Muốn có được vị trí nhất định, giành được lợi thế trong thị trường
bn bán, các nhà tư bản sẽ tìm đến việc đổi mới thiết bị máy móc, đặc biệt là

trong thời kì khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay. Như vậy, yêu cầu về
vốn vẫn là yêu cầu hàng đầu được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp
Ta thấy rằng ở cả hai quy luật trên, nhà tư bản đều cần đến nguồn vốn. Ắt
hẳn nguồn vốn đầu tiên mà mọi người tìm đến sẽ là phương án đi vay ngân
hàng, bạn bè… Tuy nhiên sau đó chủ sản xuất sẽ phải trả lại khơng chỉ số tiền
mình đã vay mà thậmchí cịn phải trả thêm phần lãi. Vậy nếu các nhà tư bản
muốn có vốn của riêng mình, cách duy nhất chính là tích lũy tư bản.
3. Những kết luậ C.Mác rút ra từ việc nghiên cứu tái sản xuất mở rộng.

14


Những kết luận mà C.Mác rút ra từ việc nghiên cứu tái sản xuất giản đơn
vẫn biểu hiện đầy đủ trong tái sản xuất mở rộng. Song nghiên cứu tái sản xuất
mở rộng C.Mác còn rút ra một số kết luận sau:
Sự phân tích trên đã chỉ rõ tư bản tích lũy là giá trị thặng dư chuyển hóa
thành tư bản, là sản phẩm của chính bản thân phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. C.Mác chỉ rõ; đối với tư bản phụ thêm “đó là giá trị thặng dự được
tư bản hóa. Ngay từ lúc mới ra đời, khơng một ngun tử giá trị nào của nó
mà lại khơng phải do lao động không công của người khác tạo ra”.
Hơn nữa tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản,
trái lại tư bản ứng trước chiếm một tỷ lệ ngày càng nhỏ bé, khơng đáng kể,
chỉ là “một giọt nước trong dịng sơng ngày càng lớn của tích lũy”.
Như vậy, tồn bộ sự giàu có của giai cấp tư sản đều là kết quả chiếm
đoạt lao động thặng dư do lao động không công của giai cấp công nhân tạo ra.
“Hơn nữa là tư bản không làm giàu theo tỷ lệ với lao động cá nhân của
hắn hau tỷ lệ với sự không tiêu dùng của cá nhân hắn như người trữ của, mà
làm giàu theo tỷ lệ với khối lượng sức lao động của người khác mà hắn bòn
rút được và tỷ lệ với mức hy sinh mọi sự hưởng thụ trong cuộc sống mà hắn
bắt công nhân phải chịu.”

Và “đặt biệt họ làm giàu được rất nhiều bằng cách ăn cắp của những
người cha mẹ đem gửi con cho họ làm thợ học việc và phải trả tiền rất đắt
cho việc dạy nghề, tuy những đứa trẻ học nghề đó phải ăn đói. Mặt khác lợi
nhuận trung bình bấy giờ cịn thấp, và việc tích lũy địi hỏi phải tiết kiệm rất
nhiều. Họ sống như những kẻ trữ của, và thậm chí cũng khơng dám tiêu dùng
đến những lợi tức do tư bản của họ kiếm được”.
(Trích: C.Mác bộ “Tư bản”, quyển I, tập 3, C22, tr.59).

15


4. Hệ quả của việc tích lũy tư bản.
+ Tích cực: Đầu tiên, tích luỹ tư bản làm cho quy mơ vốn ngày càng
tăng, từ đó các nhà tư bản sẽ có điều kiện để đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ để giành được lợi thế trong cạnh
tranh.Thứ hai, nếu các nhà tư bản hiểu được bản chất của tích luỹ tư bản, nắm
được các nhân tố quy mơ tích luỹ, nhờ vậy có thể vận dụng trong sản xuất
kinh doanh để tăng vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả trong kinh tế. Nhờ
vào tích luỹ tư bản mà năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên, như vậy mà nền
kinh tế chung cũng sẽ phát triển tích cực hơn. Đồng thời, khấu hao tư liệu sản
xuất sẽ tăng, tránh được những hao mịn vơ hình, có ý nghĩa lớn trong việc
tăng tích luỹ vốn sản xuất và sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả.
+ Tiêu cực: Rủi ro trước hết mà tích luỹ tư bản mang đến là càng ngày
càng làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Của cải xã hội sẽ tập trung vào tay giai
cấp tư sản nhiều hơn nữa, công nhân càng bị bóc lột nặng nề. Thất nghiệp,
nghèo đói cũng tăng lên . Vì vậy, mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp công nhân
và tư sản sẽ ngày càng trở nên sâu sắc. Không chỉ vậy, tiêu dùng của người
lao động sẽ bị hạn chế. Thực tế cho thấy một phần không nhỏ thu nhập quốc
dân của xã hội tư bản chủ nghĩa dùng vào việc tiêu dùng không sản xuất và
tiêu dùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập quốc dân dùng vào tích luỹ do đó

khá ít so với khả năng, nhu cầu của sự phát triển trong xã hội. Sự chênh lệch
đó có khả năng dẫn đến khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa có điều kiện phát
sinh, phá hoại nặng nề và thường xuyên nền sản xuất của xã hội tư bản chủ
nghĩa.
5. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản
Tích tụ tư bản là sự tăng quy mơ của tư bản nhờ vào q trình tích luỹ tư
bản của từng nhà tư bản riêng lẻ. Còn tập trung tư bản tuy cũng là là sự tăng

16


quy mô của tư bản chủ nghĩa nhưng lại nhờ vào sự hợp nhất, sát nhập nhiều
tư bản nhỏ sẵn có trong xã hội thơng qua tự nguyện sát nhập hoặc cạnh tranh,
thơn tính lẫn nhau. Tơi xin đưa ra một ví dụ điển hình để chứng minh tập
trung tư bản là hệ quả tất yếu của tích luỹ tư bản. Trong q trình tích luỹ, ắt
sẽ xuất hiện tư bản A lớn hơn các nhà tư bản B, C, D… dó họ tích tụ chưa đủ
lớn. Các tư bản B, C, D này yếu hơn, khơng thể một mình đối lại với tư bản
A, mà muốn cạnh tranh thì cách tốt nhất chính là liên kết lại. Hoặc trong quá
trình cạnh tranh thì B, C, D bị tư bản A thơn tính. Đó là lí do mà họ tập trung
lại. Đây là hai hệ quả tất yếu của tích luỹ tư bản. Kết quả của hai quá trình
này là làm tổng vốn tăng lên, đồng thời làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Hơn
nữa, nó cũng làm thay đổi kết cấu vốn , cụ thể làm cấu tạo hữu cơ của tư bản
ngày càng tăng lên.
II. Những nhân tố quyết định quy mơ của tích luỹ tư bản
Quy mơ của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và
tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập.
Nếu nhà tư bản sử dụng khối lượng giá trị thặng dư vào việc tiêu dùng cá
nhân nhiều thì khối lượng giá trị thặng dư dành cho tích luỹ sẽ ít đi. Khi đó
quy mơ của tích luỹ tư bản của nhà tư bản đó sẽ giảm đi và ngược lại. Ngược
lại việc tiêu dùng ít đi sẽ làm tăng khối lượng tích luỹ, khi đó quy mơ tích luỹ

sẽ tăng lên. Tích luỹ của chế độ TBCN nhằm thu được ngày càng nhiều giá trị
thặng dư: sản xuất mở rộng thì chúng càng tăng cường bóc lột cơng nhân, thu
được thêm nhiều giá trị thặng dư. Khi đó nhà tư bản càng có vốn mở rộng
thêm sản xuất, quy mơ bóc lột càng tăng lên. Ngồi tiêu dùng xa phí của
mình, nhà tư bản cịn phải đối phó với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong xã
hội tư bản nên họ đều phải tăng thêm tích luỹ để mở rộng sản xuất với quy mô
lớn hơn giành nhằm phần thắng cho mình trên thương trường.

17


Nếu tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó đã cho sẵn, thì khi đó
đại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư
quyết định. Vì vậy những nhân tố quyết định quy mơ của tích luỹ chính là
những nhân tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư.
Có 4 nhân tố quyết định quy mơ của khối lượng giá trị thặng dư:
2.1- Mức độ bóc lột sức lao động
Mức độ bóc lột sức lao động được nâng cao bằng cách cắt xén vào tiền
công của công nhân. Như vậy công nhân không những bị nhà tư bản chiếm
đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bị
cắt xén một phần tiền công. Việc cắt xén tiền công giữ vai trị quan trọng
trong q trình tích luỹ tư bản.
Một cách khác để nâng cao mức bóc lột nữa là tăng cường độ lao động
và kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao
động sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng
dư tư bản hố, tức là làm tăng tích luỹ. Ảnh hưởng này còn thể hiện ở chỗ số
lượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao
động và kéo dài ngày lao động khơng địi hỏi phải tăng thêm tư bản một cách
tương ứng (khơng địi hỏi phải tăng thêm số lượng công nhân, tăng thêm máy
móc, thiết bị mà hầu như chỉ cần tăng thêm sự hao phí ngun liệu).

Trình độ này phản ánh tỷ lệ giữa lượng tư bản ứng ra mua sức lao động
công nhân và lượng giá trị thu về được từ lao động đó. Thực tế cho thấy rằng
cơng nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt không chỉ thời gian lao động thặng dư mà
còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, cắt xén tiền cơng để tăng trình
độ bóc lột sức lao động. Một phương pháp được áp dụng phổ biến ở các thời
kì trước là kéo dài ngày lao động. Tuy nhiên, nó khơng kéo dài được lâu bởi

18


gặp nhiều giới hạn như độ dài của ngày, thể lực công nhân và sự phản kháng
của họ. Bên cạnh đó, nhà tư bản cũng tăng cường độ lao động. Việc này hoàn
toàn khác so với việc tăng năng suất lao động. Ví dụ, vẫn cơng nghệ như vậy,
thời gian như vậy, nhưng người lao động thay vì làm việc đúng với cơng suất
của mình lại bị quản lý nhanh tay hơn, gấp đơi, gấp ba sức lực của mình bằng
cách tăng giám sát, thuê đốc công, trả lương theo sản phẩm… Hai phương
pháp trên nằm trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Không
chỉ vậy, hao mịn vơ hình và chi phí bảo quản máy móc, thiết bị được giảm
đáng kể bởi nhà tư bản chưa cần ứng thêm tư bản để tiếp tục mua máy móc
mà chỉ cần mua nguyên nhiên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất.
2.2- Ttrình độ năng suất lao động xã hội
Việc nâng cao năng suất lao động sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư, do
đó tăng thêm bộ phận giá trị thặng dư được tư bản hố. Song vấn đề ở đây là
quy mơ của tích luỹ không chỉ được quyết định bởi khối lượng giá trị thặng
dư, mà còn bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do khối lượng
giá trị thặng dư đó có thể chuyển hố thành. Như vậy năng suất lao động tăng
sẽ làm tăng thêm những yếu tố vật chất của tư bản, do đó làm tăng quy mơ
của tích luỹ. Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao
động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới,
chúng làm chức năng tư bản để sản xuất ra tư bản càng nhiều, do đó mà quy

mơ của tư bản tích luỹ càng lớn. Như vậy năng suất lao động là nhân tố quan
trọng quyết định đến quy mơ của tích luỹ.
2.3- Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu
dùng
Trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc đều
hoạt động, tức là máy móc tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất, nhưng

19


chúng chỉ hao mịn dần, do đó giá tri của chúng được chuyển dần từng phần
vào sản phẩm, vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu
dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt
động máy móc vẫn có tác dụng khi cịn đủ giá trị. Do đó, nếu khơng kể đến
phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy
móc phục vụ khơng cơng đó chẳng khác gì lực lượng tự nhiên.
Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại, phần
giá trị của nó chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít, thì sự chênh
lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định tiêu dùng càng lớn. Do đó
tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều.
2.4- Quy mô của tư bản ứng trước
Với mức bóc lột khơng đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số lượng
cơng nhân bị bóc lột quyết định. Do đó quy mơ của tư bản ứng trước, nhất là
bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy mơ
tích luỹ cũng càng lớn. Đối với sự tích luỹ của cả xã hội thì quy mơ của tư
bản ứng trước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọng. C. Marx đã nói rằng tư bản
ứng trước chỉ là một giọt nước trong dịng sơng của sự tích luỹ mà thơi.
Tích luỹ dưới chế độ TBCN làm cho của cải của xã hội ngày càng tập
trung vào tay giai cấp tư sản, người cơng nhân càng bị bóc lột nặng nề, càng
tăng thêm thất nghiệp và nghèo đói, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công

nhân và giai cấp tư sản ngày thêm sâu sắc hơn. Mặt khác tiêu dùng của người
lao động bị hạn chế trong một phạm vi rất nhỏ hẹp. Một phần lớn thu nhập
quốc dân của xã hội TBCN là dùng vào việc tiêu dùng không sản xuất và tiêu
dùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập quốc dân dùng vào tích luỹ do đó
tương đối ít so với khả năng và đòi hỏi của sự phát triển khách quan của xã
hội. Sự chênh lệch đó dẫn đến khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa có điều kiện
phát sinh, phá hoại nặng nề và thường xuyên nền sản xuất của xã hội TBCN.

20



×