Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng một nghiên cứu trong ngành nước giải khát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC
VỀ DOANH NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Tai Lieu Chat Luong

CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG – MỘT NGHIÊN CỨU
TRONG NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC
VỀ DOANH NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG – MỘT NGHIÊN CỨU


TRONG NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Ngày sinh : 12/10/1993

Nơi sinh: Kiên Giang

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã học viên: 1783401020026

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản
quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường

đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận án/ luận văn
tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.

Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)

…………………………………



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN HOÀNG SINH
Học viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH TÂM
Ngày sinh: 12/10/1993

Lớp: MBA017A

Nơi sinh: Kiên giang

Tên đề tài: Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát.
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên………………………………..
được bảo vệ luận văn trước Hội đồng:.......................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày……..tháng …… năm 20…..
Người nhận xét

……………………………


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – một nghiên
cứu trong ngành nước giải khát” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng


năm

Tác giả bài luận văn

Nguyễn Thị Thanh Tâm


ii

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, để hoàn thành đề tài “Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – một
nghiên cứu trong ngành nước giải khát” ngồi những nỗ lực của bản thân, tơi xin
trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của TS. Nguyễn Hồng Sinh.
Những góp ý, kiến thức chun mơn, kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu của
Thầy đã hỗ trợ rất nhiều cho bài nghiên cứu của tơi.
Ngồi ra, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa Sau Đại Học – Trường
Đại Học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức trong suốt q
trình học giúp tơi có được cơ sở kiến thức để thực hiện luận văn này và đã tạo điều
kiện tốt nhất cho bản thân tơi để hồn thành bài nghiên cứu.
Ngồi ra, tơi xin chân thành cám ơn sự sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình từ người
thân và bạn bè đã tham gia đóng góp ý kiến, trả lời phỏng vấn, giúp tơi có được nguồn
dữ liệu tin cậy cho nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến với các anh/chị đã dành thời gian quý báu
tham gia khảo sát và cung cấp thông tin quý báu cho luận văn này.
Tuy được sự hỗ trợ rất nhiều từ Thầy, Cô, người thân và bạn bè nhưng vẫn khơng
tránh khỏi sự sai sót. Do đó, rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý từ quý Thầy,
Cô và bạn bè để luận văn càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.



iii

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này với mục tiêu kiểm định tác động của 2 yếu tố mức độ nhận
thức của người tiêu dùng về CSR và mức độ thông tin tiếp nhận về CSR đến mối
quan hệ giữa nhận thức của người tiêu dùng về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội và
ý định mua hàng. Từ đó, đưa ra các thơng tin hữu ích và gợi ý cho định hướng phát
triển chiến lược tiếp thị các hoạt động trách nhiệm xã hội cũng như công bố thông tin
một cách hiệu quả và thiết thực.
Bài nghiên cứu này áp dụng 4 thành phần trách nhiệm xã hội của A.B. Carroll
(1991), sử dụng các thang đo trong nghiên cứu viện Kenan Châu Á (2010), Mohr
(2005) và một số nghiên cứu khác xây dựng thang đo, tiến hành nghiên cứu sơ bộ
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 10 đối tượng là khách hàng có ý định mua
nước giải khát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua thực hiện khảo sát, bảng câu
hỏi đã được điều chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ và 376 bộ dữ liệu phản hồi được xử lý
bằng các phần mềm Excel 2013 cho một số tính tốn và đồ thị, chạy phân tích
Cronbach’s Alpha và EFA bằng phần mềm SPSS 20; kiểm định CFA, mơ hình SEM,
phân tích đa nhóm và hiệu ứng điều tiết bằng AMOS 20.
Kết quả cho thấy, những người có mức độ nhận thức về CSR cao có tác động mạnh
mẽ hơn những người có mức độ nhận thức thấp trong sự tác động của nhận thức về
doanh nghiệp trách nhiệm xã hội và ý định mua; ngoài ra, những người thường xuyên
nhận thông tin trách nhiệm xã hội từ các doanh nghiệp nước giải khát và hiểu thông
điệp mà họ gửi đến có tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một yếu tố cho thấy việc công bố thông tin trách
nhiệm xã hội trong thời gian qua của các doanh nghiệp nước giải khát đã đạt hiệu quả
nhất định trong việc tăng lợi ích về tài chính, qua đó tăng hiệu quả kinh doanh.



iv

ABSTRACT
This study aims to examine the impact of two factors, the level of consumer
perception of CSR and the level of information received about CSR on the
relationship between consumer perception of corporate responsibility social and
buying intentions. And then, useful information and suggestions would become
notice to develop the marketing strategy of social responsibility activities as well as
effectively and practically disclosing information.
This paper applies the four components of CSR by A.B.'s. Carroll (1991), using
the scales in the Asian Kenan Institute (2010), Mohr (2005) and some other studies
to build up the scale, conduct a preliminary study using the direct interview 10
customer who are intending to buy soft drinks in Ho Chi Minh city. Through the
survey, the questionnaire was adjusted after preliminary study and 376 response data
sets were processed by Excel 2013 software for some calculations and graphs,
running Cronbach's Alpha and EFA analysis by SPSS 20 software; CFA test, SEM
model, multi-group analysis and regulatory effect by AMOS 20.
The results showed that people with a high level of CSR awareness had a stronger
impact than those with low levels of awareness on the impact of corporate social
responsibility perception and buying intent; In addition, those who regularly receive
socially responsible information from beverage businesses and understand the
message they send that have a positive impact on consumer buying intent in Ho Chi
Minh City. This is a factor that shows that the recent disclosure of social
responsibility information by beverage companies has achieved certain efficiency in
increasing financial benefits, thereby increasing business efficiency.


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ........................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................. 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu..................................................................... 5
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 6
1.8 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 7
2.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) .................................................. 7
2.1.1 Định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ..................... 7
2.1.2 Thành phần của CSR – Mơ hình kim tự tháp .......................................... 13
2.1.3 Lý thuyết các bên liên quan ..................................................................... 15
2.2 Nhận thức về CSR của người tiêu dùng ......................................................... 16
2.3 Hành vi tiêu dùng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................... 17
2.4 Thông tin tiếp nhận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp .............................. 18
2.5 Ý định mua của người tiêu dùng .................................................................... 19
2.6 Các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa CSR, doanh nghiệp trách nhiệm xã
hội và ý định mua của người tiêu dùng. ............................................................... 20


vi


2.6.1 Nghiên cứu của Richards và cộng sự (2012). .......................................... 20
2.6.2 Nghiên cứu của Yoon và cộng sự (2013). ............................................... 21
2.6.3 Nghiên cứu của Chow và cộng sự (2012). .............................................. 22
2.6.4 Nghiên cứu của Nhã và cộng sự (2014). ................................................. 23
2.6.5 Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Kenan Châu Á (2010) .... 24
2.7 Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu .............................................. 27
2.7.1 Tác động của Nhận thức về DN trách nhiệm xã hội đến Ý định mua ..... 27
2.7.2 Tác động của Mức độ nhận thức về CSR đến mối quan hệ giữa Nhận thức
về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội và Ý định mua ........................................ 27
2.7.3 Tác động của Mức độ thông tin tiếp nhận CSR đến mối quan hệ giữa
Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội và Ý định mua. ..................... 28
2.7.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 28
2.8 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 31
3.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 31
3.2 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 32
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................... 32
3.2.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 33
3.3 Công cụ đo lường ........................................................................................... 33
3.3.1 Xây dựng thang đo sơ bộ ......................................................................... 33
3.3.2 Thang đo sơ bộ ........................................................................................ 34
3.3.3 Phương pháp, thời gian và địa diểm phỏng vấn ...................................... 37
3.3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ........................................................................ 37
3.3.5 Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 41
3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 42
3.6 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 43
4.1 Thống kê mô tả............................................................................................... 43
4.1.1 Thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu..................................................... 43



vii

4.1.2 Thống kê mô tả tầm quan trọng CSR .................................................... 47
4.2 Thống kê mô tả các biến quan sát .................................................................. 48
4.3 Kiểm tra độ tin cậy thang do bằng Cronbach’s Alpha ................................... 50
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................... 52
4.5 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................................ 55
4.5.1 Đánh giá mức độ phù hợp chung của mô hình ........................................ 55
4.5.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Reliability validity) ........................ 56
4.5.3 Giá trị hội tụ (Convergent validity) ......................................................... 58
4.5.4 Tính phân biệt (Discriminant) ................................................................. 60
4.6 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM .................................................. 61
4.7 Phân tích cấu trúc đa nhóm và tác động của các biến điều tiết (Multigroup
Effects và Interaction Effects) .............................................................................. 64
4.7.1 Biến điều tiết Mức độ nhận thức của NTD về CSR .............................. 64
4.7.2 Biến điều tiết Mức độ thông tin tiếp nhận về CSR................................ 69
4.8 Kiểm định Bootstrap ...................................................................................... 74
4.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 75
4.10 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................... 77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 78
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 78
5.2 Một số kiến nghị............................................................................................. 81
5.3 Giới hạn của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 83
5.3.1 Hạn chế .................................................................................................... 83
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu mới ............................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 85
PHỤ LỤC 1: NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ......................................................................... I
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT .............................................................................V
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ XI



viii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mơ hình kim tự tháp của Carroll (1991) .................................................. 14
Hình 2.2: Nghiên cứu Richards và cộng sự (2012).................................................. 21
Hình 2.3: Nghiên cứu của Yoon và cộng sự (2013) ................................................ 22
Hình 2.4: Mơ hình của nghiên cứu của Chow và cộng sự (2012) ........................... 23
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của Nhã và cộng sự (2014) ..................................... 24
Hình 2.6: Mơ hình của Viện Kenan châu Á (2010) ................................................. 25
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu đề xuất. ................................................................... 29
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 31
Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA ............................................................................ 56
Hình 4.2: Kết quả SEM ............................................................................................ 61
Hình 4.3: Mơ hình hiệu ứng biến điều tiết NHANTHUC_CSR .............................. 66
Hình 4.4: Hiệu ứng của biến điều tiết NHANTHUC_DNxCSR ............................. 67
Hình 4.5: Đồ thị hiệu ứng điều tiết Mức dộ nhận thức về CSR............................... 69
Hình 4.6: Mơ hình hiệu ứng biến điều tiết TTmean ................................................ 71
Hình 4.7: Tác động của biến điều tiết NHANTHUC_DNxTT ................................ 72
Hình 4.8: Đồ thị hiệu ứng điều tiết Mức độ thơng tin tiếp nhận về CSR ................ 74
Hình 5.1: Kim tự tháp về tầm quan trọng của 4 thành phần CSR của NTD TP.
HCM. ....................................................................................................................... 79


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp định nghĩa về CSR .................................................................. 11
Bảng 3.1: Thang đo Mức độ nhận thức của người tiêu dùng về CSR ..................... 34

Bảng 3.2: Thang đo Mức độ thông tin tiếp nhận về CSR ........................................ 35
Bảng 3.3: Thang đo nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội....................... 35
Bảng 3.4: Thang đo Ý định mua của NTD .............................................................. 36
Bảng 3.5: Kết quả nghiên cứu sơ bộ ........................................................................ 37
Bảng 4.1: Bảng phân bố mẫu theo giới tính ............................................................ 43
Bảng 4.2: Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi ............................................................... 43
Bảng 4.3: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn ......................................................... 44
Bảng 4.4: Phân bố mẫu theo nghề nghiệp................................................................ 45
Bảng 4.5: Phân bố mẫu theo thu nhập ..................................................................... 45
Bảng 4.6: Phân bố nguồn thông tin mà khách hàng tiếp nhận ................................. 46
Bảng 4.7: Phân bố doanh nghiệp có loại nước giải khát mà người tiêu dùng hay sử
dụng.......................................................................................................................... 47
Bảng 4.8: Kết quả sắp xếp thứ tự các thành phần trách nhiệm xã hội ..................... 47
Bảng 4.9: Thống kê mô tả cho các biến quan sát..................................................... 48
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá thang đo ..................................................................... 50
Bảng 4.11: Ma trận nhân tố khám phá EFA ............................................................ 53
Bảng 4.12: Kết quả hệ số tin cậy tổng hợp .............................................................. 57
Bảng 4.13: Kết quả hệ số phương sai trích .............................................................. 58
Bảng 4.14: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của phân tích CFA ............................... 58
Bảng 4.15: Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của phân tích CFA ................................... 59
Bảng 4.16: Kết quả các chỉ số tính phân biệt ........................................................... 60
Bảng 4.17: Kết quả hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình SEM .................... 62
Bảng 4.18: Kết quả hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của mơ hình SEM ........................ 63
Bảng 4.19: So sánh sự khác biệt giữa 2 mơ hình khả biến và bất biến .................... 65
Bảng 4.20: Kết quả hệ số hồi quy NHANTHUC_DN -> YD của mơ hình khả biến
.................................................................................................................................. 66


x


Bảng 4.21: Kết quả hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình biến điều tiết Mức
độ nhận thức về CSR ............................................................................................... 67
Bảng 4.22: So sánh sự khác biệt giữa 2 mơ hình khả biến và bất biến .................... 70
Bảng 4.23: Kết quả hệ số hồi quy NHANTHUC_DN -> YD của mơ hình khả biến
.................................................................................................................................. 70
Bảng 4.24: Kết quả hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình biến điều tiết mức
độ thông tin tiếp nhận về CSR ................................................................................. 72
Bảng 4.25: Kết qua kiểm tra Bootstrap .................................................................... 74


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSR

: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

DN

: Doanh nghiệp

NTD

: Người tiêu dùng

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
EFA

: Phân tích nhân tố khám phá


CFA

: Phân tích nhân tố khẳng định

SEM

: Mơ hình cấu trúc tuyến tính


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong xu hướng phát triển nhận thức của người tiêu dùng hiện nay, sự công bằng
về giá cũng như sự cải tiến của sản phẩm khơng cịn là những mục tiêu hàng đầu khi
người tiêu dùng quyết định mua một sản phẩm. Thay vào đó, người tiêu dùng đang
quan tâm đến các hoạt động xã hội của doanh nghiệp, hay cụ thể hơn là các hoạt động
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đây cũng là định hướng mà các nhà doanh
nghiệp hướng đến cho sự phát triển lâu dài và bền vững.
Khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Social
Responsibility - Gọi tắt là CSR) đã khơng cịn xa lạ với các doanh nghiệp, mặc dù
CSR là một khái niệm rộng và chưa có khái niệm chính thức, cụ thể cho CSR vì mỗi
nhà nghiên cứu có cách lập luận, xác định các thành phần CSR là khác nhau, do chúng
được nhìn từ góc độ khác nhau. Nhìn chung, về cơ bản CSR được hiểu dựa trên ý
tưởng của các công ty để tối đa hóa lợi nhuận, tập trung khai thác các khía cạnh xã
hội và môi trường cũng như quy mô tài chính.
Theo nghiên cứu của Yoon và cộng sự (2013) thì những hoạt động liên quan đến
CSR của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng. Mặc
dù tác động của nhận thức CSR đến kết quả thị trường là không rõ ràng, nhưng theo
kết quả nghiên cứu của Lee (2008) chỉ ra rằng CSR có thể đem đến những lợi ít nhất

định về tài chính. Tại một nghiên cứu khác, yếu tố trách nhiệm môi trường và hoạt
động từ thiện có tác động tích cực đến sự đánh giá và ý định hành vi của khách hàng
(Mohr và Webb, 2005). Mặc dù vậy, Sen và cộng sự (2006) lại chỉ ra rằng người tiêu
dùng phải nhận thức được sáng kiến CSR cụ thể mới có thể tăng ý định mua của
khách hàng.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày nay là một hiện tượng toàn cầu. Hầu
hết người tiêu dùng đều đồng ý rằng trong quá trình chinh phục các mục tiêu kinh
doanh, doanh nghiệp cũng nên đồng thời thực hiện các nỗ lực CSR (Esptein – Reeves
James, 2010). Tương tự, giáo sư Nicola Smith (2013) đã đề cập rằng doanh nghiệp


2

dễ dàng nhận sự trung thành từ khách hàng ở những mặt hàng địa phương có người
bán hàng tích cực tham gia từ thiện. Bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng
CSR để nâng cao lợi thế cạnh tranh và để lại ấn tượng trong nhận thức người tiêu
dùng thông qua tiếp thị. Tuy nhiên, theo lời của Idowu và Filho (2009) thì có một
khoảng cách tồn tại giữa sự hiểu biết của chúng ta về cách các doanh nghiệp trong
các mơi trường chính trị khác nhau, bối cảnh sinh thái và hồn cảnh văn hóa trên thế
giới khác nhau nên họ có thể hiểu, nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội khác
nhau. Chìa khóa cho vấn đề này là những về phản ứng của người tiêu dùng đối với
hành động của công ty trong việc thực hiện và công bố thông tin CSR. Trong khi đó,
viện Kenan châu Á (2010) đã kết luận, 59% người được hỏi khơng hài lịng với những
thơng tin họ nhận được từ doanh nghiệp, chủ yếu là do các doanh nghiệp không cung
cấp đầy đủ thông tin đến công chúng. Trong khi đó, theo nghiên cứu mới nhất của
Hà Thị Thuỷ (2019), trong 100 công ty niêm yết ở Việt Nam, có 12 cơng ty khơng
cung cấp thơng tin nào liên quan đến trách nhiệm xã hội và chỉ có 14 công ty công
bố thông tin đạt trên 80% theo yêu cầu. Đều này có thể do tại Việt Nam, chưa có
nhiều nghiên cứu về tác động của các thơng tin CSR đến nhận thức người tiêu dùng.
Vì vậy, vấn đề thực hiện CSR ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thành cơng.

Theo giáo sư Carrol (1991) thì trách nhiệm xã hội là công cụ để giúp các doanh
nghiệp trở thành các công dân tốt hơn và ông chia trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp làm 4 loại hình: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện
và trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, tại các thời điểm khác nhau, các nghiên cứu khác
nhau mà các ưu tiên trong nhận thức của người tiêu dùng về 4 loại hình trách nhiệm
xã hội (Carroll,1991) khơng có sự đồng nhất. Carroll (1991) cho rằng trách nhiệm
kinh tế là tiền đề cho các trách nhiệm khác, nghiên cứu của Maignan (2001) tại Đức
và Mỹ lại cho rằng trách nhiệm pháp lý là quan trọng nhất, trong khi người tiêu dùng
tại Malaysia đánh giá trách nhiệm đạo đức nên được ưu tiên hơn các trách nhiệm còn
lại (Chow và cộng sự, 2012). Vậy tại thời điểm hiện tại thực hiện nghiên cứu này,
người tiêu dùng Việt Nam đã có sự thay đổi như thế nào về tầm quan trọng của 4 loại
hình trách nhiệm xã hội là một vấn đề cấp thiết cần tìm hiểu nhằm giúp các doanh


3

nghiệp nước giải khát có cơ sở để sử dụng các chính sách hợp lý và thu hút khách
hàng.
Những sản phẩm chất lượng thấp, hàng giả hay thậm chí các chất độc hại vượt
mức cho phép vẫn còn rất nhiều trên thị trường Việt Nam; điều này cho thấy sự xem
thường phản ứng của của người tiêu dùng của các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận,
bất chấp hậu quả, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa là do nhận thức chưa đầy đủ về CSR
của các bên liên quan (Phạm Văn Đức, 2010), trong đó có ngành nước giải khát.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2018, ngành nước giải khát tại Việt Nam
đã là 1 một trong 3 nhóm tăng trưởng nhanh nhất của ngành tiêu dùng nhanh (Fast
Moving Consumer Goods- FMCG), 2 nhóm cịn lại là bia và thực phẩm. Sự tăng
trưởng vượt bậc đi kèm với sự cạnh tranh gay gắt trên giá thành và hương vị sản
phẩm, một số doanh nghiệp đã sử dụng CSR làm hình thức tiếp thị chiến lược gây
dựng hình ảnh thương hiệu (Huang và các cộng sự, 2017).
Để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp nước giải khát đã sử dụng nhiều kết quả

nghiên cứu để làm tiền đề cho các chiến lược kinh doanh nhưng chưa có bài nghiên
cứu nào đánh giá cảm nhận của người tiêu dùng đối với các hoạt động mà các doanh
nghiệp nước giải khát đang thực hiện. Vậy câu hỏi đặt ra là: dựa vào các thông tin
mà doanh nghiệp cung cấp trong những năm gần, người tiêu dùng có nhận thức đầy
đủ và hiểu được thông điệp mà doanh nghiệp gửi đến hay khơng? Các thơng tin này
có tác động như thế nào đối với ý định mua hàng? Và mức độ nhận thức của người
tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam đối với doanh nghiệp trách nhiệm xã hội như thế
nào? Vì vậy, bài nghiên cứu này tìm hiểu về nhận thức của người tiêu dùng về doanh
nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ý định mua của họ đối với các sản
phẩm của các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát trách nhiệm xã hội.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này cung cấp thông tin hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp có cái
nhìn mở rộng hơn trong nhận thức của người tiêu dùng TP.HCM. Đồng thời đưa ra
một số định hướng cho chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sử dụng CSR
làm yếu tố hàng đầu cho sự phát triển của doanh nghiệp.


4

Mục tiêu của nghiên cứu là đạt được cái nhìn sâu sắc về ý định mua và nhận thức
của người tiêu dùng liên quan đến:
(1) Xác định mức độ hiểu biết của NTD TP. HCM đối với khái niệm “trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp”.
(2) Xác định nhận thức của NTD về tầm quan trọng của 4 thành phần CSR: trách
nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện
(Carroll, 1991).
(3) Xác định tác động của nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội đến ý
định mua của NTD.
(4) Xác định tác động của mức độ nhận thức của NTD về CSR đến mối quan hệ
giữa nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội trong ngành nước giải khát

đến ý định mua của NTD.
(5) Xác định tác động của thông tin tiếp nhận về CSR đến mối quan hệ giữa nhận
thức người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp trách nhiệm xã hội trong ngành
nước giải khát đến ý định mua của NTD.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để khảo sát nhận thức và ý định mua của người tiêu dùng đối với CSR ở TP.HCM,
một bảng câu hỏi điều tra đã được xây dựng và chia làm 5 ý chính:
(1) Mức độ hiểu biết của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) đối với
khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” như thế nào? Ở mức thấp
hay cao?
(2) Người tiêu dùng TP.HCM đánh giá mức độ quan trọng của 4 thành phần CSR
(Carroll, 1991) như thế nào?
(3) Nhận thức người tiêu dùng TP.HCM đối với các doanh nghiệp trong ngành
nước giải khát thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến
ý định mua của NTD TP.HCM hay không?
(4) Những người có mức độ nhận thức về CSR cao (hoặc thấp) có ảnh hưởng đến


5

mối quan hệ giữa nhận thức của người tiêu dùng về doanh nghiệp trách nhiệm
xã hội đến ý định mua hay khơng? Nếu có, ảnh hưởng này là mạnh hay yếu?
(5) Những người nhận thơng tin ít (hay nhiều) có tác động như thế nào đến mối
quan hệ giữa nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội đến ý định mua
của NTD?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhận thức và ý định mua của người tiêu dùng về các hoạt
động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: do hạn chế về thời gian và kinh phí, quần thể mục tiêu của

nghiên cứu chỉ khoảng 350 người, là những người có khả năng và ý định mua nước
giải khát tại TP. Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc
thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành vào tháng 2 đến tháng 3 năm 2020; dữ liệu thứ
cấp được tiến hành thu thập từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ bộ và phương pháp phân tích
định lượng thơng qua bảng khảo sát để tìm hiểu và phân tích tác động của yếu tố nhận
thức đến ý định mua của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Sau đó sử dụng phần
mền SPSS và AMOS xử lý số liệu thu thập từ bảng khảo sát để kiểm định các giả
thuyết.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy cái nhìn tổng quát của nhận thức người tiêu dùng
TP. HCM đối với các doanh nghiệp trách nhiệm xã hội, đặt biệt là ngành nước giải
khát; đây là thơng tin hữu ích hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiểu rõ thêm về nhận thức
của người tiêu dùng trách nhiệm xã hội để có cơ sở xây dựng hình ảnh, thương hiệu
tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu đánh giá lại mô hình kim tự tháp của


6

Carroll (1991) tại TP. Hồ Chí Minh và đưa ra đánh giá về nhận thức của người tiêu
dùng ở các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố CSR mà doanh nghiệp có thể có các hoạt động tiếp thị phù hợp cho sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp sản xuất nước giải khát.
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, xác định vấn đề
và mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 2 sẽ giới thiệu về các khái niệm được đề cập đến trong đề tài, giới thiệu
các nghiên cứu liên quan. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được xây
dựng trong chương này.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này bao gồm thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cách hình
thành thang đo và phương pháp xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Phân tích kết quả nghiên cứu trình bày các kết quả thu thập được từ bảng khảo sát
bằng phần mềm SPSS. Đánh giá thang đo, phân tích EFA, CFA, mơ hình SEM, phân
tích đa nhóm và hiệu ứng điều tiết, sau đó đưa ra kết luận các giả thuyết nghiên cứu
và thảo luận về kết quả.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trong chương này sẽ trình bày một số kết luận, nêu lên những hạn chế của đề tài,
đồng thời đưa ra gợi ý một số hàm ý quản trị.
1.8 Tóm tắt chương 1
Ở chương 1, chúng ta đã thông qua các yếu tố chính của đề tài, từ lý do hình thành
đề tài đến quá trình thực hiện cũng như ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Chương
tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu hơn về từng khái niệm được đề cập đến trong đề tài cùng
với mơ hình đề nghiên cứu đề xuất.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2.1.1 Định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
Vào những năm cuối thập niên 1800, bắt nguồn từ Cách mạng Công nghiệp đã
đưa ra nhiều lo ngại về phúc lợi và năng suất của người lao động trong các doanh
nghiệp, mở đầu cho các doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động từ thiện để gia

tăng thiện cảm đối với người tiêu dùng. Cho đến năm 1953, nhà kinh tế người Mỹ
Howard Bowen mới chính thức đưa thuật ngữ “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
trở nên phổ biến trong ấn phẩm “Social Responsibilities of the Businessman”. Đến
những năm 2000, CSR sớm tiếp tục phát triển khi nhiều tổ chức bắt đầu kết hợp lợi
ích xã hội trong thực tiễn kinh doanh của họ trong khi trở nên nhạy bén hơn với các
bên liên quan.
Một loạt các định nghĩa về “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp “đã được đưa
ra tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bên liên quan. Một trong những lý
do khiến các định nghĩa trở nên khác biệt đó là do chúng được đề cập từ góc nhìn
khác nhau. Một doanh nhân có thể xác định CSR là một chiến lược kinh doanh, một
nhà hoạt động phi chính phủ lại có thể coi đó là hành động thu hút người tiêu dùng
khơng đúng quy cách, trong khi một quan chức chính phủ có thể coi đó là một quy
định tự nguyện.
Trước những năm 1950, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường được gọi là
trách nhiệm xã hội (SR) hơn là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong
nhiều năm liền. Điều này có thể là do thời đại của tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực
kinh doanh chưa thật sự thống nhất chung về nhận thức. Năm 1953, Howard Bowen
đã xuất bản cuốn sách mang tính bước ngoặt đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ hiện
đại của chủ đề này. Sự phân tích của Bowen với CSR xuất phát từ niềm tin rằng hàng
trăm doanh nghiệp lớn nhất vào thời điểm đó là trung tâm quyền lực và ra quyết định
quan trọng, hành động của những người này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều
công dân theo nhiều cách. Đối với ông, các quyết định và hành động của những nhà
hoạt động khinh doanh có ảnh hưởng đến các bên liên quan, nhân viên và khách hàng


8

của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của tồn xã hội. Ơng đã đặt
ra một câu hỏi: Những trách nhiệm nào đối với xã hội mà các doanh nhân có thể
mong đợi một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu của xã hội?

William C. Frederick, một trong những người tiên phong của CSR, đã khẳng định
rằng có ba ý tưởng cốt lõi trong CSR: hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp
với tư cách là bên tác động đến lợi ích của cộng đồng, ý tưởng về việc cân bằng các
nguồn lực của công ty và chấp nhận từ thiện như là một biểu hiện của sự hỗ trợ kinh
doanh vì những lý do chính đáng. Hoạt động từ thiện, có lẽ là một trong những thực
tiễn CSR hữu hình nhất, đã trở nên phổ biến từ phong trào Community Chest, sau
này được gọi là United Way. (Carroll, 2008)
Một đóng góp đột phá cho khái niệm CSR đến từ hiệp hội Cam kết phát triển kinh
tế (CED) trong ấn phẩm năm 1971, Social Responsibilitie of Business Corporations,
CED đã đưa ra quan điểm của mình bằng cách đưa ra bằng chứng sau khi quan sát
các hoạt động kinh doanh bằng sự mức độ đồng ý của công chúng và xây dựng nhu
cầu của xã hội đối doanh nghiệp. CED lưu ý rằng, mối quan hệ xã hội giữa doanh
nghiệp và xã hội đang theo xu hướng: Doanh nghiệp đang được yêu cầu đảm nhận
trách nhiệm rộng lớn hơn cho xã hội và phục vụ nhiều giá trị nhân văn hơn. Các
doanh nghiệp kinh doanh, trong thực tế, đang được yêu cầu đóng góp nhiều hơn vào
chất lượng cuộc sống của cộng đồng thay vì chỉ cung cấp số lượng hàng hóa và dịch
vụ. Vì kinh doanh tồn tại để phục vụ xã hội, tương lai của nó sẽ phụ thuộc vào chất
lượng của việc quản lý đáp ứng với những kỳ vọng luôn thay đổi của công chúng.
Jones (1980) nhận định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khái niệm mà các
tập đoàn có nghĩa vụ đối với các nhóm cấu thành trong xã hội ngồi các cổ đơng và
vượt ra ngồi quy định của pháp luật. Hai khía cạnh của định hướng này là rất quan
trọng. Đầu tiên, hành vi phải được thực hiện một cách tự nguyện; thứ hai, đây là một
nghĩa vụ rộng lớn, vượt ra ngoài phạm vi truyền thống đối với các cổ đơng cho các
nhóm xã hội khác như khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và các cộng đồng lân
cận. Ông cho rằng CSR phải được coi không phải là một tập hợp kết quả, mà là một
quá trình ra quyết định CSR tạo nên hành vi CSR. Nghiên cứu của Jones là một trong


9


những đóng góp quan trọng trong những năm 1800; tuy nhiên, nó sẽ vẫn đưa ra được
các khía cạnh của CSR mà doanh nghiệp cần phải đạt được.
Năm 1991, tác giả và giáo sư quản lý kinh doanh tại Đại học Georgia Archie B.
Carroll đã xuất bản bài viết “Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp”. Trong bài viết của mình, Carroll đã mở rộng các lĩnh vực mà ông tin là rất
quan trọng khi triển khai CSR trong một tổ chức. Học giả Carroll (1991) đã phân chia
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thành 4 phần nhỏ: trách nhiệm kinh tế, pháp luật,
đạo đức và từ thiện. Carroll mô tả trách nhiệm kinh tế như là kỳ vọng mà doanh
nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và trách nhiệm pháp luật như là yêu
cầu đối với các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật. Trách nhiệm
đạo đức có nghĩa là doanh nghiệp phải làm những gì được mong đợi về mặt đạo đức
và đúng đạo lý. Trách nhiệm từ thiện có nghĩa là doanh nghiệp nên có chương trình
từ thiện với xã hội.
Đóng góp đáng chú ý trong đầu thập niên 1990 cho khái niệm này đến từ Burke
và Logsdon (1996), nhằm tìm kiếm bằng chứng liên kết CSR với hoạt động tài chính
của cơng ty, Burke và Logsdon đã xác định năm khía cạnh của CSR, đối với họ, rất
cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh cũng như tạo ra giá trị: 1) tính trung
tâm, thể hiện mức độ gần gũi hoặc phù hợp của CSR với sứ mệnh và mục tiêu của
doanh nghiệp; 2) tính đặc hiệu, thể hiện khả năng đạt được lợi ích cụ thể cho cơng
ty; 3) chủ động, về khả năng tạo ra các chính sách dự đốn xu hướng xã hội; 4) tự
nguyện, được giải thích là quá trình ra quyết định tùy ý khơng bị ảnh hưởng bởi các
yêu cầu tuân thủ bên ngoài, và; 5) khả năng hiển thị, trong đó đề cập đến sự liên quan
của CSR có thể quan sát và nhận biết được đói với cấc bên liên quan bên trong và
bên ngồi doanh nghiệp.
Đến năm 1998, Elkington giải thích rằng để đạt được sự xuất sắc trong hiệu suất
ba điểm mấu chốt (xã hội, môi trường, kinh tế) là thông qua quan hệ đối tác hiệu quả
và lâu dài giữa doanh nghiệp và cộng đồng hay giữa các bên liên quan. Khái niệm ba
điểm mấu chốt đã trở nên phổ biến vào cuối những năm 1990 như một cách tiếp cận
thực tế cho tính bền vững của doanh nghiệp và nó đã chỉ ra rằng các tập đồn cần có



10

hành vi có trách nhiệm với xã hội và mơi trường để có thể cân bằng với mục tiêu kinh
tế.
Lantos (2001) đã xây dựng định nghĩa về CSR theo cách hiểu của ơng rằng: CSR
địi hỏi nghĩa vụ bắt nguồn từ “hợp đồng xã hội” giữa các doanh nghiệp và xã hội để
các công ty phải phản ứng theo nhu cầu và mong muốn lâu dài của xã hội, tối ưu hố
các hoạt đọng tích cực và giảm thiểu các hoạt động tiêu cực của các hành động của
doanh nghiệp gây ra cho xã hội. Theo đó, Lantos (2001) giải thích rằng CSR có thể
thành chiến lược khi nó là một phần trong kế hoạch quản lý của công ty để tạo ra lợi
nhuận, điều đó có nghĩa là cơng ty sẽ tham gia vào các hoạt động được xem là trách
nhiệm xã hội nếu nó mang lại tài chính cho công ty.
Matten và cộng sự (2004) định nghĩa CSR là một khái niệm bao gồm nhiều khái
niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh
nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm mơi trường. Đó là một khái niệm động và ln
được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù.
United Nation Global Compact – Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc xác định
cơng ty có trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mạnh mẽ như những người "bao gồm,
hỗ trợ và ban hành, trong phạm vi ảnh hưởng của họ, một tập hợp các giá trị cốt lõi
trong các lĩnh vực nhân quyền, tiêu chuẩn lao động, môi trường và chống tham
nhũng." Những giá trị cốt lõi được biết đến như là "Mười nguyên tắc của Hiệp ước
Toàn cầu Liên Hợp Quốc " đã xây dựng để xác định hệ thống giá trị của doanh nghiệp
và phương pháp kinh doanh.
Liên minh Châu Âu năm 2011 định nghĩa CSR là "một khái niệm, theo đó các
cơng ty tích hợp các mối quan tâm xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh
của họ và trong sự tương tác của họ với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện”. Cụ
thể, CSR là một q trình mà các cơng ty tích hợp các vấn đề xã hội, mơi trường và
đạo đức vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt
chẽ với các bên liên quan, vượt trên những yêu cầu của pháp luật và thỏa ước tập thể.

Trong khi đó, Uỷ ban kinh tế thế giới về phát triển bền vững định nghĩa: "trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và


×