Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.91 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRƯỜNG THÀNH

ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT. LÊ HỮU ÁI

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trường Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..........................................4
6. Bố cục đề tài ........................................................................................4
7. Tổng quan tài liệu ............................................................................... 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI ............................................................................................................9
1.1. ĐẠO ĐỨC LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI ............................9
1.1.1. Khái niệm đạo đức ........................................................................9
1.1.2. Vai trò của đạo đức .....................................................................15
1.1.3. Đạo đức kinh doanh ....................................................................18
1.2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI .......................................................................23
1.2.1. Những quan điểm chung về trách nhiệm xã hội .........................23
1.2.2. Những biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .............30
1.3. QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ...............32
1.3.1. Đạo đức là nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội .........................33
1.3.2. Trách nhiệm xã hội là một biểu hiện của đạo đức ......................35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................37
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY .................................................................................38
2.1. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN ..........................................................38
2.1.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện để phát triển bền vững 38
2.1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng lợi ích .......................42


2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP ...........................................................................................44
2.2.1. Trách nhiệm của các thành viên doanh nghiệp ...........................44
2.2.2. Trách nhiệm đối với người lao động ..........................................50
2.2.3. Trách nhiệm đối với người tiêu dùng .........................................51

2.2.4. Trách nhiệm đối với xã hội và môi trường ................................. 51
2.3. VÀI NÉT THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ...............................................52
2.3.1. Tình hình chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt
Nam ................................................................................................................52
2.3.2. Một số doanh nghiệp tiêu biểu đã thực hiện tốt trách nhiệm xã
hội

................................................................................................................57

2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...................................................................65
2.4.1. Vấn đề thuộc về thể chế ..............................................................65
2.4.2. Vấn đề của các doanh nghiệp .....................................................67
2.4.3. Vấn đề với các đối tượng hữu quan ............................................69
2.4.4. Những điều được rút ra ...............................................................69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................72
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY......................... 73
3.1. CÁC GIẢI PHÁP .....................................................................................73
3.1.1. Nhóm giải pháp cho Nhà nước ...................................................73
3.1.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp ............................................. 81
3.1.3. Nhóm giải pháp đối với các đối tượng hữu quan ....................... 87
3.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 88
3.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước ..........................................................88
3.2.2. Đối với địa phương cấp tỉnh, thành phố .....................................90


3.2.3. Đối với địa phương cấp cơ sở .....................................................91
3.2.4. Đối với doanh nghiệp .................................................................91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................93

KẾT LUẬN ....................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................96
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số

Tên hình

Trang

hiệu
1.1

Mô hình yếu tố cấu thành CSR

34

1.2

Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và

36

Trách nhiệm xã hội

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số


Tên biểu đồ

Trang

hiệu
2.1:

Tầm quan trọng và mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội

40

trong thời kỳ suy thoái kinh tế
2.2:

Biểu đồ về việc tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp

41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối
với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Nhưng ở nước ta hiện nay vấn đề
này còn khá mới mẻ và ít được quan tâm đúng mức từ các doanh nghiệp.
Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi lao động, xâm
phạm lợi ích người tiêu dùng... đã và đang khiến cộng đồng mất lòng tin vào
các doanh nghiệp.

Những năm gần đây, Việt Nam đã tạo ra những thành quả kinh tế ấn
tượng, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc, toàn
diện, song cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp. Những đòi
hỏi từ các công ty quốc tế, các nhà nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và người
tiêu dùng đối với các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các chuẩn mực toàn
cầu về an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo vệ môi
trường ngày càng gia tăng. Luật chơi trong thời hội nhập đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các vấn đề trên nếu không muốn rời khỏi
“cuộc chơi”. Điều đó gắn liền với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bởi nó
bao hàm toàn bộ những khía cạnh trên.
Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
cho thấy, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu đúng về trách nhiệm
xã hội. Các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và ảnh hưởng
của trách nhiệm xã hội tới bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
Theo thống kê của Viện này thì mới chỉ có 36% doanh nghiệp được hỏi trả lời
có bộ phận giám sát thực hiện trách nhiệm xã hội, khoảng 2% doanh nghiệp
nói họ hiện đang là thành viên của nhóm thực hiện các tiêu chuẩn CS (tiêu
chuẩn Việt Nam). Trong hai năm 2011 và 2012, 28% số doanh nghiệp chấp
hành bảo vệ môi trường, 5% DN thừa nhận có đóng góp cho sự nghiệp chăm


2
sóc y tế… Đó là thực trạng buồn về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Việt Nam.
Năm 2009, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đạt mức thu
nhập trung bình và từng bước thoát nghèo, là thành viên của nhiều tổ chức
trong khu vực và quốc tế và hiện đang đàm phán hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP). Sự hội nhập quốc tế một cách toàn diện và sâu rộng
sẽ đem lại nhiều thách thức mới cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tái cấu trúc và chuyển

dịch nền kinh tế. Ở nước ta hiện nay có 97% trong tổng số doanh nghiệp là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở đó còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc đảm bảo
môi trường lao động, phúc lợi lao động cho người lao động và thực hiện
những trách nhiệm cần thiết của doanh nghiệp đối với xã hội.
Hiện nay, một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng
của trách nhiệm xã hội đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng
như gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp đi đầu trong việc
thực hiện trách nhiệm xã hội một cách bài bản, có chiến lược tại Việt Nam đa
phần là các doanh nghiệp đa quốc gia và một số doanh nghiệp lớn của Việt
Nam.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam có thể được coi là sự
cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững
thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động
và các thành viên trong gia đình họ, theo cách có lợi cho doanh nghiệp, cũng
như sự phát triển chung của xã hội, đó cũng chính là đạo đức của doanh
nghiệp.
Ý thức được vấn đề này, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là đòi hỏi khách quan và cấp thiết đối với các doanh nghiệp ở nước ta


3
hiện nay, vì thế chúng tôi chọn đề tài “Đạo đức và trách nhiệm xã hội của
các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu đạo đức, đạo đức trong kinh doanh, từ thực trạng
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, luận văn xây dựng
các giải pháp nhằm phát huy một cách có hiệu quả trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong sản xuất, kinh doanh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Trình bày khái quát lý luận về đạo đức, trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp.
+ Phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp ở Việt Nam trong
quá trình thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của mình.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xem xét quá trình thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; những phương pháp, cách thức của
các công ty xây dựng các tiêu chuẩn, Bộ quy tắc ứng xử và phát triển trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp để tổng hợp, so sánh,


4
đánh giá thực tiễn.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành
triết học, phục vụ trong học tập và nghiên cứu môn Triết học, Triết học xã
hội.
Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục nghiên
cứu lựa chọn các giải pháp nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp ở Việt Nam
6. Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm có ba chương (chín tiết).
7. Tổng quan tài liệu
Đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện nay đang là vấn đề
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước.
Hiện nay, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ và
phương diện khác nhau về vấn đề này. Nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho nghiên
cứu, có thể phân chia thành các nhóm vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, các nhóm công trình nghiên cứu khái niệm đạo đức và đạo đức
doanh nghiệp. Đây là nhóm các công trình nghiên cứu và luận giải các vấn đề đạo
đức của các doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh. Nhiều nhất trong
nhóm này là các tác phẩm về đạo đức kinh doanh, đạo đức của người quản lý
doanh nghiệp. Chẳng hạn như: “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh
doanh”, do GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội, 1997. Tác giả đã đề cập những vấn đề rất cơ bản trong kinh doanh là môi
trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh. Trong đó, tác giả làm rõ sự cần
thiết phải nghiên cứu môi trường trong kinh doanh, các yếu tố thuộc môi
trường kinh doanh và yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến kinh doanh, tác giả


5
cho rằng, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh là cần thiết đối với các doanh
nghiệp… Ngoài ra, các tác giả còn tập trung làm rõ những khái niệm có liên
quan như: đạo đức, đạo đức kinh doanh… trên cơ sở đó, đưa ra các quan điểm
đánh giá đạo đức kinh doanh, hay cuốn “Giáo trình đạo đức kinh doanh và
văn hoá công ty” do Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên ), Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007. Trong đó, tác giả đã tập trung làm rõ các
khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh, văn hoá công ty, trách nhiệm xã
hội, thương hiệu và sự xuất hiện các vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Đặc
biệt, cuốn sách giới thiệu cách tiếp cận với quá trình ra quyết định về hành vi

đạo đức và các công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh với mục
đích là nhằm cung cấp phương pháp và công cụ phân tích hành vi đạo đức
trong kinh doanh, tác giả giới thiệu một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển
hình thông qua các tình huống cụ thể về những vấn đề thực tiễn.
Mai Ngọc Cường, Vũ Thành Hưng, Bùi Anh Tuấn trong cuốn “Đạo
đức kinh doanh: lý thuyết và thực hành” (1996), Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội, lại tiếp cận vấn đề từ góc độ khác. Các tác giả đã làm sáng tỏ những
nguyên lý cơ bản về đạo đức kinh doanh: vai trò, tầm quan trọng của đạo đức
kinh doanh, lịch sử các tư tưởng về đạo đức kinh doanh và cơ sở triết học của
lý thuyết đạo đức kinh doanh. Đồng thời làm sáng tỏ các chuẩn mực đạo đức
và nguyên tắc xác định hành vi đạo đức. Trên nền tảng những nguyên lý cơ
bản về đạo đức kinh doanh, tập thể tác giả đã vận dụng những tư tưởng cơ bản
của đạo đức kinh doanh vào thực tiễn thông qua việc nghiên cứu các tình
huống và chiến lược nâng cao đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp ở phần
sau.
Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (chủ biên): “Văn hoá kinh
doanh - Những góc nhìn” (2008). Nhà xuất bản Trẻ - Thời báo kinh tế Sài
Gòn. Tập thể tác giả lại nhìn nhận và phân tích đạo đức kinh doanh ở những


6
khía cạnh khác nhau như: chữ “tín” trong kinh doanh; mối quan hệ giữa kinh
doanh và đạo đức; đạo đức với đối tác và đối thủ; doanh nhân và chữ lợi… Từ
sự phân tích đạo đức kinh doanh ở những khía cạnh khác nhau đó, các tác giả
đã chỉ ra rằng: chữ “tín” là phẩm chất cao quý nhất của người kinh doanh, các
doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, trước hết hãy biết giữ chữ
“Tín”. Mặt khác, trong kinh doanh phải có đạo đức, phải có cái “Tâm” thì
mới gặt hái được thành công lâu dài, ổn định, thậm chí phải có đạo đức với cả
đối tác và đối thủ của mình…
- Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này đã đề cập đến việc
doanh nghiệp đã chia sẻ gánh nặng xã hội cùng nhà nước, xem đây là nghĩa vụ
của doanh nghiệp và cũng là điều kiện cho quá trình phát triển bền vững. Cuốn
sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của tác giả Michel Capron,
Françoise Quairel-Lanoizelée, do tập thể Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ dịch
sang tiếng Việt và Nhà xuất bản Tri thức ấn hành năm 2009. Trong tác phẩm
này, tập thể các tác giả đã giới thiệu những lối tiếp cận khác nhau về khái
niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, phân tích những tác động của
các thành phần có liên quan đối với doanh nghiệp, những diễn ngôn, những
hành động và các khuynh hướng hiện nay, làm sáng tỏ những mâu thuẫn và
các giới hạn của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mối tương quan
với các mục tiêu phát triển bền vững. Qua đó, tác phẩm cũng đề xuất một
cách nhìn mới về các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với xã hội, đồng
thời cũng gợi mở những góc độ tư duy hữu ích cả cho giới nghiên cứu lẫn
những người làm công tác thực tiễn (hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế,
nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ...)
- Thứ ba, các bài báo viết về đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ở nước ta hiện nay. Trong nhóm các nghiên cứu này phải kể đến các công


7
trình cụ thể sau: “Nhìn nhận của người dân về đạo đức kinh doanh của các
chủ doanh nghiệp tư nhân”. Tạp chí Tâm lý học - Số 5/ 2006. Đây là bài viết
ra đời đã lâu nhưng lại có nhiều ý nghĩa quan trọng. Tác giả đã xây dựng
thang đo đánh giá của người dân Hà Nội về đạo đức kinh doanh của các chủ
doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta.
Theo tác giả, các chủ doanh nghiệp tư nhân tuy có nhiều đóng góp trong giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nhưng không vì thế mà người dân
xoá nhòa, san bằng tất cả cái tốt và cái xấu trong hoạt động kinh doanh của
các chủ doanh nghiệp tư nhân. Trái lại, càng kỳ vọng bao nhiêu ở sự đóng góp

của các chủ doanh nghiệp tư nhân đối với cộng đồng, với xã hội người dân
càng có xu hướng nhìn nhận khắt khe hơn, yêu cầu cao hơn đối với họ. Bài
viết:“ Tìm hiểu trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt
Nam” của tác giả Phạm Văn Đức, đăng trên trang nghiên cứu Hàn Quốc,
tháng 5/ 2013. Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên những vấn đề lý luận về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bên cạnh đó là các vấn đề thực tiễn ở
nước ta hiện nay.
Ngoài ra, có thể kể đến các bài viết trên trang Thông tin pháp luật, các
bài viết như: “Vai trò doanh nghiệp trong thực hiện an sinh xã hội ở Việt
Nam hiện nay”, ra ngày 19/1/2010. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
Nhận thức và thực tế ở Việt Nam” của Trần Hồng Minh, ngày 1/5/2009…
Đáng chú ý là các bài đăng trên Tạp chí Triết học với một loạt bài viết
của nhiều tác giả liên quan đến chủ đề của đề tài. Trong đó, một số bài viết đã
giải quyết vấn đề từ phương diện triết học, chẳng hạn như, bài “Về vai trò của
đạo đức kinh doanh và việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện
nay” của tác giả Duy Huy, đăng trên Tạp chí Triết học, số 2, tháng 4 năm
2001, bài báo:“Xây dựng đạo đức kinh doanh - Cơ sở cho việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của Đỗ Thị Kim Hoa (Tạp chí Triết


8
học, số 10, tháng 10 năm 2009), bài “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Phúc. (Tạp
chí Triết học, số 7, tháng 10 năm 2001); bài “Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo
đức” của Nguyễn Trọng Chuẩn (Tạp chí Triết học, số 9, tháng 12 năm
2001)…
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn của mình, tác giả còn
tham khảo nhiều tài liệu có liên quan đến đạo đức kinh doanh như: các bài
viết của các nhà khoa học trong nước; các bài báo, các sách của nước ngoài đã

được công bố và dịch sang tiếng Việt, cùng những tài liệu có liên quan đến
chủ đề của đề tài.
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích các khía cạnh cụ thể khác
nhau với những nội dung rất phong phú và đa dạng ở mức độ nông sâu khác
nhau về vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Song, đạo
đức xã hội nói chung, đạo đức doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp nói riêng, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh sự biến
đổi của tồn tại xã hội, cũng luôn có sự biến đổi cùng với sự biến đổi của kinh
tế thị trường. Do đó, hệ thống hoá, phân tích thực trạng đạo đức và trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, đặc biệt làm rõ vai trò của
đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những phương
hướng và giải pháp nhằm nâng cao đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với xã hội hiện nay là một hướng mới mà người viết tiếp tục
nghiên cứu.


9
CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI
1.1. ĐẠO ĐỨC LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là sự phản ánh tồn tại
xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật, tôn
giáo, khoa học, nghệ thuật. Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng đạo đức thống
trị trong xã hội là tư tưởng đạo đức của giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế.
Giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế dựa vào bộ máy nhà nước để tuyên
truyền, giáo dục và thể chế hoá tư tưởng đạo đức của mình thành những
nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, biến nó trở thành thước đo đánh giá, điều

chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, phù hợp với lợi ích của nó.
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, các tư tưởng đạo đức
đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Ngay trong chế độ cộng sản nguyên thủy, ý
thức đạo đức đã được hình hình và phụ thuộc chặt chẽ vào những điều kiện
sống, điều kiện sinh hoạt vật chất. Trong xã hội nguyên thủy con người cùng
nhau hái lượm, xã hội không có sự phân chia giai cấp, không tranh lợi, không
có hiện tượng người bóc lột người… mọi nguyên tắc của xã hội được duy trì
bằng sức mạnh của phong tục, của dư luận xã hội, bằng uy tín và sự tôn kính
đối với người phụ nữ, người tộc trưởng. Trong giai đoạn lịch sử này chưa
xuất hiện các tư tưởng đạo đức. Đến thời kỳ lịch sử chiếm hữu nô lệ, khi có
sự phân chia giai cấp, bất công xã hội nảy sinh, các tư tưởng về đạo đức xuất
hiện trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói,
(moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường
xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là “Ethicos” nghĩa


10
là lề thói; tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là
nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người
và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường
phân biệt hai khái niệm, “moral” là đạo đức, còn “Ethicos” là đạo đức học.
Trong triết học Trung Quốc cổ đại, các học thuyết về đạo đức xuất phát
từ cách hiểu về đạo đức của họ. Theo người Trung Quốc thì “Đạo” là con
đường, phạm trù này về sau được sử dụng trong các tư tưởng triết học để chỉ
con đường của tự nhiên, chẳng hạn như khái niệm “Đạo” trong tư tưởng của
Lão Tử. Ngoài ra, đạo cũng còn được hiểu như là con đường sống của con
người trong tự nhiên và xã hội. Đối với phạm trù “Đức” dùng để chỉ đức
nhân, đức tính…đó là sự biểu hiện của “Đạo”, là đạo nghĩa, nguyên tắc của
luân lý. Khái niệm đạo đức được đề cập đầu tiên trong kinh văn của nhà Chu

và sau đó thì được người Trung Quốc sử dụng nhiều, theo họ đạo đức là
những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra và buộc con người phải
tuân theo. Trong các học thuyết triết học ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại, tư
tưởng về đạo đức xuất hiện rõ nhất trong học thuyết Nho giáo. Đạo làm người
được Khổng Tử đề cập khá nhiều, ông cho rằng xã hội loạn do con người
không làm đúng chức phận, không làm theo danh của mình. Ông xây dựng
học thuyết “Chính danh” nhằm đưa xã hội từ loạn thành trị. Bên cạnh đó,
Khổng Tử và các học trò của ông đã đề cập đến nhiều phạm trù đạo đức như:
Nhân, lễ, nghĩa, tín… Ngoài ra, tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo cũng đã đề cập
sâu sắc đến đạo và học thuyết “Vô vi”, Mặc Tử có học thuyết “Kiêm ái”…
Trong triết học phương Tây, vấn đề đạo đức được đề cập khá nhiều
trong triết học cổ đại, cận đại và hiện đại. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, các
nhà triết học thường đề cập các vấn đề liên quan đến đạo đức, và cho rằng các
vấn đề đó là đạo đức. Đối với Democritus thì đạo đức chính là con người có
cuộc sống vui vẻ. Ông nói rằng: “Cách sống tốt nhất của một con người là


11
làm thế nào để được vui vẻ càng nhiều càng tốt và đau khổ càng ít càng tốt”
[22, tr.93]. Socrates thì cho rằng, đạo đức là con người biết làm điều thiện.
Nhưng thế nào là thiện và làm sao biết đó là điều thiện? Socrates giải thích
rằng: con người thiện là một con người có tri thức, một con người biết tri thức
thì sẽ hiểu thế nào là thiện và sẽ hành động theo điều thiện. Và như thế, con
người chỉ cần hiểu biết đạo đức thì đủ để trở thành người có đạo đức. Socrates
đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định kiến duy lý, đã đồng nhất giữa lý
luận và thực tiễn khi xem xét vấn đề đạo đức. Triết học thời kỳ Hy Lạp sau
Socrates cũng có nhiều nhà triết học bàn về vấn đề đạo đức. Plato nghĩ rằng
đạo đức chính là hạnh phúc và công bằng. Trong tác phẩm “Cộng hòa”, Plato
nói rằng: đạo đức là nguyên nhân tất yếu dẫn đến hạnh phúc. Arittotle tin
rằng, tri thức đạo đức là những tri thức tổng quát. Người có đạo đức không

đơn giản rằng người ta hiểu được đạo đức là gì mà còn phải thực hành đạo
đức giỏi, phải trở thành người lương thiện. Thánh Augustine cho rằng: cái
thiện cao nhất chính là đạo đức, cái thiện cao nhất đó chính là tình yêu Thiên
chúa, là sự hạnh phúc nhất. Nhưng đối với Immanuel Kantơ để có giá trị đạo
đức thì chúng ta phải hành động vì bổn phận của chúng ta, tất nhiên đó không
phải vì một mục đích ích kỷ mà đó phải là một ý chí tốt, nó dựa trên các
nguyên tắc của ý chí chứ không phải vì kết quả. Chủ nghĩa vị lợi của John
Stuart Mill thì khẳng định: Sung sướng là một nguyên tắc của hạnh phúc
nhiều nhất. Ông chấp nhận nguyên tắc: “lợi ích hay hạnh phúc lớn nhất làm
nền tảng đạo đức là tín điều cho rằng các hành động là đúng nếu chúng đem
lại hạnh phúc, là sai nếu chúng đem lại điều đối nghịch với hạnh phúc”. [42,
tr.529] Lịch sử triết học trước Mác đã có nhiều quan niệm về đạo đức dưới
những góc nhìn xã hội khác nhau. Nhưng tựu chung đều hướng đến cái thiện,
cái tốt đẹp và đều cho rằng đó là đạo đức. Cuộc sống tốt đẹp, vui vẻ và làm
điều thiện chính là đạo đức. Nhưng xét cho đến cùng thì mọi học thuyết đạo


12
đức đã có từ trước cho đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội
trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Trong các xã hội có sự phân chia giai
cấp, tư tưởng đạo đức mang tính giai cấp, mỗi giai cấp có đạo đức riêng của
giai cấp mình, nó phản ánh các quan hệ thực tiễn làm cơ sở cho vị trí giai cấp
của mình. Ngày nay, đạo đức được hiểu và định nghĩa như sau:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện
bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư
luận xã hội. [21, tr.215]
Khi phân tích khái niệm về đạo đức cần chú ý các điểm sau:
Thứ nhất, đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp

những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá
khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của
các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độ
chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của
giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có. Trái lại,
giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy
mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình.
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng
có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng
xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng
chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh “những luật lệ đơn giản và cơ bản
của bất kì cộng đồng người nào”. Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến


13
những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều
lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dương cái
thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn... Ph.Ănghen từng nói
rằng, không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo
đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại. Quan hệ giữa
người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn. Ngay trong xã hội
nguyên thuỷ đã có những hình thức đơn giản của sự tương trợ và không còn
tục ăn thịt người. Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo
thù của thị tộc dần dần mất đi. Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng
của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức
phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức
tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách. Nhưng chúng ta vẫn chưa

vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Cho nên
“một nền đạo đức thực sự có tính chất nhân đạo phải đặt lên trên sự đối
lập giai cấp và lên trên mọi hồi ức về sự đối lập ấy. Nền đạo đức như
vậy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tiến tới một trình độ mà người
ta không những đã thắng được mà lại còn quên đi sự đối lập giai cấp
trong thực tiễn của cuộc sống”.[2, tr.156]
Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Thứ hai, đạo đức là một phương thức để điều chỉnh hành vi của con
người. Trong cuộc sống của mình, con người không ngừng sáng tạo ra các
phương thức để chế ngự và điều chỉnh hành vi của mình. Đó là tập quán,
phong tục, tôn giáo, pháp luật, đạo đức… Riêng với đạo đức, con người đã
tạo ra những khuôn phép chuẩn mực và các quy tắc đạo đức đã biểu hiện
thành khái niệm về điều thiện và điều ác, đúng và sai, vinh và nhục, chính
nghĩa và phi nghĩa…Trong bất kỳ thời đại nào con người cũng soi mình vào
các giá trị đó để được đánh giá. Trong quá trình tồn tại và phát triển, các khái


14
niệm của đạo đức thay chịu sự tác động của lịch sử và thay đổi trong từng thời
đại, từng dân tộc, nó biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Những
chuẩn mực đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của giai cấp nhất định đề ra
cho mỗi cá nhân. Nó bao gồm những quy tắc thể hiện mối quan hệ giữa con
người với quê hương đất nước, với giai cấp, nhà nước…và giữa con người với
nhau. Tất cả những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc đạo đức ấy được dư
luận xã hội, một giai cấp, một dân tộc thừa nhận. Nó cho phép con người
được làm những điều không trái với những giá trị đạo đức đã được công nhận
và ngăn cản thực hiện những hành vi được cho là phi nhân tính, phi nghĩa…
Xã hội sẽ trừng phạt tất cả những ai vi phạm bằng dư luận xã hội, bằng luật
pháp.
Thứ ba, đạo đức là một hệ thống các giá trị. Giá trị đạo đức, nhìn từ

góc độ cấu thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội, là một
hình thái của giá trị tinh thần, có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau với các
giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ, giá trị chính trị… Về bản chất, giá trị đạo
đức mang tính xã hội. Trong đời sống đạo đức từ cổ đại cho đến cận đại hay
hiện đại, dù ở phương Đông hay phương Tây thì vẫn có thể tìm thấy sự tương
đồng của những giá trị đạo đức cơ bản, như yêu lao động, trung thực, nhân
ái… Lợi ích xã hội là tiêu chuẩn khách quan của các giá trị đạo đức, và vì
vậy, chỉ khi nào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi
con người phù hợp với lợi ích xã hội, được dư luận đồng tình ủng hộ thì mới
có giá trị. Giá trị đạo đức nằm trong hoặc luôn gắn với những phẩm chất,
chuẩn mực cụ thể. Theo Phạm Văn Nhuận, “các giá trị của đạo đức được biểu
hiện tập trung trong hệ thống phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cơ bản dùng để
điều chỉnh thái độ, hành vi của con người mang ý nghĩa xã hội của nó”. [60]
Chúng ta không thể nói đến giá trị đạo đức mà lại tách rời các quan niệm,
chuẩn mực, phẩm chất đạo đức, không thể nhận thức giá trị đạo đức mà


15
không dựa trên cơ sở những quan niệm, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức cụ
thể.
1.1.2. Vai trò của đạo đức
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con
người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm
bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai
cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách
thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng,
từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa hiện nay. Kinh tế thị trường đã từng bước hình thành và phát triển,
đạo đức tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bên cạnh

vai trò to lớn của kinh tế, chính trị… thì đạo đức ngày càng giữ một vai quan
trọng đối với xã hội
Thứ nhất, đạo đức được xem là gốc rễ, là cội nguồn của mỗi con người.
Với thực trạng cuộc sống hiện nay, khi cơ chế thị trường với tác động của những
quy luật kinh tế khách quan, đặc biệt là quy luật cạnh tranh đã tạo ra những hiệu
ứng nhất định về xã hội – đạo đức. Ở đây hiệu quả kinh tế và lợi nhuận là mối
quan tâm đầu tiên của mỗi người. Do đó, người ta xem “thương trường là chiến
trường” tìm mọi cách sao cho làm ra nhiều tiền của. Trong cuộc chiến ấy có thể
người ta sẽ gạt bỏ mọi chuẩn mực đạo đức, chỉ tôn thờ một thứ duy nhất – đồng
tiền, gắn hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống với nó. Sự sùng bái đồng tiền có thể
trở thành một nguyên tắc xử thế và chuẩn mực hành vi của nhiều người, là
nguyên nhân của không ít hành vi trái đạo đức, thậm chí là vi phạm pháp luật.
Đạo đức sẽ giúp bài trừ phần nào lối sống thực dụng trên, xã hội phát triển và
vấn đề đạo đức trong xã hội cũng phát triển theo chiều hướng tích cực trong sự
phát triển ấy thì con người sẽ giàu tình thương hơn.


16
Thứ hai, đạo đức giúp con người đối xử với nhau theo đúng chuẩn mực
cần có. Chúng ta thấy qua các trang báo hoặc phóng sự trên tivi, YouTube
hàng ngày, hàng giờ những vấn đề đối nhân xử thế của con người luôn được
bàn cãi. Nếu như trong mỗi người có ý thức đầy đủ về việc cần làm, về những
hành vi ứng xử cần có thì sẽ không có các hiện tượng như câu chuyện xảy ra
ở Thẩm mỹ viện Cát Tường, một người bác sĩ thường được ví là “từ mẫu” lại
đặt lợi ích của bản thân hơn cả mạng sống của một con người [62] hoặc tình
trạng học sinh vô lễ với thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các em, không chỉ
cách ứng xử với thầy cô mà ngay với bạn bè cũng đang nổi cộm tình trạng
học sinh nữ cũng đánh nhau, đạo đức trong học đường hiện nay đang là tiếng
chuông cảnh báo vai trò của đạo đức trong học đường cần được xem trọng
hơn nữa. Xã hội sẽ tốt đẹp nếu con người chúng ta biết đối xử với nhau nhân

ái, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, loại bỏ những thói hư tật xấu, sự vô lễ trong
cách ăn nói, có sự lịch thiệp trong cách giao tiếp và đạo đức phải làm nhiệm
vụ ấy.
Thứ ba, đạo đức góp phần làm giàu tính người trong các quan hệ xã
hội. Trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, sự phát triển của đời sống xã hội,
khi mà đồng tiền điều khiển đời sống của con người, tình cảm con người
giành cho nhau ngày càng mờ nhạt, mọi thứ đều được đem ra cân, đo, đong
đếm ngay cả đến tình cảm thì cần phải làm sao tình cảm được đặt lên trên tất
cả. Chúng ta biết có rất nhiều chương trình từ thiện diễn ra, có rất nhiều nhà
hảo tâm sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn của bản thân để hỗ trợ cho các em học
sinh có hoàn cảnh khó khăn, gần đây nhất là chương trình “Điều ước thứ 7”
trên VTV3 - đài truyền hình Việt Nam cũng là nơi chắp cánh cho bao ước mơ,
gieo niềm tin vào cuộc sống cho con người nhiều hơn nữa, nhà báo Lại Văn
Sâm đã từng nói khi chương trình này được phát sóng:


17
“Chúng tôi chỉ muốn khơi lại sự nhân văn trong mỗi con người trong
một xã hội mà có vẻ như đồng tiền đang ngự trị ở mọi ngóc ngách. Tuy
nhiên, chúng tôi không kêu gọi lòng thương của ai, không xin ai, không
cho ai, chỉ đánh động lòng nhân ái trong mỗi con người”. [63]
Nếu không có lòng yêu thương thật sự thì không thể có được những
điều ý nghĩa như vậy.
Thứ tư, đạo đức giúp con người sống có trách nhiệm hơn với bản thân,
gia đình và xã hội. Đã là con người ai cũng mong muốn mình có một cuộc
sống tốt đẹp, ai cũng muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào sự phát
triển của gia đình, xã hội. Để mong muốn đó trở thành hiện thực thì họ sẽ có
trách nhiệm đối với chính bản thân mình, phải ra sức học tập, rèn luyện đạo
đức, tạo dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng. Khi đã có một nền
tảng tri thức thì sẵn sàng phục vụ, cống hiến cho xã hội. Ở Việt Nam, chúng

ta đang vấp phải một trở ngại vô cùng lớn trong quá trình phát triển đất nước
đó là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam có tiềm lực để phát triển
kinh tế nhưng nguồn nhân lực đang bị chảy máu chất xám sang các nước có
nguồn thu nhập cao hơn. Nếu như nhiều cá nhân có tài năng, như giáo sư
Nguyễn Văn Thuận, trường Đại học Konkuk – Hàn Quốc mong muốn trở về
nước xây dựng cơ sở khoa học trong nước, họ chấp nhận làm việc trong môi
trường còn thiếu thốn và nguồn thu nhập chưa cao. Mọi người Việt Nam đều
sẵn sàng hy sinh một phần nào đó lợi ích của mình để làm việc trong nước, họ
thấy được trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc thì chắc chắn trong tương lai
gần Việt Nam sẽ là một nước phát triển. Một thực trạng đang nổi cộm hiện
nay là tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang là vấn đề đáng lo ngại của toàn xã
hội. Hằng năm, một số lượng lớn sinh viên, thạc sĩ tốt nghiệp mà vẫn thất
nghiệp, sống phụ thuộc vào gia đình và tạo nên gánh nặng cho xã hội. Sẽ tốt
hơn nếu họ chấp nhận làm một người lao động có tay nghề, một công nhân


18
lành nghề để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân giảm đi gánh nặng cho gia
đình, cho xã hội. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân mỗi người
mà còn thể hiện trách nhiệm, tinh thần đạo đức với xã hội.
Thứ năm, đạo đức sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội về mọi
mặt. Con người sống trong cộng đồng xã hội nếu mong muốn xã hội ngày
càng văn minh, phát triển họ sẽ biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của
cá nhân. Xã hội cần những người thực sự có năng lực cống hiến nên những
người không có đủ trình độ và năng lực cần phải sẵn sàng nhường bước, học
tập và ủng hộ người có tài đức hơn mình làm những công việc quan trọng. Do
vậy, hiện nay trong việc tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức được thực
hiện công khai trên các kênh thông tin đại chúng, có sự giám sát chặt chẽ của
các cơ quan thanh tra. Đây chính là cơ hội để những người được đào tạo qua
trường lớp, có sự hiểu biết đảm nhận vào các công việc phù hợp, giảm tình

trạng “con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Tinh thần,
trách nhiệm của mỗi các nhân trong công việc là một yếu tố đạo đức cần thiết
trong xã hội.
Trên đây chưa phải đã phản ánh hết được vai trò của đạo đức đối với
con người và xã hội nhưng đã phần nào làm rõ tầm quan trọng của đạo đức
đối với cuộc sống. Hiện nay, đạo đức luôn được xem như một phạm trù mở
rộng và đạo đức kinh doanh được đề cập và nghiên cứu ngày càng nhiều, là
một phần trong nghiên cứu về triết học đạo đức.
1.1.3. Đạo đức kinh doanh
Từ phạm trù đạo đức vừa được trình bày ở trên, đạo đức kinh doanh chỉ bắt
đầu được nghiên cứu nghiêm túc và phát triển thành một môn khoa học, cả về lý
luận và thực hành vào nửa sau thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển
phương Tây.


19
Đạo đức trong kinh doanh là sự vận dụng, thực thi những giá trị, chuẩn
mực, khuôn mẫu, biểu tượng đạo đức của cộng đồng trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Về bản chất, đạo đức kinh doanh là đạo đức nghề nghiệp được thể
hiện trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể, đó là lĩnh vực kinh doanh.
Xét về mặt lịch sử, thuật ngữ “Đạo đức kinh doanh” mới chính thức được
gọi tên khoảng hơn 40 năm trở lại đây. Vào khoảng 1974, một nhà nghiên cứu đạo
đức kinh doanh rất nổi tiếng là Norman Bowie (sinh năm 1942), là giáo sư danh
dự tại Đại học Minnesota đã có những phát ngôn quan trọng trong các cuộc
tranh luận đang diễn ra về đạo đức kinh doanh, “trong các quan điểm của
mình ông đã chứng tỏ mình ủng hộ quan điểm của Kant về đạo đức” [50,
tr.34]. Tuy nhiên, sự hình thành những tư tưởng về đạo đức kinh doanh đã
xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, ở cả phương Đông và
phương Tây. Những tư tưởng về đạo đức kinh doanh đã tồn tại dưới dạng
những điều răn trong các bộ luật của các tôn giáo như: Thiên chúa giáo, Ấn

Độ giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo… và cho đến ngày nay những lời răn ấy vẫn
còn những tác dụng cụ thể.
Ngoài ra, tư tưởng đạo đức kinh doanh còn tồn tại dưới dạng triết lý ẩn
chứa trong nhiều tác phẩm triết học của các nhà triết học cổ đại. Plato được
biết đến thông qua những cuộc thảo luận về pháp luật của ông trong tác phẩm
“Cộng hòa” và Aristotle đã bàn luận thật rõ ràng những mối quan hệ kinh tế,
thương mại và mậu dịch dưới nhan đề “hộ gia đình” trong tác phẩm “Chính
trị luận”. Nhận định của Aristotle về mậu dịch, trao đổi, sở hữu, trưng thu,
tiền tệ và tài sản hầu như cũng còn ảnh hưởng đến ngày nay. Ông đưa ra
nhiều điều phán xét về sự tham lam và việc lạm dụng quá đáng sức lực con
người để theo đuổi sự giàu có. Ông cũng chỉ trích việc cho vay nặng lãi vì nó
liên quan đến lợi nhuận của bản thân tiền tệ hơn là từ quá trình trao đổi mà
trong đó đồng tiền chỉ là một phương tiện. Aristotle cũng đưa ra định nghĩa cơ


×