Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Đề cương kỹ năng thực hành pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.68 KB, 61 trang )

ĐỀ CƯƠNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT
5 chuyên đề:
-

Đạo đức nghề luật

-

Kỹ năng tiếp xúc khách hàng

-

Kỹ năng đàm phán tranh luận

-

Kỹ năng phân tích hồ sơ ( tập trung thi)

-

Kỹ năng viết bài bào chữa (tập trung thi)

THI:75 phút
Tài sản chung của vợ chồng trong quá trình ly hôn ( đem các tài liệu liên quan)


CHUYÊN ĐỀ 1. ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
I. NGHỀ LUẬT:
- Nhận diện nghề luật và cơ hội nghề nghiệp
- Các giai đoạn nghề nghiệp: Đặc điểm & những thách thức trong việc giữ
gìn giá trị nghề luật


II. NHẬN DIỆN ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI/ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP/
ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT. Ý NGHĨA
- Nhận diện khía cạnh đạo đức nghề luật qua hồ sơ sự việc:
● Ly hôn và quyền sử dụng phôi thai;
● Thừa kế di sản đối với con riêng của chồng;
● Tranh chấp nhà giữa giúp việc và con nuôi của chủ nhà;
● Chia tài sản khi ly hôn với chồng có con riêng;
- Luật sư và vụ việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con của người mẹ;
III. VAI TRỊ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG SỰ THÀNH CƠNG NGHỀ
LUẬT
IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ
CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa đạo đức nghề luật và tinh thần
thượng tôn pháp luật trong xã hội.
Đạo đức nghề luật là các nguyên tắc, chuẩn mực mang giá trị đạo đức
chính đáng nhằm điều chỉnh hành vi nghề nghiệp của những người
làm nghề luật. Cịn tinh thần thượng tơn pháp luật khi được diễn đạt
thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt, thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết”; và
nếu được diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học, thì là “sự nghiêm
minh của pháp luật”, hàm ý là tất cả mọi thành phần trong xã hội của một
quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc
gia, lãnh thổ đó. Một khi luật pháp đã được ban hành, thì tồn xã hội phải


lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành
phần, địa vị xã hội.
Chuẩn mực đạo đức nghề luật là nền tảng tinh thần để những người hành
nghề luật thực hiện các quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các
cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp khơng phải vì
họ hiểu các quy định của pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ các quy tắc

đạo đức. Ngược lại, nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực đạo đức
được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật, ví dụ như
trong Luật Luật sư có đề cập tới những nguyên tắc chung về đạo đức hành
nghề yêu cầu những người luật sư phải tuân theo với một tinh thần thượng
tôn pháp luật.
Như vậy, hai yếu tố trên có sự tác động qua lại lẫn nhau, người có đạo đức
nghề nghiệp sẽ có thái độ tơn trọng pháp luật và người có thái độ như vậy
trong ý thức, quan điểm sẽ có thể chi phối và điều khiển hành vi đạo đức của
mình.
Câu 2. Trình bày khái niệm đạo đức nghề luật và phân tích các
nguyên tắc chung trong đạo đức nghề luật.
-

Đạo đức nghề luật là các nguyên tắc, chuẩn mực mang giá trị đạo đức

chính đáng nhằm điều chỉnh hành vi nghề nghiệp, đề cao trách nhiệm khi
hành nghề và hướng đến chân thiện mỹ của những người làm nghề luật.
-

Các nguyên tắc chung trong đạo đức nghề luật: 5 quy tắc

+ Quy tắc 1: Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền: người hành nghề luật
phải trung thành với Tổ quốc, bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp
quyền theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam
+ Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan: Luật sư phải
độc lập, trung thực, tơn trọng sự thật khách quan, khơng vì lợi ích vật chất,
tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề
nghiệp.



+ Quy tắc 3: Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng: Bảo đảm chất lượng
dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng; tận tâm với công việc; trong khả
năng của mình, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng
+ Quy tắc 4: Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí: Trợ giúp pháp lý miễn phí
là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư; thực hiện trợ giúp pháp
lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng khác bằng sự tận tâm, vô tư
và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao
+ Quy tắc 5: Xứng đáng với sự tin cậy của xã hội: Phát huy truyền thống tốt
đẹp của nghề luật sư; nâng cao trình độ chun mơn; giữ gìn phẩm chất và
uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và
lối sống
Câu 3. Phân tích vai trị và sự cần thiết của chuẩn mực đạo đức nghề
luật.
-

Vai trò:

+ Là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của người
hành nghề luật.
+ Là khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp,
thanh danh của của mình, xứng đáng với sự tơn vinh của xã hội.
-

Sự cần thiết: 4 khía cạnh

+ Bảo vệ công lý, lẽ phải, công bằng, văn minh: Đạo đức nghề nghiệp là nền
tảng cơ bản của người hành nghề luật bởi có nền tảng này thì mới có ý thức
thượng tơn pháp luật, từ đó có tinh thần bảo vệ lẽ phải.
+ Ngăn chặn sự lợi dụng khe hở của pháp luật của những nhà pháp
lý chuyên nghiệp: Pháp luật là một công cụ hết sức quan trọng trong việc

quản lý một xã hội, vì vậy mà một số người đã lợi dụng sự hiểu biết pháp
luật của mình và những khe hở của pháp luật để thu về những lợi ích khơng
chính đáng. Vì vậy, để tránh tình trạng này đạo đức nghề luật như một nền
tảng để những người học luật loại bỏ tư duy như trên.


+ Bảo vệ khách hàng trong mối quan hệ với luật sư và giữa đương sự với các
cơ quan nhà nước: Khách hàng đa phần là những người khơng có sự am hiểu
tường tận về pháp luật để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
khi đối diện với đương sự hay cơ quan có thẩm quyền. Chuẩn mực đạo đức
nghề luật sẽ trang bị cho người hành nghề những quy tắc ứng xử phù hợp
với những đốtượng này.
+ Hoàn thiện con người theo hướng chân – thiện – mỹ.
Câu 4. Trình bày khái niệm đạo đức nghề luật sư và phân tích vai trị
quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề nghiệp luật sư.
-

Khái niệm: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là những quy

tắc xử sự được thể hiện dưới hình thức văn bản chứa đựng những quy phạm
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành để
điều chỉnh hành vi của các thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam trong
quan hệ với các chủ thể có liên quan khi hoạt động nghề nghiệp và trong
giao tiếp xã hội.
-

Vai trò quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề nghiệp luật sư:

+ Nghề luật sư là một nghề có truyền thống cao quý, gắn liền với số phận
pháp lý của con người. Thơng qua hoạt động của mình, luật sư thực hiện

chức năng xã hội cao cả: Bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ
của công dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền.
+ Đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa là nguồn, là gốc, là nền tảng cơ bản của
nghề luật sư. Khơng có đạo đức nghề nghiệp, nghề luật sư không thể tồn tại,
phát triển. Nếu không xuất phát từ nền tảng đạo đức này thì luật sư khó có
thể có ý thức tơn trọng và tuân thủ pháp luật khi hành nghề.
+ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư có giá trị là các chuẩn mực đạo đức
của giới luật sư, tạo cơ sở để luật sư tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
trong sinh hoạt và hành nghề; là thước đo giúp luật sư giữ gìn phẩm chất, uy
tín của mỗi cá nhân; từ đó khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kỹ


năng hành nghề, góp phần nâng cao uy tín nghề nghiệp của giới luật sư
trong xã hội.
Câu 5. Phân tích một ví dụ thực tiễn về xử lý vi phạm quy tắc đạo đức
luật sư trong hoạt động hành nghề luật sư.
Ví dụ: Hành vi hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc vi phạm quy tắc số
9 trong BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ
VIỆT NAM (Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách
hàng)
Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc được hiểu là hành vi của
Luật sư tự dự liệu được kết quả của một vụ việc nào đó trong tương lai và
chính thức cam đoan với khách hàng là sẽ làm đúng những điều đã dự định
trước đó. Quy tắc 9 Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của
Hội đồng luật sư toàn quốc quy định về những việc luật sư không được làm
trong quan hệ với khách hàng như sau: theo quy tắc 9.8 thì hứa hẹn, cam kết
bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện
thực hiện của luật sư là một trong những việc luật sư không được làm trong
quan hệ với khách hàng. Việc hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả là

một hành vi sai phạm có tính chất nghiêm trọng bởi: Thứ nhất, hành vi
này đã vi phạm những chuẩn mực, thước đo ứng xử và đạo đức nghề nghiệp
trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Thứ
hai, việc hứa hẹn cam kết bảo đảm vụ việc là hành vi đi ngược lại thực tế
khách quan do một vụ án có thể sẽ phải qua nhiều cấp xét xử. Luật sư hay
thậm chí cả thẩm phán cũng khơng có quyền quyết định bản án mà thẩm
quyền này thuộc về hội đồng xét xử.
Hành vi hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc là một hành vi bị cấm
trong thực tiễn hành nghề của Luật sư chính vì vậy nếu Luật sư thực hiện
hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ
sung năm 2012.


Khoản 1 Điều 85 Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 có
quy định về các hình thức xử lý kỷ luật đối với luật sư như sau: “1. Luật sư
vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội – nghề nghiệp
của luật sư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các
hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Tạm đình chỉ tư
cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng; d) Xóa
tên khỏi danh sách luật sư của Đồn luật sư”.


Chuyên đề 2. KỸ NĂNG THU THẬP THÔNG TIN, XÁC ĐỊNH VẤN
ĐỀ PHÁP LUẬT, XÂY DỰNG VÀQUẢN LÝ HỒ SƠ VỤ VIỆC
I. KỸ NĂNG THU THẬP THÔNG TIN
1.1: Thu thập thu tin:
Phải biết được thông tin nào là cần phải được thu thập. Có 4 loại thơng
tin:
- Thơng tin về khách hàng: tên họ, địa chỉ, điện thoại,.......

- Thông tin về nội dung vụ việc: sự thật khách quan
- Thông tin về tính trạng vụ việc tính chất/ mức độ tranh chấp., các nơi đã
liên hệ
- Thông tin về yêu cầu khách hàng.
1.2: Các bước thu thập thông tin:
Bước 1: Chuẩn bị tâm thế, trang phục, thiết bị
Bước 2: Gặp gỡ, chào hỏi ban đầu (phá băng)
Bước 3: Thu thập thơng tin về khách hàng, hồn thiện biểu mẫu theo quy
định và camkết bảo mật thông tin, yêu cầu trung thực khi cung cấp thông tin
Bước 4: Lắng nghe câu chuyện của khách hàng. Nghe chủ động, cắt lời khéo
léo khi cầnthiết, ghi chép và tóm lại câu chuyện sau khi khách hàng cung
cấp xong.
Bước 5: Xác định yêu cầu/ nguyện vọng của khách hàng trong câu chuyện.
Cần khẳngđịnh lại yêu cầu của khách hàng
Bước 6: Xác định các vấn đề pháp lý từ câu chuyện của khách hàng; thu
thập thêmthông tin cần thiết để giải quyết vụ việc.
II. KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ PHÁP LÝ:
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ =CÂU HỎI PHÁP LÝ =VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN
TRANHLUẬN= CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT


Vấn đề pháp lý- Vấn đề có liên quan đến một/nhiều quy định cụ thể của
pháp luật xuấtphát từ một sự kiện nhất định trong một vụ việc.
1. SỰ KIỆN PHÁP LÝ MẤU CHỐT
❖Giản lược tối đa các tình tiết phụ
❖ Trong nhiều sự kiện chính có 1 sự kiện mấu chốt - có tác động quan
trọng nhất đếntồn bộ vụ việc
❖Sự kiện mấu chốt có thể ĐÃ XẢY RA hoặc CHƯA XẢY RA (trường hợp
nhờ tưvấn)
2. CÂU HỎI PHÁP LÝ MẤU CHỐT

❖Là câu hỏi người hành nghề luật sư tự hỏi bản thân hoặc tự tranh luận với
nhau.
❖Là câu hỏi mang tính định hướng để làm sáng tỏ vấn đề
❖Từ câu hỏi mấu chốt =>đặt ra hàng loạt câu hỏi cần thiết với người cung
cấp thôngtin để làm rõ các tình tiết, các dấu hiệu trong vụ việc
TÌNH HUỐNG:
Trần Văn T là nhân viên công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số fpt.
Từ ngày 01/11/2015, Trần Văn T được cử đến cửa hàng fpt shop số
513thuộc thôn b, xã h, huyện t, tỉnh t với nhiệm vụ quản lý toàn bộhoạt động
kinh doanh truyền thống của cửa hàng và quản lýnhân viên dưới quyền như
phân ca, duyệt công. trần văn t phảichịu trách nhiệm trước giám sát kinh
doanh khu vực và giám đốcvùng về hoạt động kinh doanh của cửa hàng. do
bị yêu cầu phảitháo dỡ biển quảng cáo nên anh t có thuê anh vũ ngocj l
thựchiện cơng việc này. trong q trình làm việc, anh L bị tai nạn dẫnđến
thương tật nên có khởi kiện ra tịa án u cầu cơng ty FPTbởithường.
Cơng ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT cho rằng: Anh Trần Văn T thuê anh
vũ ngọc l không phải thực hiện nhiệm vụ do cơngty giao, vì vậy cơng ty cổ
phần fpt khơng có trách nhiệm bồi thường cho anh Vũ Ngọc L


Kết luận của tòa án: theo điều 609 bộ luật dân sự 2005. điểm e khoản 2 điều
23 nghị quyết 326/2016/UTVQH14. Buộc công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số
fpt bồi thường cho anh vũ ngọc L 153.800.387đ, đã bồi thường
110.000.000đ, còn phải bồi thường tiếp 43.800.387đ.
Bài làm: Lựa chọn 1 trong 2 góc nhìn
 Góc nhìn 1: vấn đề pháp lý là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể là
người của phápnhân. vậy “cái này” có phải nhiệm vụ cơng ty giao hay
khơng?
 Góc nhìn 2: vấn đề về lao động, xác định ơng l có phải người lao động
không?

III. KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ VỤ VIỆC: 3.1 KỸ
NĂNG XÂY DỰNG
1. Ghi nhận thông tin, viết bản mô tả vụ việc
- Ghi nhận thông tin - chọn lọc, tập trung vào những dữ kiện thật sự có liên
quan
- Ghi nhận thơng tin- chỉ ghi những cụm từ mấu chốt
- Viết bản mô tả vụ việc: 3 phần (câu cữ đầy đủ)
1. Sự kiện xảy ra
2. Vấn đề pháp lý cần giải quyết
3. Thống kê những văn bản, tài liệu đã được cung cấp và sẽ cần được cung
cấp
3.2 QUẢN LÝ HỒ SƠ
 Quản lý hồ sơ
 Hồ sơ - giấy/điện tử
 Tầm quan trọng của quản lý hồ sơ tốt?
 Những loại tài liệu lưu trữ trong hồ sơ:
(1) Tài liệu ghi nhận vụ việc


(2) Tài liệu liên quan
(3) Thư từ của người hành nghề luật với người cung cấp thông tin(4) Phiếu
ghi nhớ
 Lưu trữ hồ sơ ở đâu?
❖Đảm bảo tính ưu tiên và bảo mật (ai được tiếp cận)
❖Bìa kẹp hồ sơ?
❖Sắp xếp ngăn nắp
TÌM KIẾM TÀI LIỆU
- đơn khởi kiện
- giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn khởi kiện
- giấy tờ, tài liệu của bị đơn

- giấy tờ, tài liệu khác
Vấn đề cần phải chứng minh:
Biết được pháp luật nội dung. Đối với vấn đề đó được Tịa án thụ lý thì
cần đến nhữngchứng cứ gì.
Ví dụ: A muốn kiện B chia thừa kế là một căn nhà do ba mẹ để lại có trị giá
10 tỷđồng. A muốn chia đơi di sản thừa kế.
=> Xác định các tài liệu cần thu thập để chứng minh yêu cầu của A?
Chết hay chưa? =>giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố
Tư cách thừa kế?=> giấy khai sinh
Di sản? =>giấy chứng nhậnsố lượng đồng thừa kế?
Nhân thân => cccd, sổ hộ khẩu
Di chúc. Xem di chúc có hợp pháp hay khơng?


Hợp pháp thì: chia theo di chúc
Khơng hợp pháp: chia theo pháp luật
Tài liệu cần thu thập:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
Giấy khai sinh của A và B => chứng nhận quan hệ cha con
Giấy chứng tử của ba mẹ A và B
Giấy chứng tử của ông bà nội A và B
Quan hệ huyết thống của ba mẹ A và B (trường hợp được hưởng di sản theo
quy định pháp luật)
NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HỒ SƠ
Mục đích
- Xác định quan hệ pháp luật
- Xác định chứng cứ
- Xác định những vấn đề khác
- Xây dựng phương án bảo vệ
Kỹ năng chung

1. Nghiên cứu toàn diện hồ sơ
● đọc lướt toàn bộ hồ sơ
● ghi chép các sự kiện chính theo trình tự thời gian, hoặc theo nội dung vụ
việc hoặc
theo sự kiện
● sắp xếp và nghiên cứu các chứng cứ
● suy nghĩ về giải pháp giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho khách hàng
2. Nghiên cứu hồ sơ do nguyên đơn cung cấp:


● Nghiên cứu đơn khởi kiện.
● Nghiên cứu toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
● Nghiên cứu các yêu cầu của nguyên đơn.
● Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp
=> Phát hiện những mâu thuẫn, thiếu sót, định hướng thu thập thêm chứng
cứ để bảo vệ khách hàng, đưa ra yêu cầu phản tố hoặc thay đổi yêu cầu phản
tố (nếu bảo vệ bị đơn).
3. Nghiên cứu hồ sơ do bị đơn cung cấp:
● Nghiên cứu yêu cầu phản tố.
● Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do bị đơn cung cấp.
Phát hiện những điểm mâu thuẫn, định hướng thu thập thêm chứng cứ để
bảo vệ khách hàng, đề xuất khách hàng thay đổi yêu cầu khởi kiện (nếu bảo
vệ nguyên đơn)
4. Nghiên cứu tập hồ sơ tố tụng của toà án:
● Nghiên cứu các văn bản tố tụng.
● Nghiên cứu các biên bản ghi lời khai. Các chứng cứ, tài liệu do tòa án thu
thập. .
● Các kết luận thẩm định...
=> Lưu ý các thủ tục về tố tụng,
**** Yêu cầu:

Xác định các yêu cầu của đương sự trong hồ sơ đó. Dựa trên những u
cầu đó thì cần những tài liệu chứng cứ nào cần thu thập để chứng minh cho
đương sự, Cái nào mình cần thu thập, cái nào đương sự tự tìm, cái nào mình
nhờ sự hỗ trợ của TA.
LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ


I. Thu thập tài liệu
- Hồ sơ vụ án hình sự
● tổng hợp các văn bản, tài liệu được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập
hoặc lập ra trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hs.
● được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
● phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài.
- Các tài liệu khác do luật sư thu thập
● các loại tài liệu có thể làm rõ tình tiết của vụ án
● các loại tài liệu, chứng cứ, đồ vật, tình tiết liên quan có lợi cho thân chủ
II. Sắp xếp tài liệu
- Theo thời gian
● lấy thời gian thu thập làm căn cứ để sắp xếp theo thứ tự thu thập
● tài liệu thu thập trước để ở trên, tài liệu mới thu thập để ở dưới
- Theo nhóm tài liệu
● tài liệu kết quả điều tra
● tài liệu kết thúc điều tra
● tài liệu giai đoạn truy tố
● tài liệu giai đoạn xét xử
● các tài liệu khác
III. Nghiên cứu và phân tích hồ sơ
- Mục đích
● nắm diễn biến hành vi phạm tội: hiểu bản chất vụ án



● xác định sự thật khách quan của vụ án: việc điều tra, truy tố có đúng pháp
luật hay khơng? việc thu thập chứng cứ đúng thủ tục tố tụng hay khơng?
● tìm những tình tiết, chứng cứ có lợi cho thân chủ: triệt tiêu chứng cứ bất
lợi do việc thu thập vi phạm tố tụng, phát hiện tài liệu, chứng cứ có lợi cho
thân chủ.
- u cầu:
● tồn diện
● đầy đủ
● theo thứ tự hợp lý

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 6. Theo anh/chị, để chuẩn bị cho buổi làm việc đầu tiên với khách
hàng thì những thơng tin ban đầu như: Giới tính, độ tuổi, cơng việc, nơi
cư trú sinh sống làm việc...của khách hàng có cần thiết khơng? Vì sao?
Để chuẩn bị cho buổi làm việc đầu tiên của khách hàng thì những thơng
tin ban đầu như giới tính, độ tuổi, công việc, nơi cư trú của khách hàng là rất
cần thiết đặc biệt là cho giai đoạn phá băng và thuận tiện cho những thủ tục
pháp lý nếu cần thiết về sau.
Những thông tin cá nhân ban đầu của thân chủ giúp luật sư chuẩn bị được
tâm thái tốt nhất để gặp khách hàng và dự đoán được những vấn đề cũng như
đưa ra được các giải pháp pháp lý phù hợp với hồn cảnh và tình huống của
khách hàng.
Câu 7. Theo hiểu biết của anh/chị thì hiệu quả tiếp xúc khách hàng phụ
thuộc vào những yếu tố cơ bản nào? Giải thích ngắn gọn?
Theo em, hiệu quả tiếp xúc khách hàng phụ thuộc vào những yếu tố cơ
bản sau:


 Kinh nghiệm của luật sư: Kinh nghiệm luật sư là một điều rất quan trọng

trong giai đoạn phá băng, xử lý tình huống, dẫn dắt câu chuyện giúp khách
hàng cung cấp thông tin ngắn gọn, đầy đủ, trực tiếp và tập trung vào những
nội dung quan trọng.
 Sự chuẩn bị kĩ càng của luật sư: Chuẩn bị tâm thế, trang phục, thiết bị; Luật
sư cần có cách ứng xử, thái độ phù hợp; thu thập trước các thông tin về
khách hàng để có sự chuẩn bị tốt nhất phù hợp với từng đối tượng (đối với
người nước ngoài, người khuyết tật...).


Kỹ năng của luật sư:

 Kỹ năng thu thập thông tin: tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, lắng nghe ý
kiến, nội dung sự việc của khách hàng, có khả năng dẫn dắt và cắt câu
chuyện hợp lý, thu thập được những thông tin quan trọng phục vụ cho việc
giải quyết các vấn đề và yêu cầu của khách hàng, Xác định nguồn / tài liệu,
chứng cứ cần thu thập.
 Kỹ năng xác định vấn đề pháp lý: xác định các VẤN ĐỀ PHÁP LÝ từ đó
đặt ra các CÂU HỎI PHÁP LÝ đặc biệt là câu hỏi pháp lý mấu chốt và làm
rõ các VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN TRANH LUẬN. Trả lời được các vấn
đề tranh luận và các câu hỏi pháp lý Luật sư sẽ tìm ra được cách giải quyết
vấn đề và luật điều chỉnh.
 Kỹ năng tư vấn: Sau khi tìm được giải pháp luật sư cần hướng dẫn và tư vấn
cho khách hàng những tài liệu cần thiết và quy trình pháp lý một cách đơn
giản và dễ hiểu nhất để giải quyết
Câu 8. Theo anh/chị, luật sư hay người tư vấn pháp lý có được quyền
"lựa chọn" khách hàng khơng? Cho ví dụ và phân tích?
Theo em luật sư khơng có quyền lựa chọn khách hàng của mình. Khách
hàng là người tìm đến luật sư để được tư vấn về các vấn đề pháp lý và trách
nhiệm của luật sư là phải giúp khách hàng của mình dựa trên kiến thức và
tinh thần thượng tơn pháp luật. Mọi người đều có quyền bình đẳng và

được bảo vệ bằng pháp luật như nhau. Vì vậy Luật sư khơng được phân biệt
và lựa chọn khách hàng. VD: Luật sư không được lựa chọn khách hàng dựa


trên sự phân biệt giàu nghèo. Luật sư chỉ hỗ trợ cho những khách hàng
giàu, có tiềm năng mà khơng hỗ trợ cho người nghèo. Hay trong
những vụ án hình sự với những tội danh nghiêm trọng như “giết
người”, luật sư không thể từ chối bào chữa cho bị cáo với lý do bị cáo
phạm tội giết người và không đáng được hỗ trợ pháp lý. Vì theo Hiến pháp
2013 mọi người chỉ được xem là có tội khi bị kết án bởi một bản án của tòa
án và nguyên tắc mọi người đều có quyền tự do, bình đẳng và được bảo vệ
bằng pháp luật. Họ tìm đến luật sư để nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng mà họ xứng đáng được hưởng bằng pháp luật là nhu cầu chính
đáng và bình đẳng. Việc từ chối bào chữa cho một bị cáo chưa bị kết án và
để tránh làm mất uy tín của luật sư là một hành vi thiếu trách nhiệm và đạo
đức của luật sư.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu việc tiếp nhận vụ việc của khách
hàng không phải là chuyên mơn của luật sư hoặc có thể ảnh hưởng
quyền lợi của các khách hàng khác, dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi tốt
nhất cho khách hàng, luật sư có quyền từ chối. Luật sư phải lựa chọn cho
mình vụ việc mà trong đó Luật sư đưa ra được những lời bào chữa vơ tư cho
khách hàng của mình, cũng có nghĩa là luật sư khơng được nhận việc nếu có
xung đột hoặc có nguy cơ xung đột về quyền lợi với các khách hàng khác.
Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu yêu cầu của khách
hàng khơng có căn cứ. Nếu u cầu của khách hàng vi phạm pháp luật, trái
đạo đức xã hội hoặc nếu thực hiện việc đó dẫn đến việc Luật sư vi phạm
pháp luật hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thì Luật sư phải từ chối
thực hiện yêu cầu của khách hàng.
Câu 9. Theo hiểu biết của anh/chị thì khi trao đổi về sự vụ của khách
hàng, điều gì từ người luật sư, người tư vấn pháp lý sẽ khiến khách

hàng cung cấp thơng tin chính xác, không quanh co... giúp luật sư,
người tư vấn pháp lý nhanh chóng hơn trong việc nhận định và đưa ra
giải pháp tốt nhất cho khách hàng?


Đó là kỹ năng dẫn dắt câu chuyện và đặt câu hỏi của người hành nghề
luật Để có một buổi tư vấn và thu thập thông tin hiệu quả, Luật sư cần phán
đoán loại việc khách hàng yêu cầu, từ đó đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sự
trình bày của khách hàng ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm. Nghe chủ
động, cắt lời khéo léo khi cần thiết, ghi chép và tóm lại câu chuyện sau khi
khách hàng cung cấp xong.
Có kỹ năng cắt lời khi cần thiết để khách hàng không bị sa đà vào kể



chuyện mà tập trung được vào những vấn đề quan trọng.
Có kỹ năng đặt câu hỏi: Đặt những câu hỏi pháp lý để tìm được vấn



đề trọng tâm
 Dùng câu hỏi mở để mở rộng trường thông tin để mở rộng thông tin để giải
quyết.
 Dùng câu hỏi đóng trong trường hợp xác nhận lại tình tiết, thơng tin của vụ
việc.
Sau đó từ những thông tin thu thập được tập trung để chắt lọc những sự kiện
pháp lý để tiến tới xác định vấn đề pháp lý mấu chốt, xác định câu hỏi pháp
lý mấu chốt và tìm được các giải pháp để giải quyết cho câu hỏi đó và đưa ra
những giải pháp tốt nhất khách hàng.
Câu 10. Anh/ chị trong vai trị là người tư vấn sự vụ sẽ nói gì trước

những khách hàng tỏ ra khơng bình tĩnh (khóc lóc, gào thét nói liên
hồi...)?
Trước những khách hàng tỏ ra khơng bình tĩnh, Trước tiên cần an ủi, cắt
lời khách hàng và dẫn dắt câu chuyện sang những vấn đề khác tránh để
khách hàng thể hiện cảm xúc cá nhân ảnh hưởng quá nhiều đến tính khách
quan của sự việc.
Nếu khách hàng chưa bình tĩnh lại được em sẽ cho khách hàng khoảng
không gian riêng từ 10 đến 15 phút để ổn định lại cảm xúc.


Sau khi khách hàng bình tĩnh, ổn định cảm xúc, em sẽ chủ động dẫn dắt
câu chuyện bằng câu hỏi xác định những vấn đề quan trọng, tránh nói đến
những vấn đề khiến khách hàng mất bình tĩnh trước đó nếu không cần thiết,
trong trường cần khai thác vấn đề đó sẽ chủ động đặt các câu hỏi đóng để
khách hàng xác nhận lại tình tiết, tránh đặt những câu hỏi mở để khách hàng
phải nói về vấn đề đó quá nhiều gây mất bình tĩnh.
Câu 11. Theo hiểu biết của anh/chị, có cần thiết phải lưu trữ hồ sơ
khách hàng một cách khoa học không? Cụ thể như thế nào? Ý nghĩa
của việc sắp xếp hồ sơ khoa học?
Việc lưu trữ hồ sơ khách hàng một cách khoa học là vơ cùng cần
thiết. Khi đã có thơng tin từ người cung cấp thơng tin cũng như khó giải
quyết cụ thể một hồ sơ vụ việc. Ta sẽ thu thập được rất nhiều văn bản khác
nhau liên quan đến hồ sơ vụ việc đó. Vì vậy, ta cần ghi nhận thơng tin và
viết bản mơ tả vụ việc để có thể mang tính chất hệ thống và nắm bắt được
những loại văn bản mà ta đã sưu tập được, văn bản mà ta đã hình thành để
giải quyết hồ sơ vụ việc. Sau đó ta cịn cần có các kĩ năng để quản lý các hồ
sơ vụ việc đó.
Cụ thể như sau
- Về việc Ghi nhận và viết văn bản mô tả:
+ Ghi nhận thông tin – chọn lọc, tập trung vào những dữ kiện thật sự có liên

quan
+ Ghi nhận thông tin – chỉ ghi những cụm từ mấu chốt
+ Viết bản mô tả vụ việc: sắp xếp và chia thành 3 phần (câu chữ đầy đủ)
(1) Sự kiện xảy ra
(2) Vấn đề pháp lý cần giải quyết
(3) Thống kê những văn bản, tài liệu đã được cung cấp và sẽ cần được cung
cấp


- Về việc Quản lý hồ sơ vụ việc:
Nếu không thực hiện cơng tác này, ta sẽ gặp tình trạng rơi mất hồ sơ
hoặc mất hồ sơ của khách hàng. Những trường hợp liên quan đến chứng cứ
của vụ việc hoặc những giấy tờ khơng thể thay thế có thể ảnh hưởng đến quá
trình giải quyết vụ việc. Ngày nay, ta có hồ sơ bản giấy và điện tử. Khi lập
hồ sơ, lưu ý mô tả đâu là hồ sơ bản giấy và đâu là hồ sơ bản điện tử để nắm
bắt một cách tổng thể. Từ đó có thể trích dẫn và tìm tài liệu một cách cụ thể
và dễ dàng. Các tài liệu có thể lưu trữ trong hồ sơ:
(1) Tài liệu ghi nhận vụ việc
(2) Tài liệu liên quan
(3) Thư từ của người hành nghề luật với người cung cấp thông tin
(4) Phiếu ghi nhớ: nắm bắt những thông tin trao đổi bởi những người hành
nghề luật với nhau, giữa những cơ quan chức năng, thông tin của người cung
cấp thông tin.
- Về việc Lưu trữ hồ sơ
Để đảm bảo tính ưu tiên và bảo mật, ta cần có những quy định rõ ràng
xem ai là người phụ trách hồ sơ vụ việc, ai là người quản lý và sắp đặt hồ sơ
vụ việc. Có những hệ thống để đảm bảo và phân chia tính ưu tiên, tính bảo
mật và đối tượng được tiếp cận với từng bộ hồ sơ vụ việc.
*Ý nghĩa
Phải cần có sự sắp xếp một cách hợp lý để có thể tiếp cận, tìm kiếm, sử

dụng hồ sơ vụ việc một cách dễ dàng nhất. Giúp cho chúng ta thực hiện quá
trình lưu trữ hồ sơ một cách khoa học và có hiệu quả.
Câu 12. Anh (chị) hãy xác định các nội dung cần lưu ý khi nghiên cứu
hồ sơ với tư cách là luật sư bên bị đơn trong vụ án dân sự?
- Nghiên cứu đơn khởi kiện.



×