Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa gia đình đến kỹ năng giao tiếp của giới trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.24 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Thương mại – Du lịch
-----------------

TIỂU LUẬN NHĨM NĂM HỌC 2022-2023
MƠN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA GIA
ĐÌNH TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CỦA GIỚI TRẺ TRONG XÃ HỘI HIỆN
ĐẠI NGÀY NAY.
Giảng viên hướng dẫn: ……………………..

TP HCM, THÁNG 10 NĂM 2022


DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
THÀNH VIÊN THEO NHÓM:

i


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn chủ đề Tiểu luận................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong xã hội hiện đại. ...... 1
1.2. Tìm hiểu tầm quan trọng của văn hóa gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển kỹ năng giao tiếp của giới trẻ.............................................................. 1
1.3. Đánh giá khái quát thực trạng sự ảnh hưởng của văn hóa gia đình đến kỹ năng
giao tiếp của giới trẻ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 2


3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
PHẦN II: NỘI DUNG TIỂU LUẬN .......................................................................... 2
1. Cơ sở lý luận của văn hóa gia đình tới sự hình thành và phát triển các kỹ năng
giao tiếp của giới trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay. ................................................. 2
1.1. Các khái niệm cơ bản:....................................................................................... 2
1.1.1. Giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp là gì? .................................................... 2
1.1.2. Gia đình là gì? ............................................................................................. 3
1.1.3. Văn hóa là gì? ............................................................................................. 3
1.1.4. Văn hóa gia đình là gì? ............................................................................... 3
1.1.5. Giới trẻ là gì? .............................................................................................. 3
1.2. Biểu hiện của một gia đình có văn hóa ............................................................. 4
1.3. Tầm quan trọng của gia đình văn hóa đối với giới trẻ hiện nay ....................... 4
1.4. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản ....................................................................... 5
1.4.1. Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp ............................................... 5
1.4.2. Kỹ năng lắng nghe ...................................................................................... 6
1.4.3. Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi ........................................................ 6
1.4.4. Các kỹ năng xã giao thông thường ............................................................. 7
2. Thực trạng ảnh hưởng văn hóa gia đình đến sự hình thành và phát triển các kỹ
năng giao tiếp của giới trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay. ........................................ 7
2.1. Đánh giá về nhận thức của giới trẻ về tầm quan trọng của văn hóa gia đình tới
sự phát triển kỹ năng giao tiếp ................................................................................. 8
ii


2.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của văn hóa gia đình tới sự phát triển kỹ năng
giao tiếp trong giới trẻ hiện nay. .............................................................................. 8
2.3. Mức độ các biểu hiện của một gia đình văn hóa ảnh hưởng tới sự phát triển
kỹ năng giao tiếp của giới trẻ ................................................................................... 9
2.4. Kỹ năng giao tiếp được chi phối nhiều nhất bởi văn hóa gia đình ................. 10
3. Ngun nhân của thực trạng nêu trên ................................................................... 11

3.1. Loại hình gia đình ........................................................................................... 11
3.2. Xã hội .............................................................................................................. 12
3.3. Giới trẻ ............................................................................................................ 13
4. Biện pháp nâng cao giá trị của một gia đình văn hóa để phát triển kỹ năng giao
tiếp cho giới trẻ hiện nay ........................................................................................... 13
4.1. Bản thân giới trẻ cần: ...................................................................................... 13
4.2. Gia đình cần: ................................................................................................... 14
4.3. Xã hội cần: ...................................................................................................... 14
PHẦN III: KẾT LUẬN ............................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 16
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 17

iii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chủ đề Tiểu luận
1.1. Sự cần thiết, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong xã hội hiện đại
Mỗi người sinh ra đều có sự giao tiếp với nhau. Sự giao tiếp này được hình thành
từ lúc chúng ta cịn trong bụng mẹ và tiếp nối đến lúc chúng ta chết đi. Điều này đồng
nghĩa với việc kỹ năng trong giao tiếp vô cùng cần thiết cho sự phát triển của mỗi người.
Hãy thử tưởng tượng một người không giao tiếp với người khác thì người đó khơng thể
phát triển được, đồng thời người đó khơng thể xác định những nhu cầu, mong muốn
của cá nhân. Để làm được này mỗi người điều này mỗi người cần phải trau dồi kỹ năng
giao tiếp của mình để đạt được những nhu cầu mong muốn trong cuộc sống. Điều này
cũng có nghĩa kỹ năng giao tiếp là một trong kỹ năng cần phải có của mỗi con người.
1.2. Tìm hiểu tầm quan trọng của văn hóa gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển kỹ năng giao tiếp của giới trẻ
Gia đình là cái nôi cho mọi sự phát triển của con người, là trường học đầu tiên
hình thành, phát triển nhân cách con người. Gia đình khơng chỉ là tổ ấm của mỗi người,

mà còn là nơi mỗi người bắt đầu học những bài học đầu tiên về các kỹ năng sống, trong
đó có kỹ năng giao tiếp. Có thể thấy, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng
quan trọng giúp mọi người có thể hịa nhập và phát triển trong xã hội. Bởi vậy gia đình
có sự ảnh hưởng vơ cùng quan trọng trong sự hình thành kỹ năng giao tiếp của mỗi
người.
1.3. Đánh giá khái quát thực trạng sự ảnh hưởng của văn hóa gia đình đến kỹ
năng giao tiếp của giới trẻ
Chúng ta đang sống trong một xã hội hội nhập và phát triển, ln có những cuộc
giao tiếp lớn hơn bên ngồi gia đình. Cho nên, chúng ta luôn phải linh động trong mọi
cuộc giao tiếp, đặc biệt là các cuộc giao tiếp nằm ngoài các mối quan hệ gia đình. Nhưng
phần lớn các cuộc giao tiếp còn mang nhiều màu sắc của sự ảnh hưởng văn hóa gia
1


đình. Các sự ảnh hưởng này mang cả tính tích cực lẫn tiêu cực cho các cuộc giao tiếp.
Điều này đặt ra cho mọi người phải tự trau dồi những kỹ năng giao tiếp để vừa tiếp thu
văn hóa gia đình, vừa khơng ảnh hưởng đến q trình giao tiếp.
2. Mục đích nghiên cứu
Tập trung tìm hiểu về thực trạng tác động của văn hóa gia đình vào kỹ năng giao
tiếp của giới trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay và đưa ra những giải pháp để khắc phục,
phát triển kỹ năng giao tiếp trong xã hội hiện đại ngày nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc sách, tài liệu, giáo trình
- Điều tra
- Trị chuyện, trao đổi
- Quan sát
PHẦN II: NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1. Cơ sở lý luận của văn hóa gia đình tới sự hình thành và phát triển các kỹ năng
giao tiếp của giới trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay
1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp là gì?
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người
mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các q trình thơng tin, hiểu
biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh nghiệm về
giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngơn ngữ vào trong những hồn cảnh khác
nhau của q trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

2


1.1.2. Gia đình là gì?
Gia đình là “tế bào của xã hội”, “là hạt nhân xã hội”, “là cái nôi thân u ni
dưỡng suốt cả đời người”. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan
hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dạy con cái, giữa họ có nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh
theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình.
1.1.3. Văn hóa là gì?
Văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng
cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội của mỗi con người.
1.1.4. Văn hóa gia đình là gì?
Văn hóa gia đình, hay cịn gọi là truyền thống gia đình, là tổng hợp các thái độ,
quan niệm, lý tưởng và môi trường xã hội mà một cá nhân thừa hưởng, kế tục từ cha
mẹ và ông bà tổ tiên.
1.1.5. Giới trẻ là gì?
“Giới trẻ” khơng phải là một cụm từ mới, xa lạ. Tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên
cứu, có thể đưa ra các định nghĩa khác nhau về giới trẻ.
Về mặt sinh học: Giới trẻ là những người trong độ tuổi trẻ hơn, từ thanh thiếu
niên (dưới 15) đến tuổi bầu cử (trên 18). Tuổi trẻ là một cộng đồng của những người
trẻ tuổi.

Về mặt văn hóa - xã hội: Giới trẻ là những người khơng còn ngây thơ về ý thức,
chưa trưởng thành thành người lớn, chưa trưởng thành về mọi mặt. Giới trẻ là những
người đang trong q trình phát triển, tiếp thu, hồn thiện, họ nhận thức đầy đủ và tương
thích với đa số cộng đồng.

3


1.2. Biểu hiện của một gia đình có văn hóa
- Các thành viên trong gia đình ln thương u, quan tâm, đùm bọc, giúp đỡ nhau
trong mọi hoàn cảnh.
- Con cái phải ngoan ngỗn, vâng lời, hiếu thảo với ơng bà cha mẹ.
- Các thành viên trong gia đình phải tơn trọng ý kiến của nhau, khơng có hành vi đánh
đập, bạo hành, chửi rủa.
- Con cháu có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ơng bà, cha mẹ khi về già.
- Giáo dục con một cách khoa học, thông minh để con phát triển và trở thành một công
dân tốt.
- Đồn kết, thân thiện với hàng xóm láng giềng.
- Tránh xa các tệ nạn xã hội và tuyên truyền vận động mọi người tránh xa tệ nạn xã hội.
- Trong gia đình phải ln bình đẳng, chung thủy, hơn nhân vợ chồng tự nguyện khơng
ép buộc.
- Kinh tế gia đình đảm bảo thu nhập ổn định, chính đáng, khơng thực hiện các ngành
nghề mà pháp luật không cho phép.
1.3. Tầm quan trọng của gia đình văn hóa đối với giới trẻ hiện nay
- Đối với mỗi cá nhân, gia đình văn hóa là cái nơi ni dưỡng, tổ ấm hạnh phúc, hình
thành phẩm chất đạo đức tốt của mỗi con người:
Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên đối với mọi người. Vì vậy, gia đình cần
có những quy tắc, chuẩn mực để trở thành bệ phóng cho những nhân cách tốt đẹp. Văn
hóa gia đình có thể hình thành từ các sinh hoạt thơng thường qua thói quen ứng xử, mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác…

Chính những điều này có tác dụng sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi thành viên.

4


Cha mẹ là những người đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và
hành vi đạo đức của con trẻ. Cha mẹ là tấm gương của con cái. Trẻ em thường có
khuynh hướng bắt chước các cách ứng xử của người lớn, đặc biệt là những người gần
gũi nhất của con trẻ như cha mẹ, ông bà. Tính gương mẫu của cha mẹ được thể hiện ở
lối sống, nếp sống và những thói quen hàng ngày, con trẻ sẽ theo đó làm gương cho
mình. Văn hóa gia đình cũng có thể được biểu hiện ở hình thức quan hệ thứ bậc, giữa
anh chị em với nhau, giữa cha mẹ và ông bà, giữa các thành viên gia đình với mọi người
xung quanh. Vì vậy, gia đình hay văn hóa gia đình chính là những chuẩn mực đầu tiên
hình thành đạo đức cá nhân của con trẻ.
- Gia đình là tế bào của xã hội, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc thì xã hội mới
văn minh, tiến bộ:
Thực tế cho thấy, khi mỗi thành viên trong gia đình đều có những lối sống, đạo
đức tốt đẹp thì hiển nhiên đó là gia đình hạnh phúc. Nó là cơ sở ban đầu rất quan trọng
cho việc hình thành con người Việt Nam mới hoặc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao phẩm
chất và năng lực của người lao động mới làm chủ tập thể và phát triển tồn diện. Bởi vì
trong gia đình, vợ chồng có thực sự yêu thương, tôn trọng nhau, thường xuyên bàn bạc
để cùng chăm lo cơng việc chung, hết lịng chăm sóc, yêu quý con cái, có quan điểm
và phương pháp giáo dục đúng với con cái thì mới mong có con ngoan trò giỏi, biết yêu
thương, nghe lời cha mẹ, yêu mến cộng đồng. Do vậy, xây dựng một gia đình văn hóa
chính là góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn; mà xã hội có văn minh tiến
bộ thì đất nước mới phát triển tồn diện.
1.4. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản
1.4.1. Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
Phương tiện giao tiếp hết sức phong phú và đa dạng, tuy nhiên chúng ta có thể
chia chúng ra thành 2 nhóm chính: ngơn ngữ và phi ngôn ngữ.


5


- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ:
• Là kỹ năng thể hiện sự tiếp xúc, trao đổi thơng tin giữa người với người thơng
qua nói và viết hiệu quả.
• Ngơn ngữ nói là ngơn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âm
thanh và tiếp nhận bằng thính giác, nhằm đạt mục đích, ý đồ riêng của một cá
nhân hay của nhóm.
• Ngơn ngữ viết là ngôn ngữ nhằm hướng vào người khác, được biểu đạt bằng chữ
viết và được thu nhận bằng thị giác.
• Chức năng giao tiếp dùng để thơng báo, diễn cảm, tác động.
- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ:
• Là kỹ năng thể hiện thơng qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt,
giọng nói thơng qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng khơng gian nhất định
trong giao tiếp.
• Chức năng giao tiếp dùng để biểu hiện trạng thái cảm xúc nhất thời và các đặc
trưng cá nhân.
1.4.2. Kỹ năng lắng nghe
- Là khả năng hiểu được nội dung lời nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc và nhu
cầu của người nói một cách hiệu quả trong giao tiếp.
- Lắng nghe tốt giúp người nghe thu thập được thông tin nhiều nhất, đồng cảm được
với người nghe từ đó giải quyết vấn đề một cách chính xác nhất, mở rộng được mối
quan hệ của mình.
1.4.3. Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
- Kỹ năng đặt câu hỏi:

6



• Là khả năng đưa ra câu hỏi chính xác, thích hợp với mục đích, nội dung, đối
tượng và hồn cảnh giao tiếp.
• Đặt câu hỏi có thể giúp người nghe xác định được vấn đề, thu thập những thông
tin cần thiết, tìm kiếm phương án giải quyết phù hợp, kích thích suy nghĩ não bộ.
- Kỹ năng trả lời câu hỏi:
• Là khả năng đưa ra trả lời rõ ràng, chính xác, thích hợp với mục đích, nội dung,
đối tượng và hồn cảnh giao tiếp.
• Trả lời câu hỏi để cung cấp cho đối tác những thông tin mà họ cần, bày tỏ quan
điểm cũng như mong muốn của ta đối với đối tác, xem xét biểu hiện thái độ của
đối tác.
1.4.4. Các kỹ năng xã giao thông thường
- Xã giao là hoạt động giao tiếp giữa một người với một người, một người với nhiều
người hoặc một nhóm người với nhau nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu nhất
định.
- Có các phép xã giao thơng thường như: giao dịch bằng danh thiếp, chào hỏi, bắt tay,…
2. Thực trạng ảnh hưởng văn hóa gia đình đến sự hình thành và phát triển các
kỹ năng giao tiếp của giới trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay
Để tìm hiểu về thực trạng của ảnh hưởng văn hóa gia đình đến sự hình thành và
phát triển các kỹ năng giao tiếp, cũng như nhận thức của giới trẻ về vấn đề này, nhóm
chúng em đã tiến hành khảo sát 20 bạn sinh viên. Kết quả cho thấy khoảng trên 60%
các bạn nhận thức được rằng văn hóa gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến các kỹ năng
giao tiếp, dưới 30% cho rằng ảnh hưởng ít. Và khoảng 5% cho rằng văn hóa gia đình
khơng đặc biệt quan trọng trong giao tiếp. Qua đó, chúng ta có thể thấy được giới trẻ
ngày nay đang dần nhận thức và hiểu được tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng của
văn hóa gia đình đối với việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Dưới đây
7


là những điều tra cụ thể mà nhóm em thu thập được và kết quả được thể hiện qua biểu

đồ.
2.1. Đánh giá về nhận thức của giới trẻ về tầm quan trọng của văn hóa gia đình
tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp
Đánh giá về nhận thức của giới trẻ về tầm quan trọng của văn hóa gia đình tới sự
phát triển kỹ năng giao tiếp có 70% các bạn cho rằng rất quan trọng, 25% các bạn ở
mức độ quan trọng và chỉ 5% là ít quan trọng. Đặc biệt khơng có bạn nào cho rằng văn
hóa gia đình khơng quan trọng trong giao tiếp. Số liệu cụ thể được thể hiện qua biểu đồ
1 dưới đây:
Biểu đồ 1
0%
5%
Rất quan trọng

25%

Quan trọng
Ít quan trọng
Khơng quan trọng

70%

2.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của văn hóa gia đình tới sự phát triển kỹ năng
giao tiếp trong giới trẻ hiện nay
Qua điều tra 20 bạn sinh viên, nhóm chúng em nhận thấy các bạn đang nhận thức
tốt về mức độ ảnh hưởng của văn hóa gia đình tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp trong
giới trẻ. Cụ thể có 85% các bạn bình chọn cho mức độ ảnh hưởng nhiều, 8% ảnh hưởng
ít và chỉ 7% cho rằng khơng ảnh hưởng. Dưới đây là số liệu thể hiện qua biểu đồ 2:

8



Biểu đồ 2

7%
8%
Ảnh hưởng nhiều
Ảnh hưởng ít
Khơng ảnh hưởng
85%

2.3. Mức độ các biểu hiện của một gia đình văn hóa ảnh hưởng tới sự phát triển
kỹ năng giao tiếp của giới trẻ
Đánh giá về mức độ các biểu hiện của một gia đình văn hóa ảnh hưởng tới sự
phát triển kỹ năng giao tiếp có 90% các bạn cho rằng ảnh hưởng nhiều, 5% các bạn cho
rằng ảnh hưởng ít và 5% các bạn cho rằng không ảnh hưởng. Số liệu được thể hiện qua
biểu đồ 3 dưới đây:

9


Biểu đồ 3
5%
5%

Ảnh hưởng nhiều
Ảnh hưởng ít
Khơng ảnh hưởng
90%

2.4. Kỹ năng giao tiếp được chi phối nhiều nhất bởi văn hóa gia đình

Khảo sát 20 bạn sinh viên về một số kỹ năng giao tiếp được chi phối nhiều nhất
bởi văn hóa gia đình, kết quả cho thấy các kỹ năng xã giao thông thường chiếm tỉ lệ
cao nhất 35%. Chúng ta có thể hiểu được tại sao các kỹ năng xã giao thông thường
được chi phối nhiều nhất bởi văn hóa gia đình. Bởi từ lúc nhỏ, chúng ta đã được sống
trong gia đình với những quy tắc, chuẩn mực khác nhau. Do đó, việc nhận thức và thực
hiện những nghi thức chào hỏi đa phần sẽ ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa gia đình;
sau đó mới được học tập, sửa đổi khi chúng ta bước ra ngoài xã hội. Cùng chiếm 30%
là kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp và kỹ năng lắng nghe. 5% còn lại là kỹ
năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Số liệu cụ thể được thể hiện qua biểu đồ 4:

10


Biểu đồ 4

30%

35%

5%

Kỹ năng sử dụng các
phương tiện giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng đặt câu hỏi
và trả lời câu hỏi
Các kỹ năng xã giao
thông thường

30%


3. Nguyên nhân của thực trạng nêu trên
3.1. Loại hình gia đình
- Gia đình dễ dãi, nng chiều:
Đặc điểm của loại hình gia đình này là cha mẹ quá nuông chiều con cái. Sự yêu
thương con cái được thể hiện không đúng cách, trở thành sự bng lỏng, con cái muốn
gì được đó. Những cá nhân lớn lên trong mơi trường này thường có cái tơi cao, làm
việc nhóm khơng hiệu quả. Đặc biệt khi giao tiếp rất dễ nổi nóng, thiếu kiểm sốt.
- Gia đình thờ ơ, khơng quan tâm:
Loại gia đình này thường là gia đình có điều kiện kinh tế nhưng khơng có thời
gian dành cho con cái hoặc gia đình q vất vả, chỉ lo chuyện mưu sinh mà quên mất
con cái. Đặc điểm của loại gia đình này là cha mẹ không dành nhiều thời gian cho con
cái, lơ là trong thể hiện tình cảm, thiếu trách nhiệm đối với con cái. Do vậy khơng có
sự gắn kết tình cảm trong gia đình giữa cha mẹ và con cái. Những cá nhân lớn lên trong
gia đình này thường sẽ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người khác. Giao
tiếp kém khiến cho khả năng truyền đạt ý, kết nối, làm việc nhóm bị ảnh hưởng.
11


- Gia đình độc đốn:
Đặc điểm của loại gia đình này là cha mẹ nắm mọi quyền hành, áp đặt, quản lý,
bắt buộc con cái làm mọi việc theo ý mình. Những cá nhân lớn lên trong mơi trường
này thường sẽ giao tiếp rụt rè, không dám thể hiện quan điểm cá nhân, thiếu tính chủ
động. Hoặc họ có thể trở nên độc đoán, bảo thủ giống cha mẹ.
- Gia đình dân chủ:
Có thể xem đây là một loại gia đình hiện đại khi cha mẹ ln tơn trọng quan
điểm, quyền lợi, ý kiến của con cái. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn giữ những quy tắc cần thiết,
nghiêm minh và yêu cầu sự tuân thủ. Thông thường, cha mẹ sẽ khuyến khích con cái
độc lập và tạo điều kiện phát triển cá nhân. Những cá nhân lớn lên trong môi trường
này thường có xu hướng tự tin trong giao tiếp, thẳng thắn đưa ra ý kiến cá nhân. Họ là

những người biết lắng nghe và tôn trọng tập thể.
3.2. Xã hội
- Về phía nhà trường: Thực hiện các phương pháp giáo dục đổi mới. Hiện nay, giáo dục
không chỉ chú trọng kiến thức mà nhà trường còn tập trung phát triển các kỹ năng xã
hội cho các học sinh, đưa các mơn kỹ năng vào chương trình học như kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng giao tiếp,…. Qua đó, góp phần cải thiện các kỹ năng cho giới trẻ cũng
như thay đổi những thói quen giao tiếp bị ảnh hưởng từ gia đình, giúp giới trẻ tìm ra
những cách ứng xử đúng đắn.
- Về phía nhà nước: “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/5/2012. Chiến lược khẳng
định, gia đình là mơi trường quan trọng để hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân
cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó cho thấy nhà nước ta đã ngày
càng quan tâm hơn về việc phát triển gia đình. Từ đó, các cá nhân cũng sẽ dần hoàn

12


thiện hơn về nhân cách, phát triển các kỹ năng của bản thân phù hợp với nhu cầu xã
hội.
3.3. Giới trẻ
Nhờ sự quan tâm của nhà trường và cộng đồng, giới trẻ ngày càng hoàn thiện
hơn các kỹ năng của bản thân. Tuy nhiên, vì văn hố của mỗi gia đình giáo dục mỗi
đứa trẻ khác nhau, hình thành một cộng đồng các bạn trẻ đều có suy nghĩ sai lệch dẫn
đến ảnh hưởng trong giao tiếp. Các bạn trẻ đều ảnh hưởng từ các văn hố từ gia đình
truyền thống hoặc hiện đại khơng ít thì nhiều. Chính vì thế, qua khảo sát vẫn còn một
bộ phận 5% các bạn trẻ chưa thật sự nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa gia đình
ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp.
4. Biện pháp nâng cao giá trị của một gia đình văn hóa để phát triển kỹ năng
giao tiếp cho giới trẻ hiện nay

Để xây dựng được một gia đình tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và phát huy văn
hóa gia đình trong q trình hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của giới trẻ thì
cần phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, điều quan trọng
và cơ bản nhất để hình thành nên kỹ năng của con trẻ chính là từ nền tảng gia đình. Vì
thế, cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm sau:
4.1. Bản thân giới trẻ cần:
- Suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói hoặc trả lời về một vấn đề nào đó.
- Khơng nhất thiết phải phản ứng lại ngay lập tức khi thu thập thơng tin mà có thể dành
ra 5-10 giây để suy nghĩ thấu đáo vấn đề.
- Không giữ cái tôi của mình quá lớn, biết lắng nghe và thấu hiểu.
- Cần phải tôn trọng, lễ phép với tất cả mọi người.

13


- Mỗi người, mỗi thế hệ đều có cách suy nghĩ và cách diễn đạt khác nhau. Vì thế, bản
thân giới trẻ cần lắng nghe và cảm thông với những thơng tin khơng theo ý mình.
- Đọc nhiều sách và trải nghiệm với mọi người xung quanh để tự trau dồi cho bản thân
những kỹ năng giao tiếp chuẩn mực.
4.2. Gia đình cần:
- Cách giao tiếp, ứng xử của trẻ em được hình thành từ chính gia đình của mình. Chính
vì thế mà các bậc phụ huynh, những người gần gũi với các bé cần phải làm gương để
các bé học theo.
- Xây dựng gia đình tràn ngập tình yêu thương, bình đẳng và trách nhiệm.
- Tạo dựng mơi trường sống tích cực xung quanh trẻ nhỏ.
4.3. Xã hội cần:
- Tăng cường cơng tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp tới từng gia đình các kiến
thức, kỹ năng sống, như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong
gia đình với nhau và cộng đồng.
- Cộng đồng toàn thể người dân chung tay cùng nhau tạo dựng một xã hội tốt đẹp để

con em chúng ta lớn lên trong một môi trường tốt nhất.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong mỗi gia đình truyền thống Việt Nam, mọi trẻ em khi cịn rất nhỏ ln được
gia đình chỉ dạy về những thái độ và cách ứng xử với những người bề trên, ngang hàng
hay thậm chí là với những người nhỏ tuổi hơn. Và trong quá trình lớn lên, trẻ nhỏ sẽ
thấm nhuần những điều đã được dạy, được nghe và được thấy trong chính gia đình của
mình.
Khi nói đến văn hóa gia đình chính là nền tảng để ni dưỡng tâm hồn giới trẻ,
định hình và phát triển các kỹ năng, cung cấp tri thức và rèn luyện con người... cũng có
14


nghĩa là cần phải chú trọng xây dựng gia đình, xây dựng những điều cơ bản nhất và gần
gũi nhất với con trẻ. Luôn luôn tiến tới và phát huy vai trị của giáo dục gia đình trong
q trình hình thành và phát triển giới trẻ.
Thơng qua q trình tìm hiểu về cơ sở lý luận cũng như những khảo sát thực tế
đã giúp chúng em hiểu được tầm quan trọng của văn hóa gia đình đối với việc hình
thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp của giới trẻ ngày nay. Với các con số 70%,
85%, 90% về tầm quan trọng và mức độ ảnh hướng lớn đã cho thấy giới trẻ ngày nay
đang ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trị của văn hóa gia đình đến sự phát triển các
kỹ năng giao tiếp. Với những số liệu đáng mừng này, chúng em tin rằng văn hóa gia
đình Việt Nam ta đang ngày càng phát triển. Từ đó, chúng ta sẽ ngày càng có nhiều
những cơng dân tốt, tích cực đưa đất nước ta ngày càng đi lên.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Huy (2022). Biểu hiện của gia đình văn hóa. Hoa Tiêu
- Đường Link: />2. Giới trẻ là gì? Hãy vui sống

- Đường Link: />3. Phạm Kim Oanh (2022). Văn hóa là gì? Ví dụ về văn hóa Việt Nam? Luật Hồng
Phi.
- Đường Link: />4. Phan Thị Tố Oanh (2019). Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, NXB Trường ĐH CN TP
Hồ Chí Minh.
5. Lê Minh Trường (2022). Gia đình là gì ? Phân tích các chức năng cơ bản của gia
đình. Luật Minh Khuê.
- Đường Link: />
16


PHỤ LỤC
Biên bản họp nhóm, phân giao cơng việc, đánh giá hoạt động nhóm …
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------Biên bản họp nhóm phân cơng nhiệm vụ làm bài tiểu luận nhóm,
HK 1, Năm học 2022-2023
Mơn Kỹ năng giao tiếp
1. Thời gian:
2. Địa điểm: Họp trực tuyến qua Zoom
3. Thành phần:
- Chủ trì:
- Thư ký:
- Thành viên:
Vắng: 0
4. Nội dung cuộc họp:
4.1. Trưởng nhóm nêu dự kiến phân cơng:
4.2. Nhóm viên ý kiến:
Các thành viên đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng.
4.3. Cả nhóm thống nhất và phân cơng như sau:


17


4.4. Thư ký đọc lại biên bản và khơng có ý kiến nào thêm.
5.Cuộc họp kết thúc lúc: 21 giờ ngày 23 tháng 08 năm 2022.
Ngày 23 tháng 08 năm 2022
Trưởng nhóm

Thư ký

18


19



×