Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và tình hình mắc bệnh của lợn con sau cai sữa từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại green farm hưng yên, xã nguyễn trãi, huyện ân thi, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH
CỦA LỢN CON SAU CAI SỮA TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI NUÔI
TẠI GREEN FARM HƯNG YÊN, XÃ NGUYỄN TRÃI,
HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Mã sinh viên :

DTN 1953040023

Lớp:

CNTY 51POHE

Khoa:

Chăn ni Thú y



Khóa học:

2019 - 2023

Thái Ngun, năm 2023


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH
CỦA LỢN CON SAU CAI SỮA TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI NUÔI
TẠI GREEN FARM HƯNG YÊN, XÃ NGUYỄN TRÃI,
HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Mã sinh viên:

DTN 1953040023


Lớp:

K51 CNTY POHE

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2019 - 2023

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan

Thái Nguyên, năm 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Sáu tháng thực tập tốt nghiệp không phải là thời gian quá dài, nhưng đó
là khoảng thời gian vơ cùng q báu để tơi có thể tận dụng tất cả các kiến
thức mà thầy cô trang bị cho khi ngồi trên nghế nhà trường vào thực tế. Sáu
tháng trôi đi để lại cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cả về kiến thức
chuyên môn và kỹ năng sống. Là một người trẻ mang trong mình những hồi
bão và khát khao cống hiến, tơi ln gắng sức trau dồi bản thân để không
ngừng phá bỏ những giới hạn và phát triển chính mình hơn nữa, vì vậy tơi đã
hồn thành tốt khóa thực tập của mình. Để đạt được điều này, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới:

Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn ni Thú y và
cùng tồn thể thầy cơ giáo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Các thầy
cô không ngừng dạy kiến thức về chun mơn, mà cịn dạy cho tôi biết về
cách sống, cách làm người.
Đặc biệt hơn cả tơi xin tỏ lịng biết ơn cơ TS. Trần Thị Hoan, giảng
viên bộ môn Chăn nuôi đã hướng dẫn và dìu dắt giúp tơi hồn thành bài khóa
luận thành công.
Đồng thời xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, nhân viên công ty cổ
phần Green feed Việt Nam, đặc biệt anh Đỗ Văn Thế - trưởng khu sản xuất
Geen Farm Hưng Yên đã giúp đỡ chỉ đạo, bảo ban thêm cho tôi nhiều kiến
thức chuyên môn cũng như điều kiện sinh hoạt trong suốt quá trình thực tập...
và tất cả anh chị kỹ thuật trại, gia đình và bạn bè ln ở bên và giúp tơi hồn
thành bài khóa luận của mình.
Thái Ngun, ngày 15 tháng 05 năm 2023
Sinh viên

Lê Thị Trang


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô đàn lợn thịt của trại lợn Green Farm Hưng Yên từ 2021
đến nay .............................................................................................. 5
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi dến lượng thức ăn thu nhận và sinh
trưởng của lợn con trong 5 tuần sau cai sữa ..................................... 8
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất ...................................... 9
Bảng 2.4. Quy định phúc lợi của EU (2001) .................................................. 10
Bảng 4.1. Quy mô đàn lợn thịt của trại lợn Freemn Farm Hưng Yên từ 2021
đến nay ............................................................................................ 32

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và quản lý đàn lợn....33
Bảng 4.3. Chăm sóc lợn mắc bệnh theo từng cá thể ....................................... 34
Bảng 4.4. Giám sát tốc độ tăng trưởng của lợn con và loại cám tiêu thụ ....... 35
Bảng 4.5. Cách chuyển, thay đổi thức ăn các loại lợn .................................... 36
Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn con cai sữa ..................... 38
Bảng 4.7. Kết quả sử dụng các loại thuốc phòng bệnh tại trang trại .............. 39
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng .................................. 39
Bảng 4.9. Kết quả theo dõi số lợn mắc bệnh tiêu chảy trong giai đoạn sau cai sữa... 40
Bảng 4.10. Kết quả điều trị lợn mắc hội chứng tiêu chảy............................... 42
Bảng 4.11. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và tỷ lệ chết của lợn nuôi tại trại theo
tuần tuổi........................................................................................... 43
Bảng 4.12. Kết quả áp dụng phác đồ điều trị bệnh viêm phổi cho đàn lợn con
cai sữa được nuôi tại trang trại........................................................ 45
Bảng 4.13. Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu và tỷ lệ chết của lợn nuôi tại trại
theo tuần tuổi................................................................................... 46


iii

Bảng 4.14. Kết quả áp dụng phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu cho đàn lợn
con cai sữa được nuôi tại trang trại ................................................. 47
Bảng 4.15. Tỷ lệ mắc bệnh viêm rốn, viêm khớp đàn lợn thịt nuôi tại trại và
hiệu quả điều trị .............................................................................. 49
Bảng 4.16. Tỷ lệ ni sống của lợn thí nghiệm .............................................. 52
Bảng 4.17. Sinh trưởng tích lũy của lợn GF 24 .............................................. 52
Bảng 4.18. Sinh trưởng tương đối, tuyệt đối của lợn qua các giai đoạn......... 54
Bảng 4.19. Khả năng tiêu thụ thức ăn (tính theo tuần) ................................... 55
Bảng 4.20. Tiêu tốn thức ăn của lợn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi................. 56



iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ quản lý khoảng cách miễn dịch ở lợn ................................... 42
Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn ................................................. 53
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối ở lợn ................................................ 55


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TT

Cụm từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

1

Cs

2

ĐVT

3

LMLM


4

Nxb

Nhà xuất bản

5

PED

PorcinEpidemic Diarrhoea

6

STT

Số thứ tự

7

TGE

Transmisssible gastro enteritis

8

Tr.

Trang


9

TS

Tiến sĩ

10

GDP

Cộng sự
Đơn vị tính
Lở mồm long móng

Gross Domestic Product


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở vật chất .......................................................................................... 3
2.1.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của trại ................................................. 5
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn............................................................................. 6
2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 7
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 7
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn con sau cai sữa ..................................... 13
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 22
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................... 26
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 26
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26


vii

3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 26
3.3.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 27
3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 32
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 32
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 32
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 37
4.1.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm ........................................................... 50
4.2. Kết quả thực hiện nghiên cứu .................................................................. 51
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn con cai sữa ............................................... 51
4.2.2. Khả năng sinh trưởng của lợn sau cai sữa ............................................ 52
4.2.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn ............................................................... 55

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam là một nước có nền nơng nghiệp truyền thống và
phát triển lâu đời. Có thể nói nơng nghiệp đóng vai trị vô cùng quan trọng
trong đời sống của mỗi người dân và đóng góp một vai trị khơng nhỏ vào cơ
cấu GDP của cả nước. Nhà nước ta đang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào nông nghiệp song song với phát triển nền cơng nghiệp. Trong đó ngành
Chăn ni được nhà nước chú trọng và quan tâm đặc biệt.
Ngày nay chăn nuôi cung cấp một lượng lớn nguồn thức ăn dinh dưỡng
cho con người và nhất là chăn nuôi lợn đang được các trang trại và hộ nông
dân đầu tư với quy mô và kỹ thuật cao cung cấp thịt chất lượng, đảm bảo an
toàn vệ sinh. Hiện nay với quy mô chăn nuôi công nghiệp nhiều thiết bị hiện
đại, đội ngũ công nhân lành nghề, công tác thú y được chú trọng, ngành chăn
ni lợn đã có những bước tiến vượt trội.
Theo số liệu thống kê so với cùng kỳ năm 2021, tại thời điểm tháng
6/2022, tổng đàn lợn ước tính tăng 3,8%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
khoảng 2,12 triệu tấn (tăng 5,7%); Chăn nuôi lợn đã cung cấp 4,17 triệu tấn
thịt hơi (chiếm khoảng trên 60% tổng sản lượng thịt hơi các loại) cho nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để chăn nuôi lợn tiếp tục phát triển đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng, hiện nay nước ta đã có định hướng và đặt mục tiêu

phát triển đến 2030 là phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo
hướng trang trại công nghiệp, kết hợp với việc bảo tồn và phát triển các giống
bản địa (Cục Chăn ni, 2022).
Để có thể đem lại năng suất trong chăn nuôi lợn thịt đạt được kết quả cao
thì áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi là điều vô cùng quan trọng.


2

Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y
Trường Đại Học Nông Lâm với sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hoan chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá khả năng sinh trưởng và tình hình
mắc bệnh của lợn con sau cai sữa từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại Green
Farm Hưng Yên, xã Nguyễn Trãi, Huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Nắm vững quy trình chăn ni lợn cai sữa.
- Thành thạo các kỹ năng chăm sóc, ni dưỡng lợn cai sữa.
- Biết chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn cai sữa.
- Biết cách quản lý vận hành một trại lợn thịt quy mô công nghiệp.
- Rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.
1.2.2. Yêu cầu
- Chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường và cơ sở thực tập.
- Nghiêm túc, trung thực, chủ động trong việc triển khai các nội dung
của khóa luận tốt nghiệp.
- Khơng ngừng học hỏi để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao
kinh nghiệm cho bản thân cũng như kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Nhận biết và điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn con sau cai sữa,
đưa ra phác đồ điều trị và đánh giá hiệu quả của các phác đồ khác nhau.
- Làm tốt công tác chăn ni khác, cố gắng phấn đấu hồn thành những

mục tiêu của Green Farm Hưng Yên, cơ sở mình thực tập đề ra.
- Thu thập số liệu phục vụ cho đề tài một cách chính xác và khách quan.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a,Vị trí địa lý
Green Farm Hưng Yên thuộc tập đoàn Green Feed Việt Nam, được xây
dựng vào năm 2010 và đưa vào hoạt động vào năm 2012, tại xã Nguyễn Trãi,
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên với tởng diện tích là 6 ha với thiết kế ban đầu
là trại nái và thịt, tuy nhiên sau một thời gian đưa vào hoạt động cơ sở hạ tầng
có xuống cấp, đồng thời do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trại đã chuyển hồn
tồn qua ni lợn thịt với quy mơ 2460 con.
- Phía đơng giáp xã Văn Nhuệ và xã Đa Lộc.
- Phía tây giáp xã Cẩm Ninh và thị trấn Ân Thi.
- Phía nam giáp xã Hồ Tùng Mậu.
Những năm gần đây, hệ thống giao thông trong xã Nguyễn Trãi, huyện
Ân Thi đã được đầu tư mới, thuận tiện cho việc đi lại buôn bán và vận chuyển
các sản phẩm của trại.
b, Điều kiện khí hậu
Tỉnh Hưng n nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chia ra làm
2 mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đơng lạnh khơ, ít mưa.
Mùa đơng ở Hưng Yên bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng
3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.
2.1.2. Cơ sở vật chất
Green Farm Hưng Yên được xây dựng trên khu đất có tởng diện tích là

6 ha, với 1 ha xây dựng khu sinh hoạt và 5 ha làm khu sản xuất. Trại có trang


4

thiết bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cuộc sống của nhân
viên và yêu cầu sản xuất của công ty.
Khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí, xây dựng hệ thống như sau:
- Hệ thống chuồng ni: Gồm 1 dãy chuồng sau cai sữa có 7 ơ chuồng
và 2 dãy chuồng thịt có 8 ơ chuồng. Diện tích một dãy chuồng là: 20m x
103m, có thể nuôi khoảng 2400 - 2500 lợn thịt. Chuồng được xây khép kín
hồn tồn, phía đầu chuồng là giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thơng gió với
bộ cảm biến tự động, có 1 cửa ra vào kích thước 250cm x 140cm bố trí tại các
vị trí đầu chuồng; hai bên là cửa sở lắp kính; mỗi cửa sở có diện tích 3m2;
cách nền 1,2 m; nền chuồng sau cai sữa là tấm đan nhựa, chuồng thịt là sàn bê
tông có độ dốc phù hợp, trần nhà được lắp tơn chống nóng, hệ thống điện
sáng, bóng úm và nước uống đầy đủ cho mỗi chuồng.
- Khu vực ngồi chuồng ni: Khu vực quanh chuồng nuôi được bao
che lưới dày, tránh được sự xâm nhập của côn trùng, chuột bọ, động vật trung
gian gây bệnh.
- Hệ thống sát trùng: Có 2 hệ thống sát trùng ở cổng trại và ngăn giữa khu

sinh hoạt với khu sản xuất. Hệ thống này đầy đủ phòng thay quần áo, phòng sát
trùng tự động, nhà tắm, và đồ dùng cho nhân viên sản xuất. Trước mỗi chuồng
ni cũng có hố sát trùng và cồn để đảm bảo an toàn sinh học của trại.
- Kho để cám: Trần đóng kín khơng dột, có sạp kê cám, chiếu UV.
- Hệ thống xử lý môi trường: Chất thải được xử lý bằng hệ thống
biogas, đi qua các bể lọc trước khi thải ra mơi trường, có hố hủy lợn ốm, chết
xa khu vực chăn nuôi 65 m.
- Khu sinh hoạt tách biệt với khu chăn nuôi gồm: nhà vệ sinh, nhà ở

công nhân, nhà bếp, nhà tắm, văn phịng, cởng ra vào chắc chắn, tường rào
đảm bảo an ninh.
- Có một máy phát điện cơng suất lớn cung cấp điện cho trại khi mất điện


5

2.1.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của trại
Nhiệm vụ chính của trại là sản xuất lợn thịt. Thời điểm tháng 5/2023,
tồn trại có 2400 con lợn cai sữa.
Green Farm Hưng Yên được xây dựng và nuôi lứa lợn đầu vào 2012
với quy mô 600 nái, 1300 con cai sữa, 2400 lợn thịt. Trải qua một thời gian
chăn nuôi, do ảnh hưởng của dịch bệnh và cơ sở hạ tầng xuống cấp đến năm
2021 trại chuyển hồn tồn sang ni lợn thịt. Quy mô 2400 con/ lứa, mỗi
năm nuôi 2 lứa.
Bảng 2.1. Quy mô đàn lợn thịt của trại lợn Green Farm Hưng Yên
từ 2021 đến nay
Năm

Số lượng (con)

06/2021

2460

12/2021

2460

05/2022


2460

01/2023

2400

05/2023

2400

Số liệu bảng 2.1 cho thấy, quy mô đàn lợn thịt của trang trại từ khi thay
đổi cơ cấu đàn khá ổn định với quy mô 2460 con.
Công tác thú y
- Công tác vệ sinh: Một tuần 2 lần phun thuốc sát trùng trong khu vực
chăn nuôi; 1 tuần 1 lần phun vôi nước hành lang ở khu vực chuồng nuôi và khu
sinh hoạt; hành lang đi lại trong chuồng được quét dọn hàng ngày để đảm bảo vệ
sinh. Mọi người khi vào khu sản xuất điều tắm sạch, thay quần áo bảo hộ.
- Cơng tác phịng bệnh: trại áp dụng quy tắc phòng bệnh nghiêm ngặt.
Các phương tiện và đồ dùng vào trại đều sát trùng, sục Ozon và chiếu UV
ngay tại cổng vào.


6

- Cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh: Người phụ trách công tác này là
do cán bộ kỹ thuật của trại. Kỹ thuật trại là người trực tiếp theo dõi, phát hiện
bệnh và kịp thời đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho từng loại bệnh. Hiệu quả
điều trị khỏi đạt tỷ lệ cao 90 - 100%.
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn

a, Thuận lợi
Trại được xây dựng cách khu dân cư khá xa, đảm bảo công tác vệ sinh,
không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhiệt tình trong cơng việc, đồn kết
trong cuộc sống.
Cơng ty có riêng bộ phận thú y theo sát, mổ khám, xét nghiệm, đưa ra
khuyến cáo giúp giảm thiểu thiệt hại về số lượng.
Sử dụng giống, cám nội bộ, độc quyền tại Việt Nam đảm bảo an tồn
dịch bệnh và dinh dưỡng.
Cơng tác xử lý chất thải của trại đạt tiêu chuẩn cao, không gây ô nhiễm
mơi trường ra khu vực khu dân cư.
b, Khó khăn
Trại được xây dựng quá gần với đường lớn nên áp lực dịch bệnh cao.
Những năm gần đây, nghành chăn nuôi của cả nước đang đối đầu với
dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp. Khơng ngoại trừ bất kì trại nào, Farm
Hưng Yên cũng phải đương đầu với những khó khăn đó. Dẫn chứng cụ thể
nhất là năm 2019 - 2020, dịch bệnh nổ ra tại trại gây thiệt hại nặng nề về kinh
tế cũng như chi phí vệ sinh thú y, công tác đưa trại trở lại hoạt động theo đúng
tiến trình.
Trại Green Farm Hưng Yên là chi nhánh trại đầu tiên được xây dựng ở
khu vực miền Bắc, chính vì vậy tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất của
trại đã rất cũ, cần phải được sửa chữa, bảo trì nhiều.


7

2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt
* Khái niệm về sinh trưởng

Johansson (1972) [13] đã đưa ra khái niệm này khi nghiên cứu về tăng
trưởng: Về mặt sinh học, tăng trưởng được xem như một q trình tởng hợp
protein, vì vậy người ta dùng tăng khối lượng cơ thể như một thước đo đánh
giá sự sinh trưởng.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [22], quá trình cơ thể tích lũy các
chất dinh dưỡng được đưa từ bên ngồi vào làm kích thước và khối lượng cơ
thể tăng lên được gọi là q trình sinh trưởng. Nói tóm lại, sự gia tăng về khối
lượng và kích thước của các tế bào dẫn đến sự gia tăng kích thước và khối
lượng của cơ thể là sinh trưởng
* Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của lợn mà chất dinh dưỡng có sự
ưu tiên cho từng hoạt động, chức năng của các bộ phận cơ thể cũng hoàn toàn
khác nhau khác nhau.
Qua nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần
kinh đầu tiên, tiếp đến cho hoạt động sinh sản và cuối cùng cho sự phát triển
và hồn thiện bộ xương. Cuối cùng cho sự tích luỹ nạc và cho sự tích lũy mỡ.
Qua nhiều nghiên cứu người ta thấy, nếu ta cho lợn ăn hàm lượng dinh dưỡng
giảm đi 20% so với khẩu phần ăn tiêu chuẩn đặt ra thì sự tích lũy nạc và mỡ
sẽ giảm đi mất 40%. Chính vì vậy khẩu phần ăn cho lợn theo từng giai đoạn
là vô cùng quan trọng, là người chăn nuôi chúng ta phải biết hàm lượng dinh
dưỡng cũng như khẩu phần ăn cần thiết cho từng giai đoạn để lợn có thể tăng
trưởng, phát triển bình thường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


8

* Ảnh hưởng của quy trình chăm sóc ni dưỡng lợn thịt
Chăn nuôi lợn thịt cần đạt những yêu cầu: Lợn lớn nhanh, tiêu tốn ít
thức ăn hơn, ít tốn cơng chăm sóc nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng thịt tốt.
a, Ảnh hưởng của mật độ chuồng nuôi:

Mật độ chuồng nuôi đến khả năng sinh trưởng của lợn cụ thể:
- Mật độ nuôi cao sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng ở lợn.
- TS. Phil Boyd đã thực hiện cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của

mật độ nuôi đến sinh trưởng của lợn con 5 tuần:
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi dến lượng thức ăn thu nhận
và sinh trưởng của lợn con trong 5 tuần sau cai sữa
Mật độ nuôi (con/ ô chuồng)

8

12

16

0,25

0,17

0,13

0 - 14 ngày

0,55

0,47

0,48

14 - 28 ngày


1,04

1,01

0,89

28 - 35 ngày

1,40

1,27

1,11

0 - 35 ngày

0,90

0,82

0,74

0 - 14 ngày

0,32

0,27

0,28


14 - 28 ngày

0,53

0,53

0,42

28 - 35 ngày

0,67

0,59

0,49

0 - 35 ngày

0,47

0,43

0,37

Không gian (m2/con)
Thức ăn thu nhận (kg/ngày)

Sinh trưởng (kg/ ngày)


*Nhận xét: qua bảng trên cho ta thấy mật độ nuôi khá cao (0,17m2/con)
đã làm giảm tốc độ sinh trưởng và thu nhận thức ăn của lợn “giai đoạn học
hỏi”. Nhưng đến giai đoạn 14 - 28 ngày, lợn thường thích nghi được với mật
độ ni này. Tuy nhiên theo thời gian chúng khơng thể thích nghi được với


9

mật độ ni này bởi vì kích thước của chúng tăng lên nhanh, chính vì vậy sẽ
làm giảm khả năng sinh trưởng. Qua bảng phản ánh rõ mật độ chuồng nuôi
cao (0,13m2/con) đã ức chế lượng thức ăn thu nhận và sinh trưởng giảm ngay
từ khi thí nghiệm bắt đầu.
Như vậy mật độ nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất của lợn con
sau cai sữa cụ thể:
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất
Số lợn trên một ô chuồng

9

6

Ngày thực nghiệm

26

26

Mật độ nuôi (m2/con)

0.165


0.248

Khối lượng ban đầu (kg)

6.03

6.67

Khối lượng kết thúc (kg)

15.47

18.71

Tăng trọng/con (kg)

9.44

12.04

Tăng trọng hàng ngày (g)

363

463

Thu nhận thức ăn (g)

440


481

FCR

1.2

1.04

Theo quy định phúc lợi của EU (2001), yêu cầu cung cấp không gian
cho mỗi lợn được thể hiện rõ ở bảng 2.3. Tuy nhiên những con số đó chỉ là tối
thiểu chứ khơng phải tối ưu. Quyết định đâu là mật độ nuôi tối ưu tùy thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác nhau: sức khỏe, điều kiện môi trường, không gian
máng ăn máng uống.... quan trọng hơn cả là thời tiết khí hậu của từng địa
phương mà ta tiến hành bố trí mật độ nuôi cho phù hợp để đảm bảo khả năng
sinh trưởng của lợn.


10

Bảng 2.4. Quy định phúc lợi của EU (2001)
Khối lượng (kg)

Mét vuông

6

0,15

8


0,15

10

0,15

15

0,20

20

0,20

25

0,30

30

0,30

Tại trang trại Green Farm Hưng Yên, mật độ nuôi trên nền sàn cho đàn
lợn con sau cai sữa: 0.4 - 0.25m2/con.
b, Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Nhiệt độ cao hay thấp đều có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn
nuôi lợn thịt. Nhiệt độ tăng cao làm giảm tính thèm ăn của lợn,tăng cường
khả năng thải nhiệt, ảnh hưởng đến tăng khối lượng của lợn. Ngược lại khi
nhiệt độ quá lạnh, chúng phải tiêu tốn nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt.

Chính vì vậy chúng ta cần phải tạo cho lợn môi trường sống lý tưởng,
nhiệt độ ổn định, tốt nhất là 18 - 20℃, ẩm độ tương đối phải đạt 75 - 80%.
c, Ảnh hưởng của ánh sáng
Trong giai đoạn vỗ béo cần nuôi trong chuồng tương đối tối, yên tĩnh
để cho lợn ngủ nhiều, tăng khối lượng nhanh.
2.2.1.2. Khả năng thích nghi của lợn con sau cai sữa
* Sự thay đổi khi cai sữa
- Trong vòng 21 ngày đầu sau khi lợn con cai sữa, từ chỗ đang phụ
thuộc vào lợn mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa lợn con phải sống động lập


11

và tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Thức ăn chuyển từ dạng lỏng sang dạng
rắn nên chúng dễ stress.
- Sức đề kháng của lợn con còn kém, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch đang
dần hồn thiện, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh làm cho
chúng dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về hơ hấp và đường tiêu hóa.
- Ở giai đoạn sau cai sữa nhất là lúc 3 - 4 tuần t̉i, các men tiêu hố
thức ăn như: men pepsin, men Amilaza và Mamltaza, men Tripsin, men
Catepsin, men Lactaza, men Saccaraza chưa có hoạt tính mạnh, chính vì vậy
khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn của lợn con còn rất kém.
- Lợn con thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn dễ bị stress và có
thể cắn xé nhau.
- Có thể nói sau cai sữa lợn con, nhất là vào thời điểm mùa đông lạnh
giá, yếu tố được quan tâm và chú trọng hàng đầu là tiểu khí hậu trong chuồng
ni. Với phương châm ấm áp vào mùa đơng và thống mát vào mùa hè.
Nhận biết được tầm quan trọng đó, GreenFeed đã tiến hành xây dựng chiến
lược nhiệt độ khu cai sữa, ở tuần cai sữa đầu tiên nhiệt độ phòng phải đảm
bảo ở mức lý tưởng là 240, nhiệt độ dưới đèn úm phải đảm bảo đạt 290 và

giảm dần theo các tuần, mỗi tuần giảm 1 0. Nhiệt độ phịng duy trì ở mức 220.
Điều này được thể hiện chi tiết ở sơ đồ và bảng sau:

Nhiệt độ
Chiến lược nhiệt độ khu cai sữa


12

Cai sữa Tuần 1
Weaning week 1

Tuần 2
Week 2

Tuần 3
Week 3

Tuần 4
Week 4

Tuần 5
Week 5

Tuần 6
Week 6

Tuần 7
Week 7


Tuần 8
Week 8

Nhiệt độ phòng
Room temperature

24

23

22

22

22

22

22

22

Nhiệt độ dưới đèn
úm Temp. under heat
lamp

29

28


27

26

25

24

23

22

* Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể
Ở lợn con, giai đoạn phát triển thường diễn ra không đồng đều. Lợn
con sinh trưởng nhanh nhất trong khoảng 21 ngày đầu sau khi sinh ra và bắt
đầu chậm lại khi lượng sữa mẹ giảm và hemoglobin trong máu giảm. Giai
đoạn lợn lớn nhanh nhất từ sơ sinh đến trưởng thành sau đó, lợn tăng từ từ
trọng lượng rồi dừng hẳn. Trọng lượng và kích thước của các cơ quan và bộ
phận của lợn không tăng đều đặn mà ở mức độ khác nhau.
Giai đoạn sau cai sữa thường từ 2 - 3,4 tháng tuổi (từ 8 - 10kg đến 25 30 kg).
Đặc điểm của lợn trong giai đoạn này: Tế bào cơ xương phát triển, có
thể khẳng định như cầu protein trong giai đoạn này là cao nhất trong toàn bộ
chu trình sinh trưởng và phát triển.
- Cường độ trao đởi chất cao nhưng khả năng tiêu hóa thức ăn của chúng
cịn kém, lượng thức ăn mỗi lần ăn được ít, chính vì vậy cần cho ăn nhiều bữa
trong ngày. Khoảng cách giữa các lần ăn cũng cần phải được chia đều.
* Một số yêu cầu chăn nuôi lợn con sau cai sữa
- Đây là giai đoạn ni có hiệu quả nhất bởi vì lợn con sau cai sữa có
khả năng tăng trọng nhanh và khả năng tích lũy nạc tốt nhất. Vì vậy, ni lợn
con sau cai sữa phải đạt các yêu cầu sau đây:

- Đạt tỷ lệ nuôi sống cao
- Có tốc độ sinh trưởng nhanh: Lợn con ni giai đoạn sau cai sữa
thường có tốc độ sinh trưởng cao và khả năng hấp thu thức ăn rất tốt. Lợn 55 -


13

60 ngày tuổi phải đạt trọng lượng ≥ 15kg Tỷ lệ lợn con 10kg đến dưới 15 kg
sau 60 ngày kể từ ngày sinh trong đàn cai sữa không vượt q 6% của lơ đó.
Những con ni đến 60 ngày mà nhỏ hơn 10 kg (trừ dịch bệnh như
PED và PRRS) là do cách chăm sóc ni dưỡng kém (cần xem lại ngay kỹ
thuật). Những lợn này phải loại thải.
- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phải thấp: Lợn con sau khi kết thúc giai đoạn
này phải đảm bảo không mắc bệnh, mà nếu có mắc bệnh thì tỷ lệ phải thấp (<
4%), với các bệnh truyền nhiễm hay các bệnh ký sinh trùng. Sức đề kháng
của lợn phải cao để có thể thích nghi với điều kiện sống mới.
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn con sau cai sữa
2.2.2.1. Bệnh viêm phổi (Bệnh suyễn lợn)
Lê Văn Lãnh và cs (2012) [12] cho biết “Dịch viêm phổi địa phương ở
lợn” là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở lợn thể mãn tính, cịn gọi là bệnh
suyễn lợn. Bệnh khơng gây chết nhiều, tuy nhiên mức độ thiệt hại không hề
nhỏ đối với trong ngành chăn nuôi lợn. Lợn kém ăn, chậm lớn, suy giảm sức
đề kháng dẫn đến kế phát các bệnh khác, nhất là các bệnh lý đường hô hấp.
* Nguyên nhân
Tác nhân gây nên dịch viêm phổi địa phương ở lợn và được đánh là
nguyên nhân chủ yếu gây nên hội chứng hô hấp phức hợp ở lợn là
Mycoplasma hyopneumoniae. Một số phát hiện về vai trò của các vi khuẩn kế
phát thường thấy khi lợn mắc suyễn lợn được xác định bởi (Nguyễn Ngọc
Nhiên, 1996) [18]. Tình trạng lợn mắc bệnh kế phát các tác nhân gây viêm
phổi khác làm cho bệnh diễn biến nặng, thân nhiệt con vật tăng cao, ho nhiều,

khó thở.
*Triệu chứng
Lê Văn Năm (2013) [17] cho biết, từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ
thể đến khi con vật có biểu hiện bệnh đầu tiên kéo dài từ 1 - 4 tuần, có thể chỉ
từ 1 - 3 ngày.


14

Bệnh biểu hiện ở hai thể là á cấp tính và mạn tính, thường diễn biến
chậm trên nền các bệnh lý viêm phế quản…
Đối với thể á cấp tính:Thân nhiệt có tăng nhưng tăng nhẹ chỉ từ 40,4 410C, giai đoạn đầu con vật có biểu hiện hắt hơi, nước mũi lỏng sau đó đặc
dần thành dịch nhầy
+ Con vật biểu hiện khó thở, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn kém.
+ Giai đoạn mới của bệnh con vật ho khan, ho nhiều vào ban đêm, dần
dần thành cơn, tiếng ho ướt, con vật chảy nước mũi, nước mắt.
+ Do những tổn thương gây ra ở phổi, con vật không thở bình thường
được nên phải thở thể bụng hay cịn gọi là thở kiểu chó, tức là ngồi như chó
17 để thở. Biểu hiện bệnh rõ nhất khi con vật hoạt động mạnh, quan sát thấy
con vật mệt đến mức không biểu hiện sợ sệt khi bị xua đuổi, nằm lỳ vẻ mệt
mỏi, tai rủ xuống.
+ Tần số tim và tần số hô hấp tăng.
+ Khám lâm sàng bằng biện pháp sờ nắn, gõ, bệnh súc tỏ ra đau đớn ở
vùng phổi bị gõ, quan sát thấy lợn vẫn biểu hiện them ăn tuy nhiên ăn uống
thất thường do bị đau.
+ Bệnh tiến triển chậm, không gây chết đột ngột nhưng nếu khơng tiến
hành điều trị kịp thời có thể chết sau 1 - 3 tuần. Mức độ và số lợn chết phụ
thuộc vào lứa tuổi của lợn, sức đề kháng và chế độ chăm sóc ni dưỡng hay
các ngun nhân thứ phát.
- Thể mạn tính:

+ Bệnh ở thể mạn tính thường xảy ra đối với các cá thể hay đàn lợn
mang mầm bệnh.
+ Bệnh súc có biểu hiện ho ngắn, liên tục và tình trạng bệnh kéo dài
gây cảm giác khó chịu cho con vật.


15

+ Lợn bị bệnh vẫn ăn uống tốt nhưng chậm lớn, kém phát triển, kém
tăng trọng.
+ Da, lông con vật mắc bệnh kém bóng mượt, lơng cứng và xù, da xuất
hiện vảy nâu, có con da nhăn nheo.
+ Nếu có tình trạng viêm kế phát, con vật ho sở mũi kèm dịch mũi đặc
nhầy như mủ.
Dù mắc bệnh ở thể á cấp hay mạn tính, con vật tiên lượng xấu, cịi cọc,
kém phát triển, giảm đầu con, tăng chi phí đầu tư. Trường hợp con vật khỏi
bệnh thì phục hồi kém do những tổn thương nặng ở phổi.
2.2.2.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn
Bệnh lý ở đường tiêu hóa xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau gây
tiêu chảy cho con vật mắc bệnh, nguyên nhân có nguyên nhân nguyên phát và
thứ phát, dù là nguyên nhân nào cũng để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ
tiêu hóa của vật nuôi. Tổng hợp các nghiên cứu xác định được một số nguyên
nhân sau:
*Tiêu chảy do vi sinh vật
Đường ruột của lợn có thể chứa các loại virus, vi khuẩn và cả nấm
mốc. Hoạt động của các vi sinh vật này duy trì ởn định, khi xuất hiện yếu tố
bất lợi khiến con vật suy giảm sức đề kháng thì vi sinh vật có hại có cơ hội
phát triển mạnh lấn át vi sinh vật có lợi, dẫn đến tình trạng mất cân bằng, ởn
định, con vật đi ngồi phân lỏng. Theo Nguyễn Đức Thủy (2015) [22].
Bùi Văn Tiến (2015) [24] cho biết: E.coli, Samonella sp, Shigela,

Klebsiella, C.pefringens…là các vi khuẩn đường tiêu hóa gây nên tình trạng
rối loạn tiêu hóa cho con vật. Tình trạng tiêu chảy ở điều kiện thuận lợi, vi
khuẩn gây bệnh nhân lên nhanh chóng và tăng cường độ lực ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe vật nuôi. E.coli vốn tồn tại ở ruột già và cuối ruột non, tuy
nhiên gặp điều kiện thuận lợi thì nhanh chóng nhân lên, đi vào máu đến các


16

cơ quan nội tạng khác. Ở đó, chúng tiếp tục nhân lên và cư trú khiến gia súc
rơi vào trạng thái bệnh lý.
Sa Đình Chiến và cs (2016) [1] khẳng định rằng E.coli là lồi gây bệnh
phở biến và thường gặp nhất của hội chứng tiêu chảy xảy ra ở lợn.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [6] cho biết trong các loài vi khuẩn gây
bệnh đường ruột E.coli chiếm tới 45,6%, cao nhất trong các lồi. Vốn dĩ hệ
tiêu hóa tồn tại 2 loại vi khuẩn, vi khuẩn có lợi lên men phân giải các chất hữu
cơ, vi khuẩn có hại chờ thời cơ gây bệnh.
Là loại vi khuẩn có hại luôn tồn tại trong đường ruột của lợn, tuy nhiên
E.coli chỉ gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi, sức đề kháng của con vật kém
do chế độ chăm sóc ni dưỡng, thời tiết hay các bệnh kế phát.
Q trình phân tích vi khuẩn E.coli và Salmonella có trong phân lợn
bệnh và lợn khỏe, Nguyễn Thị Ngữ (2005) [19] cho biết ở lợn bệnh có tỷ lệ số
mẫu nhiễm hai loài vi khuẩn này cao hơn nhiều so với tỷ lệ mẫu phân thu thập
từ lợn khỏe.
Nguyễn Mạnh Phương và cs (2012) [23] cũng cho biết, 100% mẫu
phân lợn tiêu chảy thu thập được qua quá trình phân lập đều có sự hiện diện
của Salmonella. Kết quả cho thấy tỷ lệ cao nhất ở hạch màng treo ruột và
đoạn hồi tràng chiếm tới 83,33%, tiếp đến là ở hạch amidan chiếm 66,67%,
thấp nhất là mẫu lách và gan chỉ khoảng 50,00%.
*Virus

Các tác nhân gây bệnh này bao gồm các vi rút như Rota-virus, TGE,
Parvovirus, Adenovirus. Tác động của vi rút gây tổn thương niêm mạc ruột,
sức đề kháng của cơ thể suy giảm, con vật mắc bệnh thể cấp tính.
TGE là nguyên nhân của viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, mức độ
lây truyền nhanh, con vật có các biểu hiện đặc trưng như nơn mửa sau đó ỉa chảy
nặng. Các cơ sở chăn nuôi tập trung trong thời tiết rét bệnh thường xảy ra và chỉ


×