Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tác động của thuê ngoài đến năng suất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

HÀ THỊ TƯỜNG VI

TÁC ĐỘNG CỦA THUÊ NGOÀI ĐẾN NĂNG
SUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ

Tai Lieu Chat Luong

NHỎ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

HÀ THỊ TƯỜNG VI

TÁC ĐỘNG CỦA THUÊ NGOÀI ĐẾN NĂNG
SUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã học viên

: Kinh Tế Học


: 16 83 10 10 10 010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Bích Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “ Tác động của thuê ngoài đến năng suất các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam” chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2020
Người thực hiện đề tài

Hà Thị Tường Vi

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Mở TP HCM. Trong q trình
làm luận văn tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn. Trước tiên
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tơi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Đào tạo Sau Đại Học Trường Đại
học Mở TP HCM, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời
gian học cao học vừa qua.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học đã động viên, giúp
đỡ tơi trong q trình làm luận luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2020
Người thực hiện đề tài

Hà Thị Tường Vi

ii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là phân tích mối liên hệ giữa
th ngồi và năng suất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, giai đoạn
2009 -2015. Trên cơ sở các lý thuyết liên quan, nghiên cứu tập trung vận dụng lý
thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết năng lực cốt lõi làm nền tảng phân tích sự tác
động của th ngồi và năng suất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy OLS, FEM, REM để
kiểm định các giả thuyết thơng qua việc phân tích các biến số trong mơ hình nghiên
cứu. Đồng thời tác giả thực hiện hồi quy mơ hình theo phương pháp FGLS để khắc
phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Kết quả tìm thấy được là
vững và hiệu quả, có thể phân tích được.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ th ngồi có tác động tích cực đến
năng suất theo tỷ lệ giá trị gia tăng (lợi nhuận) trên lao động và năng suất tính theo
tỷ lệ Tổng doanh thu trên Số lượng lao động của các DNVVN ở Việt Nam và có ý
nghĩa thống kê. Bên cạnh đó cũng cho thấy rằng các DNVVN thường thơng qua
th ngồi nhằm tăng tính chun mơn hóa trong doanh nghiệp và nâng cao năng

suất doanh nghiệp ( Ohnemus (2009), McCann (2009)).

iii


ABSTRACT
The study was conducted with the aim of researching to analyze the
relationship between outsourcing and productivity in small and medium enterprises
in Vietnam, period 2009-2015. Based on the related theories, research focuses on
applying transaction cost theory, core competency theory as a basis for analyzing
the impact of outsourcing and productivity in small and medium enterprises in
Vietnam. Male. The study also uses OLS, FEM and REM regression estimation
methods to test hypotheses through the analysis of variables in the research model.
At the same time, the author performed regression model according to FGLS
method to overcome the variance change phenomenon and autocorrelation. The
results found are firm and efficient, can be analyzed.
Research results show that outsourced services have a positive impact on
productivity by the ratio of value-added (profit) to labor and productivity by the
ratio of Total revenue to the number of employees of SMEs. in Vietnam and
statistically significant. It is also suggested that SMEs often outsource to increase
their specialization and improve productivity (Ohnemus (2009), McCann (2009)).

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii

DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài: ...................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 3
Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 3
Kết cấu đề tài ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................. 5
Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 5
2.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ....................................................................... 5
2.1.2 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam: .................................. 6
2.1.3 Khái niệm về Thuê ngoài – outsourcing: ................................................ 8
2.1.4 Khái niệm về năng suất ........................................................................ 10
Lý thuyết nền ........................................................................................... 13
v


2.2.1 Lý thuyết về chi phí giao dịch .............................................................. 13
2.2.2 Lý thuyết năng lực cốt lõi (Core Competency Theory) ......................... 15
2.2.3 Hàm sản xuất Cobb - Douglas .............................................................. 16
Mối liên hệ giữa thuê ngoài và năng suất ................................................. 18
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất ................................................ 19
Một số nghiên cứu trước về tác động của thuê ngoài đến năng suất .......... 23
2.5.1 Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa thuê ngoài và năng suất ................ 23
2.5.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ....................... 25
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 30
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 30

3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30
3.3. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................. 31
3.4. Phương pháp định lượng .......................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 39
4.1.

Thu nhập và xử lý dữ liệu: ...................................................................... 39

4.2. Thống kê mô tả: ....................................................................................... 39
4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ................................................... 47
4.4. Kiểm tra đa cộng tuyến theo hệ số VIF .................................................... 48
4.5. Phân tích kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu ......................................... 49
4.5.1. Kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled OLS, FEM, REM: ....................... 49
4.5.2. Mơ hình FGLS ..................................................................................... 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 59
vi


5.1. Kết luận ................................................................................................... 59
5.2. Hàm ý chính sách ..................................................................................... 61
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 64
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 80

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Đặc điểm sở hữu………………………………………………………..41
Hình 4.2 Đặc điểm hoạt động đổi mới…………………………………………...46

Hình 4.3 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu…………………………………………47

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tiêu thức xác định DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ – CP…………5
bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước……………………………………………27
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến sử dụng trong mơ hình………………………………..35
Bảng 4.1 Thống kê DN được khảo sát theo vùng miền…………………………...40
Bảng 4.2 Thống kê DN được khảo sát theo số lượng lao động…………………...41
Bảng 4.3 Thống kê DN được khảo sát theo ngành…………....…………………...42
Bảng 4.4 Thống kê nhóm dịch vụ thuê ngồi……………………………………...42
Bảng 4.5 Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình………………………………...43
Bảng 4.6 Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mơ hình nghiên cứu…...48
Bảng 4.7 Hệ số phân tích phóng đại phương sai…………………………………..49
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy với biến PRO1…………………………………………51
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy với biến PRO2…………………………………………53
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy các biến độc lập Mơ hình nghiên cứu………………..54

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

DNVVN


Doanh nghiệp vừa và nhỏ

PRO

Năng suất

FEM

Mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development)

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên
(Random Effects Model)

FGLS

Ước lượng tác động ngẫu nhiên
( Feasible Generalized Least Squares)

x


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây,Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc
phát triển kinh tế-xã hội tuy nhiên trong q trình hội nhập và tồn cầu hố như hiện nay thì
tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại; chất lượng tăng trưởng thấp, thiếu bền vững; hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đang
phải đối mặt với áp lực từ thị trường, chi phí, vốn….
Chính vì thế, Việt Nam cần một mơ hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng
và hiệu quả nhằm cải thiện năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, giúp
nền kinh tế ngày càng phát triển và vững mạnh.
Đối với các doanh nghiệp, việc tăng năng suất lao động cũng góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, khi năng lực cạnh tranh càng cao thì
doanh nghiệp sẽ bán càng nhiều sản phẩm hơn và lợi nhuận cũng sẽ tăng theo.. Vì những xu
hướng tất yếu cũng như sự cạnh tranh ngày càng cao thì các doanh nghiệp ở Việt Nam đã áp
dụng thành cơng rất nhiều mơ hình kinh doanh ngày càng hiện đại và hiệu quả giúp cho các
doanh nghiệp tăng năng suất lao động như xuất khẩu, cải tiến cơng nghệ kỹ thuật….
Một trong những mơ hình kinh doanh cũng đang dần được cải thiện và áp dụng tại Việt
Nam, đó là mơ hình th ngồi, khơng nhưng góp phần vào việc tăng năng suất mà cịn giảm
chi phí cho các doanh nghiệp. Mơ hình này khơng hề mới đối với các doanh nghiệp trên thế

giới, họ đã áp dụng rộng rãi nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh (Wekesa và Were, 2014). Bên
cạnh đó, th ngồi cịn được biết đến như một công cụ quản lý giúp doanh nghiệp cắt giảm
chi phí kinh doanh (Hendry, 1995; Kotabe, 1992; Djurovic và cộng sự, 2011; Handley and
Benton (2012) ; Sani và cộng sự, 2013), tăng lợi nhuận (Sinderman, 1995; Hamzah và cộng
sự, 2010), giảm bớt tính cồng kềnh của bộ máy (Assaf et al, 2011). Với những lợi ích đó,
các doanh nghiệp trên thế giới đã ngày càng mạnh dạn sử dụng dịch vụ thuê ngoài (Wekesa
and Were, 2014). Thuê ngoài đã trở thành một chiến lược phổ biến giữa các nhà hoạch định
chính sách để tăng năng suất (McMillan, 1995; Abraham và Taylor, 1996; Campa và
1


Goldberg,1997). Như vậy có thể thấy mối liên hệ giữa thuê ngoài và năng suất của doanh

nghiệp là chủ đề đã được nhiều tác giả nước ngoài chú ý và phân tích thực nghiệm.
Đối với Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của thuê ngoài đến năng xuất lao động
của doanh nghiệp tại Việt Nam là không nhiều. Đề tài “Tác động của thuê ngoài đến năng
suất lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, với đối tượng là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, nhằm xem xét những yếu tố tác động đến năng suất lao
động của doanh nghiệp.. Đồng thời cũng đưa ra một vài hàm ý chính sách góp phần nâng
cao năng suất lao động của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của hoạt động thuê ngoài đến năng suất tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng suất tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thơng qua th ngồi.
Câu hỏi nghiên cứu
Mức độ tác động của thuê ngoài đến năng suất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam như thế nào?
Các giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao năng suất tại các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam thơng qua th ngồi?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: Bài viết kiểm định tác động của thuê ngoài đến năng suất lao động của DN
theo dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam bao gồm 10 tỉnh và thành phố trên Việt Nam, gồm: Hà
Nội, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tp. Hồ
Chí Minh, Long An.
Đối tượng nghiên cứu: Các DNVVN nghiên cứu nằm trong cuộc khảo sát doanh
nghiệp do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI),
Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
2


(MOLISA) và Khoa Kinh tế (DOE) của Trường Đại học Copenhagen, cùng với Đại sứ quán
Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp thực hiện, dữ liệu thu thập từ năm 2007 – 2015.

Các DNVVN là một hình thức doanh nghiệp đặc thù của nền kinh tế Việt Nam,
những doanh nghiệp này có đặc điểm chung là có qui mơ rất nhỏ và vốn đầu tư rất thấp,
ngành nghề sản xuất đơn giản, khơng có hàm lượng cơng nghệ cao. Với sự phong phú và đa
dạng về ngành nghề, cơ hội để cho các DNVVN tham gia vào xuất khẩu rất lớn. Tuy có quy
mơ nhỏ nhưng với số lượng đơng đảo thì đóng góp của các DNVVN cho nền kinh tế rất lớn.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng. Trong đó, phân tích thống kê mơ tả
được thực hiện để khái quát về dữ liệu nghiên cứu, phân tích ma trận tương quan giữa các
cặp biến số để xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu định lượng trong nghiên cứu.
Từ những giả thuyết nghiên cứu đặt ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng
hồi quy OLS, FEM, REM để kiểm định các giả thuyết thơng qua việc phân tích các biến số
trong mơ hình nghiên cứu. Từ việc bác bỏ hay chấp nhận các giả thuyết, các kết quả cũng
như những kết luận chính xác được rút ra cho nghiên cứu.
Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu đã tổng hợp lý thuyết liên quan đến thuê ngoài, năng suất, mối liên hệ
giữa thuê ngoài và năng suất tại các doanh nghiệp và các yếu tố khác ảnh hưởng đến năng
suất ở cấp độ doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế là xuất khẩu, đổi mới và
môi trường kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu học tập, tham khảo trong
kinh tế quản lý. Đề tài cũng là cơ sở để phát triển những nghiên cứu mới ở qui mô lớn hơn,
sâu hơn trong lĩnh vực nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ở cấp độ doanh
nghiệp hiện nay.
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của thuê ngoài đến năng suất lao động của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, làm tăng năng suất lao động cũng như góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường giúp doanh nghiệp tăng lợi
3


nhuận, giảm chi phí, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm gia tăng năng suất lao
động cũng như mơ hình th ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh
tế phát triển nhanh và bền vững.

Kết cấu đề tài
Bố cục nghiên cứu được chia thành 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Mở đầu. Chương này giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời nêu đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu
của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Mục tiêu của chương này giải
thích các khái niệm và thuật ngữ, đồng thời giới thiệu những lý thuyết nền tảng liên quan
đến nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu đối tượng nghiên cứu,
trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, đề xuất
mơ hình kiểm định, các biến trong mơ hình.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày kết quả thông qua các kết quả định lượng
và kết luận căn cứ theo kết quả của mơ hình kiểm định.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Mục đích của chương này là trình bày kết luận và
kết quả nghiên cứu đạt được, kiến nghị giải pháp. Bên cạnh đó, nêu giới hạn của đề tài và
gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về DNVVN. Tại Việt Nam khái
niệm DNVVN được đề cập trong Nghị định 56/2009/NĐ – CP ngày 30/06/2009 : “
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn
tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của doanh
nghiệp hoặc số lao động bình quân năm ( tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể
như sau:

Bảng 2.1: Tiêu thức xác định DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ – CP
Doanh

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

nghiệp siêu
nhỏ

Khu vực

Số lao

Tổng

Số lao

Tổng

Số lao

động

nguồn vốn

động

nguồn vốn


động

lân

10

20 tỷ đồng

11-200

>20-100 tỷ

201-300

nghiệp và thủy

người

người

đồng

người

11-200

>20-100 tỷ

201-300


người

đồng

người

11-50

>20-50 tỷ

51-100

người

đồng

người

I.

Nông,

sản.
II. Công
nghiệp và xây

10

20 tỷ đồng


người

dựng
III. Thương mại
và dịch vụ.

10

10 tỷ đồng

người

Bên cạnh đó tùy theo tính chất, mục tiêu hay giai đoạn khác nhau mà Nhà
nước đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau về DNVVN. Chẳng hạn như trong thông
tư số 16/2013/TT – BTC ngày 08/02/2013 “ Hướng dẫn thực hiện gia hạn, giảm
5


một số khoản thu ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ – CP ngày
7/1/2013 của chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu “ thì DNNVV được nhận dạng như sau:
“Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc
nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã ( sử dụng dưới 200 lao động làm việc tồn bộ
thời gian năm và có doanh thu năm khơng quá 20 tỷ đồng) không bao gồm doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn,
xổ số, trị chơi có thưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt”.
Ngồi ra theo tiêu chí xác định DNNVV để Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế GTGT năm 2013 theo TT 16/2013/TT – BTC: thì căn cứ vào tiêu
chí doanh thu và số lao động: “Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là doanh

nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu
năm khơng q 20 tỷ đồng”.
Hiện nay, định nghĩa DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ – CP vẫn còn
hiệu lực và thường được sử dụng phổ biền nhất trong các nghiên cứu khoa học về
doanh nghiệp tại Việt Nam.
2.1.2 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam:
Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng ở chỗ, chúng
chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày
càng gia tăng mạnh. ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng
trên dưới 90 % tổng số các doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, chưa có số liệu thống kê về doanh
nghiệp vừa và nhỏ một cách chính thức, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho
rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng chiếm khoảng 80-90% tổng số
các doanh nghiệp.
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trị quan trọng trong sự tăng
trưởng của nền kinh tế. chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập
quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi
6


nước, Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý TW, thì hiện nay doanh nghiệp
vừa và nhỏ chiếp khoảng 24% GDP
Thứ ba, tác động lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải quyết một số
lượng lớn chổ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp
phần xố đói giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm cho người lao
động, thì khu vực này vượt trội hẳn so với khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều
vấn đề xã hội bức xúc, ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm
cho khoảng từ 50- 80% lao động trong các nghành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt
trong nhiều thời kỳ các doanh nghiệp lớn sa thải cơng nhân thì khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ lại thu hút thêm nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động

mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. ở Việt Nam cũng theo đánh giá của Viện
Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW, thì số lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong lĩnh vực phi nơng nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếm tới 72,9% tổng số
lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước.
Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm năng động nền kinh tế
trong cơ chế thị trường, do lợi thế quy mô vừa và nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng
tạo trong kinh doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chun
mơn hố và đa dạng hố mềm dẻo, hồ nhịp được với những địi hỏi của nền kinh tế
thị trường.
Thứ năm, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được khá nhiều vốn ở
trong dân. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào dân cư và yêu cầu về số lượng
vốn ban đầu không nhiều, cho nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cố tác dụng rất lớn
trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư
vào sản xuất kinh doanh, chúng tạo lập dần tập quán đầu tư vào sản xuất kinh doanh
và hình thành các khu vực để thực hiện có kết quả vấn đề huy động vốn của dân cư
theo luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trị to lớn đối với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn đã thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng
7


thời thúc đẩy các ngành thương mại- dịch vụ phát triển. Sự phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ cũng góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp
dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp
vừa và nhỏ cịn góp phần đa dạng hố cơ cấu cơng nghiệp.
Thứ bảy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào đơ thị hố phi tập trung
và thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn sẻ thu hút những người lao động thiếu hoặc chưa có
việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào

hoạt động sản xuất-kinh doanh, rút dần lao động làm nông nghiệp sang làm công
nghiệp hoặc dịch vụ, nhưng vẫn sống tại quê hương bản quán,không phải di chuyển
đi xa, thực hiên phương châm “ly nơng bất ly hương”. Đồng hành với nó là hình
thành những khu vực khá tập trung các cơ sở công nghiêp và dịch vụ ngay tại nông
thôn, tiến dần lên hình thành nhứng thị tứ, thị trấn, là hình thành các đô thị nhỏ đan
xen giữa những làng quê, là q trình đơ thị hố phi tập trung.
Thứ tám, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi ươm mầm các tài năng kinh
doanh, là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp. Kinh doanh quy mô nhỏ sẽ là nơi đào
tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu
từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh quy mô vừa
và nhỏ, một số nhà doanh nghiệp sẽ trưởng thành nên những nhà doanh nghiệp lớn
tài ba, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển. Các tài năng kinh
doanh sẻ được ươm mầm từ đây.
(Báo cáo hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mơ, cải cách thủ tục hành chính phát triển
DNVVN ở Việt Nam- Trong khn khổ dự ánUNIDO-MPI-US/VIE/95/004)
2.1.3 Khái niệm về Thuê ngoài – outsourcing:
Khi nhìn từ góc độ phương thức thâm nhập thị trường thế giới thì
Outsourcing, trong tiếng Việt nghĩa là sản xuất theo hợp đồng, là sự hợp tác hoặc
chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài,
rất nhiều người trong chúng ta thường nghĩ đến lĩnh vực gia công phần mềm hoặc
lập trình. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ này hiện diện trong nhiều lĩnh vực kinh
8


doanh: kế tốn, luật, nhân sự, cơng nghệ thơng tin, dọn dẹp văn phịng/nhà ở
(cleaning), logistic/vận tải…
Th ngồi đang là một hiện tượng được phát triển qua nhiều năm, tuy nhiên
bằng chứng thực nghiệm về quyết định thuê ngoài và các tác động của nó đối với
cơng ty vẫn cịn hạn chế. Những nghiên cứu này phân tích các hình thức th ngồi
khác nhau nhưng cho đến nay khơng có định nghĩa chính xác nào về việc th ngồi

đã xuất hiện. Thuật ngữ gia công phần mềm thường được sử dụng để chỉ tất cả các
mối quan hệ hợp đồng phụ giữa các công ty và việc thuê công nhân trong các cơng
việc phi truyền thống (Heshmati, 2003).
Th ngồi là một trong những tác động đằng sau quá trình chuyên mơn hố
quy trình sản xuất. Nó liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ trung gian từ
một bên thứ ba (Gưrg et al., 2008). Krugman (1995) đã mơ tả quá trình này là 'cắt
đứt chuỗi giá trị'. Bên cạnh việc thuê ngoài quốc tế, việc sản xuất hàng hóa trung
gian cũng trở nên phổ biến hơn với các dịch vụ th ngồi quốc tế.
Th ngồi thường có tác động tiêu cực khi nó liên quan đến th ngồi quốc
tế. Vì hầu hết các hoạt động kinh tế ở các nước phát triển đều xuất phát từ lĩnh vực
dịch vụ, khi các dịch vụ thuê ngoài quốc tế gia tăng có thể dẫn đến hiện tượng mất
việc làm. Trong khi lý thuyết thương mại kinh tế cho thấy rằng các quốc gia sẽ
không mất việc làm, ngay cả khi một quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối trong mọi
thứ (Ricardo, 1817), th ngồi cũng sẽ có tác động tiêu cực dưới dạng hiệu ứng
phân phối và thất nghiệp tạm thời.
Trong một bài viết trên tạp chí CIO Asia và MIS Financial Review,
Stephanie Overby, một chuyên gia nghiên cứu về thuê ngoài, đã định nghĩa về thuê
ngoài như sau: “Tùy theo từng cách tiếp cận với vấn đề thì có một cách định nghĩa
khác nhau về th ngồi, tuy nhiên xét một cách căn bản, th ngồi chính là việc
chuyển một phần các dịch vụ cho bên thứ ba.” Nói một cách khác, outsourcing về
bản chất là một giao dịch, thơng qua đó một cơng ty mua các dịch vụ từ một công ty

9


khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữu và chịu trách nhiệm cơ bản đối với các hoạt
động đó.
Các loại hình th ngồi:
Có thể phân loại các loại hình th ngồi theo 3 tiêu chí: ranh giới địa lý, nội
dung hoạt động và hình thức hợp tác

Xét về ranh giới địa lý:
Thuê ngoài nội địa (Iprohore outsourcing).
Thuê ngoài cận biên (Nearshore outsourcing).
Thuê ngoài ngoại biên (Offshore outsourcing).
Về nội dung:
Thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO: Business Process outsourcing).
Th ngồi hoạt động nghiên cứu, thiết kế (KPO: Knowlegde Process Outsourcing).
Thuê ngoài Cơng nghệ thơng tin (ITO: Information Technology Outsourcing)
Th ngồi Phát triển ứng dụng và bảo trì (Application Development and
Maintenance); Khơi phục dữ liệu (Disaster Recovery); Tài chính và kế tốn
(Finance and accouting); Nhân sự (Human Resources),…
Về hình thức hợp tác:
Thuê ngoài giao dịch (Traproactional Outsourcing).
Đồng thuê ngoài (Co-outsourcing alliances).
Hợp tác chiến lược (strategic partnership).
2.1.4 Khái niệm về năng suất
2.1.4.1 Khái niệm về năng suất
Nhà kinh tế học Smith (1776) là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất
(productivity) trong một bài báo bàn về vấn đề hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số
lượng lao động và khả năng sản xuất. Ông cho rằng năng suất là thước đo đầu ra
10


trên các yếu tổ đầu vào và dựa vào nguyên tắc cơ bản cùa năng suất đó là tối đa hóa
đầu và tối thiểu hóa đầu vào. Năng suất cịn được hiểu là số lượng đầu ra trên một
đơn vị thời gian hay thời gian hao phí để sản xuất được một đơn vị sản phẩm.
Cho đến nay, nhiều người vẫn hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao
động. Nhưng thực tế, ý nghĩa của năng suất mang tính tồn diện hơn nhiều. Năng
suất khơng cịn bó hẹp trong phạm vi làm ra bao nhiêu sản phẩm trên một đơn vị
thời gian, mà năng suất gắn liền với thị trường, với cạnh tranh và vì vậy sẽ song

hành với yếu tố chất lượng.
Theo Starbuck (1992), năng suất là yếu tố quyết định cho thành công của bất
kỳ doanh nghiệp nào để phát triển mạnh trong quá trình cạnh tranh, do đó các doanh
nghiệp cần phải có khả năng để sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất các nguồn lực
khan hiếm sẵn có. Các biện pháp đo lường số lượng kết quả đầu ra (sản phẩm dịch
vụ) với sản xuất như các yếu tố đầu vào được sử dụng trong q trình sản xuất.
Năng suất lao động có thể tính bằng chia số lượng sản phẩm được sản xuất cho với
số giờ làm việc được sử dụng trong sản xuất. Điều này có thể được sử dụng như
một chỉ số của mức độ năng suất hay dùng để so sánh năng suất giữa các nhà máy
khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau.
Kendrick (1993) định nghĩa năng suất là tỷ lệ đầu ra và đầu vào của nguồn
lực lao động (vốn, lao động...). Điều này có nghĩa là để tăng năng suất sản lượng
đầu ra phải nhanh hơn so với đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Hill (1993) định nghĩa năng suất là tỷ số giữa số sản phẩm được sản xuẩt và
nguồn lực cần thiết để sản xuất nó, và năng suất đo lường mối quan hệ giữa đầu ra
như sản phẩm, dịch vụ và các đầu vào bao gồm lao động, vốn, nguyên vật liệu và
các đầu vào khác.
OECD Publicatiopro (2001), năng suất được hiểu khái quát là quan hệ so
sánh giữa đầu ra và đầu vào. Tùy theo các chỉ tiêu đầu ra, đầu vào khác nhau sẽ tính
được các chỉ tiêu năng suất khác nhau.

11


Theo Coelli và cộng sự (2005) năng suất được định nghĩa là “sản lượng sản
xuất đạt được bao nhiêu từ các đầu vào cho trước”. Nếu ta đo lường sản lượng trên
một đơn vị đầu vào (vốn hoặc lao động) thì ta có chỉ tiêu năng suất lao động hoặc là
năng suất vốn. Khi kết hợp tất cả các đầu vào để tính tốn sản lượng sản xuất thì ta
có chỉ tiêu tổng năng suất (Total Factor Productivity viết tắt là TFP).
Tóm lại, năng suất được sử dụng để đánh giá chung cho tất cả các yếu tố và

cho từng yếu tố đầu vào. Nó được lượng hố thơng qua những con số cụ thể, phản
ánh mức hiệu quả của việc khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào. Khái niệm năng
suất phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, sự đổi mới và chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp. Chỉ tiêu năng suất cho doanh nghiệp cho biết được trình độ và chất
lượng của hoạt động quản trị sản xuất, đồng thời là cơ sở để xem xét việc trả cơng
cho người lao động sau mỗi q trình sản xuất. Vì vậy, việc tính tốn năng suất có ý
nghĩa rất quan trọng trong quản trị sản xuất của các doanh nghiệp.
2.1.4.2 Đo lường năng suất
Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh hịa nhập và tồn cầu hóa về kinh tế,
năng suất là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành và
trong từng doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, năng suất lao
động được coi là yếu tố quan trọng nhất. Đo lường năng suất là một công cụ quan
trọng để đánh giá toàn bộ kết quả của một doanh nghiệp.
Có nhiều cách đo lường năng suất theo quan điểm của các nhà nghiên cứu
khác nhau. Easton & Jarrell (1998), cho rằng việc đo lường năng suất chỉ cần dựa
vào các thơng số tài chính của DN. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác là Kaplan
& Norton (1992); Raaum (1992); Gao (1990) đã phát biểu rằng trong cạnh tranh
tồn cầu, các cơng ty khơng chỉ đo lường năng suất dựa trên các tỷ số tài chính mà
cịn phải đo lường sự thỏa mãn của khách hàng và sự thỏa mãn trong nội bộ DN.
Trong số những nghiên cứu này, nghiên cứu của Gao là bao hàm toàn diện nhất,
ông chia sự đo lường năng suất trong các DN sản xuất làm ba nhóm: (1) Đo lường
những vấn đề về tài chính: thị phần, doanh thu trên mỗi nhân viên, lợi nhuận trên tài
12


sản, lợi nhuận trên doanh thu; (2) Đo lường mức độ phục vụ khách hàng: sự thỏa
mãn khách hàng, những than phiền từ khách hàng, duy trì khách hàng, thời gian
thực hiện đơn hàng, sự tin cậy; (3) Đo lường sự thỏa mãn trong nội bộ DN: sự thỏa
mãn nhân viện, thu nhập, an toàn sức khoẻ, những đề nghị của nhân viên. Nanni và
cộng sự (1990) cho rằng, việc đo lường năng suất phải bổ sung cho chiến lược tồn

cầu của cơng ty. Vì thế, đo theo cách (2) và (3) ở trên là cần thiết để liên kết sự đo
lường năng suất với chiến lược cổng ty trong dài hạn. Vitale & Mavrinac (1995)
cũng thừa nhận rằng, nếu việc đo lường năng suất không liên kết với chiến lược
cơng ty thì các nỗ lực hướng về việc đo lường năng suất là lãng phí.
Theo Han and Leong (1996), đo lường năng suất giúp cho các DN giám sát
mọi hoạt động và nhận ra lĩnh vực cần cải tiến, việc đo lường năng suất trở thành
một tiêu chuẩn để so sánh hiệu quả giữa các doanh nghiệp khác nhau để nhận ra
những điểm mạnh và điểm yếu. qua các chỉ số sau:
(1) Tổng doanh thu/ Tổng chi phí
(2) Tổng doanh thu/ Số lượng lao động
(3) Tổng sản lượng/ Số lượng lao động
(4) Giá trị gia tăng (lợi nhuận)/ Số giờ công hay Giá trị gia tăng/ Số lượng
lao động
(5) Giá trị gia tăng (lợi nhuận)/ Chi phí lao động
Trong bài viết này, tác giả sử dụng định nghĩa năng suất được nhiều người
thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất, liên quan đến định lượng thông qua các chỉ số
của Han and Leong (1996) là Giá trị gia tăng/ Số lượng lao động và Tổng doanh
thu/ Số lượng lao động
Lý thuyết nền
2.2.1 Lý thuyết về chi phí giao dịch
Lý thuyết về chi phí giao dịch (Traproaction Cost Economics theory – TCE)
đươc ̣ đề xuất lần đầu tiên bởi Ronald (1937). Cụ thể tác giả, đề xuất khái niệm về
chi phí giao dịch bằng cách so sánh chi phí của thị trường và chi phí của doanh
13


×