Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

ĐỖ MINH THÌN

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI CÓ
BẢO ĐẢM TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn : TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ

Tai Lieu Chat Luong

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN



Tôi tên là: ĐỖ MINH THÌN
Ngày sinh: 09/11/1984

Nơi sinh: Đồng Tháp

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã học viên: 1983801071022

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống
thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Đỗ Minh Thìn


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị
Học viên thực hiện: Đỗ Minh Thìn

Lớp: MLAW019A


Ngày sinh: 09/11/1984

Nơi sinh: Đồng Tháp

Tên đề tài: Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên: Đỗ Minh Thìn được bảo vệ
luận văn trước Hội đồng:
Tôi Trần Huỳnh Thanh Nghị, giảng viên hướng dẫn học viên Đỗ Minh Thìn đồng ý cho
học viên được bảo vệ luận văn trước Hội đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2021
Người nhận xét

TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Quy định của pháp luật và Thực trạng áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh
doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2021

Tác giả

Đỗ Minh Thìn


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa
Đào tạo sau đại học, Thư viện trường cùng toàn thể quý thầy cô, cán bộ công nhân
viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo tất cả mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi cũng như các anh chị học viên khác trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Trần Huỳnh Thanh Nghị - người thầy đáng kính,
nhà khoa học có chun mơn sâu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong thời
gian học và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo đơn vị, các đồng nghiệp, gia đình,
bạn bè đã ln ủng hộ, nhiệt tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành
thời gian quý báo để xem luận văn, em xin chân thành tiếp nhận các ý kiến đóng
góp của q thầy cơ để luận văn hoàn chỉnh hơn.


iii

TĨM TẮT
Việc Tịa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản
trong các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại có vai trị rất quan trọng. Ngồi
việc giúp Tịa án bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nó còn là cơ

sở để Tòa án đánh giá và đưa ra phán quyết về vụ án tranh chấp một cách chính xác;
cũng như tạo điều kiện cho việc bản án được thi hành.
Tuy nhiên, việc Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm
tài sản trong các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại trên thực tế cịn ít và hiệu
quả chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: Quy định của
pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, có những quy định khơng phù hợp, khơng rõ
ràng có nhiều cách hiểu; người yêu cầu có kiến thức về biện pháp khẩn cấp tạm thời
còn hạn chế, nên chưa chủ động trong việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình; chủ
thể có quyền áp dụng cịn ít nghiên cứu về biện pháp khẩn cấp tạm thời, kinh
nghiệm áp dụng chưa nhiều;…
Do đó, tác giả cho rằng, cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu
về hồn thiện quy định của pháp luật, về người có quyền yêu cầu và về người có
quyền áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo
đảm tài sản trong vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.


iv

SUMMARY
The Court's application of temporary emergency measures with asset security
in business and commercial dispute cases has a very important role. In addition to
helping the Court to best protect the litigants' legitimate rights and interests, it also
serves as a basis for the Court to evaluate and make an accurate judgment on the
disputed case; as well as facilitate the execution of judgments.
However, the Court's application of temporary urgent measures to secure
assets in business and commercial dispute cases in fact is ineffective. There are
many reasons leading to this situation, such as: The legal provisions are incomplete,
inconsistent, there are inappropriate and unclear regulations and many
interpretations; the requesters has limited knowledge of provisional emergency
measures, so they has not taken the initiative in requesting protection of their

interests; subjects with the right to apply have little research on provisional
emergency measures, and little experience in applying them;...
Therefore, the author believes that it is necessary to have synchronous and
effective solutions to perfect the law about the person having the right to claim and
about the person having the right to apply in order to improve the effectiveness of
applying temporary emergency measures to secure assets in business and
commercial disputes at Court.


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT .................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI CÓ BẢO ĐẢM TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ
ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN .............................................7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời và biện pháp khẩn
cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại ..............7
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các
vụ án .....................................................................................................................9
1.2. Ý nghĩa và mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo
đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại ............................................11
1.3. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản

trong các vụ án kinh doanh, thương mại ...............................................................13
1.3.1. Các nguyên tắc chung ..............................................................................13
1.3.2. Nguyên tắc đặc thù ...................................................................................16
1.4. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh
doanh, thương mại .................................................................................................19
1.4.1. Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp ..............................................21
1.4.2. Biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh
chấp ....................................................................................................................22
1.4.3. Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp ...................23
1.4.4. Biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho
bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ ..................................................24
1.4.5. Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ ................................25


vi

1.4.6. Biện pháp tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến
việc đấu thầu ......................................................................................................26
1.4.7. Biện pháp bắt giữ tàu bay, tàu biển để đảm bảo giải quyết vụ án ...........27
1.5. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản
trong các vụ án kinh doanh, thương mại ...............................................................30
1.5.1. Điều kiện về chủ thể yêu cầu và chủ thể có quyền áp dụng .....................30
1.5.2. Thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm tài sản ..........................................32
1.5.3. Trình tự, thủ tục áp dụng ..........................................................................35
1.5.4. Thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời..........................39
Kết luận Chương 1 .................................................................................................41
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
CÓ BẢO ĐẢM TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG
MẠI CỦA TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN .........................................................................................................42

2.1. Thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các
vụ án kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ..................................42
2.1.1. Tổng quan về tình hình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm
tài sản trong các vụ án kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ..42
2.1.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án
kinh doanh thương mại được Tòa án áp dụng phổ biến trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp ....................................................................................................................43
2.1.3. Phân tích, đánh giá về một số vụ án kinh doanh thương mại áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .......44
2.1.4. Các vướng mắc, bất cập phát sinh trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại .....................52
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại ............59
2.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật ..........................................................59
2.2.2. Về phía người có quyền u cầu và người có quyền áp dụng ..................69
Kết luận Chương 2 .................................................................................................74
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76


vii

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

STT

Thuật ngữ viết tắt

Thuật ngữ viết đầy đủ


1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

3

BPBĐ

Biện pháp bảo đảm

4

BPKCTT

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

5

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán


6

HĐXX

Hội đồng xét xử

7

HTND

Hội thẩm nhân dân

8

TAND

Tòa án nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong BLTTDS năm 2015 quy định BPKCTT được áp dụng để bảo vệ yêu
cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ,
bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc
phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hay thi hành án và trong tố tụng dân
sự thì chỉ có Tịa án mới có thẩm quyền áp dụng BPKCTT, tùy thời điểm là do
Thẩm phán áp dụng khi trước lúc mở phiên tòa hay HĐXX áp dụng khi đã mở
phiên tòa.

Việc quy định Tòa án áp dụng BPKCTT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, khi có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu có hành vi tẩu tán tài
sản, hủy hoại chứng cứ... nên việc áp dụng BPKCTT của Tịa án trong q trình giải
quyết vụ án là hết sức quan trọng, không để xảy ra các hành vi tẩu tán tài sản, hủy
hoại chứng cứ và các hành vi khác của người bị yêu cầu áp dụng BPKCTT gây thiệt
hại cho người có quyền và lợi ích hợp pháp. Vì vậy, việc áp dụng BPKCTT sẽ giúp
cho phán quyết bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án được bảo đảm thi
hành khi đã có hiệu lực pháp luật, đảm bảo pháp luật, công lý được thực thi một
cách nghiêm minh, giúp cho Tòa án thực hiện chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cũng như
tạo được niềm tin của người dân vào cơ quan pháp luật.
Tuy BPKCTT có nhiều tính tích cực, dù đã được quy định trong BLTTDS,
được HĐTP TAND tối cao hướng dẫn trong Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP
ngày 24/7/2005 và mới nhất là Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020,
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2020. Nhưng vẫn cịn nhiều quy định khơng
chặt chẽ, rõ ràng, thực tiễn có nhiều cách hiểu và áp dụng của Tòa án trong việc áp
dụng các quy định về các BPKCTT, một số Thẩm phán đã không áp dụng, áp dụng
không đúng khi giải quyết tranh chấp, nhất là tranh chấp trong kinh doanh, thương
mại nên không kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của đương sự khi mà quyền,


2

lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Có trường hợp những người áp dụng các biện
pháp này phạm tội ra quyết định trái pháp luật phải bị xử lý hình sự, dẫn đến việc
những người có thẩm quyền áp dụng BPKCTT rất ngán ngại, né tránh, tìm cách từ
chối không áp dụng các BPKCTT.
Với những lý do nêu trên, cùng với việc là người công tác trong ngành Tòa
án, nên tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài "Quy định của pháp luật và Thực trạng
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh

doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp" để làm Luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Áp dụng BPKCTT trong giải quyết vụ án dân sự nói chung, trong giải quyết
vụ án kinh doanh, thương mại nói riêng là chủ đề thu hút sự quan tâm đối với các
nhà nghiên cứu về pháp luật, các chuyên gia pháp lý... Vì vậy, đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu, đề tài khoa học liên quan đến việc áp dụng BPKCTT tại Tịa án
như:
Các sách bình luận khoa học về BPKCTT như: Trần Anh Tuấn – Chủ biên
(2017), Bình luận khoa học BLTTDS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2015; Nguyễn Thị Hồng Nhung - Chủ biên (2017), Sách chuyên khảo bình
luận khoa học về những điểm mới trong BLTTDS năm 2015; Đoàn Tấn Minh và
Nguyễn Ngọc Điệp (2016), Bình luận khoa học BLTTDS năm 2015; Tưởng Duy
Lượng (2016), Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại và thực
tiễn xét xử. Các sách này chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận về các BPKCTT
trong đó có các BPKCTT được áp dụng trong tranh chấp kinh doanh, thương mại
mà khơng phân tích, đánh giá về thực trạng, những hạn chế, bất cập trong q trình
áp dụng của Tịa án.
Bên cạnh đó, có rất nhiều bài báo viết về những vướng mắc, khó khăn và có
những kiến nghị đề xuất trong việc áp dụng BPKCTT giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại tại Tịa án như: Tạp chí Luật học, Tạp chí Tịa án, Trang thông
tin điện tử Thư viện bản án, Trang thông tin điện tử Nghiên cứu lập pháp, Cổng
thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao... Những bài viết này nêu lên được


3

một số vướng mắc, đưa ra một số kiến nghị; Nhưng đây chỉ là những khía cạnh nhỏ
trong thực tế áp dụng BPKCTT của Tòa án.
- Luận văn “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt
Nam”, Lê Thị Thu Hằng (2012), Thạc sĩ Luật học.

- Luận văn “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án
dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm”, Nguyễn Thị Thủy (2013), Thạc sĩ Luật học.
Hai cơng trình nghiên cứu trên của tác giả Lê Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị
Thủy tương đối đầy đủ, tồn diện về BPKCTT trong BLTTDS. Nhưng do các cơng
trình này có phạm vi nghiên cứu rộng, nên chiều sâu cịn hạn chế, chủ yếu liệt kê
cịn việc phân tích các BPKCTT chưa được cụ thể. Bên cạnh đó, các cơng trình
nghiên cứu này là nghiên cứu các BPKCTT trong BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ
sung năm 2011; mà hiện nay quy định của BLTTDS năm 2015 về BPKCTT đã có
một số sự thay đổi khác biệt, dẫn đến các cơng trình nghiên cứu này đến nay có một
số điểm khơng cịn phù hợp.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học luật Hà Nội
“Biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”,
Chủ nhiệm đề tài Tiến sĩ Trần Phương Thảo (2017).
Ở cơng trình nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện
về BPKCTT theo quy định của BLTTDS năm 2015. Nhưng do nghiên cứu quá
rộng, bao quát hết các BPKCTT, nên chưa đi vào chiều sâu, chưa nghiên cứu cụ thể
từ phía áp dụng BPKCTT của Tịa án.
- Luận văn “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án”, Huỳnh Thị Mộng Thúy (2019), Thạc sĩ
Luật học.
- Luận văn “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết vụ án kinh doanh,
thương mại từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội”, Hồ Thị
Tuyết (2018), Thạc sĩ Luật học.
Tuy các luận văn của tác giả Huỳnh Thị Mộng Thúy và Hồ Thị Tuyết nghiên
cứu về áp dụng BPKCTT trong vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án, nhưng do


4

nghiên cứu toàn bộ các BPKCTT được áp dụng trong vụ án kinh doanh, thương mại

nên dàn trải nội dung, dẫn đến phân tích chưa sâu các BPKCTT có bảo đảm tài sản
trong vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại. Ngồi việc các cơng trình nghiên
cứu này được tiến hành sau khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành thời gian
chưa dài, nên đánh giá về những bất cập trong thực tiễn áp dụng của Tòa án còn ít;
thì thời điểm các tác giả thực hiện các cơng trình nghiên cứu thì Nghị quyết số
02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn áp dụng
các BPKCTT trong BLTTDS năm 2015 chưa được ban hành. Do đó, có những vấn
đề của các cơng trình nghiên cứu này đến nay khơng cịn phù hợp nữa.
Và vấn đề cấp thiết đặt ra là thực tế áp dụng BPKCTT trong BLTTDS năm
2015 kể từ khi có Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 có mang lại hiệu
quả tốt nhất hay khơng, có tháo gỡ được những bất cập trước đó hay chưa. Chính vì
thế tác giả lựa chọn đề tài "Quy định của pháp luật và Thực trạng áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp" làm luận văn thạc sĩ luật kinh tế của mình, tác giả tiến
hành nghiên cứu các quy định của BLTTDS năm 2015 kết hợp với Nghị quyết
02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 nên khơng trùng lắp với các cơng trình nghiên
cứu trước đó.
3. Mục tiêu của việc nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu, phân tích về nội dung các quy định của pháp luật về áp
dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại
tại Tòa án. Liên hệ thực tiễn hiệu quả áp dụng các biện pháp này của Tòa án trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại. Chỉ ra
các hạn chế, bất cập quy định của pháp luật trong thực tiễn áp dụng, từ đó đề ra
những giải pháp, đưa ra kiến nghị hoàn thiện.


5

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích, làm rõ một số quy định của pháp luật liên quan đến việc áp dụng
BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại Tòa án.
- Phân tích thực tiễn hiệu quả của việc áp dụng pháp luật liên quan đến áp
dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản của Tòa án trong giải quyết vụ án tranh chấp
kinh doanh, thương mại tại tỉnh Đồng Tháp.
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật và nâng
cao hiệu quả áp dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh
doanh, thương mại tại Tòa án.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về áp dụng BPKCTT có bảo đảm
tài sản trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại?
- Thực tiễn áp dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh
doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có những hạn chế, bất cập gì và
ngun nhân?
- Cần có những đề xuất, kiến nghị gì để hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả áp dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương
mại?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành và
thực tiễn áp dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh doanh,
thương mại theo quy định của BLTTDS năm 2015 cùng văn bản hướng dẫn thi
hành.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng áp dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản trong
giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đọan từ
khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2016) đến năm 2021.



6

6. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn để tìm hiểu cặn kẽ các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa
án.
- Sử dụng phương pháp so sánh để tham khảo thực tiễn áp dụng các
BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại của
Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Bên cạnh đó cịn sử dụng các phương pháp suy lý, thống kê luật học, khảo
cứu các tài liệu liên quan đến việc áp dụng BPKCTT tại Tòa án.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần tạo cơ sở khoa học về mặt lý luận, làm rõ nội hàm các
quy định của pháp luật về áp dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ
án kinh doanh, thương mại tại Tòa án.
Từ các quy định của pháp luật, qua thực tiễn của Tịa án trong áp dụng các
BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa
án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, luận văn chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị để hồn thiện pháp luật về áp dụng
BPKCTT có bảo đảm tài sản trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tịa
án.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
văn được chia thành 02 Chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án.
Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài
sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại của Tòa án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
và kiến nghị hoàn thiện.



7

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
KHẨN CẤP TẠM THỜI CÓ BẢO ĐẢM TÀI SẢN TRONG CÁC VỤ ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN

1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời và biện
pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh,
thương mại
1.1.1. Khái niệm
BLTTDS hiện hành không đưa ra khái niệm về BPKCTT, nhưng tại Điều
111 đưa ra điều kiện và phạm vi để Tòa án áp dụng BPKCTT. Cụ thể, đó là phải
trong q trình giải quyết vụ án (đối với vụ án đã được Tòa án thụ lý) đương sự,
người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ
án quy định tại Điều 187 của BLTTDS có quyền yêu cầu Tịa án đang giải quyết vụ
án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT quy định tại Điều 114 của BLTTDS để tạm
thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,
thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại
khơng thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Đối với trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ,
ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi đương sự mới nộp đơn khởi kiện,
mà Tòa án chưa thụ lý vụ án thì pháp luật tố tụng dân sự vẫn cho phép cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tịa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng
BPKCTT quy định tại Điều 114 của BLTTDS đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện
cho Tịa án đó.
Ngồi ra, pháp luật tố tụng dân sự cho phép Tòa án có quyền tự mình ra
quyết định áp dụng BPKCTT, nhưng chỉ được tự áp dụng khi thỏa mãn hai điều

kiện là:
- Thứ nhất, tạm gọi là điều kiện cần, Tòa án chỉ được tự mình áp dụng các
BPKCTT như giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,


8

người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hoặc buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ
cấp dưỡng...trong các vụ án dân sự.
- Thứ hai, tạm gọi là điều kiện đủ, Tòa án chỉ tự mình được áp dụng các biện
pháp trên trong trường hợp đương sự không làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời vì có lý do chính đáng hoặc trở ngại khách quan.
Khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ hai điều kiện cần và đủ như trên thì Tịa án
mới được phép tự mình áp dụng BPKCTT.
Theo Pgs.Ts Phạm Duy Nghĩa: “Biện pháp KCTT được hiểu là một công
đoạn tố tụng rút ngắn và giản đơn nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh
chóng, kịp thời nhằm bảo vệ chứng cứ, tài sản tranh chấp hoặc các đảm bảo khác
thiết yếu cho thi hành các nghĩa vụ, trong khi phiên tranh tụng chính chưa kết
thúc.”1
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự cùng với thực tiễn áp dụng của
Tòa án, Tác giả đưa ra khái niệm về BPKCTT như sau: BPKCTT là các biện pháp
được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự, được Tịa án tự mình áp dụng hoặc
áp dụng theo yêu cầu của đương sự trong quá trình xem xét, giải quyết vụ án để đáp
ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm
trọng có thể xảy ra hoặc đảm bảo cho việc thi hành án.
Hiện nay, các tranh chấp kinh doanh, thương mại chưa có quy trình tố tụng
riêng mà được áp dụng chung trong BLTTDS năm 2015, do đó khi có tranh chấp
kinh doanh, thương mại xảy ra mà đương sự có u cầu Tịa án giải quyết thì Tòa
án căn cứ vào pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết. Lĩnh vực dân sự trong

BLTTDS được hiểu theo nghĩa rộng gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.
Do đó, khái niệm BPKCTT có bảo đảm tài sản trong vụ án kinh doanh,
thương mại cũng tương đồng với khái niệm chung nêu trên.

1

Phạm Duy Nghĩa (2010), Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 23 (184), tr. 77.


9

1.1.2. Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm tài sản trong
các vụ án
1.1.2.1. Là biện pháp do Tòa án tiến hành
Nếu như trong tố tụng hình sự các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp
cưỡng chế (BPKCTT) là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án2. Còn trong Luật
trọng tài thương mại ngồi Tịa án thì Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng
BPKCTT3. Nhưng trong tố tụng dân sự theo nghĩa rộng bao gồm kinh doanh,
thương mại thì Tịa án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng BPKCTT4, có thể thấy
việc áp dụng BPKCTT trong tố tụng dân sự là thẩm quyền chun biệt và chỉ có
Tịa án là chủ thể được trao quyền áp dụng.
Tại đạo luật gốc là Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ: “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”5 mà TAND được giao
nhiệm vụ là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp. Như vậy, chỉ có Tịa án mới có thẩm quyền áp dụng các
BPKCTT trong tố tụng dân sự, mà khơng có một cơ quan, tổ chức nào khác được
trao quyền này. BPKCTT có bảo đảm tài sản trong vụ án kinh doanh, thương mại

cũng mang đầy đủ đặc điểm này.
1.1.2.2. Là biện pháp mang tính khẩn cấp
Tính khẩn cấp thể hiện qua thủ tục Tịa án phải xem xét giải quyết đơn yêu
cầu áp dụng BPKCTT của đương sự kể cả trong trường hợp Tòa án chưa thụ lý vụ
kiện. Đối với các biện pháp khác như thu thập chứng cứ, hịa giải thì Tịa án chỉ
được tiến hành khi đã thụ lý vụ án. Còn trường hợp áp dụng BPKCTT thì khi đương
sự có u cầu cùng lúc với việc nộp đơn khởi kiện, mặc dù Tòa án chưa thụ lý yêu

2

Xem thêm khoản 1 Điều 34 và Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm
2017.
3
Khoản 1 Điều 49, khoản 1 Điều 53 Luật trọng tài thương mại năm 2010.
4
Tưởng Duy Lượng (2016), Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 237.
5
Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013.


10

cầu khởi kiện của đương sự, nhưng nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định Tịa án
vẫn áp dụng.
Tính khẩn cấp còn thể hiện qua thời hạn mà Tòa án xem xét áp dụng
BPKCTT, bởi lẽ nó địi hỏi phải được xử lý rất nhanh6, thời hạn để Tòa án xem xét,
áp dụng BPKCTT ngắn hơn nhiều so với các biện pháp Tịa án thực hiện trong q
trình giải quyết vụ án. Cụ thể, trong trường hợp Tòa án nhận đơn u cầu trước thời
điểm mở phiên tịa thì Thẩm phán phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày

làm việc, kể từ ngày nhận đơn7. Như vậy, so với các biện pháp như thu thập chứng
cứ, hòa giải thì Tịa án được tiến hành trong suốt q trình giải quyết vụ án mà
khơng bị giới hạn thời gian phải thực hiện rất ngắn như BPKCTT.
Các BPKCTT có bảo đảm tài sản trong vụ án kinh doanh, thương mại cũng
mang đầy đủ đặc điểm này.
1.1.2.3. Là biện pháp mang tính tạm thời
Tính tạm thời thể hiện ở việc quyết định áp dụng BPKCTT không phải là
quyết định cuối cùng giải quyết vụ án, mà chỉ là một biện pháp được Tịa án áp
dụng trong q trình Tịa án giải quyết vụ kiện tranh chấp giữa các bên, biện pháp
này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định8 có thể bị thay đổi khi xét thấy
BPKCTT đang được áp dụng khơng cịn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc có
thể áp dụng bổ sung9; BPKCTT có thể bị hủy bỏ khi thuộc một trong các trường
hợp như Người yêu cầu áp dụng BPKCTT đề nghị hủy bỏ; Người phải thi hành
quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp
bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;…..10
Tuy mang tính tạm thời, nhưng việc quy định Tịa án có quyền áp dụng
BPKCTT trong q trình xem xét, giải quyết vụ kiện tranh chấp tạo điều kiện thuận

6

Tưởng Duy Lượng (2016), Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 238.
7
Điểm a khoản 2 Điều 133 BLTTDS năm 2015.
8
Tưởng Duy Lượng (2016), Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 238.
9
Xem Điều 137 BLTTDS năm 2015.
10

Điều 138 BLTTDS năm 2015.


11

lợi cho Tòa án xác định sự thật khách quan, từ đó đưa ra bản án, quyết định giải
quyết vụ án được chính xác, bảo đảm cho việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,
bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại khơng thể khắc phục được, ngăn chặn
hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, bảo đảm cho việc thi hành án. Trong vụ án
kinh doanh, thương mại chủ yếu đảm bảo cho việc bảo vệ tài sản, bảo tồn tình
trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, ngăn chặn hậu quả
nghiêm trọng có thể xảy ra và bảo đảm cho việc thi hành án.
1.1.2.4. Là biện pháp có hiệu lực thi hành ngay
Đây được xem là đặc điểm nổi bật của BPKCTT, khi quyết định áp dụng
BPKCTT được ban hành nó có hiệu lực thi hành ngay, buộc cá nhân, cơ quan, tổ
chức nghiêm chỉnh chấp hành. Đặc điểm này tương đồng với bản án phúc thẩm giải
quyết vụ kiện tranh chấp có hiệu lực pháp luật kể từ ngày (ban hành) tuyên án11.
Như chúng ta biết, khi đã có kết quả giải quyết vụ án tranh chấp bằng bản án,
quyết định của cấp sơ thẩm (trừ quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự)
thì vẫn chưa có hiệu lực pháp luật và chưa thể buộc các bên phải thi hành. Cịn
quyết định áp dụng BPKCTT có hiệu lực thi hành ngay12 và đương sự chỉ có quyền
khiếu nại, Viện kiểm sát chỉ có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải
quyết vụ án về quyết định áp dụng BPKCTT13 chứ đương sự khơng có quyền kháng
cáo, Viện kiểm sát khơng có quyền kháng nghị mặc dù đây chỉ là biện pháp tạm
thời, chứ không phải là phán quyết cuối cùng.
BPKCTT có bảo đảm tài sản trong vụ án kinh doanh, thương mại cũng mang
đầy đủ đặc điểm này.
1.2. Ý nghĩa và mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại
Việc áp dụng BPKCTT có bảo đảm tài sản trong vụ án kinh doanh, thương

mại có ý nghĩa, mục đích rất to lớn trong việc Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp

11

Xem khoản 6 Điều 313 BLTTS năm 2015.
Xem khoản 1 Điều 139 BLTTDS năm 2015.
13
Điều 140 BLTTDS năm 2015.
12


12

pháp chính đáng của đương sự, tạo điều kiện cho Tịa án đưa ra phán quyết giải
quyết vụ án chính xác, là cơ sở vững chắc để bản án, quyết định của Tịa án khi đã
có hiệu lực pháp luật được thi hành.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đương sự ở đây khơng chỉ
bảo vệ cho người yêu cầu áp dụng BPKCTT qua việc giải quyết được yêu cầu cấp
bách của họ, mà còn bảo vệ cho người bị áp dụng và bên thứ ba có liên quan đến
việc áp dụng BPKCTT. Từ việc buộc bên yêu cầu áp dụng phải nộp cho Tòa án
chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí q,
đá q hoặc giấy tờ có giá để trong trường hợp Tòa án áp dụng BPKCTT theo yêu
cầu của người yêu cầu mà biện pháp này khơng đúng, gây thiệt hại thì người u
cầu áp dụng phải bồi thường14.
- Giúp Tòa án đưa ra phán quyết giải quyết vụ án chính xác qua việc buộc
đương sự cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp. Ví dụ: Cơng ty A (bên
bán) và Cơng ty B (bên mua) tranh chấp với nhau về hợp đồng mua bán máy móc
dây chuyền xay xát lúa gạo, sau khi Công ty A lắp đặt xong cho Công ty B, thì
Cơng ty B khơng thanh tốn hết số tiền mua bán theo hợp đồng vì cho rằng Cơng ty

A cung cấp một số bộ phận máy móc khơng đúng với hợp đồng. Công ty A khởi
kiện Công ty B ra Tịa án, khi Tịa án đang giải quyết thì Cơng ty A phát hiện Công
ty B thay thế một số bộ phận của máy móc thiết bị Cơng ty A đã lắp đặt cho Công
ty B, Công ty A yêu cầu và Tịa án áp dụng BPKCTT cấm Cơng ty B thay đổi hiện
trạng tài sản đang tranh chấp sẽ giúp cho hiện trạng tài sản tranh chấp được giữ
nguyên, khi Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ (xem xét, thẩm định tại chỗ) sẽ
đúng với hiện trạng tài sản làm cơ sở để Tòa án đánh giá bên nào vi phạm hợp
đồng, từ đó đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp chính xác.
- Có thực tế là để trốn tránh không phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi bản
án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, nên trong quá trình giải quyết vụ

14

Khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015.


13

án đương sự có nghĩa vụ cố ý thực hiện hành vi đối với tài sản của mình hoặc tài
sản đang tranh chấp như hủy hoại, tẩu tán, chuyển dịch tài sản (bán, tặng cho...).
Theo Ts Nguyễn Thị Hồng Nhung thì: “Tâm lý chung của bị đơn khi bị kiện sẽ tìm
cách tiêu hủy, tẩu tán tài sản để tránh thực hiện nghĩa vụ”15. Từ đó, cho dù kết quả
giải quyết vụ án tranh chấp của Tịa án có chính xác đến đâu nhưng không được
nghiêm chỉnh chấp hành do không thể thi hành án. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho cá nhân, tổ chức không lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp
mà sử dụng các phương thức khác, trong đó có cả phương thức vi phạm pháp luật.
1.3. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có bảo đảm
tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại
1.3.1. Các nguyên tắc chung
BPKCTT có bảo đảm tài sản trong các vụ án kinh doanh, thương mại được

quy định trong BLTTDS năm 2015 có các nguyên tắc chung của tố tụng dân sự như
tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự, quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự, cung cấp chứng cứ và chứng minh, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bảo đảm
quyền khiếu nại, tố cáo…
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
Nếu BLDS được xem là luật nội dung, thì BLTTDS là luật tố tụng quy định
về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự nói chung16, trong đó có các vụ án kinh
doanh, thương mại. Quá trình giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại
trong trường hợp đương sự có u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT thì Tịa án chỉ
được tiến hành các trình tự thủ tục và áp dụng các BPKCTT được quy định trong
BLTTDS, hay nói cách khác phải tuân theo các quy định của BLTTDS17. Tuy Tịa
án có thể áp dụng các BPKCTT khác khơng được quy định trong BLTTDS, nhưng
BLTTDS chỉ cho phép áp dụng khi luật khác có quy định18, đây là quy định mang

15

Nguyễn Thị Hồng Nhung - Chủ biên (2017), Sách chuyên khảo bình luận khoa học về những điểm mới
trong BLTTDS năm 2015, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 72.
16
Xem Điều 1 BLTTDS năm 2015.
17
Điều 3 BLTTDS năm 2015.
18
Khoản 17 Điều 114 BLTTDS năm 2015.


14

hướng mở, dự trù cho Tòa án áp dụng các BPKCTT trong các luật chuyên ngành
khác, mà các biện pháp này chưa được quy định trong BLTTDS nhằm bảo vệ tối đa

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
Trong dân sự nói chung ln có ngun tắc bất di bất dịch là “việc dân sự cốt
ở hai bên” có nghĩa là Tịa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp khi đương sự có
đơn khởi kiện gởi cho Tịa án, Tịa án khơng tự mình giải quyết các tranh chấp giữa
các bên mà khơng có bên nào có đơn khởi kiện. Bên cạnh đó, trong q trình Tịa án
giải quyết vụ kiện đương sự cịn có quyền thay đổi, bổ sung, rút một phần hay tồn
bộ u cầu khởi kiện của mình theo quy định.
Ngun tắc này trong áp dụng BPKCTT thể hiện qua thủ tục áp dụng
BPKCTT là người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải làm đơn gởi đến Tịa án
có thẩm quyền, Tịa án xem xét nếu thấy có đủ điều kiện để áp dụng theo quy định
thì Tịa án sẽ áp dụng các BPKCTT mà đương sự yêu cầu, Tòa án không được phép
áp dụng các BPKCTT khác với các biện pháp mà đương sự yêu cầu, cũng như áp
dụng vượt quá phạm vi yêu cầu của người yêu cầu. Và sau khi Tòa án đã áp dụng
BPKCTT theo yêu cầu thì đương sự có quyền làm đơn u cầu Tòa án thay đổi, áp
dụng bổ sung, hủy bỏ BPKCTT mà mình đã u cầu Tịa án áp dụng trước đó. Tuy
Tịa án có thể tự mình áp dụng BPKCTT nhưng chỉ là trong các vụ án dân sự, hôn
nhân và gia đình, lao động và các BPKCTT Tịa án được tự mình áp dụng phạm vi
rất hẹp. Cịn đối với các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại thì Tịa án khơng
được tự mình áp dụng.
- Ngun tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh
BLTTDS quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao
nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp
pháp. Tịa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ


15

tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do BLTTDS quy
định19.

Đối với việc áp dụng BPKCTT để Tịa án chấp nhận u cầu áp dụng của
mình thì tùy theo BPKCTT được yêu cầu mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa
án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng các BPKCTT đó20. Trong
một số trường hợp đương sự có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan,
tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề
nghị Tịa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ21 để chứng minh cho sự cần thiết
phải áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của mình.
- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền u
cầu Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT để tạm thời
giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ
chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại khơng thể khắc phục được,
đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Pháp luật cho phép tất cả
các bên trong vụ án có thể là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đều có quyền được u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT và các đương sự phải có
nghĩa vụ chấp hành các Quyết định về BPKCTT. Các trình tự thủ tục về đơn yêu
cầu áp dụng, cung cấp chứng cứ, buộc thực hiện BPBĐ thì các đương sự có quyền
và nghĩa vụ thực hiện như nhau khi có yêu cầu áp dụng BPKCTT.
Đây là nguyên tắc chung trong tố tụng dân sự là mọi cơ quan, tổ chức, cá
nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án22.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo
Có thực tế phải nhìn nhận là trong q trình tiến hành tố tụng cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể có những hành vi, quyết định sai sót, vi

19

Điều 6 BLTTDS năm 2015.
Khoản 1 Điều 133 BLTTDS năm 2015.
21

Khoản 2 Điều 106 BLTTDS năm 2015.
22
Khoản 1 Điều 8 BLTTDS năm 2015.
20


×