Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 224 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN MIỄN

NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Tai Lieu Chat Luong

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN MIỄN

NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:Quản lý đất đai
Mã số: 62.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Vũ Thị Bình
2. TS. Trần Thùy Dương

HÀ NỘI - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Tác giả luận án

Trần Xuân Miễn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Bình và TS. Trần Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều thời gian và cơng sức cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành
luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Yên Dũng
và các xã trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, thu thập
số liệu và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo Khoa Trắc địa – Bản đồ và
Quản lý đất đai, Bộ môn Địa chính, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hồn thiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi,động viên khuyến khích và giúp đỡ tơi mọi mặt để tơi hồn thành luận
án này./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Tác giả luận án

Trần Xuân Miễn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

I

Lời cảm ơn

II

Mục lục

III

Danh mục chữ viết tắt

VII


Danh mục bảng

VIII

Danh mục biểu đồ

X

Danh mục hình

XI

Trích yếu luận án

XII

Thesis abstract

XIV

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1


1.2

Mục tiêu của đề tài

2

1.3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

3

1.4

Những đóng góp mới của đề tài

3

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1


Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới

5

2.1.1

Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới

5

2.1.2

Quan điểm về phát triển nông thôn

6

2.1.3

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới

7

2.1.4

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020 của Việt Nam

2.2


11

Nhu cầu sử dụng đất trong xây dựng nông thôn trên thế giới và Việt
Nam

13

2.2.1

Nhu cầu sử dụng đất trong phát triển nông thôn trên thế giới

13

2.2.2

Đất đai với phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn vừa qua

18

2.2.3

Nhu cầu sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

21

2.3

Cơ sở khoa học dự báo nhu cầu sử dụng đất

27


2.3.1

Khái quát về khoa học dự báo nhu cầu sử dụng đất

27

2.3.2

Nghiên cứu dự báo nhu cầu sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam

29

2.3.3

Ứng dụng mơ hình tốn tối ưu trong dự báo nhu cầu sử dụng đất

32

iii


2.4

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

33

2.4.1


Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng nơng thơn mới

33

2.4.2

Một số cơng trình nghiên cứu về dự báo nhu cầu sử dụng đất

34

2.5

Nhận xét chung tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu chính của đề
tài

38

2.5.1

Nhận xét chung về tổng quan tài liệu

38

2.5.2

Hướng nghiên cứu chính của đề tài

39

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


40

3.1

Địa điểm nghiên cứu

40

3.2

Thời gian nghiên cứu

40

3.3

Đối tượng nghiên cứu

40

3.4

Nội dung nghiên cứu

40

3.4.1

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng


40

3.4.2

Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên
Dũng giai đoạn 2010-2015

3.4.3

40

Mối tương quan giữa sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn
mới trên địa bàn huyện n Dũng

3.4.4

41

Xây dựng mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Yên Dũng

3.4.5

41

Đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Yên Dũng

3.4.6


42

Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng đất trong q trình xây dựng nơng
thơn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng

42

3.5

Phương pháp nghiên cứu

43

3.5.1

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp

43

3.5.2

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu mơ hình

43

3.5.3

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp


45

3.5.4

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

45

3.5.5

Phương pháp phân tích tương quan

46

3.5.6

Phương pháp phân tích SWOT

49

3.5.7

Phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng đất

49

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

56


iv


4.1

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng

56

4.1.1

Điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái

56

4.1.2

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

60

4.1.3

Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010-2015

62

4.1.4

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Dũng


64

4.2

Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Yên Dũng giai đoạn 2010-2015

65

4.2.1

Thực trạng của các xã trước khi triển khai xây dựng nơng thơn mới

65

4.2.2

Phân tích thực trạng sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới

67

4.2.3

Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thơn mới

72

4.2.4


Phân tích kết quả thực hiện theo 5 nhóm tiêu chí nơng thơn mới

72

4.2.5

So sánh kết quả thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới tại huyện n Dũng với
các khu vực lân cận và cả nước

4.2.6

75

Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng

4.3

77

Mối tương quan giữa sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí nơng
thơn mới tại huyện n Dũng

80

4.3.1

Thu thập dữ liệu và xác định giá trị của các biến

80


4.3.2

Xác định hệ số tương quan (r)

83

4.3.3

Phân tích mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được
các tiêu chí nơng thơn mới

4.3.4

88

Đánh giá chung về mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ
đạt được các tiêu chí nơng thơn mới

4.4

93

Xây dựng mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Yên Dũng

95

4.4.1


Xác lập các biến trong mô hình dự báo

95

4.4.2

Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm I và nhóm II

98

4.4.3

Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm III

98

4.4.4

Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất thuộc nhóm IV

102

4.4.5

Xây dựng sơ đồ thuật tốn của mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất

108

4.5


Đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Yên Dũng

109

v


4.5.1

Giới thiệu chung về các xã áp dụng thử nghiệm mơ hình

4.5.2

Áp dụng thử nghiệm mơ hình và đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất
đến năm 2020 tại 3 xã Tư Mại, Hương Gián và Đồng Phúc

4.5.3

123

Đánh giá chung kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng

4.6

111

Kiểm định kết quả dự báo của mơ hình đến 2015 tại 3 xã Tư Mại, Hương Gián
và Đồng Phúc


4.5.4

109

128

Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng đất trong q trình xây dựng
nơng thơn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng

131

4.6.1

Tiếp tục hoàn thiện cơng tác dồn điền đổi thửa gắn với tích tụ đất đai

131

4.6.2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo
điều kiện phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa

132

4.6.3

Ưu tiên phân bổ, bố trí hợp lý quỹ đất để phát triển hạ tầng nơng thơn

133


4.6.4

Hồn thiện cơng tác quy hoạch xây dựng nơng thôn mới

134

4.6.5

Xác định cụ thể và phân bổ nhu cầu sử dụng một số loại đất đặc thù trong xây
dựng nông thôn mới

136

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

137

5.1

Kết luận

137

5.2

Kiến nghị

139


Danh mục các cơng trình cơng bố

140

Tài liệu tham khảo

141

Phụ lục

149

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCH

Ban chấp hành

CNH


Cơng nghiệp hố

CSVC

Cơ sở vật chất

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

HĐH

Hiện đại hố

HĐND

Hội đồng nhân dân


KHCN

Khoa học cơng nghệ

NQ

Nghị quyết

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

TT

Thông tư

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

vii


DANH MỤC BẢNG
Thứ tự

Tên bảng

Trang

2.1

Thực trạng nông nghiệp, nông thôn một số nước trên thế giới

18

2.2

Đất đai với phát triển hạ tầng nông thôn giai đoạn 2010 - 2015


19

2.3

Nhu cầu đất đai phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng đế n năm 2020

23

3.1

Một số yếu tố sử dụng đất đưa vào mơ hình phân tích tương quan (các biến
độc lập X)

47

3.2

Phân cấp mức độ tương quan của các mối quan hệ

48

4.1

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Dũng năm 2015

62

4.2

Biến động sử dụng đất tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2010 – 2015


63

4.3

Mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn mới tại thời điểm năm 2010 của
các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng

4.4

Kết quả dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Yên Dũng giai đoạn 2010 - 2015

4.5

71

So sánh kết quả thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới của huyện Yên Dũng
với tỉnh Bắc Giang, khu vực lân cận và cả nước

4.7

68

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của 5 chỉ tiêu đất hạ tầng xã hội
tiêu biểu trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2010 - 2015

4.6

66


76

Tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây
dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng

80

4.8

Giá trị của các biến phụ thuộc đưa vào mơ hình

81

4.9

Giá trị của các biến độc lập (theo phương án I)

82

4.10

Giá trị của các biến độc lập (theo phương án II)

83

4.11

Kết qua phân tích tương quan theo phương án I


84

4.12

Hệ số tương quan giữa các biến X và Y theo phương án I

85

4.13

Kết qua phân tích tương quan theo phương án II

85

4.14

Hệ số tương quan giữa các biến X và Y theo phương án II

86

4.15

So sánh hệ số tương quan giữa phương án I và II

87

4.16

Phân cấp mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với tổng số tiêu
chí đạt tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng


87

4.17

Các loại đất thuộc nhóm I (các biến Qi)

96

4.18

Các loại đất thuộc nhóm II (các biến Hi)

96

viii


4.19

Các loại đất thuộc nhóm III (các biến Di)

97

4.20

Các loại đất thuộc nhóm IV

97


4.21

Chỉ tiêu sử dụng đất theo tiêu chuẩn xây dựng nơng thơn mới

99

4.22

Tính tốn định mức sử dụng của các loại đất thuộc nhóm III (xác định các
giá trị ĐMi)

4.23

100

Xác định các giá trị hồi quy của một số loại đất thuộc nhóm III có mối
tương quan với các tiêu chí nơng thơn mới

101

4.24

Xác định hệ số Vi của hàm mục tiêu

104

4.25

Kết quả xác định giá trị của các biến Hi tại xã Tư Mại


111

4.26

Kết quả xác định các giá trị của biến Di cho xã Tư Mại

112

4.27

So sánh kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 giữa mơ hình
và phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt của xã Tư Mại

114

4.28

Kết quả xác định giá trị của các biến Hi tại xã Hương Gián

115

4.29

Kết quả xác định các giá trị của biến Di cho xã Hương Gián

116

4.30

So sánh kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 giữa mơ hình

và phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt của xã Hương Gián

118

4.31

Kết quả xác định giá trị của các biến Hi tại xã Đồng Phúc

119

4.32

Kết quả xác định các giá trị của biến Di cho xã Đồng Phúc

120

4.33

So sánh kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 giữa mơ hình
và phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt của xã Đồng Phúc

4.34

Kiểm định kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2015 của mơ hình
tại xã Tư Mại

4.35

124


Kiểm định kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2015 của mơ hình
tại xã Hương Gián

4.36

126

Kiểm định kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2015 của mơ hình
tại xã Đồng Phúc

4.37

122

127

Diện tích tăng thêm của các loại đất nhóm III theo mơ hình dự báo đến
năm 2020 tại 3 xã Tư Mại, Hương Gián và Đồng Phúc

ix

129


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Thứ tự
2.1

Tên biểu đồ


Trang

Mức độ đạt chuẩn nông thôn mới của các vùng trên cả nước (đến
30/11/2015)

12

2.2

Nhu cầu sử dụng một số loại đất để phát triển kinh tế nông thôn đến năm 2020

21

4.1

Đất nông nghiệp chuyển mục đích sang phi nơng nghiệp trên địa bàn
huyện n Dũng giai đoạn 2010 – 2015

4.2

67

Dồn điền đổi thửa góp phần thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới tại các
xã trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2010 – 2015

69

4.3

Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế, xã hội


73

4.4

Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất

73

4.5

Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về VH-XH và mơi trường

74

4.6

Kết quả thực hiện 19 tiêu chí nơng thơn mới của các xã trên địa bàn huyện
Yên Dũng giai đoạn 2010-2015

4.7

75

Mức độ hồn thành các tiêu chí nơng thơn mới trên địa bàn huyện Yên
Dũng giai đoạn 2010-2015

4.8

76


Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn
mới với tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa

4.9

Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn
mới với kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

4.10

91

Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn
mới với bình quân diện tích đất thể dục thể thao

4.14

90

Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn
mới với bình qn diện tích đất sinh hoạt cộng đồng

4.13

90

Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn
mới với tỷ lệ diện tích đất giao thơng


4.12

89

Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn
mới với bình qn diện tích đất ở nơng thơn

4.11

88

92

Mối tương quan tuyến tính giữa mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn
mới với bình qn diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải

x

93


DANH MỤC HÌNH
Thứ tự

Tên hình

Trang

3.1


Vị trí các xã chọn điểm nghiên cứu

44

3.2

Sơ đồ mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất

50

4.1

Sơ đồ vị trí huyện Yên Dũng trong tỉnh Bắc Giang

56

4.2

Dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới ở n Dũng

69

4.3

Nhà văn hóa thơn Tam Sơn xã Quỳnh Sơn

70

4.4


Nhà văn hóa thơn Ninh Xun xã Tiến Dũng

70

4.5

Sơ đồ thuật tốn mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất

108

4.6

Mơ hình cánh đồng mẫu ở huyện n Dũng

133

xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Xuân Miễn
Tên Luận án: Nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 62.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: (1) Góp phần bổ sung cơ sở khoa học khẳng định vai trò của sử
dụng đất, cũng như phương pháp luận trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ

mục tiêu xây dựng nông thôn mới; (2) Xây dựng mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất
giúp cho việc xác định nhu cầu sử dụng đất hợp lý, hiệu quả đáp ứng mục tiêu xây dựng
nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng, cũng như các địa phương khác
có điều kiện tương tự.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Nhằm thu thập các tài liệu, số liệu đầu vào
để phân tích tương quan và dự báo nhu cầu sử dụng đất tại các xã nghiên cứu
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Để áp dụng thử nghiệm và đánh giá kết quả
dự báo của mô hình đề tài lựa chọn 3 xã có mức đạt chuẩn nông thôn mới ở các mức cao
(xã Tư Mại, đạt 19/19 tiêu chí), trung bình (xã Hương Gián, đạt 11 tiêu chí) và thấp (xã
Đồng Phúc, đạt 7 tiêu chí).
+ Phương pháp điều tra sơ cấp: nhằm bổ sung thêm các số liệu còn thiếu trong các
tài liệu thứ cấp để thực hiện nội dung nghiên cứu thử nghiệm mơ hình dự báo nhu cầu sử
dụng đất tại 3 xã chọn điểm nghiên cứu.
+ Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Các số liệu và phiếu điều tra, thu thập
được tổng hợp, xử lý và thống kê bằng phần mềm Microsoft Office Excel ... trên cơ sở
đó đưa ra các phân tích, đánh giá phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài.
+ Phương pháp phân tích tương quan: để xác định mối quan hệ giữa một số yếu

tố sử dụng đất với các tiêu chí nơng thơn mới.
+ Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích kết quả thực hiện xây dựng nông thôn
mới trong giai đoạn vừa qua, từ đó đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới.
+ Phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng đất: để xác định nhu cầu sử dụng cho các
loại đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới, theo các phương pháp dự báo định
lượng khác nhau.

xii


Kết quả chính và kết luận

1) Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn
mới, đặc biệt nhấn mạnh về vai trò của sử dụng đất, cũng như phương pháp luận trong
việc xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
2) Đánh giá được kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên
Dũng giai đoạn 2010-2015. Theo đó, trên địa bàn huyện Yên Dũng nhiều tiêu chí “cốt lõi”
có tỷ lệ xã đạt rất cao; so với tỉnh Bắc Giang và cả nước số tiêu chí đạt bình quân, tỷ lệ xã đạt
19 tiêu chí NTM, tỷ lệ xã đạt dưới 10 tiêu chí đều tốt hơn; thậm chí tỷ lệ xã đạt 19 tiêu
chí NTM cịn cao hơn cả khu vực Đồng bằng sông Hồng 8,08%. Tuy nhiên, vẫn cịn một
số tiêu chí có tỷ lệ xã đạt thấp như các tiêu chí: giao thơng, thuỷ lợi (mới có 36,84% xã
đạt), cơ sở vật chất văn hố, môi trường (31,58% xã đạt).
3) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi yếu tố sử dụng đất vai trò và tác động khác
nhau đến mức độ đạt được các tiêu chí nơng thơn mới. Trong 10 yếu tố sử dụng đất mà đề
tài nghiên cứu có 3 yếu tố chưa đủ độ tin cậy để xác định mối tương quan; còn 7 yếu tố xác
định được mối tương quan với độ tin cậy 95% đó là: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng
đất; bình qn diện tích đất thể dục thể thao (tương quan chặt); tỷ lệ diện tích dồn điền đổi
thửa; tỷ lệ diện tích đất giao thơng; bình qn diện tích đất ở nơng thơn, đất sinh hoạt cộng
đồng và đất bãi thãi, xử lý chất thải (tương quan tương đối chặt).
4) Trên quan điểm tiếp cận các phương pháp dự báo mang tính định lượng, đề tài
đã xây dựng một mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới
cho các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng. Theo đó, các loại đất (các biến trong mơ hình)
được chia thành 4 nhóm với các phương pháp xác định khác nhau như: theo phương án
quy hoạch sử dụng đất của cấp trên phân bổ; theo hiện trạng sử dụng đất; theo định mức
sử dụng đất; theo hệ số co giãn đất; theo mơ hình tốn tối ưu đa mục tiêu. Kết quả chạy
thử mơ hình tại một số xã cho thấy có lợi thế hơn so với với phương án quy hoạch mà địa
phương đang áp dụng như: hạn chế sự áp đặt chủ quan định tính của người lập quy hoạch,
sát với thực tiễn và tính khả thi cao hơn.
5) Đề xuất một số giải pháp về quản lý và sử dụng đất nhằm thúc đẩy tiến trình thực
hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng trong giai đoạn tới đó là: (1) Tiếp
tục hồn thiện cơng tác dồn điền đổi thửa gắn với tích tụ đất đai; (2) Chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất nơng

nghiệp hàng hóa; (3) Ưu tiên phân bổ, bố trí quỹ đất để phát triển hạ tầng nơng thơn; (4) Hồn
thiện cơng tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (5) Các giải pháp về xác định và phân bổ
nhu cầu sử dụng một số loại đất đặc thù trong xây dựng nông thôn mới.

xiii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Tran Xuan Mien
Thesis title: A study on land demand to support new rural development in Yen Dung
district, Bac Giang province
Major: Land Management

Code: 62.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To contribute to further scientific understanding of the role of land usage as well as
the methodology to determine the land demand to build new rural area.
To build a forecasting model for land demand for identification of land demand and
effective land usage to meet the goal of building new countryside in the communes of
Yen Dung District as well as other locations with similar conditions.
Materials and Methods
+ Method of survey, data collection: To collect documents, input data for
correlation analysis and forecasting land use demand in the targeted communes.
+ Method of selecting research location: To apply pilot patterns and evaluate the
result of land use demand forecast, the title chooses 3 communes that meet new rural
standards including: high level (Tu Mai met 19/19 criteria), average level (Huong Gian met
11 criteria) and low level (Dong Phuc met 7 criteria).
+ Method of primary investigation: To add on the missing data in the primary

document in order to implement the research content of testing land use demand forecast
in 3 selected communes.
+ Method of synthesis and data processing: Data and survey are synthesized and
processed by Microsoft Office Excel…on that basis, giving the analyses and evaluation for
the research content of thesis.
+ Method of correlation analysis: To determine the relationship between some
elements of land use and the new rural criteria.
+ Method of SWOT analysis: Analyze results of new countryside development in
the past period; propose solutions in the upcoming period.
+ Method of land use demand forecast: to identify the needs for all types of land
use to serve the goal of building new countryside. The title has combined many quantitative
forecasting methods such as land use norm method, use soil elasticity coefficient, apply
optimized mathematical model with multiple objectives.
Main findings and conclusions
1) The thesis has categorized theoretical and the practical bases of the new countryside
development, with special emphasis on the role of land use, as well as the methodology for the

xiv


determination of land use needs for building new countryside communities..
2) Review results of new countryside development in Yen Dung District in 2010-2015.
Accordingly, a high proportion of communes in Yen Dung district satisfied “core” criteria. In
comparision to Bac Giang province and the whole nation in terms of criteria on average, the
proportion of communes fulfilling 19 criteria of new rural construction and the proportion of
communes fulfilling lower than 10 criteria of new rural construction are both higher; the
proportion of communes fulfilling 19 criteria of new rural construction was 8.08% higher than
those in the Red River Delta. However, there are still a number of communes reaching low
criteria, such as in terms of: transportation, irrigation (36.84% of the communes has reached),
culture, environment and facilities (31.58% of the communes has reached).

3) The findings showed that each factor of land use have different effects on the level
of achievement of the new countryside criteria. Out of ten land use factors researched, three
factors are not reliable enough to determine the correlation. Seven factors determining the
correlation with 95% reliability are the results of the implementation of land use plans,
average land area for sports (tight correlation), the percentage area of land consolidation,
the rate of land area for transportation, the average rural land, the land for community
activities and land for waste disposal, and waste treatment (relatively tight correlation).
4) In the view of quantitative forecasting method, the title has developed and applied
to a pilot mathematical model to predict the demand for land for the development of new
countryside to the local communes in Yen Dung District. Land uses, variables in the model,
are divided into four groups with different methods of determining such as under the land use
planning on the allocation; under the current status of land use; under the norms of land use
according to land elasticity coefficient; under the optimized mathematical model of multiple
objectives. Test results of the model in a number of communes showed the advantages
compared to the local planning options which are applied in cases such as limiting subjective
qualitative imposition of planners, more practical and more feasible.
5) This study proposed four groups of measures to accelerate the process of
implementation of the new countryside communities in Yen Dung District in the coming period
including (1) Continue to improve land consolidation activities associated with land
consolidation; (2) Changing the structure of land use, improve the efficiency of agricultural
production, create conditions for development of agricultural production goods; (3) Prioritize
the allocation of land for the development of rural infrastructure; (4) Improving the planning of
new rural construction; (5) The measures to attract investment and promote the strength of the
entire people in the process of building new countryside communities.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là nước nông nghiệp, với gần 70% dân số sống ở vùng nông thôn
và gần 50% lao động của cả nước là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính
vì vậy, nơng nghiệp - nơng dân - nơng thơn đã và đang được sự quan tâm lớn của
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên, đời sống của nhiều người dân vùng
nơng thơn hiện nay vẫn cịn khó khăn, thiếu thốn; sản xuất nơng nghiệp cịn manh
mún, nhỏ lẻ, tự phát; chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung, chưa phát
triển được những loại nông sản hàng hóa có giá trị cao; việc khai thác và sử dụng
hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp chưa tốt, nhiều vùng chưa được quy hoạch
hoặc quy hoạch nhưng chỉ mang tính hình thức; cơ sở hạ tầng nơng thơn vẫn còn
nhiều hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, cũng như vai trị của vùng nơng
thơn trong sự nghiệp cơng nghiệp hố (CNH), hiện đại hố (HĐH) đất nước, tại
Hội nghị lần thứ 7 (ngày 5/8/2008), Ban chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khoá
X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
cụ thể hơn, ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng
nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2010–2020, với mục tiêu: nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp
với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn (PTNT) với đô thị; xã hội nơng
thơn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh
thái được bảo vệ; an ninh, trật tự được giữ vững.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra rằng chính sách đất đai
góp phần khơng nhỏ vào thành quả xây dựng và phát triển nơng thơn. Q trình
xây dựng nơng thôn mới trong giai đoạn vừa qua cho thấy việc sử dụng đất đã góp
phần cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là giao thông nông
thôn, thủy lợi, trường học, trạm y tế, chợ, bãi xử lý rác thải... qua đó góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống dân cư và thay đổi hẳn bộ mặt
nhiều vùng nông thôn trên cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế và để đảm
bảo mục tiêu XDNTM thì khả năng đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất còn thấp và

có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng. Điều đó cho thấy để đáp ứng được các mục

1


tiêu xây dựng nơng thơn mới vẫn cịn nhiều vấn đề liên quan đến quản lý và sử
dụng đất cần phải nghiên cứu, tìm hướng giải quyết điển hình như: vấn đề xác định
nhu cầu sử dụng đất, vấn đề về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, dồn diền đổi thửa gắn với tích tụ đất đai...
Tại Việt Nam, công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất, đặc biệt dự báo nhu cầu
sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới là công việc khá phức tạp và mới
mẻ, các phương pháp dự báo cịn mang tính chủ quan, định tính. Do vậy, việc
nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dự báo tiên tiến, các phương pháp mang
tính định lượng là thực sự cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Bắc Giang, là một trong số
các huyện được chọn thực hiện điểm Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bắc Giang. Sau hơn 5 năm triển khai
thực hiện Yên Dũng đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, có ý nghĩa, góp phần
cải thiện đáng kể đời sống dân sinh trên địa bàn huyện, tính đến cuối năm 2015 đã
có 6/19 xã được cơng nhận đạt chuẩn nơng thơn mới (đạt 31,58%), trung bình mỗi
xã đạt thêm 7,7 tiêu chí/xã.
Trong q trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, Yên Dũng cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước vẫn
cịn gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là vấn đề tạo quỹ đất để xây dựng
kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất; vấn đề xác định nhu cầu sử dụng
đất như thế nào để tránh lãnh phí, tránh phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
(QHSDĐ), quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Nhằm làm rõ những vấn đề trên, cũng như góp phần thực hiện tốt hơn
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới,
nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới cho

một địa bàn cụ thể như huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có ý nghĩa thực tiễn cao
và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới trên cơ sở đó xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng
đất với mức độ đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015;
- Xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy

2


quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại
các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tiếp theo.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Về không gian: Luận án nghiên cứu ở quy mô cấp xã trên địa bàn toàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đối với nội dung nghiên cứu về dự báo nhu cầu sử
dụng đất, đề tài xây dựng mơ hình chung cho các xã trên địa bàn huyện và áp dụng
thử nghiệm tại 3 xã chọn điểm.
Về thời gian: Các số liệu thứ cấp điều tra, thu thập trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2015. Nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nơng thơn
mới được tính tốn, xác định theo 2 phương án: (1) dự báo cầu sử dụng đất giai
đoạn 2010 – 2015; (2) dự báo cầu sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020;
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt
được các tiêu chí nơng thơn mới trong giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang;
- Xây dựng mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn
mới và áp dụng thử nghiệm mơ hình đó cho 3 xã điểm đại diện trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần bổ sung cơ sở khoa học khẳng định vai trò của sử dụng đất, cũng
như phương pháp luận trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu
xây dựng nông thôn mới.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xác
định nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới tại các địa phương có
điều kiện tương tự; làm tài liệu tham khảo cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hoặc một số loại hình quy hoạch khác có liên quan đến sử dụng đất;
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng
dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Quản lý đất đai,
Địa chính.
- Ý nghĩa thực tiễn:

3


+ Mơ hình dự báo nhu cầu sử dụng đất của đề tài giúp cho việc xác lập nhu
cầu sử dụng đất hợp lý, hiệu quả đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại
một số xã trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Kết quả áp dụng thử
nghiệm cho thấy mơ hình này dễ sử dụng và có hiệu quả hơn so với phương án
quy hoạch mà địa phương đang triển khai. Vì vậy, có thể áp dụng mơ hình này để
dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới cho tất cả các xã

trên địa bàn huyện Yên Dũng.
+ Đề xuất được các giải pháp để quản lý và sử dụng đất nhằm thúc đẩy quá
trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối
với các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng cũng như các địa phương khác trên cả
nước trong giai đoạn 2016 – 2020.


4


PHẦN 2 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
2.1.1. Vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới
Theo Nguyễn Văn Hùng (2015) chủ trương xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam đã được thực hiện từ khá lâu trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc, tuy nhiên nội dung chủ yếu gắn với phát triển nông nghiệp. Xây dựng
nông thôn mới thể hiện trước hết ở mục tiêu nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân.
Hiện nay, XDNTM là một mục tiêu mang tính tồn diện, bao hàm cả phát
triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nông thôn cũng như xây dựng Đảng và
mang đậm đặc trưng thời đại. Có thể nói một cách khái quát rằng, xây dựng nông
thôn mới đáp ứng được yêu cầu khoa học phát triển, xã hội ấm no, phát triển nông
thôn song hành với thành thị, xây dựng nên nông thơn mới phồn thịnh, dân chủ,
văn minh và hài hịa mang đậm đặc trưng xã hội chủ nghĩa.
Theo Nguyễn Danh Sơn (2010), để đạt được mục tiêu trên, công tác xây dựng
nông thôn mới mang một ý nghĩa rất quan trọng, nó được thể hiện qua bốn phương
diện sau: Một là ý nghĩa to lớn của nó đối với nhiệm vụ chiến lược phát triển xã hội
toàn diện; hai là ý nghĩa to lớn của nó đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển
thành thị và nông thôn đi đôi với nhau để xây dựng một xã hội phát triển hài hịa; ba
là ý nghĩa của nó đối với sự kích thích gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước đẩy
mạnh kinh tế phát triển; bốn là ý nghĩa đối với yêu cầu nêu cao năng lực và trình độ
lãnh đạo của Đảng, tăng cường công tác xây dựng Đảng.
Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, cũng như vai trị của vùng nơng
thơn trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tại Hội nghị lần thứ
7, Ban chấp hành Trung ương khoá X Đảng Cộng sản sản Việt Nam đã ban hành
Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết tồn diện nhất về phát triển nơng nghiệp,
nơng dân, nơng thơn từ trước tới nay, theo đó: “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn

có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.

5


2.1.2. Quan điểm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Mỗi
nước lại có quan niệm khác nhau về PTNT. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta
về PTNT trong giai đoạn tới được thể hiện rất rõ tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của
Ban chấp hành Trung ương khóa X, thông qua mấy điểm sau đây:
Một là: Công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là một nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong mối quan hệ
mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn: nông dân là chủ thể của q
trình phát triển, xây dựng nơng thơn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp,
dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển tồn diện, hiện
đại hóa nơng nghiệp là then chốt.
Hai là: Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển;
khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển
lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời
tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa
học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực,
nâng cao dân trí nơng dân.
Ba là: Giải quyết vấn đề nơng nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước,

tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nơng thơn ổn
định, hồ thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc,
tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời
sống nông dân.
Theo Nguyễn Quang Dũng (2010) thì PTNT là hệ thống đảm bảo sự phát
triển tổng hợp kinh tế, văn hóa, xã hội, và bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn
nhắm vào việc cải thiện mức sống, cả tinh thần và vật chất, của dân cư nơng thơn.
Tùy theo góc độ xem xét, phát triển nơng thơn có thể được diễn giải theo những
cách khác nhau. Góc độ xem xét và diễn giải nội dung PTNT tương ứng đồng thời
phục vụ triển khai thực hiện PTNT theo các cách, mục tiêu khác nhau.
Phạm Tất Thắng (2011) cho rằng: “Phát triển nông thôn bao gồm tất cả các

6


vấn đề gắn với đời sống của người dân và môi trường, không gian sống ở khu vực
nông thôn. Đây là một quá trình đa chiều hướng tới hội nhập bền vững trong tất cả
các lĩnh vực (kinh tế, văn hố, xã hội và mơi trường)”.
Các nhà tài trợ Quốc tế đã có một số kiến nghị quan trọng cho Việt Nam khi
xây dựng chính sách phát triển NTM như: (1) Phát triển nơng thơn nên có các tiêu
chí về quy hoạch, vệ sinh mơi trường và văn hố; (2) Dự báo quy hoạch dân số,
bao gồm cả việc quy hoạch làng xã nhằm tránh tình trạng giảm dân số đặc biệt ở
vùng sâu vùng xa; (3) Năng lực sản xuất của người nơng dân vẫn cịn thấp và cần
được nâng cao; (4) Xây dựng các mơ hình PTNT để tăng cường sự phối hợp hiệu
quả giữa các bên tham gia đặc biệt là khu vực tư nhân; (5) Vai trò của khu vực tư
nhân cần được tăng cường hơn nữa; (6) Vai trò của các tổ chức dân sự nên được
đánh giá đúng trên cơ sở đóng góp và sự tham gia vào các hoạt động liên quan
đến PTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).
2.1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới
2.1.3.1. Phong trào Làng mới của Hàn Quốc

Thế giới biết đến Hàn Quốc không chỉ về thành công trong trong phát triển
kinh tế nói chung, mà cịn biết đến một đất nước có kỳ tích về phát triển nông thôn.
Chỉ trong 26 năm Hàn Quốc đã thành công trong xây dựng nông thôn mới. Về mặt
thời gian, kỳ tích này của Hàn Quốc đã vượt xa những thành công về phát triển
nông thôn của các nước phát triển khác như Nhật: 73 năm; Mỹ: 96 năm; Anh: 116
năm (Ngơ Văn Toại, 2011).
Tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul
Undong. Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ
thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng
cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một
quốc gia ngày một giàu mạnh hơn" (Phương Ly, 2012).
Sau hơn 30 năm thực hiện phong trào “làng mới, môi trường sống và cuộc
sống vật chất của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể; sản xuất mang
tính thương mại. Cái được lớn nhất là những người nơng dân nghèo đói bắt đầu trở
nên tự tin hơn, khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tích
lũy, tự đầu tư và nhờ đó mà có khả năng tự phát triển. Thơng qua phong trào lao
động nông thôn đã được đào tạo cơ bản, điều quan trọng là họ có tác phong cơng
nghiệp, điều này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động cho ngành cơng nghiệp
địi hỏi kỹ thuật cao hơn (Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2002).

7


Phát triển nông thôn tại Hàn Quốc hiện nay, sau quá trình thực hiện phong
trào Làng mới tiếp tục thúc đẩy PTNT Hàn Quốc đến đầu những năm 1990. Sau
đó khu vực nông nghiệp, nông thôn chững lại và đi xuống. Trong khi đó khu vực
thành thị và các lĩnh vực cơng nghiệp, dịch vụ có sự phát triển vượt bậc tạo ra
nguồn thu lớn có thể hỗ trợ trở lại cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để duy trì
và hỗ trợ khu vực nơng thơn, chính phủ đã xây dựng mơ hình PTNT tồn diện tại

112 điểm trên phạm vi tồn quốc. Chính phủ thực hiện đầu tư tồn bộ cơng trình
cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội đồng bộ và đạt tiêu chuẩn hiện đại tại từng điểm.
Tuy nhiên việc này cũng khơng duy trì được sự phát triển có tính bền vững của
khu vực nông thôn những khu vực làm điểm, và do vậy chương trình khơng triển
khai nhân rộng được. Khu vực nơng thơn tiếp tục đi xuống, ngun nhân ngồi
cơng việc vất vả thu nhập thấp, còn do các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa khơng
thể tốt và thuận lợi bằng ở khu vực đô thị. Đây là điều Việt Nam có thể học hỏi khi
tính đến điều gì cần thực hiện sau q trình XDNTM của mình, có phải xây các
cơng trình có chất lượng q tốt tại khu vực nông thôn là đúng không? (Nguyễn
Quang Dũng, 2010).
2.1.3.2. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản
Từ năm 1979, ở tỉnh Oita, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào
“Mỗi làng, một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực
này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Tiến sĩ
Morihikô Hiramatsu nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào này đó
là: Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát
triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trị của chính quyền địa phương
trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Câu chuyện từ những
kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật
Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu... cho thấy những
bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại. Người dân sản
xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà khơng phải qua thương lái. Họ được hưởng
tồn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ
tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào “Mỗi làng, một sản
phẩm” của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản
như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre... được sản xuất với chất lượng và giá bán rất
cao (Phương Ly, 2012).
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những

8



×