Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 24 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn giải pháp
Học đi đôi với hành. Nguyên lí ấy đã được thực hiện triệt để trong nền giáo dục
Việt Nam chưa? Ở bậc giáo dục trung học cơ sở, học sinh đã học đi đôi với hành khi
tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa? Đặc biệt là đối với mơn
Ngữ văn, những gì học sinh được tiếp xúc từ sách vở, thầy cô đã thực sự ở lại trong tâm
hồn các em? Hay đã thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày ?
“Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người
”(Nguyễn Minh Châu). Những tinh hoa và thổn thức của cuộc sống chính là nguồn cảm
hứng tạo nên những giá trị văn chương bất hủ. Hay :“Văn học là nhân học” ( M.
Gorki). Văn chương không chỉ cung cấp cho con người những tri thức rộng lớn về
mọi mặt của đời sống con người với ý nghĩa “mở ra những chân trời mới” mà nó cịn
góp phần tích cực vào việc hoàn thiện và phát triển nhân cách của con người, dạy
cho con người sống biết hướng tới cái Chân – Thiện – Mỹ.
Việc giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường ngày càng được chú trọng hơn,
đặc biệt là trong thời đại ngày nay, cùng với hai phân môn Tiếng Việt và Làm văn,
Ngữ văn được coi là mơn chủ đạo, góp phần to lớn trong việc giáo dục và đào tạo
thế hệ học sinh, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của giáo dục nói riêng và của tồn xã hội
nói chung trong q trình phát triển.
Thực tiễn dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất
cập, chất lượng dạy học Ngữ văn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của hiện tượng
này là do nhiều phía, trong đó phương pháp dạy học là một trong những nguyên
nhân cơ bản. Trong giờ học giáo viên vẫn nặng về truyền đạt, truyền thụ, học sinh bị
động tiếp nhận kiến thức. Chưa thay đổi quan niệm về người học và việc đánh giá
người học, chưa thực sự chú đến người học: nhu cầu, mong muốn, hứng thú của các
em, chưa khuyến khích học sinh tìm tòi, sáng tạo, sự tương tác giữa giáo viên và học
sinh còn hạn chế. Giáo viên chưa biết cách tổ chức thành các hoạt động học tập cho
học sinh làm việc. Các hoạt động học tập được thực hiện một cách hình thức,
khơng đem lại hiệu quả cao nhất là hoạt động vận dụng sau bài học.


Hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học chính là kĩ năng
chuyển hóa sau mỗi bài học. Nó thường được coi là mục tiêu chính của giáo dục nói
chung và của mơn Ngữ văn nói riêng, nhưng lại cực kì khó đạt được. Và một người
giáo viên Ngữ văn thực sự thành cơng chính là khi giúp học sinh vận dụng kiến thức


2

văn bản văn học để giải quyết các vấn đề trong “thế giới thực”, bao gồm những hoạt
động thực tế của học tập và những tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống của
các em.
Tuy nhiên, hoạt động vận dụng trong giờ đọc hiểu vẫn chưa được tổ chức rõ
ràng, cụ thể, tính hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên có tổ chức hoạt động vận dụng
nhưng chủ yếu vẫn chỉ là liên hệ thực tiễn, có ứng dụng CNTT nhưng chỉ dừng
lại ở việc cung cấp tranh ảnh. Các biện pháp tổ chức hoạt động vận dụng chưa
phong phú.
Bản thân tôi là giáo viên dạy Ngữ Văn, tôi luôn quan niệm, dạy Văn là dạy cho
học sinh cách đối nhân xử thế. Do vậy, tôi cho rằng sự thành công của môn Văn
không chỉ giúp làm cho học sinh đạt điểm cao trong các kì thi bởi “lí thuyết chỉ là
màu xám cịn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Quan trọng nhất là sau mỗi bài đọc hiểu
văn bản văn học, học sinh biết nhận thức vấn đề thực tiễn tương tự xung quanh và
thấu cảm hoàn cảnh từ đó sẽ biết vận dụng bài học vào thực tiễn để dần hoàn thiện
đạo đức nhân cách.
Từ thực tế dạy học văn bản văn học ở nhà trường THCS hiện nay, tơi cho
rằng việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp tổ chức hoạt động học tập trong giờ đọc
hiểu nói chung và hoạt động vận dụng nói riêng là cần thiết, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học văn trong nhà trường đồng thời thực hiện được “thiên chức” đích thực
của mơn Ngữ Văn : Dạy học Văn là quá trình tu dưỡng, rèn luyện nhân cách và cảm
xúc thẩm mĩ.
Từ những lí do trên và từ việc nhận thức được ý nghĩa của việc đổi mới dạy

học nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản văn học nói riêng tơi xin báo cáo một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động vận dụng trong đọc hiểu văn bản văn
học Ngữ văn 9.
2. Phạm vi và đối tượng thực hiện
- Phạm vi: Trong giờ dạy đọc hiểu giáo viên có thể tổ chức nhiều hoạt động
khác nhau, ở báo cáo này tôi tập trung vào đề xuất một số giải pháp tổ chức
hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học Ngữ văn 9 trong
nhà trường THCS.
- Đối tượng thực hiện: Học sinh lớp 9.2 và lớp 9.5 trường THCS Phan Chu
Trinh( năm học 2021 – 2022).
3. Mục đích của biện pháp .
Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể:
vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi


3

hỏi các em phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý
tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Mục đích của hoạt động vận dụng trong
đọc hiểu Ngữ Văn là giúp học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
các vấn đề, các tình huống trong thực tế cuộc sống và liên hệ vấn đề của văn học với
những vấn đề của xã hội hiện đại ngày nay. Hoạt động vận dụng trong dạy học đọc
hiểu văn bản văn học không chỉ giúp học sinh nắm chắc nội dung, kiến thức của bài
học mà cịn hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng đọc hiểu văn bản
văn học để có thể giải quyết các bài tập, những văn bản cùng thể loại khơng có trong
chương trình.
Hoạt động vân dụng tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ thái độ, nhận thức của
mình về tác phẩm và rút ra bài học, triết lí sống đúng đắn. Tự bộc lộ khác hẳn với lối
áp đặt tình cảm, thái độ cho học sinh. Qua hoạt động này học sinh có cơ hội để đối
thoại, trao đổi, sẻ chia với các bạn khác những cảm nhận, suy nghĩ của mình.



4

PHẦN NỘI DUNG
I. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong dạy học đọc
hiểu văn bản văn học chương trình Ngữ Văn 9 tại trường THCS Phan Chu
trinh.
1. Xây dựng hệ thống bài tập
1.1. Bài tập liên hệ, vận dụng
Giáo viên đưa ra các bài tập tự luận, các câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến
thức và kĩ năng để trả lời. Các câu hỏi được xây dựng theo các cấp độ khác nhau.
Qua đó đánh giá được mức độ hiểu bài và năng lực đọc hiểu văn bản văn học
của học sinh.
Đối với các văn bản văn học ở lớp 9 chủ yếu là đề tài nhân đạo và yêu
nước vì vậy việc chỉ ra các vấn đề được đề cập đến trong văn bản và liên hệ vấn
đề này với đời sống ngày nay là nhiệm vụ mà cả giáo viên và học sinh phải thực
hiện.
Ví dụ: Qua thân phận của nàng Vũ Nương trong “Chuyện người con gái
Nam Xương”, em hãy liên hệ với thực tế về quyền của người phụ nữ trong xã
hội ngày nay ?
Ví dụ: Qua các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,
em hãy cho biết suy nghĩ của bản thân về quan niệm “công-dung-ngôn –hạnh” đối
với người phụ nữ trong xã hội ngày nay ?
1.2. Bài tập xử lí các tình huống trong cuộc sống
Tổ chức hoạt động vận dụng bằng cách đưa ra các tình huống có liên quan
đến nội dung bài học. Các tình huống được đưa ra phải phục vụ cho việc thể hiện
mục đích, nội dung của bài học, phải có tính thực tế và phải gắn với những sự
kiện liên quan đến đời sống hàng ngày, giúp học sinh có thể liên hệ với bài
học một cách dễ dàng. Tình huống phải hấp dẫn, khơi dậy hứng thú, khơi dậy

khả năng tự học và u thích bộ mơn ở học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý
đưa ra các tình huống vừa sức, phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và tâm lí lứa
tuổi của học sinh. Tùy vào từng bài học, nội dung kiến thức mà giáo viên muốn
học sinh ghi nhớ mà giáo viên sẽ đưa ra các tình huống phù hợp. Sau khi đưa ra


5

tình huống, giáo viên sẽ định hướng cho học sinh cách giải quyết bằng cách đặt ra
các câu hỏi gợi ý.
Ví dụ: Sau khi dạy xong đoạn trích “Chuyện người con gái Nam Xương”
giáo viên có thể đưa ra một vài tình huống và yêu cầu học sinh nêu cách giải
quyết tình huống đó:
- Nếu em gặp phải tình cảnh tương tự như Vũ Nương em sẽ làm gì? Em có chọn
cách làm giống Vũ Nương hay khơng? Vì sao?
- Trong tình cảm bạn bè hoặc tình u đơi lứa, nếu em bị nghi ngờ một cách vô cớ
là lừa dối, hai lòng hoặc bị bạn bè cho rằng em tiết lộ bí mật của bạn thân cho
người khác biết thì em sẽ xử lí như thế nào?
Ví dụ : Khi dạy văn bản “Lặng lẽ Sapa” xong, giáo viên có thể đặt ra tình
huống:
- Hiện nay, nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường muốn ở lại thành phố làm
việc chứ không muốn về quê hoặc đi đến những nơi vùng sâu vùng xa để cống
hiến tuổi trẻ. Bản thân em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Thử đề xuất lựa chọn của
em trong tương lai?
1.3. Bài tập đọc hiểu những văn bản tương tự khơng có trong chương trình
Dạy học khơng chỉ giúp học sinh nắm được nội dung, kiến thức của bài học
mà cịn hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng, năng lực khác như:
đọc hiểu, cảm thụ, tạo lập văn bản…đặc biệt, khi dạy các văn bản văn học người
giáo viên cần chú trọng vào năng lực đọc hiểu của học sinh. Đây chính là kĩ năng
nền tảng để hình thành cho học sinh những kĩ năng khác như viết- nghe – nói. Do

vậy, giáo viên khơng chỉ giúp học sinh đọc hiểu văn bản trong SGK mà cần cung
cấp thêm các văn bản cùng thể loại khơng có trong chương trình để học sinh rèn
luyện kỹ năng đọc hiểu, nắm vững kiến thức.
Để hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh thì việc
đưa ra các bài tập đọc hiểu là biện pháp tốt nhất. Những văn bản đó có thể là
những văn bản có cùng thể loại, cùng thời kỳ, cùng phong trào, cùng tác giả hoặc
cùng đề tài…với các văn bản trong SGK. Sau khi được giáo viên hướng dẫn đọc
hiểu văn bản trong chương trình thì học sinh sẽ có cơ hội vận dụng những kiến
thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Giáo viên là
người sưu tầm, lựa chọn những bài tập phù hợp và định hướng giúp học sinh làm
được bài tập
đó.


6

Ví dụ: Sau khi học xong bài “Mùa xuân nho nhỏ” giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh tiếp xúc với một văn bản mới, nằm ngồi chương trình và có
cùng nội dung tư tưởng với văn bản đã học như “Tự Nguyện”( Nguyễn Thanh):
Nếu là chim, tôi sẽ là lồi bồ câu trắng
Nếu là hoa, tơi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tơi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Là chim, tơi sẽ cất cao đơi cánh mềm
Từ nam ra ngồi bắc báo tin nối liền
Là hoa, tơi nở tình u ban sớm
Cùng mn trái tim ngất ngây hịa bình
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tơi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống

Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.
Giáo viên sẽ cung cấp văn bản để các em theo dõi và đưa ra các câu hỏi, các
vấn đề để các em suy nghĩ, thảo luận và trả lời. Học sinh dưới sự hướng dẫn, định
hướng của giáo viên sẽ có thể đọc hiểu, phân tích khơng chỉ văn bản này mà có
thể đọc hiểu được các văn bản cùng chủ đề rất dễ dàng. Sau khi học sinh phân
tích xong, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ những vấn đề được đề cập
trong văn bản với những vấn đề của đời sống ngày nay:
- Vấn đề một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay sống khơng có lí tưởng, sống
“nhạt”(thờ ơ, vơ cảm), sống “dựa”(dựa dẫm, ỷ lại).
- Vấn đề “cho – nhận” trong xã hội ngày nay…
Học sinh vận dụng kiến thức và cảm xúc đọc hiểu văn bản thơ kháng chiến để
cảm nhận vẻ đẹp của những người lính cụ Hồ về lịng u nước, về tinh thần
chiến đấu, về tình đồng đội. Từ đó rút ra bài học suy ngẫm cho bản thân về thái
độ biết ơn, tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc…
Ví dụ: Sau khi học xong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”( trích Truyện Lục
Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) giáo viên có thể cho học sinh vận dụng kiến
thức để đọc hiểu văn bản khác khơng có trong chương trình:
Bài thơ: Thà đui
(Nguyễn Đình Chiểu) :
Thà đui mà giữ đạo nhà
Cịn hơn có mắt ơng cha khơng thờ


7

Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Cịn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Dầu đui mà đặng trọn mình
Cịn hơn có mắt đổi hình tóc râu
Sang chi theo thói tha cầu

Dọc ngang chẳng đối trên đầu có ai
Sáng chi đắm sắc tham tài
Lung lòng nhân dục mang tai họa trời
Sáng chi sàm nịnh theo đòi
Nay vinh mai nhục mang lời thị phi
Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên ln
Thấy rồi mn việc trong trần
Xin cịn hai chữ “tâm thần” ở ta.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và so sánh: Quan niệm của tác giả được
nói đến trong 2 bài thơ có gì giống và khác nhau?
- Sau khi phân tích và so sánh xong GV có thể cho HS liên hệ với đời sống ngày
nay: Thanh niên ngày nay có thái độ sống như thế nào?
- Theo em, để vượt qua những khó khăn bất trắc trong cuộc sống và học tập cần có
những phẩm chất nào?
2. Sử dụng cơng nghệ thơng tin làm một phương tiện hỗ trợ để tạo ra sự kết
nối giữa nội dung đọc hiểu với những vấn đề đặt ra của thực tiễn đời sống.
Văn học và hiện thực có mối liên hệ mật thiết với nhau. Văn học phản
ánh hiện thực. Có thể những hiện thực được đề cập trong văn bản là những vấn
đề của xã hội lúc bấy giờ, cũng có thể đó chỉ là sản phẩm của cá nhân, quan điểm
cá nhân, là sản phẩm của sự hư cấu tưởng tượng. Nhưng khi dạy đọc hiểu văn
bản giáo viên không chỉ giúp học sinh nắm vững nội dung, kiến thức, những
vấn đề của xã hội đương thời mà cần giúp học sinh thấy được mối liên hệ của
các vấn đề được đề cập trong văn bản với đời sống ngày nay nhất là đối với các
văn bản văn học dân gian và văn học trung đại – những văn bản đã ra đời cách
ngày nay rất lâu.
Trong hoạt động vận dung, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin
để tạo ra sự kết nối giữa nội dung đọc hiểu với những vấn đề đặt ra của thực
tiễn đời sống bằng nhiều cách:



8

- Sưu tầm và trình chiếu cho học sinh những vấn đề cấp thiết của đời sống
ngày nay có liên quan đến nội dung mà học sinh đã được học.
Ví dụ: Khi dạy xong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”(Nguyễn Du), GV có
thể cung cấp cho HS một số câu chuyện thực tế truyền cảm hứng về tấm gương
của những cơ gái vừa có tài vừa có sắc và khơng ngừng phấn đấu, sống trách
nhiệm tử tế được mọi người yêu mến. Hoặc cũng có thể liên hệ thực tế bằng việc
trình chiếu hình ảnh – video về những cơ gái khiếm khuyết về cơ thể nhưng sống
đầy nghị lực và lạc quan, biết yêu thương bản thân mình và những người xung
quanh…

Cô bé xương thủy tinh Nguyễn Thị Thu Thương - Tấm gương về nghị lực sống tàn
mà không phế
Ví dụ: Khi dạy xong bài “Mùa xuân nho nhỏ”(Thanh Hải):
- GV có thể ứng dụng CNTT để giới thiệu cho học sinh những tấm gương
người tốt, việc tốt, những người có nhiều đóng góp trong cơng cuộc xây dựng đất
nước và cả những con người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ nền độc lập tự chủ
của dân tộc. Sau đó cũng cho các em nhận xét, rút ra bài học và giáo dục các em
sống cần có lí tưởng, có ước mơ và phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực,
giáo dục các em ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


9

- Trình chiếu cho học sinh một vài hình ảnh hoặc video clip và yêu cầu học
sinh phát hiện ra vấn đề được đề cập đến qua các hình ảnh, video đó. Sau đó trình
bày ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề này.
Ví dụ: Khi dạy xong bài “ chiếc lược ngà”, GV có thể cho HS xem một

video hoặc tổng hợp các hình ảnh về tình cảm cha con trong cuộc sống hằng
ngày. Sau đó yêu cầu HS trình bày cảm nhận và bài học rút ra được.
Ví dụ: Khi học xong bài “Đồng chí”, “Bài ca về tiểu đội xe khơng kính”
GV có thể cho HS xem một đoạn video clip cảm động về hình ảnh những chiến
sĩ bộ đội trong thời bình giúp dân trong lũ lụt, dịch bện. Từ đó u cầu HS trình
bày cảm nhận về vẻ đẹp phẩm chất của bộ đội cụ Hồ, nêu suy nghĩ về việc thực
hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên khi đủ mười tám tuổi…


10

Những anh hùng thầm lặng giữa đời thường


11

3. Tổ chức các trị chơi có liên quan đến nội dung bài học
Phương pháp dạy học ở nhà trường THCS ngày càng được cải tiến theo
hướng tích cực. Bên cạnh việc tổ chức cho HS tự học, làm việc nhóm, … thì việc
sử dụng trị chơi trong q trình dạy học cũng là một cách thức hữu hiệu để kích
thích sự tích cực nhận thức của HS trên lớp học. Trị chơi học tập tạo được khơng
khí vui tươi hồn nhiên, nhẹ nhàng sinh động trong giờ học. Giúp cho khía cạnh
khơ khan của vấn đề học tập được giảm nhẹ và ghi nhớ của HS trở nên vững
chắc hơn. Giúp HS tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác.Việc kết hợp
sử dụng hình thức trị chơi trong học tập sẽ đưa lại hiệu quả cao trong dạy học.
Đối với hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học, tổ chức trò
chơi giống như một mảng màu sáng soi chiếu vào nhận thức về thực tế thông qua
bài học cho HS, phát huy tính tích cực của mỗi cá nhân, giúp các em hòa đồng và
thấu hiểu nhau hơn.
3.1 Trò chơi sưu tầm tranh, ảnh, vẽ tranh minh họa cho tác phẩm

Mục đích của trị chơi này nhằm làm rõ thêm hoặc khắc sâu ấn tượng về
hình tượng, sự kiện trong tác phẩm, giúp HS nắm chắc nội dung bài học đồng
thời giúp các em hoạt động hăng hái, nhiệt tình và thể hiện khả năng sáng tạo
của mình.
Ví dụ: Sau khi học xong văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”(Phạm
Tiến Duật) trong hoạt động vận dụng GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi: “
Từ thi ca đến hội họa”. GV đưa ra yêu cầu : Hãy vẽ lại những câu thơ sau thành
một bức tranh theo hình dung và cảm nhận của nhóm :
“Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”…
GV sẽ chia lớp thành 4 nhóm và
mỗi nhóm sẽ chuẩn bị các dụng cụ cần
thiết như: giấy, bút, màu vẽ….(GV yêu
cầu ở tiết trước). Thời gian thi là 7 phút.
Sau khi hết giờ các nhóm sẽ trình bày
và thuyết trình về bức tranh của nhóm
mình. GV sẽ là người chấm điểm và
trao phần thưởng cho nhóm vẽ bức


12

tranh đẹp và thể hiện được nội dung của đoạn thơ tốt nhất. Trị chơi này khơng chỉ
giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo mà còn giúp các em hiểu và ghi nhớ nội
dung văn bản.

3.2 Đóng vai tác giả(đối thoại về với nhà văn) hoặc nhân vật trong tác phẩm
Đóng vai là cách đưa HS vào vị trí của tác giả hoặc nhân vật để cùng trải

nghiệm, cùng chia sẻ với nhà văn và con người trong tác phẩm về những suy
nghĩ, những cách ứng xử trong cuộc sống. Vì đóng vai tác giả, nhân vật nên HS
phải đồng cảm họ. Nhưng đóng vai khơng phải là sự chuyển hóa một cách tuyệt
đối. HS có thể mang vào đó những cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử của riêng
mình trên cơ sở tơn trọng ý nghĩa khách quan của tác phẩm và ý đồ chủ quan của
nhà văn. Đây chính là tiền đề để HS phát huy được khả năng “đồng sáng tạo” của
mình. Đóng vai tác giả là biện pháp HS nhập vai người sáng tác để trao đổi, tranh
luận với các bạn đọc HS khác hoặc phát biểu, bộc lộ quan điểm, thái độ về nhân
vật, tình tiết trong tác phẩm... Hình thức tổ chức là một HS đảm nhiệm vai
trò tác giả, những HS khác là bạn đọc - những người sẽ đặt cho HS này các câu
hỏi về chủ đề, bút pháp nghệ thuật, dụng ý tư tưởng hay yêu cầu HS đang vào vai
tác giả giải trình một số vấn đề về kết cấu, hành động của nhân vật, chức năng
của các đoạn đối thoại, miêu tả, giải thích, ý nghĩa của các đoạn triết lý...Tất
nhiên, không nên để một HS đảm nhiệm vai trị này từ đầu đến cuối mà có sự thay
đổi, luân phiên.
Ví dụ: Sau khi học xong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga”(Nguyễn Đình Chiểu),GV sẽ cho một HS đóng vai là tác giả và đặt ra các
câu hỏi để HS khác trả lời. Các HS ngồi vịng trịn và sẽ được thay phiên nhau
đóng vai tác giả và đặt ra các câu hỏi cho các HS khác trả lời. Việc đóng vai và trả
lời các câu hỏi giúp HS nắm vững nội dung tác phẩm và hình thành cho HS khả
năng phản ứng nhanh trước các câu hỏi, các tình huống được đặt ra. HS sẽ có cơ
hội bộc lộ ý kiến, thái độ của mình trước các câu hỏi và các vấn đề được đặt ra.
3.3 Viết lại kết thúc của tác phẩm- “Đồng sáng tạo” cùng nhà văn
Sửa đổi sự việc, đặt nhân vật vào bối cảnh khác, tổ chức lời thoại khác,
hoặc bổ sung thêm sự kiện, tình huống vào cốt truyện, thêm hành động, lời nói,
suy nghĩ cho nhân vật, viết đoạn kết cho tác phẩm… đều là những giải pháp
thúc đẩy học sinh cùng sáng tạo với nhà văn. Cách làm này vừa thể hiện thái


13


độ tiếp nhận của học sinh với những gì nhà văn đã sáng tạo vừa bộc lộ những
quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ mới, những kiến giải mới của học sinh.


14

Ví dụ: Sau khi học xong văn bản“Chuyện người con gái Nam Xương” GV
sẽ cho HS viết kết thúc khác hoặc viết tiếp kết thúc cho tác phẩm sau đó trình bày
trước cả lớp. Kết thúc của tác phẩm phải trình bày được ý đồ và lơgic với mạch
truyện. GV và các HS còn lại sẽ nghe và cho nhận xét.

Ví dụ: Sau khi học xong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, GV sẽ gợi cho HS
những hướng tiếp theo có thể xảy ra trong mối quan hệ và cơng việc của các nhân
vật chính. Từ đó học sinh sẽ viết tiếp câu chuyện.
3.4 Tổ chức cuộc thi
Các trò chơi được tổ chức dưới hình thức một cuộc thi sẽ hấp dẫn, lôi cuốn
HS và đạt hiệu quả cao hơn. Cuộc thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân,
nhóm hoặc tập thể ln hoạt động tích cực hơn để đạt được mục tiêu mong
muốn ,thơng qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. GV có thể tổ chức cho HS
thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang,
thi kể chuyện,…Điều quan trọng khi tổ chức các cuộc thi là phải linh hoạt, sáng


15

tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn và nội dung
của trò chơi phải gắn với nội dung mà HS được học.
Ví dụ: Sau khi học cụm văn bản về than phận người phụ nữ trong xã hội
phong kiến gồm: “Chuyện người con gái Nam Xương”, “Chị em Thúy Kiều”,

“Kiều ở lầu Ngưng Bích”,GV có thể tổ chức cho học sinh chơi trị chơi tìm các
câu ca dao(cùng chủ đề) mở đầu bằng từ “Thân em”. Chia lớp thành 4 nhóm và
tổ chức thi trong thời gian quy định(3 phút), nhóm nào tìm được nhiều và đúng
nhiều nhất sẽ là nhóm chiến thắng. Giáo viên sẽ là trọng tài và trao phần thưởng
cho nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: Sau khi học xong bài “Bếp lửa” hoặc “Tiếng gà trưa” GV có thể
tổ chức cho HS chơi “Đoán ý đồng đội” bằng cách : Chia lớp thành 2 đội chơi.
Mỗi đội sẽ cử ra 2 bạn đại diện. Trong đó 1 bạn là người gợi ý các “từ khóa” bằng
ngơn ngữ hình thể, bạn cịn lại gọi tên các từ khóa đó. Giáo viên đưa ra một số từ
khóa để học sinh diễn tả. Ví dụ như : Bà, khói, thư, cháu, trứng…
4. Từ nội dung văn bản văn học, liên hệ và chia sẻ những trải nghiệm
tương tự của bản thân
Nhà thơ Thanh Thảo đã từng cho rằng cho rằng: Văn chương giúp ta trải nghiệm
cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con
người sống "ra người"hơn, sống tốt hơn. (Theo Nhà văn nói về mơn Văn,Văn học
và tuổi trẻ,NXB GD, 2015)
Trong nhiều cấp độ tiếp nhận tác phẩm văn học: tri giác, cảm thụ tác phẩm,
ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại… để có thể cảm nhận hình tượng trong sự
tồn vẹn giữa người đọc với ý đồ sáng tạo của nghệ sỹ thì cấp độ: Đưa hình tượng
vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm là
yếu tố có nhiều bất ngờ và khá lý thú. Dạy học văn, ngồi những kiến thức trong
sách vở, thì kinh nghiệm sống hay cịn gọi là “trải nghiệm” cũng có vai trị rất
quan trọng, giúp cho q trình cảm nhận và hiểu tác phẩm văn chương đến gần với
ý đồ sáng tác của nhà văn. Câu nói “thầy giáo già, con hát trẻ”, phần nào nói đến
kinh nghiệm quý báu của người thầy trải qua bao năm tháng trên bục giảng, càng
dạy học những tác phẩm văn chương càng cần đến những cảm nhận chân xác và tự
thân từ người thầy cũng như từ người học. Bên cạnh đó, khi học sinh biết tỏ bày
những trải nghiệm của bản thân qua những tác phẩm văn học cũng là khi văn học
đã thực sự “đời”: Gắn kết với cuộc đời, trở về với cuộc đời và chắc chắn lúc đó
học sinh ít nhiều sẽ có những suy ngẫm, nhận thức về thực tế cuộc sống với những

trải nghiệm của bản thân mình. Áp dụng giải pháp: Từ nội dung văn bản văn học,


16

liên hệ và chia sẻ những trải nghiệm tương tự của bản thân trong hoạt động vận
dụng khi dạy học văn bản văn học, có thể khai thác cả từ phía giáo viên và học
sinh.
Ví dụ về phía giáo viên:
Khi dạy văn bản “Bếp lửa”(Bằng Việt) giáo viên sẽ chia sẻ những cảm xúc
thực đã trải qua từ thở ấu thơ: Ai đã từng sống những ngày cơ khổ ở quê nghèo,
lớn lên từ nồi cơm sôi trên bếp củi khói cay sè đơi mắt, ai đã từng có những đêm
nằm gối đầu trên đùi gầy hom của bà để bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích
Thạch Sanh Lý Thơng, Lục Vân Tiên, ai đã từng nhóm bếp lửa vào mỗi sáng mỗi
chiều, đặc biệt là trong những ngày đơng giá rét… mới thấm thía hết cái tình trong
bài thơ “Bếp lửa” của thi sĩ Bằng Việt. Có cảm giác mình chính là cậu bé tinh
nghịch trong bài thơ khi tơi cũng có những ngày sống ở q - một xóm nghèo xa
tít, ruộng đồng bao bọc. Ngày đó tuy nghèo khổ nhưng ngọt bùi, bình n. Trong
chái bếp được dừng bằng mấy tàu lá dừa khô kẹp chặt, có những chiều tơi ngồi bên
bà, bà nhóm bếp, tôi nghịch lửa. Nồi cơm sôi sùng sục thoảng hương gạo mới vụ
mùa…
- Khi dạy bài thơ “Viếng lăng Bác”(Viễn Phương): giáo viên sẽ chia sẻ những cảm
xúc và trải nghiệm thực tế khi đã từng được thăm lăng Bác, từng có những cảm
xúc nghẹn ngào, thành kính, hay là hình ảnh của những ơng bà cao tuổi khóc
nghẹn khi được chững kiến Bác yên giấc ngàn thu…
Ví dụ về phía học sinh:
- Sau khi học xong truyện ngắn “Làng”(Kim Lân), giáo viên khuyến khích học sinh
chia sẻ những lí do khiến cho bản thân yêu mảnh đất mình đang sống, hay chia sẻ
những việc mà mình đã làm để thể hiện tình u đó ?
- Sau khi học xong văn bản “Nói với con”(Y Phương) giáo viên khuyến khích học

sinh chia sẻ những kỉ niệm về tình cảm gia đình hoặc chia sẻ về một lời dạy của
cha mẹ mà bản thấy sâu sắc, hoặc chia sẻ về một lần không nghe lời cha mẹ mà
bản thân đã mắc phải…
5. Ghi nhật ký văn học
Để phát triển EQ, điều đầu tiên là học sinh cần hiểu rõ cảm xúc bản thân, gọi
tên được nó. Nếu bỏ qua cảm giác của mình, các em sẽ bỏ qua những thơng tin
quan trọng có ảnh hưởng lớn tới cách tư duy và hành vi. Ghi nhật ký văn học là
phương pháp hữu hiệu giúp các em hiểu rõ bản thân hơn. Qua nhật kí văn học, học
sinh được đối thoại với chính mình. Những tâm tư, những suy nghĩ của các em


17

trong nhật kí văn học biểu hiện sự nhận thức, khả năng, ý thức tư duy của bản thân
chủ thể người đọc.Với những gì đã trải nghiệm và ghi lại trong nhật kí, trong q
trình giáo viên hướng dẫn phân tích tác phẩm, học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn
nhờ khả năng so sánh những ý kiến, lí giải của giáo viên, của các học sinh khác
trong lớp với những suy nghĩ của mình. Điều đó cũng góp phần hình thành một bối
cảnh thích hợp, thơi thúc học sinh có mong muốn trình bày ý kiến, phát biểu cảm
nhận chủ quan của bản thân với tư cách là một người đọc tích cực, một người đọc
có khát vọng giao tiếp, đối thoại không chỉ với những người đọc “đồng cấp” (bạn
bè trong lớp) mà cịn với người có văn hố đọc cao nhất trong lớp lúc đó là giáo
viên.
Nhật ký văn học trong hoạt động vận dụng có thể ghi sau khi học xong tác
phẩm. Khi đó học sinh đối chiếu những điều đã được phân tích trên lớp với những
điều mình đã ghi để tiếp tục chiêm nghiệm, hiểu vấn đề sâu sắc, tồn diện hơn,
khơng chỉ làm giàu vốn kiến thức của mình mà cịn làm phong phú thêm nội dung,
ý nghĩa tác phẩm, không chỉ biết tự điều chỉnh những cảm nhận chưa chính xác
hay cịn hời hợt mà từ đó cịn hình thành thói quen tư duy mới hướng đến sự tiếp
nhận năng động, sáng tạo, khám phá, phát hiện… Không những thế,học về nhân

vật hay sự kiện nào đó trong văn bản văn học khiến học sinh nghĩ về cuộc sống cá
nhân mình là biểu hiện của q trình tư duy tích cực, biết vận dụng bài học trong
sách vở với cuộc sống của mình. Từ đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh viếtv nhật
kí và kể về sự việc, nhân vật, sự kiện hay ý tưởng nào đã làm cho bản thân suy
nghĩ về cuộc đời mình.
Ví dụ: Sau khi học xong văn bản “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng),
chứng kiến tình cha con sâu sắc giữa anh Sáu và bé Thu, em có suy nghĩ gì về tình
cảm cha con của bản thân mình khơng? Hãy viết nhật kí về một chi tiết giữa cha
con bé Thu mà thấy cảm động nhất và khiến em nghĩ đến một kỉ niệm sâu sắc giữa
em và cha của mình…


18

II. Hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện.
Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong dạy học đọc
hiểu văn bản văn học đã được bản thân tôi áp dụng trong năm học 2021 – 2022 ở
hai lớp 9.2 và 9.5, trường THCS Phan Chu Trinh. Qua một năm áp dụng tôi thấy
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong dạy học đọc hiểu
văn bản văn học đã tác động đến học sinh ở hai phương diện quan trọng trong mục
tiêu của mơn Ngữ Văn. Đó là các em học sinh đã có hứng thú hơn rất nhiều trong
hoạt động đọc hiểu văn bản văn học và biết vận dụng vào bài viết cũng như cuộc
sống.
1. Nâng cao hứng thú học văn cho học sinh
Dạy học, có lẽ hơn bất cứ nghề nào khác là một nghề mà người giáo viên
chỉ có thể làm thành cơng nếu họ đặt tất cả trái tim và nhân cách của mình vào
trong đó. Và với môn Ngữ văn, hứng thú của học sinh được tạo nên từ tâm huyết,
tấm lịng, tình người, tình đời của người hướng dẫn. Sử dụng các giải pháp vào
hoạt động vận dụng chính là một phần để giáo viên kết nối cảm xúc của học sinh
với tác phẩm văn học.



19

Tiết đầu tiên của mỗi năm học ở các lớp và giữa học kì 1 hoặc vào thời điểm
thích hợp, giáo viên thường khảo sát học sinh một số vấn đề liên quan đến mơn
Ngữ Văn, trong đó có nội dung u thích hay khơng u thích mơn Văn.Sau đây là
tổng hợp bảng khảo sát sự say mê hứng thú của học sinh trong giờ Ngữ văn ở 2 lớp
9 (năm học 2021 - 2022) và 2 lớp 6(năm học 2022 – 2023) tại trường THCS Phan
Chu Trinh:

Lớp

Say mê, hứng thú học
Say mê, hứng thú học tập
tập trong giờ Ngữ
trong giờ Ngữ văn trước
văn sau khi áp dụng
khi áp dụng giải pháp
Số học sinh
giải pháp
Số lượng

%

Số lượng

%

9.2


40

15

25

33

82,5

9.5

42

16

40,5

31

73,8

6.1

46

20

57,1


35

76,1

6.2

47

19

40

30

63,8

Ghi nhận quá trình chuyển biến tích cực từ học sinh khối 9 năm học 2021 –
2022, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp nâng cao hoạt động vận dụng khi
dạy học đọc hiểu văn bản văn học vào chương trình Ngữ Văn 6 năm học 2022 –
2023. Và qua một số văn bản như “Bàn tay mẹ”, “Về thăm mẹ” tôi nhận thấy các


20

em học sinh thực sự có cảm xúc và biết suy ngẫm bản thân hơn. Khi nghe giáo
viên và vài bạn trong lớp chia sẻ những trải nghiệm về mẹ, về những kỉ niệm đời
thường với mẹ…Có những học sinh có sự xúc động sâu sắc, các em đã mạnh dạn
chia sẻ những lỗi lầm, vơ tâm của mình với mẹ, đã kể những câu chuyện xúc động
về mẹ. Và bất ngờ hơn, sau buổi học giáo viên đã nhận được một số tin nhắn, cuộc

gọi từ phụ huynh. Họ kể rằng con họ biết nói u mẹ, biết ơm mẹ và nói cảm ơn
mẹ…Đó thực sự là cũng là một trong những tiết dạy mà giáo viên thấy mình
“thành công” khi chạm đến cảm xúc và nhận thức của học sinh. Niềm vui của giáo
viên Ngữ văn không chỉ là chất lượng tính bằng các con số, bằng tỉ lệ mà còn là
những ánh mắt long lanh, say sưa tiếp nhận tri thức, những bàn tay tự viết ra
những lời văn hay, tự nhiên, gần gũi, đầy xúc cảm…,những nụ cười thân thiện đối
với giáo viên dạy… Để đạt được những điều vơ cùng q giá đó, mỗi giáo viên
đâu chỉ có sự say mê nhiệt tình, tâm huyết mà cịn phải biết tìm ra những hướng đi
hiệu quả nhất, để văn chương luôn sống, luôn là đời sống ghi trên giấy….
2. Nâng cao khả năng vận dụng giái trị của văn bản văn học vào hoạt động tạo
lập văn bản và đời sống cho học sinh
Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là nơi nhà văn kí thác tấc
lịng của mình, khát vọng về con người, về cuộc sống. Những tác phẩm nghệ thuật
xuất sắc là một “đề án tiếp nhận”, “một cấu trúc mời gọi”, một mã nghệ thuật cuốn
hút, mời gọi sự giải mã. Cái Đẹp đích thực trong tác phẩm văn học có sức mạnh
cuốn hút làm cho người tiếp nhận say mê, kiếm tìm phải là cái đẹp ln vận động,
cái Đẹp là một sự sống, có nảy sinh, đâm chồi kết nụ, đơm hoa, kết trái. Chính vì
vậy, thành công của một tiết học văn bản văn học chính là việc học sinh biết sử dụng
giá trị tư tưởng của văn bản đó vào q trình học tập và cuộc sống hằng ngày.
Khi sử dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng khi dạy học
văn bản văn học tôi nhận thấy học sinh biết vận dụng những kết quả có được vào
việc viết văn, biết sáng tạo hơn khi cảm nhận hình tượng văn học, biết từ vấn đề
nghị luận liên hệ đến thực tiễn cuộc sống và bản thân. Từ đó các em dần thốt khỏi
lối mịn chép văn mẫu, và quan trọng hơn là các em đã biết bày tỏ cảm xúc của bản
thân, biết rút ra những suy ngẫm, nhận thức tích cực cho bản thân. Nghĩa là, khi đó
Văn đã thực sự là Đời, trang văn ở câu chữ đã được sống đời sống tâm hồn ở người
tiếp nhận. Đó chính là thiên chức cao q của văn học : Văn học là nhân học (M.
Gorki). Và từ đó, tơi đã rất xúc động và vui mừng khi có những học sinh từ việc “bất




×