Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Thời cơ trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Rút ra nhận xét

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.06 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
----------------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.
RÚT RA NHẬN XÉT

Nhóm thực hiện:

03

Lớp học phần:

231HCMI013113

Giáo viên hướng dẫn:

Lê Văn Nguyên


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ........................................................................ 3
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 5
1. Lý luận chung về vấn đề thời cơ ................................................................... 5
2. Thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 ................................................ 6
2.1. Dự đoán thời cơ ..................................................................................... 6


2.1.1. Những dự đoán thời cơ của Đảng trong chủ trương chuyển
hướng chiến lược ................................................................................... 6
2.1.2. Những dự đoán thời cơ của Đảng trong phong trào chống Pháp Nhật ........................................................................................................ 8
2.1.3. Những dự đoán thời cơ của Đảng trong chỉ thị “Nhật - Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta” ........................................................ 10
2.1.4. Kết luận ...................................................................................... 11
2.2. Xác định thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ................. 12
2.2.1. Bối cảnh lịch sử nổ ra Cách mạng Tháng Tám năm 1945......... 12
2.2.2. Đảng xác định thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
.............................................................................................................. 14
2.3. Chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ....................... 15
3. Nhận xét về thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 ........................... 18
3.1. Nhận xét chung.................................................................................... 18
3.2. Ý nghĩa của thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945.................... 19
3.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 20
4. Vận dụng ..................................................................................................... 22
4.1. Liên hệ việc áp dụng bài học từ thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 với thực tiễn đất nước Việt Nam hiện nay ................................ 22
4.1.1. Bài học về xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. 22
1


4.1.2. Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. ......................................................................................... 23
4.1.3. Bài học về sự hỗ trợ quốc tế ............................................................. 24
4.2. Đề xuất các biện pháp và chính sách có thể áp dụng để tận dụng thời
trong tình hình hiện nay ............................................................................. 25
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 29


2


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT

HỌ VÀ TÊN

LỚP HC

CÔNG VIỆC

21

Phan Thùy Chinh

K57C5

Nội dung 2.1.1 + Thuyết
trình

22

Đỗ Thành Cơng

K57C2

Nội dung 2.2


23

Trần Thị Huyền Diệu

K57T1

Nội dung Phần mở đầu + ý 1

24

Vàng Thị Dìn (Nhóm trưởng)

K57C3

Xây dựng đề cương; Nội
dung 2.1.3; Nhận xét, góp ý,
chỉnh sửa, bổ sung nội dung
bài làm; Kiểm sốt tiến độ
công việc; Tổng hợp Word.

25

Lương Thùy Dung

K57C5

Nội dung 2.1.2

26


Trần Anh Dũng

K57T2

Nội dung 2.3 + Powerpoint

27

Nguyễn Ánh Đông

K57C2

Nội dung ý 3

28

Vũ Minh Đức

K57T1

Nội dung 4.2

29

Hà Hương Giang

K57T1

Nội dung ý 1 + Phần kết luận
+ Powerpoint + Thuyết trình


30

Hàn Thanh Giang

K57C2

Nội dung 4.1

3


PHẦN MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam đã trải qua lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Từ
thời Lạc Long Quân - Âu Cơ khai sinh lập địa, Vua Hùng dựng nước đến thời Bà
Trưng, Bà Triệu cưỡi voi giết giặc, những trang sử hào hùng cứ thế nối tiếp nhau.
Dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng chói lọi với Bạch Đằng của
Ngơ Quyền, Chi Lăng Xương Giang của Lê Lợi, 3 lần thắng giặc Ngun Mơng
của qn đội nhà Trần… Những trang sử đó đã soi đường, dẫn lối cho dân tộc ta
trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nói đến những trang vàng trong lịch sử dân tộc, không thể không kể đến
chiến thắng lịch sử của Cách mạng Tháng Tám 1945. Năm tháng qua đi nhưng
Cách mạng Tháng Tám 1945 vẫn là sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam, với
đầy đủ ý nghĩa thời đại lớn lao và những bài học kinh nghiệm có giá trị. Trong đó,
thời cơ là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Nhận
xét về thời cơ của Cách mạng Tháng Tám, Tổng Bí Thư Trường Chinh nói: “Mau
lẹ, kịp thời, nổ ra đúng lúc phải nổ, đó là một ưu điểm nữa của Cách mạng Tháng
Tám”. Để hiểu rõ hơn về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám và vai trò lãnh đạo
của Đảng trong việc nắm bắt thời cơ để giành được chiến thắng, nhóm chúng em
đã quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám

năm 1945 và rút ra nhận xét” làm đề tài thảo luận.
Trong quá trình làm bài, do sự hạn hẹp về kiến thức, nhóm chắc chắn sẽ
khơng tránh khỏi những sai sót. Nhóm chúng em rất mong sẽ nhận được những
góp ý, nhận xét của thầy để bài làm của nhóm được hồn thiện, sâu sắc hơn. Nhóm
chúng em xin chân thành cảm ơn!

4


PHẦN NỘI DUNG
1. Lý luận chung về vấn đề thời cơ
Thời cơ - một khái niệm quan trọng gắn liền với sự thành bại của mỗi cá
nhân, của các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mơ khác
nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái qt của khái
niệm đó qua hai câu thơ trong bài thơ Học đánh cờ:
"Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành cơng.”
Thời cơ là thời gian, điều kiện, hồn cảnh chủ quan và khách quan mang
yếu tố thuận lợi để tiến hành thắng lợi việc gì đó. Thời cơ là một thành tố khách
quan, hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân hay tổ
chức nào. Thời cơ xuất hiện một cách bất ngờ và có thể qua đi rất nhanh (chỉ tồn
tại trong một khoảng thời gian nhất định), vì vậy khi thời cơ đến, phải nhạy bén
nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy. Nói như vậy khơng có nghĩa là thời cơ là một
cái gì đó khơng thể biết trước được, khơng thể đốn định được, một thứ “sắc sắc
khơng không” như quan niệm của Phật giáo. Điều lý thú cũng chính ở chỗ đó – có
mà khơng có và ngược lại. Vì thế, khơng phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ,
theo dõi nó, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, hợp thành tình thế cách mạng
có ba nhân tố chủ yếu sau:
Thứ nhất: giai cấp và tầng lớp thống trị bên trên đã lâm vào một cuộc khủng

hoảng trầm trọng, khơng thể kiểm sốt nổi tình hình, trở nên bất lực, khơng cịn có
chế độ thống trị như cũ được nữa.
Thứ hai: các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ
cực, bị bần cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu
thuẫn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới một hành động giải
phóng.
Thứ ba: tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức u nước, có tư
tưởng dân chủ, tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong
giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngã về

5


phía cách mạng. Tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Hội đủ những
điều kiện đó, về cơ bản, tình thế cách mạng đã chín muồi.
Từ đó, Đảng ta đã nhận thức rõ rằng: Thời cơ là sự kết hợp hàng loạt nhân
tố chủ quan và khách quan đã đến độ chín muồi. Thời cơ khơng tự đến, một phần
là do ta chuẩn bị nó, thúc đẩy nó. Một cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công không
phải dựa vào một âm mưu, một đảng phái mà phải dựa vào cao trào cách mạng của
nhân dân, dựa vào một chuyển hướng lịch sử quyết định.
Như vậy, trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó
gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân, các đảng phái chính trị và của mỗi cộng
đồng với những quy mô khác nhau. Bên nào nắm được thời cơ thì chắc chắn bên
đó sẽ giành được thắng lợi và thắng lợi trong Cách mạng tháng 8 năm 1945 của
dân tộc ta chính là một minh chứng cho việc chớp đúng thời cơ Cách mạng.
2. Thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945
2.1. Dự đoán thời cơ
2.1.1. Những dự đoán thời cơ của Đảng trong chủ trương chuyển hướng chiến
lược
Trước tình hình cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai ngày càng lan rộng và

trở nên khốc liệt, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước trực
tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10/05 đến 19/05/1941.
Trong quá trình chuẩn bị Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hội nghị chỉ rõ
nhân dân Đông Dương phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế
giới, vì vậy thái độ chính trị của các giai cấp có thay đổi khá lớn. Mâu thuẫn chủ
yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam
với bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Hội nghị tán thành Nghị quyết của các Hội
nghị Trung ương lần thứ sáu, bảy về chuyển hướng chiến lược và sách lược. Hội
nghị đề ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn
đề dân tộc, nhấn mạnh Đảng của giai cấp công nhân, nếu muốn tập hợp lực lượng
tồn dân thì phải giương cao ngọn cờ dân tộc, phải đoàn kết hết sức rộng rãi:
“Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp, phải đặt dưới sự sinh tử, tồn
vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu khơng giải quyết được vấn đề
dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc thì chẳng
6


những tồn thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ
phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”. Hội nghị quyết định đặt
vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của một nước Việt Nam, Lào, Khơ me, thi hành
đúng quyền “dân tộc tự quyết", với tinh thần liên hệ mật thiết, giúp đỡ nhau giành
thắng lợi. Từ đó, hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt
trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ
thù chung.
Đặc biệt, Hội nghị cũng chỉ rõ vấn đề thời cơ cách mạng là một trong những
nội dung có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, được Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển sáng tạo trên nền tảng học thuyết cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
Trung ương Đảng cũng đã nhận định và dự đoán rằng “nếu cuộc đế quốc

chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên xơ, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế
quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách
mạng nhiều nước thành công”. Nghị quyết này được thông qua vào tháng 05/1941,
khi Liên Xô chưa tham chiến. Một tháng sau, tháng 06/1941, phát - xít Đức bất
ngờ tấn cơng Liên Xơ. Như vậy thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi
chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xơ và phe dân
chủ. Đó là một khả năng làm xuất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước,
trong đó có cách mạng nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Đảng
ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đưa ra những quan điểm, Người viết
“Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sơi sục,
đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú
phải thúc đẩy cho thời cơ đến mau”.
Đây là sự nhận định, đánh giá cụ thể hơn của Đảng về thời cơ để cho các
nước thuộc địa và nước ta phải triệt để tận dụng thời cơ để tiến hành lật đổ chính
quyền đế quốc tay sai giành chính quyền về tay nhân dân. Đồng thời, với chiến
thắng của Liên Xô và các lực lượng đồng minh trước chủ nghĩa phát-xít, thời cơ
cách mạng đã đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc. Hàng loạt cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra thắng lợi, chủ nghĩa xã
hội từ một nước trở thành một hệ thống thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở
Á, Phi, Mỹ la-tinh đứng trước vận hội lớn của lịch sử. Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng cũng nhận định rằng: “Đế quốc Pháp – Nhật chẳng những áp
7


bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày mà chúng cịn áp bức bóc lột cả các dân tộc,
khơng chừa một hạng nào…Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh
cách mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Pháp – Nhật ngày nay không
chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đơng Dương”. Do đó:
“Cuộc cách mạng Đơng Dương hiện tại không phải là cuộc cách mệnh tư sản dân
quyền, cuộc cách mệnh phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là

cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp dân tộc giải phóng”.
Như vậy, những nhận định và dự đốn về thời cơ của Đảng trong hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 là vơ cùng chính xác và góp phần quan
trọng cho chiến thắng của Tổng khởi nghĩa. Nhận định của Ðảng đã dựa trên cơ sở
phân tích khoa học và lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách biện
chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục; thể hiện tư duy nhạy bén của Ðảng trong
việc đánh giá thời cơ, đánh giá về so sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch,
nắm vững quy luật vận động của chiến tranh; tính quy luật tất yếu có áp bức dân
tộc, có đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Ngồi ra, tầm vóc tư duy chiến
lược của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn thể hiện ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy
luật vận động cách mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai thực
hiện để thúc đẩy tiến trình cách mạng. Tức là không thụ động chờ thời cơ, mà tích
cực, chủ động tiến hành đấu tranh cách mạng để tạo ra thời cơ cách mạng, mà nổi
bật là chủ trương xây dựng các tổ chức Việt Minh, các đoàn thể yêu nước trên
phạm vi cả nước.
2.1.2. Những dự đoán thời cơ của Đảng trong phong trào chống Pháp - Nhật
Ngày 27/9/1940, nhân khi quân Pháp ở Lạng Sơn bị Nhật tiến đánh phải rút
chạy qua đường Bắc Sơn - Thái Nguyên, nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của
đảng bộ địa phương đã nổi dậy khởi nghĩa - đội du kích Bắc Sơn được thành lập.
Khởi nghĩa Bắc Sơn là bước phát triển của đấu tranh vũ trang vì mục tiêu giành
độc lập. Ở Nam Kỳ, phong trào cách mạng quần chúng cũng lan rộng ra khắp
nhiều nơi. Các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ là “những tiếng súng báo hiệu
cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu trang võ lực của các dân tộc ở
một nước Đông Dương”.
Sau Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941),
Nguyễn Ái Quốc gửi thư (6/6/1941) kêu gọi đồng bào cả nước: “Trong lúc quyền
8


lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế

quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng”.
Ngày 25/10/1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, nêu rõ: “Việt Nam độc
lập đồng minh (Việt Minh) ra đời”. Đảng ta tích cực chăm lo xây dựng đảng và
củng cố tổ chức, mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày, đào tạo cán bộ về chính trị,
quân sự binh vận. Nhiều cán bộ, đảng viên trung trong các nhà tù Sơn La, Chợ
Chu, Buôn Ma Thuột… vượt ngục về địa phương tham gia lãnh đạo phong trào.
Tháng 02 năm 1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La đề ra những
biện pháp cụ thể nhằm phát triển phong trào quần chúng rộng rãi.
Tháng 12 năm 1941, Trung ương ra thơng cáo Cuộc chiến tranh Thái Bình
Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng, chỉ rõ các đảng bộ địa phương cần phải
vận động nhân dân đấu tranh chống địch bắt lính, bắt phu, chống cướp đoạt tài sản
của nhân dân, đòi tăng cường, bớt giờ làm cho công nhân, củng cố và mở rộng các
đội tự vệ cứu quốc, thành lập các tiểu tổ du kích để tiến lên thành lập các đội du
kích chính thức, mở rộng cơ sở quần chúng và lực lượng vũ trang ở các khu du
kích...tiến lên phát động khởi nghĩa giành chính quyền cho đến khi có thời cơ.
Tháng 10 năm 1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào tồn quốc, thông
báo chủ trương của Đảng về việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân. Bức thư nêu
rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tránh được
sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm
hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Cuối năm 1944, ở
Cao - Bắc - Lạng, cấp ủy địa phương gấp rút chuẩn bị phát động chiến tranh du
kích trong phạm vi ba tỉnh. Lúc đó, Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở lại Cao Bằng,
kịp thời quyết định đình chỉ phát động chiến tranh du kích trên quy mơ rộng lớn vì
chưa đủ điều kiện. Tiếp đó, Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân, xác định nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động và
phương châm tác chiến của lực lượng vũ trang. Ngày 24/12/1944, Đoàn của Tổng
bộ Việt Minh do Hoàng Quốc Việt dẫn đầu sang Trung Quốc liên lạc với các nước
Đồng Minh để phối hợp chống Nhật. Tháng 02/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh sang
Trung Quốc tranh thủ giúp đỡ của Đồng minh chống phát xít Nhật.
Những dự đốn thời cơ của Đảng trong phong trào chống Pháp - Nhật (1945)

là vô cùng quan trọng và đóng vai trị quyết định đến sự thành bại của phong trào
này. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những dự đốn chính xác về thời điểm thích
9


hợp để khởi đầu cuộc kháng chiến chống lại cả Pháp và Nhật Bản. Đảng đã nắm
bắt kịp thời sự chống đối của nhân dân và ghi nhận được tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội của đất nước. Qua sự dự đốn thời cơ thơng minh và các biện pháp lãnh
đạo chiến lược, đảng đã giúp thúc đẩy phong trào chống Pháp - Nhật thành công,
tạo nền tảng cho sự thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa hàng đầu về sau để
giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

2.1.3. Những dự đoán thời cơ của Đảng trong chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta”
Sau khi Nhật vào Đơng Dương để tiến hành q trình xâm lược của mình,
Nhật đã bắt tay với thực dân Pháp tiến hành đàn áp phong trào cách mạng ở Việt
Nam. Tuy nhiên mâu thuẫn về quyền lợi giữa chúng ngày càng gia tăng, nguy cơ
nổ ra xung đột ngày càng cao và tất yếu phát - xít Nhật sẽ hất cẳng thực dân Pháp
ra khỏi Đông Dương. Cũng từ rất sớm, Đảng ta đã phân tích chính xác mâu thuẫn
giữa các thế lực đế quốc, nhận định phát - xít Nhật sẽ đảo chính hất cẳng thực dân
Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch hành động khi xuất hiện tình hình mới.
Thực tiễn lịch sử chứng minh những dự báo mà Đảng đưa ra hoàn toàn đúng
đắn, chính xác. Lúc bấy giờ trên thế giới, với chiến thắng của Liên Xô và các lực
lượng đồng minh trước chủ nghĩa phát - xít, thời cơ cách mạng đã đến với nhiều
nước trên thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Hàng loạt cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra thắng lợi, hình thành một hệ thống các nước chủ
nghĩa xã hội trên thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ la-tinh
đứng trước vận hội lớn của lịch sử trong đó có Việt Nam.
Lúc bấy giờ, vấn đề "cuộc đảo chính của phát - xít Nhật" ln ln được đề
cập trong những văn kiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng trong những năm đầu

1945, định hướng công tác chuẩn bị của phong trào cách mạng cho thời điểm "đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta". Vì thế, ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp
(9/3/1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường
Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, sau đó họp tiếp tại làng Đình Bảng (Bắc
Ninh), ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" vào ngày
12/3/1945. Bản chị thị đó lập tức được chuyển tới các nhà in bí mật của Đảng tại
làng Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ơng Nguyễn Lương Hồng phụ trách
10


nhà in, đã cấp tốc cho in hàng nghìn bản và theo những đường dây bí mật chuyển
đi các nơi.
Chỉ thị đã xác định: "Đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính - kẻ thù cụ thể
trước mắt - duy nhất của nhân dân Đông Dương". Ban Thường vụ quyết định thay
đổi khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật - Pháp" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật"
và đưa ra khẩu hiệu "Chính quyền cách mạng của nhân dân" để chống lại chính
quyền Nhật và chính phủ bù nhìn thân Nhật. Cũng tại hội nghị này, Ban Thường
vụ Trung ương Đảng quyết định phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước
mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Trong chỉ thị, Trung ương Đảng đã nhận định rằng, bây giờ tình hình Đơng
Dương có nhiều thuận lợi mới, nhưng “điều kiện khởi nghĩa… hiện nay chưa thực
chín muồi”, tuy vậy cũng đã tạo nên những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi
nghĩa chóng tới. Đồng thời, Đảng đã đưa ra được ba dự kiến về thời cơ để nhân
dân ta vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa một cách thuận lợi vơ cùng chính xác,
cụ thể như sau: Tổng khởi nghĩa có thể được tiến hành “khi quân Đồng minh kéo
vào Đông Dương đánh Nhật đã bám chắc, tiến sâu trên đất ta và quân Nhật kéo ra
mặt trận ngăn cản quân Đồng minh, để phía sau lưng sơ hở thì đó là lúc phát
động khởi nghĩa vơ cùng thuận lợi”. Hoặc cũng có thể là lúc “nếu cách mạng Nhật
bùng nổ, và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc
Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh

thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn
có thể bùng nổ và thắng lợi”.
Như vậy, bản chỉ thị đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết kịp thời
của Đảng. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù, dự báo chính xác thời cơ cách mạng,
linh hoạt, sáng tạo và chuẩn bị mọi điều kiện làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa,
giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. Điều đó thể hiện tầm nhìn
chiến lược, tư duy khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc cách mạng tài tình của
Đảng ta trong cách mạng. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và
của Mặt trận Việt Minh, ở các địa phương cả nước trong cao trào kháng Nhật cứu
nước, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa
Tám năm 1945, đúng như lời khẳng định chắc chắn của Chỉ thị: "Thắng lợi cuối
cùng nhất định về tay chúng ta!”
2.1.4. Kết luận
11


Như vậy về cơ bản, cho đến trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945,
nhận thức của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời cơ cách mạng, thời cơ của
tổng khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc đã được định hình và thể hiện rất cụ thể
trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng. Nhưng vấn đề mấu chốt ở đây là, để có
thể nhận thức đầy đủ những điều kiện, những thời cơ của cách mạng ấy, Đảng ta,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã phải trải qua một quá trình đấu tranh thực
tiễn đầy gian khổ và tổng kết lý luận không ngừng, với sự hy sinh của biết bao
chiến sĩ, đồng bào, trên cơ sở sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin và truyền thống đấu tranh của dân tộc, từ đó mà xây dựng nên lý
luận cách mạng Việt Nam. Đó là điều kiện quan trọng nhất để những nhận thức về
thời cơ và những dự đoán về thời cơ cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta ln ln phù hợp với thực tiễn, với xu thế phát triển của hiện thực khách
quan.
2.2. Xác định thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

2.2.1. Bối cảnh lịch sử nổ ra Cách mạng Tháng Tám năm 1945
a, Tình hình quốc tế
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu,
giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin.
Với sự chuẩn bị từ trước, ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ
Pháp, độc chiếm Đơng Dương. Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng.
Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vơ điều kiện, chiến tranh kết thúc ở
châu Âu. Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vô quân đội
Nhật. Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, thực hiện cam kết với các nước Đồng minh,
ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xơ tun chiến với Nhật và chỉ trong vịng một
tuần đã tiêu diệt đạo quân Quan Đông tinh nhuệ bậc nhất của qn đội Nhật, giải
phóng vùng Đơng Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Trước đó khơng lâu, nhằm gây sức ép với Chính phủ Nhật, Mỹ ném hai quả
bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945),
làm hàng chục vạn người chết và để lại những hậu quả nặng nề kéo dài.

12


Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh khơng điều
kiện. Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy qn Nhật ở Đơng Dương vào tình
thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính Phủ
Trần Trọng Kim rệu rã, tin Nhật đầu hàng nhanh chóng lan truyền trong nhân dân.
Khắp nơi trên đất nước ta, Việt Minh tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy
vũ trang, có tới hàng ngàn quân tham gia. Hàng triệu quần chúng sẵn sàng đứng
lên giành chính quyền.
b, Tình hình trong nước
Ở trong nước, trải qua 3 cuộc diễn tập thông qua những cao trào cách mạng
xuyên suốt từ 1930 - 1945, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao.

Ngày 9/3/1945, phát - xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay
trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát
động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình
thức tuyên truyền,cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp.
Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt
Minh trong cao trào chống Nhật cứu nước và có ý nghĩa quyết định đối với thắng
lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ,
quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt
Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ
chức Ủy ban giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lấp Ủy ban giải phóng dân tộc
Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Từ tháng 4/1945 trở đi,
cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình
thức.
Đầu tháng 5/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang,
chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc
dân.
Ngày 4/6/1945, khu giải phóng chính thức được thành lập gồm hầu hết các
tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một
số vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên, dưới sự lãnh đạo
của Ủy Ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước.
13


2.2.2. Đảng xác định thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Trước những tình hình của cuộc kháng chiến, nhận thấy thời cơ đã đến với
dân tộc chúng ta, vì vậy mặc dù đang ốm nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng
suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải
đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập dân

tộc!”.
Ngày 13/8/1945, nhận được tin phát xít Nhật bại trận và sắp đầu hàng Đồng
minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban Khởi
nghĩa toàn quốc gồm năm đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh
Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh trực
tiếp phụ trách Uỷ ban. Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân
tổng khởi nghĩa.
Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân
Trào do lãnh tụ Hồ Chí Minh và tổng bí thư Trường Chinh chủ trì, Hội nghị quyết
định tồn dân nổi dậy giành chính quyền từ tay Phát xít Nhật trước khi quân đồng
minh đổ bộ vào Đông Dương. Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là “Phản đối xâm lược
hồn tồn độc lập chính quyền nhân dân”.
Như vậy, xác định đúng thời cơ khởi nghĩa là một vấn đề có ý nghĩa quyết
định tới thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Đối với Cách mạng Tháng Tám năm
1945, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vịng khoảng 20 ngày, kể từ khi
Nhật Hồng tuyên bố đầu hàng Đồng minh (ngày 13/8) và kết thúc khi quân Đồng
minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pôt – xđam
(ngày 05/9).
Cụ thể hơn, thời cơ của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chỉ xuất
hiện khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh
không điều kiện, hàng ngũ chỉ huy của Nhật ở Đơng Dương chia rẽ đến cực điểm,
qn lính Nhật tan rã, mất tinh thần, bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ. Đồng thời,
thời cơ cách mạng xuất hiện cũng là lúc mọi chuẩn bị của Đảng ta về lực lượng,
đường lối, phương châm tác chiến đã hoàn thiện, khi mà cao trào cứu nước của
toàn dân đã dâng lên tới đỉnh cao nhất. Các cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra và
thắng lợi ở nhiều vùng. Khu giải phóng và căn cứ địa được lập ra trong cả nước,
quân đội cách mạng đã được thành lập, chiến tranh du kích phát triển và lan rộng;
14



“đội quân chính trị” của quần chúng nhân dân bao gồm hàng chục triệu người
được tập hợp trong Mặt trận Việt Minh đã sẵn sàng chiến đấu. Nhưng thời cơ này
không tồn tại vĩnh viễn, mà sẽ biến mất khi quân Đồng minh tiến vào nước ta để
tước vũ khí của phát xít Nhật. Với bản chất thực dân đế quốc phản cách mạng,
quân Đồng minh chắc chắn sẽ cấu kết với lực lượng phản cách mạng mà đàn áp
lực lượng cách mạng trong cả nước, dựng ra một chính quyền tay sai bù nhìn trái
với ý chí và nguyện vọng của dân tộc ta.
Thực tế diễn ra ở Phi-líp-pin khi quân Mỹ đổ bộ đã chứng minh cho nhận
định này. Hơn thế nữa, đế quốc Pháp dưới sự ủng hộ của Chính phủ Anh cũng
đang lăm le khơi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương. Bọn phản động ở trong nước
cũng đang tìm cách “thay thầy đổi chủ”, mong tìm cơ hội cho bản thân. Thời cơ
cách mạng chỉ tồn tại từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân
Đồng minh vào Việt Nam. Đó là lúc kẻ thù cũ đã đứng im, nhưng kẻ thù mới chưa
kịp đến, tạo thành tình thế so sánh lực lượng có lợi nhất cho cách mạng: “Phát xít
Nhật đã chết gục theo phát xít Đức, Ý. Quân đội Nhật đang bị tan rã và bị tước khí
giới ở khắp các mặt trận. Quân Đồng minh sắp kéo vào Đông Dương. Giờ hành
động quyết liệt đã đến”. Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên
tồn quốc trước ngày 13/8 và sau ngày 05/9 đều khơng có khả năng giành thắng
lợi, cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động và gặp nhiều khó khăn khác. Bởi
trước ngày 13/8/1945, quân Nhật còn mạnh và sau ngày 5/9/1945, trên đất nước có
nhiều kẻ thù. Chỉ có thể giành được thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt
này.
Như vậy, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)
trong hai ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945 do lãnh tụ Hồ Chí Minh và tổng bí thư
Trường Chinh chủ trì, đã giải quyết vấn đề trọng đại: Xác định đúng thời cơ và
quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đại biểu các đảng bộ từ Bắc, Trung,
Nam, từ các chiến khu và khu giải phóng về dự đơng đủ. Hội nghị họp vào lúc
phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh liền
thành lập "ủy ban khởi nghĩa toàn quốc" để lãnh đạo khởi nghĩa trong cả nước.
Trong tình hình hết sức khẩn trương, Đảng quyết định phát động và lãnh đạo tồn

dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai
của chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp vào nước ta.
2.3. Chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
15


Vào giữa tháng 8 năm 1945, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, chính phủ
Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, quân đội Nhật Bản ở Đơng
Dương hồn tồn mất ý chí chiến đấu. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn nữa lại xuất hiện
khi Quân đội Trung Hoa Dân Quốc và Lực lượng Đồng minh Anh thay mặt cho
Lực lượng Đồng minh xâm lược Việt Nam, sau quyết định của Hội nghị Potsdam
(tháng 7 năm 1945). Vì những hồn cảnh đó, bên ta kết luận rằng cơ hội đã đến và
chỉ kéo dài cho đến khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh trước khi quân Đồng
minh tiến vào Đơng Dương. Trước tình hình đó, Đảng và nhân dân không thể chần
chừ, phải tranh thủ thời cơ để lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.
Tình hình nội bộ hội đủ ba điều kiện cho cuộc khởi nghĩa do Hồ Chí Minh
đề ra: quân Nhật thua trận trong Thế chiến thứ hai, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử
xuống các thành phố Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945) đã làm quân
Nhật ở Đông Dương mất tinh thần rất nhiều; Nạn đói năm 1945 xảy ra do chính
sách bóc lột tàn bạo của Pháp và Nhật nhằm phục vụ chiến tranh vũ trang trong
Thế chiến thứ hai, đồng thời củng cố tinh thần dân tộc. Đồng thời, cơ hội cho một
cuộc cách mạng xuất hiện. sự chuẩn bị của Đảng ta về lực lượng, đường lối,
nguyên tắc chiến đấu đã hoàn thành.
Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Bộ chỉ huy Việt Minh thành lập Ủy
ban khởi nghĩa toàn quốc, công bố “Quân lệnh số 1”, phát động tổng khởi nghĩa
trong cả nước.
Ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945, Đại hội Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào
do lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân xâm lược nước ta. Hội nghĩ xác định 3
nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là: Tập trung - Thống nhất - Kịp thời. Phương

hướng hành động được đưa ra là phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng,
không kể thành phố hay nông thôn, quân sự hay chính trị phải phối hợp, chộp lấy
căn cứ chính cả ở các đô thị trước khi quân đồng minh vào, và thành lập ủy ban
nhân dân ở những nơi đã giành được quyền làm chủ. Hội nghị cũng quyết định
được những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội và đối ngoại cần thi hành sau
khi giành được chính quyền
Đến ngày 16/8/1945, Quốc hội họp ở Tân Trào, thông qua quyết định của
Tổng khởi nghĩa, phê chuẩn 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Ủy ban
Dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh-Minh làm Chủ tịch. Khi đó, Hồ Chí Minh
16


tuyên bố: “Giờ quyết định vận mệnh của dân tộc ta đã đến. Tồn thể đồng bào của
chúng tơi, hãy đứng lên và dùng sức mạnh của mình để giải phóng chúng
tơi…Chúng tơi khơng thể chờ đợi được nữa”. Nhân dân ta đồn kết đồng lịng, Bác
Hồ nói: “Trong thời khắc tốt lành này, dù hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy
tồn bộ dãy Trường Sơn, chúng ta cũng phải kiên quyết giành độc lập”.
Khi phong trào cứu nước của dân tộc ta lên đến đỉnh cao, các cuộc khởi
nghĩa cục bộ nổ ra và thành công ở nhiều địa phương, các vùng giải phóng, căn cứ
được thành lập khắp cả nước, quân đội ly khai. Mạng lưới được hình thành, chiến
tranh du kích phát triển và mở rộng, quân đội chính trị và Quân đội nhân dân gồm
hàng chục triệu người sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ,
đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải
Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền
thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hịa Bình,
Hải Phịng, Hà Đơng, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu...
Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Biên Hịa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Cơn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn
Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945 (từ 13 đến 28/8/1945), dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần
"đem sức ta mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên giành chính quyền, tổng
khởi nghĩa thắng lợi hồn tồn.
Sáng 19/8, thủ đơ Hà Nội tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Các cuộc khởi nghĩa ở
Hà Nội, Huế, Sài Gòn và các thành phố khác tiêu diệt được tổng hành dinh của
địch, có ý nghĩa quyết định thắng lợi trên cả nước.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, lễ độc lập được tổ chức long trọng tại Quảng
trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tun ngơn độc lập”, long trọng
tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua sự chuẩn bị kỹ
lưỡng về lực lượng và nắm bắt thời cơ vàng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã
giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu, chấm dứt 80 năm áp bức đất nước.
17


Chớp đúng thời cơ khởi nghĩa là một vấn đề có ý nghĩa quyết định tới thắng
lợi của mọi cuộc cách mạng. Nhận thức rõ tính chất quyết định, ý nghĩa chiến lược
của thời cơ khởi nghĩa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hành động kịp thời và
kiên quyết trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Có thể khẳng định rằng
cơ hội cho Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn - từ khi Nhật
đầu hàng cho đến khi quân Đồng minh tiến vào Đơng Dương. Trong tình thế khó
khăn, Đảng ta đã thể hiện trí tuệ, sự linh hoạt cao để nhanh chóng chớp lấy thời cơ,
đẩy lùi rủi ro, tạo cơ hội thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu
chúng ta khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng thì chúng ta đã gặp phải sự
kháng cự quyết liệt, tổn thất lớn và khó thắng. Chính quyền cách mạng không thể
được thành lập trên khắp đất nước, quốc gia. Nếu muộn hơn, khi quân Đồng minh
tiến vào Đơng Dương, tình hình sẽ trở nên “cực kỳ nguy hiểm”. Chính vì vậy, nhờ
sự chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho phong trào cách mạng ngay từ những

ngày đầu thành lập Đảng; hiểu biết sâu sắc về thời cơ cách mạng; dự báo chính
xác, nắm bắt kịp thời và chớp thời cơ mau lẹ, tuy mới 15 tuổi và chỉ với hơn 5
nghìn đảng viên, trong vẻn vẹn chưa đầy 20 ngày của Mùa thu lịch sử năm 1945,
Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi,
giành chính quyền, tuyên bố thành lập nước, thành lập Chính phủ lâm thời… mở
ra kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc cho quốc gia dân tộc.
3. Nhận xét về thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945
3.1. Nhận xét chung
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đưa Đảng Cộng sản Đơng
Dương lên vị trí Đảng cầm quyền. Sau 15 năm hoạt động với cương lĩnh chính trị
đúng đắn, mặc dù các tổ chức Đảng bị kẻ địch phá vỡ; đội ngũ đảng viên bị khủng
bố, bắt bớ, giết hại, nhưng sức sống của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đầy xung
lực, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở được lập lại; những đảng viên được tơi luyện
trong lị lửa đấu tranh cách mạng, khơng sợ hy sinh tính mạng, giữ vững khí tiết,
trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng. Đảng đã đóng vai trị lãnh đạo cách
mạng Việt Nam và trong cuộc vận động đấu tranh giành chính quyền cách mạng
1939 - 1945, Đảng đã lãnh đạo toàn dân, tiêu biểu là khối liên minh trong Mặt trận
Việt Minh tiến hành xây dựng lực lượng, chớp thời cơ khi tình hình quốc tế thuận
lợi để lãnh đạo Tổng khởi nghĩa, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Nhờ có sự
chuẩn bị lực lượng chu đáo, lại nổ ra đúng lúc, đúng thời cơ, Cách mạng Tháng
18


Tám năm 1945 đã giành được thắng lợi “nhanh, gọn, ít đổ máu”. Đó là một điển
hình thành cơng về nghệ thuật tạo thời cơ, dự đoán thời cơ, nhận định chính xác
thời cơ; đồng thời, kiên quyết chớp thời cơ, phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi
nghĩa giành chính quyền. Vận dụng đúng thời cơ cách mạng để từ đó tăng cường
đồn kết dân tộc và phát huy sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân để tiến
hành thành công Cách mạng Tháng Tám và thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa cũng chính là tiếp nối bài học lịch sử truyền thống hào hùng của ông cha

về “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 chứng tỏ Ðảng ta, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định đúng thời cơ,
cho nên đã chuẩn bị tốt lực lượng, sẵn sàng chủ động, chớp thời cơ lãnh đạo nhân
dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Ðây là sự vận dụng sáng tạo quy
luật vận động phát triển của khởi nghĩa và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật
chỉ đạo chớp thời cơ, giành thắng lợi.
3.2. Ý nghĩa của thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945
Chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng Việt Nam trong giai đoạn
1930 - 1945 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong lịch sử cuộc đấu tranh giành độc
lập của Việt Nam. Đảng đã nhanh nhạy trong việc điều chỉnh chiến lược của mình
để phù hợp với bối cảnh và tình hình cụ thể, đồng thời khơng ngừng tìm kiếm và
áp dụng các phương pháp đấu tranh sáng tạo. Trong giai đoạn này, Đảng đã
chuyển hướng từ chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa đến chiến lược kháng chiến đại đồng
minh, đánh dấu sự chuyển giao từ phạm vi đấu tranh chống thực dân sang đấu
tranh chống phát xít. Điều này đã thúc đẩy sự hợp lực giữa các lực lượng giải
phóng dân tộc, khai sinh ra Kháng chiến chống Pháp và sau này là Kháng chiến
chống Mỹ. Ngoài ra, Đảng cũng đã mở rộng cơ sở vững chắc, tăng cường tinh
thần đoàn kết giữa các lực lượng dân tộc, qua đó tạo ra một đội ngũ cách mạng
mạnh mẽ và kiên trì khơng ngừng đấu tranh cho tự do, độc lập và xã hội chủ nghĩa.
Việc chớp thời cơ trong cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong việc chấm dứt sự thực dân Pháp tại Việt Nam. Thời cơ này
đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Việt Nam khai thông cách mạng và đánh
bại thực dân Pháp. Việc xóa bỏ sự thực dân Pháp mang lại độc lập và chủ quyền
cho Việt Nam.
19


Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư

tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm
thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây
còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn
đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ
của dân tộc hịa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế
của thời đại vì hịa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội.
Nhờ nắm bắt được thời cơ đã tạo nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc
thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách
mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo khơng
chỉ có thể thành cơng ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của
chủ nghĩa đế quốc mà cịn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa
phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã
hội.
3.3. Bài học kinh nghiệm
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu, làm giàu thêm truyền thống cách mạng Việt Nam nói riêng và
góp phần bổ sung lý thuyết về cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung.
Chớp đúng thời cơ khởi nghĩa là một vấn đề có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi
của mọi cuộc cách mạng. Nhận thức rõ tính chất quyết định, ý nghĩa chiến lược
của thời cơ khởi nghĩa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hành động kịp thời và
kiên quyết trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Cách mạng Tháng Tám thành công đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt
Nam nhiều bài học quý báu, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về
cách mạng giải phóng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc, đặc biệt là những bài học về
thời cơ được đúc kết lại như sau:
Một là, nhận biết thời cơ lịch sử: Thời cơ lịch sử là một khoảng thời gian
đặc biệt trong quá trình phát triển xã hội, khi điều kiện cần thiết để đạt được một

20


mục tiêu xã hội quan trọng xuất hiện. Thời cơ khơng tự đến, một phần là do ta
chuẩn bị nó, thúc đẩy nó. Trong cuộc Cách mạng Tháng Tám, lãnh đạo và nhân
dân Việt Nam đã nhận ra thời cơ lịch sử để giành độc lập và chấm dứt sự thực dân
Pháp. Bài học quan trọng là khả năng nhận biết và tận dụng thời cơ lịch sử để tạo
ra sự thay đổi và tiến bộ.
Hai là, chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng: Thời cơ không chỉ là một cơ hội
tình cờ, mà cịn là kết quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng. Trước khi bước
vào cuộc cách mạng, người lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã xây dựng mạng
lưới cách mạng, tổ chức quân đội, thu thập thông tin và đào tạo các lực lượng cách
mạng. Bài học quan trọng là sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng trước khi thời cơ
xuất hiện, để có thể tận dụng tối đa cơ hội đó.
Ba là, kịp thời nắm bắt thời cơ, chủ động, sáng tạo tiến hành khởi nghĩa
giành chính quyền: Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn đề vô cùng quan
trọng, bên nào nắm được thời cơ thì chắc chắn bên đó sẽ giành được thắng lợi.
Chính nhờ nắm bắt được thời cơ nên đã tạo nên thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám.
Bốn là, xây dựng Đảng vững mạnh, trung thành vô hạn với dân tộc.
Trong Cách mạng Tháng Tám, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được xây
dựng và chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thể hiện trong
trình độ tư duy lý luận, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan để đề ra đường
lối thích hợp, tăng cường sức mạnh tổ chức, kỷ luật và năng lực tổ chức thực tiễn.
Năm là, đồn kết và sự đồng lịng: Thời cơ trong cuộc Cách mạng Tháng
Tám yêu cầu sự đoàn kết và sự đồng lịng của tồn dân. Việt Minh đã tạo ra một
phong trào cách mạng rộng lớn và đoàn kết nhân dân để đạt được mục tiêu giành
độc lập. Bài học quan trọng là tạo ra sự đoàn kết và sự đồng lịng của tồn dân
trong việc tận dụng thời cơ để thực hiện cuộc cách mạng.
Sáu là, sự hỗ trợ quốc tế: Trong cuộc Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam ta

đã nhận được sự hỗ trợ quan trọng từ các quốc gia và tổ chức quốc tế, như Liên Xô
và Trung Quốc. Sự hỗ trợ quốc tế này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của
cuộc cách mạng. Bài học quan trọng là tận dụng và khai thác sự hỗ trợ quốc tế để
tăng cường khả năng chiến đấu và đạt được mục tiêu của mình.

21


Bảy là, kiên nhẫn và kiên trì: Cuộc Cách mạng Tháng Tám không diễn ra
trong một ngày mà kéo dài suốt nhiều năm. Sự kiên nhẫn và kiên trì của người
lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã giúp họ vượt qua khó khăn và thất bại và tiến
tới thắng lợi cuối cùng. Bài học quan trọng là không từ bỏ và kiên trì trong cuộc
cách mạng phát triển đất nước.
4. Vận dụng
4.1. Liên hệ việc áp dụng bài học từ thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 với thực tiễn đất nước Việt Nam hiện nay
Kế thừa bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một
trong những bài học kinh nghiệm quý báu mà Đảng ta đã rút ra qua thực tiễn lãnh
đạo công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng là: “Chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối
khơng được để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững mơi trường hịa
bình, ổn định, an ninh, an tồn để phát triển đất nước…Xử lý đúng đắn, hiệu quả
mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng; đánh giá đúng xu thế, nắm
bắt trúng thời cơ. Phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với
sức mạnh của thời đại”.
Có thể nói, dù đã 78 năm trôi qua, nhưng bài học về nắm bắt thời cơ, chủ
động, sáng tạo, tận dụng thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn có ý
nghĩa lý luận, thực tiễn và tính thời sự sâu sắc đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Bài học kinh nghiệm đó là cơ sở

quan trọng để Đảng ta tiếp tục vận dụng, phát huy và phát triển sáng tạo trong lãnh
đạo, chỉ đạo, giúp chúng ta chủ động, tự tin vượt qua những khó khăn, thách thức
mới và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng.
4.1.1. Bài học về xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, khi hồ bình lập lại, bài học xây dựng
Đảng vững mạnh, nhanh nhạy nắm bắt tình hình quốc tế để nắm chắc thời cơ đã
được áp dụng triệt để.
Khi dịch COVID-19 nổ ra, Việt Nam là một nước đang phát triển còn nhiều
hạn chế về kinh tế để chi trả cho các khoản chi phí mua, vận chuyển Vaccine
22


khổng lồ. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chính phủ, sự phối
hợp mạnh mẽ, quyết tâm của tồn thể hệ thống chính trị từ các cấp, các ngành và
từ trong đến ngoài nước. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế,
Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan, các địa phương, cùng hơn 90 cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc với sứ mệnh đem nguồn vaccine quý
giá về cho nhân dân. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, đặc biệt
là Bộ trưởng Ngoại giao tận dụng mọi kênh để tiếp cận nguồn vaccine. Ngày 13/8,
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Tổ cơng tác của Chính
phủ về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ
trưởng. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế qn triệt và thơng báo việc khuyến
khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phịng COVID-19. Bộ Y tế quản lý
việc cấp phép, kiểm tra chất lượng, bảo quản vaccine; tổ chức tiêm miễn phí cho
nhân dân.
Quyết tâm, nỗ lực, đồng lịng của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành, địa
phương, doanh nghiệp và người dân đã đem tới ‘quả ngọt’ khi hàng trăm triệu liều
vaccine được chuyển về Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện thành công chiến
dịch tiêm chủng thần tốc, giảm thiểu số lượng thương vong do dịch bệnh, và thiệt

hại kinh tế.
4.1.2. Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.
Từ bài học trong lịch sử về sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, ngay từ
khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã vận dụng và
phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để
sớm kêu gọi nhân dân đồn kết một lịng, tạo nên sức mạnh tập thể đẩy lùi dịch
bệnh.
Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế đã khởi
động các cơ sở y tế phòng, chống dịch tuyến tỉnh; các bệnh viện tuyến trung ương;
bệnh viện thuộc ngành công an, quân đội; bệnh viện dã chiến của quân đội chủ
động ứng phó, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân. Bộ Y tế cũng thông tin
nhanh, kịp thời về tình hình dịch hàng giờ, hàng ngày. Các địa phương đã tăng
cường tuyên truyền để nhân dân không chủ quan, thực hiện đúng và đầy đủ các
quy định về phòng, chống dịch COVID-19; vận động quần chúng nhân dân thông
23


báo kịp thời cho chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh
trái phép trong cộng đồng để có biện pháp xử lý…
Đồng hành cùng Đảng, Nhà nước tập trung phịng chống dịch và để có thêm
nguồn lực để tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội,
an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc đã Việt Nam kêu gọi
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào
ta ở nước ngồi với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình nêu cao tinh thần
đồn kết, tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá
rách của dân tộc để vượt qua khó khăn, thử thách…
Năm 2020, khi Ðà Nẵng trở thành tâm dịch của cả nước, thành phố đã đón nhận
nhiều ân tình với những hỗ trợ dù lớn, dù nhỏ của đồng bào mọi miền đất nước.
Và cũng bắt đầu từ Ðà Nẵng, những bếp cơm nghĩa tình, những bữa ăn miễn phí,

hàng nghìn chuyến xe thiện nguyện được các tổ chức, cá nhân vận động, kêu gọi,
qun góp đã khơng ngừng lan tỏa, nhân rộng tới các địa phương chịu tác động
nặng nề của dịch bệnh. Những ngày qua, chúng ta được chứng kiến nhiều cách
làm hay, sáng tạo của cộng đồng để giúp đỡ, tương trợ, cùng vượt qua khó khăn.
Ðó là những cửa hàng 0 đồng, phiên chợ 0 đồng, phiếu mua hàng 0 đồng…
Có thể thấy rằng với tinh thần đồn kết một lịng, nhân dân ta đã tạo nên sức
mạnh tập thể, quyết tâm cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
4.1.3. Bài học về sự hỗ trợ quốc tế
Trong bối cảnh trong nước chưa sản xuất được vaccine ngừa COVID-19,
yêu cầu phòng, chống dịch rất cấp bách trong khi nguồn vaccine trên thế giới khan
hiếm, ngoại giao vaccine trở thành “ánh sáng cuối đường hầm”, với sứ mệnh đưa
nguồn vaccine quý giá về trong nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết. Ngoại
giao vaccine trở thành một “mặt trận” rất quan trọng, khâu đầu tiên quyết định
thực hiện thắng lợi của chiến lược vaccine. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ, Tổ Cơng tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine đã tích cực
làm việc với các đối tác và bạn bè quốc tế để bảo đảm sự ủng hộ và hỗ trợ của
cộng đồng quốc tế, nhất là về vaccine, được chuyển đến người dân Việt Nam một
cách sớm nhất và hiệu quả nhất. Mọi sự hỗ trợ và giúp đỡ dành cho Việt Nam dù ít
hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam ghi nhớ và trân trọng.
24


×