Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp tại singapore và thái lan dưới góc nhìn so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.55 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

-----------***------------

TRẦN NGUYỄN DẠ ĐĂNG
MSSV: 1953801011028

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP TẠI
SINGAPORE VÀ THÁI LAN DƯỚI GĨC NHÌN SO SÁNH VÀ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 – 2023

Người hướng dẫn: Ths. VŨ LÊ HẢI GIANG

TP.HCM – Năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

-----------***------------

TRẦN NGUYỄN DẠ ĐĂNG
MSSV: 1953801011028

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP TẠI
SINGAPORE VÀ THÁI LAN DƯỚI GĨC NHÌN SO SÁNH VÀ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM



Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 – 2023

Người hướng dẫn: Ths. VŨ LÊ HẢI GIANG

TP.HCM – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài “Mối quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp tại Singapore và Thái Lan dưới góc nhìn so sánh và
kinh nghiệm cho Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Ths. Vũ Lê Hải Giang. Khóa luận có sử dụng, trích dẫn ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể
và chính xác. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Khóa luận là hoàn toàn khách
quan, trung thực.
Tác giả

Trần Nguyễn Dạ Đăng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ
HÀNH PHÁP .............................................................................................................5
1.1. Khái niệm và nội dung mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ............5
1.1.1. Khái niệm quyền lập pháp, quyền hành pháp và mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp ...............................................................................................5
1.1.2. Nội dung của mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp....10

1.2. Yêu cầu của mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ...........................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................25
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP TẠI
THÁI LAN VÀ SINGAPORE DƯỚI GÓC NHÌN CỦA SO SÁNH ..................26
2.1. Sơ lược về lịch sử lập hiến của Thái Lan và Singapore ............................26
2.1.1. Sơ lược về lịch sử lập hiến của Thái Lan ................................................26
2.1.2. Sơ lược về lịch sử lập hiến của Singapore ..............................................26
2.2. Vị trí pháp lý và cơ cấu tổ chức cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp
tại Thái Lan và Singapore ..................................................................................27
2.2.1. Vị trí pháp lý và cơ cấu tổ chức của cơ quan lập pháp và cơ quan hành
pháp tại Thái Lan ..............................................................................................27
2.2.2. Vị trí pháp lý và cơ cấu tổ chức cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp
tại Singapore......................................................................................................28
2.3. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp tại Thái Lan và Singapore
dưới góc nhìn so sánh ..........................................................................................29
2.3.1. Sự phân chia giữa lập pháp và hành pháp ...............................................29
2.3.2. Sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp ................................................34
2.3.3. Sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp ...............................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................50
CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP THEO
HIẾN PHÁP 2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .............51
3.1. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp 2013 .............51
3.1.1. Sự phân công giữa lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp 2013 ...........51
3.1.2. Sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp 2013 .............55
3.1.3. Sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp 2013 ............58


3.2 Một số kiến nghị cho Việt Nam trong việc hoàn thiện mối quan hệ giữa
lập pháp và hành pháp .......................................................................................64

3.2.1. Kiến nghị về quán triệt nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp theo ngun tắc hiến định ..................................................64
3.2.2. Nhóm kiến nghị hồn thiện về sự phân công giữa lập pháp và hành pháp
...........................................................................................................................65
3.2.3 Nhóm kiến nghị hồn thiện về sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp 67
3.2.4. Nhóm kiến nghị hồn thiện về sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp
...........................................................................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) và kế thừa Hiến pháp 1992 (sửa đổi,
bổ sung năm 2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
đã bổ sung nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước:
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp”. Hiến pháp năm 2013 có bước tiến dài trong việc hồn thiện cơ chế phân cơng,
phối hợp và kiểm sốt quyền lực khi có sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý của học
thuyết phân quyền. Vì nguyên tắc này mới được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013
nên bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện nguyên tắc vẫn khó tránh khỏi
những bất cập, hạn chế.
Hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, các quốc gia trên thế giới đã
tiến hành nghiên cứu mơ hình phân chia quyền lực nhà nước dân chủ để tham khảo
học hỏi những điểm tiến bộ phù hợp với quốc gia mình. Trên tinh thần đó, tác giả cho
rằng việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp của các quốc gia

trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam hồn
thiện cơ chế phân cơng và kiểm sốt quyền lực nhà nước theo tinh thần của Hiến pháp
2013 là vô cùng cần thiết. Tác giả nhận thấy, Thái Lan và Singapore là hai quốc gia
láng giềng nằm trong khu vực Đông Nam Á, là đối tác kinh tế quan trọng của Việt
Nam. Hơn nữa, trong việc thiết lập mối quan hệ lập pháp và hành pháp của hai quốc
gia có nhiều nét tương đồng với nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của tổ chức
bộ máy nhà nước mà Việt Nam hướng đến, đó là giữa lập pháp và hành pháp có sự
phân quyền mềm dẻo, phối hợp chặt chẽ và có cơ chế kiểm sốt lẫn nhau.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp tại Singapore và Thái Lan dưới góc nhìn so sánh và kinh nghiệm cho
Việt Nam” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, tác giả hy vọng
sẽ góp một phần nhỏ trong cơng tác hồn thiện pháp luật nước nhà. Đây là kết quả
của quá trình làm việc, nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả. Tuy nhiên, trong
q trình thực hiện đề tài hẳn cịn sai sót, mong q Thầy, Cơ góp ý và nhắc nhở. Tác
giả xin chân thành cảm ơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề phân cơng, phối hợp và
kiểm sốt giữa các nhánh quyền lực nhà nước nói chung và mối quan hệ giữa lập


2
pháp và hành pháp nói riêng.
Về Sách chuyên khảo, có thể kể đến “Sự hạn chế quyền lực nhà nước” (2014),
“Sự kiểm soát quyền lực nhà nước” (2017) của tác giả Nguyễn Đăng Dung; “Một số
vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2011) của tác giả Trần Ngọc Đường; “Tổ chức
bộ máy nhà nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013” của tác giả Nguyễn Minh Đoan, … Những cơng trình tập trung phân tích vấn
đề liên quan đến phân cơng, kiểm sốt của ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, trong đó có liên hệ với quy định của các bản Hiến pháp.

Về luận văn tiến sĩ, thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp, có thể kể đến Mối quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Luận án tiến sĩ luật học, 2018). Luận án trình bày nội
dung về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, phân tích những nội dung cơ bản mối quan hệ lập
pháp và hành pháp trong các hình thức chính thể; phân tích mối quan hệ lập pháp và
hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt Nam và đưa ra giải pháp hoàn thiện mối
quan hệ giữa lập pháp và hành pháp để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền. Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong
các hình thức chính thể, chưa phân tích cụ thể trên một quốc gia nào. Tác giả kế thừa
các phân tích cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp và những quan
điểm liên quan hoàn thiện mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp tại Việt Nam. Bên
cạnh đó, cịn có một số cơng trình như: Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở
Việt Nam (Tác giả: Trương Thị Minh Thùy, Luận văn thạc sĩ, 2018), Sự kiểm soát
giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Tác giả: Trần Xuân Vĩ, Luận văn tốt nghiệp, 2017), Vấn đề phân cơng, phối hợp và
kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền hành pháp (Tác giả Lê Qúy
Dậu, Luận văn tốt nghiệp, 2015), Kiểm soát quyền hành pháp trong Nhà nước pháp
quyền (Tác giả Phan Võ Hoàng Tân, Luận văn tốt nghiệp, 2016),… Trong các cơng
trình này, các tác giả đã nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận cũng như đánh
giá thực trạng của việc phân công, phối hợp giữa các nhánh quyền lực và kiểm soát
lẫn nhau, định hướng cho việc xây dựng các phương thức kiểm soát quyền lực nhà
nước ngày một hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu chỉ
phân tích mặt kiểm sốt của mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp hoặc chỉ là
nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát trong một nhánh quyền lực lập pháp
hoặc hành pháp.
Về bài viết đăng trên tạp chí khác nhau: “Tìm hiểu nguyên tắc “Quyền lực nhà


3

nước là thống nhất, có sự thống nhất và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”” của tác giả Trần Ngọc
Đường trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2+3/2015; “Phân cơng, phối hợp và kiểm
sốt quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013” của tác giả Đặng Minh Tuấn trên
Tạp chí Lý luận chính trị số 2/2016; “Điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 về phân
công quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng,
Võ Hồng Tú, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12/2016; “Mối quan hệ giữa lập pháp
và hành pháp trong chính thể cộng hịa hỗn hợp” của hai tác giả Nguyễn Mạnh Hùng
và Nguyễn Mai Anh trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5(381)/2019; “Ngun
tắc phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa cơ quan lập pháp và cơ quan thi hành pháp
qua các bản Hiến pháp Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Đường đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 11(387)/2019; “Thực hiện có hiệu quả ngun
tắc phân cơng, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”
của tác giả Nguyễn Thị Tâm trên Tạp chí Tổ chức nhà nước số 10/2020; “Hồn thiện
cơ chế pháp lý phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước Việt Nam hiện
nay” của hai tác giả Trương Hồ Hải, Đặng Viết Đạt trên Tạp chí Lý luận chính trị số
2/2021; ... Các bài viết trên nghiên cứu về ngun tắc phân cơng, phối hợp và kiểm
sốt của các nhánh quyền lực nhà nước. Các tác giả bên cạnh phân tích, cịn nêu lên
thực trạng và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện. Các bài báo đều đề cập đến một khía
cạnh nào đó của mối quan hệ lập pháp và hành pháp, tác giả tham khảo, phát triển ý
tưởng và trích nguồn để chứng minh cho các lập luận của mình trong bài viết.
Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu bằng tiếng nước ngồi có liên quan đến
mối quan hệ lập pháp và hành pháp của Thái Lan và Singapore: Jaclyn L Neo(2018),
“Autonomy, deference and control: judicial doctrine of separation of powers in
Singapore”, Journal of International and Comparative Law, 5(2) , p.461-484; Kevin
Y L Tan (2017), “Law, legitimacy and separation of powers”, Singapore Academy of
Law Journal (29), p.941-950; Henning Glaser (2021), “Permutations of the Basic
Structure: Thai Constitutionalism and the Democratic Regime with the King as
Head”. In A. Harding & M. Pongsapan (2021), Thai Legal History: From Traditional
to Modern Law (p.233-251), Cambridge University Press, …

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của Khóa luận là đưa ra cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa lập pháp
và hành pháp; làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp tại Thái Lan và
Singapore dưới góc nhìn so sánh và rút bài học kinh nghiệm để đề xuất cho Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Khóa luận có nhiệm vụ: phân tích, làm
rõ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp; phân tích mối


4
quan hệ giữa lập pháp và hành pháp tại Thái Lan và Singapore thơng qua tìm hiểu cơ
quan lập pháp, cơ quan hành pháp và sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa hai
nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp; trên kết quả đã nghiên cứu tại từng quốc gia,
tác giả đánh giá mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp của hai quốc gia dưới góc
nhìn so sánh; nghiên cứu về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp tại Việt Nam
và đề xuất một số giải pháp từ bài học kinh nghiệm của Thái Lan và Singapore.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi của khóa luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý
luận và pháp lý về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp của Thái Lan và Singapore
theo hiến pháp hiện hành. Đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp của Việt Nam theo Hiến pháp 2013 và đưa ra một số đề xuất kiến nghị cho Việt
Nam.
Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp, các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở Thái
Lan và Singapore, mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo nguyên tắc phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam;
một số đề xuất hoàn thiện mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp của Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Khóa luận
Đề tài tiếp nối, kế thừa các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa lập
pháp để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp. Đồng thời, đề tài cũng phân tích, đánh giá từ thực tiễn của các quốc gia

khác để rút ra kinh nghiệm đề xuất cho Việt Nam. Do đó, đề tài có ý nghĩa tham khảo
và có thể ứng dụng trong cơng cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kết quả của Khóa luận này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật.
6. Kết cấu của Khóa luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của
Khóa luận gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
Chương 2: Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp tại Singapore và Thái Lan
dưới góc nhìn của so sánh
Chương 3: Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp tại Việt nam theo Hiến
pháp 2013 - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP

1.1. Khái niệm và nội dung mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
1.1.1. Khái niệm quyền lập pháp, quyền hành pháp và mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp
Trong các giai đoạn trước đây, không ai đặt ra vấn đề là quyền lực gồm có bao
nhiêu “nhánh” quyền. Chỉ đến khi học thuyết phân quyền ra đời thì người ta mới chia
quyền lực nhà nước thành ba nhánh quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền
tư pháp1. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của nhà triết học
khai sáng Montesquieu (1689-1775): “Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực:
Quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi
hành những điều trong luật dân sự. Với quyền lực thứ nhất, nhà vua hay pháp quan
làm ra các thứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn, và sửa đổi hay hủy bỏ luật này.

Với quyền lực thứ hai, nhà vua quyết định việc hòa hay chiến, gửi đại sứ đi các nước,
thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược. Với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp quan
trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân. Người ta sẽ gọi đây là
quyền tư pháp, vì trên kia là quyền hành pháp quốc gia”2. Montesquieu phân quyền
lực nhà nước thành ba nhánh quyền lực có tên gọi và quyền hạn khác nhau: lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền lập pháp được định nghĩa là “làm ra các thứ
luật cho một thời gian hay vĩnh viễn, và sửa đổi hay hủy bỏ luật này”3 và quyền hành
pháp là quyền “quyết định hòa hay chiến, gửi đại sứ các nước, thiết lập an ninh, đề
phòng xâm lược”4. Cũng theo Montesquieu: “Quyền lập pháp thể hiện ý chí chung
Quốc gia, quyền hành pháp thực hiện ý chí đó”5. Như vậy, quyền lập pháp được hiểu
là quyền thể hiện ý chí chung của quốc gia thơng qua quyền làm ra luật, sửa đổi và
hủy bỏ luật. Quyền hành pháp là quyền thực hiện biện pháp đối nội và đối ngoại theo
quy định của pháp luật.
Theo Từ điển luật học nổi tiếng Black’s Law Dictionary, quyền lập pháp
(legislative power) được định nghĩa là “quyền lập, thay đổi, sửa đổi và bãi bỏ luật.
Về bản chất, chỉ cơ quan lập pháp có quyền làm luật. Theo luật liên bang, quyền lập
pháp thuộc về Nghị viện, gồm Thượng viện và Hạ viện. Cơ quan lập pháp có thể ủy
Nguyễn Minh Đoan (2022), “Thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
08 (456), tr.5.
2
Montesquieu, Hoàng Thanh Đạm dịch (2006), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận chính trị, tr.105-106.
3
Montesquieu, Hồng Thanh Đạm dịch (2006), tlđd (2), tr.105.
4
Montesquieu, Hoàng Thanh Đạm dịch (2006), tlđd (2), tr.105.
5
Montesquieu, Hoàng Thanh Đạm dịch (2006), tlđd (2), tr.108.
1



6
một phần thẩm quyền lập pháp của mình cho các cơ quan thuộc ngành hành pháp
dưới dạng thẩm quyền lập quy và thẩm quyền ban hành các quy định điều tiết, tuy
nhiên không được ủy quyền lập pháp cho ngành tư pháp”6. Còn quyền hành pháp
(executive power) là “quyền đảm bảo luật được thi hành một cách hợp lệ. Theo luật
liên bang, quyền này được trao cho Tổng thống, ... Nội dung quyền của Tổng thống
được quy định tại Điều 2 Hiến pháp liên bang Mỹ”7.
Theo Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp - Việt, quyền lập pháp (pouvoir
législatif) được định nghĩa là “quyền thảo luận và thông qua luật”. “Cơ quan lập
pháp ở Pháp gồm hai viện là Thượng viện và Hạ viện, Cơ quan lập pháp của Việt
Nam tập trung vào một viện là Quốc hội”8. Còn quyền hành pháp (pouvoir exécutif)
là quyền “có chức năng thi hành luật pháp. Chức năng hành pháp khơng chỉ đóng
vai trị thụ động mà cịn có vai trị chủ động trong hoạt động quản lý nhà nước…
Trên cơ sở Hiến pháp và luật của Quốc hội cơ quan hành pháp có quyền lập quy, ban
hành văn bản quản lý nhà nước hay văn bản hành chính”. “Ở Việt Nam, Chính phủ
là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất (Điều 109 Hiến
pháp 1992). Ở Pháp, Tổng thống và Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất”9.
Tại Việt Nam, nhiều học giả, chuyên gia khi nghiên cứu đã trình bày quan
điểm về quyền lập pháp và hành pháp.
Về quyền lập pháp, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung cho rằng: “Quyền lập pháp
thuở ban đầu được dùng để chỉ các hành vi thảo luận và ban hành các văn bản chứa
đựng quy phạm pháp luật, quyền này còn được gọi là quyền làm luật (ra luật), nhưng
sau đó theo thời gian quyền làm luật được mở rộng sang các lĩnh vực khác như: giám
sát, thành lập Chính phủ - hành pháp, bỏ phiếu tín nhiệm hành pháp, thậm chí còn
là xét xử cả các quan chức cao cấp,… Tất cả những hành vi nói trên đều được hiểu
trong phạm vi của quyền lập pháp, quyền của cơ quan được thành lập từ sự ủy thác
của cử tri”10.
Theo GS.TS. Trần Ngọc Đường, quyền lập pháp được định nghĩa: “Quyền lập
pháp là quyền đại diện cho Nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Những người
được Nhân dân trao cho quyền này là những người do phổ thông đầu phiếu bầu ra

hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của
quyền này là đại diện cho Nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của Nhân dân được
Bryan A. Garner (2001), Black’s Law Dictionary, 7th Edition, West Group Publishing, Minnesota, United
State. p.412.
7
Bryan A. Garner (2001), tlđd (6), p.259.
8
Nhà pháp luật Việt - Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp-Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, tr. 499.
9
Nhà pháp luật Việt - Pháp (2009), tlđd (8), tr.349.
10
Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học quốc
gia Hà Nội, tr.82.
6


7
thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất được Nhân dân giao quyền
biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông qua luật là quyền lập pháp, chứ
không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã hội. Vì vậy, quyền lập pháp
không đồng nghĩa với quyền làm ra luật. Đồng thời, là người thay mặt Nhân dân
giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền
hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà Nhân dân giao cho các cơ quan nhà
nước không bị lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa”11.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng cũng đưa ra quan điểm về quyền lập pháp trong Luận
án tiến sĩ của mình: “Quyền lập pháp là quyền đại diện, thể hiện ý chí chung của
Nhân dân qua việc biểu quyết thông qua một đạo luật, một chính sách quốc gia; và
giám sát việc thi hành luật cũng như thực thi chính sách quốc gia trong thực tế. Hiến
pháp các quốc gia trên thế giới đều trao quyền lập pháp cho Nghị viện (Quốc hội).
Vì vậy, Nghị viện (Quốc hội) còn được gọi là cơ quan thực hiện quyền lập pháp hay

cơ quan có chức năng lập pháp12”.
Thông qua việc tổng hợp, nghiên cứu quan điểm của các học giả, tác giả nhận
thấy: quyền lập pháp theo định nghĩa nguyên thủy của Montesquieu là quyền thể hiện
ý chí chung quốc gia thơng qua việc làm ra luật. Theo quan điểm hiện nay, quyền lập
pháp là quyền đồng ý hay không đồng ý thông qua một dự luật hoặc một chính sách.
Hoạt động lập pháp gồm nhiều công đoạn như: sáng kiến pháp luật, soạn thảo dự luật,
thẩm tra, thảo luận và thơng qua. Trong đó, cơng đoạn quan trọng nhất là công đoạn
thông qua dự luật, vì dự luật chỉ có hiệu lực khi được cơ quan lập pháp thông qua.
Đối với công đoạn soạn thảo, Nghị viện có thể tự soạn thảo hoặc trao quyền soạn thảo
luật lại cho các cơ quan khác. Hiến pháp của một số quốc gia quy định Chính phủ
quyền trình dự án luật (Nhật Bản, Thái Lan, Đức, Pháp, Italy, …) và trên thực tế, đa
số các dự luật ở các nước (khoảng 80-90%) là do các cơ quan Chính phủ soạn thảo
và trình sang Nghị viện13. Vì thế nên theo quan điểm hiện đại, quyền lập pháp chỉ là
quyền thông qua luật mà không bao gồm quyền soạn thảo luật. Nói cách khác, soạn
thảo luật khơng phải là một yếu tố cấu thành nên quyền lập pháp.
Sau khi đã thơng qua luật thì cơ quan lập pháp phải giám sát xem liệu các đạo

Trần Ngọc Đường (2015), “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” trong Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (truy cập ngày 26/2/2023).
12
Nguyễn Mạnh Hùng (2018), Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.35.
13
David M. Olson (1980), The Legislative Process: A Comparative Approach (Harper & Row). Dẫn từ tài liệu
Nguyễn Sĩ Dũng (2014), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước trên thế giới, Tài liệu lưu hành nội bộ,
tr.82.
11



8
luật có được thực thi hiệu quả hay khơng. Vì vậy, bên cạnh quyền thông qua luật, cơ
quan nắm quyền lập pháp có trách nhiệm thay mặt Nhân dân giám sát hoạt động của
các cơ quan khác (đặc biệt là cơ quan hành pháp) trong việc thực thi một đạo luật hay
một chính sách nào đó trong thực tế.
Từ những phân tích trên, theo tác giả: Quyền lập pháp là quyền đại diện cho
Nhân dân, phản ánh ý chí chung của Nhân dân thông qua việc biểu quyết thông qua
dự luật, chính sách chung của đất nước và quyền giám sát đối với mọi hoạt động của
nhà nước (đặc biệt hoạt động của quyền hành pháp). Quyền lập pháp được trao cho
cơ quan đại diện Nhân dân – Quốc hội (Nghị viện). Vì thế, Quốc hội (Nghị viện) cịn
có tên gọi là cơ quan lập pháp.
Về quyền hành pháp, Theo GS.TS. Nguyễn Đăng Dung quyền hành pháp là
“quyền hoạch định chính sách và điều hành chính sách quốc gia”14. Quyền hành
pháp hiểu theo nghĩa rộng khơng chỉ bó hẹp ở chấp hành pháp luật, mà còn cả ở việc
định hướng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách. Đây cũng là quan điểm của
TS. Trần Anh Tuấn, theo đó, quyền hành pháp là “quyền năng trực tiếp trong hoạch
định, đề trình chính sách và thực thi chính sách”, mà cụ thể là quyền đề xuất chính
sách, pháp luật để quốc hội phê chuẩn, thông qua, để rồi theo nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, chính phủ lại thực thi chính sách, pháp luật, truy tố tội phạm và đưa các
hành vi vi phạm pháp luật (cơng tố) để tịa án xét xử15.
Theo quan điểm của TS. Trần Ngọc Đường: “Quyền hành pháp là quyền tổ
chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản,
xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn thảo
chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia được thơng qua là người tổ chức
thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo
đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Khơng có một Chính phủ thực hiện quyền
hành pháp một cách hữu hiệu, thơng minh; khơng thể có một nhà nước giàu có, phát
triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội. Thực hiện quyền này địi hỏi Chính
phủ và các thành viên của Chính phủ phải nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền
uy tập trung thống nhất” 16.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Quyền hành pháp là quyền kiến tạo,
hoạch định chính sách quốc gia và tổ chức, điều hành để thực thi chính sách quốc
Nguyễn Đăng Dung, Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất,
(truy cập ngày
28/02/2023).
15
Trần Anh Tuấn (2013), Quyền hành pháp và vai trị của Chính phủ trong thực hiện quyền lực nhà nước,
(truy cập ngày 28/02/2023).
16
Trần Ngọc Đường (2015), tlđd (11), (truy cập ngày 28/02/2023).
14


9
gia trong thực tế. Bản chất của quyền hành pháp là mang tính cai trị thể hiện ở chỗ:
cơ quan hành pháp phải chủ động hoạch định, đề xuất ban hành chính sách, pháp
luật (hoặc tự mình ban hành chính sách, pháp luật) và thực hiện các hoạt động điều
hành, quản lý nhằm thực thi chính sách, pháp luật trong thực tế bảo đảm sự ổn định
và phát triển quốc gia. Hiến pháp các quốc gia trên thế giới đều trao quyền hành
pháp cho Chính phủ”17.
Thơng qua việc tổng hợp, nghiên cứu quan điểm của các nhà nghiên cứu, tác
giả nhận thấy quan điểm của các học giả về quyền hành pháp cũng có sự thống nhất
cao. Ban đầu, khái niệm về quyền hành pháp được Montesquieu đưa ra chỉ là quyền
quản lý đất nước theo pháp luật. Nhưng trên thực tế, vì quyền hành pháp gắn liền đời
sống xã hội nên cơ quan nắm quyền hành pháp cịn có nhu cầu ban hành chính sách,
pháp luật để hỗ trợ cho công việc quản lý đất nước. Xuất phát từ tính chất của hoạt
động quản lý đất nước, cơ quan hành pháp luôn là cơ quan đầu tiên phát hiện những
vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Từ đó, Chính phủ phản ánh lên Nghị viện bằng
cách hoạch định, đề xuất chính sách và trình dự án luật. Hơn nữa, vì Chính phủ là cơ
quan nhà nước nên chỉ được thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép. Nhưng đối

mặt với sự thay đổi không ngừng và ngày càng phức tạp của các mối quan hệ xã hội,
Chính phủ cần chủ động trong việc đề xuất chính sách, dự luật để Chính phủ có đủ
cơng cụ pháp lý để điều hành quản lý đất nước. Vì vậy, quyền hành pháp khơng cịn
chỉ là quyền thực thi pháp luật một cách thụ động mà còn là quyền hoạch định, đề
xuất chính sách, pháp luật và điều hành để thực thi chính sách, pháp luật của quốc gia
trong thực tế.
Qua phân tích trên, tác giả cho rằng quyền hành pháp cần được hiểu là quyền
hoạch định, soạn thảo và đề xuất chính sách, tổ chức thi hành chính sách và quản lý,
điều hành đất nước theo Hiến pháp, pháp luật để đảm bảo an ninh, an toàn và phát
triển quốc gia.
Về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
Khi quyền lập pháp và hành pháp được phân ra và trao cho các cơ quan khác
nhau đảm nhiệm thì sự phân quyền này khơng có nghĩa các quyền hồn tồn biệt lập
với nhau, khơng có mối liên hệ với nhau. Ngược lại, quyền lập pháp và hành pháp lại
có sự tương tác tạo nên mối quan hệ vừa phối hợp vừa kiểm soát lẫn nhau. Lập pháp
và hành pháp đều là bộ phận của quyền lực nhà nước mà quyền lực nhà nước là một
khối thống nhất. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước làm cho các cơ quan nhà
nước có mục tiêu chung đó là thực hiện một cách hiệu quả quyền lực nhà nước. Mục

17

Nguyễn Mạnh Hùng (2018), tlđd (12), tr.35.


10
tiêu chung đó đã đặt các cơ quan nắm quyền lập pháp và quyền hành pháp trong mối
quan hệ phối hợp, hỗ trợ nhau khi thực thi quyền lực nhà nước. Ngoài ra, khi quyền
lực đã trao cho từng cơ quan thì cần có cơ chế để kiểm sốt giữa các quyền để tránh
các cơ quan lạm dụng quyền, sai quyền. Vì lẽ đó, lập pháp và hành pháp tác động qua
lại thơng qua việc kiểm sốt lẫn nhau. Tuy nhiên, tùy mục đích của mỗi quốc gia cũng

như mức độ áp dụng học thuyết phân quyền, các quốc gia có thể thiết lập mối quan
hệ của lập pháp và hành pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà nước.
Tóm lại, mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là sự tác động qua lại giữa
hai nhánh quyền lực trong việc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước. Mỗi quốc gia
có cách thiết lập mối quan hệ lập pháp và hành pháp khác nhau. Nhìn chung, mối
quan hệ này luôn được xác lập trên ba phương diện chính: sự phân chia, sự phối hợp
và sự kiểm sốt lẫn nhau giữa hai nhánh quyền lực này.
1.1.2. Nội dung của mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp
Hiện nay, phân quyền được xem là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ, cho việc
xây dựng nhà nước pháp quyền, chống lại sự chuyên chế, làm quyền trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước và đảm bảo các quyền tự do dân chủ của cơng dân18. Vì thế,
học thuyết phân quyền đã trở thành một trong các nguyên tắc cơ bản để tổ chức bộ
máy nhà nước của nhiều các quốc gia trên thế giới. Nội dung cơ bản của học thuyết
phân chia quyền lực của Montesquieu chính là sự phân chia và kiểm sốt giữa ba
nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng mỗi quốc gia lại có sự vận
dụng học thuyết phân quyền khác nhau. Các quốc gia áp dụng học thuyết phân quyền
cứng rắn tạo nên đặc trưng cho mơ hình chính thể tổng thống (như Mỹ, Philippines,
Indonesia, …), các quốc gia áp dụng học thuyết phân quyền mềm dẻo tạo nên đặc
trưng cho chính thể đại nghị (như Anh, Đức, Italia, Nhật Bản, Thái Lan, …) có những
quốc gia lại áp dụng kết hợp giữa phân quyền cứng rắn và mềm dẻo trong việc tổ
chức bộ máy nhà nước tạo nên đặc trưng cho chính thể cộng hịa hỗn hợp (Pháp, Nga,
Hàn Quốc, ...). Mặc dù, sự áp dụng học thuyết phân quyền trong mỗi quốc gia khác
nhau nhưng mục đích các quốc gia đều hướng đến việc thực hiện các chức năng và
mục tiêu chung của Nhà nước và đảm bảo nhà nước dân chủ. Dù là phân quyền tuyệt
đối hay linh hoạt mềm dẻo thì nội dung của mối quan hệ lập pháp và hành pháp được
thể hiện qua ba nội dung: sự phân chia, phối hợp và kiểm soát.
1.2.1.1 Sự phân chia quyền lập pháp và quyền hành pháp
Montesquieu đã viết: “Khi các quyền lực lập pháp và hành pháp được sát nhập
lại trong tay của cùng một người hoặc cùng một tổ chức của các pháp quan thì có
Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một

số nước, Nxb. Tư pháp, tr. 122.
18


11
thể sẽ khơng có tự do, bởi vì người ta sợ rằng chính Nhà vua hoặc Nghị viện ấy sẽ
ban hành ra những đạo luật độc tài và thực hiện chúng một cách độc tài”19. Theo lý
thuyết phân quyền của Montesquieu, mục đích của việc phân chia quyền lực nhà nước
là nhằm khắc phục tình trạng quyền lực nhà nước tập trung trong tay một chủ thể dẫn
đến lạm quyền. Quyền lực nhà nước được chia ra thành quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Các quyền được trao cho cơ quan nhà nước khác nhau và phải đảm bảo
rằng các quyền phải được đặt ở vị trí ngang bằng nhau, không quyền nào lấn át quyền
nào. Khi đã trao quyền cho các cơ quan thì phải phân định quyền hạn và nhiệm vụ
từng cơ quan để cơ quan thực hiện quyền lực được trao. Vậy, bản chất của sự phân
chia quyền lực nhà nước là phân chia nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan nhà nước để
thực hiện quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi nhiệm vụ và
quyền hạn của từng cơ quan phân định rõ ràng thì cơ quan đó phải thực hiện đúng,
thực hiện đủ chức năng của mình, khơng lấn át quyền sang chức năng của cơ quan
khác. Nói cách khác, các cơ quan chỉ hoạt động trong khuôn khổ đã được quy định
bởi Hiến pháp và pháp luật, từ đó, tránh được sự chun quyền, độc đốn. Phân chia
quyền lực còn giúp các cơ quan xác định phạm vi quyền hạn để chun mơn hóa
trong hoạt động. Đồng thời, phân chia quyền lực cũng là cơ sở để các cơ quan chịu
trách nhiệm khi thực hiện chức năng của mình. Theo đó, lập pháp và hành pháp được
phân tách và trao cho hai cơ quan khác nhau thực hiện. Sự phân chia giữa lập pháp
và hành pháp không chỉ thể hiện qua sự phân bố chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
hai cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp mà còn thể hiện qua sự phân định về mặt
nhân sự. Trong các chính thể khác nhau, lập pháp và hành pháp đều được phân công
cho hai cơ quan khác nhau với quyền hạn và nhiệm vụ được ghi nhận trong Hiến pháp
nhưng mức độ phân chia giữa lập pháp và hành pháp có sự khác nhau.
Trong chính thể đại nghị, quyền lực nhà nước được phân chia một cách mềm

dẻo. Điều đó được thể hiện qua việc hành pháp và lập pháp khơng hồn tồn độc lập
mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, lập pháp và hành pháp tuy được giao
cho hai cơ quan khác nhau, nhưng hành pháp được thành lập trên cơ sở lập pháp. Kết
quả bầu cử Nghị viện (Hạ viện) sẽ quyết định sự hình thành của Chính phủ, Thủ
tướng bổ nhiệm cần có sự ủng hộ của đa số trong Nghị viện (Hạ viện). Để có sự ủng
hộ của đa số trong Nghị viện (Hạ viện), Thủ tướng phải là người cùng đảng với đảng
chiếm đa số trong Nghị viện (Hạ viện). Bởi vì Chính phủ thành lập trên niềm tin của
Nghị viện (Hạ viện) nên trong quá trình hoạt động, Chính phủ phải báo cáo cơng tác
và chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Nếu Chính phủ khơng được Nghị viện

19

Montesquieu, Hồng Thanh Đạm dịch (2006), tlđd (2), tr.106.


12
(Hạ viện) tin tưởng thì sẽ bị Nghị viện (Hạ viện) có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm
nhằm lật đổ Chính phủ. Ví dụ, Hiến pháp Nhật Bản quy định Thủ tướng phải là thành
viên của Nghị viện, Thủ tướng có quyền bổ nhiệm thành viên Nội các nhưng đa số
phải là thành viên của Nghị viện. Nội các phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Điều
66, 67, 68). Hiến pháp Đức cũng quy định, Thủ tướng được Hạ viện bầu theo đề xuất
của Tổng thống. Thủ tướng phải nhận được sự ủng hộ từ đa số thành viên Hạ viện
(Điều 63). Với cách thành lập như trên, sự phân chia giữa lập pháp và hành pháp gần
như là không có, mà chủ yếu là phối hợp hoạt động.
Trong chính thể cộng hòa tổng thống, các quốc gia tổ chức quyền lực nhà nước
theo nguyên tắc phân chia quyền lực tuyệt đối, tách biệt quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Sự phân chia được thể hiện cụ thể qua việc thành lập cơ quan nhà nước.
Theo đó, quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống.
Cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp được thành lập thông qua bầu cử độc lập.
Nhân sự giữa lập pháp và hành pháp có sự tách bạch với nhau. Nói cách khác, thành

viên lập pháp khơng được đồng thời là thành viên hành pháp. Hai nhánh quyền lực
lập pháp và hành pháp không phụ thuộc và không can thiệp vào cơng việc của nhau.
Ví dụ, Hiến pháp Mỹ, quyền hành pháp trao cho Tổng thống và toàn bộ quyền lập
pháp trao cho Nghị viện. Tổng thống và Nghị viện được thành lập thông qua các cuộc
bầu cử độc lập. Các nghị sĩ không được đồng thời là Bộ trưởng (Điều 1, 2). Theo
Hiến pháp Philippines, quyền hành pháp và lập pháp đều lần lượt trao về Tổng thống
và Nghị viện. Tổng thống và Nghị viện đều là do dân bầu thông qua hai cuộc bầu cử
độc lập. Hiến pháp Philippines quy định không nghị sĩ nào được đồng thời làm việc
cho các cơ quan Chính phủ (Điều 6). Vậy, sự phân chia giữa lập pháp và hành pháp
là rạch rịi với nhau. Sự tách biệt khơng chỉ thể hiện ở cách thức thành lập mà còn ở
chế độ nhân sự của hai nhánh quyền.
Trong chính thể cộng hòa hỗn hợp, quyền lập pháp trao cho Nghị viện, quyền
hành pháp trong chính thể này trao cho Tổng thống và Chính phủ. Chính thể cộng
hịa hỗn hợp có sự kết hợp giữa chính thể cộng hịa đại nghị và cộng hịa tổng thống.
Mơ hình chính thể này giống mơ hình cộng hịa tổng thống ở chỗ Tổng thống và Nghị
viện hình thành độc lập đều là do dân bầu. Bên cạnh đó, mơ hình này giống với chính
thể cộng hòa đại nghị ở chỗ Thủ tướng phải được sự ủng hộ đa số trong Nghị viện
(Hạ viện). Chính vì có sự kết hợp của cả hai mơ hình trên nên người ta gọi mơ hình
này là mơ hình hỗn hợp. Tổng thống và Nghị viện thành lập riêng biệt nên có sự độc
lập với nhau. Trong khi đó, Chính phủ lại được thành lập trên cơ sở của Nghị viện
(Hạ viện). Mặc dù với vị trí người đứng đầu hành pháp, Tổng thống có quyền bổ
nhiệm Thủ tướng nhưng Tổng thống buộc phải bổ nhiệm thủ lĩnh của đảng chiếm đa


13
số trong Hạ viện làm Thủ tướng. Chẳng hạn như tại Pháp, Hiến pháp quy định Tổng
thống có tồn quyền bổ nhiệm Thủ tướng (Điều 8). Tuy nhiên, Hiến pháp cũng quy
định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Hạ viện và phải từ chức nếu Hạ viện bất tín
nhiệm (Điều 50). Do đó, trên thực tế, Tổng thống khơng thể bổ nhiệm ai khác làm
Thủ tướng ngoài thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong Hạ viện để Thủ tướng có sự ủng

hộ của đa số trong Hạ viện. Trong khi đó, ở Nga, cách thức thành lập Chính phủ khác
so với Pháp. Theo Điều 83 Hiến pháp Nga: “Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng với sự
đồng ý của Duma Quốc gia. Tổng thống bổ nhiệm và bãi miễn các Phó Thủ tướng và
các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng”. Theo như điều này thì Tổng thống sẽ
phải chọn một người mà Duma Quốc gia ủng hộ làm Thủ tướng. Ở hai nước trên đều
có dấu ấn của Hạ viện trong việc thành lập Thủ tướng20. Do đó, Chính phủ khơng chỉ
chịu trách nhiệm trước Tổng thống mà cịn chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ
viện). Nói chung, Tổng thống độc lập với Nghị viện, cịn Chính phủ được thành lập
trên cơ sở của Nghị viện nên chịu trách nhiệm trước Nghị viện và có thể bị Nghị viện
giải tán. Sự phân quyền trong chính thể cộng hịa hỗn hợp không chỉ giữa lập pháp
và hành pháp mà còn thể hiện ngay trong nội bộ quyền hành pháp. Điều này làm cho
sự phân chia giữa lập pháp và hành pháp của chính thể cộng hịa hỗn hợp vừa cứng
rắn vừa mềm dẻo.
1.2.1.2. Sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp
Yêu cầu cơ bản của học thuyết phân quyền là sự phân quyền rạch ròi để tạo
cân bằng kiểm soát lẫn nhau của hai nhánh quyền lực. Theo học thuyết phân quyền,
sự phối hợp không phải là yếu tố quyết định trong tổ chức bộ máy nhà nước. Trong
tác phẩm Tinh thần pháp luật, Montesquieu viết “quyền hành pháp chỉ tham gia vào
quyền lập pháp bằng chức năng ngăn cản, mà không được chen vào bàn cãi công
việc và cũng khơng có quyền kiến nghị đối với quyền lập pháp”21, “nếu quyền lực lập
pháp mà tham gia vào hành pháp thì quyền hành pháp sẽ bị thủ tiêu”22.
Thế nhưng, quyền lực nhà nước là chỉnh thể thống nhất và thuộc về một chủ
thể. Theo quan điểm hiện đại, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân
thông qua Hiến pháp trao quyền cho các cơ quan nhà nước. Tính thống nhất của quyền
lực nhà nước làm cho các cơ quan nhà nước có mục đích chung là thực hiện một cách
hiệu quả quyền lực nhà nước trên thực tế. Vì thế, bản thân của sự phân định quyền
lực đã là sự phân định trong sự phối hợp. Thực tế đã chứng minh, khơng có bất kỳ

Bùi Tiến Đạt (2007), “Nhận diện chính thể "cộng hịa lưỡng tính"”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà
Nội, Luật học, 23(4), tr.236-237.

21
Montesquieu, Hoàng Thanh Đạm dịch (2006), tlđd (2), tr.117-118.
22
Montesquieu, Hoàng Thanh Đạm dịch (2006), tlđd (2), tr.117.
20


14
một hệ thống quyền lực nhà nước nào lại phân định xong thì mỗi bộ phận quyền lực
lại hồn tồn tự hoạt động riêng biệt. Sự phối hợp các nhánh quyền lực cũng như
bánh răng trong một bộ máy. Bộ máy chỉ hoạt động tốt khi các bánh răng quay khớp
với nhau. Nếu các bánh răng quay rời rạc, lệch nhịp nhau thì bộ máy sẽ khơng thể
hoạt động được. Sự phối hợp vai trò làm cho quyền lực nhà nước thống nhất và vận
hành sn sẻ23.
Do đó, dù khơng được đề cập trong học thuyết phân quyền nhưng trên thực tế
giữa hành pháp và lập pháp ln có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Hành pháp cần có
luật từ lập pháp. Văn bản luật của lập pháp cần được thực hiện thông qua hành pháp.
Hành pháp đề xuất chính sách, trình dự luật để lập pháp thơng qua. “Cho dù được tổ
chức theo mơ hình đại nghị, hay được tổ chức theo mơ hình của chế độ tổng thống,
thì lập pháp và hành pháp vẫn khơng có sự phân chia tuyệt đối với nhau. Mặc dù có
sự phân quyền nhưng, hành pháp vẫn can thiệp sang lĩnh vực lập pháp, thậm chí các
hoạt động lập pháp lại cịn là nhu cầu của hành pháp”24.
Tóm lại, lập pháp và hành pháp khơng hồn tồn độc lập, hoạt động tách biệt.
Sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp làm cho tính thống nhất của quyền lực nhà
nước được nâng cao. Bản thân sự phối hợp cũng mang ý nghĩa tích cực, các nhánh
quyền lực cùng hỗ trợ nhau làm tốt nhiệm vụ của mình, cùng hồn thành mục tiêu
chung của đất nước. Sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp thể hiện qua: Sự tham
gia của cơ quan hành pháp trong lĩnh vực lập pháp: cơ quan hành pháp được quyền
sáng kiến pháp luật và được tham gia trong q trình thảo luận và biểu quyết thơng
qua các dự luật. Trong lĩnh vực hành pháp, cơ quan lập pháp có quyền ban hành chính

sách, cơ quan hành pháp đảm bảo việc thực hiện Hiến pháp, đạo luật do Nghị viện
trên thực tế, cơ quan hành pháp có thể triệu tập Nghị viện họp để cùng thảo luận vấn
đề liên quan đến việc thực hiện hoạt động hành pháp, …
Trong chính thể đại nghị, sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp thể hiện rõ
trong Hiến pháp của các quốc gia theo mơ hình chính thể này. Các quốc gia ghi nhận
Chính phủ có quyền sáng kiến pháp luật, trình dự án luật cho Nghị viện thơng qua
vào Hiến pháp, chẳng hạn như Hiến pháp Nhật Bản (Điều 72), Hiến pháp Đức (Điều
76), Hiến pháp Italia (Điều 72), … Trên thực tế, đa số dự luật được Nghị viện thơng
qua ở các quốc gia theo chính thể này là do Chính phủ trình. Vương quốc Anh, có

Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam,
Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.207, 230.
24
Nguyễn Đăng Dung (2009), “Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước”, Tạp chí Khoa học Đại
học quốc gia Hà Nội, Luật học (25), tr.136.
23


15
đến 97-98% các dự luật do Chính phủ đệ trình trở thành luật 25. Nghị viện thì thẩm
tra và thơng qua dự án ngân sách của Chính phủ. Nghị viện của 06 nước gồm Úc,
Canada, Hi Lạp, Nhật Bản, New Zealand, Anh thơng qua dự tốn ngân sách của Chính
phủ trình mà khơng hề sửa đổi26. Hiến pháp của các nước còn quy định Nghị viện phê
chuẩn điều ước quốc tế mà Chính phủ đã ký. Ví dụ, ở Đức, Italia, Thái Lan thì Nghị
viện phê chuẩn các điều ước quốc tế quan trọng. Sự phối hợp giữa lập pháp và hành
pháp xuất phát từ phân quyền mềm dẻo. Chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị
viện với đa số trong Nghị viện cùng đảng với Thủ tướng nên những quyết định đề
xuất của Chính phủ dễ dàng được Nghị viện thơng qua.
Trong chính thể cộng hịa tổng thống, điển hình là Mỹ - quốc gia áp dụng học
thuyết phân quyền tuyệt đối, lập pháp không can thiệp vào công việc hành pháp và

ngược lại. Nhưng trên thực tế, lập pháp và hành pháp ở Mỹ có sự kết hợp với nhau.
Bởi vì, Tổng thống quản lý đất nước cần có luật và sự phê chuẩn ngân sách của Nghị
viện. Luật của Nghị viện muốn có hiệu lực trên thực tế phải được Tổng thống ký công
bố ban hành. Do đó, lập pháp khơng thể thực hiện ý chí của mình nếu hành pháp ln
chống đối. Ngược lại, hành pháp muốn cai trị cũng cần có sự thỏa thuận với Nghị
viện. Một ví dụ điển hình thể hiện sự phân quyền một cách triệt để giữa lập pháp và
hành pháp là Hiến pháp Mỹ khơng có quy định cho Chính phủ có quyền sáng kiến
pháp luật. Quyền lập pháp chỉ dành riêng cho cơ quan lập pháp. Nói cách khác, chỉ
có nghị sĩ mới có quyền trình sáng kiến pháp luật trước Nghị viện. Thế nhưng, trong
quá trình làm luật Nghị viện và Tổng thống có sự phối hợp qua việc gián tiếp nêu
sáng kiến lập pháp và phê chuẩn đạo luật của Tổng thống. Cụ thể, Tổng thống khơng
được trình dự án luật nhưng bằng các con đường khơng chính thức, nhưng Tổng thống
có thể gửi u cầu lập pháp qua thông điệp liên bang hàng năm trước Nghị viện hoặc
tác động bằng con đường trình dự án luật của các nghị sĩ cùng đảng27. Dựa vào thông
điệp của Tổng thống mà Nghị viện sẽ xây dựng luật. Nhiều dự luật được cơ quan
hành pháp xây dựng và chuyển cho nghị sĩ của đảng mình để trình trước Nghị viện 28.
Hơn nữa, với quyền phủ quyết, Tổng thống có thể khơng đồng ý với dự luật đã được
Nghị viện thơng qua nếu khơng đúng với ý chí của mình. Nói chung, mặc dù Hiến
pháp có sự phân quyền cứng rắn, nhưng từ những đòi hỏi thực tế mà Nghị viện Mỹ
Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (2013), Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế
giới, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, tr.177.
26
Nguyễn Sĩ Dũng (2014), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước trên thế giới, Tài liệu lưu hành nội
bộ, tr.104.
27
Nguyễn Đăng Dung (2009), “Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước”, Tạp chí Khoa học Đại
học quốc gia Hà Nội, Luật học (25), tr.136.
28
Thái Vĩnh Thắng, Hoàng Văn Ánh (2016), “Kiểm soát hành pháp đối với lập pháp ở Hoa Kỳ”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 16(320), tr.64.

25


16
và Tổng thống Mỹ phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, đơi khi có sự thỏa hiệp
để thực hiện quyền lực nhà nước. Chính vì thế, người ta gọi đây là “Chế độ đại nghị
hành lang”- tức là có sự hợp tác ngồi quy định của pháp luật29.
Trong cộng hòa hỗn hợp, sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp thể hiện rõ
qua mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện trong việc xây dựng pháp luật. Theo
Hiến pháp Cộng hòa Pháp, phạm vi lập pháp của Nghị viện bị giới hạn những lĩnh
vực liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, an ninh - quốc phòng, chế độ bầu
cử,… Những lĩnh vực nằm ngồi thẩm quyền lập pháp của Nghị viện, Chính phủ
Pháp được trao quyền lập quy thông qua ban hành các sắc lệnh (Điều 34, 37). Ngồi
ra, Hiến pháp Cộng hịa Pháp, còn trao quyền sáng kiến luật cho Thủ tướng (Điều
39). Cũng như Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp không có quyền sáng kiến. Nhưng
trên thực tế, Tổng thống Pháp vẫn có thể can dự vào q trình làm luật của Nghị viện
thông qua việc Tổng thống gửi thông điệp đến Nghị viện. Bởi vì qua thơng điệp này,
Tổng thống đã thể hiện được những mong muốn của mình và Nghị viện một cách
gián tiếp phải thể hiện được những mong muốn của Tổng thống bằng các đạo luật 30.
Trong khi đó, Hiến pháp Nga quy định cụ thể rằng Tổng thống và Chính phủ đều có
quyền sáng kiến pháp luật (Điều 104). Có thể thấy, tương tự như chính thể đại nghị,
Chính phủ và Nghị viện có sự phối hợp trong việc xây dựng pháp luật. Còn Tổng
thống của các quốc gia theo mơ hình cộng hịa hỗn hợp dù trực tiếp hay gián tiếp đều
có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động lập pháp của Nghị viện.
1.2.1.3. Sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp
Sự kiểm soát giữa lập pháp và hành phát xuất phát từ sự cần thiết kiểm sốt
quyền lực nói chung. Theo quan điểm hiện nay, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân. Nhân dân thông qua Hiến pháp đã ủy quyền cho Nhà nước thực hiện quyền lực
này. Vì quyền lực nhà nước là quyền lực ủy quyền nên cần có sự kiểm sốt để cơ
quan nhà nước khơng được lạm quyền, tha hóa quyền lực. Khi quyền lực nhà nước

được phân ra cho các cơ quan thực hiện, suy cho cùng quyền lực nhà nước cũng là
do con người thực hiện. Madison nhận xét: “Nếu con người là những thiên thần thì
sẽ khơng cần thiết phải có chính quyền. Nếu các thiên thần cai quản thì khơng cần
thiết phải có sự kiểm sốt đối với chính quyền dù từ bên ngồi hay bên trong”31. Con
người khi nắm quyền lực trong tay khó tránh khỏi “đam mê với quyền lực” vì thế mà

Nguyễn Đăng Dung (2017), Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, tr.409.
Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Mai Anh (2019), “Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong chính thể
cộng hịa hỗn hợp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5(381), tr.21.
31
Nguyễn Cảnh Bình (2003) (dịch và giới thiệu), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào, Nxb. Thế giới,
tr.336.
29
30


17
thường có xu hướng lạm quyền32. Do đó, khơng thể khẳng định người được ủy quyền
luôn làm đúng, làm đủ những gì mà Nhân dân đã ủy quyền. Vì thế, cần có sự kiểm
sốt quyền lực nhà nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền và tha hóa quyền lực
nhà nước, giúp đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền
lập pháp là quyền đại diện ý chí và nguyện vọng Nhân dân. Nghĩa là lập pháp phải
có trách nhiệm biến những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân thành pháp
luật dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng, tính tốn thấu đáo, không tạo ra kẽ hở pháp luật33.
Nhưng lập pháp được coi là một ngành có nguy cơ xâm hại đến quyền tự do của con
người nhiều nhất. Bởi cơ quan này vừa có quyền điều chỉnh lại vừa có quyền kiểm
soát hành vi của rất nhiều người trong xã hội thơng qua việc ban hành luật 34. Sự kiểm
sốt lập pháp tránh việc Nghị viện thông qua dự luật, quyết định vội vàng, thiếu cân
nhắc, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhân dân.
Quyền hành pháp có đặc trưng là trực tiếp điều hành, quản lý các lĩnh vực của

đời sống xã hội. Phạm vi hoạt động của hành pháp là rất lớn. Để quản lý hiệu quả,
hành pháp cần nguồn lực quốc gia bao gồm nhân lực, vật lực. Việc nắm giữ quyền
lực lớn như trên thì nguy cơ lạm quyền, sai quyền và tha hóa quyền lực rất cao. Đặc
biệt, hành pháp lại là một nhánh quyền lực đòi hỏi sự sáng tạo, chủ động trong hoạt
động của mình. Nhưng điều đó lại dẫn đến nguy cơ hành pháp thực hiện những hành
vi hoặc ban hành các quyết định khơng hợp lý, hợp pháp 35. Vì thế, trong việc kiểm
sốt quyền lực nhà nước nhất thiết phải có cần có cơ chế để kiểm sốt hành pháp.
Do đó, các cơ quan nhà nước được giao quyền không chỉ thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao mà cịn có trách nhiệm ngăn ngừa, hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền
và tha hóa quyền lực nhà nước, qua đó đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện quyền
lực nhà nước. Trong đó, hành pháp kiểm sốt lập pháp tránh việc Nghị viện thông
qua dự luật, quyết định vội vàng, thiếu cân nhắc, xâm phạm quyền và lợi ích của
Nhân dân. Ngược lại, hành pháp cần phải được kiểm soát từ lập pháp để tránh trường
hợp hành pháp “lạm dụng” sự năng động, sáng tạo của mình để ban hành quyết định
hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật.

Theo GS.TS. Nguyễn Đăng Dung: Do bản tính, con người được sinh ra một cách tự nhiên đã có mong muốn
tự nhiên được hơn người khác, muốn chỉ đạo người khác. Mà quyền lực nhà nước lại là lĩnh vực có khả năng
nhất trong việc giúp con người đáp ứng được mong muốn đó. Vì vậy, đam mê quyền lực là bản tính vốn có
của con người. Sự lạm quyền là một thuộc tính của những người gắn liền với quyền lực nhà nước, ở đâu có
quyền lực, ở đó ln ln tiềm ẩn nguy cơ của sự lạm quyền. Xem thêm: Nguyễn Đăng Dung (2017), tlđd
(29), tr. 44.
33
Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Kiểm soát lập pháp với việc bảo đảm quyền con người”, Tạp chí Khoa học
pháp lý, Số 02, tr. 21
34
Nguyễn Đăng Dung (2014), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb, Đại học quốc gia Hà Nội, tr 186.
35
Trương Thị Minh Thùy (2018), Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.9

32


18
Nội dung sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp được thể hiện qua: Lập
pháp kiểm soát hành pháp bằng một số phương thức lập pháp dùng để kiểm soát hành
pháp là đặt câu hỏi36, chất vấn37, bỏ phiếu bất tín nhiệm; bãi bỏ văn bản do hành pháp
ban hành; xem xét báo cáo công tác của hành pháp; điều trần; ... Hành pháp kiểm soát
lập pháp bằng một số phương thức sau: yêu cầu Nghị viện xem xét các quyết định,
quyền phủ quyết dự luật của Nghị viện, giải tán Nghị viện trước hạn để tiến hành
cuộc bầu cử sớm,… Trong các hình thức chính thể khác nhau, mức độ và phương
thức áp dụng để kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp là khác nhau.
Trong chính thể đại nghị, Nghị viện có thể kiểm sốt Chính phủ bằng nhiều
phương thức khác nhau. Ngoài các phương thức như: xem xét báo cáo công tác của
hành pháp, chất vấn hành pháp, … thì việc Nghị viện bất tín nhiệm đối với Chính phủ
là phương thức kiểm sốt đặc trưng của chính thể đại nghị. Xuất phát từ đặc điểm
Nghị viện hình thành Chính phủ nên Chính phủ chỉ được hoạt động trên cơ sở tín
nhiệm của Nghị viện. Nếu Chính phủ làm việc khơng hiệu quả, làm mất lịng tin của
Nghị viện thì Nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm lật đổ Chính phủ. Ngược lại, hành
pháp có thể kiểm sốt lập pháp thơng qua chế định giải tán Nghị viện trước hạn. Đa
phần các nước theo chính thể đại nghị quy định Nghị viện (Hạ viện) bị Nguyên thủ
quốc gia giải tán theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Ví dụ, Hiến pháp Nhật Bản
cho phép Thủ tướng có quyền đề nghị Thiên hồng giải tán Hạ viện (Điều 7); Hiến
pháp Đức cũng quy định, Tổng thống Liên bang có thể giải tán Hạ viện theo đề nghị
của Thủ tướng Liên bang (Điều 68). Mặc dù giữa lập pháp và hành pháp có khơng có
sự phân quyền một cách triệt để, nhưng giữa các nhánh quyền lực vẫn có cơ chế để
kiểm sốt lẫn nhau.
Trong chính thể cộng hòa tổng thống, do hai nhánh quyền lực được thành lập
độc lập nên Chính phủ khơng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện, Nghị viện cũng
khơng có quyền bất tín nhiệm lật đổ Chính phủ. Chính phủ khơng có quyền giải tán

Nghị viện trước hạn. Sự cân bằng về quyền lực hai nhánh quyền lực kiểm soát chéo
nhau. Tại Mỹ, Nghị viện có quyền phủ quyết đối với các quyết định hành pháp, từ

Phương thức này khác với chất vấn ở hai khía cạnh: một là, thủ tục hỏi và trả lời không được quy định một
cách cụ thể trong quy chế Nghị viện như chất vấn; hai là, việc đặt câu hỏi được dùng như một phương pháp
thông tin chứ không nhằm quy kết trách nhiệm như chất vấn; ba là, sau khi Chính phủ trả lời các câu hỏi thì
Nghị viện khơng cần thảo luận và ra nghị quyết bày tỏ thái độ với việc trả lời trên. Xem thêm: Trương Thị
Minh Thùy (2018), tlđd (35), tr.23
37
Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội yêu cầu các quan chức cấp cao của nhà nước trả lời (chủ yếu là trước
phiên họp toàn thể) về việc thi hành chính sách quốc gia, hay về một vấn đề hiện thời nào đó. Đặc điểm của
chất vấn là: Tạo ra một cuộc tranh luận chung ở nghị trường mà tất cả các vị đại biểu Quốc hội có quyền tham
gia; Biểu thị mức độ thỏa mãn của Quốc hội đôi với câu trả lời của các quan chức có liên quan. Thỏa mãn thì
quốc hội tiếp tục nghị trình khơng thỏa mãn thì Quốc hội thể đặt ra vấn đề tín nhiệm. Xem thêm: Nguyễn Sĩ
Dũng (2017), Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.158
36


19
chối phê chuẩn sự bổ nhiệm quan chức hành pháp, Nghị viện thành lập ủy ban kiểm
soát hoạt động của Chính phủ38. Nghị viện có thể luận tội và phế truất các quan chức
hành pháp kể cả Tổng thống. Cụ thể, Nghị viện có thể truất quyền Tổng thống theo
một thủ tục tố tụng đặc biệt là thủ tục “đàn hạch”. Nếu Tổng thống bị nghi vi phạm
các hành vi phản bội Tổ quốc, nhận hối lộ hay phạm những tội nghiêm trọng khác,
Ủy ban pháp luật của Hạ viện soạn thảo bản buộc tội rồi đưa ra Hạ viện xem xét. Nếu
Hạ viện thông qua bằng đa số phiếu thuận, với hai phần ba hạ nghị sĩ đồng ý, bản cáo
buộc sẽ được chuyển cho Thượng viện quyết định. Chủ tọa phiên tòa cáo buộc của
Thượng viện đối với Tổng thống là Chánh án Tòa án tối cao. Để có quyết định buộc
tội, cần có sự tán thành của hai phần ba số nghị sĩ có mặt. Đây là phương thức giám
sát hết sức quan trọng của Nghị viện Mỹ đối với Chính phủ đặc biệt là Tổng thống

Mỹ. Để kiểm sốt lại lập pháp, Tổng thống Mỹ có quyền phủ quyết đối với các dự
luật, mệnh lệnh, nghị quyết được cả hai viện thông qua. Nếu dự luật bị Tổng thống
phủ quyết, Nghị viện phải thảo luận lại. Để vượt qua được quyền phủ quyết của Tổng
thống, Nghị viện phải thông qua với tỷ lệ hai phần nghị sĩ thì dự thảo mới trở thành
luật. Quyền phủ quyết của Tổng thống đối với các dự luật sẽ được các Nghị sĩ xem
xét thận trọng, chất lượng hơn.
Trong chính thể cộng hòa hỗn hợp, quyền hành pháp được phân chia giữa
Tổng thống và Chính phủ. Tổng thống do dân bầu, nên Tổng thống không chịu trách
nhiệm trước Nghị viện mà chỉ chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Tuy nhiên, khi Tổng
thống phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng thì Nghị viện có thể nêu vấn đề phế truất.
Vấn đề phế truất Tổng thống Liên bang Nga do Nghị viện đặt ra và quyết định. Nghị
viện Nga có quyền đưa ra sự buộc tội và quyết định phế truất Tổng thống. Cịn Nghị
viện Pháp chỉ có quyền đưa ra sự buộc tội còn quyết định phế truất Tổng thống thuộc
về Tịa án tối cao39. Cịn Chính phủ thì được hình thành trên cơ sở Nghị viện nên sự
kiểm soát giữa Nghị viện đối với Chính phủ về cơ bản sẽ tương tự sự kiểm soát giữa
lập pháp và hành pháp trong chính thể đại nghị. Điển hình như ở Pháp, Nghị viện sẽ
xét xem báo cáo, chất vấn Thủ tướng và Bộ trưởng40, xem xét bỏ phiếu bất tín nhiệm
Chính phủ41, Nghị viện tiến hành hoạt động giám sát Chính phủ thông qua việc thành
lập các Ủy ban điều tra độc lập42, thành lập Tòa án cấp cao để xét xử thành viên Chính

Nguyễn Anh Hùng (2019), Hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ,
(truy cập 12/4/2023).
39
Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Mai Anh (2019), tlđd (30), tr.24-25.
40
Điều 48 Hiến pháp Cộng hòa Pháp.
41
Điều 50 Hiến pháp Cộng hòa Pháp.
42
Điều 51-2 Hiến pháp Cộng hòa Pháp.

38


20
phủ phạm tội, trong đó có cả Tổng thống43. Để kiểm sốt lập pháp, Tổng thống trong
cộng hịa hỗn hợp có quyền phủ quyết luật của Nghị viện44 và giải tán Nghị viện trước
thời hạn45.
Mục đích của việc phân chia quyền lập pháp, quyền hành pháp nhằm tránh tập
trung quyền lực vào một chủ thể dẫn đến hiện tượng lạm quyền, chuyên quyền. Nhà
tư tưởng Montesquieu đã chỉ ra: “Khi các quyền lực lập pháp và hành pháp được sát
nhập lại trong tay của cùng một người hoặc một viện ngun lão thì có thể sẽ khơng
có tự do, bởi vì người ta sợ rằng chính Nhà vua hoặc Nghị viện ấy sẽ ban hành ra
những đạo luật độc tài và thực hiện chúng một cách độc tài”46. Thực tiễn cho thấy,
các quốc gia đã phân chia rõ ràng quyền lập pháp và quyền hành pháp cho các cơ
quan nhà nước khác nhau. Nhưng việc phân quyền không áp dụng cơ học, các quyền
lập pháp và hành pháp không tách biệt hoàn toàn. Sự tương tác của các nhánh quyền
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước tạo nên mối quan hệ vừa phối hợp vừa kiểm
soát lẫn nhau. Mỗi quốc gia có cách thiết lập mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
khác nhau nhưng phải khẳng định một điều: “Quy luật chung trong việc thiết lập mối
quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là đều hướng đến việc xây dựng một cơ quan
lập pháp thận trọng, thấu đáo, thực quyền trong việc thơng qua luật, chính sách và
giám sát hành pháp: một cơ quan hành pháp có khả năng kiến tạo trong hoạch định
chính sách, mạnh mẽ trong việc điều hành quản lý và dám chịu trách nhiệm”47.
1.2. Yêu cầu của mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dựa trên học thuyết phân quyền, các quốc gia đã tổ chức quyền lực nhà nước.
Việc vận dụng học thuyết này trên thực tế phụ thuộc điều kiện, hồn cảnh đặc thù của
mỗi quốc gia. Vì thế mặc dù quyền lực nhà nước được chia thành lập pháp, hành pháp
và tư pháp nhưng cách thức tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi nhánh quyền ở
từng quốc gia là khác nhau. Đối với Việt Nam, việc tham khảo vận dụng những điểm

hợp lý của học thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước cũng dựa trên điều
Nghị viện có thể thành lập một Tịa án cấp cao với thành viên của Tòa án được lựa chọn từ nội bộ hai viện
với số lượng ngang nhau) để xét xử Tổng thống hoặc các thành viên của Chính phủ khi họ phạm tội phản quốc
hoặc các tội hình sự khác. Xem thêm: Nguyễn Thị Hồi (2005), tlđd (18), tr.204.
44
Theo quy định của Hiến pháp, Tổng thống Pháp có quyền u cầu Nghị viện thảo luận lại tồn bộ dự luật
nếu cảm thấy vấn đề đó chưa được bàn bạc, thảo luận một cách chi tiết, thoả đáng và Nghị viện khơng được từ
chối. Tổng thống cũng có quyền đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của một đạo luật, trong
trường hợp vi hiến thì Tổng thống có quyền phủ quyết đạo luật đó. Theo Hiến pháp Nga, Tổng thống Nga có
quyền phủ quyết luật đối với dự luật được Nghị viện thông qua. Nghị viện bác bỏ quyền phủ quyết của Tổng
thống phải có sự nhất trí của hai phần ba thành viên của cả hai viện.
45
Hiến pháp Cộng hòa Pháp (Điều 12) và Hiến pháp Liên bang Nga (Điều 84) đều trao quyền giải tán Nghị
viện trao cho Tổng thống.”
46
Montesquieu, Hoàng Thanh Đạm dịch (2006), tlđd(2), tr. 106.
47
Nguyễn Mạnh Hùng (2018), tlđd (12), tr.38.
43


×