Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngủ cán bộ quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.9 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUNG TAM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
QUỐC GIA |

VIÊN NGHIÊN QỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

LÊ ĐÌNH KHIÊN

NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUAT CUA DOI
NGU CAN BO QUAN LY
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ơ NƯỚC TA HIỆN
et

Chuyên ngành: Luật nhà nước
Mã số
50505

LUẬN ẤN PHÓ TIẾN §Ÿ LUẬT HỌC
Người hướng đân khoa học;
GS. PTS. HOANG VAN HAO

Hà Nối - 1996“


Lot

Lo!

BO GIAO DUC VA DAO TAO


TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI! VA NHAN VAN QUOC GIA

VIEN NGHIEN CUU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

LE DINH KHIEN

NANG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA DOI NGU CAN BO
QUAN LY
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên noành: Luật nhà nước
Mã số
50505

LUAN AN PHO TIEN SY LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa hoc:
GS. PTS. HOANG VAN HAO

Ha Noi - 1996


LOI CAM DOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liêu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bat

kỳ cơng trình nào khác.


Tác gia luận án:

Lê Định Khiên


NHONG CHU VIET TAT
HP; Ð: Hiến pháp; Điều
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND:

Uy ban nhân dân

Nxb: Nhà xuất ban
TW: Trung ương
Tr: Trang

XHCN: X4 hoi chi nghia


MUC

LUC
Trang

MO DAU
CHUONG

1: Y THUC PHAP LUAT CUA CAN BO QUAN LY HANH
CHÍNH NHÀ NƯỚC TA


1]

1.1. Ÿ thức pháp luật

I]

1.2. Ý thức pháp luật của đội ngũ cần bộ quần lý hành chính
nhà nước-Đặc điểm, vai trị và những mối liên hệ cơ bản

29

1.3. Kết luận

61

CHƯƠNG2:

Ý THỨC

PHÁP LUẬT CỦA- CAN BO QUAN LY HANH

CHÍNH NHÀ NƯỚC- THỰC TRANG VA NGUYEN NHAN

2.1. Thuc trang ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính
nhà nước

2.2: Nguyên nhân thực trạng ý thức pháp luật của cán bộ quản
lý hành chính nhà nước

92


2.3. Kết luận

99

CHƯƠNG

3: NÂNG CAO Ý THUC PHAP LUAT CUA CAN BO QUAN LY

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.1. Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành
chính- địi hỏi khách quan của sự phát triển
3.2. Nâng cao ý thức pháp luật của cần bộ quần lý hành chính

nhà nước- những mục tiêu, định hướng cơ ban

103
104
109

3.3. Nang cao ý thức pháp luật của cần bộ quản lý hành chính
nhà nước- Những giải pháp chủ yếu cần tiến hành

116

3.4. Kết luận

140


KẾT LUẬN

145

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

150


LOI MO DAU
1. Tinh cap thiét cua dé tai.

Con người hoạt động có ý thức, ý thức càng sâu sắc, đầy đủ thì kết quả
hoạt động càng lớn. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là "Sống
và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật", "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, theo pháp luật". Chủ trương đó chỉ có thể được thực hiện trên thực tế
chừng nào các thành viên trong xã hội bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý và

mỗi cá nhân công dân trong xã hội có trình độ hiểu biết nhất định về pháp
luật, có thái độ tơn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Cán bộ

quản lý hành chính nhà nước là những người có vị trí lãnh đạo trong các cơ
quan hành chính nhà nước, là lực lượng có trách nhiệm lớn trong việc thực thi

pháp luật, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống. Với đặc điểm, tính chất cơng
việc, với quy mơ tổ chức và số lượng, chất lượng cán bộ, ý thức pháp luật và
hành động thực hiện pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà

nước có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến nhiều tập thể, cá nhân
khác trong xã hội. Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành

chính nhà nước là khâu quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý,
tạo điều kiện, thúc đấy việc phát triển, nâng cao ý thức pháp luật xã hội, xây

dựng, củng cố các quan hệ xã hội dựa trên cơ sở pháp luật.
Cùng với sự tiến bộ chung, những năm gần đây mọi người quan tâm
nhiều hơn đến pháp luật, nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành, thông
tin pháp luật phát triển phong phú, đa dạng, nhiều khái niệm pháp lý mới được

đưa ra sử dụng... Điều đó thể hiện bước tiến bộ, phát triển của ý thức pháp
luật xã hội. Tuy nhiên, trước đòi hỏi thực tế của cuộc sống có khơng ít những
vấn đề pháp luật mới nảy sinh, việc làm sáng tỏ và tìm cách giải quyết cịn rất
khó khăn, lúng túng do thiếu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn. Trong quá

trình hoạch định chính sách, xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện và


ap dụng pháp luật, nhiều van dé pháp luật có những ý kiến, quan điểm trái
ngược nhau, it cô sức thuyết phục, thể hiện tư tưởng pháp luật phân tần, thiếu
đồng bộ, ý thức pháp luật nói chung chưa theo kịp với địi hỏi thực tế. Tình

trạng trên đã gây ảnh hướng khơng nhỏ, thậm chí gây cản trở đến quá trinh
phát triển kinh tế-xã hội và phát triển đời sống pháp luật xã hội.
Hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật, thể hiện thái độ coi thường, bất
chấp pháp luật là hiện tượng phổ biến và diễn ra hết sức nghiêm trọng; hơn
nữa nhiều hành vi phạm tội, nhiều loại tội phạm liên quan đến người có chức
vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước có xu hướng phát triển và diễn biến
phức tạp (như tham

6, hối lộ, buôn lậu, cố ý làm trái, thiếu tỉnh thần trách


nhiệm...) tỉnh hình này có ngun nhân từ ý thức pháp luật thấp kém, thái độ
coi thường pháp luật của bộ phận khơng nhỏ cán bộ trong bộ máy hành chính

nhà nước, và điều đó đã làm ảnh hướng xấu đến uy tín, sự trong sạch của đội
ngũ cán bộ, nhân viên nhà nước, đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và
duy trì trật tự kỷ cương xã hội.
Xây dựng đội ngũ cần bộ quản lý hành chính nhà nước trong sạch, vững

mạnh có trình độ hiểu biết pháp luật cao, gương mẫu trong tác phong, nếp
sống tuân theo pháp luật là một trong những nội dung cơ bản, là điều kiện tiên

quyết để thực hiện cải cách nền hành chính nhằm "làm cho bộ máy tinh gọn,
bảo đảm sự điều hành tâph trung thống nhất, thơng suốt, có hiệu lực từ Chính

phủ đến chính quyền địa phương, cơ sở" (60; tr. 131). Vì vậy, cùng với quá
trình đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Nhà nước, hệ thống hành
chính nhà nước, việc nghiên cứu, tìm hiểu về ý thức pháp luật của đội ngũ cần
bộ quản lý hành chính nhà nước để đề xuất phương hướng, biện pháp nâng

cao ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính nhà nước là vấn đề có ý
nghĩa thiết thực, cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
^. Tình hình nghiên cứu đề tài.


Đến nay, một số vấn đề được nêu ra ở trong chun đề này cũng đã có

những tác giả tìm hiểu nhận định, đánh g1á... trong các tác phẩm, bài viết và
cơng trinh nghiên cứu của mình, dưới những

góc độ khác nhau và đề cập ở


mức độ khác nhau tùy thuộc vào mục dích, phương pháp tìm hiểu cụ thể, có
thể chia thành mấy loại như sau:
Các chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ thuộc lĩnh VỰC

khoa học pháp lý hay khoa học xã hội nói chung, có đề cập đến nội dung ý

thức pháp luật, quản lý Nhà nước, cán bộ quần lý nhà nước, giáo dục pháp
luật... như đẻ tài "Cơ sở khoa học của việc xây dưng ý thức và lối sống theo
luật pháp” trong chương trình khoa học - cơng nghệ cấp Nhà nước KX.07; dé

tài “Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động quản lý của bộ máy Nhà

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" trong chương trinh khoa học -

công nghệ cấp Nhà nước KX-05; đề tài cải cách nền hành chính nhà nước của

Ban Tổ chức-cán bộ Chính phủ; đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay" của Bộ Tư pháp... Các luận án phó tiến
sỹ khoa học pháp lý có nội dung gần gũi với nội dung của đề tài này như: "Ý

thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Đình
Lộc, Giáo dục ý thức pháp luật trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa" của tác giả Trần Ngọc Đường...
Một số giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, về luật hành

chính của các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo cán bộ lãnh đạo,
quản lý của Đảng và Nhà nước như các giáo trình của Trường đại học luật Hà
Nội, Khoa luật của Trường đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Trường đại học


khoa học xã hội và nhân văn), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học
viện hành chính quốc gia, Viện nhà nước và pháp luật thuộc Trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia... Một số tác phẩm của các tập thể, cá nhân
tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, trình bày các vấn đề thuộc lĩnh vực


khoa học pháp lý đã được xuất bản, công bố rộng rãi thành tài liệu tham khảo,
sách giáo dục pháp luật.

Những bài viết của các nhà nghiên cứu, giảng dạy pháp luật hay những
cán bộ hoạt động quản lý Nhà nước, đồn thể quần chúng... cơng bố trong các
tạp chí chuyên ngành,

trên các phương

tiện thông tin đại chúng

đã đề cap,

phân tích, trao đối về những quan điểm pháp luật cụ thể, phản ảnh hiện tượng
pháp luật xảy ra trong xã hội và bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối của
mình, cung cấp tư liệu, thơng tin phấp lý mới trong và ngồi nước...
Từ các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu nêu trên có thể rút ra một số

nét chính như sau: Hai vấn đẻ lớn trong luận án này là ý thức pháp luật và cán
bộ quản lý hành chính nhà nước đã được một số cơng trinh, đề tài khoa học

nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ, có hệ thống ở mức độ chung nhất, cơ bản
nhất về mặt lý luận, có tác dụng làm cơ sở, phương pháp cho tác giả đề tài
này tiếp thu, kế thừa. Tuy nhiên, các cơng trình, đề tài đã nghiên cứu, do mục

đích nghiên cứu quy định nên thường đề cập tới hai vấn đề trên hoặc là với
một cách riêng rẽ, tách rời nhau hoặc chỉ để cập đến một số mặt, một số khía
cạnh của vấn đề; căn cứ phân tích và những minh chứng cụ thể thường là các
hiện tượng pháp lý, chính trị, kinh tế, xã hội ở giai đoạn trước đổi mới... chưa

thấy có tác giá nào nghiên cứu vấn đề ý thức pháp luật của cán bộ quản lý
hành chính nhà nước cũng như việc nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ

quản lý hành chính nhà nước với tính cách là một đề tài khoa học hồn chỉnh,
có hệ thống.
3. Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án.
Luận án này muốn tìm hiểu, phân tích,một vấn đề pháp lý vừa có ý nghĩa
lý luận, vừa có ý nghĩa thực tế là ý thức pháp luật của một loại chủ thể cụ thể

với tư cách là một bộ phận trong xã hội có đặc điểm riêng, cơ vai trò quan
trọng về nhiều mặt so với các chủ thể khác, đó là ý thức pháp luật của đội ngũ


cần bộ quan lý hành chính nhà nước; đề xuất phương hướng, biên pháp nhằm
bổi dưỡng. nâng cao kiến thức pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật và hành
vi tích cực chấp hành pháp luật của cán bộ quần lý hành chính nhà nước, để
họ góp phản tích cực hơn vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
Nhà nước và phát triển đời sống pháp luật xã hội. Để thực hiện mục đích,
phạm vị nêu trên luận án có nhiệm vụ nghiên cứu:
- Một số vấn đề cơ bản về ý thức pháp luật;
- Về cần bộ quản lý hành chính nhà nước; đặc điểm, vai trò ý thức pháp
luật của cần bộ quần lý hành chính nhà nước; những mối liên hệ, tác động ảnh
hương trực tiếp đến ý thức pháp luật đó;

- Thực trạng, nguyên nhân thực trạng ý thức pháp luật của cần bộ quản lý

hành chính nhà nước;

- Những phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của

cần bộ quan lý hành chính nhà nước.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện mục đích trên, luận án được thực hiện dựa trên cơ sỞ
phương pháp luận của triết học Mác-L£ nin; lý luan Mac-Lé nin về Nhà nước
pháp luật; trong quá trình phát hiện, lý giải các luận điểm, luận án đã sử dụng
các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra...

Š. Điểm mới của luận án.
Dưới

góc độ khoa học pháp lý, tm hiểu tương đối toàn điện về ý thức

pháp luật ở một đối tượng rất quan trọng là đội ngũ cần bộ quần lý hành chính
nhà nước. Nói dung này trước đây cịn ít người quan tâm tìm hiểu, cụ thể là:

- Neu ra và phân tích đặc điểm, vai trò ý thức pháp luật của cán bộ quan
lý hành chính nhà nước.
- Những đánh giá về thực trang, nguyên nhân thực trang ý thức pháp luậi

của cần bộ quan lý hành chính nhà nước.


-10-

- Đ€ xuất về phương hướng và các biện pháp nâng cao ý thức

pháp luật
của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta hiện nay.
6. Ÿ nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.

Noi dung những vấn đề được nghiên cứu và đề xuất trong luận án
này về

mặt thực tiên có ý nghĩa nhất định trong việc hoạch định chính sách và
xây

dựng

văn bản pháp

luật trong lĩnh vực quản

lý hành chính nhà nƯỚc;

có ý

nghĩa đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ quần lý hành chính nhà
nước vẻ
trình độ hiểu biết pháp luật, thái độ tơn trọng pháp luật, góp phần nâng
cao
năng lực quản lý, điều hành của họ, Về mặt khoa học, một số nội dung
của

luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong việc biên soạn giáo trình,
trong
cơng tác giang day, nghiên cứu lý luận chung về Nhà nước, pháp luật và

về
luật hành chính ở bậc đại học và sau đại học.

7. Kết cấu của luận án: gồm lời mở đầu, ba chương, kết luận và
danh mục tài

liệu tham khảo.
Chuong

|

1. Ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính nhà nước ta.

Chương 2. Ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính nhà nướcthực trạng và nguyên nhân.

Chương 3. Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính nhà
nước- phương hướng và giải pháp.


Chương ]

Y THUC PHAP LUAT

CUA CAN BO QUAN LY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TA
1.1. Y THUC PHÁP LUẬT
1.1.1. Khai niém
Y thức pháp luật và ý thức xã hội là sự thể hiện mối quan hệ giữa cái
riêng với cái chung. Ý thức xã hội được biểu hiện dưới nhiều hình thái ý thức

cụ thể, phần ảnh nhiều mặt, nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như ý thức

chính trị, ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức văn hoá, ý thức tần giáo... Mỗi
hình thái ý thức néu trên đều có những đặc trưng riêng, có vị trí khác nhau đối
với đời sống xã hội. Những

hình thái ý thức xã hội nêu

trên có nguồn

gốc

chung là đời sống vật chất của xã hội, phản ảnh tồn tại xã hội, chúng có quan
hệ chặt chẽ với nhau và tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Ph.Ăngphen viết: "sự
phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật

V.V..., dua vao su phat trién kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều
tác động lân nhau và cũng tác động đến cơ sở kinh tế"(10; tr. 99). Trong thực
tế khơng có học thuyết, tư tưởng nào về chính trị, pháp luật, đạo đức, văn
hố... lại khơng chịu ảnh hưởng ở một thế giới quan, một phương pháp luận
nhất định của một trào lưu triết học nào đấy.
Trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tế xã hội đã có nhiều quan
niệm về ý thức pháp luật, sự khác nhau rõ nhất giữa các quan niệm là hình
thức thể hiện và nội hàm của các quan niệm đó. Có thể khái quát thành ba loại
như sau:

Theo quan niệm thơng thường của mơi số người thì: Ý thức pháp luật
chính là ý thức chấp hành những quy định pháp luật của con người. Vì thế, khi
dánh giá ý thức pháp luật của một tập thể, cá nhân nào đó người ta thường so


sánh giữa hành vị chấp hành của những đối tượng đó với yêu cầu của những

quy định trong văn bản pháp luật để đánh gía ý thức pháp luật cao hay thấp;

tốt hay kém của họ. Quan niệm này đồng nhất ý thức pháp luật với một hình
thức biểu hiện cu thể của nó, như vậy sẽ quá hẹp, thiếu tồn diện, chưa thể
hiện rõ được bản chất, vai trị năng động, sáng tạo của ý thức pháp luật.

Loại quan niệm thứ hai thường chỉ đề cập những yếu tố đặc trưng cơ bản
nhất như chủ thể, cơ cấu, vai trò của ý thức pháp luật, đồng thời nhấn mạnh ,
cụ thể hóa yếu tố này hoặc yếu tố khác của ý thức pháp luật. Chẳng hạn, có

quan niệm tập trung nhấn mạnh bản chất giai cấp trons ý thức pháp luật như
của các nhà khoa

học

ở Liên Xô trước đây:

"ý thức pháp

luật là tổng hịa

những quan điểm, quan niệm, tình cảm về mặt pháp luật, thể hiện thái độ của
giai cấp công nhân và của nhân dân Xô Viết do giai cấp công nhân lãnh đạo,
đối với pháp luật, đối với các yêu cầu khác của pháp luật, đối với các quyền
và nghĩa vụ của công dân” (32; tr. 73). Một số quan niệm khác không chú ý
đến cơ cấu, thu hẹp phạm vi khách thể phần ánh: "ý thức pháp quyền là tồn
bộ những quan niệm về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con
người, vẻ quyên hạn và nghĩa vụ của các thành viên

trong xã hội, về tính


cơng bằng hay khơng cơng bằng của những luật lệ" (53; tr. 278).
Loại quan niệm thứ ba, chúng tơi cho rằng đã đề cập đầy đủ và tồn điện

hơn: ngoài việc xác định các yếu tố cơ bản, đặc trưng nhất của ý thức pháp
luật như loại quan niệm thứ hai, quan niệm này còn đề cập đến cả nguồn gốc,
mối liên hệ phổ biến, tất yếu của ý thức pháp luật với đời sống xã hội: Ý thức
pháp luật là một hình thức độc lập tương đối của ý thức xã hội được quyết
định bởi các nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Nó bao gồm hệ
thống các tư tưởng quan điểm và các quan niệm của cá nhân hoặc của các giai
cấp về pháp luật, pháp chế, trật tự pháp luật và vai trò của chúng trong đời
sống xã hội. Khái niệm ý thức pháp luật cũng bao gồm cả những cảm giác


-13-

pháp lý, những tình cảm, xúc cảm và việc đánh gia của con người về các hàn

vị hợp pháp và hành vị trái pháp luật, đòi hồi của sự hiểu biết pháp luật và s
cần thiết hoàn thiện hoặc thay đổi pháp luật hiện hành (70; tr. 138-139).

Các quan niệm nêu trên, mặc dù phạm vi vấn dé được đề cập và các
thức thể hiện có những nét khác nhau, nhưng nói chung quan điểm về nhữn
vấn dé được
nêu ra trong nội dung ý thức pháp luật
là tương đối thống nhấ
Để có nhận thức đầy đủ, tồn diện phù hợp với mục đích nghiên cứu của đ
tài; có thể rút ra những nội dung cơ bản trong quan niệm về ý thức pháp luä
như sau:
- Ý thức pháp luật là một trong những hinh thái ý thức xã hội, nó có đã

tính, đặc điểm riêng đồng thời cũng có nhữne đặc tính, đặc điểm cơ bản của

thức xã hội, có sự tương tác với các bộ phận khác trong ý thức xã hội.

- Ý thức pháp luật là sự phản ảnh sáng tạo đời sống pháp luật của co
người; con người nhận thức, đánh giá và thể hiện thái độ của mình trước cá
ý thức pháp luật do đời sống pháp
hiện tượng pháp luật. Vì vậy,

luật xã hệ

quyết định, nhưng trình độ của ý thức pháp luật phụ thuộc vào các nhân t

chủ quan của con người.
- Nội dung của ý thức pháp luật là những hiểu biết pháp luật và thái d
đối với pháp luật của con người trước đời sống pháp luật xã hội bao gồm cá
hiện tượng pháp luật chủ yếu như: hệ thống pháp luật, hành vi tuân thủ ha
chống đối pháp luật, nhận thức về địa vị của con người do pháp luật thừa nhậ
và bảo vệ, tính cơng bằng, dân chủ trong các đạo luật, cơng tác tổ chức tÌ
hành ap dụng pháp luật, bảo vệ pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sốn
xã hội, tình trang pháp chế...
thể hiện đặc điểm, trình độ, mức độ nhậ
- Cơ cấu của ý thức pháp luật
thức về đời sốnghi phápỆ luật:
nhân:
:

thức lý- tính như tư tưởng.= quan
niêm,
:

2

qua
ˆ


điểm; nhận thức cảm tính như tỉnh c am, xúc cảm, tâm trạng...
của các chủ thể

phần ánh như cá nhân, bộ phận hay xã hội.

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Ý thức pháp
luật.

Khác với một số hình thái ý thức cụ thể khác như đạo
đức, tơn giáo, văn

hố... ý thức pháp luật chỉ ra đời trong những diều kiện lịch
sử xã hội nhất
định: thời kỷ tan rã của xã hội cộng sản nguyên thuỷ, bát
đầu hình thành xã

hội chiếm hữu nơ lệ, xã hội có sự phân chia giai cấp có chế độ
tư hữu đầu tiên
trong lịch sử lồi người. Lịch sử đã chứng minh rằng:
Q trình lao động sản

xuất cũng là quá trình nhận thức của con người về tự nhiên
, về xã hội ngày
càng được nang cao, con người biết sản xuất và cải tiến công

cụ, biết tổ chức
phán công lao động xã hội hợp lý, tạo ra năng suất lao động
cao, của cải dư

thừa ngày càng nhiều. Trong xã hội bất đầu xuất hiện những tư
tưởng về
chiếm dụng của cải, chiếm dung tư liệu sản xuất (yếu tố quyết định
nhất đối
với việc nâng cao năng xuất lao động) và tranh giành vai trò tổ
chức chi phối

lao động và phân chia sản phẩm xã hội. Những người có uy quyền
, thế lực có

cơ hội chiếm được nhiều tư liệu sản xuất, của cải trong xã hội dần trở
thành
giải cấp thống trị. Xã hội có kẻ giàu, người nghèo, có đàn áp giai cấp và
đấu

tranh giai cấp. Giai cấp thống trị tìm mọi cách để duy trì trật tự xã hội,
cái trật
tự bao giờ cũng có lợi cho mình. Những tư tưởng về Nhà nước, về
pháp luật
và cùng với nó là những thiết chế bảo đảm cho các tư tưởng đó được
thực hiện

trong cuộc sống đã ra đời, vừa đảm bảo được việc duy tr quyền lợi
của giai
cấp thống trị, vừa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của xã hội, có
tác


dụng làm "dịu" tính chất quyết liệt của các cuộc đấu tranh giai cấp, bởi nhữn
g

tư tưởng đó có khả năng biểu thị phổ biến dưới dạng ý chí quốc
gia, dưới
dạng pháp luật, được xã hội thừa nhận như là "ý chí cơng", "quyền
lực cơng"

(37: tr. 280-285). Như vậy, rõ rằng ngồi tính piải cấp, ý thức pháp luật cịn
CĨ giá trị xã hói rất lớn, trong chừng mực nhất định nó góp phần
duy trì trật tự


kinh tế, trật tự xã hội chung. Có thể nói, những tư tưởng về nhà nước, về pháp
luật và việc áp dụng nó trong đời sống là những thành tựu vĩ đại mà lồi người

đã sáng tạo ra, nơ được các giai cấp thống trị trong mỗi thời đại, trong mỗi
nhà nước triệt để lợi dụng và coi đó là những cơng cụ hữu hiệu để duy trì sự
thong tri gial cấp, duy trị trật tự xã hội. Vĩ vay, xét trong tồn bộ q trình

phát triển của xã hội loài người, những tư tưởng về nhà nước, về pháp luật
ln ln được bổ sung và ngày càng hồn thiện, ngày càng xâm nhập vào

mọi lĩnh vực đời sống, phù hợp với tình hình biển động thực tế của đời sống
xã hội.
Trong một quốc gia, dân tộc, ý thức pháp luật chính thống là ý thức pháp

luật của giai cấp thống tn. Nhu C.Mac, Ăngsghen đã viết: "Lịch sử tư tướng


chứng minh gì, nếu khơng phải là chứng minh rằng sự sản xuất tinh thần cũng
biến đổi theo sư sản xuất vật chất ? những tư tưởng thống trị của một thời đại
bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” (9; tr. 76). Khi giai
cấp thống trị là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ thị Ý

thức, tư tưởng pháp luật của họ gần gũi với ý thức của cộng đồng xã hội, VỚI ¥
thức quốc gia, dân tộc, do đó, dược sự đồng tình ủng hộ nhiều hơn. Khi giai

cấp thống trị là lực lượng xã hội bảo thủ, phần động, thì ý chí, tu tưởng pháp
luật của họ cũng trở thành bảo thủ, phản động, đối lập với ý thức pháp luật
của đa số các tầng lớp xã hội, và cùng với các nguyên nhân kinh tế, xã hội

khác, giai cấp đó có thể sẽ bị lật đồ khỏi địa vị thống trị và bị thay thế bởi các
giai cấp khác với những tư tưởng pháp luật tiến bộ hơn.
Nhiều tài liệu lịch sử cho biết: ở Việt Nam, tư tưởng về pháp luật dược
hình thành từ rất sớm, cùng với sự hình thành nhà nước Văn Lang-Âu Lạc,

khoảng từ thế kỹ thứ III trước công nguyên trở về trước đến đầu thiên niên ky
thứ I trước công nguyên (35; tr. 5-7). Ở thời kỳ này, nên kinh tế-xã hội chưa

phát triển cao, mức chênh lệch về của cải, về tư liệu sản xuất giữa các thành


viên trong xã hội chưa lớn lam, tranh gianh quyén lực giữa các thế lực trong
xã hội còn rất mờ nhạt. Nguy co to lon, de dọa thường xuyên đối với hoạt
động lao động sản xuất và sự sống còn của mỗi con người cũng như của cả
dân tộc là giặc ngoại xâm và các thế lực của tự nhiên như mưa bão, lũ lụt...

Để đối phó với các thế lực đó, các bộ lạc cần phải đồn kết hợp sức, phải có
sự phân cơng cơng việc và qui định nhiệm vụ của các thành viên trong xã hội.


Điều kiện kinh tế, xã hội như vậy là cơ sở hình thành các tư tưởng về pháp

luật, về Nhà nước cũng như thiết chế tương ứng. Tuy còn đơn giản, sơ khai
nhưng những tư tưởng ban đầu về pháp luật, hình thức pháp luật; Nhà nước, tỒ

chức bên trong của Nhà nước... đã đáp ứng được đòi hồi của đời séng vat
chất, tinh thân của xã hội thời đó, đặt nền móng cho những tư tưởng chính trị
pháp lý tiếp tục hình thành và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ

nước sau này của dan toc.
Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài đến những năm đầu thế kỷ thứ X sau công
nguyên. Nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc xâm lược, thống trị. Tư tưởng
pháp luật và pháp luật của chính qun đơ hộ là những tư tưởng áp đặt, cưỡng

bức (35; tr. 69-73). Xu hướng đối lập với tư tưởng pháp luật của chính quyền
đơ hộ của cư dân bản địa và các quan lại địa phương người Việt được thể hiện

trong các tập quán, phong tục, các quy ước làng xã, được cư dân tự giác thực

hiện. Xu hướng ấy của quan lại và nhân dân địa phương đã được hình thành
và tồn tại lâu đài là một trong những nguyên

nhân cắt nghĩa câu hồi, vì sao

dân tộc ta vẫn giữ gìn được ban sắc văn hoá riêng trước nguy cơ đồng hoá của
kẻ thù trong suốt 10 thế kỷ.

|


Từ thế ký thứ X đến thế kỹ XIÄX, sau khi Ngô Quyên đánh thắng quân
Nam Hán (938) nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập. Đây cũng là thời kỳ mà

các tư tưởng pháp luật phong kiến nước ta phát triển đến mức hoàn thiện.

Nhiều bộ luật đã được ban hành với nội dung rất phong phú, việc tổ chức thi


hành pháp luật, xử lý ví phạm pháp luật được phân công tương doi ty my, chat
chẽ... (35; tr. 40-41). Rieng triéu dai nha Lé da ban hanh đến hàng chục văn

bản luật; bộ "Quốc triều hình luật" (hay cịn gọi là Lê triều hình luậU ban hành
dưới

triều



Thánh

Tơng

(1471-1497),

co

đến

722


điều,

chia

thành

12

chương, 6 quyến. Nội dung bộ luật thể hiện nhiều tư tưỡng tiến bộ, nhân dao,

mang dam màu sắc dân tộc. "Quốc triều hình luật là một thành tựu có giá trị
đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam” @8, tr. 17) là di sản văn hóa pháp

lý tiêu biểu, có giá trị về nhiều phương điện.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 đến năm 1945. Vẻ
mặt hình thức, tồn tại hai loại phâp luật của bọn thực đân áp đặt cho người

bản xứ và của bọn quan lại phong kiến bù nhìn, Cả hai loại pháp luật đều thể
hiện một bản chất của tư tưởng pháp luật phản động, bóc lột và án bam,
khơng hề có một chút dan chủ, công bằng nào. Trong tác phẩm "Đây "Công

lý" của thực đân Pháp ở Đông Dương” (1916-1225), Nguyễn Ái Quốc đã viết
"Nếu có vụ kiện giữa người Việt Nam với người Pháp thi lúc nào người Pháp

cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người", "Những người bản xứ
đi
bị buộc tội về chính trị nặng hay nhẹ, nói chung đều bị bắt, kết án và đem
đày chung thân hay mười năm tùy đấy, khơng cần điều tra, xét xử gì ca" (28;
tr. 01-97). Ở các vùng nông thôn, miền núi trong các làng xã, thôn bản tư


|
tưởng chống pháp luật của dân chúng vẫn được duy trì và phát huy tác dụng
làm cho "phép vua thua lệ làng...

Những tư tưởng về xây dựng Nhà nước, xây dựng pháp luật của chế độ |
mới theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-L£ nin, phát sinh từ trong lòng chế độ
xã hội cũ phù hợp với lợi ích, địa vị của giai cấp cơng nhân và của các tầng Ệ
lớp cần lao trong xã hội, nhờ sự giáo dục, truyền bá của các chiến sỹ cách
-cwutpang, (eu -biêu dài thủ tịch Hồ Chí Minh), những tư tưởng này, sau cách
Same

|

L-

ee

goo

mig! rid 8 1945

đã được thể hiện trong đời sống xã hội, được bổ sune,


phat trién, trở thành hệ tư tưởng pháp luật chính thống của xã hội ta. VỚI sức
mạnh to lớn của chính quyền cách mạng; với Ý chí thống nhất, lành mạnh của

những người dân có độc lập, tự do, những tư tưởng, tình cảm pháp luật mới
thường xuyên được bố sung, hoàn thiện và ngày càng được nhận thức đầy đủ
và được phổ cập rộng rãi trong nhân dân, xâm nhập vào mọi hoạt động pháp

lý trong xã hội.
Ý thức pháp luật đã và đang được xây dựng trong xã hội ta là ý thức

pháp luật xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện và bảo vệ nền tầng kinh tế-xã hội

tron thời kỳ đối mới đất nước với cơ sở kinh tế là "nên kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo
định hướng

xã hội chủ nghĩa"

(HP; Ð. 15), cơ sở đó chi phối

tính chất, xu

hướng phát triển của ý thức pháp luật, về cơ bản ý thức pháp luật đồ thỏa mãn
được nhu cầu, lợi ích của quảng đại quần chúng, của quốc gia, dân tộc Việt
Nam và phù hợp với trào lưu tiến bộ xã hội. Cơ sở xã hội là tỉnh hoà hợp đoàn
kết giữa các tầng lớp, các dân tộc trong quốc gia độc lập, thống nhất, mà lực
lượng nịng cốt là giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức
XHCN

do Dang cong san Việt Nam lãnh đạo, để thực hiện cùng một mục đích

"đân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh". Cơ sở chính trị là Nhà

nước của dân, do dân, vì dân. Các cơ quan nhà nước, các cán bộ, nhân viên
nhà nước do dân cử ra, có trách nhiệm phục vụ nhân dân và chịu sự kiểm tra
siám sát của nhân dân. Nhà nước là người đại diện thực hiện quyền lực của


dân, quản lý điều hành công việc xã hội, là lực lượng đưa đường lối, chủ:

trương của Đảng cộng sản, và pháp luật của Nhà nước vào đời sống xã hội.
Cơ sở tư tưởng là học thuyết Mác-L£ nin,‹tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là
những tư tưởng về Nhà nước, pháp luật, đồ là những học thuyết, tư tưởng cách
mạng và khoa học, là tỉnh hoa của trí tuệ của nhân loại, của dân tộc, những

học thuyết và tư tưởng đó trải qua thực tiên cách mạng đã trở thành kim chi


-19-

nam

cho đường

lối cách mạng

và là phương

châm

hành động

cho mỗi

con

người cách mạng trong xã hội ta.


Ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính nhà nước ta cũng sinh ra
và phát triển trong điều kiện kinh tế, xã hội chung, là bộ phận trong ý thức
pháp luật xã hội. Ÿ thức pháp luật của cần bộ quần lý hành chính nhà nước có
những đặc điểm riêng, những đặc điểm này được xác định bởi vị trí, vai trị

của đội ngũ cán bộ; bởi tính chất và đặc điểm của lĩnh vực hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. Với ý nghĩa là lực lượng trung tâm, quan trọng trong bộ
máy nhà nước, ý thức pháp luật của cần bộ quản lý hành chính nhà nước là bộ
phan tich cuc, nang dong trong ý thức pháp luật xã hội, đã góp phần to lớn

vào sự nghiệp cách mạng. góp phần xây dựng, củng cố chính quyền, giáo dục
động viên các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội của đất nước. Từ cách mạng tháng 8-1945 đến nay, đất nước ta đã trải
qua nhiều thời kỳ cách mạng, qua mỗi thời kỲ mới, ý thức pháp luật của cán

bệ quản lý hành chính nhà nước lại được phát triển, nâng cao và nềy càng
hồn thiên.
1.1.3. Chức năng của ý thức pháp luật.

Chức năng của ý thức pháp luật thể hiện vai trò, giá trị xã hội và tính
sống động của ý thức pháp luật. Chức năng của ý thức pháp luật được hiểu là
những phương thức hoạt động cơ bản của ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật

là hiện tượng xã hội phức tạp, sự vận động của các yếu tố trong cơ cấu của nó
cũng phức tạp, phong phú. Việc chia chức năng của ý thức pháp luật theo các

phạm vị rộng hay hẹp, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mục đích, phương pháp tìm

hiểu. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là tuỳ tiện, các chức năng phải thể

hiện được những hoạt động chủ yếu, cơ bản của các yếu tố trong cơ cấu ý
thức pháp luật. Sự khái quát, thu hẹp quá mức chức năng cua ý thức pháp luật


-20-

¿ khơng

thê hiện hết vai trị sáng lao, nang

dong

và hình

thức

vận

động

hong, phú của ý thức pháp luật. Ngược lại, mỡ rộng, chia nhỏ các chức
năng

tủa ý thức pháp luật sẽ khó tránh khỏi sự trùng lấp và khó thể hiện
được
những mặt, những hình thức vận động cơ bản, chủ yếu nhất của ý thức pháp
uật. Chúng tôi cho rằng ý thức pháp luật có bốn chức năng cơ bản
thể hiện

rên bốn mặt hoạt động chủ yếu là: phản ảnh, nhận thức, mơ hình

hóa, điều
:hỉnh. Nội dung của bốn mặt hoạt động này đã bao hàm và chỉ
phối hàng loạt

;ác hoạt động cu thể khác.

- Chức năng phản ảnh của ý thức pháp luật.
Đời sống pháp luật xã hội là khái niêm rất rộng, nó có cả
những yếu tố

vật chất lân yếu tố tỉnh thần, là khách thể phản ảnh của ý thức pháp
luật. Đời

sống pháp luật xã hội bao gồm những hiện tượng pháp luật cơ
bản như: hệ

hống văn bản pháp luật, tình trạng pháp chế, văn hố pháp lý, hoạt
động tổ

“hức, thi hành và án dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tập thể xã
hội,

thái độ của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật hiện hành, các
tài liệu, các
ân phẩm và thông tin pháp lý,... những hiện tượng trên luôn tác động
vào các
giác quan của con người, được con người ghi nhận bằng các cảm
giác, trì piác

và thông qua các hoạt động đánh giá, so sánh, khái qt hóa... để hình thành

các biểu tượng, khái niệm. Các tri thức về pháp luật ngày càng phong
phú tức
là con người

(cá nhân,

bộ phận,

xã hội) càng hiểu biết day đủ, chính

xác

Khách thể, "hình ảnh" của khách thể càng rõ nét, trình độ ý thức pháp luật
của

_chủ thể càng cao.

- Chức năng nhận thức của ý thức pháp luật.
Ý thức pháp luật phản ảnh đời sống pháp luật xã hội thông qua hoạt động
Của con người, mà hoạt động của con người là hoạt động
có ý thức, có mục
đích. Q trình vận động của ý thức pháp luật là quá
trinh nhận biết, quá trinh

tích luỹ trị thức pháp luật. Từ chưa biết đến biết, từ biết
ít đến biết nhiều, mỗi


nấc thang của sự nhận biết được đánh dấu bởi số lượng các trị thức về pháp
luật mà con người có được ngày càng nhiều hơn, thể hiện dưới dạng các khái

miệm, phạm trù, quan niệm pháp luật; những khái niệm, phạm trù, quan niệm

pháp luật đã có lại là cơ sở và phương tiện giúp cho con người nhận thức các
hiện tượng pháp luật mới. Qua quá trình nhận thức con người ngày càng tiến
dân tới hiện thực đời sống khách quan của xã hội.
Nhận thức pháp luật tức là nhận thức đời sơng xã hội dưới póc độ pháp
lý: vị Vậy, ngoài sự hiểu biết kiến thức chuyên môn về pháp luật, con người

phải hiểu biết nhiều lĩnh vực xã hội ở mức độ nhất định. Trong thực tế, để đưa
ra một quan điểm, một tư tưởng hay một học thuyết pháp lý nào đó, con người

phải trải qua quá trình vận động tỉnh thần phức tạp. Phải tiếp nhận được nhiều
thông tin qua nhiều kênh, nhiều nguồn với nhiều mức độ và trong nhiều thời

điểm khác nhau; phải tiến hành nhiều phương pháp; bằng khả năng tư duy va
vốn sống. Qua quá trinh nhận thức, ý thức pháp luật của con người càng được

nang cao, su phan ánh của con người đối với hiện thực càng sâu sắc, toàn diện
giúp cho con người hoạt động tự tin, chủ động và sáng tạo.
- Chức năng mơ hình hóa của ý thức pháp luật

Để phản ánh trung thực, chính xác đời sống pháp luật, chủ thể phản ánh
điều chỉnh phương hướng tư duy để rút ra một sự hiểu biết chính xác về một

sự kiện hay hiện tượng pháp luật và trên cơ sở hiểu biết bản chất sự kiện, hiện
tượng đã có, có thể hình dung được hoặc vạch ra sự vận động, phát triển của
nó trong tương lai. Chức năng mơ hình hóa của ý thức pháp luật thể hiện rõ
nhất trong các hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật. Người

làm chính sách, pháp luật phải có những ý tưởng thiết kế mơ hình về những

dự án định đưa ra.

- Chức năng điều chính của ý thức pháp luật.

are

|

rereee ee

phải có tư duy sáng tạo, bằng các phương pháp ghi nhận, đánh giá, so sánh, tự


Điều chính bằng pháp luật là sự điều chỉnh dưới sự tác động trực tiếp của
Nhà nước. Điều chỉnh của ý thức pháp luật tác động

tới hành vi con nguol

thông qua yếu tố tư tưởng, tâm lý. Điều chỉnh của ý thức pháp luật có phạm vi

rất rộng, bởi lẽ, khóng có hành vi pháp lý nào của con người lại
không cần
đến tư duy, nhận thức. Sức mạnh điều chỉnh của š thức pháp luật là sức mạnh
tiềm ấn trong nội tâm con người, đó là sức mạnh của lý trí, tỉnh cảm có trong
COn người.
Trong hoạt động

xây dựng

pháp luật bao gồm


nhiều công

việc với

sự

tham gia của nhiều người. Văn bản pháp luật được thông qua là kết quả tổng
hợp của nhiều trình do ý thức pháp luật khác nhau xârn nhập, tác
động, ảnh

hướng lần nhau. Đó cũng chính là q trình mỗi người đều bị điều chỉnh,
bị
giáo dục bởi ý thức pháp luật của người khác, của ý thức pháp luật
xã hội.
Trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật thì "khả năng chấp
nhận

quy định của pháp luật phụ thuộc vào ý thức pháp luật của chủ thể đó,
cho
nên ngoài nhu cảu khách quan đã được nhận

thức và quyết định việc điều

chỉnh pháp luật thì hai yếu tố khong thể khơng tính đến là ý thức pháp
luật

của bộ phận điều chỉnh và ý thức của con người trong bộ phận được
điều
chính" (54; tr. 201). Như vậy, cả người tơ chức thực hiện lân người chấp

hành,
cả người quản lý và người bị quản lý đều cần ý thức pháp luật để điều chỉnh
hành vị của mình.

Trong thực tế, có nhiều quan hệ xã hội cần phải điều chỉnh trong khi

chưa có quy phạm pháp luật diều chính. Những người có trách nhiệm
liên

Quan căn cứ vào ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vị của mình sao cho
phù
hợp với những tư tưởng pháp luật chuns.

Những chức năng cơ bản của ý thức pháp luật có quan hệ chặt chẽ với
nhau trong một thể thống nhất. Sự phản ánh sáng tạo đã bao
hàm yếu tố nhận

thức, mơ hình hóa và điều chỉnh, bởi vì, khơn
g

có mỘt sự sáng tạo nào lại


khong cần đến sự tăng lên của nhậ
n thức, của sự điều chỉnh theo hướ
ng nhất

dịnh. Ngược lại, để điều chỉnh được và
điều chỉnh có hiệu quả phải hiểu biết,


phải có trí thức, phải sáng tạo hay
nói một cách khác là phải nhờ chứ
c năng

phan ánh, chức năng nhận thức
, chức năng mơ hình hóa.

1.1.4. Cơ cấu của ý thức pháp luật.
Muốn

tác động, nâng cao ý thức pháp luật
phải tác động vào các yếu tố
cấu thành ý thức pháp luật. Cơ
cấu của ý thức pháp luật được hiểu
là cách
thức tổ chức bên trong của ý thức
pháp luật, trong đó, có những nhâ
n tố cấu

thành của ý thức pháp luật vừa thống nhất
với nhau vừa tác động ảnh hưởng

lần nhau và với các hiện tượng khác
trong đời sống xã hội. Có thể xác
định

các yếu tố cấu thành của ý thức pháp
luật căn cứ vào các tiêu chí khác nhau
như sau:


Căn cứ vào mức độ phản ánh, nhận
thức đối với đời sống pháp luật xã
hội, ta có ý thức pháp luật lý luận và
ÿ thức pháp luật thông thường.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của phương
thức phần ánh ta có tư tưởng

pháp luật và tâm lý pháp luật.

Căn cứ vào chủ thể của š thức pháp luật
ta có ý thức pháp luật xã hội, ý

thức pháp luật bộ phận, nhóm, ý thức
pháp luật cá nhân.
Ngồi những tiêu chí chủ Yếu nêu trên, cũn
g có thể dựa vào các tiêu chí

khác như: lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội;
giới tính, lứa tuổi của chủ thể; các

khu vực dân cư trong xã hội... để xác
định cơ cấu của ý thức pháp luật.
- Ý thức pháp luật thông thường và š thức
pháp luật lý luận.

Y thức pháp luật thông thường là ý thức phá
p luật ở mức độ phổ biến, nó

thể hiện mức độ phản ánh trực tiếp, giản

đơn các hiện tượng pháp luật trong

xã hội. Ý thức Pháp luật thơng thư
ờng có được nhờ thường ngày, con
nguol

Sông với nhau

va cha4 m

với các sr: kiên` pháp
lý,
fr
t

}

tham

sia
trực
tế
Cc
:

vào nhiều


quan hệ pháp luật, tham gia vào các hoạt động chính trị-pháp lý như bầu cử,


đóng góp ý kiến vào các dự án luật, khiếu kiện, tố cáo... bị tác động bởi các
hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật của nhà nước, của tập thể xã hội...

Sự tác động ảnh hưởng qua lại phức tạp của nhiều mức độ, nhiêu hình thức
thong tin pháp luật nêu trên giúp cho mỗi người có trình độ hiểu biết nhất định

vẻ pháp luật, chủ yếu là ở mức độ kinh nghiệm, thông thường. Những hiểu
biết thông thường, phố biến về pháp luật giúp cho con người xử lý nhanh
nhậy, kịp thời, có hành vi phù hợp với những đòi hỏi của những quy định
pháp luật ở mức chung nhất. Mỗi cá nhân, mỗi tập thể tuỳ theo vị trí xã hội và

điều kiện cơng tác, có những u cầu hiểu biết pháp luật ở mức thông thường
khác nhau. Ở một con người cụ thể, trong lĩnh vực pháp luật này có thể có
mức độ hiểu biết lý luận, nhưng ở lĩnh vực pháp luật khác lại chỉ có sự hiểu
biết ở mức độ thông thường. Ÿ thức pháp luật thông thường làm phong phú ý
thức pháp luật lý luận, là điều kiện, môi trường cho sự phát triển ý thức pháp
luật lý luận.

|

Ý thức pháp luật lý luận là mức độ nhận thức pháp luật sâu sắc, có hệ
thống. vạch ra được bản chất các hiện tượng pháp luật xã hội. Nhận thức lý

luận thể hiện trình độ ý thức cao, đó là những tư tưởng pháp luật có cơ so ly
luận và cơ sở thực tiễn. Mức độ nhận thức lý luận thường có ở những người
chun làm cơng tác nghiên cứu khoa học, những chuyên gia Ở các lĩnh vực
pháp lý, những người làm công tác lãnh dạo, quản lý nhà nước... Một người
có thể hiểu biết pháp luật ở mức độ lý luận một hay nhiều lĩnh vực pháp lý.

Có được mức độ nhận thức lý luận, ngồi những điều kiện giáo dục chung như

đối với ý thức pháp luật thông thường, con người phải qua quá trinh học tập,
đào tạo có hệ thống, phải có q trình hoạt động lý luận (hoạt động tư duy với

phương pháp khoa học) và công tác thực tiễn nhất định. Ý thức pháp luật lý

luận là yếu tố quyết định tốc độ, phương hướng phát triển của ý thức pháp


×