Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tổ chức và hoạt động ủy ban nhân dân quận, phường tại thành phố hồ chí minh thực trạng và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
-----------***------------

NGUYỄN THU HÀ
MSSV: 1953801014048

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN THỊ THU HÀ

TP.HCM - Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài “Tổ chức và
hoạt động Uỷ ban nhân dân quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng
và kiến nghị” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
ThS. Trần Thị Thu Hà. Khóa luận có sử dụng, trích dẫn ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác.
Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Khóa luận là hồn tồn khách quan, trung
thực.
Tác giả

Nguyễn Thu Hà



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ................................................................................................................. 6
1.1

Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận,

phường tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 6
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại
Sài Gịn trước khi Pháp đơ hộ .............................................................................. 6
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận, phường Sài
Gòn dưới thời thống trị của thực dân Pháp từ 1858 - 1945.................................. 7
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận, phường Sài
Gòn dưới thời “Việt Nam cộng hòa” từ 1955 - 1975 ......................................... 10
1.2 Khái niệm, đặc điểm tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận,
phường tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 14
1.2.1 Khái niệm về chính quyền địa phương quận, phường .......................... 14
1.2.2 Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại
Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 16
1.3 Mơ hình tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường của
một số nước trên thế giới..................................................................................... 20
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN
NHÂN DÂN QUẬN, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 29
2.1 Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 29

2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Uỷ
ban nhân dân quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................... 29
2.1.1.1 Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001) .............................................................................. 29
2.1.1.2 Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Nghị quyết số 26/2008/QH12 về
thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường .... 37


2.1.1.3 Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Hiến pháp 2013 và pháp luật về
tổ chức chính quyền địa phương hiện hành........................................................ 47
2.1.2 Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................ 50
2.2 Một số kiến nghị nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân
dân quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 65
2.2.1 Kiến nghị về pháp luật nhằm hoàn thiện tổ chức của Uỷ ban nhân dân
quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 65
2.2.2 Kiến nghị về pháp luật nhằm hoàn thiện hoạt động của Uỷ ban nhân dân
quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Uỷ ban nhân dân quận, Uỷ ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước

ở địa phương có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ quản lý địa phương về tài
chính, xã hội, văn hóa, thể thao, giáo dục, an ninh, trật tự, lao động xã hội, y tế, bảo vệ
môi trường và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật đồng thời có nhiệm vụ cụ
thể trong việc tổ chức, quản lý các công tác quản lý địa phương, thực hiện các chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ và các thủ tục hành chính, là cầu nối giữa nhà nước với các tổ chức
và cá nhân trong xã hội, là cơ quan đại diện cho nhà nước, để thực thi quyền lực nhà
nước, triển khai chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
nhà nước. Chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp và pháp luật, các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên. Do đó, vai trị của Uỷ ban nhân dân quận, Uỷ ban nhân dân phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh là quan trọng đối với sự phát triển bền vững, góp phần bảo
đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương
đến địa phương.
Trong bối cảnh hiện nay, đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn, hệ
thống đô thị quốc gia phát triển nhanh, các đơ thị ngày càng được mở rộng, đóng vai trị
là trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở các cấp độ khác nhau. Q
trình này diễn ra đồng thời với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thể chế kinh tế - chính
trị và hiện đại hóa về nhiều mặt dẫn đến sự điều chỉnh không theo kịp yêu cầu thực tiễn,
nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà
nước trên địa bàn đô thị cũng như đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng mơ hình tổ chức và
hoạt động của chính quyền đơ thị.
Ngày 19/6/2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội Khóa
XIII, Kỳ họp thứ 9 thơng qua đã chấm dứt các hoạt động thí điểm khơng tổ chức Hội đồng
nhân dân ở các đơn vi ̣huyện,̣ quận và phường, tổ chức và hoạt động của các cơ quan
chính quyền địa phương cơ bản trở lại đúng với mơ hình của Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 tuy có
những điểm mới bước đầu về tổ chức chính quyền địa phương có tính đến đặc điểm nông
thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, nhưng cũng chưa thể hiện
được cải cách thật sự mạnh mẽ. Về cơ bản, tổ chức các cấp chính quyền địa phương vẫn
như trước đây, vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc quyết định, nhiều quy trình, thủ tục hành
chính. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2021, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện Nghị



2

quyết 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đơ thị và Nghị định
33/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết
131/2020/QH14 và một trong những nội dung trọng tâm của chính quyền đơ thị Thành
phố Hồ Chí Minh là khơng tổ chức Hội đồng nhân dân tại 16 quận và 249 phường. Các
Văn phòng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận, phường đổi tên thành Văn phòng
Uỷ ban nhân dân hiện tại đang được thực hiện với quyết tâm cao độ để triển khai đúng
kế hoạch và hiệu quả chính quyền đơ thị mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Thành phố
vẫn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tổ chức chính quyền đơ thị theo Nghị quyết
131/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị định 33/2021/NĐ-CP của Chính phủ nhưng để
đánh giá cuối cùng về hiệu quả của Nghị quyết này cần phải dựa trên thực tiễn tại các
địa phương.
Với mục đích nghiên cứu, tìm ra những hạn chế trong cơ cấu tổ chức và hoạt động
của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình thực
hiện Nghị quyết 131/2020/QH14 của Quốc hội để từ đó kiện toàn tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động của Uỷ ban trên phạm vi cả nước nói chung và tại Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng, chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Uỷ
ban nhân dân quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và kiến nghị”
làm khố luận tốt nghiệp cử nhân luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Kết quả của các cơng trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung tại những giai
đoạn, thời điểm nhất định. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết 131/2020/QH14 ra đời được
coi là bước đầu đáp ứng được mong đợi của chính quyền, người dân thành phố về một
sự chuyển đổi để tinh giảm cơ quan đại diện sẽ đảm bảo cho bộ máy hành chính nhà
nước thơng suốt hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt
hơn, nhân dân được tiếp xúc trực tiếp với chính quyền. Đây có thể được xem là dấu ấn

ban đầu về thể chế cho thấy có sự chuyển biến trong quan điểm về mối quan hệ trung
ương - địa phương theo hướng mở hơn so với trước đây. Mặt khác, do những thay đổi
nhất định về điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, nhiệm vụ về hội nhập quốc tế đang
diễn ra mạnh mẽ. Từ đó, những vấn đề phát sinh, đã làm xuất hiện các yêu cầu, đòi hỏi
phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước, trong đó có chính quyền địa phương
ở đô thị, nhất là Uỷ ban nhân dân quận, phường. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu bao quát, đầy đủ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường


3

hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, khố luận của tác giả là cơng trình đầu
tiên nghiên cứu về vấn đề này.
Trong đó có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ bảo vệ tại Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh và Học viện Khoa học xã hội trong những năm gần đây như: Lê Thị Mận
(2006), Đổi mới tổ chức chính quyền phường trong mơ hình chính quyền đơ thị tại Thành
phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Mai (2018), Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
cấp xã từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh; Hồng Thu Trang (2014), Đổi mới tổ chức
và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay; Lê Thị Minh Long
(2013), Pháp luật về sự hình thành, thay đổi và phát triển tổ chức chính quyền phường
tại thành phố Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh,... Bên cạnh đó các bài viết, hội thảo
nghiên cứu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường như:
Lương Thanh Cường, Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý hành chính nhà nước của
Uỷ ban nhân dân phường trong điều kiện khơng tổ chức Hội đồng nhân dân phường,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 7/2010; Lưu Tiến Minh, Về tổ chức chính quyền tại các
thành phố trực thuộc trung ương, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 234, 9/2011; Vũ Thy
Huệ, Việc thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường, Trang thông
tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung Ương; Trương Đắc Linh (2005), “Chính quyền
địa phương ở Việt Nam: Q trình hình thành, phát triển và vấn đề đổi mới”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, 9/2005; Hội thảo khoa học Xây dựng chính quyền đơ thị Thành

phố Hồ Chí Minh - Một số yêu cầu cấp thiết của cuộc sống 2006, Viện nghiên cứu xã
hội - Viện kinh tế Sở nội vụ - Ban tư tưởng văn hóa,...
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận, thực trạng về tổ
chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực
tiễn thi hành pháp luật về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: khóa luận chủ yếu phân tích, đánh giá các quy định về tổ chức
và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường theo quy định của Hiến pháp 2013,
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Nghị quyết 131/2020/QH14, Nghị định
33/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn; đồng thời so sánh, đánh giá những điểm mới
của Nghị quyết 131/2020/QH14, Nghị định 33/2021/NĐ-CP với Luật tổ chức chính


4

quyền địa phương 2015 về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Những số liệu, vụ việc thực tiễn được tập trung khai thác, phân
tích, xử lý trong q trình thực hiện khóa luận được giới hạn chủ yếu từ ngày Nghị quyết
131/2020/QH14 được thi hành cho tới hiện tại liên quan đến tổ chức và hoạt động của
Uỷ ban nhân dân quận, phường Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Phạm vi không gian: việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân

quận, phường được giới hạn nghiên cứu thực tiễn tại địa phương là Thành phố Hồ Chí
Minh. Một vài số liệu, vụ việc thực tiễn trong phạm vi cả nước cũng được tác giả sử
dụng để đánh giá.

4. Phương pháp nghiên cứu
-

Cơ sở phương pháp luận: khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

-

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích: Phân tích đặc điểm chính quyền đơ thị của một số thành

phố lớn trên thế giới như Bắc Kinh (Trung Quốc), New York (Hoa Kỳ), Seoul (Hàn
Quốc) từ đó đưa ra được nhận xét chung về xu hướng tổ chức và hoạt động của cơ quan
hành chính địa phương của những thành phố phát triển mạnh nhằm rút ra một số kinh
nghiệm đổi mới đối với mơ hình tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu về quy định của pháp luật
và thực trạng của chính quyền địa phương quận, phường đang diễn ra trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh để tổng hợp lại, nhận thức được đầy đủ, đúng đắn từ đó đánh giá được
những ưu điểm, hạn chế cũng như đưa ra kiến nghị nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động
của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp so sánh: So sánh đặc điểm của chính quyền đơ thị và chính quyền
nơng thơn để có thể hiểu và đánh giá sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động của hai
chính quyền này. Khi đặc điểm chính quyền đơ thị là tổ chức và quản lý một khu vực đô
thị với dân số đông, hạ tầng phát triển và đa dạng hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa cịn
đặc điểm chính quyền nơng thơn là tổ chức và quản lý một khu vực nông thôn với dân
số thưa thớt và hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn. Từ đó cần có những đề
xuất cho việc tổ chức mơ hình chính quyền quận, phường ở đơ thị lớn như Thành phố
Hồ Chí Minh.



5

Phương pháp thống kê: Tìm hiểu các báo cáo và thơng tin liên quan đến tình
trạng giảm nhân sự cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân quận, phường Thành phố Hồ
Chí Minh sau khi thực hiện Nghị quyết 131/2020/QH14 và mật độ dân cư sinh sống tại
quận, phường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần làm rõ những vấn đề về lý
luận, pháp lý về thực trạng tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, Uỷ ban nhân
dân phường nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Cơng trình cịn có giá trị
tham khảo cho những người học khi nghiên cứu về chính quyền địa phương nói chung
và chính quyền đơ thị nói riêng.
6. Cơ cấu của Khóa luận
Ngồi Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận
này có phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân
dân quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân quận, phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị


6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
1.1
Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận,
phường tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại Sài
Gịn trước khi Pháp đơ hộ
Trong thời kỳ quân chủ sự phân biệt giữa đô thị và nông thơn chưa được định
hình rõ ràng. Chỉ có sự phân biệt tỉnh to và tỉnh nhỏ và nông thôn được xem là trung tâm
sản xuất và kinh tế chính của đất nước. Tuy nhiên, vào thế kỷ XVI, chứng kiến sự xuất
hiện và phát triển của các thành phố, đặc biệt là Hà Nội và Huế, do sự giao thương với
các nước và sự phát triển của thương mại. Những thành phố này đã trở thành trung tâm
của các hoạt động thương mại, cơng nghiệp và văn hóa. Đặc biệt, ở Đàng Ngồi có Phố
Hiến, ở Đàng Trong có Phố Hội xuất hiện và trở thành những trung tâm thương mại quan
trọng của khu vực, với những tính chất đặc trưng của đơ thị.
Thành phố như một loại hình đơ thị, đã được hình thành và phát triển từ những
nền văn hố khác nhau trên thế giới, và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử và phát
triển của các quốc gia. Cho đến khi bước vào thế kỷ XVII, vùng đất Sài Gịn có vị trí địa
lý thuận lợi nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam qua Campuchia
và Xiêm, nơi đây đã trở thành điểm dừng chân của các tàu thương nhân mặc dù vẫn chưa
được khai thác và phát triển, chỉ là một vùng đất rừng rậm hoang vắng. Những người
Việt định cư đầu tiên đã đến đây để khai thác và khai thác tài nguyên, tạo nên một nền
kinh tế nhỏ. Sau đó, vào năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được phong tước Tổng trấn Nam
Kỳ và được phái xuống miền Nam lập phủ Gia Định. Đây là mốc thời gian thành lập của
Sài Gòn1. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn
Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long (Biên Hồ, Bà Rịa), Tân
Bình (từ sơng Sài Gịn về phía Tây Nam đến sông Cửu Long, tuỳ vào khả năng khai khẩn
mà định thêm: phần lớn Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Tiền
Giang)2, Sài Gòn bấy giờ là lỵ sở của dinh Phiên Trấn, nơi làm việc của quan Trấn Phủ

1

Trần Văn Giàu (2021), Địa chí văn hố Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, (lịch sử), NXB tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 324.


2

Sơn Nam (1998), Sài Gòn xưa, NXB Trẻ, tr. 91.


7

và chưa được xem là đơn vị hành chính độc lập nhưng đã phát triển thành trung tâm
thương mại lớn.
Năm 1772 được nhận xét là mốc thời gian quan trọng trong lịch sử Sài Gòn khi
kinh tế của thành phố phát triển vượt bậc. Đặc biệt, việc “gạo trở thành hàng hóa”3 của
khu vực đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Sài Gịn. Từ đó, Sài Gịn không
chỉ là một địa phương quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, mà còn trở thành một trung
tâm kinh tế đáng kể về mặt giao thương buôn bán. Vào những năm tiếp theo, Gia Định
Kinh là tên gọi mới của thành phố Sài Gòn sau khi Nguyễn Ánh tái chiếm thành phố vào
cuối năm 1788. Khi đó, ơng đã đổi tên thành phố từ Gia Định thành Gia Định Kinh, để
thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của thành phố trong việc điều hành chính quyền và kinh
tế trong vương triều Nguyễn. Vào những năm tiếp theo, Gia Định Kinh là tên gọi mới
của thành phố Sài Gòn sau khi Nguyễn Ánh tái chiếm thành phố vào cuối năm 1788.
Các chúa Nguyễn đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của vùng đất này và đã sử dụng nó
như một cơ hội để tạo nên Sài Gòn - Gia Định thành một vùng đất nền tảng, cơ sở cho
việc thiết lập vương triều của mình. Với sự phát triển của kinh tế và giao thương bn
bán, Sài Gịn trở thành một điểm giao lưu văn hoá và cũng là nơi tiếp nhận khoa học kỹ
thuật, giáo dục kiểu phương Tây sớm nhất cả nước. Tuy nhiên, với những lợi thế kinh tế
và vị trí địa lý thuận lợi của Sài Gịn, nó đã trở thành mục tiêu của các thế lực thực dân
và đế quốc. Pháp và Mỹ đã đều nhắm tới vùng đất Sài Gịn trong chính sách bóc lột cai
trị của họ trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Đến thời nhà Nguyễn (1801 1859), Sài Gịn vẫn chưa có quy chế, ranh giới riêng hay địa phận do luật định. Bộ máy
hành chính Sài Gịn vẫn tổ chức theo quy chế chung như bộ máy chính quyền vùng Nam
Bộ4. Ở địa bàn cấp cơ sở, phường được định hình thành tại các nơi đã đơ thị hóa nhưng
xã, thơn, ấp bấy giờ vẫn là những đơn vị cơ sở chiếm đa số.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận, phường Sài
Gòn dưới thời thống trị của thực dân Pháp từ 1858 - 1945
Sự kiện quân Pháp chiếm đóng Gia Định vào năm 1858 đã mở ra một chương
mới trong lịch sử Sài Gòn. Đây cũng là lúc đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong q trình
đơ thị hóa của vùng đất này. Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859,

3

Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa – Thơng tin, Viện sử học, tr. 216.
Lúc này, bộ máy chính quyền Nam bộ gồm 5 cấp với cơ cấu rất đơn giản: cấp tỉnh có các chức Định Biên tổng
đốc, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh, Đốc học; Cấp phủ có Tri phủ; cấp huyện có Tri huyện, cấp tổng có Cai tổng và

4

cấp xã.


8

người Pháp đã quy hoạch lại Sài Gòn với quy mơ lớn hơn, phục vụ cho mục đích khai
thác thuộc địa. Các cơng trình cơ sở hạ tầng cũng được xây dựng và nâng cấp, góp phần
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thương. Tháng 6 năm 1862, triều
đình nhà Nguyễn ký hiệp ước “Nhâm Tuất”, chấp nhận nhượng lại 3 tỉnh miền đông
Nam Kỳ là Biên Hoà, Gia Định và Định Tường cho Pháp. Việc này đánh dấu sự bị động
và kiểm soát của triều đình nhà Nguyễn trước áp lực của thực dân Pháp, và đồng thời
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp để mở rộng địa bàn chiếm đóng và kiểm sốt. Sự
kiện này đã góp phần đẩy mạnh q trình đơ thị hóa của Sài Gịn, đưa nó trở thành một
trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị trong thời kỳ thuộc địa. Ngày 12/08/1862, Đô đốc
Bonard ban hành quyết định tổ chức nền hành chính tỉnh Gia Định trên cơ sở các đơn vị
hành chính nhà Nguyễn, gồm 3 phủ: Tây Ninh, Tân Bình, Tây An; mỗi phủ đặt một viên

phủ, dưới quyền giám sát thanh tra hành chính người Pháp, mỗi phủ có 3 huyện, mỗi
huyện đặt 1 quan chức bản xứ5. Lúc này, Thành phố Sài Gòn là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định,
đồng thời là phủ lỵ của phủ Tân Bình.
Năm 1865, Thành phố Chợ Lớn được thành lập với địa giới hành chính gần 1000
ha. Điều này cùng với sự lớn mạnh của phố người Hoa đã tạo điều kiện thuận lợi để các
công trình quan trọng của thành phố Sài Gịn được thực hiện nhanh chóng. Vào nửa đầu
thập niên 1870, thành phố Sài Gịn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định và
quản lý được giao cho Ủy ban thành phố gồm 1 Uỷ viên và 12 hội viên.
Nhưng không lâu sau đó, vào ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules
Grévy ký sắc lệnh thành lập Thành phố Sài Gòn và viên Đốc lý (résident-maire) người
Pháp được bổ nhiệm làm người đứng đầu. Từ đó, Sài Gịn trở thành một thành phố độc
lập với quyền tự trị trong phạm vi địa hạt hành chính của mình. Việc này đánh dấu một
bước tiến lớn trong quá trình phát triển của thành phố Sài Gòn trở thành một trung tâm
thương mại, văn hóa và chính trị quan trọng của miền Nam Việt Nam.
Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và văn hoá, đặc biệt là sự tập trung đơng
đảo dân cư, cần có một nền hành chính đô thị riêng biệt để quản lý và phát triển thành
phố. Do đó, ngày 15/12/1877, sắc lệnh được ký để tổ chức lại nền hành chính của thành
phố Sài Gịn. Theo đó, thành phố được thành lập với một Hội đồng thành phố là cơ quan
quyết định và một Thị trưởng, hai Phó Thị trưởng do Tồn quyền Đơng Dương bổ nhiệm
là cơ quan chấp hành. Điều này đánh dấu sự độc lập của thành phố Sài Gòn trong việc
5

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Lịch sử chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (1945 – 2015),

quyển 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 25.


9

quản lý và phát triển nền kinh tế - xã hội, cũng như mở ra một thời kỳ phát triển mới của

thành phố.
Năm 1880, Thống đốc Nam Kỳ ban hành nghị định thành lập Khu Sài Gòn - Chợ
Lớn gồm thành phố Sài Gòn (thành phố cấp I) và thành phố Chợ Lớn (thành phố cấp II)
và vùng phụ cận của hai thành phố này. Thành phố Chợ Lớn đặt dưới sự quản lý của Uỷ
ban thành phố Chợ Lớn gồm 7 thành viên (3 người Pháp, 4 người Việt).
Chức năng của Hội đồng thành phố Sài Gòn và Uỷ ban thành phố Chợ Lớn là vô
cùng quan trọng trong việc quản lý hành chính và phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố. Chúng khơng có nhiều khác biệt về chức năng, đều có trách nhiệm giúp đốc lý hoặc
Chủ tịch thành phố trong việc quản lý hành chính. Hội đồng thành phố và Ủy ban thành
phố đều có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thảo luận, tư vấn và kiến nghị các vấn đề
liên quan đến lợi ích của thành phố, bao gồm thuế, ngân sách, địa giới hành chính, dự
thảo xây dựng, đường sá và các vấn đề khác liên quan đến sự phát triển của thành phố.
Năm 1931, Tổng thống Pháp đã ra sắc lệnh hợp nhất Sài Gòn và Chợ Lớn thành
một đơn vị hành chính tự trị mang tên “Khu Sài Gịn - Chợ Lớn”. Thành lập Khu này
nhằm tăng cường sự quản lý và phát triển kinh tế trong khu vực. Thống đốc Nam Kỳ đã
được giao trách nhiệm giám hộ hành chính cho Khu Sài Gịn - Chợ Lớn. Tuy nhiên,
những xã của người bản xứ vẫn được quản lý trực tiếp bởi Trưởng khu (Chủ tịch Hội
đồng quản trị của khu). Bên cạnh đó, một số quyền hạn của Hội đồng Sài Gòn và Uỷ ban
Chợ Lớn đã được chuyển sang cho Hội đồng quản trị Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, tạo điều
kiện cho việc quản lý và phát triển khu vực này hiệu quả hơn.
Bước vào những năm tiếp theo, Sắc lệnh ngày 27/4/1931 đã chính thức thành lập
Khu Hành chánh tự trị Sài Gòn Chợ Lớn, bao gồm Hội đồng Quản trị và một Quận
trưởng. Cấu trúc quản lý của khu hành chánh này được thiết kế sao cho mỗi thành phố
Sài Gòn và Chợ Lớn đều có một Hội đồng dân cử và một Thị trưởng. Tổ chức này đã
giúp tăng cường quyền lực cho người đứng đầu của Khu Sài Gòn - Chợ Lớn và đồng
thời, tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào quản lý và phát triển khu vực.
Ngày 12 tháng 5 năm 1942, Tồn quyền Đơng Dương ban hành Nghị định chia
“địa phương Sài Gòn Chợ Lớn” thành 18 Hộ. Theo 2 văn bản pháp lý ngày 27/4/1931
và ngày 12/5/1942, tổ chức chính quyền thành phố Sài Gịn - Chợ Lớn chỉ gồm 2 cấp là:
cấp thành phố và cấp Hộ. Dưới thành phố là cấp Hộ. Theo Nghị định ngày 12 tháng 5

năm 1942 của Tồn quyền Đơng Dương, địa phương Sài Gòn Chợ Lớn được chia thành
18 Hộ, mỗi Hộ do một Hộ trưởng điều khiển. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,


10

chính quyền ở Sài Gịn - Chợ Lớn - Gia Định và cả Nam bộ phải trải qua cuộc tái xâm
lược Sài Gòn và Nam bộ bởi thực dân Pháp. Giai đoạn này có một số văn bản quy định
về tổ chức quản lý thành phố như: Nghị định 31 tháng 7 năm 1947, Nghị định ngày 22
tháng 9 năm 1947, Nghị định ngày 26 tháng 9 năm 1947, Nghị định ngày 30 tháng 6
năm 1951,… của Thủ tướng chính phủ Nam Kỳ để quy định thành phố Sài Gòn Chợ Lớn
là Thủ đô của Nam kỳ tự trị, quy định về tổ chức các cơ quan quyết định và cơ quan chấp
hành của đô thành, phân chia và tổ chức các phân hạt lãnh thổ của đô thành… Quốc
trưởng Bảo Đại ban hành: Dụ số 2 ngày 01 tháng 7 năm 1949, Sắc lệnh 104 - NV ngày
27 tháng 12 năm 1952 18 Hộ của Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn trước đây được nhập
lại thành và đổi tên thành Quận.
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận, phường Sài
Gòn dưới thời “Việt Nam cộng hòa” từ 1955 - 1975
Vào tháng 10/1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập và được mệnh danh là
nền “Đệ nhất Cộng hòa”. Sài Gòn, trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của
quốc gia non trẻ này, đã được đổi tên thành “Đô thành Saigon”. Việc thành lập chính
phủ này là một phần trong chiến lược của Mỹ để hình thành một chính phủ đồng minh ở
khu vực Đông Nam Á.
Hiến pháp của Việt Nam Cộng hoà năm 1956 đã chịu ảnh hưởng rõ rệt từ Hiến
pháp của Mỹ. Tổ chức bộ máy nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc phân quyền, với
sự phân chia rõ ràng giữa các cấp độ chính quyền. Tại địa phương, chính quyền được tổ
chức thành phần, tỉnh, đô thành và thành phố, quận, tổng, xã. Đô thành Sài Gòn được
chia thành nhiều quận, đứng đầu là Quận trưởng do Tổng thống bổ nhiệm. Quận, tổng là
đơn vị hành chính nhỏ hơn của tỉnh, với Quận trưởng do Tổng thống bổ nhiệm theo đề
nghị của Tỉnh trưởng.

Năm 1954, sự di dân ồ ạt từ các nơi về Sài Gịn tăng lên nhanh chóng nên hai cấp
chính quyền Quận và Đô thành không thể giải quyết hết những nhu cầu của người dân
như: giấy tờ về nhà đất, hộ tịch, nhất là quản lý dân cư, theo dõi để đàn áp các phần tử
đối lập, lực lượng cách mạng, quần chúng yêu nước. Do vậy, theo chính quyền Sài Gịn
khi đó, việc thành lập thêm một chính quyền cơ sở dưới Quận ở thành phố Sài Gòn là
yêu cầu khách quan, rất cần thiết.6 Tuy nhiên, Điều thứ 24 Sắc lệnh 74 - Thành phố ngày
6

Văn bản số 90 Thành phố/TTK ngày 07 tháng 2 năm 1958 của Tổng thơ ký Phủ tổng thống – (Phông Tổng thống
đệ nhất cộng hòa – Hồ sơ số 21334, Hồ sơ về tổ chức và cải tổ Đơ thành Sài Gịn năm 1954 – 1962 Trung tâm lưu
trữ Quốc gia II).


11

23 tháng 3 năm 1959 đã chính thức quy định tên gọi mới cho đơn vị hành chính cấp dưới
của quận Sài Gịn, đó là "Phường" thay vì "Khu" như trước đây. Quyết định này đã tạo
ra một sự thay đổi quan trọng trong cách thức tổ chức và quản lý các khu vực hành chính
ở thành phố. Quyết định này còn phản ánh sự đổi mới trong cách suy nghĩ và quản lý
của chính quyền địa phương tại Sài Gịn. Bằng cách sử dụng danh xưng "Phường", chính
quyền địa phương đã thể hiện sự tiên tiến và thích ứng với thực tế địa chính, góp phần
nâng cao chất lượng quản lý và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
Như vậy, giai đoạn trước năm 1975, đơn vị hành chính và chính quyền địa phương
quận, phường đã được xác lập ở thành phố Sài Gịn.
1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận, phường Thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay
Sau chiến thắng vĩ đại Mùa Xuân 1975, đất nước Việt Nam đã đạt được sự thống
nhất mong đợi từ lâu. Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định cũng được đổi tên Thành
phố Hồ Chí Minh, để tơn vinh những đóng góp và cống hiến của Bác Hồ vĩ đại cho cuộc
cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, việc đổi tên thành phố chỉ là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng
một xã hội cơng bằng và phát triển bền vững. Thành phố Hồ Chí Minh cần phải bắt tay
vào thực hiện các chiến lược cải cách chính quyền hành chính để đảm bảo sự hiệu quả
và minh bạch của các hoạt động cơ quan hành chính. Để thực hiện chiến lược này, ngày
30/7/1975, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam,
Huỳnh Tấn Phát ký ban hành Quyết định số 15/QĐ-75 thành lập Uỷ ban nhân dân cách
mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định (uỷ ban quân quản) để tiếp quản Thành phố. Thường
vụ Thành Uỷ đã hình thành ranh giới địa lý hành chính Sài Gịn - Gia Định bao gồm tồn
bộ Đơ thành Sài Gịn, tồn bộ tỉnh Gia Định, quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và quận
Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương. Lúc này, cơ cấu chính quyền Sài Gòn - Gia Định gồm


12

các cấp quận, phường, xã, khóm, ấp7. Đến cuối tháng 8/1975, mơ hình chính quyền ba
cấp (thành phố - quận, huyện - phường, xã) được hình thành8.
Với tinh thần xây dựng đất nước mới, cách mạng và dân chủ, chính phủ đã ban
hành Quyết định số 03/QĐ-76 vào ngày 20/1/1976, chấm dứt nhiệm vụ của Ủy ban quân
quản và đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi này. Quyết định này được đưa
ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước và đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc
quản lý và điều hành các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội. Chính phủ nhận thức
được rằng việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ bộ máy quân sự sang bộ máy dân sự là cần
thiết để tạo ra một chính quyền trung ương vững mạnh, cải thiện chất lượng cuộc sống
của nhân dân và đưa đất nước tiến lên phía trước. Ngày 17/7/1977, cuộc bầu cử Hội đồng
nhân dân cấp phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố được tiến hành để hồn thiện
cơ cấu chính quyền ba cấp ở Thành phố.
Trong giai đoạn từ 1986 đến 1994, Thành phố đã thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng theo Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI. Chính quyền Thành
phố Hồ Chí Minh đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức chính quyền cấp phường, xã (từ năm
1989 đến năm 1993) và kiện toàn lại hệ thống sở, ngành thành phố và bộ máy chính

quyền cấp quận, huyện (năm 1994).9 Giai đoạn này, chính quyền địa phương ở quận,
phường đều tổ chức cơ quan hành chính là Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ và chịu trách
nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trong giai đoạn từ 1994 đến 2005, là thời kỳ chính quyền Thành phố Hồ Chí
Minh bắt đầu xây dựng nền hành chính dân chủ vững mạnh và đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, tại kỳ họp thứ 6 của Hội đồng

7

Thành phố được chia thành 21 quận, trong đó có 14 quận nội thành gồm các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,
Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, quận Tân Bình cũ), Bình Hịa (xã Bình Hịa, quận Gò Vấp cũ), Thạnh Mỹ Tây (xã
Thạch Mỹ Tây, quận Gò Vấp cũ) và 7 quận ngoại thành: Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình, Gị Vấp, Hóc
Mơn, Củ Chi (gồm quận Phú Hịa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ). Riêng quận Cần
Giờ và quận Quảng Xuyên sáp nhập thành huyện Duyên Hải (lúc bấy giờ trực thuộc tỉnh Biên Hòa). Cấp phương,
xã, khóm, ấp, “trong thời gian ngắn Thành phố tổ chức xong chính quyền cách mạng ở 91 phường cũ của thành
phố Sài Gịn, 413 thị trấn, 552 khóm, 79 xã và 149 trong số 374 ấp. Xem thêm tại Lịch sử chính quyền Thành phố
Hồ Chí Minh (1945 – 2015), tập II của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
năm 2021, tr 9, 10.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Lịch sử chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (1945 – 2015),
tập II, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr 10.

8

9

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2021), tlđd, tập II, tr. 104.


13


nhân dân Thành phố, Nghị quyết số 03/NQ-HĐ được ban hành về việc thành lập 5 đơn
vị hành chính cấp quận mới10.
Trong giai đoạn từ 2005-2010, chính quyền Thành phố đã đổi mới tổ chức bộ
máy và nâng cao năng lực hoạt động quản lý để điều hành chính quyền nhân dân hiệu
quả hơn.11 Những chính sách này cho phép Thành phố được hưởng một số cơ chế mang
tính đặc thù trong việc phân cấp quản lý. Từ đó, Thành phố có thể tự chủ và tự quyết
định trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực của mình. Đây là một bước tiến lớn trong
việc tăng cường khả năng quản lý của Thành phố và đưa ra những quyết định mang tính
chiến lược hơn. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016, Việt Nam đã chứng kiến
những nỗ lực đáng kể để đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước. Từ Nghị quyết số 17/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X), ngày 01/8/2007, việc thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng
nhân dân huyện, quận, phường đã được đưa ra để giải quyết những vấn đề trong việc tổ
chức và hoạt động của các cơ quan này. Sau đó, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII,
Nghị quyết số 26/2008/QH12 đã được ban hành để thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội
đồng nhân dân huyện, quận, phường. Vào năm 2015, thí điểm đã được triển khai tại 24
quận, huyện và 259 phường, xã. Cùng với đó, thí điểm Bí thư cấp Uỷ đồng thời là Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cũng được đưa ra để thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc
thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021, Luật tổ chức chính quyền địa phương
đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thơng qua, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016.
Quy định chấm dứt việc thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân ở huyện,
quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số
724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 1/1/2016, Hội đồng
nhân dân vẫn được tổ chức tại cấp quận và phường.
Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 131/2020/NQ14 ngày 16/11/2020
với 420/428 đại biểu tán thành (chiếm 87,14%) cho phép Thành phố Hồ Chí Minh được
chính thức thực hiện tổ chức chính quyền đơ thị để bảo đảm tính ổn định, lâu dài. Theo
10


Tại kỳ họp thứ 7, Nghị quyết số 07/NQ-HĐ cũng đã được ban hành, đặt tên cho 5 đơn vị này, gồm quận 7, quận
12, quận 2, quận Thủ Đức và Quận 9. Với sự thay đổi này, tính đến ngày 26/10/1996, Thành phố đã có tổng cộng
22 quận và huyện, bao gồm 17 quận và 5 huyện.
Điều này được thúc đẩy bởi những chính sách hỗ trợ từ cấp trên như Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 18/11/2002
của Bộ Chính trị, Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 và Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004

11

của Chính phủ.


14

Nghị quyết 131/2020/QH14 đã được thông qua dựa trên cơ sở pháp lý và sự đánh giá
khách quan của thực tiễn thì Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khơng tổ chức Hội
đồng nhân dân tại các quận, các phường. Sự thay đổi lớn của nghị quyết đã phân biệt rõ
ràng chính quyền nơng thơn và chính quyền đơ thị và cũng giúp bộ máy chính quyền
quận, phường tinh giảm một số cơ quan đại diện bao hàm, tập trung vào cơ quan hành
chính Uỷ ban nhân dân đảm bảo cho bộ máy hành chính thêm thơng suốt, gần với nhân
dân, hoạt động nhanh gọn, hiệu quả.
Tóm lại, trải qua chiều dài lịch sử hơn 300 năm có thể thấy Thành phố Hồ Chí
Minh có thể hình thành trung tâm kinh tế lớn nhất hiện nay là một quá trình xây dựng,
phát triển lâu đời từng bước đột phá khi ban hành các văn bản cải cách hành chính để
phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý, phát triển của một đơ thị lớn tạo cơ chế chính
sách thích hợp với mục đích thúc đẩy, phát triển nơi đây là trung tâm trọng điểm của
nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong tương lai. Vì vậy, theo đường lối chính sách của Đảng
và nhà nước, phải xây dựng, tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ chế hoạt động của chính quyền
địa phương quận, phường (đặc biệt cơ quan hành chính Uỷ ban nhân dân quận, phường)
phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của một đô thị lớn, đảm bảo phát triển bền vững,
đáp ứng nhu cầu đòi hỏi thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2
Khái niệm, đặc điểm tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận,
phường tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Khái niệm về chính quyền địa phương quận, phường
1.2.1.1 Khái niệm chính quyền đơ thị
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học với 1238 trang và có đến 39.924
mục từ, khơng có mục từ “chính quyền địa phương” hay “chính quyền đơ thị” mà chỉ có
mục từ “chính quyền” được giải thích theo hai nghĩa: 1 Quyền điều khiển bộ máy nhà
nước. Nắm chính quyền. Chính quyền trong tay nhân dân. 2 Bộ máy điều khiển, quản lý
công việc của nhà nước, chính quyền dân chủ, Các cấp chính quyền12.

12

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học, (Hồng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2003, trang

163).


15

Cịn “Đơ thị” là một danh từ kép do 2 đơn từ hợp lại: Đô và Thị. “Đô” theo định
nghĩa là kinh đô, là kẻ chợ13. “Thị” là chợ, nơi để mua bán. Do đó, 2 từ này ghép lại
thành từ ghép có ý nghĩa rộng hơn cả kinh đơ và chợ. Từ điển Bách khoa Việt Nam định
nghĩa từ kép này như sau: đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập
trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị được phân biệt
các chức năng kinh tế xã hội như: đơ thị cơng nghiệp, đơ thị hành chính, đơ thị du lịch,
đô thị cảnh quan,… đồng thời được phân loại theo quy mơ số dân.
Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể khái niệm “chính
quyền đơ thị” ở Việt Nam. Chính quyền đơ thị chỉ là một khái niệm do thực tế của một

loại cấp hành chính tạo nên cịn trong pháp lý chỉ có khái niệm: chính quyền trung ương,
tỉnh, huyện, xã. Vì chính quyền này phải quản lý một cấp hành chính mang tính chất đơ
thị, nên mới phát sinh khái niệm “chính quyền đơ thị”, mới có u cầu cấp thiết tìm cách
xây dựng chính quyền đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ đời sống cộng đồng
dân cư đơ thị đang ngày càng phát triển14.
Khái niệm chính quyền quận, chính quyền phường
Theo nghĩa từ điển Hán Việt, “quận” nói tắt là “quận cơng”, khu vực hành
chính dưới thời phong kiến Trung Quốc đô hộ như: “quận huyện” quận và huyện, hai
đơn vị hành chính trong nước, cũng để chỉ chung lãnh thổ đất nước15. Như vậy, từ nghĩa
gốc, “quận” và “phường” là khái niệm dùng để chỉ một khu vực hành chính, một đơn vị
dân cư trong thành phố16.
“Chính quyền” là “Bộ máy điều khiển, quản lý cơng việc của nhà nước”17- thuật
ngữ “chính quyền quận” được hiểu là hệ thống các cơ quan nắm quyền lực chính trị,

13

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2003, trang 332)
cũng là kinh đô; Từ điển Hán Việt (Đào Duy Anh, NXB Văn hóa thơng tin, trang 238) “Đơ” là chỗ chính phủ trung
ương ở.
14
Nguyễn Đình Tư. Khái niệm chính quyền đơ thị. Hội thảo khoa học Xây dựng chính quyền đơ thị Thành phố Hồ
Chí Minh – Một yêu cầu cấp thiết của cuộc sống 2006, Viện nghiên cứu xã hội – Viện kinh tế Sở nội vụ - Ban tư
tưởng văn hóa, tr. 67.
15
Trong từ điển Thiều Chửu khái niệm “quận” được hiểu một tên riêng để gọi khu đất đã chia giới hạn. Như nước
ta ngày xưa chia làm 12 quận. Còn “phường” theo nghĩa Hán Việt, được ghép bởi hai chữ “thổ” và “phương”.
“Thổ” có nghĩa là đất đai, ranh giới. Cịn “phường” tức là một khu đất vng hay khu đất hình chữ nhật được hoạch
định.
Lý Lạc Nghị, tìm về cội nguồn chữ Hán, NXB Thế giới, tr.159 và Bửu Kế, Từ điển Hán Việt từ ngun, NXB
Thuận Hóa, 1999.


16

17

Viện ngơn ngữ học, Từ điển tiếng Việt phổ thơng, NXB thành phố.Hồ Chí Minh, tr. 149.


16

quyền lực nhà nước trên địa bàn quận và hệ thống cơ quan đó được cấu thành bởi thiết
chế Uỷ ban nhân dân, cịn “chính quyền phường” là hệ thống cơ quan nắm quyền lực
chính trị, quyền lực nhà nước trên địa bàn phường đó là Uỷ ban nhân dân phường18.
1.2.2 Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại Thành
phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, từng là
nơi chứng kiến sự khởi đầu của những cách mạng lớn của đất nước. Trải qua những biến
động lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu để trở thành trung tâm
kinh tế xã hội của cả nước.
Từ khi đất nước giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh đã được chính quyền xây
dựng và phát triển với tốc độ nhanh chóng.Với các chính sách kinh tế mở cửa, dẫn đến
thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này giúp cho Thành phố Hồ
Chí Minh phát triển đột phá từ một thành phố trở thành một thành phố nhất cả nước. Với
các cơ quan chính quyền được thành lập chặt chẽ, các chính sách quản lý đất đai, xây
dựng và quản lý tài nguyên được triển khai hiệu quả. Như vậy, có thể thấy trong q
trình phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh mang những đặc trưng của đơ thị.
 Thứ nhất, về vị trí, vai trị: đơ thị là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn
hóa, khoa học, công nghệ của một địa phương, vùng, miền, của cả nước, làm động lực
cho sự phát triển đối với địa phương, vùng, miền đó hoặc cả nước. Cịn ở nơng thơn chưa
phát triển về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, phụ thuộc vào những khu vực đô thị

lân cận.
 Thứ hai, về dân cư: đô thị là nơi tập trung dân cư, mật độ dân số cao, gồm nhiều
thành phần sống đan xen có lối sống khác nhau, tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội
đa dạng nên việc quản lý dân cư đô thị có nhiều phức tạp; đời sống cư dân đơ thị vốn chỉ
phụ thuộc vào việc làm và thu nhập của bản thân. Từ những yếu tố đó, vấn đề an ninh
quốc phịng tại đơ thị cũng cần được chú trọng hơn địa bàn nông thôn19. Ở đô thị, những
cơ chế kiểm sốt xã hội chính thức (pháp luật) đóng vai trị quan trọng; những cơ chế
khơng chính thức (đạo đức, tập quán, quy tắc cộng đồng) không phát huy vai trị cao như

18

Theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 thì chính quyền địa phương ở quận tại thành phố là Ủy ban nhân dân quận,
chính quyền địa phương ở phường tại thành phố là Ủy ban nhân dân phường.
19
Phạm Văn Đạt, Đổi mới tổ chức chính quyền đơ thị ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã
hội, Bản tóm tắt, 2012, tr. 10.


17

ở nơng thơn20. Trong khi đó, dân cư nơng thơn gắn kết cộng đồng theo làng, xã, thơn,
xóm, bản, ấp, dịng họ có những hương ước và phong tục, tập quán riêng mang nhiều
tính tự quản; đời sống cư dân nơng thơn phụ thuộc vào nhau, gắn bó và ràng buộc với
cộng đồng.
 Thứ ba, về kinh tế - xã hội: ở khu vực nội thành, nội thị (khu vực nội thành của
thành phố trực thuộc Trung ương là các quận, dưới quận là các phường, các đơn vị hành
chính còn lại của thành phố trực thuộc Trung ương là khu vực ngoại thành; khu vực nội
thành của thành phố thuộc tỉnh là các phường, các xã của thành phố thuộc tỉnh là khu
vực ngoại thành; khu vực nội thị của thị xã là các phường, các xã thuộc thị xã là khu vực
ngoại thị) chủ yếu là phi nông nghiệp, đa ngành, đa lĩnh vực, có tốc độ phát triển cao, là

địa bàn hoạt động của các loại thị trường, là nơi hội tụ và trao đổi thông tin, nơi dễ nảy
sinh các tệ nạn xã hội và các hiện tượng làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn
xã hội. Trong khi đó, ở nơng thôn chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh
tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ và thông tin chưa phát triển mạnh.
 Thứ tư, về cơ sở hạ tầng: ở khu vực nội thành, nội thị là một chỉnh thể liên hoàn,
gắn kết với nhau trên phạm vi tồn đơ thị, khơng thể chia cắt theo địa bàn; các cơng trình
kinh tế, văn hóa, xã hội chỉ có thể được xây dựng theo quy hoạch chung của đơ thị, địi
hỏi quản lý tập trung, thống nhất theo ngành là chủ yếu. Trong khi đó, ở nơng thơn, cơ
sở hạ tầng cịn đơn giản, chưa liên hồn và chưa đồng bộ, khơng có tính tập trung cao
như ở đơ thị, địi hỏi quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu.
 Thứ năm, về địa giới hành chính: cơ sở hạ tầng ở đô thị là một chỉnh thể thống
nhất nên việc phân chia địa giới hành chính trong khu vực nội thành, nội thị chỉ có ý
nghĩa là khu vực hành chính, mang tính chất quản lý hành chính là chủ yếu. Để quản lý
hiệu quả các lãnh thổ đơ thị cần có chế độ quản lý thích hợp, chế độ quản lý địa phương
giành riêng cho đô thị được gọi là chế độ tự quản đô thị mà trong các tài liệu, sách báo
hiện nay thường gọi là chính quyền đơ thị. Trong khi đó, ở nơng thơn, việc phân chia địa
giới hành chính gắn với các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong phạm vi địa bàn lãnh
thổ đó.
 Thứ sáu, về quản lý: ở đô thị, việc quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an tồn
xã hội giao thơng, điện, nước, nhà ở, xây dựng, môi trường là vấn đề bức xúc hàng ngày

20

Trịnh Duy Luân, Giáo trình xã hội học đô thị, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, H.2009.


18

và đa dạng, phức tạp hơn nhiều so với quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực này ở nông
thôn.

Những đặc thù chủ yếu của đô thị nêu trên địi hỏi tổ chức bộ máy chính quyền
địa phương ở quận, phường là Uỷ ban nhân dân quận, phường phải cũng có đặc thù riêng
để đảm bảo cho việc quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công ở đơ thị được thực hiện
tập trung, cần có sự liên thông, thống nhất chứ không chia cắt khúc, do sự liên thông
đồng bộ của cơ sở hạ tầng đô thị, sự lưu thông liên tục trong cư dân đô thị, nhanh nhạy,
giảm thiểu các tầng nấc, trung gian và thực sự có hiệu lực, hiệu quả để phát huy thế
mạnh, tiềm năng, tạo động lực phát triển.
Từ một số đặc trưng của đơ thị và nơng thơn ta có thể nhận thấy tổ chức và hoạt
động của Uỷ ban nhân dân quận, phường tại chính quyền đơ thị tại Thành phố Hồ Chí
Minh có những đặc điểm như sau:
 Thứ nhất, bộ máy chính quyền tinh gọn, tính tập trung cao, ít khâu trung gian,
bảo đảm tính thơng suốt.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Hệ
thống đô thị thành phố phát triển nhanh. Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị loại đặc biệt,
có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục,
đào tạo, khoa học cơng nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế đặc điểm của bộ máy
chính quyền đơ thị là phải linh hoạt, kịp thời giải quyết các yêu cầu phát sinh của người
dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Việc để tồn tại nhiều quy trình, nhiều thủ
tục hành chính, các khâu trung gian khơng cần thiết trong bộ máy chính quyền địa
phương dẫn đến bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả thấp, gây
khó khăn, ách tắc cho quản lý điều hành công việc của các cơ quan nhà nước, tạo ra một
rào cản hữu hình gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi chúng ta đang
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế
quốc tế. Do đó, cơ quan hành chính quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh được thiết
kế tinh gọn và bảo đảm thông suốt để thực hiện chức năng quản lý hành chính trên địa
bàn đơ thị.


Thứ hai, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, các lãnh thổ đô thị với những đặc trưng thuộc về


đô thị như yếu tố địa lý, dân cư, nghề nghiệp và đặc biệt khác với các lãnh thổ nông thôn
ở sự không đồng nhất về văn hóa. Để tạo sự đồng nhất, để hình thành một trật tự đơ thị
thì địi hỏi đơ thị đó phải có một chính sách quản lý có tính tự chủ cao của riêng đơ thị,


19

được hình thành từ ý chí cộng đồng đơ thị - đó là thể chế tự quản đơ thị21. Nếu khơng
phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Uỷ ban nhân dân quận, phường sẽ cũng
gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong việc xác định giới hạn, phạm vi quyền lực nhà nước
mà mình thực hiện, khơng dám tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền
lực nhà nước mà luôn trong tâm thế chờ hướng dẫn, chỉ đạo từ Chính phủ và các bộ,
ngành trung ương.
Do đó, việc nâng cao tính tự quản, tự chủ trong hoạt động của chính quyền địa
phương ở quận, phường tại địa bàn là Uỷ ban nhân dân quận, phường cũng góp phần
giảm gánh nặng cho chính quyền thành phố đơ thị và chính quyền Trung ương. Tính tự
chủ cũng giúp cho chính quyền địa phương quận, phường có thể đưa ra các quyết định
và chính sách phù hợp với tình hình và nhu cầu cụ thể của địa phương mà không phải
chờ đợi sự chỉ đạo từ cấp trên. Điều này giúp cho quá trình phát triển địa phương diễn ra
nhanh chóng và hiệu quả hơn, có thể tận dụng tối đa các nguồn nhân lực của Uỷ ban
nhân dân quận, phường, từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Uỷ
ban nhân dân quận, phường chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám làm,
dám chịu trách nhiệm.
 Thứ ba, đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Về lý thuyết, mô hình chính quyền đơ thị phải: Đề cao thẩm quyền, trách nhiệm
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương; đề cao trách nhiệm cá nhân trên cơ sở phân định rõ ràng trách nhiệm
cá nhân và tập thể trong tổ chức và hoạt động của chính quyền đơ thị. Chế độ thủ trưởng
có ưu thế là ra quyết định nhanh, bảo đảm tính kịp thời của hoạt động quản lý nhà nước,

trách nhiệm đối với quyết định đã ban hành rõ ràng. Do vậy, chế độ này rất phù hợp với
Uỷ ban nhân dân quận, phường trong bối cảnh Uỷ ban nhân dân quận, phường phải giải
quyết những công việc phát sinh thường xuyên, liên tục và việc giải quyết những cơng
việc này địi hỏi tính nhanh nhạy và kịp thời.
Những đặc điểm về cơ chế quản lý, phương thức hoạt động và đội ngũ công chức
Uỷ ban nhân dân quận, phường theo mơ hình chính quyền đô thị đã và đang mang lại
hiệu quả bước đầu trong điều hành, quản lý, thực thi nhiệm vụ phục vụ người dân và
doanh nghiệp, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính khi mà khối lượng dịch vụ
21

Nguyễn Thị Thiện Trí, Nguyễn Hồng Anh. Cơ sở khoa học về tổ chức chính quyền đơ thị và tham chiếu cho tổ
chức chính quyền đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo Khoa học cấp Trường - Pháp luật về tổ chức chính
quyền đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh. Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


20

cơng ở đơ thị lớn, nhịp sống nhanh địi hỏi chính quyền cần phải có biện pháp quản trị
hiện đại để đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ công cho dân cư đơ thị.


Thứ tư, có cơ chế quản lý đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ

Đô thị là nơi tập trung đông dân cư và các hoạt động xã hội, kinh tế diễn ra mạnh
mẽ vì để đảm bảo sự phát triển và hoạt động ổn định của đơ thị, cần có một cơ quan
chuyên trách quản lý đô thị bao gồm việc xây dựng và duy trì hạ tầng đơ thị. Về lĩnh vực
khoa học cơng nghệ cũng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của một đơ thị vì
việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến và đổi mới khoa học trong các lĩnh vực khác nhau
giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế. Do đó, các phịng ban chun trách thuộc Uỷ ban nhân dân

quận, phường được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu này. Uỷ ban đảm bảo việc xây
dựng, quy hoạch, phát triển hạ tầng, quản lý môi trường, an ninh, trật tự công cộng, khoa
học và công nghệ và các vấn đề khác liên quan đến đơ thị.
1.3
Mơ hình tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường của một
số nước trên thế giới
1.3.1 Mơ hình tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, phường ở Mỹ
New York là một trong những thành phố đơng dân nhất trên thế giới, với vai trị
là trung tâm của Vùng đơ thị New York, nơi có 8,468 triệu dân sinh sống (2021). Điều
này cho thấy tầm quan trọng của thành phố này trong việc phát triển kinh tế và văn hóa.
Với vai trị là một thành phố tồn cầu tiên phong, New York có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ
đối với thương mại, tài chính kinh tế và văn hóa tồn cầu, và sự hiện diện của nó trong
các vấn đề quốc tế là cực kỳ quan trọng.
Mỹ là một quốc gia có hệ thống chính trị phân quyền giữa liên bang và các tiểu
bang, do đó chính quyền đơ thị ở Mỹ do các tiểu bang tự quyết định và đóng vai trị quan
trọng trong hệ thống chính trị vì nó thực hiện những nhiệm vụ thiết yếu trong việc quản
lý và cung cấp các dịch vụ xã hội. Do mức độ đơ thị hóa cao, nên chính quyền đơ thị
được coi là hình thức chính quyền địa phương quan trọng nhất22.
Kể từ khi mở rộng vào năm 1898, Thành phố New York luôn là một khu tự quản
vùng đơ thị (metropolitan municipality) có một thể chế chính quyền “Thị trưởng - Hội
đồng” mạnh. Theo Hiến chương thành phố, đứng đầu bộ máy chính quyền thành phố là
22

Dương Thị Ngọc Thương, Nguyễn Việt Anh Lân. Mô hình chính quyền đơ thị ở các quốc gia hệ thống thơng
luật và kinh nghiệm cho việc tổ chức chính quyền đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo Khoa học cấp Trường
- Pháp luật về tổ chức chính quyền đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh. Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


21


Thị trưởng, do dân bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thơng đầu phiếu và là người chịu
trách nhiệm chính đối với các hoạt động hành pháp của chính quyền thành phố. Tại các
quận của thành phố New York, cơ quan đại diện tại địa phương của thành phố là Hội
đồng khu dân cư gồm tối đa là 50 uỷ viên. Quận trưởng do người dân trong quận trực
tiếp bầu ra và có trách nhiệm tư vấn cho Thị trưởng về những vấn đề có liên quan đến
quận mình phụ trách (như vấn đề sử dụng đất, nhu cầu ngân sách hàng năm, chỉ định Hội
đồng khu dân cư và người đứng đầu các ban của quận).
Về mặt tổ chức, Ủy ban dân cư bầu ra một Chủ tịch - chủ yếu làm nhiệm vụ đại
diện và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban dân cư. Các thành viên của Ủy ban dân cư làm
việc không chuyên trách và không được hưởng thù lao (được chi trả các chi phí phát sinh
trong việc đi lại, tham gia họp đột xuất,…), cũng khơng được kiêm nhiệm bất kỳ chức
vụ gì trong chính quyền. Thành viên có thể bị bãi nhiệm bởi Ủy ban dân cư, hoặc bị cách
chức bởi Chủ tịch thành phố trực thuộc nếu vắng mặt tại các cuộc họp của Ủy ban hoặc
không tham gia cuộc họp của các ban chuyên môn quá 6 tháng. Ủy ban dân cư có thể chỉ
định một Quản đốc quận (district manager) thực hiện những công việc do Ủy ban dân cư
chỉ định và phải báo cáo công tác cho Ủy ban dân cư. Ngồi ra, Ủy ban dân cư có thể
chỉ định những trợ lý, chuyên gia nhằm hỗ trợ và tham vấn cho mình những vấn đề
chun mơn như luật pháp, tài chính, kinh tế, quy hoạch,… Ủy ban dân cư cũng có thể
thành lập các ban chun mơn, trong đó Chủ tịch của các ban chun mơn này bắt buộc
phải là thành viên của Ủy ban dân cư, cịn thành viên thì có thể là cư dân của quận.
Về mặt hoạt động, mỗi tháng Ủy ban dân cư phải họp một lần và tổ chức điều trần
một lần. Các cuộc họp và điều trần phải được thông báo trước và phải được công khai.
Kết quả họp phải được công bố. Ủy ban hoạt động theo nguyên tắc tập thể, mọi hoạt
động hay nghị quyết của Ủy ban đều cần ít nhất quá bán tổng thành viên biểu quyết ủng
hộ thơng qua.
Ủy ban dân cư có các quyền hạn và nhiệm vụ như: xem xét những nhu cầu của
quận; hợp tác, tham vấn, hỗ trợ và đề xuất với mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan công quyền
về những vấn đề liên quan đến phúc lợi và dân cư trong quận; tổ chức các buổi điều trần
để tiếp nhận, điều tra và thảo luận về những vấn đề liên quan đến phúc lợi và dân cư
trong quận; yêu cầu đại diện của các cơ quan có mặt tại các buổi điều trần; hỗ trợ thành

phố và các cơ quan trong việc thông tin cho người dân trong quận; báo cáo thường niên
cho Thị trưởng, Hội đồng thành phố và Ủy ban thành phố trực thuộc; báo cáo cho Thị
trưởng nếu được yêu cầu những vấn đề cần giải quyết và các nhu cầu của quận, nguyên


×