TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
NHÓM 10
Phân Tích Mơi Trường Kinh Doanh Tập Đồn Nước Giải Khát Tân Hiệp Phát
Danh Sách Thành Viên
Đàm Minh Phương – 11225170
Lương Thị Ngọc – 11224610
Triệu Vân Nga – 11224529
Hoàng Thu Trà – 11226297
Nguyễn Thị Lê Vy – 11226998
Nguyễn Thị Thảo Nguyên – 11224829
Hà Nội – 12/2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
I. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT:...................................................2
1. Giới thiệu chung:...........................................................................................................2
2. Lịch sử hình thành và phát triển:.................................................................................2
3. Slogan và logo:...............................................................................................................2
4. Sản phẩm chủ lực:.........................................................................................................3
5. Thành tựu:......................................................................................................................3
II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:......................................3
1. Tầm nhìn:.......................................................................................................................3
2. Sứ mệnh:.........................................................................................................................3
3. Mục tiêu chiến lược:......................................................................................................3
III. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH:.......................................................5
1. Môi trường vĩ mô:..........................................................................................................5
a, Yếu tố kinh tế:................................................................................................................5
b, Yếu tố chính trị - luật pháp:.........................................................................................8
c, Yếu tố văn hố – xã hội:..............................................................................................10
d, Yếu tố công nghệ:........................................................................................................12
e, Yếu tố tự nhiên:............................................................................................................15
2. Môi trường ngành:.......................................................................................................16
a, Đối thủ cạnh tranh hiện tại:........................................................................................16
b, Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:.......................................................................................19
c, Nhà cung cấp (DN cung cấp các yếu tố đầu vào)......................................................20
d, Khách hàng:.................................................................................................................23
e, Sản phẩm thay thế:......................................................................................................25
LỜI MỞ ĐẦU
Kính chào thầy,
Chúng em là thành viên nhóm 10 - Lớp KDQT B - K64. Thời gian vừa qua, chúng
em đã tiến hành làm bài tập quản trị chiến lược về Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Báo cáo tổng
hợp này chúng em thực hiện dựa trên những thông tin và số liệu mà chúng em thu thập
được.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hồn thiện bài tập. Nhưng
chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ từ
Thầy và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 10 – KDQT 64B
I. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT:
1. Giới thiệu chung:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát.
- Ngành nghề: Thức uống, thực phẩm, bao bì.
- Tiền thân: Nhà máy bia Bến Thành.
- Người sáng lập: Tiến sĩ Trần Quí Thanh.
- Thành lập: 15/10/1994.
- Trụ sở chính: 219 Đại lộ Bình Dương, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương.
- Điện thoại: 0898-760-066
- Webside: www.thp.com.vn
- Email:
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
- 1994: Phân xưởng nước giải khát Bến Thành chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát
có ga, hương vị bia.
- 1995: Mở rộng thêm xưởng sản xuất sữa đậu nành dạng chai 220ml.
- 1996: Mở rộng dây chuyền và tung ra thị trường sản phẩm bia tươi Flash.
- 1999: Xưởng nước giải khát Bến Thành đổi tên thành Nhà máy nước giải khát Bến
Thành, sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi Flash.
- 2000: Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận ISO
9001-2000, do cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) chứng
nhận vào ngày 23/3/2000.
- 2001: Công ty cho xây dựng Nhà máy sản xuất và Văn phịng tại xã Vĩnh Phú, huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Tháng 9/2015: Tân Hiệp Phát đổi tên thành Number 1, chính thức bổ nhiệm ơng Roland
Ruiz vào vị trí Phó Tổng Giám đốc dịch vụ tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
3. Slogan và logo:
- Slogan: “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”.
- Logo:
THP: Chữ viết tắt tên công ty.
Hai bàn tay: Sức mạnh của sinh lực, nghị lực.
Hai ngón cái: Trở thành tập đoàn cung cấp đồ uống số một ở Việt Nam và có tầm
cỡ châu Á.
Màu xanh nước biển: Sự thịnh vượng, hồ bình.
Màu xanh lá cây: Sự phát triển, lớn mạnh và đa dạng.
Nhìn tổng thể: Một toà tháp đầy sức mạnh, nghị lực và sự vững chắc.
2
4. Sản phẩm chủ lực:
- Nước tăng lực Number 1.
- Trà thanh nhiệt Dr Thanh.
- Trà xanh không độ.
- Sữa đậu nành Soya.
- Nước uống vận động Active chanh muối.
- Nước đóng chai Number 1.
- Trà sữa Macchiato khơng độ.
5. Thành tựu:
Sản phẩm của Tân Hiệp Phát liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng
cao” do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương Hiệu Quốc Gia, cùng nhiều giải
thưởng có giá trị khác, được tin dùng rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lượng,
bảo vệ mơi trường và đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp:
- Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
- Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
- Hệ thống Quản lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
Các thành tựu nổi bật:
- Thương hiệu quốc gia các năm 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020.
- Top 10 doanh nghiệp đồ uống uy tín năm 2018 do Vietnam Report công bố.
- Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2018.
- Top 10 công ty đồ uống uy tín năm 2020.
II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:
1. Tầm nhìn: Trở thành tập đồn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực
phẩm.
2. Sứ mệnh: Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu
Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa
mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn
trong kinh doanh.
3. Mục tiêu chiến lược:
Một số mục tiêu mà nhóm xây dựng cho doanh nghiệp:
* Phát triển thị trường xuất khẩu, tăng doanh thu từ thị trường nước ngoài.
3
Theo Tân Hiệp Phát, năm 2021, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm của công ty này vẫn tăng
30% so với năm 2020, bất chấp dịch bệnh hoành hành.
Nguồn: />* Đánh bại Suntory Pepsi và Cocacola để vươn lên thành doanh nghiệp chiếm
thị phần lớn nhất ở thị trường trong nước.
Trong kế hoạch 5 năm 2019-2023,
THP đã thành công trong việc vươn
lên trở thành doanh nghiệp chiếm thị
phần lớn thứ 2 trong thị trường Việt
Nam, đánh bại “ông lớn” Cocacola,
và chỉ đứng sau Suntory Pepsi
(Pepsico).
* Đạt doanh thu 25 nghìn tỷ VNĐ vào
năm 2026:
Chủ tịch Tập đồn, TS. Trần Q Thanh
chia sẻ về mục tiêu khát vọng xây dựng chuỗi
giá trị có năng lực sản xuất toàn cầu, hướng
đến doanh số 1 tỷ USD vào năm 2023.
Trong khi Suntory Pepsi vượt trội với
doanh thu bằng cả Tân Hiệp Phát và CocaCoca cộng lại thì điều bất ngờ là lợi nhuận của
Tân Hiệp Phát lại gần bằng Suntory Pepsi và Coca-Cola cộng lại.
Tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm Tân Hiệp Phát đạt 3.300 tỷ đồng trong khi
tổng lợi nhuận của 2 ông lớn FDI là 3.700 tỷ đồng. Xét về lợi nhuận sau thuế, khoảng
cách còn chưa đến 200 tỷ đồng.
Về đối tác, Tân Hiệp Phát hiện có hơn 2.500 đối tác lớn trong và ngoài nước, hơn
200.000 điểm bán lẻ để cung cấp các dịch vụ và phân phối sản phẩm.
4
Về xuất khẩu, các sản phẩm của Tân Hiệp Phát hiện đã xuất khẩu tới gần 20 thị
trường trên thế giới và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế.
Nguồn: />* Trong 5 năm tới, Tân Hiệp Phát tự đặt mục tiêu tiết kiệm 110.000 tấn nhựa
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Điểm nổi bật trong 10 năm (2013 – 2022) doanh nghiệp đã giảm thiểu hơn 70.000
tấn nhựa; tiếp tục mở rộng mơ hình kinh tế tuần hồn góp phần giảm tác động đến mơi
trường, giảm hiệu ứng khí nhà kính thơng qua việc cắt giảm nhựa sử dụng một lần và tái
chế xanh”, bà Trần Uyên Phương cho hay.
Nguồn: />* Mục tiêu đặt nhà máy ở nước ngoài và biến THP ở VN trở thành “công ty
mẹ" đưa tên tuổi của THP lên trở thành thương hiệu thức uống hàng đầu châu lục.
“Với mục tiêu trở thành tập đoàn hàng đầu ở châu Á trong lĩnh vực thức uống và
thực phẩm, chúng tơi đang định hình trong thời gian tới sẽ trở thành doanh nghiệp có nhà
máy ở một hoặc hai quốc gia trên thế giới. Thương hiệu Tân Hiệp Phát sẽ được mở rộng
và ghi nhận ở những quốc gia khác nữa. Chúng tơi vẫn hay nói với nhau rằng, lúc đó Tân
Hiệp Phát ở Việt Nam sẽ là headquarter, quốc gia khác sẽ gọi là local, ví dụ doanh nghiệp
địa phương tại Mỹ, tại Anh, tại Australia, cịn cơng ty mẹ ở Việt Nam” - Trần Quí Thanh
chia sẻ.
Sản phẩm của Tân Hiệp Phát hiện đang được xuất khẩu tới 20 quốc gia và vùng
lãnh thổ như Mỹ, Nhật, Úc, Canada, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore,...
Nguồn: />III. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH:
1. Mơi trường vĩ mơ:
a, Yếu tố kinh tế:
* Mức tăng trưởng kinh tế chung
5
GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao
nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022 → Các hoạt động sản xuất kinh doanh dần
lấy lại đà tăng trưởng, các doanh nghiệp có thể mở rộng đầu tư sản xuất.
Bình qn năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức
CPI bình quân chung (tăng 3,15%). Như vậy, trong năm 2022 mặt bằng giá cơ bản được
kiểm soát, tuy nhiên áp lực lạm phát năm 2023 là rất lớn.
Lạm phát gia tăng tác động tới giá bán và chi phí đầu vào của các doanh nghiệp
trong ngành, tăng rủi ro của các dự án đầu tư.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 11.3% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm
2022.
6
SSI Research đánh giá nhu cầu phục hồi yếu hơn dự kiến, và sự phục hồi chủ yếu
do giá cả trung bình tăng lên, chứ khơng phải do sự gia tăng của khối lượng hàng hóa
tiêu dùng. Điều này có thể là do các yếu tố: Thu nhập khả dụng thấp hơn do các đợt
giãn cách xã hội vì đại dịch, đặc biệt là ở các nhóm thu nhập thấp; lạm phát gia tăng;
nhu cầu ăn uống bên ngoài vẫn ở mức thấp sau đại dịch. → Doanh nghiệp có thể điều
chỉnh lại giá bán cho phù hợp với mức lạm phát và doanh thu của người tiêu dùng.
Lãi suất ngân hàng liên tục giảm, tính đến chiều 14/12, có khoảng 30 ngân hàng đã
đăng ký giảm lãi suất cho vay từ 0,3 - 2%/năm vào thời điểm cuối năm để hỗ trợ
doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm.
* Ảnh hưởng của nền kinh tế lên ngành đồ uống, nước giải khát.
Sự hồi phục diễn ra tại hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, trong số đó có ngành Thực
phẩm – Đồ uống (F&B). Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho
thấy, gần 90% số doanh nghiệp trong ngành đã đạt năng suất hoạt động trên 80% mức
trước đại dịch, thậm chí trên 60% trong số đó đã vượt mức trước đại dịch.
7
Động lực tăng trưởng của ngành F&B trong giai đoạn vừa qua đến từ 2 nguồn
chính. Thứ nhất, sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thống kê cho thấy, trong 8
tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt
3.679,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó, khách quốc
tế đến nước ta đạt 1,441 triệu lượt người, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng
vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2019 - khi chưa xảy ra dịch Covid-19, như vậy dư
địa hồi phục và tăng trưởng của khách quốc tế còn rất nhiều.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đồ uống, nước giải khát vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch và tình hình chiến sự khiến vật giá leo thang,
dẫn đến việc người tiêu dùng giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu như đồ
uống, nước giải khát.
⇒ Cơ hội: Nền kinh tế đang trên đà phục hồi, người tiêu dùng mua nhiều hơn các mặt
hàng đồ uống, nước giải khát.
Thách thức: Lạm phát gia tăng, tăng trưởng chậm lại, suy thối tồn cầu, cú sốc giá
cả hàng hóa thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, dịch bệnh hồnh hành,
chiến tranh…
Nguồn thơng tin:
1. [Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 7,5% năm 2022, theo Báo cáo mới của
Ngân hàng Thế giới]
2. />8
3. [Kinh tế Việt Nam đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh]
4. [Triển vọng bùng nổ ngành thực phẩm đồ uống hậu dịch Covid-19 | Tạp chí Kinh
tế và Dự báo]
5. [Thị Trường Nước Giải Khát Việt Nam & Số Liệu Thống Kê Phân Tích]
b, Yếu tố chính trị - luật pháp:
* Chính trị:
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta nhấn mạnh, “Đất
nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và tồn diện. Kinh tế
tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh... Hệ thống chính trị và khối đại đoàn
kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định”. Trên thực tế,
Việt Nam được đánh giá là một nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực.
Chính sự ổn định về chính trị và chính sách đó đã thu hút lượng vốn từ các nhà đầu
tư nước ngồi, doanh nghiệp có thể dựa vào những lợi thế được mang lại từ nền chính trị
nhất qn đó để phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị phần. Tóm lại sự ổn định về
chính trị tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
* Luật pháp:
Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho
hoạt động kinh tế buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong
nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Đồng thời hệ thống luật pháp duy trì sự ổn
định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nguồn: Về mối quan hệ giữa ổn định chính trị và phát triển kinh tế ở Việt Nam
Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, … sẽ tạo ra
cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành.
* Một số điều luật liên quan đến ngành đồ uống, nước giải khát và ví dụ cụ thể về
ảnh hưởng của chúng lên Tân Hiệp Phát:
- Các điều luật:
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 ngày 19/6/2009 có hiệu lực thi
hành ngày 1/1/2010.
Bộ luật hình sự 2015 ban hành ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2018.
9
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 ban hành ngày
20/6/2017, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2018.
Luật Cạnh tranh 2010 ban hành ngày 3/12/2004, có hiệu lực ngày 1/7/2005.
Luật Thương mại 2005 ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày
1/1/2006.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành
ngày 01/7/2006.
Bộ luật dân sự 2015 ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực ngày
01/01/2017.
Luật An toàn thực phẩm 2010 ban hành ngày 17/6/2010.
Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 ban hành ngày 20/6/2012, có hiệu lực
thi hành ngày 01/7/2013.
Luật Đo lường 2011 ban hành ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành ngày
01/7/2012.
Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ban hành ngày 21/11/2007 có hiệu lực
01/7/2008.
Luật Quảng cáo 2012 ban hành 21/6/2012, có hiệu lực thi hành ngày
1/1/2013.
Nguồn: />- Các ví dụ:
Nhãn hiệu Trà xanh khơng độ đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
từ 9-2005 và được cấp phép bảo hộ độc quyền vào tháng 7-2007. Tuy nhiên,
đến cuối tháng 7-2007 trên thị trường xuất hiện thêm hai loại nước uống với
nhãn hiệu tương tự giống Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát gồm: Trà
xanh O2 của Công ty Việt My và Trà xanh OMEGA của Công ty Quang
Minh. Công ty Tân Hiệp Phát cho rằng, hai loại sản phẩm nước uống trà
xanh trên vi phạm nghiêm trọng nhãn hiệu hàng hóa (đã được bảo hộ độc
quyền) và gây ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm chính Trà xanh khơng độ.
Theo TTXVN, ngày 1-8, Đội Cảnh sát Kinh tế huyện Hốc Môn, Thành phố
Hồ Chí Minh và quản lý thị trường Bình Dương đã vào cuộc thanh kiểm tra
và lập biên bản vi phạm đối với Công ty TNHH Việt My và Công ty Quang
Minh. Đồng thời, lực lượng chức năng đã buộc thu hồi toàn bộ sản phẩm đã
bán trên thị trường.
Về sản phẩm của anh Võ Văn Minh được cho là có ruồi, anh yêu cầu Tân
Hiệp Phát trả tiền để đổi lấy chai nước, đổi lấy sự im lặng từ anh Minh. Để
bảo vệ quyền lợi của mình, nhằm đảm bảo sự việc được giải quyết đúng
pháp luật, Tân Hiệp Phát đã trình báo sự việc với cơ quan chức năng.Hiện
vụ việc đang được Tịa án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
10
Trong quá trình điều tra vụ án, Viện khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Cơng An
đã giám định chai nước được cho là có ruồi và đưa ra kết quả: Nắp chai
nước bị biến dạng, có dấu vết trượt xước do công cụ sắc nhọn tạo ra; nắp
chai nước đã bị mở ra và đóng lại. → Như vậy, vật thể được cho là con ruồi
đã được đưa vào sản phẩm (chai nước) sau khi xuất xưởng.
c, Yếu tố văn hoá – xã hội:
Việt Nam hiện nay vẫn là một đất nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu
dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng.
* Về văn hố:
Việt Nam xuất phát điểm là một nước nơng nghiệp,thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt
đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm
riêng của ẩm thực Việt Nam. Đặc biệt là văn hóa sử dụng các loại rau, củ, quả…
Vì vậy từ lâu, người Việt rất gần gũi với những sản phẩm đồ uống từ thiên nhiên
như trà xanh, bí đao, nước cốt dừa…Chính vì điều này các sản phẩm đồ uống của THP
rất được ưa chuộng như Trà xanh khơng độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh…
Nhìn trên biểu đồ có thể thấy THP đứng ở thứ hạng cao cho thấy rõ về mức độ phổ
biến và uy tín trong lòng người dân.
11
* Về xã hội:
Việt Nam là một nước đang phát triển với 54 dân tộc anh em. Hiện tại, Việt Nam là
một nước đang phát triển với dân số.Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong năm 2021 là
0,95% so với năm 2022. Trong đó tổng số dân, dân thành thị chiếm 37,1% ( khoảng
36,57 triệu người ), dân số nông thôn chiếm 62,9 % ( khoảng 63 triệu người ).
Biểu đồ tăng trưởng dân số Việt Nam giai đoạn 1950 - 2020
Trong khi đó lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,8 triệu người nên đây chính là nguồn
thu nhập lớn cho THP bởi vì họ hướng tới đối tượng khách hàng là độ tuổi từ 15-50.
Sự đô thị hóa tăng đồng nghĩa với mức sống tăng, nhu cầu giải khát tăng đáng kể.
Đặc biệt là ở những thành phố lớn, do mức tập trung đông dân, mùa hè ngày càng nóng
bức dẫn đến nhu cầu giải khát tăng mạnh vào những ngày hè.
12
Cùng với đó, một yếu tố khác khiến thị trường Việt Nam trở thành trọng điểm
của các tập đoàn tiêu dùng đồ uống, thực phẩm đa quốc gia, là Việt Nam đã chính thức
bước qua nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, đồng nghĩa, sức mua, lượng tiêu thụ của
những người đang trong độ tuổi lao động đã được cải thiện và ngày càng tăng lên. Theo
đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải khát, Việt Nam là nước tiêu thụ một
số lượng lớn sản phẩm đồ uống.Người Việt trung bình tiêu thị 23l nước giải khát trên một
năm trong khi trung bình tồn thế giới là 40l chính vì vậy Việt Nam là một thị trường
đang phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp đồ uống khai thác.
Khảo sát trên các hộ gia đình ở thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức
khỏe của mình hơn trước đây, 74% muốn sử dụng các loại vitamin và khống và 80%
thích mua các loại sản phẩm có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm,
calcium...
Với nhịp sống hối hả và phong cách sống hiện đại hơn cũng như trình độ dân trí
ngày càng cao, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng, hương vị mà còn
quan tâm đến khả năng sử dụng nhanh cũng như tác dụng cho sức khỏe.
13
Nghiên cứu của AsianPanel VN cũng chỉ ra rằng bởi theo như số người được
phỏng vấn thì có tới 57% số người được hỏi đã trả lời sẽ chọn mua sản phẩm uống ngay
trong hợp.
Như vậy, nước ta với dân số đơng, sự đơ thị hóa nhanh, tỷ lệ giới trẻ lớn là một thị
trường tốt với lượng khách hàng dồi dào cho THP.
Nguồn:
1. />2. />d, Yếu tố công nghệ:
* Công nghệ sản xuất:
Hiện nay công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, từ những công nghệ
mới trong dây chuyền sản xuất đồ uống cho đến dây chuyền sản xuất bao bì vỏ chai đều
rất tiên tiến. Những tiến bộ kỹ thuật tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn
các ưu thế hiện có. Vì thế các cơng ty với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị
dây chuyền sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, mẫu
mã sản phẩm đẹp, mang lại ưu thế cạnh tranh.
Tận dụng yếu tố đó Tân Hiệp Phát đã cải tiến công nghệ liên tục để phục vụ nhu
cầu nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Tân Hiệp Phát sở hữu tới 10 hệ
thống dây chuyền cơng nghệ Aseptic tại khắp các nhà máy. Đó là cơng nghệ chiết lạnh
vơ trùng và khép kín tiên phong nhất của Tập đoàn GEA Procomac (Đức) – nhà cung cấp
hàng đầu thế giới về công nghệ và thiết bị chiết rót vơ trùng Aseptic trong chai nhựa PET
– nổi bật với đặc tính tuyệt đối vơ trùng và thân thiện với môi trường. Một giờ mỗi dây
chuyền cho công suất 48.000 chai sản phẩm, tương đương hơn 13 chai sản phẩm được
xuất xưởng mỗi giây. Có thể nói, công nghệ Aseptic đang làm thay đổi ngành sản xuất
thức uống, thực phẩm. Nhờ hệ thống hiện đại bậc nhất đó, Tân Hiệp Phát đã tạo ra những
sản phẩm nội địa mang thương hiệu quốc gia phổ biến khắp Việt Nam như Trà Thanh
nhiệt Dr Thanh, Trà xanh Không độ hay Number 1; đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm có nguồn gốc tự nhiên khơng cần đến chất bảo quản, tốt cho sức khỏe mà thị
trường đang cần. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã đạt được chứng
nhận FDA của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và chứng nhận HALAL.
14
Xu hướng đầu tư nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu có thể tái chế nhằm bảo vệ
mơi trường đang trở nên phổ biến. Đây là một trong những định hướng mà Tân Hiệp Phát
tập trung phát triển. Tháng 10/2021 tập đoàn đã đầu tư 100 tỷ đồng nhà máy tái chế nhựa
và công suất tái chế nhựa HDPE của nhà máy đạt 3.600 tấn mỗi năm. Từ những phế liệu
trong quá trình sản xuất, nhà máy đã tái chế thành vảy, hạt và cho ra đời các sản phẩm từ
nhựa HDPE. Đồng thời kết hợp với mơ hình 3E, sau 10 năm ( từ 2013 – 2022), Tân Hiệp
Phát đã cắt giảm được hơn 70 nghìn tấn nhựa, tái chế tuần hồn nhựa PE, PP sản xuất
pallet.
Về bao bì: Tân Hiệp Phát đã tạo ra các loại chai PET, chai thủy tinh tái sử dụng,
hộp giấy Tetra Pak và lon để thuận tiện và thêm nhiều lợi ích cho người tiêu dùng hơn.
Ví dụ sản phẩm nước trà thanh nhiệt Dr. Thanh được đóng chai PET 350ml, nước tăng
lực Number 1 được đóng chai PET 350ml,...
15
Việc ứng dụng các công nghệ trong việc sản xuất giúp cho cơng ty giảm bớt được
phần nào chi phí sản xuất và giúp các sản phẩm của Tân Hiệp Phát vượt qua các rào cản
về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ hàng hóa khắt khe nhất để tiến vào nhiều thị
trường khắc nghiệt và đặc biệt khó tính như Canada, Hà Lan, Úc, Hàn Quốc,
Singapore…Thậm chí, có những nơi chủ động liên hệ với Tân Hiệp Phát, như Maldives.
Tuy nhiên, kỹ thuật phát triển hiện đại còn mang đến thách thức lớn về lượng vốn
đầu tư của doanh nghiệp bởi chi phí cho việc đổi mới và nâng cấp dây chuyền công nghệ
sản xuất là những con số khổng lồ. Tân Hiệp Phát đã chi 300 triệu USD để đầu tư hệ
thống dây chuyền công nghệ Aseptic vào sản xuất.
Nguồn:
1. [Những điều chưa biết về công nghệ Aseptic của Tân Hiệp Phát]
2. [Khám phá dây chuyền Aseptic: Công nghệ thế kỷ của GEA ở Tân Hiệp Phát]
3. [Đầu tư 100 tỷ đồng nhà máy tái chế nhựa ]
4. [ Giải bài tốn kinh tế tuần hồn ]
* Công nghệ truyền thông:
Công nghệ truyền thông Việt Nam đã và đang phát triển 1 cách rất mạnh mẽ và
nhanh chóng, giúp cho doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và sản phẩm của mình 1 cách dễ
dàng hơn tới người tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền
hình, Internet, báo chí...
16
Tân Hiệp Phát khơng ngừng tìm tịi và nghiên cứu các chiến lược quảng cáo tốt
nhất cho doanh nghiệp, luôn làm mới được hình ảnh thương hiệu cũng như hình ảnh của
sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tân Hiệp Phát đã làm chiến dịch truyền
thông khá tốt, đầu tư khơng ít vào truyền thơng, “mạnh tay” trong việc hợp tác quảng cáo
cùng nhiều ngôi sao nổi tiếng như: Á hậu Huyền My, Đức Phúc, Ninh Dương Lan Ngọc,
Trường Giang…, phát hàng loạt clip quảng cáo lên các đài truyền hình trung ương, địa
phương, radio, báo chí, trên các banner áp phích,... Đồng thời cơng ty còn thường xuyên
tổ chức các cuộc thi, hoặc tài trợ cho các chương trình để tạo dấu ấn và chiếm được nhiều
lòng tin khách hàng.
Tất cả mang lại hiệu ứng khá mạnh mẽ, giúp cho thương hiệu ngày càng đến gần
với người tiêu dùng, trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam và thành
công trên thị trường Châu Á.
Nguồn: [Chiến lược marketing của Tân Hiệp Phát: Hướng đến “ngôi vua” Đông Nam
Á]
e, Yếu tố tự nhiên:
* Vị trí địa lý và địa hình:
Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông
Dương. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và Biển
Đơng ở phía Đơng, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia phía Tây. Có thể thấy,
Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia cả trên đất liền và trên biển, tạo điều kiện dễ dàng
cho việc thông thương với các khu vực trong nước và nước ngoài, qua cả đường thủy và
đường hàng không.Tuy nhiên, khoảng cách Nam - Bắc khá lớn nên việc phân phối, cung
cấp sản phẩm gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển cũng như trong việc quảng bá
nên cơng ty cần có những chiến lược phù hợp.
17
Địa hình có các cao ngun , vùng đồi rộng lớn thuận lợi cho việc trồng chè, trà và
các sản phẩm nông nghiệp khác, tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho các sản phẩm của
Tân Hiệp Phát như: Trà xanh khơng độ, trà thảo mộc Dr. Thanh,...
* Khí hậu:
Đặc điểm : Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
lượng mưa hàng năm lớn và nhiệt độ trung bình ở mức cao:
Tính chất nhiệt đới với tổng bức xạ lớn và nhiệt độ bức xạ trung bình năm 100kcl/
m2, số giờ nắng : 1400-3000 giờ/năm .
Lượng mưa, độ ẩm lớn do tiếp giáp với biển đơng rộng lớn. hàng năm có 100 ngày
mưa với lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm, sườn đón gió biển và các
khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm
Độ ẩm khơng khí cao, trên 80-100%, cân bằng ẩm ln dương
→ VN nằm hồn tồn trong khu vực gió mùa Châu Á, nhiệt độ trung bình cao, lượng
mưa lớn, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển mạnh, phát triển ngành trồng trọt cây
nhiệt đới.
→ Mùa hè nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu giải khát của người dân lớn, tạo một lượng
lớn tiêu thụ các sản phẩm đồ uống nước giải khát, lượng mưa lớn cung cấp cho công ty
nguồn nước dồi dào, nguyên liệu phong phú cho việc sản xuất trà, các sản phẩm liên quan
tới cây trồng.
“Khảo sát của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị tại các đại lý nước giải khát đóng
chai cho thấy, từ đầu tháng 5, thời tiết bắt đầu nắng nóng, lượng tiêu thụ đồ uống giải
khát đã tăng gấp 2 - 3 lần. Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Nhất Nam Vũ Thị Hậu cho
biết: Những ngày gần đây, sức mua các loại nước giải khát không gas được chế biến từ
thảo mộc thiên nhiên như: Cam ép, trà xanh, trà thảo mộc… tăng từ 5 - 10%. Nguyên
nhân là do người tiêu dùng có xu hướng sử dụng sản phẩm nước giải khát không gas, có
hương vị gần gũi với thiên nhiên, do đây là những loại nước uống vừa giải nhiệt lại vừa
có tác dụng tốt cho sức khỏe trong mùa hè. Hơn nữa, giá bán những loại nước uống này
cũng không quá đắt.
Tại các cửa hàng tạp hóa, sức tiêu thụ các mặt hàng nước này cũng tăng gấp đôi,
gấp ba lần so với tháng trước. Chị Minh Hương - kinh doanh hàng tạp hóa trên phố Tơn
Đức Thắng cho biết: Tính từ giữa tháng 4 đến nay, doanh số bán hàng nước giải khát
không gas nguồn gốc thiên nhiên tăng gấp rưỡi so với tháng trước.”
Bên cạnh đó, do nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, có địa hình phức tạp
nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng
miền,gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của các doanh nghiệp. Có cái bất lợi về
thiên tai như bão (trung bình một năm có 6 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới) , lũ lụt, hạn
hán gây ảnh hưởng tới việc sản xuất, nguồn nguyên liệu của công ty.
18