Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tổng quan về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của hàn quốc chương trình môi trường liên hợp quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.99 KB, 52 trang )

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ
TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC
(Bản dịch không chính thức)

Tháng 04, 2010

1


1. Tổng quan Chiến lược quốc gia Hàn quốc về tăng trưởng xanh
1.1 Mục đích báo cáo
Báo cáo này do Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) thực hiện
như là một phần của Sáng kiến Kinh tế Xanh. Mục đích của báo cáo này là
để thực hiện tổng quan các chiến lược và mục tiêu chính sách của Hàn quốc
theo Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh được công bố tháng Tám,
2008. Báo cáo cũng xem xét đến thỏa thuận mới Xanh của Hàn quốc được
đưa ra vào tháng Một, 2009 cùng với Kế hoạch năm năm cho Tăng trưởng
xanh đưa ra và tháng Bảy, 2009. Mục tiêu của tổng quan chiến lược này là:
1. Phân tích những thay đổi trong tư duy chiến lược và chính sách kinh
tế của Hàn quốc, hướng đến tăng trưởng xanh;
2. Phác họa các kế hoạch mà Hàn quốc đặt vào các lĩnh vực nhằm đạt
được tầm nhìn này;
3. Thảo luận về cách tiếp cận chung và các yếu tố của chiến lược quốc
gia Hàn quốc về tăng trưởng xanh liên quan đến những vấn đề được
phác họa trong một tài liệu đã xuất bản của UNEP “Thỏa thuận mới
xanh toàn cầu: tóm lược chính sách” xuất bản tháng Ba, 2009.
2. Lời mở đầu
Vào ngày 15, tháng Tám, năm 2008, nhân dịp lễ kỹ niệm quốc gia 60 năm
của Hàn quốc, tổng thống Lee Myung-Bak đã công bố chiến lược “Tăng


trưởng xanh, cacbon thấp” như là một tầm nhìn mới để hướng dẫn phát triển
dài hạn của quốc gia. Sáu tháng sau, tháng Một năm 2009, Hàn Quốc giải
quyết cuộc khủng hoảng sâu với gói kích thích kinh tế tương đương với 38.1
tỷ đô la Mỹ trong đó 80% (tỷ lệ cao nhất so với các gói kích thích kinh tế
khác của các chính phủ thuộc nhóm G20) được phân bổ tới việc sử dụng các
nguồn tài nguyên hiệu quả như nước sạch, tòa nhà hiệu quả năng lượng,
phương tiên xe cộ cac bon thấp và hệ thống xe lửa.
Trong khi đó, tháng Ba, năm 2009, UNEP đã đưa ra một bản tóm lược chính
sách về một thỏa thuận mới xanh toàn cầu, khuyến khích các chính phủ sử
dụng các cơ hội bằng các giải pháp tài chính trên phạm vi rộng đối với
khủng hỏang kinh tế và tài chính để chỉ đạo việc tiêu dùng của dân chúng và
đầu tư tư nhân trong lĩnh vực xanh như xây dựng hiệu quả năng lượng, năng
lượng tái tạo, giao thông các bon thấp, nông nghiệp bền vững, và khôi phục
cơ sở hạ tầng sinh thái, đặc biệt là các cơ quan về nước sạch và lâm nghiệp.
2


Tóm lược chính sách UNEP lập luận rằng một sự đầu tư của 1% GDP toàn
cầu qua 2 thập kỷ tới có thể cung câp khối lượng tới hạn của đầu tư xanh cần
thiết để giảm sự lệ thuộc các bon và xây dựng một nền kinh tế toàn cầu
xanh. Trong quá trình giám sát UNEP thấy rằng gói kích thích Thỏa thận
mới xanh của Hàn quốc đã đưa ra một mô hình để phân bố kích thích hướng
tới cơ sở ạ tầng xanh và sự lệ thuộc các bon thấp hơn.
Gần đây, vào ngày 6 tháng Bảy, 2009, Hàn quốc đã thông báo Kế hoạch 5
năm về Tăng trưởng xanh để phục vụ như là kế hoạch trung hạn thực hiện
chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh trong thời kỳ 2009 – 2013. Với
tổng kinh phí là 83,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm 2% GDP, kế hoạch 5 năm này dự
định chuyển chiến lược thành các sáng kiến chính sách mang tính thực thi và
cụ thể hướng tới đạt được tăng trưởng xanh. Thật vậy, một trong những mối
quan tâm, nhưng ít nhất đã được báo cáo, các lĩnh vực của các nỗ lực khôi

phục kinh tế hiện tại là hơn hai phần ba kích thích xanh toàn cầu thực tế đã
được cam kết ở Châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản và Úc.
Bằng việc kéo dài Thỏa thuận mới xanh vào kế hoạch phát triển 5 năm, Hàn
quốc đã đưa ra tín hiệu rằng nước này tin rằng tăng trưởng xanh là một chiến
lược tốt nhờ những nỗ lực khôi phục kinh tế hiện tại, và nước này muốn tạo
ra một nền kinh tế xanh trong tương lai cho Hàn Quốc. Hàn quốc đã cam kết
chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng “nền kinh tế nâu” truyền thống tại bất
ky chi phí nào sang mô hình “kinh tế xanh” mà sự thịnh vượng dài hạn và sự
bền vững là những mục tiêu chủ yếu. Việc cam kết của Hàn quốc có khả
năng tạo ra một hiệu ứng domino lên các nền kinh tế chủ chốt khác của
Châu Á.
Báo cáo này chỉ ra Hàn quốc dễ bị tổn thương hơn mức trung bình do tác
động của biến đổi khí hậu, và bị tác động nhiều hơn đối với việc lệ thuộc
vào các nhiên liệu hóa thạch. Trong suốt thời kỳ 1912 – 2008, nhiệt độ bề
mặt trung bình của Hàn quốc đã tăng lên 1.74%, cao hơn nhiệt độ trung bình
thế giới. Hàn quốc đã chỉ ra tính nghiêm trọng của điều này nhằm giảm nhẹ
tác động của biến đổi khí hậu bằng cách công bố đơn phương các mục tiêu
giảm phát thải mặc dù là nhóm các nước không thuộc Phụ lục I của Công
ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu/Nghị định thư Kyoto
(nghĩa là không yêu cầu cắt giảm phát thải). 97% của tổng nhu cầu năng
lượng của Hàn quốc lệ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, và vì thể
bị tác động bởi những cú sốc giá dầu cũng như bất cứ việc tăng giá dầu
muôn thủa do giá dầu đạt đỉnh. Trong chiến lược mới này, tỷ lệ năng lượng
tái tạo trong tổng cung năng lượng được thiết lập lên đến 2.7% (2009) lên
3


3.78% (2013) và hơn gấp đôi lên đến 6.08% (2020). UNEP khuyến khích
một mục tiêu để cải thiện an ninh năng lượng tương lai của Hàn quốc và hỗ
trợ hơn nữa cho các kế hoạch chiến lược của nước này cho tăng trưởng xanh.

Thiếu nước sạch trong thời gian dài và vẫn còn là một thách thức lớn mà
Hàn quốc phải đối mặt. Sự ấm lên toàn cầu vẫn sẽ tiếp diễn, mức độ lũ lụt và
hạn hán được dự báo là sẽ tồi tệ hơn. Một khoản đầu tư lớn (22.2 nghìn tỷ
won Hàn quốc (17.3 tỷ đô la Mỹ) trong dự án khôi phục 4 dòng sông chính
đang bảo vệ nguồn tài nguyên nước đầy đủ nhằm chống lại thiếu nước, thực
hiện các giải pháp kiểm soát lũ toàn diện, và cải thiện chất lượng nước trong
khi khôi phục các hệ sinh thái lưu vực sông. UNEP khuyến khích từng bước
đầu tư khôi phục sinh thái, giải quyết khan hiếm sinh thái chính cũng nhe
chuẩn bị các chiến lược thích ứng chi phí thấp và hiệu quả cho bước đầu tiên
của các chi phí định kỳ giảm tác hại của biến đổi khí hậu cùng với lũ định
kỳ.
Tổng quan được trình bày trong “báo cáo tạm thời” của UNEP đã tổng hợp
thành “báo cáo cuối cùng” này được UNEP đệ trình lên chính phủ Hàn quốc.
Báo cáo này được chuẩn bị cho những chiến lược xa hơn của UNEP nhằm
hỗ trợ Hàn quốc và các chính phủ khác đưa ra những thay đổi sâu sắc với
các mục tiêu một “nền kinh tế xanh”: một nền kinh tế vĩnh cửu, tạo ra sự
thịnh vượng, gia tăng tỷ lệ việc làm, giảm nghèo và bất công xã hội, mà
không bị kiệt quệ vốn tự nhiên hoặc gây ra khan hiếm sinh thái và rủi ro khí
hậu.
Pavan Sukhdev
Tư vấn đặc biệt và trưởng ban sáng kiến kinh tế xanh của UNEP

4


3. Tóm tắt
Chuyển giao nền kinh tế toàn cầu khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa
thạch và sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái đất
và đạt tới một nền kinh tế Xanh không phải là một lựa chọn mà đó là một
yêu cầu cơ bản đối với sự sống còn đối với hệ thống kinh tế và xã hội của

chúng ta trong thế kỷ 21.
Chiến lược quốc gia của Hàn quốc và kế hoạch năm năm cho tăng trưởng
xanh thể hiện nỗ lực lớn để chuyển đổi căn bản từ mô hình tăng trưởng theo
số lượng sang mô hình “tăng trưởng chất lượng”, các bon thấp. Chiến lược
tăng trưởng xanh bao gồm các mục tiêu chính sách khuyến khích để giải
quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và nâng cao an ninh năng lượng, tạo
nguồn năng lượng tăng trưởng mới thông qua đầu tư các ngành môi trường,
và phát triển cơ sở hạ tầng sinh thái. Việc cam kết sử dụng 2% GDP cho 5
năm tới, cho đầu tư trong các lĩnh vực như công nghệ xanh, hiệu quả sử
dụng các nguồn và vật chất, năng lượng tái tạo, giao thông bền vững, tòa nhà
xanh, khôi phục hệ sinh thái, là một nỗ lực đáng ghi nhận để tái định hướng
và tái tập trung đầu tư vào môi trường.
Hàn quốc giải quyết khủng hoảng kinh tế với gói kích thích bao gồm một
phần quan trọng cho chi tiêu xanh. Thực tế, hiệu quả cụ thể trong việc giải
ngân thông thường của kích thích tài chính của nó, với hầu hết 20% của quỹ
được chỉ vào cuối kỳ của nửa đầu năm 2009, so sánh với 3% của hầu hết các
quốc gia.
Ở cấp quốc gia và chính sách, Hàn quốc đang thể hiện sự cam kết và tính
lãnh đạo ở cấp quốc tế bằng thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu hướng tới việc
đạt một nền kinh tế xanh. Hàn quốc đã từng là thành viên thông qua tuyên
bố Tăng trưởng xanh bởi cuộc họp hội đồng bộ trưởng của các nước thành
viên của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào 25 tháng Sáu,
2009. Hàn quốc đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy một đối tác khí hậu
Đông Nam Á.
Những điểm chính bên dưới tổng hợp các lĩnh vực hành động chính được
trình bày trong Chiến lược Tăng trưởng Xanh Hàn quốc, kết quả được
UNEP thực hiện và đưa ra những gợi ý chính.
Biến đổi khí hậu

5



o Phát thải cacbon của Hàn quốc phát triển nhanh và được dự đoán tăng
nhanh hơn so với trung bình của các nước OECD. Theo kịch bản tham
khảo của cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) được giả sử rằng mức
tăng phát thải các bon tiếp tục từ mức 2002, Hàn quốc sẽ tăng phát
thải lên gần 35% vào 2025, so sánh thấp hơn 15% của toàn bộ các
nước thuộc OECD. Trong kịch bản phát thải thấp của IEA, phát thải
các bon sẽ tăng nhẹ ít hơn 25% vào 2025, so sánh với 5% so với toàn
bộ các nước thuộc OECD.
o Báo cáo này được thực hiện nghiêm túc và khẩn trương nhằm giải
quyết những thách thức đặt ra bởi cấp độ và nhịp độ tăng của phát thải
cácbon cũng như hậu quả của những thách thức này. Hơn nữa, việc
đạt đến tăng trưởng xanh cacbon thấp sẽ đòi hỏi nỗ lực giảm nồng độ
các bon trong nền kinh tế Hàn quốc.
o Tuy không phải là quốc gia thuộc Phụ lục I của Nghị định thư Kyoto
và Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
(UNFCCC), việc công bố của Hàn quốc, theo cách tự nguyện và độc
lập, với mục tiêu trung hạn quốc gia để giảm phát thải khí nhà kính
xuống 30% vào trước năm 2020 là rất đáng khuyến khích. Đây là mức
cắt giảm phát thải ở mức cao nhất do IPCC đề xuất.
o Việc tạo ra cơ chế trao đổi chứng chỉ giảm phát thải các bon ở Hàn
quốc có thể là một bước quan trọng tiếp theo. Nhưng để thành công,
nước này cần có sự tham gia của các giải pháp giảm thải hiệu quả, bao
phủ hợp lý lên các ngành phát thải cao, và các cơ chế phân bổ giấy
phép phát thải nhằm khuyến khích các nỗ lực giảm nhẹ. Việc thiết kế
những hệ thống mới để làm việc theo cách hài hoà với những cách
hiện tại cũng là một điều quan trọng.
o Hàn quốc có thể tăng cường năng lực thích ứng với các tác động của
biến đổi khí hậu như nước biển dâng, lũ lụt, mưa nặng hạt, mật độ

rừng bị giảm bằng cách đánh giá năng lực giải pháp được đề xuất
trong kế hoạch tăng trưởng xanh nhằm đạt được những mục tiêu này.
o Cụ thể, UNEP khuyến khích các chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh
thái, bao gồm khôi phục sinh thái và tái trồng rừng ven sông. Rừng và
đất ngập nước chiếm phần lớn của các khu vực đảo của Hàn quốc, nếu
được bảo tồn hợp lý và tạo khả năng phục hồi lớn hơn, có thể đóng
vai trò quan trọng trong thích ứng với biến đổi khí hậu như những lá
chắn tự nhiên chống lại những thiệt hại đi kèm biến đổi khí hậu, như
bão, lốc xoáy, lũ lụt, nước biển dâng, và vì thế giảm chi phí khôi phục
sau thảm hoạ.
Hiệu quả năng lượng
6


o Nâng cao hiệu quả năng lượng mang ý nghĩ quan trọng trong quá trình
sản xuất và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng vẫn
đang chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế Hàn quốc. Với ngành công
nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới và ngành sản xuất thép lớn thứ năm
trên thế giới, ngành công nghiệp ở Hàn quốc chiếm 27.9% GDP. Con
số này cao hơn 17.4 so với con số trung bình của các nước thành viên
của OECD.
o Báo cáo thực hiện Môi trường của OECD 2006 của Hàn quốc chú
thích rằng “Hàn quốc là một trong ít quốc gia thuộc OECD không cải
thiện mật độ năng lượng (năng lượng sử dụng trên một đơn vị GDP)
so với năm 1990”. Trong báo cáo chính sách năng lượng năm 2006
của Hàn quốc, cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) nhận thấy những
mục tiêu hiệu quả năng lượng của Hàn quốc là không phải tham vọng.
o Những mục tiêu mới được thiết lập theo kế hoạch tăng trưởng xanh
nhằm nâng cao hiệu quả từ 0.290 TOE/US$’000 vào năm 2013 và đến
0.233 TOE/US$’000 vào năm 2020 xuất hiện như một sự cải thiện về

mục tiêu trong Kế hoạch nâng cao tính hiệu quả và bảo toàn năng
lượng nói chung được thông qua năm 2004. Tuy nhiên, tính lệ thuộc
năng lượng vẫn còn cao hơn hầu hết các nước thành viên của IEA.
o Hàn quốc có thể nâng cao vị thế của mình bằng cách tìm kiếm sự gần
gũi lớn hơn với các quốc gia thuộc OECD khác bằng cách đưa ra
những mục tiêu hiệu quả năng lượng định kỳ, ít nhất bằng với con số
trung bình mà OECD đưa ra.
o Hàn quốc có thế cải thiện các yêu cầu và kết quả của các thỏa thuận
giám sát tự nguyện trong ngành công nghiệp, để đảm bảo những yêu
cầu này đạt đến những mục tiêu mong đợi và xem xét những chính
sách thay thế trong trường hợp những mục tiêu tự nguyện chưa đạt
được.
Năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân
o Hàn quốc đang đối mặt với những thách thức năng lượng. Hàn quốc là
nước nhập khẩu dầu lớn thứ năm trên thế giới (2007) và là nước nhập
khẩu than đá lớn thứ hai trên thế giới (2008). Kế hoạch tăng trưởng
xanh nhằm gia tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo và năng lượng mới trong
tổng nguồn cung năng lượng từ 2.7% vào năm 2009 lên 3.78% vào
năm 2013, và 6.08% vào năm 2020. Khi năng lượng tái tạo sẽ được
tích hợp từ Dự án một triệu ngôi nhà xanh được đưa vào xem xét, tỷ
phần năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng sẽ lên đến

7


11% vào năm 2030. Điều này sẽ không chỉ làm giảm lượng các bon
mà còn làm giảm nhẹ lệ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu dễ bay hơi.
o So với các mục tiêu năng lượng tái tạo được thông qua tại nhiều nước
so sánh khác, các mục tiêu năng lượng tái tạo Hàn quốc xuất hiện rất
ít. Tuy nhiên, nhịp độ thay đổi là đáng ghi nhận khi nước này tăng

cung năng lượng tái tạo chỉ là 0.37% trong quá khứ, từ 2.06% năm
2005 đến 2.43% năm 2008. UNEP khuyến khích mục tiêu cải thiện an
ninh năng lượng tương lai và nỗ lực hơn nữa hướng tới tăng trưởng
xanh.
o Chính phủ sẽ phải mở rộng sự hỗ trợ đối với phát triển công nghệ
chiến lược quốc gia trong các lĩnh vực công nghệ năng lượng sinh
học, mặt trời và theo đuổi các mục tiêu thông qua các giải pháp chính
sách đa dạng như tiêu chuẩn hồ sơ tái tạo, thủy năng, và dự án một
triệu ngôi nhà xanh.
o UNEP khuyến nghị Hàn quốc đảm bảo tiếp tục phát triển năng lượng
hạt nhân tới tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất, và chuyển giao, xuất khẩu
công nghệ năng lượng hạt nhân đóng góp cho việc nâng cao tính an
toàn, ổn định và khả năng kinh tế chi trả cho nhà máy năng lượng hạt
nhân tại các nước khác cũng đang theo đuổi các lựa chọn năng lượng
hạt nhân.
Giao thông, thành thị và hiệu quả nhiên liệu
o Ngành giao thông chiếm 21% tiêu dùng năng lượng Hàn Quốc, với tỷ
lệ gia tăng trung bình hàng năm là 6.3%. Là nơi sản xuất ô tô lớn thứ
năm trên thế giới, Hàn quốc đóng vai trò quan trọng trong thiết lập
môi trường hiệu quả hơn trong ngành công nghiệp tự động và giảm
phát thải hiệu quả từ ngành giao thông.
o Trong nền kinh tế nhiên liệu, các nước trên thế giới, bao gồm các
nước thành viên của OECD và một vài quốc gia khác, đặt ra những
tiêu chuẩn kinh tế nhiên liệu. Trong khi có rất nhiều những mục tiêu
và thời hạn, vẫn có sự tập trung phát triển hướng tới việc giảm trung
bình toàn cầu là 50% trước năm 2050, vào khỏang 25km/l. Mục tiêu
của Hàn quốc là đạt 15.1km/l trước năm 2016, từ 11k/l vào năm 2009.
o Trong việc thúc đẩy công nghệ và nền công nghiệp tự động theo
hướng sáng tạo, Hàn quốc có thể thiết lập những chính sách và giải
pháp cụ thể nhằm cung cấp các chính sách, cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát

triển hệ thống mạng lưới thông minh trước 2013 nhằm khuyến khích
các loại phương tiện xe cộ chạy bằng điện và sử dụng động cơ có thể
chạy được các loại nhiên liệu khác nhau.

8


o Hàn quốc có thể thúc đẩy hơn nữa việc chuyển đổi mô hình bằng việc
đảm bảo giao thông không cơ giới hóa được khuyến khích thông qua
tích hợp các làn lái xe trong cơ sở hạ tầng giao thông lớn hơn, đặc biệt
là giao thông công cộng ở cả vùng nông thôn và đô thị.
o Hàn quốc tuyên bố mục tiêu giảm khí nhà kính là 31% trước năm
2020 đối với ngành xây dựng, đây là ngành chiếm mức phát thải cao
nhất so với các nước khác. Mục tiêu bao gồm đẩy mạnh các tiêu
chuẩn năng lượng tới 30% trước năm 2012, đạt được mức chủ động
trước năm 2017 và nhà không tiêu tốn năng lượng trước năm 2025.
Nước và cơ sở hạ tầng sinh thái
o Hàn quốc đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến nước vì tăng
trưởng kinh tế quá nhanh và mật độ dân số cao. Các báo cáo chỉ ra
rằng các cơ chế bảo vệ hệ sinh thái - thủy sản hiện tại chưa đầy đủ.
Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm các rủi ro liên quan đến
khan hiếm nước và tăng tần suất và mức độ lũ lụt.
o Để giải quyết những thách thức này, dự án Khôi phục 4 dòng sông
chính là một phần của chính sách “Thỏa thuận mới Xanh” nhằm bảo
vệ nguồn nước đa dạng; thiết lập hệ thống kiểm soát lũ, cải thiện chất
lượng nước, khôi phục hệ sinh thái; và tạo cơ hội phát triển nông thôn.
Đây là những mục tiêu chính sách quan trọng có thể đem lại một số
những tác động tích cực cho nền kinh tế quốc gia và đời sống người
dân.
o Những nỗ lực khôi phục hệ sinh thái của bốn dòng sông (Han,

Nakdong, Geum và Yeongsan) và các nhánh sông của nó rất đáng
khen ngợi, những việc thực hiện cần theo những cách tiếp cận đem lại
kết quả tốt với việc khôi phục sinh thái có hiệu quả, bằng những nỗ
lực để nâng cao toàn bộ hệ sinh thái của dòng sông, nhằm đạt được
các mục tiêu chính sách quan trọng của dự án này.
o UNEP cũng đề xuất chú ý đến kết kết quả đánh giá tác động môi
trường và đảm bảo duy trì các chức năng hệ sinh thái kể từ khi bốn
dòng sông chính này nhạy cảm về mặt sinh thái.
Công nghệ xanh
o Như đã thấy, ngành công nghiệp chiếm phần lớn nền kinh tế Hàn
quốc, chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác thuộc
OECD. Việc chuyển đổi công nghệ giảm nồng độ các bon trong công

9


nghiệp, cụ thể trong ngành sản xuất của Hàn quốc, vì thế là một phần
cốt yếu trong chiến lược tăng trưởng xanh.
o Kế hoạch tăng trưởng xanh của Hàn quốc tìm kiếm để phát triển 27
công nghệ xanh chính sẽ cung cấp năng lượng tương lai cho tăng
trưởng của kinh tế Hàn quốc. UNEP khuyến khích phát triển các công
nghệ xanh mới đi liền với xanh hóa các ngành sản xuất đang tồn tại
bằng việc thông qua các mục tiêu chính sách cụ thể để giảm nồng độ
cacbon và giảm mức độ năng lượng.
o Thêm vào đó, việc cải cách toàn diện hơn những chế độ khuyến khích
và những cơ chế hỗ trợ khác hiện có trong ngành công nghiệp sử dụng
nhiều năng lượng và phát thải cácbon sẽ hoàn thành và hỗ trợ những
nỗ lực thúc đẩy sáng tạo xanh.
Chính sách và cải cách tài chính
o Hàn quốc thực hiện chính sách quan trọng và các giải pháp tài chính

bao gồm việc cải tổ trong giá năng lượng, thiết lập một thị trường các
bon quốc gia, thông qua những cải cách về thuế, thấp hơn thuế phải
chịu do tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa các bon thấp, và những
khuyến khích tài chính để khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực xanh.
o Tuy nhiên, việc thíêt lập những điều kiện cho tăng trưởng xanh các
bon thấp cần phải mang tính toàn diện. Những chính sách có hại, bao
gồm việc bao cấp có hại trong năng lượng, giao thông, nông nghiệp,
nghế cá không chỉ dẫn nền kinh tế và bóp méo thị trường, nhưng cũng
làm ảnh hưởng đến tài khoản của vốn tự nhiên, được cải cách toàn bộ
nền kủa kinh tế hoặc ít nhất là một phần của kế hoạch dài hạn.
o Thêm vào đó, các khuyến khích tài chính cần được cung cấp theo cách
không đòi hỏi sản xuất nhiều hơn và bóp méo thương mại ở cấp quốc
gia và quốc tế, để các ngành công nghiệp mới có thể được tạo lập một
nền cơ bản bền vững về môi trường và kinh tế.
Quy trình thể chế và sự tham gia
o Quy trình liên cơ quan do Ủy ban về Tăng trưởng xanh chủ trì là một
cách tiếp cận sáng tạo để lập quy hoạch nhằm tìm kiếm sự điều phối
tốt hơn trong lập chính sách giữa các bộ tài chính, giao thông, năng
lượng, môi trường, đất đai, du lịch và những ngành khác, để quyết
định đầu tư được hướng dẫn bởi các quy trình đa ngành.
o Nỗ lực liên kết rõ ràng giữa chiến lược Tăng trưởng Xanh với thiết kế
các mục tiêu trung hạn của đất nước cho việc giảm phát thải khí nhà
10


o

o

o


o

o

kính đưa ra một cơ hội quan trọng mang tầm chiến lược để kết nối
giữa chính sách tăng trưởng và phát triển với những giải pháp để giải
quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nếu thành công, điều này sẽ chứng tỏ
rằng những thay đổi trong các hệ thống kinh tế có thể đồng thời
chuyển sự thịnh vượng và ứng phó toàn diện đối với những thách thức
của biến đổi khí hậu.
Đồng thời, khuyến khích các ngành tư nhân và xã hội dân sự như là
các bên liên quan và đối là một điều căn bản. Các tổ chức xã hội dân
sự ở Hàn quốc tham gia chủ động vào trong những cuộc tranh luận về
Tăng trưởng Xanh, và có tiếng nói về những mối quan tâm hoặc đóng
góp ý kiến cho việc thiết lập và thực hiện các chính sách tăng trưởng
xanh.
Hàn quốc nên thúc đẩy một quy trình đối thoại rộng rãi và tư vấn với
ngành ngang của tất cả các bên liên quan nhằm tích hợp hỗ trợ cần
thiết của công chúng để chứng minh tính cần thiết cho sự thành công
của các chính sách công chuyển đổi. Bài học từ các nước khác.
Các chính phủ nên cẩn thận cân nhắc giữa các chi phí và lợi ích của
kinh tế, xã hội, môi trường của những chiến lược và các lựa chọn
chính sách khác nhau, bao gồm “đầu tư xanh” với ý nghĩa là đạt được
nền kinh tế xanh hơn. Điều này cụ thể quan trọng trong thời gian
khủng hoảng kinh tế, khi vấn đề việc làm đang bị đe dọa và các ngành
công nghiệp đang tái cơ cấu và trang bị.
Các chính phủ cần thiết lập những thước đo và chỉ số rõ ràng và hợp
lý trong những theo đuổi của nước mình về việc chuyển đổi thành nền
kinh tế xanh, nhằm đảm bảo hành động của họ được hướng dẫn bởi

những mục tiêu, nguyên tắc bền vững, mang tính thuyết phục cũng
như bao quát được vấn đề môi trường. Những thước đo, chỉ số nên
bao gồm, nhưng không hạn chế, đo lường việc giảm sự lệ thuộc vào
các bon, giảm sự khan hiếm sinh thái, cải thiện các nguồn lực và tính
hiệu quả của nhiên liệu, tách rời tăng trưởng và phát triển với việc lạm
dụng các vốn tài nguyên tự nhiên. Những cải thiện hợp lý với các tài
khoản xã hội có thể được xem xét, việc điều chỉnh hệ thống Tài khoản
quốc gia, để tránh sự quá phụ thuộc vào tài khoản và báo cáo vào
GDP, hỗ trợ các thước đo tăng trưởng theo “số lượng” mà chưa theo
“chất lượng”.
Có một sự gia tăng đáng kể trong đầu tư và tư nhân trong các ngành
xanh như công nghệ sạch, nguồn năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền
vững, xây dựng xanh, các thành phố và giao thông bền vững, cơ sở hạ
tầng sinh thái là những thành phần cần thiết để có bước nhảy vọt trong
thay đổi quy trình.
11


o Tuy nhiên, chỉ đầu tư có mục tiêu mà không đi đôi với cải cách chính
sách quốc tế và trong nước sẽ không tạo ra những điều kiện cần thiết
cho những vấn đề mới nổi của một nền kinh tế xanh. Các chính phủ
nên nắm lầy tiêu chuẩn toàn diện của các giải pháp chính sách, loại bỏ
những chính sách sai ảnh hưởng đến nền kinh tế, bao gồm bao cấp
không bền vững hoặc những khuyến khích khác khai thác quá mức tài
nguyên và gây ô nhiễm như các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp,
nghề cá, lâm nghiệp, khai khoáng và công nghiệp.
o Các nước đang phát triển và các nước nền kinh tế mới nổi đối mặt với
những thách thức cụ thể của việc đạt được tăng trưởng kinh tế bền
vững, giảm đói nghèo, và tăng cường sự thịnh vượng trong khi chuyển
nền kinh tế sang nền kinh tế xanh. Cân bằng với các mục tiêu chính

sách quan trọng một cách công bằng là trọng tâm của nền kinh tế
xanh.
o Đưa ra một quy trình của những thay đổi trong dịch chuyển có thể tái
định hướng phân bổ nguồn và thiết lập tầm nhìn dài hạn hướng tới con
đường phát triển và tăng trưởng xanh và bền vững đòi hỏi có sự theo
sát của lãnh đạo.
o Đồng tời, xây dựng một nền tảng vững như một quy trình đòi hỏi đối
thoại với nhiều đối tượng liên quan và sự tham gia và đóng góp hiệu
quả các bên liên quan, nhằm đạt được sự hỗ trợ của công chúng để có
thể chứng minh sự cần thiết đối với thành công của các chính sách
công chuyển đổi.
4. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Hàn quốc
Từ năm 1962 cho đến giữa những năm 1990, Hàn quốc đã thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế 5 năm dựa trên học thuyết tăng trưởng theo số
lượng. Các kế hoạch kinh tế được xây dựng trên tiền đề cho rằng lao động
và vốn là các yếu tố chủ đạo trong sản xuất trong lý thuyết tăng trưởng theo
số lượng. Tăng trưởng mở rộng trong lao động và vốn đã tạo nên tăng
trưởng mở rộng có thể có những điều này thường đem lại hậu quả đi kèm là
mâu thuẫn giữa tăng trưởng và chất lượng cuộc sống, dẫn đến ô nhiễm và
hủy hoại môi trường.
Mặc dù tiến trình kinh tế có hiệu quả, Hàn quốc vẫn phải đối mặt với một số
thách thức và mâu thuẫn đòi hỏi phải cải tổ và có cách tiếp cận sáng tạo
trong những lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và môi trường. Hàn quốc là
nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ sáu trên thế giới và là nước nhập khẩu khí
đốt hóa lỏng lớn thứ hai trên thế giới. Nhìn chung, nước này nhập khẩu 97%
12


tổng năng lượng yêu cầu. Tính đến sự phụ thuộc nhập khẩu năng lượng rất
cao, nước này bị ảnh hưởng nặng nề do sự lên xuống trong giá và cung năng

lượng. Vào năm 2008, khi giá dầu đạt đến gần 150 đô la Mỹ một thùng, Hàn
quốc đã tiêu trên 140 tỷ đô la Mỹ để nhập khẩu năng lượng. Điều này đã thể
hiện hơn một phần ba doanh số 400 tỷ đô la Mỹ của nước này từ xuất khẩu,
gây ra sự chỉ trích đối với Hàn quốc buộc khai thác những nguồn khác trong
cung cấp năng lượng.
Công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến một áp lực mạnh lên môi trường
và tài nguyên thiên nhiên như nguồn nước, rừng, đa dạng và môi trường đô
thị. Điều này cần giảm áp lực lên môi trường bằng việc xác định lại các
chiến lược tăng trưởng theo những cách tích hợp các mục tiêu kinh tế và môi
trường tốt hơn.
Phát thải các bon của Hàn quốc đã gia tăng đáng kể trong suốt 15 năm qua,
khiến cho Hàn quốc là một trong những quốc gia có tốc độ tăng phát thải cac
bon nhanh nhất. Nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu đòi hỏi những
giải pháp cấp thiết liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bao
gồm bơm đầu tư thêm để làm giảm nhẹ những thiệt hại gây ra bởi biến đổi
khí hậu.
Để ứng phó với những thách thức đó, các nhà lãnh đạo Hàn quốc đang tập
trung nỗ lực lên phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ thân thiện
với môi trường nhằm thúc đẩy nền kinh tế thông qua đầu tư thêm, sáng tạo
và người lao động trong khi tối thiểu hóa các tác động tiêu cực lên môi
trường. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Lee Myung-Bak công bố một chiến
lược “tăng trưởng xanh các bon thấp” như một tầm nhìn mới để hướng dẫn
xây dựng dài hạn vào 15 tháng tám, 2008, trong suốt lễ kỷ niệm 60 năm thiết
lập Đại hàn dân quốc. Chính phủ Hàn quốc đã thể hiện Tầm nhìn Tăng
trưởng Xanh như một cách tiếp cận phát triển sáng tạo bao gồm chuyển đổi
căn bản học thuyết tăng trưởng của nước này từ “tăng trưởng theo số lượng”
sang “tăng trưởng theo chất lượng”. Tầm nhìn mới này dựa trên một chiến
lược dài hạn của tăng trưởng xanh đến 2050, được thực hiện thông qua các
Kế hoạch 5 năm cho Tăng trưởng xanh.
Theo học thuyết mới về tăng trưởng theo chất lượng, những yếu tố cần thiết

trong sản xuất là những ý tưởng mới, sáng tạo và công nghệ cao. Tăng
trưởng kinh tế dựa vào những định hướng này được mong đợi là có sự tập
trung lớn và tăng trưởng theo chất lượng, không giống như tăng trưởng theo
số lượng như trong quá khứ. Cách tiếp cận này xúc tiến một mối quan hệ
13


qua lại có lợi cho tăng trưởng kinh tế và môi trường. Chiến lược tăng trưởng
xanh có ba mục tiêu chủ yếu:
1) Tạo ra những năng lượng mới với con đường tăng trưởng bền vững và
cao hơn bằng cách phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với
môi trường và các bon thấp.
2) Đảm bảo tính bền vững về môi trường và khí hậu; và
3) Đóng góp cho đàm phán quốc tế chống lại biến đổi khí hậu
Việc thiết lập những mục tiêu này nhằm đưa ra nền tảng cho chiến lược tăng
trưởng xanh, được kết nối thông qua gói kích thích xanh khá lớn và một kế
hoạch hành động cho 5 năm tiếp theo.
Kích thích tăng trưởng xanh
Sự bùng nổ khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008 đã gây ra giảm tỷ lệ
tăng trưởng của Hàn quốc xuống dưới 4% trong quý 4 năm 2008. Đây là
một sự suy giảm mạnh khi so sánh với tỷ lệ tăng trưởng trung bình giữa 7 và
8% trong vòng 10 năm qua.
Hàn quốc đã đưa ra “Thỏa thuận mới xanh vào ngày 6 tháng 1 năm 2009
như một phương tiện khuyến khích tạo việc làm và tái thiết nền kinh tế. Gói
kích thích bao gồm các chính sách tài chính, tài khóa và thuế, tổng tiền lên
đến 38.1 tỷ đô la Mỹ, tương đương với 4% của GDP, thực hiện trong giai
đoạn 2009 – 2012. Tổng lượng tiền là 30.7 tỷ đô la Mỹ (khoảng 80% gói
kích thích) được phân bổ cho mảng môi trường như năng lượng tái tạo (1.8
tỷ đô la Mỹ), toà nhà hiệu quả năng lượng (6.19 tỷ đô la Mỹ), xe cacbon
thấp (1.8 tỷ đô la Mỹ), tàu hỏa (7.01 tỷ đô la Mỹ) và quản lý nước và chất

thải (13.89 tỷ đô la Mỹ).
Một báo cáo gần đây cho thấy rằng Hàn quốc có hiệu quả trong việc hi tiêu
cho kích thích xanh với gần 20% của quỹ chi cho đến cuối nửa đầu năm
2009, so sánh với chi 3% của hầu hết các nước khác.
Thêm vào đó, Chính phủ Hàn quốc đã thông báo về thu nhập và kết hợp cắt
giảm thuế. Thuế thu nhập bị giảm khoảng 2%. Ngưỡng của khấu trừ thuế
được tăng lên từ 1 triệu lên 1.5 triệu won (xấp xỉ 1,284 – 1,784 đô la Mỹ).
Thuế kết hợp sẽ giảm từ 25% xuống 22% vào năm 2009 và xuống 10% vào
năm 2010 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

14


Những giải pháp này dường như có những đóng góp để kích thích phục hồi
kinh tế. hàn quốc là một trong một số ít các quốc gia thành viên của OECD
đăng ký tăng trưởng tích cực trong quý đầu của năm 2009 (0.1%). Đây được
ghi nhận là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong quý hai (2.3%)
Thỏa thuận mới xanh của Hàn quốc thể hiện một chính sách tạo việc làm và
làm sống dậy nền kinh tế. Trong ngắn hạn, nó có mục đích để ứng phó với
suy thoái kinh tế và trong trung hạn và ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Thỏa thuận mới Xanh sẽ được tiến hành qua năm 2012 trong khi
chiến lược dài hạn sẽ tiếp tục được theo đuổi thông qua các kế hoạch tăng
trưởng xanh 5 năm, giai đoạn đầu được thực hiện từ 2009 đến 2013.
Kế hoạch 5 năm cho Tăng trưởng xanh
Sau kích thích xanh, Hàn quốc thực hiện việc chuyển đổi lớn trong định
hướng nền kinh tế hướng tới chiến lược dài hạn cho tăng trưởng xanh. Vào
tháng Bảy, 2009, nước này đã thông qua Kế hoạch 5 năm cho Tăng trưởng
xanh (2009 – 2013) để phục vụ cho kế hoạch trung hạn thực hiện “tầm nhìn
tăng trưởng xanh, các bon thấp” đã được công bố một năm trước đó.
Kế hoạch 5 năm bao gồm một số dự án đã được công bố trước đó như một

phần của Thỏa thuận mới Xanh. Ví dụ, Kế hoạch 5 năm tích hợp dự án Khôi
phục bốn dòng sông chính trước đó được thiết kế như là dự án chính trong
Thỏa thuận mới Xanh cũng như “chiến lược cho các loại năng lượng tăng
trưởng mới”, được chính phủ Hàn quốc công bố vào 13 tháng Một năm
2009. Kế hoạch 5 năm là tổng hợp của một số các dự án đã có và một số dự
án mới được thiết kế về tăng trưởng xanh, có mối liên hệ là một phần của
chiến lược trung và dài hạn. Trong một số khía cạnh, Kế hoạch 5 năm có mở
rộng Thỏa thuận mới Xanh Hàn quốc trong phần đầu tư chính phủ tổng thế,
một số dự án, và các cải tổ chính sách và tài chính. Trong những trường hợp
khác, kế hoạch này được tích hợp một số dự án đã có, vì thế tập trung vào
các dự án chính phủ Hàn quốc cho thấy tầm quan trọng đầu tiên, như là thúc
đẩy các công nghệ xanh.
Kế hoạch thể hiện một hướng dẫn cho các định hướng chính sách quốc gia
cho tầm nhìn tăng trưởng xanh, các kế hoạch hành động tương lai trong đầu
tư, các mục tiêu cho từng năm, bao gồm vai trò của các bên liên quan như
các bộ, cùng với các cơ quan chính phủ khác đang theo đuổi chiến lược
Tăng trưởng xanh. Theo kế hoạch này, 83.6 tỷ đô la Mỹ, tương đương với
2% GDP, sẽ được chỉ cho lĩnh vực biến đổi khí hậu và năng lượng, giao
15


thông bền vững và phát triển công nghệ xanh (chi tiết xem trong kế hoạch
đầu tư, xem Phụ lục 1).
Kế hoạch 5 năm phác họa 3 chiến lược, 10 định hướng chính sách, và 50 dự
án chủ chốt. Ba chiến lược bao gồm các giải pháp giải quyết các vấn đề biến
đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng, tạo ra các loại năng lượng tăng
trưởng mới, cải thiện chất lượng sống. Thể chế của Hàn quốc được xem như
là một “Luật cơ bản cho Tăng trưởng xanh" sẽ cung cấp những nền lậut pháp
cho chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn quốc. Vào 29 tháng 12 năm 2009,
Quốc hội Hàn quốc đã thông qua luật cơ bản do Tổng thống Lee Myung-Bak

ký vào 13 tháng 1 năm 2010.
Bảng 1:3 chiến lược và 10 định hướng chính sách trong kế hoạch tăng
trưởng xanh 5 năm của Hàn quốc
Chiến lược
Định hướng chính sách
Các giải pháp cho biến đổi khí hậu Giảm phát thải các bon
và an ninh năng lượng
Giảm phụ thuộc năng lượng và tăng
cường đảm bảo đầy đủ năng lượng
Hỗ trợ thích ứng với những tác động
của biến đổi khí hậu
Tạo ra các loại năng lượng tăng Phát triển công nghệ xanh như là
trưởng mới
năng lượng tăng trưởng trong tương
lai
Xanh hóa nền công nghiệp
Phát triển các ngành công nghiệp
cutting edge
Thiết lập cơ sở hạ tầng chính sách
cho tăng trưởng
Cải thiện chất lượng cuộc sống và Thành phố xanh và giao thông xanh
tăng cường thay đổi hiện trạng
Cách mạng xanh trong lối sống
Tăng cường hợp tác toàn cầu về tăng
trưởng xanh
Chỉ cho kế hoạch tăng trưởng xanh được trông đợi là để khuyến kích sản
xuất trị giá 182 đến 206 nghìn tỷ won (tương đương với 141.1 tỷ đô la Mỹ
đến 160.4 tỷ đô la Mỹ) trong suốt thời kỳ 2009 – 2013 với sản lượng khuyến
khích trung bình hàng năm đạt đến 36.3 đến 41.2 nghìn tỷ won. Việc khuyến
khích sản xuất này đem lại 3.5 đến 4.0% GDP ước tính năm 2009. Khuyến


16


khích giá trị gia tăng được tính toàn là 75.0 đến 94.9 nghìn tỷ won, và 58.4
tỷ đến 73.9 tỷ đô la Mỹ) trong hơn 5 năm với trung bình hàng năm là 15.0
đến 19.0 nghìn tỷ won (tương đương 11.7 tỷ đến 14.8 tỷ đô la Mỹ). Những
con số ước tính này dựa trên hai kịch bản được ủy ban cấp cao về Tăng
trưởng xanh tính toán, sử dụng bảng đầu vào - đầu ra để tính toán những
thành tựu kinh tế vĩ mô từ kế hoạch tăng trưởng xanh 5 năm.
Thông qua việc thực hiện kế hoạch 5 năm, chính phủ Hàn quốc mong muốn
tạo việc làm trong ngành công nghiệp xanh cho 1.18 đến 1.47 triệu người
trong suốt 5 năm. Trong thiết kế của 50 dự án trong Kế hoạch 5 năm, có một
chiến lược tập trung đầu tiên vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như dự án khôi
phục bốn dòng sống lớn. Kế hoạch được lập nhằm đảm bảo đầu tư sẽ trực
tiếp đến những ngành công nghệ cao (27 công nghệ chủ yếu) sẽ được cung
cấp những năng lượng cho tăng trưởng tương laic ho đất nước, sử dụng lực
lượng lao động trình độ cao.
Bảng 2: Các tác động kinh tế được ước lượng trong Kế hoạch tăng trưởng xanh 5
năm cua Hàn quốc
Chỉ số/Thời kỳ Những đạt được về mặt kinh tế
Giá trị sản xuất (Tỷ Giá trị sản xuất (Tỷ Tạo
việc
làm
đô la Mỹ)
đô la Mỹ)
(Nghìn người)
Case 1 Case 2
Case 1 Case 2
Case 1 Case 2

2009-2013
141.1 160.4
58.4
73.9
1,561
1,805
Trung
bình 28.3
32.1
11.7
14.8
312
362
hàng năm
Tỷ lệ trung .
.
.
.
..
bình hàng năm 3.5
4.0
1.5
1.8
34.4
39.8..
của GDP (%)..
. GDP 2009 ước lượng = 1,029.5 nghìn tỷ won (= 801.0 tỷ đô la Mỹ)
.. Số người thất nghiệp quý 1 2009 (908.000)
5. Những lĩnh vực chủ yếu trong Chiến lược quốc gia và Kế hoạch 5
năm cho Tăng trưởng xanh

5.1 Biến đổi khí hậu
Đạt được mục tiêu giảm nhẹ có hiệu quả phát thải khí nhà kính và tăng
cường năng lực để thích ứng với biến đổi khí hậu là hai lĩnh vực chính của
chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn quốc. Thông qua thời kỳ 1912 – 2008,

17


nhiệt độ bề mặt trung bình ở Hàn quốc tăng khoảng 1.74%0C, trên mức
trung bình của thế giới. Hơn nữa, trong 40 năm qua, mực nước biển xung
quanh Hàn quốc (đảo Jeju) đã tăng khoảng 22cm, cao hơn gấp ba lần so với
mực nước biển dâng trung bình toàn cầu.
Phát thải cac bon của Hàn quốc trong tổng số và trên đầu người giữa 1990
và 2005, khiến cho nước này có nguồn gia tăng phát thải nhanh nhất trong
nhóm các nước thuộc OECD (xem phụ lục 5). Điều này gây nên mối quan
ngại về các tác động của biến đổi khí hậu của đất nước có tốc độ tăng trưởng
và công nghiệp hóa nhanh như Hàn quốc.
Theo các thông tin cơ bản ngành, phát thải khí nhà kính Hàn quốc tập trung
vào ngành điện và hơi nóng, sản xuất, giao thông, sản xuất công nghiệp.
Phát thải liên quan đến năng lượng từ tất cả các ngành lên đến 456.6 Mt
CO2e vào năm 2005, chiếm mức lớn về phát thải khí nhà kính (xem hình 2).
Ủy ban cấp cao của Hàn quốc về tăng trưởng xanh ước lượng rằng theo kịch
bản mô hình dự báo khí hậu, phát thải cacbon của Hàn quốc được ước tính
gia tăng 30% trước năm 2020.
Nồng độ cacbon của nền kinh tế Hàn quốc đã giảm đáng kể từ năm 1997
(xem hình 3), nhưng vẫn còn tương đối cao so với các nước thành viên của
nhóm OECD.
Thực tế, so với trung bình của IEA, phát thải khí CO2 trên một đơn vị GDP
vào năm 2004 cao hơn 40% của Nhật bản, gần 23% cao hơn trung bình của
IEA Thái bình dương (Úc, Nhật bản, Hàn quốc và New Zealand), và 15%

cao hơn trung bình của tất cả IEA.
Hàn quốc là một nước không thuộc phụ lục 1, và không bị bắt buộc phải cắt
giảm phát thải theo NĐT Kyoto. Tuy nhiên, là một nước đang trong quá
trình tăng trưởng và là thành viên của OECD, Hàn quốc đang đóng vai trò
quan trọng trong những nỗ lực toàn cầu để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Báo cáo tổng quan thực hiện môi trường Hàn quốc năm 2006 của OECD
nhấn mạnh rằng phát thải CO2 cũng như việc sử dụng năng lượng, thuốc trừ
sâu thuộc loại cao nhất trong nhóm các nước thuộc OECD liên quan đến
GDP. Báo cáo cũng đề xuất rằng Hàn quốc thiết lập một kế hoạch quốc gia
tiếp theo về biến đổi khí hậu với “mục tiêu cụ thể và các giải pháp tốt để

18


thực hiện qua vài năm tới để giảm tỷ lệ tăng phát thải khí nhà kính nhằm
tham gia chủ động trong quy trình của UNFCCC”.
5.1.1 Kế hoạch tăng trưởng xanh và các mục tiêu
Tại hội nghị thượng đỉnh các nước G8 mở rộng tại Toyako, Hokkaido, Nhật
bản vào tháng Bảy 2008, tổng thống Lee Myung-bak đã chỉ ra rằng Hàn
quốc sẽ tuyên bộ mục tiêu giảm phát thải trung hạn vào năm 2009. Hàn quốc
tuyên bố vào ngày 4 tháng Tám năm 2009 rằng nước này sẽ tự nguyện tham
gia giảm phát thải cácbon trước năm 2020, từ mức năm 2005, sử dụng một
mục tiêu từ ba lựa chọn. Theo những kịch bản này, phát thải của nước này sẽ
được giảm xuống 21, 27, 30% so với tăng trưởng dự kiến vào 2020/
Hộp 1: Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trung hạn của Hàn quốc
vào năm 2020
Kịch bản 1: 21% cắt giảm từ BAU (8% gia tăng từ mức năm 2005)
Đã đạt được thông qua thực hiện các giải pháp với chi phí ngắn hạn nhưng
lợi ích dài hạn tiềm năng.
Kịch bản 2: 27% cắt giảm từ BAU (quay trở về mốc năm 2005)

Thực hiện các giải pháp bổ sung từ kịch bản 1, có chi phí giảm nhẹ dưới
50,000 Won (xấp xỉ 28 đô la Mỹ) trên một tấn CO2.
Kịch bản 3: 30% cắt giảm từ BAU (4% cắt giảm từ mức năm 2005)
Thực hiện các giải pháp tích cực với chi phí giảm nhẹ cao
Chú ý:
Phát thải khí nhà kính của Hàn quốc năm 2005 = 594 MtCO2e
BAU: Business as Usuala
Không bao gồm chi trả cho quản lý rừng.
Vào 17 tháng 9 năm2009, Ủy ban cấp cao về Tăng trưởng xanh đã tuyên bố
một quyết định chủ trì bởi tổng thống Lee Myung –Bak thông qua hầu hết ba
lựa chọn tham vọng này, là cắt giảm được 30% lượng phát thải trong tương
lai.
Cùng với mục tiêu giảm nhẹ trung hạn, các sáng kiến biến đổi khí hậu nằm
trong kế hoạch tăng trưởng xanh năm năm bao gồm việc thông qua khung
luật pháp và điều lệ, buôn bán phát thải cácbon, tạo ra hệ thống báo cáo
19


kiểm kê khí nhà kính quốc gia năm 2010, thêm vào đó để nâng cao nhận
thức công chúng. Những giải pháp khác được công bố bao gồm việc thông
qua các tiêu chuẩn phát thải tự động mới, một chương trình chất thải đến
năng lượng để giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ các nguyên liệu là chất
thải, tăng cường giao thông các bon thấp, giới thiệu loại bong đèn LED, các
tiêu chuẩn cách nhiệt khắc khe dành cho các tòa nhà, phát triển các công
nghệ thu và giữ các bon. Một luật cơ bản về các bon thấp và tăng trưởng
xanh, trong đó được Quốc hội Hàn quốc thông qua vào tháng 12 năm 2009,
cung cấp những luật cơ bản cho chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn quốc,
bao gồm các giải pháp cho biến đổi khí hậu.
Thị trường cacbon được dự đoán là một công cụ chính sách lớn trong giảm
phát thải khí nhà kính trong kế hoạch Hàn quốc. Xa hơn nữa, nó được mong

đợi rằng thị trường các bon sẽ tạo ra một hình thức kinh doanh sáng kiến
môi trường cho ngành công nghiệp trong nước và quốc tế. Mặc dù tính cụ
thể của thị trường các bon, bao gồm đấu giá giá của giấy phép xả thải
cácbon, và ngành công nghiệp được áp dụng theo cơ chế này, nhưng vẫn
chưa được xác định thực sự rõ ràng, Hàn quốc được xác định để vốn hóa thị
trường này.
Rừng chiếm hơn hai phần ba bề mặt đất đai Hàn Quốc. Tiềm năng từ giảm
phát thải từ lĩnh vực rừng được mong đợi sẽ tăng từ 1.452 tỷ tấn CO2 đến 1.6
tỷ tấn CO2 vào năm 2013. Kế hoạch năm năm cũng đưa ra tài trợ cho các dự
án lâm nghiệp tại Hàn Quốc. Thêm vào đó, việc thiết lập “Hệ thống điểm
cacbon” sẽ đạt được mục tiêu giảm phát thải các bon hoặc buôn bán các sản
phẩm các bon thấp với “điểm cácbon”, có thể trao đổi ngoài công chún.
Tháng 10, 2008, Bộ Môi trường Hàn quốc phát động chiến dịch nâng cao
nhận thức công chúng với tiêu đề “Phong trào khởi động xanh”. Những
người tham gia ban đầu của chương trình là những công chức của cơ quan
chính phủ, cơ quan địa phương và các nhóm dân sự. Bộ này tìm kiếm sự mở
rộng của phong trào giữa quần chúng nhân dân.
Kế hoạch 5 năm bao gồm các giải pháp thực hiện đánh giá rủi ro khí hậu và
xây dựng kế hoạch hành động để chuẩn bị cho những tác động của biến đổi
khí hậu lên cơ sở hạ tầng, sức khỏe, quản lý nước, nông nghiệp, đa dạng sinh
học và nhà ở, và các lựa chọn để ứng phó với chúng. Nhữn nỗ lực sẽ tập
trung vào cải thiện giá trị dự báo biến đổi khí hậu.
Bảo vệ nguồn nước là một yêu cầu cấp thiết trong các mục tiêu thích ứng với
biến đổi khí hậu. Dự kiến, khoảng 1.3 tỷ m3 nước sẽ được đảm bảo trước
20


năm 2012, là một phần trong dự án Khôi phục bốn dòng sống chính (xem
thảo luận bên dưới). Hệ thống phòng vệ sinh thái sẽ được xây dựng thông
qua việc thiết lập các chương trình quản lý hệ sinh thái rừng và bảo vệ rừng.

Hàn quốc nhằm mục đích gia tăng năng lực nguồn rừng quốc gia từ 862
triệu m3 lên 953 triệu m3 bằng các chương trình tăng cường bảo vệ rừng và
quản lý hệ sinh thái rừng.
5.1.2 Tổng quan
Là một nước không thuộc phụ lục I theo Nghị định thư Kyoto, Hàn quốc
tuyên bố một mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu trung hạn quốc gia là một
bước tự nguyện rất đáng hoan nghênh. Chính phủ Hàn quốc đã làm rõ rằng
mục tiêu giảm phát thải các bon không mang tính điều kiện như là kết quả
của hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 12 năm 2009.
Đây là một “hành động giảm nhẹ tự nguyện và đơn phương thực hiện mà
không có sự hỗ trợ nước ngoài”.
Mặc dù mức độ của giảm phát thải là Hàn quốc có thể phải đảm nhận theo
khung đàm phán biến đổi khí hậu toàn cầu vẫn chưa được xác định, có một
sự rõ ràng đạt được những mục tiêu của tăng trưởng xanh các bon thấp sẽ
đòi hỏi nỗ lực giảm nồng độ các bon của kinh tế Hàn quốc và nhịp độ tăng
trưởng phát thải cacbon.
Năm 2004, Hàn quốc đã ghi nhận sự gia tăng 105% trong phát thải cacbon
đi ôxít so sánh với mức phát thải những năm 1990; tỷ lệ này đứng thứ hai
chỉ sau Trung quốc. Phát thải trong tương lai được dự đoán là sẽ tăng nhanh.
Cả hai kịch bản tham khảo và kịch bản phát thải thấp, các dự án do Cơ quan
năng lượng quốc tế chỉ ra rằng tăng trưởng phát thải cácbon ở Hàn quốc sẽ
giữ ở trên mức trung bình của các nước thành viên OECD. Theo kịch bản
tham khảo, giả sử rằng mức tăng trưởng phát thải tiếp tục từ mức năm 2002,
Hàn quốc sẽ tăng phát thải đến gần 35% vào năm 2025, ít hơn 15% so với
toàn bộ các nước OECD. Theo kịch bản phát thải thấp, phát thải cac bon của
Hàn quốc có thể tăng nhẹ ít hơn 25% vào năm 2025, so với 5% của toàn bộ
các nước OECD. Điều này là thách thức với Hàn quốc khi phải giảm phát
thải khí nhà kính, nhằm đạt được sự tương đồng với các nước khác thuộc
OECD.
Có các quan điểm tương đồng rằng đạt được mục tiêu giảm thiểu toàn cầu sẽ

giới hạn sự gia tăng nhiệt độ từ thời kỳ tiền công nghiệp dưới 2oC.

21


Nỗ lực toàn cầu để khắc phục biến đổi khí hậu được hướng dẫn giữa những
nước khác nhau, bởi nguyên tắc chung nhưng có phân biệt trách nhệm và
năng lực tương quan. Kết quả là, mức độ giảm phát thải như nhau do các
nước thuộc phụ lục I phải thực hiện có thể không yêu cầu đối với Hàn quốc.
Tuy nhiên, rõ ràng rằng mục tiêu càng tham vọng, đóng góp lớn hơn sẽ đưa
lại những hành động cấp thiết trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Biến đổi
khí hậu thể hiện là những thách thức nghiêm trọng trong sự phát triển trong
tương lai, sự thịnh vượng và an ninh chống lại thiên tại và các rủi ro khí hậu
khác của chính Hàn quốc mà cần được chú trọng để giảm phát thải khí nhà
kính.
Chính phủ Hàn quốc đã tuyên bố rằng mục tiêu giảm phát thải 30% khí nhà
kinh thể hiện mục tiêu giảm thải cao nhất do Ủy ban liên chính phủ về biến
đổi khí hậu đề xuất cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn
quốc nhận thấy những chỉ số như tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số, và
giải thiết giá dầu sử dụng để lên kế hoạch phát thải trong tương lai theo kịch
bản tham khảo trước năm 2020 có thể cần đến sự điều chỉnh để phản ánh
những thay đổi trong điều kiện cụ thể của năm 2020. Điều này đặt ra vấn đề
kiểm kê phát thải nhằm đảm bảo dữ liệu chính xác.
Vào ngày 29 tháng 12 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Khung hành động
về Tăng trưởng xanh cacbon thấp. Vào ngày 06 tháng 4 năm 2010, chính
phủ đã thông qua nghị định về Khung hành động về tăng trưởng xanh
cacbon thấp trong hội nghị nhóm các thành viên chính phủ lần thứ 15. Cả
luật và nghị định thi hành đều có hiệu lực vào 14 tháng 4 năm 2010. Luật
bao gồm một hệ thống yêu cầu báo cáo về phát thải các bon của tất cả các
ngành công nghiệp sử dụng năng lượng và thải cácbon. Điều này đặt ra một

nền tảng cơ bản cho việc tạo ra một hệ thống buôn bán các bon. Luật cơ bản
đề cập đến phát thải nhưng lại chưa đưa ra cấu trúc thực hiện, phương pháp
phân bố chứng chỉ phát thải cácbon, sự đồng thuận của các ngành và những
chi tiết cụ thể khác cho việc thực hiện các luật đề ra quyết định.
Việc tạo ra cơ chế buôn bán phát thải các bon là một bước quan trong trước
mắt. Tuy nhiên, tính hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào loại phát thải thực tế,
cơ chế phân bổ chứng chỉ phát thải, sự tương đồng ngành. Cụ thể, liệu rằng
ngành tạo ra năng lượng, ngành công nghiệp tự động và thép và các ngành
phát thải cao khác có được bao quát hết hay không, cách tài trợ thông
thường cho những khoản tiền phát thải, sẽ được xác định. Ví dụ, tỷ phần
năng lượng tái tạo tiềm năng sẽ dẫn đến phát thải các bon nic thấp hơn có
thể dễ dàng được nhân rộng bởi cơ chế buôn bán các bon, cho phép các nhà
22


máy năng lượng nhận những khoản tiền cho không hoặc thực hiện dưới sự
giám sát phát thải cứng rắn.
Là một nước không thuộc Phụ lục I bắt buộc nộp báo cáo hàng năm về giảm
phát thải khí nhà kính theo NĐT Kyoto, tuy nhiên, Hàn quốc vẫn nộp báo
cáo định kỳ trong thông báo quốc gia của nước này. Một bước tiếp xa hơn
sáng tạo trong hệ thống kiểm kê khí nhà kính quốc gia sẽ được xem xét kết
hợp những điều cơ bản mang tính giải pháp, báo cáo đa dạng theo yêu cầu
báo cáo toàn cầu hiện tại hoặc tương lai của UNFCCC và NĐT Kyoto.
Kế hoạch 5 năm xác định thích ứng với biến đổi khí hậu là ưu tiên chính của
Hàn quốc. Một phần lớn quỹ được thiết lập cho thích ứng với biến đổi khí
hậu sẽ được sử dụng như một phần của Dự án khôi phục bốn dòng sông lớn
(thảo luận bên dưới). Đối với Hàn quốc và các nước khác ở Châu Á, mực
nước biển dâng và lũ lụt đi kèm là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất
gây ra bởi biến đổi khí hậu. Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC chỉ ra
rằng nước biển dâng lên một mét với thủy triều cao và bão, ước lượng

khoảng 2,643 km2 hoặc khoảng 1.2% tổng diện tích của bán đảo Hàn quốc
có thể bị ngập. Các giải pháp ứng phó với nước biển dâng có thể là phòng
vệ, thích nghi và rút lui. Các hoạt động kinh tế xã hội cần thiết và dân số
hiện tại tập trung cao ở khu vực bờ biển, phòng vệ nên được duy trì một khu
vực trọng tâm ở Châu Á. Báo cáo của IPCC đề xuất rằng việc xây dựng
phòng vệ ở khu vực bờ biển cho 5 năm đến 1000 năm do bão tác động cần
thiết được xem xét đến.
Một số các giải pháp được xác định theo dự án khôi phục bốn dòng sống
chính được đưa ra để phòng vệ. Đồng thời, rừng và đất ngập nước chiếm
một phần lớn diện tích bán đảo Hàn quốc, nếu được bảo tồn hợp lí để đảm
bảo tính khôi phục, có thể đóng chức năng cơ sở hạ tầng quan trọng và đưa
ra những cách phòng vệ tự nhiên chống lạo những thảm họa gia tăng cùng
với biến đổi khí hặunh bão, lốc xoáy, lũ lụt, nước biển dâng. Tuy nhiên, là
kết quả của sự ấm lên toàn cầu, độ che phủ của rừng lá rộng Hàn quốc được
dự đoán sẽ giảm từ 20-35%, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì
phòng hộ tự nhiên chống lại các tác động khí hậu trong tương lai. Điều này
cho thấy việc bảo vệ rừng cần được tăng cường để giảm các tác động của
biến đổi khí hậu.
Việc thực hiện khôi phục sinh thái, thông qua tái trồng rừng, bao gồm tái
trồng rừng ven sông có thể tăng cường đáng kể tính khôi phục. Tổng quan
một lượng lớn các dự án khôi phục theo các nghiên cứu của UNEP về Kính
23


tế hệ sinh thái và đa dạng sinh học (TEEB) đề xuất rằng thông qua khôi phục
hệ sinh thái, những cải thiện phục hồi có thể được nhận thấy trong ba lĩnh
vực thích ứng: đó là (1) an ninh nước ngọt; (2) an ninh lương thực (cả thủy
sản nuôi trồng và sản xuất nông trang nhỏ); và (3) quản lý rủi ro thảm họa tự
nhiên (bão, lốc, lũ lụt, hạn hán).
5.2 Hiệu quả năng lượng

Việc thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng xanh cũng như là đưa tăng
trưởng các bon thấp kết hợp một sự tăng trưởng kinh tế phát thải nhiều các
bon và sử dụng nhiều năng lượng. Điều này yêu cầu việc cắt giảm đáng kể
các bon và sử dụng nhiều năng lượng. Hàn quốc đối mặt với nhiều thách
thức, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hơn so với các nước thuộc
OECD. Báo cáo của OECD năm 2006 chú thích rằng “Hàn quốc là một
trong số ít các nước OECD đã không cải thiện được mức độ tập trung năng
lượng (năng lượng sử dụng trên một đơn vị GDP) so với năm 1990”.
5.2.1 Kế hoạch tăng trưởng xanh và các mục tiêu
Kế hoạch năm năm bao gồm các giải pháp hướng tới các ngành công nghiệp
phát thải cao, thông qua “thỏa thuận được đàm phán” giữa chính phủ và các
công ty tiêu dùng năng lượng lớn nhằm giảm tiêu dùng năng lượng. “Thỏa
thuận được đàm phán” sẽ được áp dụng với các công ty với một lượng tiêu
dùng năng lượng hàng năm vượt quá 500 nghìn TOE vào năm 2010, vượt
quá 50 nghìn TOE vào năm 2011, và vượt quá 20 nghìn TOE vào năm 2012.
Trong lĩnh vực giao thông, sẽ có những tiêu chuẩn mới để tăng hiệu quả
nhiên liệu cho lĩnh vực tự động hóa và thể chế một hệ thống báo cáo về các
công ty giao thông với tiêu dùng năng lượng cao (thảo luận ở phần 2.4 bên
dưới). Một lệnh cấm về các đèn làm nóng, được xem xét để có mức tiêu tốn
năng lượng ít hơn, sẽ đượcd dưa ra trước năm 2013 nhằm thúc đẩy việc sử
dụng bóng đèn LED với hiệu quả năng lượng cao hơn 3-5 lần so với hiện
nay.
Hệ thống giá điện sẽ bị thay đổi vào hệ thống giá điện dựa vào chi phí. Điều
này được mong đợi rằng những thay đổi trong giá sẽ đưa ra những tín hiệu
mạnh mẽ để phối hợp và những người sử dụng năng lượng hộ gia đình có
thể sẽ thay đổi hành vi và sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn. Đồng thời, điều
này cho thấy là một nỗ lực để tối thiểu hóa những tác động của giá năng
lượng lên các hộ gia đình có thu nhập thấp với mục tiêu giảm số lượng hộ

24



gia đình sử dụng năng lượng là 10% trong tổng số năng lượng họ sử dụng từ
7.3% của tổng số các hộ gia đình vào năm 2009 xuống 5% vào năm 2013.
Nhìn chung, việc thiết lập các giải pháp phát triển và việc phổ biến sử dụng
các phương tiện xe cộ có khả năng sử dụng nhiều loại nhiên liệu đa dạng,
việc thông qua các tiêu chuẩn chặt chẽ về hiệu quả nhiên liệu, bảo tồn năng
lượng và các tòa nhà xanh, và việc thúc đẩy đầu tư vào các thiết bị bảo tồn
năng lượng nên tăng tổng hiệu quả năng lượng từ 0.317 tấn dầu tương đương
TOE/US$’ 000 vào năm 2009 đến 0.290 TOE/US$’000 vào năm 2013 đến
0.233 TOE/US$’000 vào năm 2020.
5.2.2 Tổng quan
Tăng cường hiệu quả năng lượng có tầm quan trọng cụ thể mà các ngành sử
dụng nhiều năng lượng và sản xuất còn chiếm đa số trong nền kinh tế Hàn
quốc. Với ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới và sản xuất thép lớn
thứ năm trên thế giới, công nghiệp ở Hàn quốc chiếm đến 27.9% GDP, trên
mức trung bình 17.4% của các nước thuộc OECD.
Vào năm 2004, chính phủ Hàn quốc đã thông qua kế hoạch Nâng cao hiệu
quả và bảo tồn năng lượng tổng thể, thiết lập những mục tiêu tăng cường
năng lượng để năng lượng Hàn quốc được giảm từ 0.359 TOE/US$’000 vào
năm 2004 xuống 0.328 vào năm 2007, sau đó là 0.294 vào năm 2012. Trong
tổng quan chính sách năng lượng Hàn quốc vào năm 2006, Cơ quan năng
lượng quốc tế chú thích rằng các mục tiêu hiệu quả năng lượng hiện tại của
Hàn quốc không cao và có thể cải thiện. Các mục tiêu mới thiết lập theo Kế
hoạch năm năm để tăng cường hiệu quả và bảo tồn năng lượng tổng thể. Tuy
nhên, mức độ năng lượng sẽ vẫn còn trên so với mức độ của hầu hết các
quốc gia IEA (xem hình 5).
Việc cấm các bóng điện không hiệu quả cùng với các chính sách được thực
hiện tại một số các quốc gia trên thế giới. Các giải pháp được phác họa về
các loại đèn chiếu sáng được tuyến bố tại các nước như Úc (trước 2010),

Philippin (trước 2010), và một số quốc gia thành viên của Liên minh Châu
âu (trước 2012). Tại Đan Mạch, lệnh cấm được thi hành vào tháng 10, 2009.
Việc tập trung vào những nỗ lực để giảm mức độ tiêu thụ năng lượng trong
các ngành công nghiệp sẽ phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc thực hiện các
thỏa thuận tự nguyện với ngành công nghiệp. Nơi nào mà cách tiếp cận
không mới ở Hàn quốc, được trải qua thực tế trong quá khứ, có thể được yêu

25


×