Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Khảo sát tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường chưa được chẩn đoán và các yếu tố liên quan ở người trưởng thành có yếu tố nguy cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 120 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG BẢO TRÂN

KHẢO SÁT TỶ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG,
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CHƯA ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

oo0oo



VƯƠNG BẢO TRÂN

KHẢO SÁT TỶ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG,
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CHƯA ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ

CHUYÊN NGÀNH: NỘI TIẾT
MÃ SỐ: NT 62 72 20 15

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS TRẦN QUANG NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận án này tơi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô trong bộ môn Nội tiết và phòng Sau Đại học
Đại học Y dược TPHCM đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành khóa học và luận án này.
Xin cám ơn lãnh đạo bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, các bác sĩ và điều dưỡng
khoa Khám bệnh, khoa Xét nghiệm và khoa Nội tiết đã giúp đỡ tôi thực hiện luận án

và xin đặc biệt cảm ơn những người đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu, giúp tơi có
được số liệu cho luận án.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Quang Nam, người Thầy chu đáo
và trách nhiệm, luôn động viên, chia sẻ những khó khăn và hướng dẫn tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện luận án này.
Cuối cùng, xin cám ơn Bố, Mẹ, Chị và người bạn thân của tôi đã động viên, luôn
đồng hành cùng tôi và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận án này.
Tác giả luận án
Vương Bảo Trân

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, có sự hướng dẫn
hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Trần Quang Nam. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2022
Người thực hiện đề tài

Vương Bảo Trân

.


.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Tiền ĐTĐ .............................................................................................................4
1.2. ĐTĐ chưa được chẩn đoán ..................................................................................7
1.3. Cơ chế bệnh sinh của diễn tiến từ tiền ĐTĐ đến ĐTĐ ......................................10
1.4. Các yếu tố nguy cơ của tiền ĐTĐ và ĐTĐ chưa được chẩn đoán .....................12
1.5. Khuyến cáo tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ chưa được chẩn đoán.........................15
1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................................22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................24
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................25
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................................26
2.5. Biến số ................................................................................................................26
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ..........................................32
2.7. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................33
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................33
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................38
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................38
3.2. Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ trong dân số nghiên cứu ..............................................42
3.3. Các yếu tố liên quan đến tiền ĐTĐ - ĐTĐ ........................................................53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................63
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................63

4.2. Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ trong dân số nghiên cứu ..............................................69

.


.

4.3. Các yếu tố liên quan tiền ĐTĐ - ĐTĐ ...............................................................77
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .............................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

NB

Người bệnh


ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTĐ

Đái tháo đường

GHTĐ

Glucose huyết tương đói

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

HT

Huyết tương

KTC

Khoảng tin cậy

NPDNG


Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Q1-Q3

Khoảng tứ phân vị

RLDNG

Rối loạn dung nạp glucose

RLGMĐ

Rối loạn glucose máu đói

RLLM

Rối loạn lipid máu

TB

Trung bình

THA

Tăng huyết áp

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TV

Trung vị

.


.

ii

TIẾNG ANH
TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
ADA

American Diabetes Association

AIC

Akaike Information Criterion

BMI

Body Mass Index

DPP

Diabetes Prevention Program

HDL-C


High-Density Lipoprotein Cholesterol

IDF

International Diabetes Federation

IEC

International Expert Committee

LDL-C

Low-Density Lipoprotein Cholesterol

NHANES

National Health and Nutrition Examination Survey

OR

Odds Ratio

WHO

World Health Organization

.



.

iii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

American Diabetes Association

Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

Diabetes Prevention Program

Chương trình Phịng ngừa Đái tháo
đường

International Diabetes Federation

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế

International Expert Committee

Ủy ban Chuyên gia Quốc tế


National Health and Nutrition

Khảo sát thăm khám về Sức khỏe và

Examination Survey

Dinh dưỡng Quốc gia

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ ...........................................................5
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân trắc, tiền sử và bệnh đồng mắc của dân số nghiên cứu
(N=360) .....................................................................................................................38
Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu (N=360) ................................40
Bảng 3.3: Đặc điểm cận lâm sàng của dân số nghiên cứu (N=360) .........................41
Bảng 3.4: So sánh đặc điểm nhân trắc học, tiền sử và bệnh đồng mắc giữa nhóm tiền
ĐTĐ – ĐTĐ và nhóm bình thường (N=360) ............................................................53
Bảng 3.5: So sánh đặc điểm lâm sàng giữa nhóm tiền ĐTĐ – ĐTĐ và nhóm bình
thường (N=360).........................................................................................................55
Bảng 3.6: So sánh đặc điểm cận lâm sàng giữa nhóm tiền ĐTĐ – ĐTĐ và nhóm bình

thường (N=360).........................................................................................................57
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa các đặc điểm với tiền ĐTĐ – ĐTĐ (phân tích đơn biến)
...................................................................................................................................58
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa các đặc điểm với tiền ĐTĐ – ĐTĐ (phân tích đa biến
– Mơ hình A) .............................................................................................................60
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa các đặc điểm với tiền ĐTĐ – ĐTĐ (phân tích đa biến
– Mơ hình B) .............................................................................................................61
Bảng 4.1: Đặc điểm cơ bản dân số của các nghiên cứu trong nước .........................67
Bảng 4.2: Đặc điểm cơ bản dân số của các nghiên cứu ở nước ngoài ......................67
Bảng 4.3: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ của các nghiên cứu trong nước ..........................69
Bảng 4.4: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ của các nghiên cứu ngoài nước ..........................70

.


.

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Diễn tiến glucose huyết tương đói, glucose huyết tương sau 2 giờ uống
glucose, độ nhạy insulin và chức năng tế bào beta tụy trước khi chẩn đoán ĐTĐ trong
nghiên cứu British Whitehall II 13 .............................................................................11
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ trong dân số nghiên cứu (N=360) ..................42
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ NB tiền ĐTĐ dựa vào từng tiêu chí chẩn đốn (n = 218) ...........43
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ NB ĐTĐ dựa vào từng tiêu chí chẩn đốn (n= 66)......................44
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ NB tiền ĐTĐ và ĐTĐ dựa trên glucose HT sau 2 giờ trong NPDNG
phân theo mức glucose HT đói .................................................................................45
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ NB tiền ĐTĐ và ĐTĐ dựa trên glucose HT sau 2 giờ trong NPDNG
phân theo mức HbA1c...............................................................................................46

Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ theo giới .........................................................47
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ theo phân nhóm tuổi ......................................48
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ theo phân loại BMI ........................................49
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ theo béo phì trung tâm ...................................50
Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ theo THA .....................................................51
Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ theo RLLM ..................................................52

.


.

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Biến số trong nghiên cứu .........................................................................31
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu ...............................................................33
Sơ đồ 3.1: Mối liên quan giữa các đặc điểm với tiền ĐTĐ – ĐTĐ (phân tích đa biến
– Mơ hình C) .............................................................................................................62

.


.

1

MỞ ĐẦU
Hiện nay, đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh mạn tính khơng lây hàng
đầu và ngày càng gia tăng trên thế giới, dẫn đến nhiều biến chứng làm giảm chất

lượng cuộc sống, tăng tỉ lệ tử vong và tăng gánh nặng cho xã hội 1.
Tiền ĐTĐ là tình trạng trung gian giữa tình trạng glucose huyết bình thường và
ĐTĐ. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2021, số người trưởng
thành có rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) là 541 triệu người, chiếm 10,6% dân
số thế giới, và dự kiến vào năm 2045 sẽ tăng đến 730 triệu người, chiếm 11,4%. Tuy
nhiên, theo IDF, số liệu về tỉ lệ tiền ĐTĐ ở các quốc gia vẫn cịn chưa đầy đủ2. Bên
cạnh đó, trên thế giới, tỉ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 44,7%, liên tục cao qua các
năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai3. ĐTĐ chưa được chẩn đoán đa số là
ĐTĐ típ 2 và có tới 87,5% tập trung ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp hoặc
trung bình, trong đó có Việt Nam. Việt Nam thuộc khu vực tây Thái Bình Dương là
nơi có tỉ lệ ĐTĐ khơng được chẩn đốn là 52,8%, đứng thứ hai trong các vùng lãnh
thổ trên thế giới3.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với sự già hóa dân số và q trình đơ thị hóa
diễn ra rất nhanh ở những thành phố lớn. Những thay đổi này dẫn đến việc thay đổi
lối sống đáng kể như lối sống tĩnh tại và tiêu thụ lượng lớn những thức ăn giàu
carbonhydrat4. Điều này khiến tốc độ mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ gia tăng rất nhanh và
thay đổi nhiều theo thời gian. Ở nước ta, nếu như năm 1990 của thế kỷ trước, tỉ lệ
bệnh ĐTĐ chỉ từ 1,1 đến 2,25%5,6, thì đến năm 2008, điều tra quốc gia cho thấy tỉ lệ
ĐTĐ chung là 5,7%, tỉ lệ rối loạn glucose máu đói (RLGMĐ) là 18,2% và tỉ lệ
RLDNĐ là 15,4%7. Ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) ở năm 2005, tỉ lệ ĐTĐ chẩn
đốn dựa trên glucose máu đói là 7% 8. Đến năm 2010, nghiên cứu trên 2142 người
ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 12% người có ĐTĐ chưa chẩn đốn dựa trên
glucose huyết đói9. Trên người có yếu tố nguy cơ ĐTĐ, tỉ lệ ĐTĐ chưa chẩn đoán và
tiền ĐTĐ ở tại bệnh viện nhân dân 115 vào năm 2016 lần lượt là 15,3% và 55,8%10.

.


.


2

Có thể thấy tần suất tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở TPHCM tăng rất nhanh trong thời gian
những thập kỷ qua, đặc biệt trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ ĐTĐ.
Mặt khác, tiền ĐTĐ và ĐTĐ chưa chẩn đoán là giai đoạn cần được phát hiện sớm
và can thiệp kịp thời. Đây là giai đoạn khơng có triệu chứng trong một thời gian dài
trong diễn tiến tự nhiên của ĐTĐ típ 2. Ở giai đoạn này đã xuất hiện các biến chứng
tổn thương cơ quan đích, gây đe dọa tính mạng hoặc giảm chất lượng cuộc sống, như
các biến chứng mạch máu lớn và các biến chứng mạch máu nhỏ11. Hơn nữa, tiền ĐTĐ
có nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ típ 212-14. Vì vậy, nếu được chẩn đốn sớm và can
thiệp kịp thời thì có thể phịng ngừa và ngăn chặn những kết cục này xảy ra trong
tương lai2. Người mắc tiền ĐTĐ có thể được ngăn ngừa hoặc làm chậm q trình tiến
triển thành ĐTĐ típ 2, và thậm chí có thể trở lại mức glucose huyết bình thường nếu
được phát hiện sớm và điều chỉnh lối sống13.
Việc tầm soát sớm tiền ĐTĐ và ĐTĐ chưa được chẩn đoán được khuyến cáo bởi
nhiều tổ chức trên thế giới như Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Nhóm chuyên
trách Dự phòng Hoa Kỳ và Hội Nội tiết, và đặc biệt trên những người có yếu tố nguy
cơ cao ĐTĐ15-17. Những yếu tố nguy cơ của tiền ĐTĐ và ĐTĐ đã được chứng minh
là tuổi, gia đình có người thân mắc ĐTĐ, chủng tộc18, béo phì đặc biệt là béo phì
trung tâm19, các yếu tố về lối sống như lối sống tĩnh tại20, các tình trạng bệnh lý như
bệnh tim mạch xơ vữa21, hội chứng chuyển hóa22, tiền sử ĐTĐ thai kỳ và hội chứng
buồng trứng đa nang ở phụ nữ.
Trước sự gia tăng nhanh chóng của ĐTĐ, đặc biệt trên người có yếu tố nguy cơ
ĐTĐ và sự thay đổi lối sống rõ rệt do đơ thị hóa trong những năm gần đây ở nước ta
và ở những thành phố lớn như TPHCM, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
xác định tỉ lệ tiền ĐTĐ, ĐTĐ chưa được chẩn đoán và các yếu tố liên quan trên người
trưởng thành có yếu tố nguy cơ ĐTĐ ở bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí
Minh.

.



.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ chưa được chẩn đoán và các yếu tố liên quan ở
người trưởng thành có yếu tố nguy cơ ĐTĐ.
2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định tỉ lệ tiền ĐTĐ ở người trưởng thành có yếu tố nguy cơ ĐTĐ.
- Xác định tỉ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đốn ở người trưởng thành có yếu tố nguy cơ
ĐTĐ.

- Xác định các yếu tố liên quan đến tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở người trưởng thành có yếu
tố nguy cơ ĐTĐ.

.


.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tiền ĐTĐ
1.1.1. Đại cương
Tiền ĐTĐ là tình trạng rối loạn đường huyết trung gian giữa đường huyết bình

thường và ĐTĐ15. Khái niệm này được đặt ra đầu tiên vào những năm 1970 khi diễn
tiến của bệnh ĐTĐ được hiểu rõ hơn23,24. Tiền ĐTĐ được dùng để nói đến giai đoạn
rối loạn đường huyết sớm nhất có thể xác định được, khi giá trị glucose huyết tương
trung gian giữa mức dung nạp glucose bình thường và ĐTĐ. Vào năm 1979, nhóm
Dữ liệu Quốc gia ĐTĐ đã định nghĩa tiền ĐTĐ là RLDNG khi glucose huyết tương
2 giờ sau uống glucose trong NPDNG có giá trị từ 140 mg/dL đến 199 mg/dL25. ADA
và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng lấy định nghĩa này cho tiền ĐTĐ. Sau đó, ADA
năm 199726 và WHO năm 199827 đã thêm vào tiêu chuẩn chẩn đốn tiền ĐTĐ tiêu
chí RLGMĐ khi glucose huyết tương lúc đói từ 110 mg/dL đến 125 mg/dL. Vào năm
2003, ADA đã mở rộng khoảng giá trị RLGMĐ từ 110 – 125 mg/dL thành 100 – 125
mg/dL28. Vào năm 2010, ADA đã đưa một tiêu chí mới dựa trên HbA1c vào tiêu
chuẩn chẩn đốn tiền ĐTĐ29.
1.1.2. Chẩn đoán tiền ĐTĐ
Hiện nay, định nghĩa tiền ĐTĐ khác nhau tùy theo các tổ chức khác nhau trên thế
giới (bảng 1.1). Với tiêu chí RLGMĐ với mức glucose huyết tương lúc đói từ 100
mg/dL của ADA thì nhóm người tiền ĐTĐ theo ADA có nguy cơ tim mạch và nguy
cơ tiến triển thành ĐTĐ thấp hơn RLGMĐ với mức glucose huyết tương lúc đói từ
110 mg/dL. Vì vậy, WHO vẫn giữ tiêu chí RLGMĐ từ 110 – 125 mg/dL30. Ngồi ra,
WHO khơng ủng hộ sử dụng tiêu chí HbA1c trong chẩn đoán tiền ĐTĐ.

.


.

5

Bảng 1.1: Các tiêu chuẩn chẩn đốn tiền ĐTĐ
Tiêu chí


ADA 15

WHO 30

IEC 31

Glucose huyết tương lúc đói

100 – 125 mg/dL 110 – 125 mg/dL -

Glucose huyết tương sau uống 140 – 199 mg/dL 140 – 199 mg/dL 75 gam glucose
5,7 – 6,4%

HbA1c

-

6,0 – 6,4%

1.1.3. Dịch tễ tiền ĐTĐ
Theo IDF năm 2021, 541 triệu người trưởng thành tương đương với 10,6% người
trưởng thành trên thế giới được ước tính có RLDNG. Con số này được dự đoán sẽ
tăng đến 730 triệu người chiếm 11,4% người trưởng thành trên thế giới vào năm
20453. Trong khi đó, số người có RLGMĐ trong năm 2021 được ước tính là 319 triệu
người, chiếm 6,2% người trưởng thành tồn cầu, và được ước tính sẽ tăng đến 441
triệu người (6,9% dân số thế giới) vào năm 20453. Khu vực có tần suất RLDNG cao
nhất là vùng Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam 3. Tần suất tiền ĐTĐ ngày
càng tăng cao là một vấn đề y tế tồn cầu, vì sẽ làm tăng nguy cơ ĐTĐ trong tương
lai.
Ở Việt Nam, tần suất tiền ĐTĐ gia tăng từ 1,6% vào năm 1990 đến 35% vào năm

2015 32. Một khảo sát quốc gia vào năm 2012 cho thấy tần suất RLDNG là 13,7% 33
và vào năm 2020 với tần suất tiền ĐTĐ là 17,8%34. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ
tiền ĐTĐ ở người có yếu tố nguy cơ tại bệnh viện nhân dân 115 vào năm 2016 là
55,8% 10.
1.1.4. Biến chứng của tiền ĐTĐ
1.1.4.1. Nguy cơ chuyển sang ĐTĐ
Tiền ĐTĐ có thể chuyển sang ĐTĐ thật sự với tỉ lệ cao hơn những người bình
thường. Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu đồn hệ cộng đồng cho thấy tần suất

.


.

6

mới mắc ĐTĐ trên người RLGMĐ hay RLDNG theo tiêu chuẩn của WHO là 5 –
10%, với nguy cơ tương đối xảy ra ĐTĐ ở người RLDNG là 6,35 (KTC 95% 4,87 –
7,82), ở người RLGMĐ là 4,66 (KTC 95% 2,47 – 6,85) và ở người RLDNG và
RLGMĐ là 12,13 (KTC 95% 4,27 – 20,00) 35. Một phân tích tổng hợp khác cho thấy
tiền ĐTĐ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Ủy ban Chuyên gia Quốc tế (IEC) dựa
trên HbA1c từ 6,0 – 6,5% tăng nguy cơ ĐTĐ khoảng 20 lần khi so với HbA1c < 5%,
với tần suất mới mắc dồn 5 năm từ 25% đến 50% 36. Một nghiên cứu tổng hợp năm
2018 cho thấy nguy cơ tương đối mắc ĐTĐ là 4,32 đối với RLGMĐ theo tiêu chí của
ADA, là 5,47 theo tiêu chí của WHO, là 3,61 đối với RLDNG, là 6,9 đối với có
RLGMĐ và RLDNG, là 5,55 khi HbA1c > 5,7% và là 10,10 khi HbA1c > 6,0% 14.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy can thiệp thay đổi lối sống ở người tiền ĐTĐ
có thể phịng ngừa diễn tiến đến ĐTĐ và có thể đảo ngược đưa glucose huyết trở về
bình thường 37.
1.1.4.2. Biến chứng bệnh tim mạch xơ vữa

Tiền ĐTĐ làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch xơ vữa. Trong một phân tích tổng
hợp cho thấy tiền ĐTĐ làm tăng nguy cơ tim mạch, nguy cơ tử vong do mọi nguyên
nhân từ 1,13 đến 1,30 lần so với người bình thường 38. Một nghiên cứu đoàn hệ theo
dõi 10 năm ở Phần Lan cho thấy nhóm NB có RLDNG khơng tiến triển thành ĐTĐ
có tỉ lệ tử vong tim mạch tăng 1,3 lần cao hơn so với tỉ lệ này ở nhóm NB khơng có
RLDNG39.
1.1.4.3. Biến chứng mạch máu nhỏ
Những biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh
thận mạn có thể đã xuất hiện ở người tiền ĐTĐ. Trong nghiên cứu DPP với dân số là
người có tiền ĐTĐ, bệnh võng mạc ĐTĐ gặp trong 7,9% người có RLDNG và trong
12,6% người có RLDNG 40. Trong Khảo sát thăm khám về Sức khỏe và Dinh dưỡng
Quốc gia (NHANES) từ năm 2009 đến năm 2014, 7,5 – 16,0% người tiền ĐTĐ có
bệnh thần kinh ngoại biên. Số liệu của NHANES từ năm 1999 đến năm 2006 cho
thấy khoảng 18% người tiền ĐTĐ ở Hoa Kỳ có bệnh thận mạn 41.

.


.

7

1.1.4.4. Nguy cơ mắc các bệnh đồng mắc khác
Ngoài ra, ở nhóm NB có RLDNG được điều trị với giả dược, tần suất hiện mắc
của tăng huyết áp (THA) tăng từ 29% đến 38%, của rối loạn lipid máu (RLLM) tăng
từ 6% lên 16% 42, tăng các biến cố tim mạch khoảng 50% 43. Trong thử nghiệm STOPNIDDM, tỉ lệ mắc THA ở nhóm có RLDNG tăng 16%, ở nhóm này tỉ lệ xuất hiện
tiểu albumin vi thể cũng tăng 44.
Như vậy, những bằng chứng này cho thấy NB tiền ĐTĐ không được can thiệp kịp
thời sẽ tiển triển thành ĐTĐ. Ngồi ra, NB tiền ĐTĐ đã có những tổn thương cơ quan
đích liên quan đến ĐTĐ, có nguy cơ tim mạch cao hơn so với người bình thường và

nguy cơ mắc các bệnh đồng mắc khác. Điều này có thể lý giải do ở NB tiền ĐTĐ đã
xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin, rối loạn chức năng tế bào beta tụy, tăng ly giải
mỡ, quá trình viêm và tăng tân tạo đường ở gan 45. Những điều này sẽ dẫn đến các
biến chứng đã kể trên.
1.2. ĐTĐ chưa được chẩn đốn
1.2.1. Đại cương
Người có ĐTĐ chưa được chẩn đoán là người chưa từng được chẩn đoán ĐTĐ
trước đây nhưng xét nghiệm hiện tại phù hợp với tiêu chuẩn ĐTĐ. Điều này được
giải thích do trong cơ thể NB đã có những biến đổi về chuyển hóa phản ánh qua xét
nghiệm glucose máu đủ chẩn đốn ĐTĐ nhưng hồn tồn khơng có triệu chứng của
ĐTĐ hoặc triệu chứng rất nhẹ 46. Trong nhiều thập kỷ, đã có nhiều nghiên cứu khảo
sát tần suất ĐTĐ chưa được chẩn đoán trên thế giới và các quốc gia. Tần suất ĐTĐ
chưa được chẩn đoán ngày càng gia tăng và phản ánh sự gia tăng của bệnh chuyển
hóa nói chung và bệnh ĐTĐ nói riêng trên thế giới, đồng thời phản ánh mức độ tầm
soát sớm bệnh ĐTĐ của từng quốc gia.
1.2.2. Chẩn đốn ĐTĐ
Chẩn đốn ĐTĐ theo tiêu chí của ADA 202247:

- HbA1c ≥ 6.5% hoặc

.


.

8

- Glucose huyết tương đói ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L) hoặc
- Glucose huyết tương sau 2 giờ uống 75 gam đường ≥ 200 mg/dL (11.1
mmol/L)


- Có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết và đường huyết bất kỳ ≥ 200
mg/dL (11.1 mmol/L)
Trong trường hợp khơng có triệu chứng tăng đường huyết rõ rệt, chẩn đốn cần có
kết quả của 2 xét nghiệm bất thường (cùng loại xét nghiệm hoặc khác loại xét nghiệm)
từ cùng 1 mẫu máu hoặc từ 2 mẫu máu khác nhau. Nếu xét nghiệm từ 2 mẫu máu
khác nhau thì có thể lặp lại loại xét nghiệm như ban đầu hoặc chọn loại xét nghiệm
khác và nên thực hiện ngay. Nếu kết quả 2 xét nghiệm khác nhau khơng tương hợp,
loại xét nghiệm có giá trị trên mức chẩn đoán ĐTĐ được thực hiện lại và xem xét
HbA1c như giá trị tham khảo.
1.2.3. Dịch tễ ĐTĐ chưa chẩn đoán
Theo IDF năm 2021, gần 1 trong 2 người trưởng thành (44,7%) mắc ĐTĐ chưa
được chẩn đoán. Đặc biệt 87,5% số ca này nằm trong các nước có thu nhập trung bình
– thấp. Khu vực phía tây Thái Bình Dương đứng thứ 2 trong các khu vực có tần suất
ĐTĐ chưa được chẩn đoán cao trên thế giới với 52,8% 3. Việt Nam là một trong
những quốc gia trong khu vực này. Tần suất ĐTĐ chưa được chẩn đốn cao là do cịn
hạn chế nguồn lực về kinh tế, nhân lực và y tế trong những quốc gia đang phát triển
có thu nhập trung bình – thấp 3.
Ở Việt Nam, những năm đầu của thập kỷ 90, tần suất hiện mắc của ĐTĐ là 1,01%
ở Hà Nội, 0,96% ở Huế và 2,5% ở thành phố Hồ Chí Mình, là 3 thành phố đại diện
cho ba vùng bắc, trung và nam của đất nước 48. Trong năm 2020, tỉ lệ ĐTĐ chưa được
chẩn đoán trong một khảo sát điều tra toàn quốc là 62,6%34. Trong năm 2008, một
khảo sát được thực hiện ở thành phố Hồ Chí Mình với 720 nam và 1421 nữ có bao
gồm tiêu chuẩn NPDNG để chẩn đoán ĐTĐ cho thấy tần suất của ĐTĐ là 10,8% ở
nam và 13,2% ở nữ. Trong đó, khoảng 10% có ĐTĐ chưa được chẩn đốn theo tiêu
chuẩn glucose HT đói 9. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ ĐTĐ chưa chẩn đoán ở người

.



.

9

có yếu tố nguy cơ ĐTĐ tại bệnh viện nhân dân 115 vào năm 2016 là 15,3% 10. Có thể
thấy rõ sự gia tăng về tần suất mắc ĐTĐ ở thành phố Hồ Chí Minh theo thời gian.
Điều này có thể lý giải do từ những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam thay đổi rõ
rệt, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Bước
chuyển biến này đã dẫn đến sự thay đổi về lối sống, đặc biệt là trong dinh dưỡng với
tăng tiêu thụ carbonhydrat và lipid, ít vận động thể lực, tăng thói quen uống rượu bia
và hút thuốc lá 49. Những thay đổi này dẫn đến tăng nguy cơ chuyển hóa, mắc bệnh
tim mạch và ĐTĐ. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn và phát triển nhất ở Việt
Nam nên là nơi chịu ảnh hưởng nhiều và rõ rệt nhất.
1.2.4. Biến chứng của ĐTĐ chưa được chẩn đoán
ĐTĐ được chẩn đốn chậm trễ thường đã có biểu hiện những biến chứng ĐTĐ
hoặc nếu khơng có thể diễn tiến nhanh đến các biến chứng ĐTĐ. Điều này làm tiêu
tốn chi phí và nguồn lực y tế nhiều hơn so với người được chẩn đoán ở giai đoạn sớm,
gây gánh nặng lớn cho hệ thống y tế 50.
Trong tiến triển của bệnh ĐTĐ có giai đoạn tiềm ẩn, khơng triệu chứng kéo dài
nhiều năm. Các biến chứng đã có thể bắt đầu từ giai đoạn này hoặc đã có sẵn tại thời
điểm ĐTĐ được chẩn đốn, khi đã có triệu chứng rõ ràng 51. Theo các nghiên cứu, tỉ
lệ biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ đều chiếm tỉ lệ cao ở người ĐTĐ chưa
được chẩn đoán so với người có ĐTĐ được chẩn đốn và với người có glucose huyết
bình thường. Tại Hoa Kỳ, hơn 42% người trưởng thành bị ĐTĐ chưa chẩn đốn có
bệnh thận mạn 52. Theo NHANES của Hoa Kỳ từ năm 1999 – 2002, bệnh thận mạn
chiếm 26,5% và bệnh thần kinh ngoại biến chiếm 21,5% số người ĐTĐ chưa được
chẩn đoán 53. Tại các nước đang phát triển, 1,5 đến 31% người ĐTĐ chưa được chẩn
đoán đã xuất hiện bệnh võng mạc 54. Người có bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đốn cũng
có yếu tố nguy cơ tim mạch cao hơn người ĐTĐ đã biết 55. Những nghiên cứu này
cho thấy đã có những tổn thương xơ vữa trên các mạch máu từ giai đoạn ĐTĐ chưa

có triệu chứng rõ ràng.

.


.

10

Mặc dù người có ĐTĐ chưa được chẩn đốn có mức đường huyết thấp hơn người
đã được chẩn đoán ĐTĐ nhưng họ vẫn có những rối loạn chuyển hóa. Một số yếu tố
như thừa cân – béo phì, THA và RLLM chiếm tỉ lệ cao ở người ĐTĐ chưa được chẩn
đoán so với ĐTĐ đã được chẩn đoán 56. Điều này có lẽ do NB có ĐTĐ đã được chẩn
đốn có nhận thức về tình trạng bệnh tật và đã thay đổi lối sống sau khi được chẩn
đoán 57. ĐTĐ chưa được chẩn đốn có nguy cơ tử vong tương tự so với ĐTĐ đã chẩn
đoán và cao gấp 1,5 - 3 lần so với người có glucose huyết bình thường.
Như vậy, người có ĐTĐ chưa được chẩn đốn đã có thể có những biến chứng
mạch máu lớn và mạch máu nhỏ của ĐTĐ, tăng nguy cơ tim mạch và nguy cơ tử
vong, cùng với đồng mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
1.3. Cơ chế bệnh sinh của diễn tiến từ tiền ĐTĐ đến ĐTĐ
Sự tiến triển của ĐTĐ típ 2 là một q trình diễn tiến liên tục, từ lúc dung nạp
glucose bình thường đến rối loạn glucose huyết tương lúc đói và glucose huyết tương
sau ăn cho đến khi có triệu chứng rõ ràng 58-61. Nghiên cứu British Whitehall II cho
thấy diễn tiến rối loạn glucose huyết tương lúc đói và glucose huyết tương sau ăn kèm
với độ nhạy cảm insulin và chức năng tiết insulin của tế bào beta tụy trong diễn tiến
tự nhiên của ĐTĐ típ 2 (biểu đồ 1.1) 62. Ta có thể thấy từ 13 năm trước chẩn đoán,
glucose huyết tương đã tăng nhẹ, mặc dù vẫn cịn nằm trong mức bình thường. Cho
đến 2 – 6 năm trước khi phát hiện bệnh, glucose huyết tương mới tăng rõ ràng hơn.
Cùng với thay đổi glucose huyết tương là sự thay đổi của độ nhạy insulin. Độ nhạy
insulin đã giảm dần dần từ 13 năm trước chẩn đốn và giảm mạnh trong vịng 5 năm

trước chẩn đoán. Chức năng tiết insulin của tụy tăng nhẹ trong vịng 10 năm trước
chẩn đốn và tăng đáng kể trong vòng 3 – 4 năm trước khi phát hiện bệnh. Điều này
tương ứng với sự đề kháng insulin cũng bắt đầu từ nhiều năm trước khi chẩn đoán
ĐTĐ và chức năng tế bào beta tụy giảm từ giai đoạn tiền ĐTĐ 63,64.

.


.

11

Biểu đồ 1.1: Diễn tiến glucose huyết tương đói, glucose huyết tương sau 2 giờ uống
glucose, độ nhạy insulin và chức năng tế bào beta tụy trước khi chẩn đoán ĐTĐ
trong nghiên cứu British Whitehall II 13
Cụ thể, quá trình diễn tiến đến ĐTĐ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau 65. Đầu
tiên, khi đề kháng insulin bắt đầu xảy ra, tế bào beta tụy trở nên to hơn để tăng tiết
insulin bù trừ với hiện tượng này. Trong giai đoạn này, glucose huyết tương đói và
sau ăn vẫn trong giới hạn bình thường. Giai đoạn kéo dài nhiều năm trước tiền ĐTĐ
xảy ra. Tiền ĐTĐ xảy ra khi tế bào beta tụy khơng thể bù trừ cho tình trạng đề kháng
insulin này nữa và hậu quả là glucose huyết tương bắt đầu tăng nhanh 59,65. Giai đoạn
này kéo dài đến khi biểu hiện rõ ràng các triệu chứng của ĐTĐ.
Glucose huyết tương đói được quyết định bởi sự tân tạo glucose nội sinh mà chủ
yếu từ gan. Sự tân tạo glucose từ gan phản ánh đề kháng insulin của gan và có liên
quan chặt chẽ với glucose huyết tương đói

59,66,67

. Mặt khác, sau bữa ăn có chứa


glucose, glucose huyết tương sẽ tăng sau ăn và phụ thuộc vào mức độ hấp thu của

.


.

12

ruột, sự ức chế tân tạo glucose nội sinh và mức tiêu thụ glucose của các tế bào cơ thể.
Sự tân tạo glucose được ức chế hoàn toàn ở những người bình thường. Trong khi đó,
sự ức chế này là khơng hồn tồn ở người tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2 59,66. Ngồi ra, yếu
tố chính dẫn đến glucose huyết sau ăn tăng là do tiêu thụ glucose của cơ thể giảm và
rối loạn này chủ yếu do đề kháng insulin của tế bào cơ và mỡ, trong khi đó, chức
năng beta tụy đã giảm đến mức không thể tiết đủ insulin bù trừ cho mức độ đề kháng
insulin này 68.
Như vậy, RLGMĐ phản ánh sự đề kháng insulin ở gan. Còn RLDNG phản ánh sự
đề kháng insulin ở cơ và mỡ. Điều này được thể hiện với mức độ tiêu thụ glucose của
cơ thể giảm dần từ tình trạng đường huyết bình thường đến RLDNG rồi RLGMĐ và
cuối cùng là ĐTĐ típ 2. Mặt khác, rối loạn chức năng tế bào beta tụy xảy ra ở người
có đồng thời RLGMĐ và RLDNG. Người bị RLGMĐ có rối loạn đáp ứng tiết insulin
pha sớm. Cịn người bị RLDNG vừa có rối loạn tiết insulin pha sớm lẫn pha
muộn59,66,69.
1.4. Các yếu tố nguy cơ của tiền ĐTĐ và ĐTĐ chưa được chẩn đốn
1.4.1. Tuổi
Tuổi là yếu tố nguy cơ chính của ĐTĐ 47. Tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng dần theo tuổi,
thấp nhất ở nhóm tuổi 20-24 với 1,4% và cao nhất ở nhóm tuổi 75-79 với 19,9% 2. Tỉ
lệ RLDNG và RLGMĐ cũng tăng theo tuổi 3. Điều này được lý giải là do sự già hóa
gây ra giảm nhạy cảm insulin ở mô ngoại biên và sự bù trừ khơng đủ của tế bào beta
tụy khi có tình trạng tăng đề kháng insulin xảy ra 70.

1.4.2. Tiền sử gia đình
Gia đình có người thân mắc ĐTĐ từ lâu đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ
độc lập với ĐTĐ típ 2. So với người khơng có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ típ 2, người
có người thân đời thứ nhất mắc ĐTĐ có nguy cơ mắc ĐTĐ tăng gấp 2 – 3 lần. Nguy
cơ mắc ĐTĐ típ 2 tăng gấp 5 – 6 lần trên người có tiền sử gia đình bên họ nội và họ
ngoại có ĐTĐ típ 2 71. Những nghiên cứu về gen bắt đầu tập trung trên những gen mã
hóa cho protein liên quan đến phát triển tụy, đến sự tổng hợp, tiết và hoạt động của

.


.

13

insulin của tụy. Kết quả là xác định được hơn 100 locus có liên quan đến nguy cơ
mắc ĐTĐ típ 2 72.
1.4.3. Chủng tộc
ĐTĐ típ 2 có thể xảy ra nhiều hơn ở các chủng tộc nhất định. Số liệu từ Nghiên
cứu về sức khỏe của điều dưỡng khi được theo dõi hơn 20 năm cho rằng nguy cơ mắc
ĐTĐ cao hơn cho nhóm người châu Á, người La tinh và người Mỹ gốc Phi so với
người gốc Âu – Mỹ (với RR lần lượt là 2,26, 1,86, 1,34) 73. Trong NHANES từ năm
2011 đến 2012, tần suất hiện mắc của ĐTĐ được chuẩn hóa theo tuổi cao hơn trong
nhóm người gốc Phi không La tinh, gốc Á không La tinh và người La tinh (lần lượt
là 21,8%, 20,6%, 22,6%) so với người gốc Âu – Mỹ (11,3%) 74.
1.4.4. Thừa cân – Béo phì
Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ quan
trọng của ĐTĐ típ 2 và những biến chứng ĐTĐ

19,75


. Trong nghiên cứu NHANES,

chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng là một trong yếu tố quan trọng làm tăng tần suất ĐTĐ,
khoảng 50% ở nam và 100% ở nữ 18. Béo phì góp phần tăng đề kháng insulin ở mơ
ngoại vi, là yếu tố dẫn đến ĐTĐ típ 2 76. Ngoài ra, sự phân bố mỡ cũng là yếu tố quan
trọng của đề kháng insulin và ĐTĐ típ 2. Sự đề kháng insulin và tỉ lệ ĐTĐ típ 2 cao
nhất khi mỡ tập trung ở vùng bụng, thấy ở người béo phì trung tâm và được biểu hiện
bằng vịng eo hoặc tỷ số eo hông, đặc biệt ở người châu Á 77. Vì vậy, vịng eo hay tỷ
số eo hơng cũng là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng của ĐTĐ 78. Ngoài ra,
đa số người Việt Nam có ĐTĐ típ 2 mặc dù có BMI < 23 kg/m2 nhưng tăng tỷ số eo
hông 8. Đây cũng là hình thái chung của ĐTĐ típ 2 ở người châu Á.
1.4.5. Bệnh tim mạch xơ vữa
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đưa ra bằng chứng mạnh mẽ về sự tương quan giữa
tăng đường huyết và bệnh tim mạch. Thật vậy, có nhiều bằng chứng chứng tỏ mối
quan hệ giữa tăng glucose huyết và tăng nguy cơ tim mạch trên người không ĐTĐ 79.
Trong những nghiên cứu như AusDiab (Australian Diabetes, Obesity, and Lifestyle
Study) 80, Framingham 81, STOP-NIDDM (Study to Prevent Non-insulin Dependent

.


×