Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

tổ chức và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 118 trang )

Bộ công Thơng

Đề tài khoa học cấp Bộ
MÃ số: 2007-78-024

tổ chức và QUản lý hệ thống
phân phối mặt hàng thép xây dựng
ở Việt Nam
(Báo cáo tổng hợp)

7331
04/5/2009

Hà nội - 2009


Bộ công Thơng

Đề tài khoa học cấp Bộ
MÃ số: 2007-78-024

tổ chức và Quản lý hệ thống phân phối
mặt hàng thép xây dựng ở việt nam
Cơ quan quản lý: Bộ Công Thơng
Đơn vị thực hiện: Vụ Thị trờng trong nớc
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Xuân Chiến
Thành viên đề tài:
CN. Lê Thị Kim Ngân
ThS. Hoàng Thanh Hải
ThS. Lê Huy Khôi
ThS. Nguyễn Hoài Nam


CN. Lê Thu Hiền
ThS. Nguyễn Châu Hà


MỤC LỤC
Nội dung
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP XÂY
DỰNG VIỆT NAM

Trang
1
5

1.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THÉP CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001 - 2007

5

1.1.1. Thực trạng sản xuất thép xây dựng trong nước

5

1.1.2. Tình hình tiêu thụ thép xây dựng trong nước

9

1.2. NHẬP KHẨU MẶT HÀNG SẮT THÉP XÂY DỰNG CỦA VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2007


15

1.3. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN NGÀNH THÉPVIỆT NAM THỜI GIAN QUA

20

1.3.1. Cơ chế đối với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép

20

1.3.2. Cơ chế đối với nhập khẩu thép xây dựng và phế liệu ngành thép

24

1.4. NHẬN XÉT VỀ NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, NGUYÊN
NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM

26

1.4.1. Những thành tựu đạt được

26

1.4.2. Những hạn chế cần khắc phục

28

1.4.3. Nguyên nhân và vấn đề đặt ra cần giải quyết


30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

32

2.1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

32

2.1.1.Tình hình phân phối thép của Tổng Công Ty thép Việt Nam (VSC)

34

2.1.2. Phân phối thép của các doanh nghiệp sản xuất thuộc TCT Thép
Việt Nam

38

2.1.3. Phân phối thép của các doanh nghiệp liên doanh

38

2.1.4. Phân phối thép của khối các doanh nghiệp ngoài VSC và các tổ
chức tư nhân nhỏ lẻ

39


2.1.5. Phân phối thép theo vùng lãnh thổ

42

2.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
MẶT HÀNG THÉP Ở VIỆT NAM

44

2.2.1. Tổ chức hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng

44

2.2.2. Công tác quản lý hệ thống phân phối mặ hàng thép xây dựng

49


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

52

2.3.1. Về phát triển hệ thống phân phối

52

2.3.2. Về tổ chức và quản lý


54

2.3.3. Vấn đề đặt ra cần giải quyết

57

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CƠNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝHỆ THỐNG PHÂN PHỐI
MẶT HÀNG THÉP XÂY DỰNG

59

3.1. CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẮT THÉP XÂY DỰNG
VIỆT NAM

59

3.1.1. Các yếu tố trong nước

59

3.1.2. Các yếu tố ngoài nước

64

3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
THÉP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI


66

3.2.1. Về sản xuất

66

3.2.2. Về tiêu thụ

68

3.2.3. Về nhập khẩu

69

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ HỒN THIỆN CƠNG TÁC TỔ
CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP
XÂY DỰNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

71

3.3.1. Triển vọng phát triển thị trường thép xây dựng trong thời gian tới sẽ
tác động trực tiếp đến sự phát triển các kênh phân phối trên các khía cạnh

71

3.3.2. Tập trung củng cố và phát triển mơ hình kênh phân phối thép xây
dựng có quy mơ lớn

73


3.3.3. Phát triển liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng thép xây
dựng nhỏ

75

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP XÂY
DỰNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TÓI

76

3.4.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước

76

3.4.2. Các giải pháp đối với Hiệp hội thép Việt Nam

85

3.4.3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp

86

KẾT LUẬN

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96



MỞ ĐẦU
Sắt thép luôn là vật tư quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào trong việc
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong sản xuất và xây dựng các
cơng trình cơng nghiệp cũng như dân dụng. Đặc biệt, Việt Nam là nước đang
phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì nhu cầu sử dụng các loại sắt
thép nói chung, trong đó có thép xây dựng sẽ ngày càng cao.
Theo Bộ Cơng Thương, hiện tại tổng công suất cán thép xây dựng vẫn
vượt 2 lần công suất luyện, 80% sản lượng phôi thép hiện nay được sản xuất
từ thép phế liệu. Ngành thép Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn
nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu, do vậy sản xuất thường bị động và chịu
nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường biến động. Bên cạnh đó, cơng suất các
loại sản phẩm thép (phôi thép, thép thành phẩm) của các dự án đầu tư hiện
nay đang vượt xa nhu cầu sắt thép các loại dự kiến trong quy hoạch (năm
2015 dự báo nhu cầu khoảng 15 triệu tấn, năm 2020: khoảng 20 triệu tấn) nên
việc cạnh tranh trên thị trường thép nội địa và xuất khẩu sẽ rất gay gắt. Việc
dư thừa công suất sản phẩm kéo dài, dẫn đến việc sử dụng công suất cán thép
chỉ đạt khoảng 60 - 70%, trình độ cơng nghệ ở mức trung bình, tiêu hao
ngun vật liệu cao, khả năng cạnh tranh thấp dẫn đến khối lượng xuất khẩu
còn hạn chế.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam thì hiện nay nhu cầu
sử dụng thép xây dựng trong nước chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu sử dụng
sắt thép các loại để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Nhu cầu sử dụng thép
xây dựng đã tăng dần qua các năm cuối của thế kỷ 20 và tăng mạnh trong
những năm qua. Trong giai đoạn 2004 - 2007, sản lượng sản xuất thép xây
dựng trong nước hàng năm tăng bình quân 10,5%/năm, từ 2.365 ngàn tấn
năm 2004 lên 3.098 ngàn tấn năm 2007 đã đáp ứng được toàn bộ nhu cầu tiêu
dùng trong nước, tuy nhiên trên thị trường vẫn có một lượng rất ít thép xây
dựng nhập khẩu, chủ yếu của Trung Quốc.

Theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn
2007 - 2015, có xét đến năm 2025” thì nhu cầu thép thành phẩm các loại
1


đến năm 2010 là 11 - 12 triệu tấn; năm 2015 là 15 - 16 triệu tấn; năm 2025
khoảng 24-25 triệu tấn; sản xuất phôi thép năm 2010 đạt 3,5 - 4,5 triệu tấn,
năm 2015 đạt 6-8 triệu tấn và đến năm 2025 đạt từ 12 - 15 triệu tấn; sản xuất
thép thành phẩm đạt 6,3 - 6,5 triệu tấn vào năm 2010; 11 - 12 triệu tấn vào
năm 2015; 19 - 22 triệu tấn vào năm 2025 (trong đó có 11 -13 triệu tấn thép
dẹt và 0,2 triệu tấn thép đặc biệt).
Hiện nay, toàn bộ lượng thép xây dựng sản xuất và nhập khẩu ở nước ta
được phân phối trên thị trường nội địa bởi nhiều chủ thể khác nhau như:
(1) Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Thép (VSC)
(2) Các công ty cổ phần, công ty TNHH và các liên doanh ngồi VSC có
sản xuất và kinh doanh thép;
(3) Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất và kinh doanh thép;
(4) Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thép;
(5) Các hộ gia đình tại các làng nghề và các cửa hàng bán lẻ độc lập
Theo số liệu điều tra thống kê năm 2005 của Tổng Cục thống kê, cả
nước có tới 1.010 doanh nghiệp và 1.985 hộ kinh doanh trong ngành hàng sắt
thép, tạo thành hệ thống mạng lưới phân phối sắt thép khá phức hợp trên thị
trường. Hệ thống phân phối thép xây dựng trong nước trong thời gian qua đã
đạt được những thành công đáng kể như:
- Đã hình thành các kênh phân phối sắt thép và vận hành theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. Số lượng kênh phân phối thép ngày
càng tăng lên và sự vận hành của các kênh đã thông suốt hơn.
- Các kênh phân phối sản phẩm thép trên thị trường nước ta cũng đã
phát triển nhanh và hết sức đa dạng về chủ sở hữu, về tập khách hàng (theo

qui mô nhu cầu tiêu thụ, theo khu vực thị trường...), về điều kiện và khả năng
tiếp cận khách hàng của nhà sản xuất.
- Đã hình thành và phát triển được một số kênh dọc lớn, có tầm bao phủ
rộng và có thương hiệu trên thị trường, được khách hàng tin tưởng, như kênh
phân phối của Tổng công ty thép Việt Nam, kênh phân phối thép của Tập
đoàn Hoà Phát...
2


- Sự phát triển nhanh về số lượng các cơ sở, cửa hàng kinh doanh bán lẻ
độc lập đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và các nhà sản xuất tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường.
Bên cạnh những thành tựu trên thì hệ thống phân phối thép xây dựng
trên thị trường nội địa vẫn còn tồn tại những hạn chế như:
- Số lượng kênh nhiều nhưng phần lớn là các kênh nhỏ và cắt khúc theo
từng đoạn kênh (ngắn).
- Có rất ít các nhà sản xuất, cung ứng thép xây dựng phát triển được các
kênh phân phối sản phẩm riêng của mình. Hơn nữa, kênh phân phối thuộc hệ
thống tổ chức của các nhà sản xuất này cũng mới chỉ đảm nhận tiêu thụ được
khoảng 1/3 sản lượng sản xuất, còn lại nhà sản xuất phải phụ thuộc vào các
kênh phân phối bên ngoài hệ thống.
- Phần lớn các kênh phân phối thép xây dựng được hình thành một cách
tự phát, thiếu định hướng chiến lược về thị trường và khách hàng, vai trị lãnh
đạo kênh khơng được phân định rõ ràng, các thành viên kênh thiếu tính liên
kết để tạo sức mạnh.
- Cấu trúc của các kênh phân phối khá phức tạp, có nhiều cấp trung gian
do chính các trung gian trong kênh phân phối tạo ra.
- Các nhà phân phối lớn, nhất là các tổng đại lý thường phải là người
kiểm sốt trực tiếp và có quyền lực thực sự trong các kênh phân phối. Trong
khi đó, các nhà sản xuất thép xây dựng, kể cả các doanh nghiệp Nhà nước với

vai trò điều tiết, ổn định giá cả thị trường lại không phải là người thực sự có
quyền kiểm sốt các kênh phân phối và sản phẩm thép xây dựng của mình
trên thị trường.
Như vậy, việc Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường trong nước nghiên
cứu đề tài “Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây
dựng ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng đối với việc bình ổn thị trường thép
xây dựng trong nước vì sản xuất thép xây dựng trong nước đang được đầu tư
phát triển mạnh không chỉ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế đất nước mà
còn xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đề tài “Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây
3


dựng ở Việt Nam” hướng tới các mục tiêu sau:
- Đánh giá những nhân tố trong và ngoài nước tác động đến việc quản lý
và tổ chức hệ thống phân phối mặt hàng sắt thép ở Việt Nam
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu mặt hàng sắt
thép, cũng như thực trạng công tác quản lý và tổ chức hệ thống phân phối
thép xây dựng của Việt Nam trong thời gian qua;
- Đưa ra mục tiêu và phương hướng tổ chức và quản lý hệ thống phân
phối mặt hàng thép xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và tổ chức
phân phối mặt hàng thép xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới năm
2015 và định hướng đến năm 2020.
Vì vậy, ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường thép xây dựng Việt Nam
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý hệ
thống phân phối mặt hàng thép xây dựng ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác tổ chức
và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng


4


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP XÂY DỰNG VIỆT NAM
1.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THÉP XÂY DỰNG CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2007

1.1.1. Thực trạng sản xuất thép xây dựng trong nước
1.1.1.1. Sản lượng sản xuất thép xây dựng
Năm 1990, sự ra đời của Tổng Cơng ty Thép Việt Nam đã góp phần
quan trọng vào sự bình ổn thị trường thép trong nước. Năm 1996 là năm đánh
dấu sự chuyển mình lớn của ngành thép Việt Nam khi có 5 cơng ty sản xuất
thép ra đời: Công ty thép Việt Nhật (VinaKyoei), Công ty liên doanh thép
Việt Úc (Vinausteel), Công ty liên doanh thép Việt Hàn (VPS), Công ty liên
doanh thép Việt Nam - Singapo (Nasteel) và Công ty liên doanh thép Việt
Nam - Đài Loan (Vinatafong), với công suất khoảng 800.000 tấn/năm.
Sau 20 năm đổi mới, sản xuất thép ở Việt Nam đã có bước phát triển
nhanh chóng. Giai đoạn 2001 - 2008, số lượng các doanh nghiệp mới gia
nhập ngành thép tiếp tục tăng nhanh, đồng thời các doanh nghiệp hiện có
cũng gia tăng đầu tư tăng công suất và mở rộng sản phẩm. Cùng với sự gia
tăng đầu tư của các doanh nghiệp ngành thép, sản lượng các sản phẩm thép
đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Hiện công suất cán thép của Việt Nam
khoảng 6 triệu tấn/năm. Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, trong
năm 2007 sản lượng sản xuất phôi trong nước đạt 2.022 ngàn tấn, tăng 44%
so với năm 2006; thép xây dựng đạt 3.950 ngàn tấn, tăng 14% so với năm
2006, năm 2008 ước đạt 3.700 ngàn tấn.
- Cơ cấu thép sản xuất theo thành phần doanh nghiệp tham gia:
Hiện tại cả nước có trên 70 doanh nghiệp sản xuất thép và hàng ngàn hộ

sản xuất cá thể. Cơ cấu các cơ sở sản xuất thép như sau:
+ Tổng công ty thép Việt Nam (VSC) với 13 đơn vị thành viên và 14
đơn vị liên doanh chiếm 32% thị phần.
+ Các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài chiếm 30%
thị phần.
+ Các DNNN ngồi Tổng cơng ty thép Việt Nam chiếm 15% thị phần.
5


+ Các công ty cổ phần, TNHH, hợp tác xã (HTX) và xí nghiệp tư nhân
và các hộ gia đình chiếm 23% thị phần.
Cơ cấu sản lượng thép sản xuất năm 2007 cho thấy, sản lượng của
Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm 35,7%, liên doanh với Tổng Công ty
Thép chiếm 23,87% và các doanh nghiệp ngoài VSC chiếm 40,43% tổng
sản lượng thép sản xuất.
Xét cơ cấu sản lượng sản xuất thép theo công ty cho thấy: Sản lượng của
Công ty thép Thái Nguyên chiếm 12,7%, Công ty thép miền Nam 17,38%,
Công ty thép Pomina 14,79%, Công ty thép Vinakyoei 8,65%, Cơng ty thép
Hồ Phát 5,61% và Cơng ty thép Việt Hàn chiếm 4,24%,...
Biểu đồ 1.1. Thị phần các công ty thép năm 2007

Nguồn: Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2007

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt trong giai đoạn 2004 2007, sản lượng thép sản xuất tăng bình quân hàng năm 10,5%/năm. Sản
lượng sản xuất tăng từ 2.365 ngàn tấn năm 2004 lên 3.098 ngàn tấn năm
2007. Trong đó, tốc độ tăng sản lượng sản xuất của VSC lại khá chậm, chỉ
đạt 2,1%/năm trong cùng giai đoạn; của các liên doanh với VSC đạt
5,15%/năm và tăng trưởng sản lượng sản xuất cao nhất thuộc về các doanh
nghiệp ngồi VSC, đạt bình qn hàng năm 26,69%/năm trong giai đoạn
2004 - 2007.

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng thép cán và sản phẩm kéo dây
tăng bình qn 16,16%/năm, trong đó năm 2002 đạt tốc độ tăng mạnh nhất,
đạt 30,75% và năm 2005 tốc độ tăng trưởng thấp nhất, chỉ đạt 3,77%. Cùng
với tốc độ tăng trưởng của thép cán và sản phẩm kéo dây, tốc độ tăng bình
6


quân hàng năm của thép thỏi cũng khá cao, bình quân giai đoạn 2003 - 2007
đạt 19,2%/năm; sản lượng thép thỏi sản xuất tăng từ 591 ngàn tấn năm 2003
lên 976 ngàn tấn năm 2007.
Bảng 1.2. Sản lượng thép sản xut ca Vit Nam giai on 2004 - 2007
Đơn vị: Tấn
Doanh nghiệp
1. VSC
Tăng trưởng
Tisco
SSC
DNS
Cevimetal
2. LD vớiVSC
Tăng trưởng
Vinakyoei
VPS
Vinausteel
Nasteelvina
Tây Đơ
3. Ngồi VSC
Tăng trưởng
SSE
Nam Đơ

HPS
Hồ Phát
Sunsteel
Pomina
Việt ý
CP thép TN
Vinafco
Vinakansai
Tổng
Tăng

2004
934.018
361.860
521.245
31.239
19.674
681.359
246.252
155.431
161.327
55.804
62.545
651.880
30.720
34.404
50.500
103.138
59.360
240.628

73.820
25.543
8.972
24.795
2.364.867

2005
1.037.936
11,13
397.787
601.073
24.073
15.003
683.634
0,33
262.198
147.816
148.188
77.968
47.464
854.238
31,04
74.901
25.515
47.700
110.784
15.864
344.693
116.329
20.237

9.909
73.255

2006
988.668
-4,75
409.488
548.883
7.001
23.296
685.567
0,28
283.160
148.526
129.921
78.372
45.588
1.000.875
17,17
116.475
16.072
57.000
166.884
386.256
162.950
15.140
13.891
66.207

2007

987.878
-0,08
396.945
579.479
11.454
787.319
14,84
339.837
167.908
140.283
105.508
33.805
1.322.746
32,16
152.000
54.817
87.700
229.785
563.744
131.675
25.926
20.320
56.730

2.118.354
-10,42

2.675.110
26,28


3.097.903
15,80

Nguồn: Số liệu của Tổng Công ty Thép năm 2007
7


1.1.1.2. Về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất
- Quặng sắt: Đến nay ngành địa chất đ· phát hiện trên 200 điểm quặng
lớn nhỏ trong cả nước. Trong đó có 91 mỏ và điểm mỏ quặng sắt đó được
thăm dị ở các mức độ khác nhau với trữ lượng địa chất khoảng 1,2 tỷ tấn.
Trữ lượng đó thăm dị đạt gần 1 tỷ tấn, tập trung ở các mỏ sau: Thạch Khê
(Hà Tĩnh), Quý Xa (Lào Cai), Trại Cau, Tiến Bộ (Thái Nguyên), Cao Bằng
và Hà Giang, với trữ lượng khoảng 850 triệu tấn. Trong các mỏ chỉ có mỏ sắt
Trại Cau đ· được khai thác ở quy mô công nghiệp để cấp quặng cho các lị
cao của Cơng ty Gang thép Thái Nguyên, từ năm 1963 đến nay đó khai thác
được 7.5 triệu tấn quặng nguyên khai. Hiện nay mỏ Trại Cau sắp hết quặng,
chỉ còn lại khoảng 3,6 triệu tấn quặng nằm phân tán rải rác, khó khai thác.
Đáng kể nhất là các mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) và mỏ Quý Xa (Lào Cai). Trữ
lượng có thể chắc chắn khai thác được là 400 triệu tấn.
- Thép phế liệu: Sau năm 1975, chấm dứt thời kỳ chiến tranh kéo dài,
nguồn sắt thép phế liệu do chiến tranh để lại ở nước ta có hàng chục triệu tấn.
Thời gian đó, ngành luyện kim trong nước chưa phát triển, mỗi năm chỉ sản xuất
được 50.000 T đến 60.000T thép, sử dụng từ 60.000 đến 70.000 tấn sắt thép phế
liệu, nên hầu hết các địa phương thu mua thép phế liệu để xuất khẩu lấy ngoại
tệ. Mãi tới những năm 1985 - 1986, Chính phủ mới hạn chế và sau đó cấm hẳn
xuất thép phế liệu để giữ lại làm nguyên liệu cho ngành luyện kim trong nước.
Ở thời kỳ kinh tế bao cấp, giá thu mua sắt thép phế liệu do Nhà nước qui định
q thấp, khơng khuyến khích dân thu gom, nên các công ty thép không thể mua
được thép phế liệu cho các lị điện nấu luyện, Cơng ty Thép miền Nam vào

những năm 1979 - 1980, sản lượng chỉ đạt 25.000 -30.000 tấn/năm.
Tới những năm 90, thế kỷ XX nhờ đổi mới chính sách kinh tế của đất
nước, ngành luyện kim trong nước, với 22 lò luyện thép, sản lượng phơi thép
đó tăng dần. Cũng từ năm 1990, các cơng ty sản xuất thép đó gặp nhiều khó
khăn trong việc thu mua thép phế. Trước năm 1995, Việt Nam là nước xuất
khẩu thép phế (từ 2 - 3 triệu tấn/năm). Từ năm 1998, Việt Nam đó phải nhập
khẩu thép phế cho nhu cầu luyện thép của các lò điện do phế liệu trong chiến
tranh đã cạn, nhu cầu tiêu dùng thép chưa cao (bình quân thép tiêu dùng trên
đầu người 78 kg, lượng thép phế ít).
8


Từ năm 2000, để có đủ nguyên liệu sản xuất, các cơng ty sản xuất
thép đó phải tìm nguồn thép phế nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Nga,
Nhật…) với giá cao để bổ sung hoà trộn với thép phế thu mua trong nước
cú giá rẻ hơn, nhằm bảo đảm giá thành phôi thép ngang với giá phôi thép
nhập khẩu. Đó xuất hiện một số cơng ty phá dỡ tàu cũ, nhập tầu cũ của
nước ngoài hoặc thu mua tàu cũ trong nước tháo dỡ, thu hồi các tấm thép
và phụ tùng của tàu còn sử dụng để bán cho các nhà máy luyện thép làm
nguyên liệu lò điện. Tuy nhiên, việc tháo dỡ tàu cũ cũng còn nhiều khó
khăn trở ngại, nên chưa phát triển, do nguồn tàu cũ khơng nhiều, vốn mua
tàu cũ địi hỏi lớn, vấn đề vị trí tháo dỡ và bảo vệ mơi trường nơi tháo dỡ
cũng phải đầu tư mới cú thể tiến hành.
1.1.2. Tình hình tiêu thụ thép xây dựng trong nước
Trong giai đoạn từ 1998 - 2007 việc sản xuất và nhập khẩu thép tăng gấp
khoảng 3 lần, tuy nhiên vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu
dùng. Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trên thị trường Việt Nam trong giai
đoạn 2001 - 2007 chủ yếu được cung cấp bởi hai nguồn chính là sản xuất
trong nước và nhập khẩu. Trong đó, thép xây dựng trong nước chủ yếu được
cung cấp bởi nguồn sản xuất trong nước (Nhu cầu thép xây dựng hàng năm

chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thép của toàn xã hội).
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, tiêu thụ thép trong
nước cũng đạt tốc độ tăng trưởng rất cao. Nguồn thép lưu thông tại thị trường
trong nước được chia thành 3 nhóm chính:
(1) Nhóm vừa được nhập khẩu lại vừa được sản xuất trong nước như
thép xây dựng, thép ống mạ kẽm (chiếm khoảng 60% tổng lương sắt thép);
(2) Nhóm hồn tồn nhập khẩu, bao gồm các loại thép đặc chủng như
thép định hình loại lớn, thép lị xo, thép dây, thép tấm cán nóng hoặc cán
nguội, thép kỹ thuật khác. Nhóm thép này chiếm 38% khối lượng sắt thép
tiêu thụ trong nước;
(3) Nhóm thứ ba chỉ được sản xuất trong nước, phục vụ cho nhu cầu cá
biệt và có u cầu kỹ thuật khơng cao như thép để làm hoa văn cửa, tường
rào. Nhóm này chỉ chiếm 2% khối lượng thép lưu thông trên thị trường.
9


Bảng 1.3. Lượng thép xây dựng tiêu thụ của các doanh nghip
giai on 2004 - 2007
Đơn vị: Tn
Doanh nghiệp
VSC

2004

2005

2006

2007


294.391

294.553

339.563

348.637

0,06

15,28

2,67

Tisco

281.726

282.350

327.562

348.637

SSC

12.000

12.000


12.000

-

665

203

-

-

300.233

285.569

298.367

390.019

Cevimetal
LD vớiVSC

-4,88
Vinakyoei

4,48

30,72


7.379

3.911

1.104

639

VPS

108.316

101.078

120.518

149.351

Vinausteel

109.887

98.504

103.025

129.375

Nasteelvina


74.651

82.076

73.720

110.654

Ngoài VSC

355.034

424.255

560.651

691.778

19,50

32,15

23,39

SSE

20.005

46.000


95.848

136.476

Nam Đô

34.255

43.239

34.768

74.057

HPS

44.700

64.800

53.100

67.100

Hòa Phát

97.586

95.798


145.856

197.430

274

-

-

-

111.132

100.046

147.251

122.191

25.340

18.524

8.913

18.308

8.970


9.670

11.614

22.358

12.772

46.178

63.210

53.858

2.229.867

2.456.137

2.762.044

3.234.847

Pomina
Việt ý
CP thép TN
Vinafco
Vinakansai
Tổng

10,15


12,45

17,12

Ngun: S liu ca Tng Công ty Thép năm 2007

Trong giai đoạn 2001 - 2007, tiêu thụ thép tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng mạnh, bình quân đạt 19,36%/năm. Thể hiện, tổng nhu cầu tiêu thụ
10


thép của Việt Nam tăng từ 3.220 ngàn tấn năm 2000 lên 6.300 ngàn tấn năm
2005, đến năm 2006 đạt gần 7.200 ngàn tấn (trong đó sản xuất trong nước là
4.700 ngàn tấn, nhập khẩu thép thành phẩm là 3.800 ngàn tấn) và năm 2007
đạt 10.400 ngàn tấn (tăng trên 44,4% so với năm 2006) và là mức tăng cao
nhất của khu vực Đông Nam Á.
- Cơ cấu tiêu thụ thép theo doanh nghiệp
Xét tiêu thụ thép xây dựng trong giai đoạn 2004 - 2007 cho thấy, nhu cầu
thép xây dựng tăng bình quân hàng năm 13,24%/năm. Tổng nhu cầu tiêu thụ thép
xây dựng tăng từ 2.230 ngàn tấn năm 2004 lên 3.235 ngàn tấn năm 2007. Trong
đó, tốc độ tăng tiêu thụ thép hàng năm của VSC đạt bình quân 6,0%/năm; của các
doanh nghiệp liên doanh với VSC đạt 10,11%/năm; đặc biệt là tốc độ tăng nhu
cầu tiêu thụ của các doanh nghiệp ngồi VSC đạt 25,01%/năm.
Theo ước tính của Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu thép xây dựng hàng
năm vào khoảng 60% nhu cầu sử dụng thép của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai
đoạn 2001 - 2007, tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ thép trong xây dựng cơ bản đạt
bình quân 18,40%/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ thép trong sản xuất công
nghiệp chỉ tăng bình qn 9,47%/năm. Thép phục vụ cho các ngành cơng
nghiệp cơ khí, chế tạo hiện tăng chậm hơn so với nhu cầu thép xây dựng.

Biểu đồ 1.2. Số liệu tiêu thụ thép qua các năm

11


Xét cơ cấu tiêu thụ thép của Tổng công ty Thép cho thấy, tiêu thụ thép
của khu vực miền Bắc và miền Nam chiếm tỷ trọng chủ yếu, miền Bắc đạt
1.040 ngàn tấn, chiếm 40,78%, miền Nam đạt 1.060 ngàn tấn, chiếm 41,57%,
còn lại là miền Trung 301,78 ngàn tấn, chiếm 17,65%. Xét cơ cấu tiêu thụ
thép của Tổng công ty Thép Việt Nam theo chủng loại sản phẩm cho thấy,
tiêu thụ thép cuộn đạt 813,91 ngàn tấn, chiếm 31,9%, thép thanh đạt 1.640
ngàn tấn, chiếm 64,3%, thép hình đạt 95, 88 ngàn tấn, chiếm 3,8%.
- Cơ cấu tiêu thụ thép xây dựng theo vùng lãnh thổ:
Các mặt hàng thép xây dựng thông thường sản xuất trong nước được tiêu
thụ trên khắp vùng lãnh thổ nhưng phân bổ không đều. Kết quả khảo sát thị
trường cho thấy, khoảng 44% sản lượng thép xây dựng của cả nước được tiêu
thụ ở khu vực miền Bắc, miền Trung là khoảng 12% và miền Nam là 44%. Phần
lớn các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung là thị phần tiêu thụ
thép xây dựng của các doanh nghiệp tư nhân sản xuất và hầu hết là thép chất
lượng thấp.
Cụ thể tiêu thụ thép xây dựng đối với các vùng như sau:
+ Đối với khu vực phía Bắc:
Tốc độ tăng bình qn hàng năm tiêu thụ thép xây dựng của khu vực phía
Bắc đạt 13,63%/năm trong giai đoạn 2004 - 2007. Tổng lượng thép tiêu thụ tăng
từ 928,7 ngàn tấn năm 2004 lên 1.430 ngàn tấn năm 2007. Trong đó, tiêu thụ
của các doanh nghiệp VSC tăng không nhiều, từ 294.391 tấn năm 2004 lên
348.637 tấn năm 2007; tương tự liên doanh với VSC đạt 300.233 tấn năm 2004
lên 390.019 tấn năm 2007 và ngoài VSC đạt tốc độ tăng tiêu thụ mạnh nhất,
tăng từ 355.034 tấn năm 2004 lên tới 691.778 tấn năm 2007.
Tỷ trọng thép xây dựng tiêu thụ của khu vực phía Bắc đạt bình qn hàng

năm trên 40% so với tổng nhu cầu tiêu thụ của cả nước. Thể hiện, năm 2004 đạt
44,07%, sang năm 2005 tỷ trọng này tuy có giảm khá mạnh, chỉ cịn 40,89%,
song đã tăng trở lại và đạt 44,22% vào năm 2007.

12


Bảng 1.4. Tiêu thụ thép xây dựng khu vực miền Bắc
Đơn vị: Tấn
Doanh nghiệp

2004

2005

2006

2007

VSC

294.391

294.553

339.563

348.637

Tisco


281.726

282.350

327.562

348.637

SSC

12.000

12.000

12.000

-

665

203

-

-

300.233

285.569


298.367

390.019

7.379

3.911

1.104

639

VPS

108.316

101.078

120.518

149.351

Vinausteel

109.887

98.504

103.025


129.375

Nasteelvina

74.651

82.076

73.720

110.654

Ngoài VSC

355.034

424.255

560.651

691.778

SSE

20.005

46.000

95.848


136.476

Nam Đô

34.255

43.239

34.768

74.057

HPS

44.700

64.800

53.100

67.100

Hoà Phát

97.586

95.798

145.856


197.430

274

-

-

-

111.132

100.046

147.251

122.191

25.340

18.524

8.913

18.308

8.970

9.670


11.614

22.358

12.772

46.178

63.210

53.858

982.678

1.004.392

1.198.481

1.430.432

2,21

19,32

19,35

40,89

43,39


44,22

Cevimetal
LD với VSC
Vinakyoei

Pomina
Việt ý
CP thép TN
Vinafco
Vinakansai
Tổng
Tỷ trọng/cả nớc (%)

44,07

Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam, năm 2007
+ i vi khu vc min Trung: Tc độ tăng bình quân hàng năm tiêu
thụ thép xây dựng của khu vực miền Nam đạt 5,73%/năm trong giai đoạn
2004 - 2007. Tổng lượng thép tiêu thụ tăng từ 257,2 ngàn tấn năm 2004
lên 300 ngàn tấn năm 2007. Trong đó, lượng thép tiêu thụ của VSC đã
giảm từ 124,9 ngàn tấn năm 2004 xuống còn 103,9 ngàn tấn năm 2007;
tiêu thụ của các liên doanh với VSC lại tăng giảm một cách rất thất
thường, thể hiện, sản lượng tiêu thụ năm 2004 đạt 45,8 ngàn tấn, tăng lên
13


61,4 ngàn tấn năm 2005 và sau đó lại giảm xuống chỉ còn 49,5 ngàn tấn
năm 2006 và 31 ngàn tấn năm 2007; tuy nhiên lượng thép tiêu thụ của các

doanh nghiệp ngồi VSC lại có tốc độ tăng khá cao, lượng tiêu thụ đạt 84
ngàn tấn năm 2004, tăng lên 185 ngàn tấn năm 2007. Tỷ trọng tiêu thụ so
với cả nước đạt bình qn hàng năm khoảng 10%.
B¶ng 1.5. Tiêu thụ thép xây dựng khu vực miền Trung
Đơn vị: Tấn
Doanh nghiệp

2004

2005

2006

2007

VSC

124.889

126.198

129.769

103.896

Tisco

63.412

71.858


93.122

83.587

SSC

11.000

12.000

12.000

12.000

DNS

32.642

19.196

11.111

208

Cevimetal

17.835

14.144


13.538

8.103

LD với VSC

45.823

61.382

49.520

31.031

Vinakyoei

7.449

6.553

6.417

1.048

VPS

15.335

16.648


14.432

13.670

Vinausteel

23.039

38.181

28.671

16.313

Ngoài VSC

84.078

118.810

141.840

185.035

SSE

6.561

14.014


14.408

12.663

Nam Đô

1.383

85

-

-

HPS

9.200

11.800

8400

3.800

Hòa Phát

2.557

15.627


17.824

22.269

63.130

69.918

79.956

101.902

967

4.962

9.660

10.472

CP thép TN

0

1.347

6.661

7.367


Vinakansai

280

1.057

4931

6.542

257.227

297.390

325.035

299.962

15,61

9,30

-7,71

12,11

11,77

9,27


Pomina
Việt ý

Tổng
Tựng
Tỷ trọng/cả nớc (%)

11,54

Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam, nùm 2007
+ Đối với khu vực miền Nam: Tốc độ tăng bình quân hàng năm tiêu thụ thép
xây dựng của khu vực miền Nam đạt 11,01%/năm trong giai đoạn 2004 - 2007.
Tổng lượng thép tiêu thụ tăng từ 1.000,3 ngàn tấn năm 2004 lên 1.353,9 ngàn tấn
năm 2007. Tỷ trọng tiêu thụ so với cả nước đạt bình quân khoảng trên 40%.
14


Bảng 1.6. Tiêu thụ thép xây dựng khu vực miền Nam
Đơn vị: Tấn
Doanh nghiệp

2004

2005

2006

456.754


475.133

480.055

547.246

-

-

2.396

-

SSC

456.755

473.297

479.606

547.226

DNS

-

1.836


449

-

LD với VSC

287.633

286.872

319.055

357.071

Vinakyoei

214.440

217.014

261.714

319.501

11.268

14.475

11.596


4.588

7.018

18.853

7.289

624

54.907

36.530

38.456

33.258

209.864

256.022

292.396

489.322

4.891

10.837


8.237

5.484

Sunsteel

49.770

22.345

-

-

Pomina

153.035

209.840

274.112

431.813

-

-

7.791


9.205

CP thép TN

673

-

-

91

Vinakansai

1.495

13.000

2.356

-

1.000.250

1.018.027

1.091.606

1.353.919


1,78

7,23

24,03

41,45

39,52

41,85

VSC
Tisco

VPS
Vinausteel
Tây Đô
Ngoài VSC
SSE

Việt ý

Tổng
Tăng
Tỷ trọng/cả nớc (%)

44,86

2007


Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam, năm 2007
1.2. NHP KHU MT HNG ST THẫP XY DNG CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2007

Trước năm 1990, việc nhập khẩu các sản phẩm thép được nhà nước giao
cho một số đơn vị đầu mối thuộc Bộ Thương mại như Tổng Cơng ty Xuất
nhập khẩu Khống sản, Tổng Cơng ty Kim khí Việt Nam trên cơ sở tiếp nhận
hàng theo Nghị định thư từ Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Sau năm 1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ dẫn đến nguồn cung ứng
gang, thép như trước khơng cịn nữa, Nhà nước đã kịp thời có chính sách mở
cửa cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia hoạt động xuất nhập
15


khẩu các sản phẩm thép. Từ thời điểm đó trở đi, thị trường thép Việt Nam đã
dần dần hoà nhập thị trường thế giới và chịu mọi tác động về các biến động
chung đối với các sản phẩm thép. Hiện nay, sắt thép là một trong những mặt
hàng nhập khẩu chính của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này
ln đứng thứ ba, chỉ sau máy móc, thiết bị và xăng dầu.
Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2007 có sự tham gia của
khoảng 1.870 doanh nghiệp trong nước, tăng 200 đơn vị so với năm 2006.
Kết quả nhập khẩu và số lượng doanh nghiệp tham gia nhập khẩu trên cả
nước cho thấy hoạt động sản xuất, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong
năm 2007 rất sơi động. Số lượng các doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu đạt
từ 1 triệu USD trở lên tăng mạnh, đạt khoảng 420 đơn vị.
Bảng 1.7. Lượng nhập khẩu sắt thép các loại
Đơn vị: Tấn, %
Tổng số


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2.868

3.801

4.948,9

4.622,8

5.186,1

5.524,0

5.624,0


7.705,0

32,53

30,20

-6,59

12,19

6,52

1,81

37,00

2.175

2.731,9

2.767,8

2.913,1

3.297,1

3.636,0

5.647,0


30,95

25,60

1,31

5,25

13,18

10,28

55,31

Tăng
- Thép thành phẩm

1.661

+ Tăng
+ Tỷ lệ

57,91

57,22

57,91

59,87


56,17

59,69

64,65

73,29

- Phôi thép

1.207

1.626

2.217,0

1.855,0

2.273,0

2.226,9

1.988,0

2.058,0

34,71

36,35


-16,33

22,53

-2,03

-10,73

3,52

42,78

57,91

40,13

43,83

40,31

35,35

26,71

+ Tăng
+ Tỷ lệ

42,09

Nguồn: Niên giám Thống kê - Tổng cục Thống kê năm 2007

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thép bình quân trong giai đoạn 2000 2007 đạt 16,24%/năm. Trong đó, tốc độ tăng nhập khẩu thép thành phẩm đạt
20,27%/năm trong cùng giai đoạn và tốc độ tăng bình qn của nhập khẩu
phơi thép là 9,72%/năm.
Năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của Việt Nam đạt 5,1 tỷ
USD tương đương 7.800 ngàn tấn, tăng 66% về trị giá và 37% về lượng so với
năm 2006, nếu so với năm 2005 thì tăng 73% về trị giá và tăng 42% về lượng.
16


Biểu đồ 1.3. Lượng nhập khẩu thép của Việt Nam 2006 - 2007

- Về thị trường nhập khẩu:
Việt Nam hiện có quan hệ nhập khẩu thép với nhiều nước trên thế giới.
Trong đó, 8 thị trường hàng đầu là Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan, Malaixia, Thái Lan và Ucraina thường chiếm trên 80% tổng khối lượng
nhập khẩu thép vào Việt Nam. Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu
cho Việt Nam. Ngược lại, các thị trường khác như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc
tuy vẫn là những thị trường cung cấp thép quan trọng cho Việt Nam, nhưng tỷ
trọng nhập khẩu từ các thị trường này đều có xu hướng giảm rõ rệt. Thị trường
các nước ASEAN cũng chiếm khoảng trên 10% lượng thép nhập khẩu thép của
Việt Nam.
Năm 2007, Việt Nam đã nhập khẩu sắt thép từ gần 70 thị trường trên
thế giới. Trong đó, nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc đạt 2,3 tỷ USD, tăng
59% so với năm 2006, chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của
Việt Nam. Nhập khẩu từ Nhật Bản cũng tăng đáng kể, đạt kim ngạch hơn
676 triệu USD, tăng 37,79% so với năm 2006. Đáng chú ý, nhập khẩu sắt
thép từ Đài Loan và Malaysia tăng rất mạnh, đạt kim ngạch lần lượt là 567,9
triệu USD và 383,9 triệu USD. Ngoài bốn thị trường Trung Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan và Malayxia chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của
Việt Nam, đạt gần 4 tỷ USD, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ hầu hết các

thị trường còn lại đều tăng mạnh so với năm 2006, cụ thể:
17


+ Nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 36,9%, đạt 284,9 triệu USD;
+ Nhập khẩu từ Thái Lan tăng 116%, đạt 207 triệu USD;
+ Nhập khẩu từ Nga tăng 28,7%, đạt 179 triệu USD;
+ Nhập khẩu từ Inđônêxia tăng 22,9%, đạt 74 triệu USD;
Bảng 1.8. Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại từ một số thị trường
chính của Việt Nam 2006 - 2007
Đơn vị: Triệu USD, %
Thị trường

2006

2007

Tổng

3.001,4

5.045,2

59,40

Trung Quốc

1.453,9

2.311,7


59,00

Nhật Bản

490,9

676,4

37,79

Đài Loan

266,6

567,9

113,05

Malaysia

43,7

383,9

778,59

Hàn Quốc

208,1


284,9

36,94

Thái Lan

95,6

207,1

116,56

139,3

179,3

28,70

Inđơnêsia

60,8

74,8

22,99

Ơtxtrâylia

24,3


61,9

154,89

Ấn Độ

43,1

60,8

40,86

Singapore

52,8

58,7

11,24

Đức

10,8

50,0

363,13

Philippin


44,9

38,6

-14,14

Mỹ

17,1

30,6

79,14

Kazakhstan

14,4

26,9

86,76

HongKong

24,9

16,4

-34,21


Bỉ

10,2

15,3

50,18

Nga

07/06

Nguồn: Số liệu của Tổng cơng ty Thép năm 2007

- Về chủng loại sản phẩm thép nhập khẩu
Trong cơ cấu nhập khẩu thép giai đoạn 2000 - 2007, tỷ trọng thép thành
phẩm nhập khẩu ngày càng cao, năm 2000 tỷ trọng của sản phẩm này là
18


57,91%, đến năm 2005 con số này là 59,69% và năm 2007 là 73,29%. Trong
cơ cấu thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, thép lá chiếm tỷ trọng cao
nhất, khoảng 60%, tiếp đến là thép tấm chiếm khoảng trên 20%, các loại thép
hình, thép ống chiếm khoảng trên 10%, thép xây dựng và các loại thép còn lại
chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng nhập khẩu.
Tương ứng, tỷ trọng phôi thép nhập khẩu trong tổng khối lượng nhập
khẩu thép của Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Ngồi khối
lượng phơi thép nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cịn nhập khẩu thép
phế liệu để sản xuất phơi thép trong nước. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu thép

phế của Việt Nam vào khoảng từ 1,5 đến 2,0 triệu tấn/năm.
- Về lượng phôi thép nhập khẩu:
Ngành thép hiện phải phục thuộc vào ngun liệu nhập khẩu chính là
phơi thép, do ngành thép mới chỉ chủ động đáp ứng được khoảng trên 50%
lượng phôi phục vụ cho cán thép xây dựng, còn lại vẫn phụ thuộc vào thị
trường thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Sản lượng phối thép nhập
khẩu đã tăng bình quân khoảng 9,72%/năm trong giai đoạn 2001 - 2007.
Lượng thép nhập khẩu tăng từ 1.626 ngàn tấn năm 2001 lên 2.058 ngàn tấn
năm 2007. Nhìn chung, nhập khẩu phôi thép của Việt Nam trong thời gian
qua biến động rất thất thường, đặc biệt là trong năm 2008.
Biểu đồ 1.4. Diễn biến lượng phôi nhập khẩu năm 2005 - 2008
640,000

Tấn

560,000

2008
2007

480,000

2006
2005

400,000
320,000
240,000
160,000
80,000


Tháng

0
T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

ƯớcT12

19



- Về giá nhập khẩu phôi thép
Giá nhập khẩu phôi thép nhập khẩu liên tục tăng trong thời gian qua, thể
hiện: Giá phôi thép nhập khẩu đã tăng từ khoảng từ 400 USD/tấn năm 2005
và 2006 lên khoảng 500 USD/tấn năm 2007 và lên khoảng 800 USD/tấn từ
đầu năm cho đến tháng 9/2008, đặc biệt là mức tăng kỷ lục lên tới 1.000
USD/tấn vào tháng 9/2008. Tuy nhiên, từ sau tháng 9/2008 đến nay, giá phôi
thép nhập khẩu đã liên tục giảm rất mạnh, xuống mức hiện nay vào khoảng
500 USD/tấn. Sự biến động của giá phôi thép nhập khẩu của Việt Nam trong
giai đoạn 2005 - 2008 được thể hiện ở Biểu đồ 1.5.
Biểu đồ 1.5. Giá nhập khẩu phơi 2005 - 2008
1,200

USD/tấn
2008
2007

1,000

2006
2005

800
600
400
200

Tháng

0

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

ƯớcT12

1.3. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN NGÀNH THÉP VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

1.3.1. Cơ chế đối với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép
(1) Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến

năm 2010”.
(2) Việc giá thép xây dựng tăng đột biến trên thị trường nội địa, gây ảnh
hưởng bất lợi cho nhu cầu phát triển của nhiều lĩnh vực, nguyên nhân chính
là tác động của việc tăng đột biến giá phôi thép và thép trên thế giới, sự yếu
20


kém của khâu phân phối thép trong nước. Trong những lần sốt giá thép trước,
dù VSA đã có rất nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường, khâu phân phối,
lưu thông vẫn rất lộn xộn và chưa được tổ chức tốt, gây thiệt hại lớn cho
người tiêu dùng và làm hỗn loạn thị trường. Nhằm củng cố, phát triển ngành
thép Việt Nam, xây dựng được hệ thống phân phối vững chắc, có các
phương thức kinh doanh đa dạng, hiện đại... nhằm bình ổn thị trường thép
xây dựng nội địa, bảo đảm cạnh tranh thắng lợi trong môi trường kinh
doanh bước vào hội nhập. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ
Thương mại đã ra Quyết định số 2212/2005/QĐ-BTM, ngày 15 tháng 08
năm 2005, ban hành “Quy chế kinh doanh thép xây dựng”. Quy chế mới
đề cập tới nhiều vấn đề nhằm yêu cầu các doanh nghiệp thiết lập, quản lý
chặt hệ thống kinh doanh thép xây dựng trên thị trường Việt Nam. Theo
Quy chế này, hệ thống kinh doanh thép xây dựng trên thị trường Việt Nam
sẽ bao gồm các chủ thể như nhà cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý, đại
lý bán lẻ và các đơn vị trực thuộc các chủ thể này như chi nhánh, xí
nghiệp, cửa hàng bán lẻ. Quy chế kinh doanh thép xây dựng đã khuyến
khích các doanh nghiệp thành lập hệ thống phân phối và tiêu thụ thép của
riêng mình và cũng quy định rõ yêu cầu cụ thể về thực hiện ghi nhãn thép xây
dựng và niêm yết giá bán thép xây dựng. Quy chế này áp dụng đối với các
tổ chức, cá nhân kinh doanh thép xây dựng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nội dung chủ yếu của Quy chế đề cập đến:
- Các DN sản xuất, nhập khẩu và lưu thông thép xây dựng (nhà phân
phối thép) chỉ được duy trì hoạt động kinh doanh phân phối thép khi thiết

lập được hệ thống phân phối thép của mình qua các đơn vị trực thuộc
(công ty, chi nhánh, cửa hàng) và qua các tổng đại lý, đại lý bán lẻ thuộc
DN khác.
- Tổng đại lý thép xây dựng được phép làm đại lý bán thép cho nhiều
nhà phân phối thép với nhiều chủng loại thép xây dựng khác nhau, nhưng
đối với mỗi loại thép xây dựng (có quy cách phẩm chất, nhãn mác và giá
bán cụ thể) chỉ được nhận bán hàng của một nhà phân phối thép.
- Mọi cửa hàng, điểm bán lẻ thép xây dựng không thuộc hệ thống kinh
21


×