Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Nghiên cứu các biện pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện trung áp lộ 371 e5 27 điện lực vân đồn công ty điện lực quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ THANH THÚY

QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG
MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Tai Lieu Chat Luong

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ THANH THÚY

QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG
MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Má số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÙNG THỊ HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn tồn trung thực, khách quan, khơng trùng lặp với các luận văn
khác. Thơng tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Thanh Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Thị Hằng, ngƣời đã tận tâm,
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và q trình
nghiên cứu luận văn. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo khoa
Tâm lý - Giáo dục, trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp
giảng dạy lớp Thạc sỹ QLGD K28.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các
đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên các trƣờng
mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Hạ Long đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt
tình giúp đỡ tác giả có đƣợc các thơng tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề
tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng nhƣng luận văn cũng khơng thể tránh khỏi một số

thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ thầy cơ, đồng nghiệp
và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Đỗ Thanh Thúy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG MẦM NON ................................. 7

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 7

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 12
1.2.1. Quản lý..................................................................................................... 12
1.2.2. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .......... 13
1.2.3. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học ................................................................. 15
1.2.4. Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ........................................................ 17
1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non .... 17

iii


1.3.1. Tác phẩm văn học sử dụng trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
ở trƣờng MN .............................................................................................. 17
1.3.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng
mầm non .................................................................................................... 18
1.3.3. Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non .... 20
1.3.4. Nội dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ................. 23
1.3.5. Phƣơng pháp, hình thức giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non...... 25
1.3.6. Đánh giá kết quả giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non .......... 30
1.4. Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ......................... 31
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ................. 31
1.4.2. Tổ chức giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ......................... 33
1.4.3. Chỉ đạo giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ......................... 35
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ................. 37
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng
mầm non ................................................................................................................ 38
1.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 38
1.5.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 40
Kết luận chƣơng 1.............................................................................................. 42

iv


Chƣơng 2. 43THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG
MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH .......... 43
2.1. Giới thiệu về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .................................. 43
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long.................................. 43
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non thành phố Hạ Long ................................... 43
2.2. Mục đích, nội dung, phƣơng pháp khảo sát và phƣơng thức xử lý số liệu ...... 45
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 45
2.2.2. Đối tƣợng khảo sát................................................................................... 46
2.2.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 46
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát và phƣơng thức xử lý số liệu .............................. 46
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ........................................................................ 48

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng, mục tiêu
của giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh .............................................................................. 48
2.3.2. Thực trạng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ....................................................... 54
2.3.3. Thực trạng quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm
non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................ 64
2.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở
các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..................... 76
2.4. Đánh giá chung về quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng
mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ....................................... 78
2.4.1. Ƣu điểm ................................................................................................... 78

v


2.4.2. Hạn chế .................................................................................................... 79
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 80
Kết luận chƣơng 2.............................................................................................. 82
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM
QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM
NON THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH. .................... 83
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 83
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho

trẻ mầm non ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục mầm non ..................... 83
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ........................................................... 83
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .......................................................... 84
3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ............................................................. 84
3.1.6. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả .......................................................... 85
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng
mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ....................................... 85
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo
dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh................................................................................................ 85
3.3.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phù hợp
với tình hình thực tế ................................................................................... 89
3.2.3. Tổ chức bồi dƣỡng năng lực giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho đội ngũ
giáo viên ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .. 92

vi


3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lƣợng trong và ngồi nhà trƣờng
tham gia giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................ 96
3.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở

các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................... 100
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .................................................. 103
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ........ 103
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 103
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm .......................................................................... 103
3.4.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm .................................................................... 104
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 104
Kết luận chƣơng 3............................................................................................ 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 110
1. Kết luận ........................................................................................................ 110
2. Khuyến nghị................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 114
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL

: Cán bộ quản lý

GD

: Giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDMN


: Giáo dục mầm non

GV

: Giáo viên

UBND

: Ủy ban nhân dân

XH

: Xã hội

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả mong đợi của giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.... 21
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert............................................................................ 48
Bảng 2.2. Đánh giá của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của giáo
dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ........................ 49
Bảng 2.3. Đánh giá của các khách thể điều tra về mục tiêu giáo dục ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non .............................................. 53
Bảng 2.4. Đánh giá của các khách thể điều tra về mức độ thực hiện nội
dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ....... 54

Bảng 2.5. Đánh giá của các khách thể điều tra về hiệu quả sử dụng các
phƣơng pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng
mầm non .......................................................................................... 57
Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về sự phù hợp của các hình
thức giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ....... 59
Bảng 2.7.

kiến của các khách thể điều tra về đánh giá kết quả giáo dục
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ............................... 61

Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về công tác lập kế hoạch
giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ............... 65
Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức giáo dục ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non .............................................. 68

v


Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về chỉ đạo giáo dục ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non .............................................. 71
Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về kiểm tra, đánh giá giáo
dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ........................ 74
Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hƣởng đến

quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non........... 76
Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết của các
biện pháp giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng
mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................... 105
Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi của các
biện pháp giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng
mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................... 106

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là giáo dục thế hệ trẻ trở thành
những con ngƣời phát triển toàn diện về mọi mặt, có đạo đức tốt, có sức khỏe,
có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lịng hăng hái;
biết u q, tơn trọng và cảm thụ cái đẹp và tích cực chủ động, sáng tạo trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống . Trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục mầm
non đóng vai trị là một mắt xích quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền
móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục.
Trong q trình phát triển tồn diện nhân cách con ngƣời nói chung và
trẻ mầm non nói riêng thì ngơn ngữ có một vai trị rất quan trọng đặc biệt
không thể thiếu đƣợc. Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của con ngƣời. Sự tuyệt
vời của ngôn ngữ là do ngơn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phƣơng
tiện giao tiếp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của cả lồi ngƣời. Chúng ta, ai cũng có
thể sử dụng phƣơng tiện "không mất tiền mua " này để trao đổi thông tin cho
nhau một cách nhanh nhất, nhiều nhất đầy đủ nhất. Từ đó, có thể dễ dàng hiểu

nhau, thông cảm chia sẻ liên kết hay hợp tác với nhau. Nhờ ngôn ngữ mà con
ngƣời từ khắp năm châu bốn bể, con ngƣời ở các thời đại khác nhau, các thế hệ
khác nhau có thể tìm hiểu nhau hoặc giao lƣu với nhau. Hơn thế nữa ngôn ngữ
là cơng cụ để chúng ta tƣ duy, là chìa khóa vạn năng, thơng minh nhất để chúng
ta mở kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại để tha hồ mà chiếm lĩnh nó, đƣa
nó đến với mọi ngƣời. Cứ nhƣ thế, cá nhân ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội
ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn.
Giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mầm non có thể diễn ra theo nhiều con
đƣờng, nhiều hoạt động khác nhau. Song con đƣờng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
thông qua các tác phẩm văn học đƣợc coi là một trong những con đƣờng cơ bản
và đạt hiệu quả cao. Ngƣời giáo viên mầm non hồn tồn có thể phát huy lợi
thế đó nếu phát huy đƣợc những biện pháp phù hợp. Các biện pháp phát triển

1


ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cần dựa trên
những yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ của độ tuổi, dựa trên đặc trƣng ngơn ngữ
của tác phẩm và chƣơng trình làm quen tác phẩm văn học dành cho trẻ theo chủ
đề, chủ điểm đã đƣợc xác định.
Làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động đƣợc tổ chức thƣờng xuyên
ở trƣờng mầm non. Trong tổng thể cấu trúc chƣơng trình giáo dục mầm non
theo hƣớng đổi mới hoạt động làm quen văn học không tồn tại một cách độc
lập, riêng lẻ mà đƣợc liên kết với các hoạt động cùng hƣớng tới một chủ đề,
chủ điểm đƣợc xác định. Đây là hoạt động cụ thể góp phần hữu hiệu trong việc
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nếu giáo viên biết vận dụng những biện pháp phù
hợp. Sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu xây dựng hình tƣợng, văn học có những
tác động đặc biệt đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đó chính là sự tích hợp
văn học và tiếng Việt trong tổ chức hoạt động. Khi tổ chức hoạt động này,
ngƣời giáo viên không những phải thực hiện nhiệm vụ giúp trẻ tiếp nhận và

cảm thụ tác phẩm mà còn khai thác những lợi thế của tác phẩm văn học để giúp
trẻ phát triển ngơn ngữ. Nói cách khác, cần gắn làm quen với tác phẩm văn học
với nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, với việc rèn luyện các kỹ năng ngơn ngữ cho
trẻ. Từ đó mà xác định, tìm kiếm các phƣơng pháp, biện pháp thích hợp để tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học có hiệu quả.
Trong thời gian qua, ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Hạ
Long,việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học chƣa
đƣợc xem trọng, hoạt động này đơi khi chỉ mang tính hình thức, khơng chú
trọng về giáo dục ngơn ngữ cho trẻ. Mặc dù ngành giáo dục mầm non đã có
những cải tiến về nội dung, chƣơng trình chăm sóc, giáo dục trẻ, tuy nhiên, việc
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trên thực tế mới chỉ dừng lại ở việc giúp
trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện, cịn việc gợi lên những tình
cảm, cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn con
ngƣời, đặc biệt là chƣa sử dụng tác phẩm văn học là một hoạt động giú trẻ phát
triển ngơn ngữ thì cịn hạn chế. Một số giáo viên chƣa tích cực học hỏi, nâng
cao trình độ, sự hiểu biết về các tác phẩm văn học, chƣa cảm nhận tác phẩm
2


một cách sâu sắc qua việc vận dụng để phát triển ngơn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tạo
thói quen nói đúng ngữ pháp, tập nói theo mơ hình câu tiếng Việt trong quá
trình trao đổi với trẻ về nội dung tác phẩm.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề
“Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luâ và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp
quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh

Quảng Ninh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tồn diện cho trẻ trên địa
bàn Thành phố.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Vấn đề giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh cịn có những hạn chế nhƣ: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình
thức tổ chức hoạt động chƣa phù hợp; hiệu quả giáo dục chƣa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên
nhân thuộc về quản lý; do vậy, nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các
biện pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
3


làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động này sẽ
đƣợc nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng
mầm non.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các
trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng
mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý của
hiệu trƣởng về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
6.2. Về địa bàn, thời gian khảo sát
6.2.1. Về địa bàn khảo sát
Khảo sát tại 7 trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cụ
thể: Trƣờng Mầm non Hà Lầm, Cao Thắng, Hà Trung, Cao Xanh, Hạ Long,
Hoa Hồng, Hồng Gai.
Tổng số khách thể điều tra: Gồm 100 ngƣời, trong đó có 35 cán bộ quản
lý, 65 giáo viên tại các trƣờng mầm non đƣợc khảo sát.
6.2.2. Về thời gian khảo sát
Thực hiện khảo sát vào tháng 4 năm 2022.

4


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về giáo
dục và quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non; phân tích tài liệu, xác

định các khái niệm cơ bản... để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Thiết kế các phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý và giáo viên nhằm khảo
sát thực trạng về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non; thực trạng mức độ
thực hiện các chức năng quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, từ đó thu thập thơng tin thực tiễn cần
thiết cho đề tài.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số cán bộ cán bộ quản lý, giáo viên về các nội dung có
liên quan đến giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh để thu thập thêm thông tin thực tiễn cho đề tài.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Đƣợc sử dụng để lấy ý kiến của các chuyên gia về tính thực tiễn và tính
khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Đƣợc sử dụng để nghiên cứu kết quả giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm
non đƣợc khảo sát, nhằm thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.
7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Dùng các phần mềm thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
thu đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau.

5


8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm
non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm
non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Vấn đề giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói chung đã đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Chẳng hạn:
Các nhà khoa học L.S Vygosky, J.Piaget, C.Rogers, K. Levin, D.Kolb đều
thống nhất cho rằng giáo dục phải dựa trên kinh nghiệm của trẻ. Theo đó, trẻ
phải đƣợc tiếp xúc, tƣơng tác trực tiếp với mơi trƣờng. Về phía giáo viên, tổ
chức hoạt động cho trẻ chính là q trình tác động có hệ thống đến trẻ, giúp trẻ
tự mình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ, tạo thành kinh nghiệm riêng của
bản thân (D.Kob, 2015).
Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Ni Chang (Michael A.Reed, 2009) đã
tìm ra bằng chứng cho thấy các hoạt động khám phá khoa học có mối liên hệ
với sự phát triển năng lực ngôn ngữ của trẻ, trong đó có ngơn ngữ mạch lạc.

Tác giả nhấn mạnh việc tổ chức cho trẻ đọc sách tranh về khoa học, làm quen
với các tác phẩm văn học… sẽ kích thích trẻ trao đổi với các bạn những điều
trẻ suy nghĩ, nhờ đó ngơn ngữ của trẻ đƣợc phát triển.
Các nghiên cứu của D. Konza (2016) và Malinovska N.V (2020) nhấn
mạnh việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong
các hoạt động của trƣờng mầm non. Giáo viên cần tận dụng lợi thế của từng
hoạt động ở nhà trƣờng để phát triển ngơn ngữ cho trẻ, đƣa trẻ vào các tình
huống có vấn đề, đặt ra những câu hỏi mở kích thích trẻ tƣ duy, giao tiếp thơng
qua đọc sách truyện hàng ngày, làm quen với tác phẩm văn học hoặc thông qua
các hoạt động đa dạng khác (dẫn theo [28]).
Liên quan đến vấn đề quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo có thể
kể đến một số cơng trình nghiên cứu, chẳng hạn:
7


Heidi M. Feldman (2008), trong cơng trình nghiên cứu “Evaluation and
Management of Language and Speech Disorders in Preschool Childre” đã
khẳng định: Ngôn ngữ là sự thể hiện giao tiếp của con ngƣời thơng qua đó các
ý tƣởng, thơng tin, cảm xúc và niềm tin có thể đƣợc chia sẻ. Thơng thƣờng,
những đứa trẻ đang phát triển nắm vững các nguyên tắc cơ bản về ngơn ngữ và
lời nói trong thời kỳ mẫu giáo. Sự chậm phát triển của các kỹ năng ngơn ngữ và
lời nói có thể ảnh hƣởng đến một số lĩnh vực chức năng ở trẻ…Những điều này
góp phần đánh giá quá trình phát triển bình thƣờng về ngôn ngữ ở trẻ từ tuổi
mẫu giáo cho tới tuổi đi học ở trƣờng tiểu học, đồng thời cung cấp thông tin
cập nhật về việc quản lý một số nguyên nhân cơ bản của hiện tƣợng chậm nói,
chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em [28].
Hoff E (2006), trong công trình nghiên cứu “How social contexts support
and shape language development” đã đƣa ra bằng chứng cho thấy tất cả các
môi trƣờng của con ngƣời đều hỗ trợ việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ bằng cách
cung cấp cho trẻ cơ hội trải nghiệm về giao tiếp, điều này thúc đẩy q trình

tiếp thu ngơn ngữ và hình thành mơ hình ngôn ngữ ở trẻ. Các môi trƣờng khác
nhau sẽ tạo ra sự khác biệt của nhóm và cá nhân về tốc độ cũng nhƣ q trình
phát triển ngơn ngữ. Điều này gợi ý cho các nhà quản lý giáo dục về cách thức
tạo ra môi trƣờng tốt nhất để trẻ có cơ hội phát triển ngơn ngữ từ tuổi mẫu giáo
ở trƣờng mầm non [29].
Với cơng trình nghiên cứu “Impact of professional development on
preschool teachers’ conversational responsivity and children’s linguistic
productivity and complexity”, các tác giả Piasta S, Justice L, Cabell S, Wiggins
A, Turnbull K, Curenton S. đã điều tra tác động của sự phát triển nghề nghiệp
đối với khả năng phản ứng hội thoại của giáo viên mầm non trong lớp học, đó
là việc giáo viên sử dụng các chiến lƣợc để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em
trong các cuộc trao đổi hội thoại mở rộng (chiến lƣợc tạo điều kiện giao tiếp)
và tiếp xúc với các mô hình ngơn ngữ tiên tiến (chiến lƣợc phát triển ngơn
ngữ)… Những nghiên cứu này gợi ý cho các nhà quản lý giáo dục ở trƣờng

8


mầm non về việc tăng cƣờng hoạt động bồi dƣỡng cho giáo viên để có thể nâng
cao năng lực sƣ phạm nhằm giúp trẻ phát triển ngơn ngữ tồn diện [30].
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc nghiên cứu về giáo dục ngôn ngữ và quản lý giáo dục
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm
văn học ở trƣờng mầm non cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm và tiếp cận ở từng
góc độ khác nhau trong quá trình phát triển ngơn ngữ của trẻ. Có thể kể đến
những tác giả và các cơng trình nghiên cứu sau:
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Châu (2016) với bài báo: “Thực trạng phát
triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở
một số trường mầm non thành phố Thanh Hóa”, đã trình bày kết quả đánh giá
thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác

phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa.
Tác giả khẳng định, thơng qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, vốn
từ của trẻ, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi vốn từ đƣợc tăng lên rõ rệt, giúp trẻ có cơ hội
thực hành trải nghiệm trong môi trƣờng giáo dục ở trƣờng mầm non, tạo tiền đề
cho trẻ phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ một số phẩm chất, năng lực:
mạnh dạn, tự tin, dễ hòa nhập vào cuộc sống… chuẩn bị cho trẻ bƣớc vào lớp 1
và các bậc học tiếp theo [5].
Tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ (2018) với đề tài: “Phương pháp kể diễn
cảm của giáo viên trong hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn
học”, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phƣơng pháp kể diễn cảm của giáo viên
mầm non trong dạy học cho trẻ, đƣa ra tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng
phƣơng pháp kể diễn cảm của giáo viên trong hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm quen
với tác phẩm văn học; đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp cho hiệu trƣởng
về nâng cao khả năng sử dụng phƣơng pháp kể diễn cảm của giáo viên trong
hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học [18].
Tác giả Hồng Kim Hồng (2019) với cơng trình nghiên cứu “Vận dụng
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen với tác

9


phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi tại thành phố Bạc Liêu” đã hệ thống hóa cơ sở
lý luận về vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm
non; phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
trong tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi tại
thành phố Bạc Liêu và đề xuất biện pháp cho hiệu trƣởng các trƣờng mầm non
tại địa bàn [17].
Tác giả Phạm Xuân Phồn (2019) với nghiên cứu “Một số biện pháp giúp
trẻ 5-6 tuổi hiểu nghĩa của từ thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”, đã

đƣa ra kết luận: Khả năng hiểu nghĩa của từ trong tác phẩm văn học không
những giúp trẻ hiểu nội dung của tác phẩm văn học mà còn giúp trẻ làm giàu
vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển các q trình tâm lí nhƣ khả
năng tƣ duy và trí tƣởng tƣợng. Thông qua việc hiểu nghĩa của các ngôn từ
nghệ thuật, trẻ cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của ngơn ngữ và các hình tƣợng
nghệ thuật trong văn học, từ đó hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩ,
đồng thời giúp trẻ khơng những nói đúng mà cịn nói hay [24]…
Ngồi những cơng trình nghiên cứu kể trên, hƣớng nghiên cứu về quản lý
giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 ở trƣờng mầm non cũng đƣợc đề cập
đến trong một số cơng trình khoa học những năm gần đây. Chẳng hạn:
Tác giả Đào Thị Thu Hà (2015) với đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên” đã
hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi
ở trƣờng mầm non; phân tích đánh giá thực trạng quản lí hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trƣờng mầm non Thành phố Thái Nguyên, từ đó đề
xuất một số biện pháp quản lý cho hiệu trƣởng trƣờng mầm non và khảo nghiệm
các biện pháp này [8].
Các tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung (2017) với nghiên cứu “Quản lý hoạt
động giáo dục ngơn ngữ qua trị chơi của trẻ ở các trường mầm non quận Nam
Từ Liêm - Hà Nội” [6], Phạm Thị Vân Anh (2020) với đề tài “Quản lý hoạt
động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy

10


trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh” [1] đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngơn
ngữ cho trẻ nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng thơng qua trị chơi của trẻ, hoặc theo
hƣớng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trƣờng mầm non; phân tích thực trạng
quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý

có tính khả thi và cần thiết đối với hiệu trƣởng trƣờng mầm non.
Một số tác giả khác lại đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lí phát triển ngôn
ngữ cho trẻ ở các trƣờng mầm non thuộc vùng dân tộc thiểu số hoặc vùng đặc
biệt khó khăn. Chẳng hạn, tác giả Hồ Hồng Hạnh (2016) với đề tài “Quản lí phát
triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non vùng dân tộc thiểu
số huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên” [13], tác giả Ly Thị Hoa (2020) với đề tài
“Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi người dân
tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” [14], tác
giả Vũ Thị Tám (2020) với đề tài “Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà Giang” [25] đã đƣa ra nhận định: Trẻ vùng cao thƣờng dùng tiếng mẹ đẻ
trong giao tiếp hàng ngày, vì vậy khi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trẻ gặp nhiều
khó khăn; để giúp trẻ phát triển tốt ngơn ngữ tiếng Việt, cần đƣa ra các biện pháp
phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc phát triển
ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ…
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến vấn đề giáo
dục ngôn ngữ và quản lý giáo dục ngơn ngữ cho trẻ nói chung, trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi nói riêng thơng qua các khía cạnh nhƣ: tầm quan trọng của việc giáo dục
ngôn ngữ cho trẻ, nội dung giáo dục và những biện pháp quản lý cần thiết đối
với lĩnh vực giáo dục này… Tuy nhiên, còn rất ít các cơng trình nghiên cứu
một cách có hệ thống và đầy đủ về quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm
non. Chúng tôi nhận thấy vấn đề này cần tiếp tục đƣợc quan tâm nghiên cứu.
Chính vì vậy đề tài “Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
11


thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” sẽ đƣợc triển khai nghiên cứu nhằm góp
phần làm rõ vấn đề quản lý hoạt động này ở các trƣờng mầm non trên địa bàn

cụ thể là thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lí là “trơng coi, giữ gìn theo những u
cầu nhất định; là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những u cầu
nhất định" [27].
Giáo trình quản lí hành chính Nhà nƣớc của Học viện hành chính quốc gia
chỉ rõ: “Quản lí là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lí” [16].
Theo tác giả Trịnh Hồng Hà: “Quản lí là một hoạt động có chủ đích, có
định hướng được tiến hành bởi một chủ thể quản lí nhằm tác động lên khách
thể quản lí để thực hiện các mục tiêu xác định của cơng tác quản lí” [9].
Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lí một hệ thống xã hội là tác động có mục
đích đến tập thể người-thành viên của hệ-nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi
và đạt tới mục đích dự kiến" [20].
Mặc dù có cách định nghĩa khác nhau nhƣng các tác giả nêu trên đều có
điểm chung khi đề cập đến vấn đề quản lý: Đó là hoạt động có mục đích của
ngƣời quản lý; hoạt động này bao hàm những nội dung và cách thức tác động
cụ thể đến đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.
Từ những quan niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Quản lí là những tác
động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm định hướng, tổ chức, điều khiển, sử
dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một tổ
chức để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh và
các điều kiện nhất định.

12


1.2.2. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

a) Giáo dục
Theo tiếng Hán, giáo là dạy, dục và ni, nghĩa là có sự rèn luyện về tinh
thần nhằm phát triển đƣợc kiến thức, tình cảm đạo đức và săn sóc về thể chất.
Nhƣ vậy, “giáo dục là sự rèn luyện con người về ba phương diện trí tuệ, tình
cảm, thể chất nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ
thấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện” [27]. Ngày nay,
khái niệm giáo dục đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động
tổng thể hình thành và phát triển nhân cách có mục đích, có kế hoạch nhằm
phát triển tối đa những tiềm năng về thể chất và tinh thần của con người” [12].
Nhƣ vậy, giáo dục chính là sự hình thành nhân cách đƣợc tổ chức một cách
có mục đích, có tổ chức thơng qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục
với ngƣời đƣợc giáo dục nhằm giúp ngƣời đƣợc giáo dục chiếm lĩnh những kinh
nghiệm của xã hội loài ngƣời.
Cũng theo tác giả Phạm Minh Hạc, giáo dục theo nghĩa hẹp đƣợc hiểu nhƣ
sau: “Giáo dục (theo nghĩa h p) là một bộ phận của hoạt động giáo dục theo
nghĩa rộng, là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư
tưởng chính trị, đạo đức, thẩm m , lao động, phát triển thể lực, những hành vi
và thói quen ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội” [12].
Trong nhà trƣờng, ngƣời giáo viên, nhà quản lý… đóng vai trị là chủ thể
giáo dục, còn ngƣời học, học sinh hoặc trẻ mầm non đóng vai trị là đối tƣợng
giáo dục, là chủ thể tự giáo dục.
Từ những điều nêu trên có thể hiểu: Giáo dục là quá trình tác động của nhà
giáo dục (nhà quản lý, giáo viên…) đến đối tượng giáo dục (người học, học
sinh, trẻ mầm non…) nhằm hình thành ở đối tượng giáo dục thế giới quan khoa
học, tư tưởng đạo đức, niềm tin, thái độ, những hành vi và thói quen ứng xử
đúng đ n trong các mối quan hệ xã hội.

13



×