Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nguyên nhân và giải pháp thực trạng lạm phát của Việt Nam quý 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.67 KB, 18 trang )

Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở
Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm
phát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự
phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát
cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước
ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên
cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai
trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm,
nghiên cứu và đề xuất các phương án khác. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và
chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét
đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết
các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh.
Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức
phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt
được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh
nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền
kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện
nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục
tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Năm 2010 kết thúc với nhiều khó khăn và thách thức, tăng trưởng 6,5% đi
song song là lạm phát 7,5%. Song thần và núi lửa gây nên thảm họa thiên nhiên
năng nề ở Nhật Bản dập tắt những hi vọng về tín hiệu phục hồi kinh tế thế
giới sau đợt suy thoái toàn cầu 2010 mà những khó khăn chung thế giới dự
báo về sức khỏe của kinh tế chưa có lời giải đáp. Châu Á lạm phát, Châu Âu
khốn khó, Trung Quốc như quả bong bóng bất cứ lúc nào cũng có thể gây hại


đến sự ổn định kinh tế thế giới. Âu cũng là mặt trái của nền kinh tế toàn cầu.
Được dự báo là một năm đầy khốn khó nhưng những diễn biến vĩ mô của
kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm đã ảnh hưởng không ít đến phần lớn cuộc
sống của đông đảo các tầng lớp dân cư. Chính điều này đã thôi thúc tôi tìm
hiểu và đi đến thực hiện đề tài: “NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM QUÝ I NĂM 2011”.
Với những hiểu biết hạn hẹp về kinh tế vĩ mô nên không thế tránh khỏi
những sai sót trong cả nội dung lẫn hình thức thực hiện rất mong sự thông cảm
từ cô.
Trang 1
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm lạm phát:
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá thị trường hay
giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát
là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông
thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong
phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là
lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh
hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh
tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0
hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả.
1.2. Đo lường lạm phát và các tiêu chí để đo lường lạm phát:
Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của
một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các
loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung
bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm.

Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá
trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện
qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so
với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.
Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
* Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI)
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
* Chỉ số giá sản xuất (PPI)
* Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn
(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn.
* Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách
có lựa chọn.
* Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội
* Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI).
Trang 2
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
Các đo lượng lạm phát ở Việt Nam
Ở Việt Nam Tổng cục thống kế đo lường tính toán mức lạm phát hàng năm
dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI), CPI được đo lường như sau:
Để tính Chỉ số giá tiêu dùng/tháng cần thực hiện các bước sau đây:
 Lập bảng giá kỳ gốc
 Lập bảng quyền số cố định kỳ gốc
 Thu thập giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện
 Tính giá bình quân hàng tháng theo từng khu vực (thành thị, nông thôn)
của các tỉnh thành phố.
 Tính chỉ số giá cấp tỉnh/thành phố theo từng khu vực thành thị, nông thôn
và chung cả tỉnh.
 Tính chỉ số giá cấp vùng kinh tế theo từng khu vực thành thị, nông thôn và

chung cả vùng.
 Tính chỉ số giá cả nước theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả
nước.
1.3. Phân loại lạm phát:
1.3.1. Căn cứ theo tốc độ:
 Lạm phát vừa phải ( moderate inflation - một chữ số): Tỷ lệ lạm phát dưới
10% một năm. Giá tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định.
Trang 3
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
 Lạm phát phi mã (galloping inflation - ba chữ số): Tỷ lệ 10% - 999%. Khi
lạm phát phi mã ở mức cao thì tiền mất giá nhanh, gây tác động không tốt đối
với sản xuất và đời sống.
 Siêu lạm phát (Hyper inflation - trên ba chữ số): Từ 1000% trở lên. Loại
này gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế.
1.3.2. Căn cứ vào thời gian lạm phát:
 Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50%
một năm.
 Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên
50%/ năm.
 Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
1.4.Nguyên nhân gây lạm phát:
 Thứ nhất: Lạm phát do cầu kéo.
 Thứ hai: Lạm phát do cầu thay đổi.
 Thứ ba: Lạm phát do chi phí đẩy.
 Thứ tư: Lạm phát do cơ cấu.
 Thứ năm: Lạm phát do xuất khẩu.
 Thứ sáu: Lạm phát do nhập khẩu.
 Thứ bảy: Lạm phát tiền tệ.

 Thứ tám: Lạm phát đẻ ra lạm phát.
1.5. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế:
 Tác động đến sản lượng, giá cả, việc làm.
 Tác động đến cơ cấu kinh tế: Doanh nghiệp đầu tư vào những ngành có
giá tăng, bỏ rơi những ngành có giá giảm do đó sẽ có những doanh nghiệp,
ngành nghề có thể phất lên, trái lại cũng không ít doanh nghiệp và ngành nghề đi
đến suy sụp, thậm chí phá sản.
 Tác động về mặt xã hội: Ảnh hưởng đến tâm lý người dân, mất niềm tin
vào chính phủ.
1.6. Kiềm chế lạm phát:
 Lành mạnh hóa nền tài chính công.
 Lành mạnh hóa thị trường tiền tệ.
Trang 4
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
 Ổn định hóa nền kinh tế quốc dân.
 Một số giải pháp có tính chất tình thế .
 Vay hàng khẩn cấp.
 Thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ, bằng cách sử dụng thị trường mở.
 Khuyến khích đầu tư cùng với việc vay hàng tư liệu sản xuất.
 Cắt giảm mạnh chi tiêu NS và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương bằng
tiền.
Chương 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Nhìn lại kinh tế năm 2010, khi tốc độ tăng trưởng GDP 6,78% và mặc dù có
những bất ổn về mặt vĩ mô, như lạm phát tăng trở lại hai con số, tỷ giá biến
động mạnh, lãi suất hỗn loạn, có thời điểm tăng vọt lên 19-20%, chứng khoán
cuối năm kém sôi động, nhưng nhiều người cho rằng, đây chỉ là những khó khăn
tài chính nhất thời và tình hình sẽ dễ dàng được cải thiện trong năm mới.

Tuy nhiên qua 3 tháng đầu năm 2011 dường như những kỳ vọng về sự cải
thiện, tăng trưởng kinh tế đã bị lung lay vì những tác động tiêu cực của những
biến động vĩ mô toàn thế giới.
2.1. Bối cảnh về kinh tế Việt Nam năm 2010:
Theo bảng công bố “Tình hình thực hiện phát triển KT-XH năm 2010” của
chính phủ, năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tích khả quan
sau:
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn
khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó
quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%,
vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công
nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ
tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm.
Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế lại cái nhìn kém lạc quan hơn, kết thúc
năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đối mặt với 4 khó khăn lớn:
 Dự trữ ngoại tệ giảm, thâm hụt thương mại năm 2010 là 12 tỷ USD.
 Lạm phát Việt Nam tăng cao: 7,5%/ năm, CPI là 11,7%/ năm tăng gần 4%
so với chỉ tiêu đặt ra trong năm. Trong đó tăng 4% là do giá lương thưc thực
Trang 5
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
phẩm, nguyên nhân chính là lũ lụt thiệt hại của miền Trung trong 3 tháng cuối
năm. Tiếp đến 1% là do giá xăng dầu.
 Nợ công Việt Nam lớn và thâm hụt ngân sách.
 Khoản nợ Vinashin đối với ngân hàng trung ương và ngân hàng thương
mại.
2.2. Kỳ vọng phát triển kinh tế năm 2011:

Tại phiên họp thứ tám tổ chức chiều ngày 8/11/2010, Quốc hội đã thông qua
nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2011. Các chỉ tiêu này bao
gồm:
 GDP tăng khoảng 7 - 7,5% so với năm 2010;
 GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD;
 Tổng kim ngạch xuất khẩu là 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010;
 Giảm nhập siêu xuống dưới 20%;
 Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5,5%;
 Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP;
 Tăng giá tiêu dùng khoảng 7%
2.3. Thực trạng lạm phát của Việt Nam quý 1 năm 2011:
2.3.1. Thực trạng:
 Trong những năm qua, với những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật cùng
với chính sách thông thoáng, cởi mở, Việt Nam trở thành một điểm đến lý tưởng
của các nhà đầu tư nước ngoài. Lượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam liên tục ở mức cao thông qua kênh đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp,
….
 Thiên tai, mưa bão, lũ lụt, những đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc
gây thiệt hại năng nề: con người, tài sản, đất trồng, lương thực thực phẩm và
dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm, heo tai xanh) ảnh hưởng đến giá cả thực
phẩm…ảnh hưởng đến giảm tổng cung.
 Chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa hợp lý, sức cạnh tranh các sản
phẩm trong nước không cao, hiệu quả kinh tế thấp.
Trang 6
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔLA MỸ CẢ NƯỚC
Tháng 03 năm 2011 (Đơn vị tính: %)

CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 3 NĂM 2011 SO VỚI
Kỳ gốc Tháng Tháng Tháng 02 BQ quý I/
năm 3 năm 12 năm năm 2011 so
2009 2010 2010 2011 quý I/ 2010
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 12,351 11,389 10,612 10,217 11,279
I, Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 13,063 11,833 10,831 10,198 11,738
1- Lương thực 13,408 11,749 10,609 10,218 11,566
2- Thực phẩm 12,993 11,925 10,908 10,157 11,878
3- Ăn uống ngoài gia đình 12,900 11,623 10,839 10,306 11,477
II, Đồ uống và thuốc lá 11,979 11,079 10,476 10,088 11,031
III, May mặc, mũ nón, giầy dép 11,670 10,990 10,425 10,100 10,929
IV, Nhà ở và vật liệu xây dựng(*) 13,232 1,691 10,592 10,367 11,553
V, Thiết bị và đồ dùng gia đình. 11,121 10,737 10,265 10,122 10,689
VI, Thuốc và dịch vụ y tế 10,617 10,451 10,138 10,071 10,429
VII, Giao thông 12,408 10,951 10,864 10,669 10,568
VIII, Bưu chính viễn thông 9,007 9,552 9,995 10,002 9,499
IX, Giáo dục 12,983 12,433 10,474 10,090 12,342
X, Văn hoá, giải trí và du lịch 11,026 10,603 10,283 10,098 10,569
XI, Hàng hoá và dịch vụ khác 12,201 11,016 10,384 10,139 10,998
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 19,387 14,127 10,458 10,500 13,707
CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 12,344 11,205 10,370 10,306
11,053
(*) Nhóm này bao gồm: Tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây
dựng
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Trang 7
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2011, tăng

2,17% so với tháng 2, mức cao nhất trong vòng 34 tháng qua. Trước đó,
mức cao hơn thuộc về tháng 5/2008, tăng 3,91% so với tháng liền trước. Còn
chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2011 tăng 2,09% so với tháng trước, cao hơn mức
tăng 1,74% của tháng 01/2011.
Biểu đồ: Biến động của chỉ số giá quý I năm 2011
So với cùng kỳ, CPI tháng 3 đã tăng 13,89%; CPI bình quân quý 1/2011 so
với quý 1/2010 đã tăng 12,79%, đều tăng cao hơn so với cách đây một tháng.
Với kết quả này, chỉ số giá tiêu dùng trong quý 1/2011 đang hình thành xu
hướng tăng dần qua các tháng, từ mức 1,74% tại tháng 1/2011, kéo tiếp đến
2,09% của tháng 2 và chốt ở con số cao hơn nữa tại tháng này.
Nhưng đáng lưu ý hơn, CPI tháng 3/2011 xuất hiện sự bất thường so với
nhiều năm trước đây. Tính từ năm 1995 đến nay, chưa có năm nào chỉ số giá
tiêu dùng tháng 3 tăng cao hơn tháng 2, xét trong mức so sánh với tháng trước
đó. Nếu tính trong tương quan giữa tháng 3 các năm từ 1995 trở lại đây, mức
tăng của tháng 3/2011 chỉ còn thấp hơn tháng 3/2008 (tăng 2,99%).
2.3.2. Nguyên nhân:
Sự tăng giá mạnh trong 3 tháng đầu năm bị tác động bởi các nguyên nhân
chính sau:
 Điều chỉnh tỷ giá USD/VND:
Trang 8
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
Đầu giờ sáng ngày 11/02, theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, Ngân hàng Nhà
nước công bố cơ chế điều hành tỷ giá mới. Nhằm mục đích thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhằm tăng tính thanh khoản của thị
trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng lên mức 20.693 VND/USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó)
và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1% áp dụng từ ngày 11/2/2011.
Với điều chỉnh trên, mức giá trần bán ra theo biểu niêm yết của các ngân

hàng thương mại ngày 11/2 sẽ ở mức 20.900 VND, mức sàn là 20.486 VND.
Một điểm đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ điều hành tỷ
giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới, thay vì cố
định kéo dài như trong thời gian qua. Theo Ngân hàng Nhà nước “Các biện pháp
này sẽ tạo điều kiện để điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung
cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế
nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn”.
 Tăng giá xăng dầu:
Theo quyết định số 98 /BTC-QLG vừa được Bộ Tài chính ban hành, giá bán
mới của các loại xăng dầu kể từ 10 giờ sáng ngày 24/02 áp dụng bảng giá mới
như sau: Xăng A92 tăng 2.900 đồng/lít, từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng/lít; dầu
diesel tăng 3.550 đồng/lít, từ 14.750 đồng lên 18.300 đồng/lít; dầu hoả tăng
3.100 đồng/lít, từ 15.100 đồng lên 18.200 đồng/lít; dầu mazut tăng 2.110
đồng/kg, từ 12.690 đồng nay giá bán là 14.800 đồng/kg.
Nguyên nhân của đợt tăng giá này là do giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu
trên thế giới tăng mạnh, trong tháng 2/2011 giá dầu thô tại New York đã vượt
mức 100 USD/thùng vì những bất ổn chính trị tại Libya. Còn dầu Brent
biển Bắc tại London cũng vọt lên 111 USD/thùng. Đợt tăng giá này kết thúc
việc bù lỗ cho các doanh nghiệp sau một thời gian dài bình ổn giá, tăng giá cũng
hạn chế việc xuất khẩu trái phép xăng dầu đưa giá xăng dầu trong nước ngang
với giá thị trường thế giới.
 Tăng giá điện:
Góp phần trong việc tăng mạnh của Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 là việc tăng
giá điện. Sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án điều chỉnh giá điện do
Bộ Công thương xây dựng, giá điện chính thức tăng 15,28% so với giá bình
quân thực hiện năm 2010 và thời gian áp dụng là 01/3. Như vậy, so với
giá bán bình quân năm 2010 là 1.058 đồng/kWh, với mức tăng lần này, giá
điện đã tăng thêm gần 160 đồng/kWh, lên mức 1.220 đồng/kWh.
Để hạn chế tác động của việc tăng giá điện Chính phủ sẽ thực hiện chính
sách hỗ trợ giá điện cho người nghèo, người thu nhập thấp, thực hiện cơ chế bù

giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Trang 9
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
Và đây là mức tăng kỷ lục nhất từ trước tới nay trong lộ trình tiến tới thị
trường điện cạnh tranh theo chủ trương của Chính phủ. Năm 2010, giá điện chỉ
tăng 6,8% so với năm 2009, còn năm trước đó giá điện cũng chỉ tăng 8,92%.
Do điện là yếu tố đầu vào của rất nhiều ngành sản xuất trong nền kinh tế
nên những tác động của việc tăng giá điện là không hề nhỏ. Việc tăng giá điện,
kéo theo nhiều mặt hàng khác tăng giá đặc biệt là các ngành tiêu thụ điện lớn
như sắt, thép, xi măng, vận tải
Theo lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực lý do việc tăng giá điện lần này là thực
hiện giá theo cơ chế thị trường và thúc đẩy thu hút đầu tư vào ngành điện.
 Điều kiện thời tiết khí hậu: Do 3 tháng đầu năm ở khu vực phía Bắc
thời tiết xuống thấp, nhiều nơi có tuyết làm nguồn cung rau xanh giảm cộng với
dịch heo tai xanh bùng phát khiến giá thịt và các sản phẩm thay thế tăng mạnh.
Chính việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu và việc điều chỉnh tỷ giá
hối đoái là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá chóng mặt trong các tháng
đầu năm, tạo những tác động mạnh đối với nền kinh tế và đời sống người dân.
Đây cũng là những nguyên nhân gây nên sự tăng phát trong cả năm 2011,
tuy mới chỉ đi được một quý nhưng theo những diễn biến xấu của nền kinh tế
trong và ngoài nước thì dự báo của Ngân hàng thế giới lạm phát năm 2011 của
Việt Nam 9,6% là không thể tránh khỏi.
2.3.3. Tác động đối với nền kinh tế:
Tác động đến giá cả tiêu dùng và đời sống xã hội:
 Theo báo cáo, trong 3 tháng đầu năm có 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu
dùng thiết yếu có sự tăng giá. Trong đó nhóm ngành Giao thông tăng mạnh nhất,
tiếp đến là nhóm ngành nhà ở – vật liệu xây dựng và nhóm ngành hàng ăn – dịch

vụ ăn uống. Sự tăng giá khiến người dân thắt chặt tín dụng, giảm chi tiêu vì lo
ngại những biến động tiêu cực không lường trước.
 Việc tăng giá cũng khiến đời sống người lao động, công nhân các khu
công nghiệp ngày càng khó khăn khi mức tăng của lương không thể theo kịp
mức tăng của giá. Khó khăn về tài chính kéo theo hàng loạt khó khăn khác như:
Y tế, giáo dục, chất lượng lao động, thất nghiệp, tệ nạn xã hội
Tác động đến cơ cấu kinh tế:
 Hiện tại tác động này chưa thấy được trong thời gian ngắn, nhưng thời gian
sẽ khiến những ảnh hưởng này càng rõ nét. Thực trang là một số doanh nghiệp
đã bắt đầu chính sách cắt giảm chi phí như: Tổ chức lại bộ máy nhân sự, giảm
chi phí điện bằng cách sản xuất luân phiên, tìm kiếm đối tác cung ứng khác đồng
thời kết hợp thực hiện các biện pháp quản lý khoa học nhằm giảm tối đa chi phí.
Trang 10
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
 Về tác động lâu dài, lạm phát cộng với chính sách thắt chặt tín dụng, tăng
lãi suất của Chính phủ làm giảm hoạt động kinh tế sản xuất dịch vụ dẫn đến
giảm tăng trưởng.
 Việc tăng lãi suất tín dụng cho vay lên 18 – 20% năm khiến Bất động sản
rơi vào tình trạng đóng băng, nhà đầu tư quay lưng lại với thị trưởng này. Điều
này có thể là tín hiệu vui khi khách hàng đổ xô đầu tư vào thị trường chứng
khoán tuy nhiên những con số thống kê chothấy chứng khoán quý 1/2011 cũng
điều hiu với những điểm bắt đáy là rầu lòng nhà đầu tư.
2.4. Giải pháp của chính phủ:
Ngày 24/02/2011 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những
giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội. Với những nội dung chính sau đây:
2.4.1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng:
 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa

chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và
kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng
phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục
vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công
nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín
dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
 Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ,
nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.
 Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến
thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để
các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán
ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý,
bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát
triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.
 Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011
trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo
hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh
vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu
vàng qua biên giới.
 Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám
sát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng. Ban hành
quy định và chế tài xử lý vi phạm, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động,
thu tài sản; quy định khen, thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm
Trang 11
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật đối với
hành vi cố tình vi phạm.

2.4.2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm
bội chi ngân sách nhà nước:
 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
 Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân
sách năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tăng cường kiểm tra, giám sát
trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng
thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế
phát sinh số nợ thuế mới.
 Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết
kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011
(không bao gồm chi tiền lương và các khoản có tính chất lương, chi chế độ
chính sách cho con người và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải
cách tiền lương theo kế hoạch đầu năm). Các Bộ, cơ quan, địa phương tự xác
định cụ thể số tiết kiệm, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ trong tháng 3 năm 2011. Số tiết kiệm thêm 10% này các Bộ, cơ quan, địa
phương tự quản lý; từ quý III năm 2011 sẽ xem xét, bố trí cho các nhiệm vụ cấp
bách phát sinh ngoài dự toán hoặc chuyển về ngân sách Trung ương theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính. Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị
văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng
dầu, ; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách. Người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước chịu
trách nhiệm tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công
tác trong và ngoài nước Không bổ sung ngân sách ngoài dự toán, trừ
các trường hợp thực hiện theo chính sách, chế độ, phòng chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Xử lý nghiêm, kịp
thời, công khai những sai phạm.
 Giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP. Giám
sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn
hạn. Thực hiện rà soát nợ
Chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phòng, không mở rộng đối tượng

phạm vi bảo lãnh của Chính phủ. Bảo đảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công, dư nợ
nước ngoài trong giới hạn an toàn và an toàn tài chính quốc gia.
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa
phương:
 Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2012
cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp
bách.
Trang 12
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
 Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011, thu hồi về ngân sách Trung
ương các khoản này để bổ sung vốn cho các công trình, dự án hoàn thành trong
năm 2011.
 Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn năm
2011, xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ
thực hiện trong năm 2011; thu hồi hoặc điều chuyển các khoản đã bố trí nhưng
chưa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính
phủ biện pháp xử lý trong tháng 3 năm 2011.
 Kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước,
doanh nghiệp Nhà nước, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý,
loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ra
nước ngoài.
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng
đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước.
 Các Bộ, cơ quan, địa phương:
 Chưa khởi công các công trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước
và trái phiếu Chính phủ, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

cấp bách và các dự án trọng điểm quốc gia và các dự án được đầu tư từ nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều
chuyển vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2011 trong
phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan
trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011.
 Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2011 danh mục các dự án
cắt giảm đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, danh
mục các dự án cắt giảm đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi
quản lý, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong
phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2011.
 Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước rà soát, cắt giảm, sắp xếp
lại các dự án đầu tư, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2011 danh mục các dự án cắt
giảm đầu tư, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính
phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2011.
2.4.3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế
nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng:
 Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Trang 13
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
 Trong quý II năm 2011, ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối
cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý, gắn sản
xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu; tiếp tục chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ
các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hàng
hóa, cung ứng dịch vụ; chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm hiệu quả, ổn
định giá lương thực trong nước, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc điều hành
dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực; thường xuyên theo dõi sát diễn
biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời có biện pháp điều tiết, bình ổn

thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Chủ động có biện pháp chống đầu cơ,
nâng giá.
 Xây dựng kế hoạch điều hành xuất, nhập khẩu, phấn đấu bảo đảm nhập
siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xây dựng quy trình, nguyên tắc
kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị của các dự án đầu tư bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn do Chính phủ bảo lãnh,
vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước; phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra,
giám sát bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sử
dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước, nhất là các dự án sử dụng
máy móc, thiết bị, vật liệu nhập khẩu; chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp
kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu.
 Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các công ty thành viên có kế hoạch
huy động tối đa công suất các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện
trong mùa khô, ưu tiên bảo đảm điện cho sản xuất; phối hợp với Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc sử dụng điện tiết
kiệm, phân bổ hợp lý để bảo đảm đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản
xuất và đời sống.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
 Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý về thuế, phí để điều tiết
lợi nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng như thép, xi măng… thu
được từ việc được sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị
trường.
 Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào
nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn
thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…;
tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực
xuất khẩu trong năm 2011.
 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu
ưu đãi đặc biệt theo cam kết tại các thoả thuận thương mại tự do, các chính sách
ưu đãi về thuế tại các khu phi thuế quan theo đúng quy định. Rà soát để giảm

thuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất mà trong nước
chưa sản xuất được; nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với
các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô.
Trang 14
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa
thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng
hóa thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu theo danh mục do Bộ Công
Thương ban hành.
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ
quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích
phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng xuất khẩu, tạo việc làm, thu
nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh lương thực.
 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là thành
phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ tình hình sản xuất, tiêu dùng tại địa
phương, chỉ đạo sản xuất, dự trữ, lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt,
trước hết là các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, ; tăng
cường quản lý giá, bình ổn giá trên địa bàn.
 Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đẩy mạnh
cổ phần hoá, tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, đổi mới quản trị
doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm giá sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ ở mức hợp lý; tập trung vốn cho ngành nghề sản xuất kinh
doanh chính.
 Các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai quyết
liệt, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về tiết kiệm,
chống lãng phí; xây dựng và thực hiện chương trình tiết kiệm điện, phấn đấu tiết
kiệm sử dụng điện 10% theo: Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; đồng
thời, áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp để khuyến khích, khuyến cáo

các doanh nghiệp, nhân dân sử dụng tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu), sử
dụng các công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm điện.
2.4.4. Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo:
 Tiếp tục thực hiện lộ trình điều hành giá xăng dầu, điện theo cơ chế thị
trường.
 Bộ Tài chính chủ động điều hành linh hoạt giá xăng dầu theo đúng quy
định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ
về kinh doanh xăng dầu, bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát giá xăng dầu
thế giới.
 Trong năm 2011 thực hiện điều chỉnh một bước giá điện; Bộ Công Thương
hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý I năm 2011 cơ chế
điều hành giá điện theo cơ chế thị trường.
 Nhà nước có chính sách hỗ trợ hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện.
Trang 15
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
2.4.5. Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội:
 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan,
địa phương:
 Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội theo các chương trình, dự
án, kế hoạch đã được phê duyệt; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm an
sinh xã hội theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
 Tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là tại các xã,
thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu
lao động; cho vay học sinh, sinh viên,
 Chỉ đạo các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng
đối tượng các quy định hỗ trợ đối tượng chính sách, người có công, người có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già yếu cô đơn, không nơi nương tựa, ),
 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan,

địa phương bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo chuẩn
nghèo mới.
 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính, Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo việc triển khai
thực hiện quy định về hỗ trợ hộ nghèo khi giá điện được điều chỉnh.
2.4.6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền:
 Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung
ương, các cơ quan chủ quản thông tin, truyền thông, báo chí:
 Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí bám sát các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và nội dung của Nghị quyết này
thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, nhất là các nội dung thuộc lĩnh vực tài
chính, tiền tệ, giá cả, các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ hộ nghèo
trực tiếp chịu tác động của việc thực hiện điều chỉnh giá điện để nhân dân hiểu,
đồng thuận.
 Xử lý nghiêm, kịp thời theo thẩm quyền các hành vi đưa tin sai sự thật,
không đúng định hướng của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện chủ trương
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
 Các Bộ, cơ quan, ban ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và chủ động cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch cho báo chí, nhất là những vấn đề mà
dư luận quan tâm.
Trang 16
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
KẾT LUẬN
Với những chính sách ban hành cho thấy sự quyết tâm của Nhà nước và
Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định
an ninh xã hội. Với những chính sách ban hành bước đầu đã có những tác
động rõ rệt đến kinh tế chung cả nước 3 tháng đầu năm. Tuy nhiên nếu đánh giá

của các chủ trương chính sách trên có hiệu quả thật sực hay không là còn quá
sớm.
Điều đầu tiên cần làm hiện nay là giảm phát và hạ nhiệt lãi suất tín dụng
đang quá cao nên biện pháp mà ngành tài chính tiền tệ cần làm, vẫn là thắt chặt
chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó trong việc thực hiện các chủ trương chính sách
cần việc giám sát chặt chẽ của các cơ quan bộ ngành tránh tình trạng lợi dụng
chuộc lợi làm giảm hiệu quả hoạt động.
Với những tác động xấu sau thảm họa thiên tai Nhật Bản – nền kinh tế lớn
thứ 3 thế giới chắc chắn khiến việc phục hồi kinh tế thế giới sẽ chậm lại đồng
thời chiến sự liên tục nổ ra ở Ấn Độ, Libya cũng làm các nhà kinh tế lo ngại về
việc một đợt suy thoái mới sẽ xãy ra với kinh tế toàn cầu. Đúng là một năm với
những mở đầu không thuận lợi.
The end
Trang 17
Nhóm 03
KINH TẾ VĨ MÔ
GVHD: Nguyễn Thị Ngân
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ giáo dục và đào tạo – Kinh tế học vĩ mô – Nhà xuất bản giáo dục
2.
3.
4.
5. www.gso.gov.vn
6. www.chinhphu.vn
7. www.google.com.vn
Trang 18

×