Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.08 KB, 3 trang )

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Tùy theo trường hợp, bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sẽ được chỉ định
điều trị bằng một trong các phương pháp điều trị sau : phẫu thuật, điều
trị nội tiết hoặc xạ trị.

Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh của ung thư Tuyến tiền liệt (TTL) phụ thuộc chủ
yếu vào giai đoạn phát hiện bệnh. Với những trường hợp ung thư còn ở
giai đoạn khu trú, khoảng 70-85% bệnh nhân sống đến 10 năm sau khi
khi được điều trị triệt để.
Các trường hợp ung thư xâm lấn ngoài vỏ bao vi thể, tỷ lệ sống sau 5
năm là 85%, sau 10 năm là 75%. Trong khi đó, với những trường hợp
ung thư xâm lấn bao tuyến lan rộng, tỷ lệ sống sau 5 năm là 70%, sau
10 năm là 40%. Do đó, chẩn đoán bệnh sớm sẽ cải thiện tiên lượng sống
của bệnh nhân.
Tùy theo trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng một trong
các phương pháp điều trị sau : phẫu thuật, điều trị nội tiết hoặc xạ trị
Phẫu thuật: phẫu thuật cắt bỏ tất cả toàn bộ Tiền liệt tuyến tận gốc và
nạo hạch chậu để lấy bướu khỏi cơ thể, áp dụng trong những trường hợp
bệnh nhân đến sớm và bệnh nhân còn đủ sức chịu đựng cuộc mổ. Hiện
nay, ở TP.HCM bệnh nhân có thể lựa chọn một trong hai phương pháp
mổ: mổ hở ( tức là cắt bỏ bướu thông qua một đường rạch da trên bụng)
hoặc là mổ qua nội soi ổ bụng. Phương pháp mổ qua nội soi ổ bụng hiện
đại hơn, bệnh nhân không phải bị rạch da, không có vết mổ dài, ít biến
chứng hơn nhưng tốn kém hơn vì phải thực hiện ở các trung tâm y tế lớn
và do các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thực hiện.
Phương pháp cắt bỏ TLT tận gốc có thể gây ra một số biến chứng như
rối loạn cương (liệt dương), tiểu không kiểm soát, hẹp cổ bàng quang và
rò nước tiểu. Phẫu thuật nạo hạch chậu thì có thể để lại những biến
chứng như tụ dịch bạch huyết, thuyên tắc tĩnh mạch sâu hay thuyên tắc
phổi.
Xạ trị: phương pháp này được dùng để điều trị ung thư TLT khi bướu


còn tại chỗ, chưa di căn hạch hoặc chưa di căn xa. Có thể dùng xạ trị cho
bệnh nhân ở mọi độ tuổi, cho những trường hợp có chống chỉ định phẫu
thuật vì lý do bệnh lý hoặc cho những bệnh nhân không muốn phẫu
thuật. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các
dạng điều trị xạ trị khác nhau. Ngoài ra, xạ trị cũng có thể dung để hỗ trợ
sau phẫu thuật.
Điều trị nội tiết: Là phương pháp dùng thuốc chống lại sự hoạt động của
chất Androgen(nội tiết tố nam) và sự tăng sinh của TLT, bao gồm nội
tiết tố và những chất không phải nội tiết tố. Các dạng điều trị nội tiết tố
bao gồm :Cắt tinh hoàn, dùng chất kháng nội tiết tố nam, chất ức chế
tổng hợp nội tiết nam. Phương pháp điều trị nội tiết được xem là tiêu
chuẩn vàng cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển. Khi điều trị
nội tiết liên tục, các tác dụng phụ của liệu pháp sẽ cùng tăng theo nếu
kéo dài thời gian điều trị.
Điều trị hóa chất: Điều trị hóa chất trong ung thư TLT không phải là
biện pháp bước đầu được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn vì loại ung
thư này thường rất nhạy với nội tiết tố. Tuy nhiên vì tính chất không
đồng nhất trong khối u nên độ nhạy của ung thư ở từng cá thể là rất khác
nhau và luôn dẫn đến tình trạng kháng nội tiết nhưng đều có thể xử trí
chung là phải tiếp tục điều trị với hóa chất. Mục đích của điều trị hóa
chất trong ung thư TLT kháng nội tiết là kéo dài thời gian sống của
bệnh nhân, trì hoãn diễn tiến bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống
(làm giảm đau nhức do ung thư di căn gây ra) .
Các phương pháp điều trị khác: Gần đây, người ta cũng có đề xuất
một số phương pháp khác như đông băng (cryosurgery), đốt cao tần
(HIFU), nhưng tất cả đều đang ở trong giai đoạn thí nghiệm, chưa có
bằng chứng khoa học chính xác. Hiệu quả của các phương pháp này chỉ
là giảm kích thước khối u một cách tạm bợ chứ không điều trị ngay vào
tính chất ung thư cua bướu. Các phương pháp này hiện đang chờ đợi kết
luận chính xác từ các nước phát triển trên những bệnh nhân tình nguyện

Tóm lại: hiện nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây
ra ung thư tiền liệt tuyến nên việc khám và phát hiện sớm bệnh rất quan
trọng. Nếu phát hiện được bệnh sớm, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 90%. Nếu phát
hiện muộn thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn lại dưới 30%. Tuy nhiên, do
những biểu hiện đầu tiên của bệnh chỉ là những rối loạn tiểu tiện nhẹ Do
vậy, nam giới từ 40 tuổi nên làm xét nghiệm PSA tầm soát ung thư
tuyến tiền liệt định kỳ hàng năm và nếu có những biểu hiện rồi loạn đi
tiểu thì nên đi khám ngay ở các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn
đoán

×