Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nguyên nhân và cơ chế gây nên bệnh viêm tiết niệu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.52 KB, 4 trang )

Nguyên nhân và cơ chế gây nên bệnh viêm
tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ. Cần
khám toàn diện, chụp bụng không chuẩn bị, UIV, siêu âm thận, tiết niệu,
UPR … tùy từng trường hợp để phát hiện nguyên nhân thuận lợi.

1. Nguyên nhân gây bệnh
a. Nguyên nhân do vi khuẩn:
- Vi khuẩn gram (-) chiếm khoảng > 90%, thường gặp là:
. E. Coli: 60-70%
. Klebsiella: 20% (15-20%)
. Proteus mirabilis: 15% (10-15%)
. Enterobacter: 5-10%
. Và một số vi khuẩn gram (-) khác.
- Vi khuẩn gram (+) chỉ chiếm khoảng < 10%
. Enterococcus: 2%
. Staphylococcus: 1%
. Các vi khuẩn khác: 3-4%.
b. Nguyên nhân thuận lợi:
Là các nguyên nhân gây tắc nghẽn trên đường bài xuất nước tiểu, gây ứ
trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng và khi đã có nhiễm
trùng thì duy trì nhiễm trùng. Vì vậy, một khi nhiễm khuẩn tiết niệu
hoặc viêm thận bể thận xảy ra trên một bệnh nhân có tắc nghẽn dòng
nước tiểu, thường là dai dẳng và nặng.
Các nguyên nhân thường gặp là:
- Sỏi thận tiết niệu.
- U thận tiết niệu.
- U bên ngoài đè ép vào niệu quản.
- U tiền liệt tuyến hoặc phì đại lành tính tiền liệt tuyến.
- Dị dạng thận, niệu quản …
Các nguyên nhân khác:


- Thận đa nang.
- Thai nghén.
- Đái tháo đường.
Cần khám toàn diện, chụp bụng không chuẩn bị, UIV, siêu âm thận, tiết
niệu, UPR … tùy từng trường hợp để phát hiện nguyên nhân thuận lợi.
2. Cơ chế sinh bệnh
a. Đường vào của vi khuẩn:
- Chủ yếu qua đường ngược dòng: có thể là nhiễm khuẩn ngẫu nhiên. Ở
nữ, tỷ lệ thường gặp hơn có thể do đường niệu đạo ngắn và đường kính
rộng hơn, lại ở gần lỗ âm đạo và hậu môn. Ở nam, tỷ lệ ít gặp hơn do
đường niệu đạo dài, hẹp hơn, ở xa lỗ hậu môn hơn. Chất tiết của tuyến
tiền liệt cũng có khả năng sát khuẩn.
- Vi khuẩn cũng có thể đến gây viêm đường tiết niệu qua đường máu và
đường bạch huyết nhưng hiếm hơn. Nếu vi khuẩn đi qua đường máu
thường gây nên nhiễm khuẩn nhu mô thận trước rồi vi khuẩn mới ra
nước tiểu gây viêm đường niệu.
b. Quá trình gây viêm đường niệu:
- Người ta nhận thấy rằng: khi thực nghiệm đưa một lượng vi khuẩn
đáng kể vào bàng quang của động vật thì vi khuẩn tự hết đi rất nhanh.
Quá trình đi tiểu đào thải nhanh vi khuẩn ra ngoài. Đồng thời tế bào biểu
mô của đường niệu có khả năng chống đỡ với vi khuẩn cao. Nhưng
ngược lại, nước tiểu lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Số
lượng của nhiều loại vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong vòng 45
phút, tuy nhiên rất khó gây nhiễm khuẩn tiết niệu nếu thành của đường
niệu không bị tổn thương.
- Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu nhiều ≥ 100.000 vi khuẩn/ml thì
có thể bám vào thành và gây tổn thương tế bào biểu mô đường niệu.
- Khi có sự tắc nghẽn đường niệu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho
nhiễm trùng.
- Khi uống quá ít nước, nước tiểu đọng lâu trong bàng quang cũng dễ tạo

điều kiện cho nhiễm trùng.
- Yếu tố miễn dịch: có giả thiết cho rằng có lẽ có sự giảm bài tiết các
kháng thể tại chỗ của đường niệu ở những bệnh nhân hay bị nhiễm
khuẩn tiết niệu mà không có những nguyên nhân thuận lợi khác

×