Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phương pháp lấy sỏi thận qua da pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.06 KB, 3 trang )

Phương pháp lấy sỏi thận qua
da
Sự phát triển và cải tiến các dụng cụ phá sỏi bằng điện thuỷ lực,
siêu âm, xung hơi và laser đã nhanh chóng làm cho việc lấy sỏi
qua da với những viên sỏi lớn trở nên dễ dàng hơn

Kỹ thuật này được ưa chuộng hơn mổ mở nhờ giảm được tỷ lệ
tai biến - biến chứng, ít đau đớn sau mổ và thời gian hồi phục
nhanh hơn.
1. Ap dụng cho những trường hợp sau
Tất cả các loại sỏi thận, nói chung đều có thể được lấy bằng
đường qua da. Tuy nhiên, tuỳ theo kích thước sỏi, kỹ năng của
phẫu thuật viên mà các phương pháp điều trị khác có thể được
ưa thích hơn. Chỉ định PCNL hiện tại bao gồm:
- Sỏi trong túi thừa đài thận.
- Sỏi thận kèm theo hẹp khúc nối niệu quản - bể thận cần phải
can thiệp phẫu thuật chỉnh sửa.
- Sỏi san hô, bán san hô, sỏi thận kích thước lớn ( > 2,5 cm ),
sỏi thận nhiều viên.
- Bệnh nhân sỏi thận đã tán sỏi ngoài cơ thể thất bại hoặc chống
chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể.
2. Trường hợp không được dùng

* Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh nhân có các rối loạn về đông
máu chưa được điều trị ổn định.
* Chống chỉ định tương đối:
- Bệnh nhân có nhiễm khuẩn niệu, lao niệu chưa ổn định.
- Bệnh nhân có thai.
- Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao: già yếu, nhiều bệnh kết
hợp.
* Những bệnh nhân có sỏi thận trên thận dị dạng ( thận móng


ngựa, thận dị dạng xoay, thận lạc chỗ ), dị dạng cột sống, hẹp
đài bể thận, khi chỉ định PCNL cần thận trọng.

3. Kết quả điều trị thu được
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp lấy sỏi qua da phụ
thuộc nhiều vào việc lựa chọn bênh nhân, kinh nghiệm của phẫu
thuật viên, trang thiết bị kỹ thuật. Tỷ lệ hết sỏi chung theo
nghiên cứu của nhiều tác giả dao động trong khoảng từ 90 -
96%, thời gian nằm viện dưới 4 ngày, và hầu hết các bệnh nhân
đều có thể vận động nhẹ nhàng được sau 24 giờ.
Ở Việt Nam, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ( 2003 ) báo cáo kết
quả lấy sỏi thận qua da tại Bệnh viện Bình dân trên 50 trường
hợp, kết quả tốt đạt 84%, thời gian nằm viện trung bình 6,36
ngày. Lê Sĩ Trung và cộng sự ( 2002) nghiên cứu kết quả phối
hợp điều trị sỏi niệu bằng PCNL và tán sỏi ngoài cơ thể cho kết
quả tốt với tỷ lệ hết sỏi đạt 90,24% trong khi tỷ lệ hết sỏi khi
điều trị bằng PCNL đơn thuần của chính tác giả chỉ đạt 51,22%.

4. Tai biến và biến chứng có thể gặp

Mặc dù PCNL là một phương pháp điều trị ít sang chấn hơn mổ
hở nhưng những tai biến - biến chứng vẫn có thể xảy ra trong
quá trình chọc, nong tạo đường vào đài bể thận, tán và lấy sỏi.

Xuyên thủng đài bể thận có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào
trong suốt quá trình phẫu thuật. Tỷ lệ biến chứng chảy máu theo
nghiên cứu của F. Esenberger (1991) là: cần phải truyền máu
chiếm 10%; 2% phải cắt thận và 1% cần phải can thiệp làm tắc
mạch [6].


Nhiễm khuẩn niệu và nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra. Tràn khí
hoặc tràn dịch màng phổi thường gặp trong các trường hợp cần
tạo đường vào đài bể thận từ phía trên bờ sườn với tỷ lệ khoảng
2%.

Mặc dù đã có sự hỗ trợ rất hiệu quả của các phương tiện chẩn
đoán hình ảnh, tổn thương các cơ quan lân cận vẫn có thể xảy ra.
Tổn thương thủng đại tràng gặp khoảng 0,2% các trường hợp

×